Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.86 MB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

NGUYEN VAN BÌNH

CHIA TAI SAN CHUNG LA QUYEN SU DUNG DAT

CUA VO CHONG KHI LY HON THEO PHAP LUAT VIET NAM

<small>Hà Nội — 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

NGUYÊN VĂN BÌNH

<small>Chuyên ngành : Luật Dan Sự</small>

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

<small>Hà Nội — 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>MỤC LỤC</small>

0071007757 ˆ... 1

1. Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu .scsscssesssssssessessesssessessessssssssseesesssesseees 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...e--s-ssssesssssesesessess 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU...s--s se se se <sesssssssssessessessessessssesse 4

3.1. Đối tượng nghiên CỨU...-s-ess< se s©ss©s£Es££s£Ss£ss£SsEs£EseEsessessesersersesse 4

Trong bai viết này, tác giả tập trung vào một số vấn đề sau:...--- 4

<small>3.2. Phạm Vi nghiÊn CỨU...ds- << s5 E4 %9 9 999 9.99 9994989409 89.58895098909608996 5</small>

<small>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU...«...os- s5 << s5 5 %6 589 584558959695 8996899 5</small>

<small>5. Phương pháp nghiÊn CỨU...o << << 9% %9 9% 999899949984 9599889584 895086 6</small>

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...-s--scssssssessesseessessessesses 7

7. Kết cấu của luận VĂï...- << << << s9 4S 9 499 99292 99s 952 7 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE CHIA TÀI SAN CHUNG LA QUYEN SỬ DỤNG DAT CUA VO CHONG KHI LY HÔN... 9

1.1. Khai niệm và đặc điểm về chia tai sản chung là quyền sử dung đất của vợ

chong khi ly hơn... -- -- 2 2® E+EE£EE£EEEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrer 9 1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chỒng...2---2¿-©2¿2222ez+Evsz+ee 9

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chong... 13

1.1.2.1. Khái niệm quyên sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng... 13 1.1.2.2. Đặc điểm quyền sử dụng dat là tài sản chung của vợ chồng... 17

1.1.3. Khái niệm chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly 1.2. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng <small>[i00 07 ... 22</small>

1.3. Các yêu tô ảnh hưởng việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn...-- ¿2 2£ SE+SE+EE£EE££EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkee 24 1.4. Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của

vợ chồng khi ly hôn... 2-2-2 ¿+ +E£2E£2EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECrkrrkree 28

TIỂU KẾT CHUONG l...----s<-es<ceeseeerreseerrraeerrrerrrrrrsee 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CHƯƠNG 2: THUC TIEN THUC HIEN PHAP LUAT VIỆT NAM

HIEN HANH VE CHIA TAI SAN CHUNG LA QUYEN SU DUNG DAT

CUA VO CHONG KHI LY HOON ..vescsssessssssessssssesssssssssessssssessssssessssssesssees 34

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chia tai san chung là quyền sử dung

đất của vợ chong khi ly hôn...- 2-2 2 2+EE+EE+EE£EEEEE2EE2EE2EEEEEerkerkerrere 34

2.1.1. Nguyên tắc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly <small>¡000 ... 34</small>

2.1.1.1. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ chia tài sảnchung là quyền sử dụng đất khi ly hôn theo văn bản thỏa thuận ...---cccccccccccccc-+ 34 2.1.1.2. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ chia tài sản chung là quyền sử dụng đất khi Ty hôn theo luật định ...-- ¿552252 2x+S+2xv£+xvExertzxerxerrrxerves 37 2.1.2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi

<small>80:01 ... 42</small>

2.1.2.1. Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản... 42

2.1.2.2. Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối

với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ

2.1.2.3. Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối

với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp đề trồng rừng và đất 643

2.1.2.4. Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối j5 1. 1. ... 44

2.1.3. Hiệu lực chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn.. 45

2.2. Một số ví dụ về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi 2.2.1. Ví dụ 01: Tranh chấp về hơn nhân và gia đình, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn giữa anh T và chị N, cùng có hộ khẩu tại xã Nam Hồng, huyện

Đông Anh, thành phố Hà Nội ...---2-2-©2£©++£2EEE£+EEE£+EEEEtEEEerrrxeerrred 41 2.2.2. Ví dụ 02: Tranh chấp ly hôn và chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn giữa bà Ngô Thị N và ông Nguyễn Bá G, cùng có hộ khẩu tại xã Nam Hồng, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội...----2--2¿©2££2E+ze+E+zevevveccee 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.3. Ví dụ 03: Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân

dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân AN Oi CAO mẽ ...A_A ... 55

2.3. Những bat cập, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam

hiện hành về chia tài sản chung là quyền sử dụng dat của vợ chồng khi ly hôn..58 2.3.1. Việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất...----2- 2 5c ©s£+£2£2£+£xcrxerxersee 58 2.3.2. Hoạt động giải quyết các vụ việc liên quan đến chia tai sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất tại Tòa án ...-- 2-5-2 s+£z+£+zEsrserszrez 62 TIỂU KETCHUONG 2...-s°-s<2veseEoCkeeeeorkdeeorreeeorarrerrosee 65

CHƯƠNG 3: MỘT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIEN PHÁP

LUAT VÀ NANG CAO HIỆU QUA ÁP DỤNG PHÁP LUAT VE CHIA

TÀI SAN CHUNG LA QUYEN SỬ DỤNG DAT CUA VO CHONG KHI he: ..., 66

3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử

dụng đất của vợ chồng khi ly hôn...-- 2 2 2 E+£E£+E£+E££EE2EE+EEerxerxereee 66

<small>3.1.1. Hoan thiện pháp luật hơn nhân va gia đình...-- ---+--««<+s<+++ 66</small>

3.1.2. Hoan thiện Luật Dat dai... eeeccssecsssssessseecessnsecessnseeessnneeesnneeessneeeesees 71

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài

sản chung là quyền sử dung đất của vợ chồng khi ly hôn ...- 73 TIỂU KẾT CHƯNG 3...----s<-essoCveseeorkadeeorkeeeoorrrerorssee 80 4000/0077 ... 81

<small>Tài liệu tham kha ...o <5 < 5 5 9 999 9.99094000909009 089 089458 83</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới</small>

sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Cừ. Các kết quả, số liệu

nêu trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bat kỳ

<small>cơng trình nghiên cứu nào khác.</small>

<small>Tơi xin chịu trách nhiệm vê tính chính xác và trung thực của Luận văn này.</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC VIET TAT

<small>cp Chính phủ quy định chi tiét một sô Điêu va biện pháp thi</small>

<small>hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014</small>

<small>Thơng tư liên ,</small>

<small>ch số Thơng tư liên tịch sô </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kết hơn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi đủ điều kiện

kết hôn và đăng ký kết hôn theo quy định của Luật HN&GD, là mối quan hệ

<small>được pháp luật thừa nhận. Việc xây dựng một gia đình hạnh phúc và hịa</small>

thuận là điều mong muốn của bất kì cap vợ chồng nao khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội nhiều đôi nam nữ chỉ mới quen biết nhau một thời gian rất ngắn trên các trang mạng xã hội (như Face book, zalo,...), chưa tìm hiểu nhau kỹ lưỡng, chín chắn

