Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Kiểm soát nội bộ công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

<small>DƯƠNG TRỌNG KHANG</small>

KIÊM SỐT NỘI BỘ CƠNG TY THEO QUY ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG TRỌNG KHANG

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Nguyên Khánh

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các</small>

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ cơng trình nao

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét dé tơi có thé bảo vệ Luận văn.

<small>Tơi xin chân thành cảm ơn!</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN

<small>Dương Trọng Khang</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của bản thân tơi sau một q trình học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và người thân. Đề có được

thành quả ngày hơm nay, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành thời gian, công

sức hướng dan tôi trong suốt q trình nghiên cứu dé hồn thành luận văn này. Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến Trường Dai học Luật — Đại học Quốc

gia Hà Nội, cùng tồn thể các thầy, cơ giáo cua Trường Dai học Luật — Dai

học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý

<small>báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.</small>

Tuy đã cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót,

hạn chế. Tơi kính mong q thầy, cơ và những người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ dé dé tài được hồn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin

<small>chân thành cảm ơn./.</small>

HỌC VIÊN

<small>Dương Trọng Khang</small>

<small>ii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>MỤC LỤCTrang phụ bìa</small>

LOT CAM DOAN... .cccececssssssssssseecessneeessnnecessnsecessnseeesnnseeesnneeessnneessnneeessnneseee i

LOT CAM ƠN... 2-5 CS E1 11 12112112112112111111011211 2111111011011 11 11 ga ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CAC CHU VIET TÁT... vi

DANH MỤC BANG, BIEU DO ... 2-5255 2E E22 2212112212121 cEErkee vii MO 100 ... | CHUONG 1. TONG QUAN VE KIEM SOÁT NỘI BỘ... 7

TRONG CONG TTY... 5s: 22v tri 7

1.1. Sơ lược lịch sử về kiểm sốt nội trong cơng ty...--- 5+ 5+2 7

1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ...--...---ccccccvcttrrrkrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrkee 9

1.3. Sự cần thiết của hoạt động kiểm soát nội bộ trong cơng ty... 12

1.4. Vai trị của hoạt động kiểm sốt nội bộ trong công ty...--- 16

1.5. Các yếu tố cơ bản của kiểm sốt nội bộ trong cơng ty...--- 19 1.6. Các nguyên tắc pháp lý trong việc xác lập và vận hành hoạt động

kiểm sốt nội bộ trong cơng ty...--- + + + s+E++EE2E£+E£EEeEEeErrrrerkees 21 1.6.1. Nguyên tắc tự do ý Chi ceceececccccccscsscssessescsessessessesecsessessesscsesssesseseeaee 22

1.6.2. Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của Nhà nước...--- 5+: 22 1.6.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu ...---5-5+: 23

1.6.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm sốt nội

<small>0...1... 23</small>

1.6.5. Ngun tac đảm bảo cơng khai minh bạch ...-- 2-5 52552552: 25

Tiểu kết Chương Ì...- - 2-52 2 +E£SE£EESEEEEEEEEEEEEEEE121121521117111 1.1 xe. 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT

NAM VỀ KIEM SOÁT NỘI BO CƠNG TY VÀ THUC TIEN

HOAT ĐỘNG KIEM SỐT NOI BỘ TRONG CÔNG TY

<small>TIEN NAY...-25- 25c 2S 2122 2212 2122112112211211211 2111.1111 ee 27</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về kiểm soát

<small>nội bộ trong CÔN Yy... ...- --- s1 1H nh HH nưy 27</small>

2.1.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ công khai thông tin trong công ty... 27 2.1.2. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong

cơng ty nhằm kiểm sốt các giao dich có nguy cơ tư lợi...-- 30

2.1.3. Quy định pháp luật về cơ chế thông qua và giám sát thực hiện các

quyết định của chủ thé có chức năng quản lý trong công ty... 45 2.1.4. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các thành

<small>VIÊN CLONE CÔN CY ... -.- Ăn TT TH HH nh nh nh 48</small>

2.2. Thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty hiện nay... 51 2.2.1. Về nghĩa vụ công khai thông tin trong công ty...--- 2 s5 s52 51

2.2.2. Về quyền va nghĩa vụ của các thành viên trong cơng ty nhằm kiêm

<small>sốt các giao dịch có nguy COU ÏỢI...- --c + s + + +ssseereeeeseeeees 54</small>

2.2.3. Về cơ chế thông qua và giám sát thực hiện các quyết định của chủ

thé có chức năng quản lý trong cơng ty ...---2 2 s+cs+zs+zxzcxzes 58 2.2.4. Về giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các thành viên trong công ty ... 60

2.3. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động

kiểm soát nội bộ trong công ty hiện nay... --2- 2 s2 + +xe£x+zzrs 62 2.3.1. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật kiểm sốt nội bộ trong

<small>cơng ty WISN MAY ... .- G1 11191 HH try 62</small>

2.3.2. Đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm sốt nội bộ trong cơng ty hiện nay.... 64

Tiểu kết Chương 2...--- 2 s52 2EE2E12E12E1271717112112112112111111.1. 1.1 xe. 67 CHUONG 3. CAC GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VE

KIEM SOAT NOI BO TRONG CONG TY VA NANG CAO

HIEU QUA THUC THI PHAP LUẬTT...--2- 2 s2 s25: 68

<small>3.1. Yêu câu đôi với việc hồn thiện pháp luật vê kiêm sốt nội bộ trong</small>

<small>iv</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt nội bộ trong cơng ty ... 72 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát nội bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT

STT | Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 BKS Ban kiểm soát

2 CTCP | Công ty cô phần

3 | DHDCD | Đại hội đồng cô đông

4 HDQT | Hội đồng quản trị

5 HDTV | Hội đồng thành viên

6 OECD _ | Tổ chức Hop tác và Phát triển kinh tế

<small>7 TNHH | Trách nhiệm hữu han</small>

8 UBKT | Ủy ban kiểm toán

<small>VI</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 2.1. Thông tin công bố liên quan đến HĐQT tai 10 doanh nghiệp Nha

<small>0:90:02 ----::1L ... 52</small>

Biểu đồ 2.1. Thù lao hàng năm của thành viên độc lập HĐQT [17, tr.49]... 58

<small>vil</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công ty với tư cách là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập (a

separate legal entity), tự bản thân nó khơng thể hành động cho chính mình mà chỉ có thé hành động thông qua con người cụ thé - những người quan lý cơng ty [20]. Về ngun tắc, trong q trình quản lý và điều hành công ty, người quản lý công ty phải thực hiện hàng loạt các giao dịch để đảm bảo mang về lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, trên thực tế người quản lý doanh nghiệp có

thé thực hiện các giao dịch, quyết định có khả năng dem lại nguy cơ xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Những giao dịch, quyết định loại này nếu khơng được kiểm sốt sẽ gây phương hại đến lợi ích của chủ sở hữu nói riêng,

các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng đến sự lành mạnh của mơi trường đầu tư.

Với mục đích được tạo ra nhằm kiểm soát các hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của các chủ thể quản lý trong công ty để hạn chế các giao dịch tư lợi, gây thiệt hại đến cho chủ sở hữu và cho nhà đầu tư, tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận thì hoạt động kiểm sốt nội bộ công ty luôn là vẫn đề

thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, học giả và các doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ được xác định là yếu tố có vai trị quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự ơn định của xã hội nói chung.

Nhìn chung, kiểm soát nội bộ hướng tới các mục tiêu nhằm bảo đảm độ tin

cậy của các thông tin được cung cấp, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp

<small>lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ tài sản của doanh</small>

nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ thê xã hội khác trong công ty.

Trong những năm gần đây, những vụ việc phát sinh (vụ án của FLC Faros, Ngân hàng Đại dương, Tân Hồng Minh, Cơng ty ASA làm giả hồ sơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tài liệu tăng khống giá cô phiéu,...) cho thấy kiểm sốt nội bộ doanh nghiệp

cịn một số bất cập, cơ chế quản lý và vận hành chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả

hoạt động kiểm soát nội bộ chưa thực sự tốt và đảm bảo được vai trò và mục tiêu của hoạt động kiểm soát nội bộ. Vấn đề đặt ra và cần được giải đáp một

cách thấu đáo cả trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp lý dé từ đó có thé có những giải pháp pháp lý nhằm điều chỉnh bé sung các quy định của pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động kiểm sốt nội bộ hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được vai trị, mục tiêu của kiểm sốt nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên

cứu một cách có hệ thống và trọng tâm các vấn đề về kiểm sốt nội bộ trong cơng ty được đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu

cơng ty nói chung và những thành phan bị ảnh hưởng bởi những giao dịch bat

chính, tư lợi nói riêng. Việc hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng

ty sẽ góp phần tạo nên một mơi trường kinh doanh lành mạnh, từ đó nâng cao

khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Từ nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ công ty theo

<small>quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay”.</small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Kiểm sốt nội bộ từ lâu đã trở thành một trong những đề tài nóng khơng

<small>chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các học giả ma còn thu hút</small>

sự quan tâm rất lớn từ phía các doanh nghiệp. Do đó, những năm vừa qua có

rất nhiều cơng trình nghiên cứu xoay quanh những vấn đề liên quan đến hoạt

động kiểm soát nội bộ.

Điền hình như: sách chuyên khảo về “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam” của Lê Vũ Nam (chủ biên), Lê Diễm Châu và Lưu Minh Sang, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ

Chí Minh xuất bản năm 2018; sách “Luật Doanh nghiệp, Bảo vệ cổ động

-Pháp luật và thực tiễn” của Bùi Xuân Hải, do NXB Chính trị Quốc gia xuất

<small>bản năm 2011,...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu khác có nội dung liên quan</small>

đến kiểm sốt nội bộ doanh nghiệp như: Trần Trí Trung (2015), Cơ chế giải

quyết tranh chấp giữa các thành viên, giữa thành viên với công ty trong loại hình cơng ty đối vốn ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghề luật, số 2 — 2015;

Châu Quốc An (2022), Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phan đại chúng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Luật, TP.HCM; Trần Đài Trang, (2019), Kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 từ thực tiễn tại thành

phá Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Ngơ Đình Lập, Chế định Ban kiểm sốt của cơng ty cổ phân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố

Hồ Chí Minh; Đinh Thị Bích Xn, (2019), Hoạt động kiểm sốt nội bộ tại

<small>các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản trị</small>

Kinh doanh, Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội; Nguyễn Nữ Huyền (2016), Quản tri cơng ty cổ phan theo mơ hình có Ban kiểm sốt theo Luật

<small>Doanh nghiệp 2014, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội,</small>

Viện Han lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Nguyễn Lan Hương (2011), “ vẻ

hoạt động giám sát của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phan”, Tạp chi Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 27, 246-251; Đỗ Huy Thưởng (2020),

“Ảnh hưởng của các nhân to kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp may mặc, nơng nghiệp và hóa chất niêm yết trên thị trường

chứng khốn Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh té

<small>và Kinh doanh 36, 49-61.,...</small>

Nhìn chung, các vấn đề được các tác giả nêu ra tại các cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề kiểm soát nội bộ trong công ty. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên mới đề cập đến kiểm soát nội bộ ở một vài

khía cạnh nhất định, chưa có sự đánh giá cụ thé, mang tinh hé thống, toàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

diện đối với các chế định, quy định pháp luật liên quan đến cơ chế kiểm soát

trong nội bộ công ty. Trong luận văn này, tác giả sẽ tiếp cận một cách có hệ

thống, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm soát nội

<small>bộ công ty theo pháp luật Việt Nam hiện nay.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm sốt nội bộ cơng ty theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện

nay, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của

<small>pháp luật trong lĩnh vực này.</small>

Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé thực hiện được mục đích như trên, tác giả

<small>xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:</small>

- Làm rõ cơ sở lý luận và lịch sử của hoạt động kiểm sốt nội bộ trong cơng ty bao gồm: khái niệm, sự hình thành và phát triển, vai trị và sự cần thiết;

- Nêu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn hoạt động

kiểm soát nội bộ trong công ty hiện nay

- Đề xuất phương án giải quyết những bất cập về quy định và nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đến đối tượng là những vấn đề pháp lý

liên quan hoạt động kiêm soát nội bộ công ty theo quy định của pháp luật Việt

<small>Nam hiện nay.</small>

Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung phân tích các vấn đề trọng yếu liên quan đến kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và một số Luật khác có liên quan đối với hai loại hình cơng ty CTCP và Công ty TNHH (một thành viên và nhiều thành viên). Bởi vì đây

<small>là hai loại hình mà vân đê sở hữu và vân đê quản lý có sự tách bạch, đặt ra</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

yêu cầu cần phải có cơ chế kiểm sốt nội bộ hiệu quả dé bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu và các nhà đầu tư khi không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình

<small>trong cơng ty.</small>

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm tiến bộ của nhân loại về khoa học các ngành luật

liên quan đến doanh nghiệp.

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau

<small>như: phương pháp quy nạp, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch</small>

sử gắn liền với phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng

hợp, thống kê; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tư duy logic để phân tích,

<small>chứng minh...</small>

<small>6. Những đóng góp mới của luận văn</small>

Tác giả lựa chọn đề tài Kiểm sốt nội bộ cơng ty theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm mục đích đánh giá các quy định về tổ chức va hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

gan với thực tế hoạt động của một số tô chức kiểm sốt nội bộ. Trên cơ sở đó

đánh giá một cách toàn diện về khả năng đáp ứng thực tiễn cũng như việc bảo

đảm các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ trong bối cảnh đề cao quyền tự chủ, tự quyết của chủ sở hữu công ty và việc bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của

chủ sở hữu công ty gắn với việc bảo đảm sự cân bằng hợp lý trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành tô xã hội khác tham gia vào hoạt

<small>động của cơng ty.</small>

7. Kết cầu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình

<small>bày trong ba chương:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chương 1: Tổng quan về kiểm sốt nội bộ cơng ty

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sốt nội bộ cơng ty và thực tiễn hoạt động kiểm sốt nội bộ cơng ty hiện nay

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt nội bộ trong

<small>cơng ty va nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

CHƯƠNG 1. TONG QUAN VE KIEM SOÁT NỘI BỘ

TRONG CONG TY

1.1. Sơ lược lịch sử về kiểm sốt nội trong cơng ty

Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp, do nhu cầu mở rộng và phát triển, các cơng ty cần có vốn và từ đó nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về sử dụng vốn trở nên cấp thiết. Hình thức ban đầu của kiểm sốt nội bộ là kiểm toán tiền và thuật ngữ kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này [28, tr.5]. Đến năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ

được đề cập chính thức trong một cơng bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Ky, theo đó kiểm sốt nội bộ được định nghĩa là một cơng cụ dé bao vệ tiền và

các tài sản khác đồng thời thúc day nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của công ty. Năm 1936, trong một báo cáo được cơng bó, Hiệp hội Kế tốn

<small>viên cơng chứng Hoa Ky (AICPA — American Institute of Certified Public</small>

Accountants) đã định nghĩa kiểm soát nội bộ “... /à các biện pháp va cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tô chức dé bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của số sách”.

Năm 1977, sau vụ bê bối chính trị Watergate, Qc hội Hoa Ky đã thơng qua

Luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài. Luật này nhấn mạnh việc kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp [13, tr.7]. Đây là lần

đầu tiên khái niệm kiểm soát nội bộ được đề cập trong một văn bản pháp luật.