đã đi đến hôn nhân. Để rồi trả giá cho những cuộc tình chưa tìm hiểu nhau kỹ lưỡng, chưa đủ tin tưởng và thông cảm cho nhau dẫn đến việc ly hơn nhanh chóng và hệ quả tat yếu khi đó của pháp luật phải vào cuộc giải quyết các hậu

<small>quả của ly hơn đó là quan hệ tình cảm, quan hệ tải sản và con chung.</small>

Trong đó, các vụ án tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tai sản chung của vợ chồng khi ly hơn đang ngày càng gia tăng nhanh chóng như hiện nay. Một trong những tài sản thường xảy ra tranh chấp và cũng khó giải quyết nhất khi chia tài sản chung của vợ chồng đó là quyền

sử dụng đất. Điều này càng làm bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành khi chưa dự liệu được hết các trường hợp phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Chang hạn như: quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận tặng cho từ bố

mẹ, nhưng trong quá trình sử dụng đất hai vợ chồng đã cùng nhau xây dựng thêm ngôi nhà trên thửa đất đó. Vậy câu hỏi được đặt ra là ngôi nhà trên đất là tài sản chung vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ/chồng? quyền sử dụng đất do vợ chồng cùng nhau tạo lập trong thời kỳ hơn nhân thì phần xây dựng,

đóng góp đó sẽ được xử lý ra sao trong khi pháp luật vẫn còn nhiều bất cập

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trong việc xác định phần giá trị xây dựng, đóng góp hoặc quyền sử dụng đất trong trường hợp mà quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người (vợ hoặc

Do tính chất đặc biệt của việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất

khi ly hơn địi hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thé, rõ ràng hơn nhằm tạo điều kiện cho người dân cũng như các cơ quan giải quyết, cơ quan thi hành pháp luật dam bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên

quan. Chính vi vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Chia tài sản chung là quyên

sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài

<small>luận văn nghiên cứu của mình.</small>

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn về pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam liên

quan đến vấn đề chia tài sản của chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi

ly hôn nhưng ở những góc độ khác nhau. Điển hình như một số tài liệu như

<small>Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo:</small>

Thứ nhất, Giáo trình Luật Hơn nhân gia đình Việt Nam (2018) (tái bản

có sửa đơi, bố sung), của Tác giả Nguyễn Văn Tiến, Trường Đại học Luật

thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hong Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong

cuốn sách này, tác giả phân tích tổng quát về HN&GD nói chung. Tuy nhiên,

do nội dung của giáo trình phân tích tổng quát về Luật HN&GD nên ham lượng kiến thức dành riêng cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa nhiều. Trên tinh thần tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong giáo trình này, tác giả sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng dé phân tích đánh

giá một cách đầy đủ và chi tiết hơn các quy định của pháp luật về phân chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Thứ hai, Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thi Hường (2002), mộ: số van dé lý luận và thực tiễn về Luật HN&GP năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tuy nhiên, nội dung tác phẩm chỉ sơ lược các vấn đề lý luận và thực tiễn

về Luật HN&GD năm 2000 chứ chưa đi sâu phân tích về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân.

<small>Nhóm các luận văn, luận an:</small>

Ngồi ra, nội dung pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam về phân chia

tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân cịn được nhiều tác giả đề cập đến trong những luận văn chuyên ngành như:

- Lưu Ngọc Liên (2020), “Chia tai sản chung của vợ chong là quyén sử

dụng đất - Thực tiên áp dụng tại Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, TP. Hà

<small>Noi”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Ha Nội;</small>

- Dé Việt Anh (2017), “Thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ

chồng khi ly hôn tại TAND thành phố Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ luật học,

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội;</small>

<small>- Chu Minh Khôi (2015), “Các trường hợp chia tai sản chung cua vợ</small>

chồng theo Luật HN&GD Việt nam năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật hoc,

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội;</small>

- Nguyễn Thanh Mai (2012), “Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2000”, Luan văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Đinh Thị Minh Mẫn (2014), “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

Nhóm các bài viết trên báo, tap chi:

<small>Khơng chỉ có sách chuyên khảo, Luận văn chuyên ngành mà nội dung</small>

pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam về phân chia tài sản chung của vợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chồng trong thời kỳ hơn nhân cịn được nhiều tác giả đề cập đến trong những bài viết công bồ trên các tạp chí khoa học như:

- Nguyễn Văn Cừ (2015), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

trong pháp luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 4. Bài

viết phân tích chế độ tài sản theo thỏa thuận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GD năm 2014 mà cụ thể là nguyên tắc chung áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng và nội dung chế độ

tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, bài viết chỉ nghiên cứu một cách khái quát quy định pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

dé điều chỉnh các pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng và bảo đảm sự 6n

<small>định của các giao lưu dân sự.</small>

- Đoàn Phương Diệp (2016), “Áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng”, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 15 (319). Bài viết phân tích việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa

thuận trong việc chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Tuy nhiên, bài viết chỉ nghiên cứu sơ lược về chế độ tài sản thỏa thuận giữa vợ và chồng theo

quy định của Luật HN&GD năm 2014, áp dụng chế độ tài sản thỏa thuận

trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc cham dirt quan hệ tài sản giữa vợ và

chồng mà cụ thé là các trường hợp bị tuyên bồ vô hiệu, hiệu lực của tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả tập trung vào một số vấn đề sau:

- Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tai sản chung của vợ chồng. Trong đó tập trung vào quy định pháp luật về chia tài sản chung là

quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

yếu là trong BLDS năm 2015, Luật HN&GD năm 2014, Luật đất đai năm 2013 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về chia tài sản

chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn. Trong đó, tập trung vào một số vấn đề khó khăn, vướng mắc, điển hình; các trường hợp áp dụng

luật...; tìm hiểu và nghiên cứu những ví dụ cụ thé, những bản án thực tế từ đó

<small>bình luận và phân tích những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả áp dụng</small>

pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn trong thực tế.

- Một số quy định của pháp luật các Nước trên thế giới về chia tài sản

chung của vợ chồng như BLDS Pháp, BLDS Trung Quốc, BLDS và Thương

mại Thái Lan...có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật Việt Nam, qua đó

tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp với thực tiễn và pháp luật Việt Nam

về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn.

<small>3.2. Pham vi nghiên cứu</small>

- Phạm vi không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu về việc phân chia

tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tìm ra những bat cập của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu đối tượng được sử dụng chủ

yếuthu thập trong giai đoạn 2017 — 2022.