Năm 1985, Ủy ban COSO (The Committee of Sponsoring Organization) là một ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính được thành lập với nhiệm vụ xác định các yếu tố có thé dé bị gian lận trên báo cáo tài chính, phân tích tìm ra ngun nhân nham đưa ra giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng của các gian lận đó đến thơng tin kế tốn

và thơng tin kinh tế trên báo cáo tài chính được cơng bố. Năm 1992, Ủy ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

COSO lần đầu tiên công bồ chính thức báo cáo, đây là tài liệu đầu tiên trên

thé giới nghiên cứu về kiểm soát nội bộ một cách day đủ, chi tiết và có hệ

thống. Nó cung cấp tầm nhìn và mang tính quản trị, khơng chỉ là một van dé liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho nhiều phương diện

khác [13, tr.8]. Đến năm 2013, dựa trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, Ủy ban

<small>COSO đã cập nhật và ban hành Báo cáo COSO 2013. Báo cáo COSO 2013 đã</small>

được cập nhật dé phù hop với môi trường kinh doanh lúc bấy giờ. Trong qua trình phát triển kinh tế, kiểm sốt nội bộ đã phát triển nhanh chóng dé đáp

ứng các yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị, tô chức.

Ở Việt Nam, sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm soát nội bộ gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động kiểm tốn. Theo đó, hoạt động liên quan đến kiểm

<small>sốt nội bộ cơng ty đã được quy định trong các luật như: Luật Công ty năm1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật</small>

Doanh nghiệp năm 2014, Luật Kế toán năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dan,... hay một số các quy chế kiểm toán như: Quy chế kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành vào tháng 1/1994, quy

chế kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành vào tháng 10/1994, Quy chế mẫu về tô chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tơ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam kém theo Quyết định số 03/1998/QD-NHNN do Thống đốc Ngân hang Nhà nước Việt

Nam ban hành ngày 03/01/1998; Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành bốn chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam và 26 chuẩn mực kiểm toán từ năm 2000 đến năm 2005. Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37

chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam theo quy định quốc tế.

Nhìn chung, ở Việt Nam, hoạt động kiểm soát nội bộ đã bắt đầu được

<small>Nhà nước quan tâm và đưa vào một sô văn bản quy phạm có liên quan, tuy</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nhiên chưa được coi trọng đúng mức và hệ thong ly luận vé hoat động kiểm sốt nội bộ cịn chưa được đầy đủ. Hoạt động kiểm soát nội bộ chủ yếu vẫn thường được xem như công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán độc lập thực hiện hoạt động kiểm toán và chưa được đánh giá, xem xét là cơng cụ quan trọng

hữu ích cho q trình quan lý các hoạt động của doanh nghiệp dé đạt được các mục tiêu mà công ty, doanh nghiệp dé ra [33, tr13].

1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một trong những thiết chế đảm bảo và hạn chế những sự cố xảy ra trong quá trình quản lý và kinh doanh. Dựa vào kiểm soát nội bộ, chủ doanh nghiệp có thể nhìn nhận được những thiếu sót trong hệ

thống từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm sốt nội bộ được

hình thành dé giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mà chủ sở hữu đã đề ra, tuân thủ tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiêu những rủi ro xảy ra bất ngờ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như chủ

<small>sở hữu doanh nghiệp.</small>

Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau thì sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động kiểm sốt nội bộ.

Theo Hiệp hội Kế tốn viên Cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), kiểm soát nội bộ là những biện pháp, cách thức được chấp nhận thực hiện trong nội bộ

một tổ chức dé bảo vệ tiền, các tài sản khác và kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép số. Theo Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC) thì kiểm sốt nội

bộ là một hệ thống các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo độ tin cậy các thông tin, việc thực hiện các chế độ pháp luật và hiệu

<small>quả hoạt động [ 13, tr. 13].</small>

Theo Luật Kế toán năm 2015, khái niệm hoạt động kiểm soát nội bộ được quy định tại khoản 1 Điều 39: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ

<small>chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kê toản các cơ chê, chính sách, quy trình,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử ly kịp thời rui ro và đạt được yêu cầu dé ra”. Theo đó,

doanh nghiệp phải thiết lập kiểm soát nội bộ trong đơn vị dé đảm bảo:

<small>- Tài sản của đơn vị được đảm bảo an tồn, tránh sử dụng khơng hiệuquả, sai mục đích;</small>

- Các nghiệp vụ được thơng qua đúng thâm quyền và được ghi lại đầy đủ

<small>làm cơ sở cho công tác lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý.</small>

Tại Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài Chính

về Chuan mực Kiểm tốn Việt Nam có đưa ra khái niệm kiểm sốt nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt

<small>được mục tiêu của đơn vi trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính,</small>

đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có

<small>liên quan.</small>

Theo Báo cáo COSO 1992 và Báo cáo COSO 2013, kiểm sốt nội bộ là một q trình được chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vi, được thiết kế dé cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được

các mục tiêu: Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động; Mục tiêu VỀ Sự tin cậy của báo cáo tài chính; Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định

[13. tr.13]. Khái niệm về kiểm soát nội bộ được nêu trong Báo cáo COSO

1992 và Báo cáo COSO 2013 được chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi trên

thé giới tuy nhiên báo cáo này khơng mang tính bắt buộc mà chủ yếu mang

tính hướng dẫn. Do vậy, dựa trên các chỉ dẫn theo Báo cáo COSO 1992 và

Báo cáo COSO 2013, khi nhận thức về vấn đề “kiểm sốt nội bộ” cơng ty, có thê thấy rằng vấn đề này có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Mặt

khác, khi nhìn lại khái niệm về quản trị công ty theo quan điểm của OECD

[29, tr.12], ta nhận thấy rằng quản trị công ty không chỉ liên quan đến các van

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

dé quản lý điều hành hoạt động công ty mà cịn liên quan đến các van đề kiểm sốt cơng ty. Quản trị nội bộ công ty không chỉ hướng đến điều hành, quản lý

mà còn hướng đến hoạt động kiểm sốt nhằm giúp cơng ty vận hành có hiệu quả, thực hiện được các mục tiêu cốt yếu là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu

<small>cùng những người có liên quan.</small>

Với định hướng tiếp cận như trên, khái niệm kiểm sốt nội bộ cơng ty

trong đề tài này được tiếp cận như một khía cạnh của vấn đề quản trị cơng ty, xem xét kiểm sốt nội bộ trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Theo đó, khái

niệm kiêm sốt nội bộ có thé được hiểu là q trình kiểm tra, giám sát sự thiết lập, phân chia và thực hiện quyền lực nội bộ. Hoạt động kiểm sốt nội bộ được xây dựng và tơ chức thực hiện bởi thành viên, chủ sở hữu công ty nhằm đảm bảo cho các chủ thé được giao quyền thực hiện đúng, đủ và man cán quyền hạn và trách nhiệm của mình để đạt được những mục tiêu ban đầu đã

<small>đặt ra của thành viên, chủ sở hữu.</small>

Kiểm soát nội bộ công ty thực chất là hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của công ty được thực hiện một cách lành

mạnh, tuân thủ pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo vệ qun, lợi ích của chủ sở

hữu cơng ty và các lợi ích chính đáng của những chủ thé khác trong quan hệ

<small>VỚI cong ty.</small>

Đặc điểm tổ chức, nội dung hoạt động của kiểm sốt nội bộ trong cơng ty phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu quản tri và sự quan tâm của chủ sở hữu công ty. Bởi thế, hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động kiểm sốt nội bộ

<small>cơng ty khá đa dạng và phong phú.</small>

Về chủ thể kiểm sốt nội bộ trong cơng ty, trên cơ sở quy định của pháp

luật, chủ sở hữu công ty chủ động trong việc lựa chọn thành lập cơ quan, tổ

chức, bộ phận dé thực hiện hoạt động kiểm sốt nội bộ cơng ty.

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Về đối tượng của kiểm sốt nội bộ trong cơng ty, một cách khái quát, đối tượng kiểm soát nội bộ trong cơng ty là tồn bộ hoạt động điều hành, kinh doanh của công ty và các chủ thể được giao quyền điều hành, kinh doanh

<small>trong cơng ty.</small>

Về mơ hình kiểm sốt nội bộ trong cơng ty, là một phần quan trọng trong cơ chế quản trị cơng ty, mơ hình kiểm sốt nội bộ trong cơng ty cịn phụ thuộc vào mơ hình quản trị cơng ty. Trên thế giới hiện nay, tóm lại hai mơ hình quản trị cơng ty cơ bản: mơ hình quản trị hai lớp có Hội đồng kiểm sốt hay BKS (mơ hình kiểu Đức, Châu Âu lục địa) và mơ hình kiểm sốt đơn lớp hay

<small>mơ hình có thành viên HDQT độc lập có UBKT trực thuộc HDQT (mơ hình</small>

kiểu My, Anh, Canada,...).

Về cơng cụ kiểm sốt nội bộ trong cơng ty, với tư cách là một bộ phan

hoạt động gan liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty, cơng cụ kiểm sốt nội bộ cơng ty có thể được thiết lập bao gồm Điều lệ, những quy chế nội bộ của công ty; Quy định của pháp luật; Những khuyến nghị của các tổ chức nghề nghiệp trên thé giới (Các nguyên tắc quản trị của

<small>OECD; báo cáo COSO,...).</small>

1.3. Sự cần thiết của hoạt động kiểm sốt nội bộ trong cơng ty

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “Kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn

ngừa những sai phạm các quy định hoặc đặt trong phạm vi, quyền hành và trách nhiệm” [34, tr.842]. Kiểm soát ở đây bao ham cả việc kiểm tra, đưa ra

các khuyến nghị hướng dẫn mang tính phịng ngừa và tham mưu nhiều hơn là trừng phạt. Như vậy, kiểm soát nội bộ là thực hiện tất cả các biện pháp nhằm giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những quyết định, hành động trong hoạt động quản lý, điều hành và kinh doanh trong đó chứa đựng

nguy cơ tiềm ấn khả năng gây thiệt hại về tiền, tài sản hoặc quyền lợi cho chủ

<small>sở hữu và các nhà đâu tư từ chính những hành vi lạm quyên được trao của</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

người quản lý cơng ty trong q trình tham gia giao dịch nhằm chuyền dịch

<small>lợi ích của cơng ty sang lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Tuy nhiên, nhìn ở</small>

phạm vi hẹp, công cụ dùng đề thực hiện việc tốt việc kiểm sốt nội bộ được

đề cập đó chính là thơng qua các quy định nội bộ của công ty và của pháp luật

để chủ sở hữu công ty, các nhà đầu tư và các thành tốt xã hội có quyền lợi

<small>nghĩa vụ liên quan thực hiện giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử</small>

lý các sự có trong q trình quản lý và kinh doanh của cơng ty. Theo đó, sự cần thiết của kiểm sốt nội bộ trong công ty được đặt ra từ những yếu tổ sau:

Thứ nhất, xuất phát từ việc phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của việc

thực hiện các giao dịch có nguy cơ tư lợi, các quyết định mang nặng tính lợi

<small>ích nhóm trong cơng ty thơng qua các tác động của giao dịch sẽ làm ảnh</small>

hưởng, xâm phạm đến lợi ích của công ty, quyền, lợi ích của chủ sở hữu công ty, của nhà đầu tư và các chủ thể khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến công ty cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội. Do vậy, cần thiết phải đặt ra van đề kiểm sốt nội bộ dé có thé phòng ngừa, hạn chế cũng như giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro.

Thứ hai, đặt ra nhu cầu kiểm soát nội bộ nhằm chống lại sự lạm quyền

trong công ty. Song song với việc trao quyền lực cho chủ thể quản lý, điều hành, nếu khơng có cơ chế kiểm sốt quyền lực thì đó lại chính là nguyên

nhân dẫn đến lạm quyền. Một số học thuyết trong vấn đề quản trị công ty

cũng đã đề cập đến vấn đề này. Mỗi học thuyết đều có những lập luận hợp lý

dẫn đến sự lạm quyền của chủ thê đại diện. Học thuyết hành vi cho rằng tâm lý chung của con người ln hướng tới các lợi ích của cá nhân và xuất phát từ lý do đó mà hành vi của con người dé dang bị điều khiển theo khuynh hướng lệch đi so với những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Và học thuyết về đại diện đã

nêu, nếu cả hai bên trong mỗi quan hệ giữa cô đông va chủ thể quản lý công

<small>ty đêu mn tơi đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở đê tin răng người quản</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lý công ty sẽ không luôn luôn man cán hành động vì lợi ích tốt nhất cho người

chủ, tức các cổ đơng và cơng ty [36]. Ta có thé thấy, người được trao quyền quan lý, điều hành, đại diện công ty cũng là con người, cũng sẽ bị chi phối từ các yếu tố vật chất và tính cảm bên ngồi, việc vượt ra ngồi phạm vi khn

khổ cho phép là điều khó tránh khỏi. Việc kiểm sốt chống lạm dụng quyền lực trong công ty được thé hiện ở các biện pháp sau:

- Quy định về nghĩa vụ công khai thông tin trong nội bộ công ty nhất là

các cơng ty có tính đại chúng cao như công ty cô phần bao gồm nội dung

<small>công khai các lợi ích liên quan của người quản lý cơng ty và cơng khai các</small>

hợp đồng, giao dịch có nguy cơ tư lợi phải được sự chấp thuận của các chủ sở

hữu hoặc chủ thể được trao quyền kiểm soát nội bộ trong cơng ty.

- Hồn thiện các quy định về cơ chế thông qua và giám sát việc ra các

quyết định về quản lý điều hành và về thực hiện giao dịch có nguy cơ tư lợi

<small>trong cơng ty.</small>

- Quy định về quyền và trách nhiệm của các thành viên trong công ty va người quản lý, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của những chủ thê yếu thế trong công ty. Hiện nay, cơ cấu sở hữu vốn trong công ty cô phan thường là cơ cau

sở hữu tập trung. Cơ chế quản lý là tập quyền, quyền lực tập trung vào trong tay của một số ít người. Họ có thé vừa là cổ đơng có cổ phan chi phối vừa là người quản lý, điều hành, nam giữ các chức vụ quan trọng trong công ty. Do

vậy, những người này vừa chi phối quyền đưa ra quyết định, vừa điều hành và

quan lý công ty, vừa tập trung qun lực. Chính vì thế, việc lạm qun là rat dé xảy ra. Doi hỏi pháp luật phải đặt ra van đề kiểm soát các hoạt động quan lý điều hành và hoạt động kinh doanh nhằm chống lại sự lạm quyên này.

Thứ ba, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất trong việc kiểm soát các quyết định mang tính lợi ích nhóm và các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong

cơng ty. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, bên cạnh

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội như: đạo đức, thói quen, tập quán, dư

luận xã hội thì pháp luật được xem là cơng cụ hữu ích nhất dé thực hiện việc

này. Pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, pháp luật có tính bắt

buộc phải tuân thủ và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi

quản lý của Nhà nước. Trong việc kiểm soát các quyết định mang tính lợi ích

<small>nhóm và các giao dịch có nguy cơ tư lợi, pháp luật được xem như một công</small>

cụ kiểm sốt hữu ích, do đó, nếu những quy định pháp luật đủ chặt chẽ và đủ

sức ran đe, điều đó sẽ là cơ sở dé hạn chế việc tự ý mở rộng quyên lực cũng như giúp các chủ thể quản lý xác định chính xác quyền lực của mình. Bên

<small>cạnh đó, nhờ có các quy định của pháp luật mà các cơng ty trên cơ sở đó có</small>

thé tự mình xây dựng khung quan tri nội bộ, tao cho minh một cơ chế kiểm

soát nội bộ hiệu quả, chặt chẽ, nhưng vẫn đảm bảo trong khuôn khổ chung

<small>của pháp luật [14, tr. I8].</small>

Thứ tư, nhằm bảo vệ nhà đầu tư và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đáp ứng nhu cau hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền và tiếp thu những kinh nghiệm thế giới. Cơng dân có qun tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần trong khuôn khổ những ngành nghề mà pháp luật

không cam. Đây là cơ sở tiền dé quan trọng dé công ty tồn tại, hoạt động và

cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đối với người được trao quyền đại diện, không nên nhằm lẫn giữa quyền tự do kinh doanh và quyền tự do cá nhân.