- Phạm vi chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng Dân sự

<small>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Việc nghiên cứu đề tài “Chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam” nhằm mục đích làm rõ các quy

định của pháp luật Việt Nam đối với việc chia tài sản chung là quyền sử dụngđất của vợ chồng khi ly hôn, đánh giá những điểm thuận lợi cũng như bắt cập,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hạn chế trong việc áp dụng pháp luật dé từ đó chỉ ra những điểm thiếu sót,

<small>chưa phù hợp của pháp luật hiện hành, bên cạnh đó so sánh với pháp luật các</small>

nước và kết hợp với các tình huống thực tiễn nhằm đưa ra những kiến nghị

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề chia tài sản

chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn.Với mục đích đó, luận

<small>văn đặt ra những nhiệm vụ như sau:</small>

- Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về

chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp

<small>luật dân sự, pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam;</small>

- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản

chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật dân sự,

pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam và các tình huống thực tế đã diễn ra để đưa ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân khi áp dụng quy định pháp

luật vào chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly ở hôn

<small>Việt Nam;</small>

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng nêu trên, luận văn đưa ra một số kiến

nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn dưới góc độ hồn thiện pháp luật

<small>và áp dụng pháp luật.</small>

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương phápnhư sau:</small>

- Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp này khi tiến hành phân tích làm rõ các vẫn đề trong phạm vi nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này khi thực

<small>hiện khái quát các nội dung van dé trong phạm vi nghiên cứu.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để đối chiếu quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan đến những vấn đề được nêu

<small>trong phạm vi nghiên cứu.</small>

- Phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn,...tác giả sử dụng để có

thêm tư liệu sinh động từ thực tiễn của người trực tiếp áp dụng pháp luật.

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng, những đặc điểm trong việc chia tài sản chung của vợ chồng và đặc biệt là các đặc trưng trong việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất

của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam.

<small>- Luận văn khái quát và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy</small>

định pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly

<small>hôn theo pháp luật Việt Nam.</small>

- Từ những ví dụ cụ thể về thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn chỉ ra

những quy định chưa phù hợp, những điểm còn khiếm khuyết của pháp luật

hiện hành về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn cả dưới góc độ pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Đồng thời, luận văn

đưa ra và phân tích một số yếu tố khác tác động vào và làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly

hôn. Trên cơ sở đó, luận văn kiến nghị một số giải pháp có tính chất khả thi nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và tiến tới hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo pháp

<small>luật Việt Nam.</small>

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Lý luận pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng

đất của vợ chồng khi ly hôn;

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn;

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ

chồng khi ly hôn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>CHƯƠNG 1</small>

LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE CHIA TÀI SAN CHUNG

LA QUYEN SỬ DUNG DAT CUA VO CHONG KHI LY HON

1.1. Khái niệm va đặc điểm về chia tài sản chung là quyền sử dung đất

của vợ chồng khi ly hôn

1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chong

Tài sản là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta,

đây là nguồn cung cấp những vật chat va tinh thần cho con người. Cuộc sống

của vợ chồng cũng như vậy, bên cạnh đời sống tình cảm, thương u gắn bó

giữa vợ chồng, thì cịn địi hỏi phải có tài sản, tiền bạc của vợ chồng: bởi đây

là cơ sở kinh tế để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Vậy thì tài sản là

gì? BLDS 2015 đã sử dụng định nghĩa liệt kê dé xác định tài sản. Theo đó tài sản gồm có vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản; bao gồm bat động sản va

động sản [3, Điều 105].

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tạo lập và sử dụng tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và gia đình; nghĩa vụ chăm sóc,

ni dưỡng, giáo dục các con; nghĩa vụ cấp dưỡng, chu cấp lẫn nhau, nghĩa

<small>vụ chăm sóc, đùm bọc giữa các thành viên của gia đình nên tài sản chung của</small>

vợ chồng giữ vai trò là khách thé trong quan hệ pháp luật dan sự mang day đủ

tính chất của tài sản theo quy định tại pháp luật Việt Nam, được thể hiện rõ

<small>qua Luật HN&GD.</small>

Điều 33 Luật HN&GD năm 2014 đã quy định tai san chung của vo, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tai sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung,

được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Như vậy, khối tài sản chung của vợ chồng không yêu cầu vợ hay chồng phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cùng trực tiếp tạo ra và tài sản chung của vợ chồng được xác định là sở hữu chung hợp nhất, có nghĩa là “sở hữu chung mà trong đó, phan qun sở hữu

của mơi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung” {3,

khoản 1 Điều 210].

Theo điểm b khoản 2 Điều 59, Luật HN&GD năm 2014 quy định “Cơng sức đóng góp của vợ, chong vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động

có thu nhập”. Như vậy, trong điều kiện thực tế, kế từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân vì điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp, hồn cảnh gia

đình... có thé dẫn tới đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung là khác

nhau. Pháp luật đã quy định khơng chỉ những cơng việc có thê tạo ra tài sản, <small>duy trì tài sản mà những cơng việc khác trong gia đình (chăm sóc con, bảo</small>

<small>quản gìn giữ nhà cửa, tài sản khác...) cũng được xem như lao động có thu</small>

nhập đóng góp vào tài sản chung của vợ chồng.

Đối với những tài sản mà “vợ chong thỏa thuận là tài sản chung” (khoản 1 Điều 33). Trong cuộc sống gia đình dé phục vụ nhu cau sinh hoạt vợ

chồng có thé thỏa thuận để đưa tài sản riêng của mình như “quyển sử dung đất mà vợ chong có được sau khi kết hơn sẽ là tài sản chung của vợ chong trừ trường hợp vợ hoặc chong được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng” (Khoản 1 Điều 33). Điều này

hồn tồn hợp lí vì vợ, chồng là người hiểu rõ nhất cần những gì để đảm bảo cho đời sống sinh hoạt chung, đồng thời không làm ảnh hưởng tới những nhu

cầu khác như trong hoạt động kinh doanh của cá nhân vợ hoặc chồng. Nếu vợ

chồng xảy ra tranh chấp về xác định tài sản chung riêng nhưng mỗi bên đều

<small>khơng có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì coi đó là tài</small>

sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 33). Đây là quy định mang tính

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nguyên tắc suy đoán được áp dụng trong trường hợp chia tài sản chung khi ly

hôn hoặc trường hợp khác khi có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng.

Quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, có giá tri lớn hoặc có thể

đem lại thu nhập chính cho gia đình, đồng thời ảnh hưởng một trong những

nguyên tắc được Luật HN&GD bảo vệ là tới quyền bình đăng sử dụng, định đoạt chung của vợ chồng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nội dung về quyền sở hữu tại Điều 210 BLDS 2015, “Các chủ sở hữu chung hợp nhất có

quyên, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung ”. Theo khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật HN&GD,

quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là loại tài sản bắt buộc phải đăng ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả vợ và chồng

trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Đây được xem như một căn cứ

pháp ly dé giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tài san chung của

vợ chồng.