Hơn nữa, các nhà đầu tư công chúng đa phan là cá nhân, chủ yếu có nguồn

vốn hạn hẹp, khi đầu tư thường dùng phan lớn số tiền mình có dé dau tư trong một khoảng thời gian ngắn với hy vọng kiếm được lợi nhuận và khơng có dự phòng rủi ro. Những nhà đầu tư ủy thác toàn bộ và đặt niềm tin vào sự quản lý, điều hành của cơng ty, do đó, phải có những quy định của pháp luật nhằm

bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ tránh khỏi sự lạm quyền của người đại diện để tư

<small>lợi cá nhân hay lợi ích nhóm. Thơng qua việc kiêm sốt nội bộ, các đơi tác,</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

các chủ thé kinh doanh trên thị trường sẽ công bằng trong việc cạnh tranh

tham gia ký kết, giao dịch, khơng cịn tình hng một cơng ty chỉ ký kết giao

dịch với những công ty được chỉ định. Một mặt, làm tăng tính cạnh tranh dẫn

đến tăng chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng vào thị trường, mặt khác, vừa

tạo ra và bảo vệ môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thé, đem lại hiệu quả hoạt động cao. Trong quá trình hội nhập với thế giới nhất là các nước tiên tiến, có nền kinh tế phát triển và thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật về kiểm sốt nội bộ, nhất định sẽ có những quy định lạc hậu, khơng cịn phù hợp, do đó, dé muốn thu hút được đầu tư và hợp

tác với các cơng ty nói trên, đặt ra nhu cầu phải tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng hệ thong pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quản trị doanh nghiệp bao hàm cả các quy định về kiểm sốt các hoạt động điều hành, giao

dịch có nguy cơ tư lợi, lợi ích nhóm sao cho phù hợp với thông lệ tốt của quốc tế, thể hiện sự tiên tiến, hoàn chỉnh trong từng bước lập pháp của đất nước.

1.4. Vai trị của hoạt động kiểm sốt nội bộ trong công ty

Hiện nay Việt Nam đang trong q trình hội nhập quốc tế và tồn cầu

hóa do đó mỗi doanh nghiệp đều có thể đễ dàng nhận thấy những cơ hội và thách thức lớn cho doanh nghiệp của mình, nhất là đối với các doanh nghiệp

<small>có quy mô vừa và nhỏ. Cùng với sự tăng trưởng ngảy cảng cao ở các doanh</small>

nghiệp là sự đa dạng hóa về các loại hình kinh doanh và sản xuất. Đặc biệt

hơn đó là q trình phát triển của việc vốn hóa thị trường. Điều này dẫn đến

việc các nhà đầu tư vốn tách rời khỏi vai trò quản lý của doanh nghiệp. Vai trị của hoạt kiểm sốt nội bộ thê hiện rõ nét nhất ở loại hình cơng ty cơ phần

bởi vì đây là loại hình cơng ty có số lượng thành viên khơng giới hạn và chỉ

một số ít cơ đơng của cơng ty nằm trong khối quản lý. Do đó van đề kiểm sốt

nội bộ sẽ là một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà đầu tư có thé an tâm rằng vốn của mình khi đã đầu tư vào cơng ty được sử dụng đúng mục đích và

có hiệu quả. Trong một cơng trình nghiên cứu về quan hệ đại diện (Agency

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Problems) cua ba tác gia: John Armour, Henry Hansmann va Reinier</small>

Kraakman cho rang có ba van dé xung đột chính liên quan phát sinh trong nội

<small>bộ cơng ty [41, tr.644]:</small>

Thứ nhất, xung đột giữa chủ sở hữu công ty và những người được ủy

quyền quản lý. Xung đột này xuất phát từ việc các chủ sở hữu cần được đảm

bảo răng mọi hành động của nhà quản lý đều hướng tới quyền lợi của công

ty chứ không phải theo đi lợi ích cá nhân của riêng họ. Mau chốt của

những khó khăn năm ở việc những người thay mặt chủ sở hữu quản lý cơng

ty thường có thơng tin tốt hơn về các sự kiện có liên quan, các cổ đông

không dễ dàng đảm bảo hành động của người quản lý là trung thực và mẫn

<small>cán như đã hứa.</small>

Thứ hai, xung đột giữa cổ đông đa số hay những cổ đơng trực tiếp nắm quyền kiểm sốt cơng ty và cổ đông thiểu số, những người không trực tiếp năm quyên kiểm soát. Vấn đề đặt ra là, làm thé nào dé đảm bảo rang các chủ sở hữu đa số khơng sử dụng quyền kiểm sốt của họ dé tước đoạt quyền lợi của cô đông thiêu số? Nếu cô đông thiêu số hưởng quyền phủ quyết liên quan

đến những quyết định cụ thể, nó có thê giải quyết mâu thuẫn liên quan?

Thứ ba, van dé liên quan đến xung đột giữa cơng ty ma trong đó đặc biệt

là chủ sở hữu với những chủ thể khác có liên quan (như chủ nợ, nhân viên,

khách hàng, v.v). Khó khăn trong xung đột này là làm thé nào dé đảm bảo rằng những người quản lý công ty không hành xử một cách day cơ hội đối với

bên thứ ba — chăng hạn như chiếm đoạt tài sản của chủ nợ, bóc lột sức lao động của nhân viên hoặc gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng, v.v [27, tr.15].

Hoạt động kiểm soát nội bộ là một trong những hoạt động cần thiết giúp

<small>công ty [23, tr.23]:</small>

- Tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và sản xuất: Kiểm sốt nội

bộ giúp chuẩn hóa các quy trình hoạt động của công ty, hạn chế và ngăn ngừa

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

những rủi ro không cần thiết hoặc những thiệt hại khơng đáng có từ đó giúp cơng ty giảm thời gian hao phí (bao gồm cả thời gian xử lý sự cố) và tăng

năng suất công việc.

- Đảm bảo tính liên tục, chính xác của số liệu tài chính, kế tốn, thống kê đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đầu tư.

- Quản trị nguồn lực của công ty tốt hơn: Đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được các mục tiêu đặt ra; ngăn

chặn gian lận, tham nhũng và việc lợi dụng sử dụng nguồn lực của công ty.

- Là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và ra quyết định: Nhờ việc được

cung cấp thơng tin kịp thời và chính xác về tất cả các mảng hoạt động của

doanh nghiệp cũng như việc kiểm sốt chỉ phí chặt chẽ hơn, việc đưa ra các

quyết định sẽ nhanh chóng và chính xác hơn, giúp việc thích ứng với các thay

đổi mơi trường kinh doanh tốt hơn, nhanh chóng và cũng như hiệu quả hơn.

- Gia tăng hiệu quả quản lý ở các cấp quản lý: Kiểm sốt nội bộ địi hỏi được thực hiện ở mọi hoạt động, mọi cấp quản lý đều hình thành các chốt chặn kiểm sốt để thực hiện việc kiểm tra, giám sát và cung cấp các thơng tin

<small>hữu ích giúp người quản lý thực hiện hoạt động hiệu quả hơn.</small>

- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cơ đơng và gây dựng lịng tin đối với họ (trường hợp Công ty cô phan).