Như vậy, có thể khái quát rằng, tài sản mà vợ chồng có được trong thời

kỳ hơn nhân là tài sản chung của vợ chồng, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là

tài sản chung. Dé giải thích thé nao là “thời kỳ hơn nhân”, thì Luật HN&GD có quy định: “Thời kỳ hơn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chong,

được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (khoản 7

Điều 8 Luật HN&GD năm 2000, khoản 13 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014). Về thời điểm chấm dirt hơn nhân, chỉ có Luật HN&GD năm 2014 có quy định một chương riêng (Chương IV). Theo đó, hôn nhân cham dứt khi: Ly hôn, do vợ/chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bồ là đã chết. Từ các quy định trên, thời kỳ hôn nhân là giai đoạn tồn tại quan hệ hôn nhân (theo Luật HN&GD va

Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

việc thi hành Luật HN&GD) đến khi cham dứt hôn nhân (do ly hơn hoặc một trong hai bên chết hoặc bị Tịa án tuyên bố là đã chết). Tóm lai, có thé hiểu thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian quan hệ hôn nhân tồn tại từ ngày đăng ký kết hôn được pháp luật công nhận đến ngày vo chồng cham dứt hôn nhân

là ngày mà bản án hay quyết định ly hơn của Tịa án nhân dân có hiệu lực. Xuất phát từ quan hệ mang tính chất đặc biệt của quan hệ hơn nhân đó là cùng chung ý chí, cùng chung cơng sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây

dựng gia đình, bảo đảm cho nhu cầu cuộc sống gia đình và thực hiện nghĩa vụ

chung của vợ chồng đối với xã hội.

Qua những phân tích đã nêu ở trên, có thé hiểu tài sản chung của vợ chồng trước hết là tài sản tài sản đó có được, tạo ra được bằng cơng sức lao

động từ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiền lương của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân, được tặng cho chung, thừa kế chung, hoa lợi, lợi tức phát

sinh và các thu nhập hợp pháp khác mà không phân biệt người trực tiếp tạo ra

tài sản hoặc những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Ngồi ra, vợ chồng cịn có quyền thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của

vợ chồng dựa trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản riêng biệt, hoan toan độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 47 Luật HN&GD năm 2014 thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền lợi cũng như trách nhiệm của vợ, chồng về vấn đề tài sản, cho nên thỏa thuận này phải

được vợ, chồng lập thành văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực. Hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực với chữ ký của hai bên có thé được gọi theo nhiều cách khác nhau như hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hoặc thỏa thuận tài sản của vợ chồng. Việc quy định như vậy làm tăng thêm tinh

chặt chẽ của văn bản thỏa thuận được xác lập, kiểm sốt tính xác thực và tự nguyện của hai bên cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

lợi cho vợ, chồng cũng như đảm bảo cho vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận, hạn chế các xung đột, tranh chấp Xảy Tra liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế. Thêm nữa, văn bản

thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là một giao dịch dân sự, vì

vậy văn bản thỏa thuận này cũng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như: chủ thé giao kết phải có day đủ năng lực

<small>hành vi dân sự, phải tự nguyện, nội dung không trai với pháp luật và đạo đứcxã hội.</small>

Tuy nhiên, việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản này ít được các cặp vợ chồng lựa chọn trong thực tiễn, bởi nó chỉ phù hợp với những cặp vợ chồng có nhiều tiền bạc, tài sản, đặc biệt là tài sản riêng có từ trước khi kết hơn và nó khơng phù hợp với văn hóa người Việt sơng “duy tình”, tức là coi trọng tình cảm thương yêu giữa vợ chồng hơn tiền bạc, tài sản.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng

1.1.2.1. Khái niệm quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng

Đất đai là một loại tài nguyên của quốc gia, nó có ý nghĩa rất lớn cho

nhu cầu cuộc sống của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Do đó, quyền sử

dụng đất trở thành một loại tài sản có giá trị lớn mà ai cũng muốn sở hữu. Vậy thì quyền sử dụng đất là gì? Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng đất được

Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyền giao từ những chủ thể khác thông

qua việc chuyên đôi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho

... từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất. [39, tr.655] Mặt khác, quyền sử dung đất là một loại quyền tai sản được ghi nhận trong pháp luật dân sự, vi vậy quyền sử dụng đất cũng có thé trở thành tài sản chung của vợ chồng. [ 7, khoản 1 Điều 33]

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Theo khoản 1 Điều 27 Luật HN&GD năm 2000 thì trong mọi trường

hợp mà quyền sử dung đất có được sau khi kết hơn đều là tài sản chung của vợ chồng: còn đối với quyền sử dụng đất mà có trước khi kết hơn, được thừa

kế riêng thì phải có thỏa thuận của vợ chồng, khi đó quyền sử dụng đất mới là

tài sản chung. Đến Luật HN&GD năm 2014, đã quy định rõ ràng và cụ thé hơn về quyền sử dụng đất có được sau kết hôn là tài sản chung của vợ chồng

tại khoản 1 Điều 33. Tuy nhiên, khác với Luật HN&GD năm 2000, đến Luật

HN&GD năm 2014 đã bổ sung thêm các trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng đó là: được tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng <small>tài sản riêng.</small>

Do đó, tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất được xác định

dựa trên nguồn gốc hình thành như sau:

- Quyền sử dụng đất của vợ chồng có được do Nhà nước giao, cho thuê,

khai hoang hoặc có nguồn gốc lấn chiếm trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có nhu cau sử dụng thực tế được Nhà nước giao dưới sự quản lý của Nhà nước và được Nhà nước cấp GCNQSDĐ.

Trường hợp vợ, chồng lan chiếm đất mặc dù là hành vi vi phạm pháp luật

nhưng trong một số trường hợp cụ thể quy định tại điểm a, c khoản 1, điểm b

khoản 3 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Dat đai 2013 thi vợ chồng vẫn có thé được Nha nước cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận là tài sản chung của vợ chồng.

- Quyền sử dụng đất do vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng bằng tài

<small>sản chung trong thời kỳ hôn nhân.</small>

Hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất bản chất là hợp đồng dân

sự có đền bù, vợ chồng nhận chuyên nhượng quyền sử dụng đất phải chuyền

giao lại cho bên kia một lợi ích tương tự. Việc vợ chồng sử dụng nguồn tài

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sản chung dé thanh toán giá trị của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

đất thì quyền sử dụng đất đó được xác định là tài sản hình thành từ tài sản chung của vợ chồng và là tai sản chung của vợ chồng. Hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng

<small>thực và nội dung không trái quy định của pháp luật.</small>

- Quyền sử dụng đất do vợ chồng được thừa kế chung trong thời kỳ hôn

Quyền sử dụng đất có thể trở thành tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp người chết dé lại di chúc mà trong đó có nội dung định đoạt giao

quyền sử dụng đất lại cho cả hai nguoi vg va chồng: đồng thời di chúc thỏa

mãn đầy đủ các điều kiện của pháp luật để di chúc có hiệu lực. Bên cạnh đó, trong trường hợp vợ chồng khơng phải đối tượng thừa kế theo di chúc nhưng là bên đang quản lý di sản là quyền sử dụng đất, khi hết thời hiệu yêu cầu chia

di sản thừa kế mà bên hưởng thừa kế khơng có u cầu (Điều 236 BLDS

2015) hoặc việc quản lý di sản của vợ chồng thực hiện ngay tình, cơng khai, liên tục sau thời gian 30 năm ké từ thời điểm người dé lại di sản chết (Điều

336 BLDS 2015) thì quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung của vợ chồng với vai trị là người quản lí di sản.