- Về công tác tơ chức: Kiểm sốt nội bộ u cầu mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như các

quy định của pháp luật, yêu cầu mỗi cá nhân, thể hiện qua quan điểm, đạo đức và động lực mỗi cá nhân cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các nhân

<small>viên trong doanh nghiệp. Từ đó tạo nên văn hóa trong công ty cùng hướngtới một mục tiêu chung của công ty, hướng tới phong cách làm việc chuyên</small>

nghiệp, kỷ luật, hợp tác và chịu trách nhiệm. Nhu vậy, có thé nhận thấy

rằng, việc thiết kế và vận hành hoạt động kiểm sốt nội bộ thích hợp trong

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do doanh nghiệp

đặt ra là một nhu cầu tất yếu của mọi don vi trong quá trình phat triển và hội

nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, tham những và lợi ích nhóm đang là một trong những vấn đề nhức nhối không chi trong khu vực công mà cả trong khu vực tư. Tham nhũng và lợi ích nhóm làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra bat bình đăng và làm mất lịng tin của nhà đầu tư trong và ngồi nước. Do đó, để có

thé thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước thì điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp phải có đó là một hệ thống kiểm sốt nội bộ đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả. Đề đáp ứng được điều đó, pháp luật của Việt Nam

hiện nay về phịng chống tham nhũng hay kiểm sốt trong cơng ty phải được hồn thiện theo hướng tiếp cận đa chiều và mềm dẻo giúp tạo cơ chế cho hoạt động kiểm sốt nội bộ, phịng chống tham nhũng tại doanh nghiệp được thực

<small>hiện một cách chủ động, tích cực và tự chịu trách nhiệm.</small>

1.5. Các yếu tố cơ bản của kiểm sốt nội bộ trong cơng ty

Tùy vào cơ cấu, tổ chức quản lý của công ty mà cơ chế kiểm soát nội bộ

được vận hành khác nhau. Nhìn chung, kiểm sốt nội bộ bao gồm các yếu tố cơ bản như mơi trường kiểm sốt, quy trình đánh giá rủi ro và yếu tố giám sát, thâm định.

Thứ nhất, mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt là những quan điểm, nhận thức, sự quan tâm của

chủ sở hữu cơng ty với kiểm sốt nội bộ. Mơi trường kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Mơi trường kiểm sốt bao gồm tồn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến q trình vận hành và xử lý dữ liệu của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, trong đó nhân

tố chủ yếu và quan trọng là nhận thực về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều

<small>hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp.</small>

<small>Về cơ bản, mơi trường kiêm sốt bao gơm các u tô sau:</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Về đặc thù quản lý

Tùy thuộc vào từng loại hình cơng ty thì sẽ có các đặc thù về quản lý

cơng ty khác nhau. Đặc thù quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động công ty của các chủ thể quản lý. Những quan điểm đó sẽ

ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ, chính sách, quy định và cách thức tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong doanh nghiệp. Bởi vì, các chủ thể quản lý này, đặc

biệt là quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục

kiểm sốt sẽ áp dụng trong công ty. - Về cơ cau tổ chức

Có thé nói, dé tạo ra mơi trường kiểm sốt nội bộ tốt thì cơ cầu tổ chức

cơng ty phải được xây dựng một cách hợp lý, góp phần ngăn ngừa hành vi gian lận và vụ lợi trong công ty. Cơng ty có cơ cấu tơ chức hợp lý thì sẽ bảo đảm được một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành,

triển khai các quyết định cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết

định đó trong nội bộ cơng ty. Để có một cơ cấu tơ chức hiệu quả, các chủ thể

quan lý phải đảm bao sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, có thé thực hiện việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện cơng việc, thiết lập quy trình thực hiện và cơ chế kiểm tra, giám sát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo và tách bạch các chức năng.

- Về chính sách nhân sự

Có thé nói, chính sách nhân sự là một trong những yếu tơ cơ ban góp

phần hiệu quả cho hoạt động kiểm soát nội bộ. Nhân sự là một trong số những

yếu tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ cũng như chủ thé trực tiếp thực hiện kiểm soát trong hoạt động của công ty. Sự phát triển của mọi doanh nghiệp luôn gan liền với đội ngũ nhân viên. Khi nhân viên có năng lực, trung thực và sự man cán trong cơng việc thi q trình kiểm sốt có thé khơng cần thực hiện

<small>mà vân đảm bảo được mục tiêu đê ra. Bên cạnh đó, mặc dù có xây dựng và</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhưng với đội

ngũ nhân viên có năng lực kém, vu lợi và thiếu trung thực về phẩm chất đạo

đức thì hoạt động kiểm sốt nội bộ khơng thể phát huy hiệu quả.

<small>Thứ hai quy trình đánh giá rủi ro</small>

Mỗi doanh nghiệp với bất kỳ quy mơ, loại hình nào trong q trình hoạt động cũng có thé bị tác động bởi các rủi ro. Muốn quan lý có hiệu quả thì kiếm

sốt nội bộ cần xác định được các rủi ro từ đó tìm hướng khắc phục cho phù

hợp. Đánh giá rủi ro là việc phân tích các rủi ro tác động đến mục tiêu, đánh giá

<small>khả năng của những rủi ro xảy ra. Trên cơ sở đó, nhà quản lý xác định các biện</small>

pháp dé xử lý rủi ro, quyết định hành động để giải quyết các rủi ro.

Thứ ba, yếu tố giám sát và thâm định

Giám sát và thẩm định là quá trình đánh giá, theo dõi chất lượng thực

hiện việc kiểm soát nội bộ dé đảm bảo nó được triển khai, điều chỉnh khi mơi trường thay đổi thì hoạt động của t6 chức vẫn diễn ra theo đúng lộ trình. Giám

sát và thâm định là yếu tố cuối cùng va quan trọng trong quá trình vận hành cơ chế kiểm sốt nội bộ.

1.6. Các nguyên tắc pháp lý trong việc xác lập và vận hành hoạt động kiểm sốt nội bộ trong cơng ty

Hệ thong kiểm sốt nội bộ được chủ sở hữu cơng ty xây dựng lên nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro trong hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh

doanh của công ty, hướng tới sự trung thực, sự man cán và sự hiệu quả trong

quy trình hoạt động của các bộ phận quản lý điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát nội bộ giúp mang lại sự n tâm rằng các thơng tin về tài chính và quản lý công ty là đáng tin cậy, kịp thời và đầy đủ, rằng các bộ máy quản lý doanh nghiệp đang vận

hành đúng, tuân thủ điều lệ công ty và quy định pháp luật. Trên thực tế, hoạt

động kiểm soát nội bộ nhiều khi được xây dựng mang tính hình thức và chưa

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>thực sự phát huy được vai trị của mình. Do đó, doanh nghiệp phải đảm bảo</small>

xây dựng và vận hành hệ thông kiểm sốt nội bộ có hiệu quả với đầy đủ thẩm

quyên, sự tôn trọng lẫn nhau, sự độc lập, phân quyền rõ ràng và chế ước lẫn nhau. Có như thé mới giảm thiểu, phòng ngừa những rủi ro tiềm ân có thé xảy

ra và đem lại những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, hoạt động kiểm sốt nội bộ chịu sự tác động, điều chỉnh của các nguyên tắc pháp lý cơ bản sau đây:

1.6.1. Nguyên tắc tự do ý chí

Hoạt động kiểm sốt nội bộ phát sinh trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp. Các thành viên công ty khi thiết lập các mô hình quản trị cơng ty cũng đồng thời thiết lập hoạt động kiểm sốt nội bộ của mình, hoạt động

<small>này được xây dựng hoan tồn tự nguyện, theo ý chí của các thành viên. Hạtnhân lý luận của tự do ý chí là con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính</small>

minh, và con người có quyền tự do định đoạt những gi thuộc về mình [15, tr.51]. Nền kinh tế thi trường vận hành một cach năng động và linh hoạt, vì thế, tự do ý chí, tự do kinh doanh là yếu tố cốt lõi giúp các nhà đầu tư chủ

động thích ứng trước những địi hỏi của thị trường đồng thời cũng thỏa mãn

nhu cầu kinh doanh. Hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời, tồn tại xuất phát từ những đòi hỏi, nhu cầu nhà đầu tư muốn hướng tới những hoạt động đầu tư có

lợi và an tồn. Do đó, việc lựa chọn hệ thống kiểm sốt nội bộ theo mơ hình tổ chức nào, có phù hợp hay khơng là quyền của họ. Pháp luật Nhà nước

khơng thé ràng buộc ý chí của các chủ thé trong trường hợp này. 1.6.2. Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của Nhà nước