- Quyền sử dụng đất do vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ

<small>hơn nhân.</small>

Vợ chồng có thé có chung quyền sử dụng đất trong trường hợp được

tặng cho thông qua hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của một chủ thé khác. Đối với quyền sử dụng đất, pháp luật yêu cầu hợp đồng tặng cho phải

<small>thực hiện thông qua hình thức văn bản có cơng chứng, chứng thực. Tại hợp</small>

đồng tặng cho tài sản chung phải thé hiện được ý chí của người có tài sản là <small>tang cho ca hai người vợ và chong.</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ

chồng thỏa thuận nhập tài sản riêng của một bên vào tài sản chung.

Pháp luật hiện hành cho phép việc vợ, chồng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng để thực hiện những nhu cầu chung trong

cuộc sống hôn nhân gia đình. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối từ cả hai phía vợ và chồng. Việc nhập tài sản vào tài sản chung mà pháp luật quy định giao dịch

liên quan đến tài sản đó cần thực hiện theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải đảm bảo hình thức đó [7, khoản 2 Điều 46]. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, thơng thường các giao dịch có liên quan yêu cầu giao dịch được lập

thành văn bản có công chứng, chứng thực. Dé đảm bảo thỏa thuận nhập tai sản riêng của vợ, chồng vao tai sản chung là quyền sử dụng đất có giá trị trên

thực tế, vợ chồng nên có văn bản thỏa thuận cụ thể có cơng chứng, chứng

- Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng nhưng trong thời

kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng [7, khoản 1 Điều 33]. Quyền sử

dụng đất mà vợ chồng có được nhờ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng mà trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là quyền sử dụng đất chung của vợ chồng

- Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp

<small>khơng có căn cứ xác định là tài sản riêng</small>

Nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 33 Luật HN&GD năm 2014. Theo đó, trong trường hợp khơng

có các căn cứ xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng thì được xác định là tài sản chung. Quy định là phù hợp trong hoàn cảnh thực tế

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nhiều trường hợp quyền sử dụng đất chỉ được đứng tên một người là vợ hoặc

chồng hay vợ chồng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với

cơ quan quản lý nhưng có các căn cứ, giấy tờ khác thé hiện quyền sử dụng đất

là tài sản chung của vợ chong.

Như vậy, trên cơ sở những phân tích về quyền sử dụng đất và nguồn gốc hình thành nên tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì khái niệm quyền sử dụng dat là tài san chung của vợ chồng được hiểu là guyén của

vợ chong được cùng nhau khai thác công dung, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng đất do vợ, chỗng có được trong thời kỳ hơn nhân hoặc

vợ chong được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc vợ chong thỏa

<small>thuận là tài sản chung.</small>

1.1.2.2. Đặc diém quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chong

- Quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, có giá tri sử dụng và giá tri

thực tế trong khối tài sản chung của vợ chồng. Khác với các loại tài sản khác,

đất đai thuộc sở hữu toàn dân đo Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất

quản lý, vì vậy đối với đất đai Nhà nước không ghi nhận quyền sở hữu với các chủ thé mà chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất. Với vai trò là đại điện chủ sở hữu, Nhà nước là chủ thể duy nhất có tồn quyền trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ, có quyền quyết định trao

quyền sử dụng đất cho các chủ thể hay thu hồi lại quyền sử dụng đất khi đất không được sử dụng đúng mục đích hoặc đất cần phục vụ cho các mục đích

khác (quốc phịng, an ninh hoặc phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc gia cơng cộng). Mặc dù, quyền sử dụng đất đã được trao cho các chủ thé, nhưng trong quá trình sử dụng các chủ thé vẫn phải chịu sự hạn chế của pháp luật, tùy thuộc vào loại đất và mục đích sử dụng đất mà Nhà nước có sự điều chỉnh khác nhau đối với các quyền chuyền nhượng, chuyền đôi, cho thuê, cho thuê

lại, thừa kế, thé chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng dat, ...

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Bên cạnh đó, đất đai có đặc thù cố định khơng thé dịch chuyển và

khơng thể sản sinh qua q trình sản xuất, vì vậy giá trị của quyền sử dụng đất ngày một nâng cao theo thời gian, đặc biệt là khi đất đai nằm tại vị trí có nhiều nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh, sản xuất,

thuận lợi về giao thông như tại các khu đô thị lớn.

Những đặc điểm riêng biệt của quyền sử dụng đất đặt ra yêu cầu của pháp luật đối với loại tài sản này cũng có những đặc thi nhất định. Quyền sử

dụng đất được Nhà nước thực hiện quản lý thông qua hoạt động đăng ký đất

đai. Theo Điều 95 Luật Dat dai 2013 quy định, việc đăng ký đất đai là hành vi bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất dé quản lý. Đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì GCNQSDD phải đứng tên cả vợ và chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác thì có

thé ghi tên vợ hoặc chồng (khoản 1 Điều 34 Luật HN&GD năm 2014).

- Chủ thể quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là hai cá

nhân được pháp luật công nhận là vợ chong. Tinh dén thoi diém hién nay, hé

thống pháp luật về HN&GD của Nhà nước ta vẫn thừa nhận có hai loại quan

hệ “vợ chồng”. Đó là trường hợp hai bên nam, nữ kết hôn hợp pháp, tuân thủ các điều kiện kết hôn đo luật định và được cơ quan nhà nước có thâm quyền

đăng ký, cấp giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Theo Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội, đối với những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987

<small>(ngày Luật HN&GD năm 1986 có hiệu lực thi hành) thì khi Luật HN&GD</small>

năm 2000 có hiệu lực thi hành, trường hợp này được khuyến khích đăng ký kết hôn. Hiện nay, trường hợp này mà hai bên đăng ký kết hơn với nhau theo

thủ tục luật định thì quan hệ vợ chồng được tính là xác lập kể từ ngày cưới

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hoặc từ ngày hai bên chung sống với nhau như vợ chồng (Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT ngày 06/01/2016 của TANDTC — VKSNDTC - BTP

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GD năm 2014 vẫn dan chiếu đến Nghị quyết số 35/2000/QH 10).

- Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau và ln có tỷ lệ bằng nhau đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất. Do quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt trong khối tài sản chung của vợ chồng, vậy nên,

khi cần phải chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, pháp luật HN&GD cũng quy định các nguyên tắc mang tinh chất đặc biệt khác với các loại tài sản khác. Ví dụ, khi chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm...thì phải xem xét bên nao

có đủ điều kiện và đang sử dụng đất đó thì sẽ được chia quyền sử dụng đất,

bên kia sẽ được thanh toán theo giá trị phần của mình trong tài sản chung là

quyền sử dụng đất đó.

1.1.3. Khái niệm chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chong khi

<small>ly hôn.</small>

Căn cứ theo Điều 32 Hiến pháp năm 2013: Khi công dân có quyền sở

<small>hữu các tài sản thì các tài sản đó được cơng nhận là tài sản hợp pháp của họ.</small>

Vợ, chồng là những cá nhân và họ đương nhiên có các quyền đó. Khi có

quyên sở hữu tài sản thì mới có thé tao lập nên khối tài sản di là tài sản chung hay tài sản riêng của cá nhân trong xã hội để duy trì cuộc sống chung của vợ

chồng, cũng như các nhu cầu chỉ tiêu thiết u trong gia đình và chăm sóc con cái... Vì vậy, khi vợ chồng khơng thé chung sống cùng nhau và tiễn hành thủ tục ly hôn [7, khoản 14 Điều 3] tại Tòa án, cùng với thủ tục ly hôn, hai vợ chồng cũng phải tiến hành thủ tục phân chia tài sản chung, quyền và nghĩa vụ

chăm sóc con cái (nếu có). Theo nguyên tắc, khi hơn nhân cịn tơn tại thi tài

<small>sản chung của vợ chơng cịn tơn tại, chê độ tài sản này chỉ châm dứt khi hôn</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhân chấm dứt về mặt pháp lý (như ly hôn, vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết). Vậy chia tài sản chung là gì? Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn chính là việc vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa án quyết

định dé phân định (chia) tài sản chung của vợ chồng; mỗi bên vợ, chồng được

chia phần (ty lệ) tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng, chấm dứt

quyên sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với toàn bộ khối tài sản chung

Của VỢ chồng hoặc một phần khối tài sản chung của vợ chong. Sau khi phan

chia, tài sản chung sẽ được chia thành từng phan tài sản xác định va xác lập quyén sở hữu riêng của vợ, chồng đối với phan tài sản được chia từ tài sản

chung. Như vậy, có thé hiểu “chia tài sản chung của vợ chẳng khi ly hôn là

việc hai vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định chia cho moi bên vợ,

chong được sở hữu giá trị (tỷ lệ) phần tài sản trong khối tai sản chung của vợ

Mặt khác, việc phân chia tài san chung của vợ chồng khi ly hôn phải

tuân theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ Điều 59 đến Điều 64 Luật HN&GD năm 2014.

Trước hết, nếu VỢ chồng lựa chọn loại chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (có văn bản thỏa thuận vỀ tài sản) thì khi ly hơn việc phân chia tài sản theo văn bản thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng day đủ, khơng rõ ràng thì áp dụng các quy định tương ứng của luật định dé phân chia [7, khoản 1, 2

Điều 59].

Trường hợp, vợ chồng lựa chọn loại chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết chia tài sản trước hết do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau [7, khoản 1 Điều 59]. Pháp luật ghi nhận việc chia tài sản của vợ chồng trước hết phụ thuộc vào ý chí của các bên, tơn trọng và bảo đảm quyền

tự định đoạt về tài sản của vợ chồng. Pháp luật cho phép vợ chồng được tự đo

<small>thỏa thuận nhưng việc thỏa thuận đó phải được thực hiện phù hợp với quy</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>định của pháp luật không trái đạo đức xã hội; hình thức giao dịch dân sự phù</small>

hợp với quy định của pháp luật [3, Điều 117]. Khi ly hôn, nếu vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về chia tài sản thì vừa đáp ứng nguyện vọng, bảo

đảm quyền lợi của vợ, chồng: vừa bảo đảm cho công tác thi hành án sau này

được thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của đương sự. Trường hợp VỢ chồng không thỏa thuận được với nhau về chia tài sản, có u cầu thì Tịa

án sẽ quyết định.

Trước hết, đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu

<small>của bên đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong</small>

trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà

vo, chồng có u cầu về chia tài sản chung thì vợ hoặc chồng được thanh toán phần giá trị tài sản do mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ

chồng có thỏa thuận khác [7, khoản 4 Điều 59].

Trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì người có tài sản riêng

có nghĩa vụ phải chứng minh đó là tài sản riêng của mình; nếu khơng chứng minh được thì coi là tài sản chung để chia [7, khoản 3 Điều 33]. Đây là

nguyên tắc suy đoán dé xác định tài sản của vợ, chồng.

Đối với tài sản chung, Luật HN&GD năm 2014 cũng quy định nguyên

tắc “chia đôi tài sản chung” của vợ chồng khi ly hôn, nhưng vẫn phải căn cứ vào các nguyên tắc khác để chia công băng, hợp lý (khoản 2 Điều 59). Nguyên tắc chia đôi tài sản chung xuất phát từ quy định tài sản chung của vợ

chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong đó với đặc điểm là tỷ lệ phần quyền sở hữu trong tài sản chung của vợ chồng được tính băng nhau.

Trong đó, ngun tắc được ưu tiên là thỏa thuận của các bên, vợ chồng ly hơn có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Vợ chồng có

quyền định đoạt việc chia toàn bộ quyền sử dụng đất là tài sản chung hay chỉ chia một phần, tùy theo nhu cầu của hai bên. Việc Tòa án can thiệp giải quyết

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chia tài sản chung của vợ chồng chỉ được thực hiện khi vợ chồng không thể tự thỏa thuận chia tài sản chung; đồng thời có u cầu Tịa án giải quyết chia tài sản chung của vợ hoặc chồng thì khi đó Tịa án mới thụ lý và giải quyết theo các trình tự, thủ tục tố tụng. Trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được

mà có u cầu thì Tịa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vo chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định.