Quyền tự do ý chí trong việc xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ đi theo

mơ hình quản trị kinh doanh nào và vận hành chúng như thế nảo là quyền của công ty. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tuyệt đối mà cần được đặt dưới

sự quản lý của Nhà nước. Công ty là một chủ thể pháp lý do đó nó khơng năm

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

ngồi sự quản lý của Nhà nước. Đối với công ty, mặc dù khơng có sự can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể nhưng Nhà nước cần phải có cơ chế quản lý rõ

ràng, bởi ta nhận thức được rằng “mọi hoạt động kinh doanh đều có sự tiềm ấn của lợi ích cơng cộng và sự định hướng điều tiết” [30], nên hoạt động kiểm sốt nội bộ cơng ty khơng nằm ngồi sự điều tiết ấy. Đảm bảo sự quản lý của

Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ diễn ra một cách hợp lý và có trật tự. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được

xây dựng nhằm những mục đích chính đáng và phù hợp, đảm bảo sự khách

quan, công bằng giữa các chủ thé, xét ở khía cạnh nay, sự quản lý của Nhà

nước là cần thiết giúp hoạt động này diễn ra lành mạnh, đảm bảo lợi ích xã

<small>hội nói chung và bản thân cơng ty nói riêng.</small>

1.6.3. Ngun tắc bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu

Đặc tính tự nhiên trong mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người được thuê để quản lý điều hành đó là người quản lý điều hành thường có xu hướng hành động vì tư lợi của bản thân, khơng đủ mẫn cán và tìm kiếm

<small>những lợi ích cho mình hoặc người thứ ba mà khơng vì lợi ích cơng ty hay lợi</small>

ích của chủ sở hữu công ty. Do vậy, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu là nguyên tắc quan trọng làm nền tảng để định hướng xây dựng cơ chế kiểm sốt phù hợp, từ đó giúp đảm bảo cho lợi ích chính đáng của chủ sở hữu

cơng ty và các nhà đầu tư.

1.6.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm sốt nội bộ được thiết lập nhằm mục đích phòng ngừa

rủi ro trong hoạt động quản lý điều hành kinh doanh cơng ty; nó được xây dựng nhằm hướng tới sự trung thực, sự tuân thủ, và sự hiệu qua trong quy trình hoạt động của các bộ máy quản lý điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát nội bộ giúp mang lại sự

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

yên tâm rằng các thơng tin về tài chính và quản lý cơng ty là đáng tin cậy, kịp

thời và đầy đủ, rang các bộ máy quản lý doanh nghiệp dang vận hành đúng,

tuân thủ các luật lệ và quy chế khác nhau.

Ở Việt Nam, kiểm soát nội bộ đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, thiếu hiệu quả và chưa phát huy được hết vai trị.

Do đó, doanh nghiệp phải đảm bảo xây dựng và vận hành hệ thống kiểm sốt

nội bộ có hiệu quả với đầy đủ thâm quyên, sự tôn trọng lẫn nhau, sự độc lập,

phân quyên rõ rang, chế ước lẫn nhau, cụ thé doanh nghiệp phải chú ý đến các

yếu tố:

- Hạn chế sự kiêm nhiệm: Hạn chế sự kiêm nhiệm nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm quyền. Tránh các rủi ro về đạo đức, trách nhiệm gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, trong công tác tổ chức nhân sự không thé bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vu phê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi số tài sản và bảo quan tài san,... cho cùng một cá nhân.

- Phân cơng, phân nhiệm rõ ràng: Có thể nói, việc phân cơng sẽ tạo sự chun nghiệp trong cơng việc, những sai sót sẽ ít xảy ra và nếu có thì sẽ dễ

phát hiện. Theo ngun tắc này, cần phân công công việc và trách nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận và từng cá nhân trong bộ phận. Sự phân

<small>công này tạo sự chun nghiệp hơn trong cơng việc từ đó tạo hiệu quả hoạt</small>

<small>động kinh doanh trong công ty.</small>

- Ủy quyền và phê chuẩn: Để tạo nên một hệ thống phân chia trách

nhiệm và quyền hạn mà vẫn khơng làm mắt tính tập trung của doanh nghiệp thì

các nhà quản lý sẽ ủy quyền cho các cấp đưới giải quyết một số công việc trong phạm vi nhất định. Việc ủy quyền được mở rộng xuống các cấp thấp hơn. Ngoài ra, q trình kiểm sốt nội bộ đạt được hiệu quả thì mọi nghiệp vụ đều

phải được nghiêm ngặt phê chuẩn, kiểm tra một cách chính xác và đúng dan.

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

1.6.5. Nguyên tắc dam bảo công khai minh bạch

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được vận hành đề có thê minh bạch hóa

một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty bao gồm các vấn đề về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, sở

hữu, quản lý điều hành công ty. Nguyên tắc này rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt đối với các công ty cô phần niêm yết và chưa niêm yết trên thị trường

chứng khốn. Việc cơng khai minh bạch là một nhu cầu bình thường trong đời song kinh tế và là nhu cầu chính của cơng ty nhằm hút thêm vốn dau tư cho

cơng ty. Hoạt động kiểm sốt nội bộ hướng tới sự công khai minh bạch trong

hệ thống thông tin, giúp đem lại sự trung thực trước các nhà đầu tư, tránh

nguy cơ dẫn đến sự lừa dối do thiếu thông tin.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Tiểu kết Chương 1

Kiểm sốt nội bộ có thé được hiéu là q trình kiểm tra, giám sát sự thiết

lập, phân chia và thực hiện quyền lực nội bộ. Hoạt động kiểm soát nội bộ được xây dựng và tô chức thực hiện bởi thành viên, chủ sở hữu công ty nhằm đảm bảo cho các chủ thể được giao quyền thực hiện đúng, đủ và mẫn cán quyền hạn và trách nhiệm của mình dé đạt được những mục tiêu ban đầu đã

<small>đặt ra của thành viên, chủ sở hữu.</small>

Kiểm soát nội bộ là hoạt động cần thiết giúp chủ sở hữu bảo đảm quyền kiểm sốt hoạt động cơng ty, giúp nhà quản lý trong việc đảm bảo thực hiện

có hiệu quả mục tiêu đặt ra của đơn vi. Kiểm soát nội bộ có thể được xem xét ở nhiều góc độ, theo những mục tiêu khác nhau dưới góc nhìn của các chủ thê

khác nhau. Trong chương này luận văn đã khái quát chung về sự hình thành, khái niệm, vai trị của kiểm sốt nội bộ và tập trung làm rõ những vấn đề lý

luận về kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh sau:

- Phân tích khái niệm, các yếu tố của kiểm sốt nội bộ cơng ty.

- Làm rõ vai trị cơ bản của kiểm sốt nội bộ cơng ty đó là đảm bảo hiệu

quả đảm bảo hiệu quả hoạt động và quản lý điều hành của công ty cũng như ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót của các chủ thể khác trong cơng ty, từ đó giúp cho chủ sở hữu công ty xử lý và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu vào làm rõ các nguyên tắc pháp lý trong việc

xác lập và vận hành hoạt động kiểm sốt nội bộ trong cơng ty.

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE KIEM SỐT NOI BO CƠNG TY VÀ THỰC TIEN HOAT

DONG KIEM SOAT NOI BO TRONG CONG TY HIEN NAY

2.1. Thực trang các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về kiểm soát

<small>nội bộ trong công ty</small>

2.1.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ công khai thơng tin trong cơng ty

Trong việc kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ tư lợi, vẫn đề cơng khai

thông tin được xem là yếu tố quan trọng. Bởi lẽ, có thực hiện việc cơng khai thì cơng ty, cơ đơng và các chủ thé có liên quan mới có thé hiểu rõ về chủ thé,

nội dung giao dịch mà thực hiện quyền kiểm sốt của mình. Nhưng cũng cần hiểu rõ rằng việc công bố thông tin không hồn tồn tương thích với sự thê hiện tính minh bạch. Bởi lẽ cơng ty có thé cơng bố một lượng lớn thơng tin khơng có giá trị với những người sử dụng các thơng tin được cơng bố đó; nhưng thơng tin được cơng bố có thé khơng thích hợp dé che đậy tình hình thực tế của cơng ty. Do vậy, một chế độ công bố thông tin hiệu quả khuyến