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. Từ “chia” trong từ

điển Tiếng Việt được hiểu đó là việc “phân ra, tách ra làm nhiều phần từ một

chính thé” [40]. Vậy có thé hiểu việc chia tài sản chung của vợ chồng là

quyền sử dụng đất như sau: “chia tài sản chung của vợ chồng là quyển sử dụng dat là việc vợ chong tự thỏa thuận hoặc yêu câu Tòa án giải quyết việc

chia một phan hay toàn bộ tài sản chung là quyén sử dụng đất của vợ chong

dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo quyén và lợi ích của các

<small>bên, con cái và người thứ ba”.</small>

Việc vợ chồng lựa chọn tự thỏa thuận việc chia tài sản chung là quyền

sử dụng đất hay u cầu Tịa án giải quyết thì đều phải tôn trọng và không

được vi phạm những nguyên tắc nhất định. Mỗi người khi tham gia vào quan hệ hôn nhân đều có trách nhiệm trong việc gìn giữ, đảm bảo én định cuộc

sống trong gia đình. Vi vậy việc chia tài sản chung của vợ chồng không được làm ảnh hưởng tới nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bên cạnh đó, vợ chồng

<small>cũng có trách nhiệm đảm bảo việc chia tài sản chung không được gây ảnh</small>

hưởng đến các quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác được pháp luật

<small>tôn trọng và bảo vệ.</small>

1.2. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ

chồng khi ly hôn

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Giải quyết việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn là một van đề phức tạp, thể hiện cụ thể trong thực tiễn xét xử thời

gian vừa qua. Khi ly hôn, chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt, tài sản

riêng của bên nao thì tiếp tục thuộc về bên đó. Việc chia quyền sử dụng dat là

điều kiện cần thiết để đảm bảo điều kiện sống của mỗi bên sau khi ly hôn. Đặc biệt quyền sử dụng đất là tài sản quan trọng, thường có giá trị sử dụng và giá trị thực tế và có ảnh hưởng lớn tới việc tạo lập, ôn định cuộc sống sau khi

ly hôn của vợ, chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, việc chia tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn cần được khách quan, chính xác, hợp lý sẽ bảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình, nhất là lợi ích của con chưa

thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, khơng có

khả năng lao động và khơng có tài sản dé tự ni mình.

Do đó, mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản được giải quyết

kip thời, đầy đủ và chính xác vì nó khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng mà nó cịn tác động đến lợi ích của người thứ ba. Vì thế, trong thực tế

giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn, ngồi quyền lợi của vợ chồng, Toà án cũng cần phải quan tâm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người thứ ba có liên quan. Người thứ ba ở đây có thê là cha mẹ vợ

hoặc cha mẹ chồng, anh chị em bên vợ hoặc bên chồng, người đã xác lập giao

dich dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung với vợ chồng...

Họ là những người có quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng dat giúp phân định các loại tài sản của vợ chồng từ đó là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ

chồng. Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản chung hay tài sản riêng của

<small>vợ, chơng thì vợ, chơng có qun thực hiện qun sở hữu đôi với các loại tài</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

sản này vì quyền lợi của gia đình hay lợi ích cá nhân theo chế tài đã được quy

<small>định dành riêng cho mỗi loại tài sản.</small>

Như vậy, khi chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn. Các cơ quan nhà nước có thầm quyền căn cứ vào quy định pháp luật

về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất để áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan về tài sản của vợ, chồng theo từng trường hợp

cụ thê.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng việc chia tài sản chung là quyền sử dung đất

của vợ chồng khi ly hôn

- Thứ nhất, đường lỗi, chính sách của Đảng.

Theo quy định của Hiến pháp, Đảng là lực lượng lãnh đạo đối với Nhà

nước và xã hội. Giữa pháp luật và đường lối của Đảng có mối liên hệ khăng

khít. Đường lối, chính sách của Đảng gồm những quan điểm tư tưởng định

hướng chung nhất, có tính chiến lược đề phát triển đất nước trong tất cả các

lĩnh vực quan trọng như kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy

phạm pháp luật từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật. Trong lĩnh

vực hơn nhân gia đình, Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách về hơn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu <small>xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình mới trong xã hội chủ nghĩa, xây dựng gia</small> đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Pháp luật HN&GD là sự cụ thé hóa các quan điểm, đường lối của Dang về HN&GD. Trong thời kỳ quá độ lên

<small>chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng các quan hệ HN&GD vừa phải phù hợp với</small>

mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng vừa phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội ở thời kỳ quá độ. Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng đều

nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình. Ngồi ra, quan điểm của Dang cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

triển bền vững. Đến Nghị quyết Dai hội Dang lần thứ XII cũng nêu rõ: “7c hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt

đẹp, xây dựng gia đình no am, tiễn bộ, hạnh phúc, văn minh”, “tập trung xây dựng con người về đạo đức nhân cách lối sống trí tuệ và năng lực làm việc ” [1, tr. 67-68]. Quan điểm của Dang ta về việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa được cụ thê bằng đường lối, chính sách của Đảng có tác động lớn đến nội dung pháp luật về HN&GD nói chung và van đề chia tai sản chung của vợ

chồng là quyền sử dụng đất nói riêng.

- Thir hai, sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Một yếu tố nữa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình xây dựng pháp

luật nói chung và pháp luật HN&GD nói riêng là sự phát triển của kinh tế - xã

hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì hơn nhân gia đình cũng

như các hiện tượng xã hội khác do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Trong

biện chứng về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết

định kiến trúc thượng tầng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng do các quan hệ kinh tẾ

hợp thành, mọi sự biến đổi của kinh tế đều ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng.

Trong đó, pháp luật là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng do vậy u tơ giữ vai trị quyết định đối với nội dung của pháp luật là kinh tế. Sự

phát triển của nền kinh tế trong mọi giai đoạn lịch sử ln có sự tác động đến

các u tơ xã hội khác, trong đó có pháp luật về hơn nhân gia đình. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành viên

trong gia đình cũng như pháp luật hơn nhân và gia đình cũng có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ. Sau khi thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nên kinh tế Việt Nam đã chuyền từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đó đã có những tác động hết sức mạnh mẽ và to lớn tới mọi lĩnh vực và phát triển kinh tế thị trường bước đầu

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

đã tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo cho sự 6n định đời sống gia đình và xã hội.

Nền kinh tế đất nước phát triển kéo theo nhu cầu kinh tế của các gia đình

cũng tang cao, viéc vợ chồng đầu tư, sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc họ

tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế cũng ngày càng phổ biến. Chính vì

vậy, để bảo vệ lợi ích chung của gia đình cũng như tơn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân, quyền tự do kinh doanh và các quyền khác được pháp luật thừa nhận các quy định của pháp luật HN&GD về chia tài sản chung trong

<small>thời kỳ hôn nhân cũng được thừa nhận [29, tr 35-37].</small>

- Thứ ba, anh hưởng của yếu to văn hóa truyền thống, phong tục, tập

Việt Nam là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa với bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Các phong tục, tập quán tại Việt Nam, đặc biệt đối với chế độ về hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, với những định

kiến về quan hệ hơn nhân với vai trị trụ cột của người chồng trong gia đình

va là người có quyền lực nhất, nắm toàn quyền đối với tài sản, đặc biệt là những tài sản có giá trị lớn như bất động sản. Trải qua quá trình phát triển

kinh tế - xã hội, tư tưởng của con người nói chung cũng như người Việt Nam

nói riêng về quyền bình đăng giữa nam và nữ, về địa vị xã hội giữa các thành viên trong gia đình đã có những thay đơi nhất định. Bình quyền nam nữ cũng được pháp luật ghi nhận, làm cho quan hệ về tài sản cũng được thay đôi theo

hướng vợ chồng cùng nhau phát triển khối tài sản chung có sự phân chia rạch

roi giữa tài sản chung, tai sản riêng của vợ chồng và đảm bảo quyên quyền lợi của người thứ ba trong quan hệ về tài sản với vợ, chồng. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống qua hàng nghìn năm tác động tới quan hệ tài