<small>khích sự minh bạch chính là đặc trưng cơ bản trong công tác giám sát thịtrường của các cơ quan quản lý va đóng vai trị trung tâm trong việc giup các</small>

cô đông thực thi quyền sở hữu của mình trên cơ sở có đầy đủ thơng tin [16,

Các nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD khuyến nghị rang: “Tat cả

những thông tin trọng yếu liên quan đến cơng ty, bao gồm tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu sở hữu, và công tác quản trị trong công

ty phải được công bố kip thời và day du” [35]. O đây cần làm rõ khái niệm “thơng tin trọng yếu”. Nó có thể hiểu là những thơng tin mà nếu khơng có nó

hoặc việc cơng bố sai lệch về nó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của

người sử dụng thông tin. Việc giới hạn “thông tin trọng yếu” cũng được thừa

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nhận bởi pháp luật Việt Nam khi nó thể hiện thơng qua một số quy định tùy nghỉ công khai. Nghĩa là bên cạnh những nội dung thơng tin mang tinh bắt

buộc, pháp luật cịn quy định những thơng tin mà doanh nghiệp có thé cơng bố. Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ công khai thông tin trong công ty

<small>được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với từng</small>

loại hình cơng ty. Song, chủ yếu được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 47/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà

<small>nước vào doanh nghiệp; giám sát tai chính, đánh giá hiệu quả hoạt động va</small>

<small>công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có</small>

vốn Nhà nước; Thơng tư số 116/2020/TT-BTC về hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số

155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khốn...

Xuất phát từ ngun tắc “Qun cua cổ đơng và các chức năng sở hữu cơ ban” [26, tr.18], điểm c khoản 1 Điều 71 (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), khoản 4 Điều 83 (đối với công ty TNHH một thành viên), khoản

4 Điều 97 (đối với doanh nghiệp Nhà nước), khoản 2 Điều 164 Luật Doanh

nghiệp năm 2020 (đối với CTCP) đã quy định nghĩa vụ cơng khai các lợi ích

liên quan cho cơng ty đối với kiểm sốt viên và người quản lý công ty. Nội dung công khai bao gồm công ty mà mình làm chủ hoặc có cơ phần, phần vốn

góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phan, phần vốn góp chi phối. Riêng đối với CTCP thì nội dung cơng khai chỉ tiết hơn và bao gồm tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở

hữu phan vốn góp hoặc cô phan; ty lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phan vốn góp hoặc cơ phần đó; Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành,

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm

chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phan vốn góp hoặc cơ phan trên 10% vốn điều lệ [5, Điều 164.2].

<small>Ngoài ra, thời hạn của việc cơng khai các lợi ích liên quan trong CTCPcũng được quy định chặt chẽ hơn so với các loại hình cơng ty khác, theo đó</small>

việc cơng khai các lợi ích có liên quan của chủ thể quản lý phải được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày phát sinh lợi ích liên quan;

việc sửa đổi, bố sung phải được thông báo với công ty trong thời hạn 07 ngày làm việc, kế từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng [5, Điều 164.3]. Cịn đối

<small>với các loại hình cơng ty cịn lại, việc cơng khai các lợi ích liên quan không</small>

được quy định thời gian cụ thể mà được quy định một cách định tính là

<small>“Thong báo kịp thời”. Việc quy định thời hạn kê khai các lợi ích liên quan của</small>

các chủ thé quan lý trong công ty (trừ loại hình CTCP) một cách thiếu chặt

<small>chẽ sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin, gây khó khăn cho hoạt</small>

động kiểm sốt.

Bên cạnh việc thơng báo, công khai thông tin về các công ty mà chủ thê quản lý và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cơ phan, phần vốn gop, những người quản lý cịn phải cơng khai các thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và điều hành cho chủ sở hữu cơng ty. Đảm bảo

việc công khai và minh bạch để ngăn ngừa các giao dịch có nguy cơ tư lợi. Bởi những người quản lý là những người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt

động kinh doanh của công ty, họ là người hiểu rõ nhất về tình hình của cơng

<small>ty. Do đó, việc thường xun cơng khai những thơng tin nêu trên giúp chủ sở</small>

hữu công ty năm bắt được tình hình và hiệu quả hoạt động của cơng ty từ đó có kế hoạch kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn những giao dịch tư lợi của những người quản lý và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến với công ty từ

<small>những giao dịch tư lợi đó.</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Có thé thấy, việc cơng khai các lợi ích liên quan đến góp phan làm cho

<small>q trình hoạt động của cơng ty nói riêng và mơi trường kinh doanh nói chung</small>

được khách quan hơn, từ đó tạo niềm tin cho các cô đông. Và cũng từ hoạt động này mà các nguồn tài sản của người quản lý công ty được minh bạch

hon, dé rồi thông qua đó có sự theo dõi đối với biến động tài sản và kịp thời phát hiện sớm những yếu tổ tư lợi trong các giao dịch.

2.1.2. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong cơng ty nhằm kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ tư lợi

Luật doanh nghiệp đặt ra một số cơ chế nhằm kiểm sốt các giao dịch có

nguy cơ tư lợi trong công ty, các chủ thé trong công ty chính là những thành tố quan trọng có những vị trí và vai trị khác nhau, tạo ra những mối quan hệ

nhằm kiểm soát hoạt động của nhau và kiểm soát sự vận hành của các giao dich trong cơng ty. Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn, tác giả đề cập đến các nhóm quyền và nghĩa vụ nhất định, ảnh hưởng đến việc kiểm soát các

<small>giao dịch có nguy cơ tư lợi trong cơng ty.</small>

Quyền của các chủ thể trong cơng ty nhằm kiểm sốt các giao dịch có

<small>nguy cơ tu lợi</small>

Về nhóm quyên của chủ sở hữu, người quản lý và thành viên trong công ty Thứ nhất, quyên được cung cấp và tiếp cận thông tin. Quyền được cung cấp và tiếp cận thông tin được quy định rải rác tại các Chương của Luật Doanh nghiệp với các loại hình cơng ty khác nhau. Theo đó, khoản 8 Điều 98

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của thành viên HDTV đối với công ty TNHH: Thành viên HDTV có quyền yêu cầu những người quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng....) cơng ty, cơng ty con do công ty nam

giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn góp của cơng ty tại doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

của doanh nghiệp theo quy chế thông tin do HDTV quy định hoặc theo nghị quyết của HDTV; và Điều 159 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định quyền yêu cầu cung cấp thông tin của thành viên HĐQT trong CTCP:

- Thành viên HĐQT có quyền yêu cầu những người quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,...) trong cơng ty cung cấp thơng tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của

<small>công ty va của các don vi trong công ty;</small>

- Người quản lý được yêu cầu phải thực hiện cung cấp kịp thời, đầy

đủ và chính xác những thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên

HĐQT. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thơng tin do Điều lệ cơng ty

<small>quy dinh,...</small>

Có thê thấy khi góp vốn vào cơng ty, thành viên được trực tiếp ký tên

trên số đăng ký thành viên, được tham gia các cuộc họp HDTV và ký tên trên biên bản họp. Với nhu cầu cập nhật thông tin thành viên doanh nghiệp tại từng thời điểm, vì nhiều lý do khơng thé tham gia họp HDTV, cần có văn ban làm cơ sở theo dõi hoạt động công ty, chứng cứ cho việc tranh chấp,... ma thành viên cần được thực hiện quyền kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chụp sỐ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết HDTV. Hoặc cũng có thé vì thất

lạc hồ sơ mà thành viên cần sao chụp điều lệ, giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký doanh nghiệp và các hồ sơ pháp lý khác của công ty. Bên cạnh quyền tiếp cận thơng tin quản trị thì việc kiểm tra thơng tin hoạt động kinh doanh có

vai trị quan trọng với việc kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ tư lợi. Việc năm bắt thông tin của các giao dịch là phương thức kiểm soát hoạt động của

các thành viên công ty nhằm đảm bảo khoản lợi nhuận chia tương xứng với doanh thu thực tế của công ty.

Điểm a khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ

đơng hoặc nhóm cơ đơng thiểu số (sở hữu từ 05% tổng số cô phần phổ thông

<small>31</small>

</div>

×