<small>sản trong hơn nhân, việc các gia đình phân chia tài sản chung hay riêng trong</small>

<small>thời kỳ hôn nhân không thường xảy ra mà chỉ phân chia khi quan hệ tình cảm</small> đã rạn nứt, hơn nhân khơng thể tiếp tục duy trì. Như vậy, có thé thay yếu tố

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

văn hóa truyền thống có tác động tới việc xây dựng pháp luật về chia tài sản

chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất sao cho cân bằng giữa yêu cầu phát

triển của xã hội, tính cơng băng, bình đăng về quyền nhân thân của vợ chồng và văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên các yếu tố tác động đến pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân khơng mang tính chất độc lập, riêng rẽ, mà có sự tác động qua lại, đan xen với nhau. Việc phân chia như vậy chỉ mang tính tương đối,

khái qt nhất dé có cách nhìn tổng quan về sự ảnh hưởng của các yếu tố này

đến việc xây dựng quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

- Thứ tư, hệ thống pháp luật.

Pháp luật được xây dựng dé điều chỉnh các quan hệ xã hội và là cơ sở

để các chủ thể trong quan hệ xã hội đó thực hiện những hành vi phù hợp.

Pháp luật HN&GD là một bộ phận không thé tách rời của hệ thống pháp luật.

Do đó, dé điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hơn nhân gia đình nói chung và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản nói riêng, cần

có một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, thống nhất tránh chồng chéo

trong các quy định dé mọi người dé dàng tiếp cận, đồng thời đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các quan hệ đó.

<small>- Thứ năm, ý thức pháp luật cua người dan.</small>

Ý thức pháp luật được hiểu là tổng thể những tri thức, quan niệm, quan

điểm, học thuyết về pháp luật thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật cũng làm cho trình độ văn hóa, hiểu biết và ý thức pháp luật nói chung cũng như pháp luật về hơn nhân gia đình nói riêng của người dân ngày

càng được nâng cao. Sự hiểu biết về các quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình tác động lên ý thức thực hiện pháp luật của vợ, chồng. Tuy nhiên, điều

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>này cũng làm gia tăng tình trạng lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, gây ảnh</small>

hưởng tới quyền lợi của người thứ ba cũng như ảnh hưởng đến lợi ích chung của Nhà nước. Vì vậy, ý thức pháp luật tác động rất lớn tới việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung cũng như pháp luật về việc chia tài sản của vợ chồng là quyền sử dụng đất nói riêng.

<small>- Thi sau, vai tro của các cơ quan áp dụng pháp luật.</small>

Áp dụng pháp luật được hiểu là một hình thức thực hiện pháp luật, là

hoạt động điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội cụ thé, với các hành vi cụ thé nhất định. Do đó, các cơ quan áp dụng áp luật có ý nghĩa quan trọng đối với

pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. Với ý nghĩa

như vậy, Tòa án với vai trò là cơ quan tư pháp được Nhà nước trao quyền <small>thơng qua hoạt động của mình đảm bảo việc thực hiện pháp luật chung và là</small> chỗ dựa vững chắc đảm bảo quyền và lợi ích của vợ, chồng cùng các chủ thé

có liên quan, đặc biệt đối với pháp luật về việc chia tải sản của vợ chồng là

quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, để giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng thì vấn đề chứng minh tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng đóng

vai trị hết sức quan trọng, vì thế cần có sự thực hiện khách quan của các cơ

<small>quan công chứng trong việc chứng nhận, xác thực các loại văn bản; các cơ</small>

quan quản lý trong việc quản lý hồ sơ về đất đai.

1.4. Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

Quy định chế độ sở hữu đối với đất đai ở các quốc gia có sự khác nhau, chăng hạn như: Hiến pháp năm 1988 (Điều 2) của Trung Quốc quy định việc Nha nước giao đất cho tô chức, cá nhân sử dụng dưới dang giao quyền sử dụng đất; pháp luật nước Pháp quy định quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, khơng ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền

sở hữu của mình; ở Thái Lan đến nay họ tồn tại hai hình thức sở hữu đó là sở

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Còn ở Việt Nam chỉ có duy nhất một hình

thức sở hữu là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Chính vì có sự khác nhau về chế độ sở hữu như vậy nên việc chia tài sản nói chung và tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng của vợ chồng khi ly hôn cũng sẽ được điều chỉnh khác nhau.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn theo pháp luật dân

sự ở một số quốc gia được quy định như sau: - _ Thứ nhất, Bộ luật dân sự Pháp:

“Điểu 1467. Khi chấm dứt chế độ tài sản chung, moi bên vợ hoặc chong lấy lại những tài sản trước đây không nhập vào tài sản chung, nếu những tài sản này tôn tại dưới dạng hiện vật, hoặc lấy những tài sản đã dùng

dé thay thé. Sau đó, sẽ thanh lý khối tài sản chung cua vợ và chồng, cả phan có và phan nợ ”.

Tức là khi vợ chồng ly hơn thì mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ lấy đi số tài

sản riêng của mình mà trước đây số tài sản đó họ khơng nhập vảo tài sản chung. Sau đó, sẽ thanh lý khối tài sản chung của vợ chồng mà trong thời kỳ

hôn nhân họ tạo lập được bao gồm cả phần có và phần nợ. Phần có ở đây là khối tài sản họ đang có như nhà cửa, xe, tiền và các vật khác...Phần nợ ở đây là những khoản nợ của vợ chồng đã vay trong thời kỳ hơn nhân dùng để sử

dụng cho cuộc sống gia đình. Phần còn lại của khối tài sản chung sau khi đã thanh lý cho vợ và chồng thì sẽ chia đều cho cả hai người căn cứ theo Điều 1475, Bộ Luật dân sự Pháp. Cụ thé: “Điều 1475. Phan cịn lại của khói tài

sản chung sau khi vợ chong đã trích triết khẩu tài sản được chia déu cho cả hai người. Nếu bắt động sản thuộc vào khối tài sản chung là vật phụ của một

bắt động sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chong hoặc lién kê với bat

<small>động sản thuộc sở hữu riêng cua vợ hoặc chong thì người vợ hoặc chong là</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chủ sở hữu có quyền yếu cầu tinh bat động sản vật phụ thuộc hoặc liền ké vào

phan của mình và bù theo giá trị của tài sản vào ngày yêu cau.”

<small>Như vậy, theo quy định Bộ Luật dân sự Pháp thì việc chia tài sản chung</small>

của vợ chồng khi ly hôn sẽ theo nguyên tắc tài chia đơi tài sản và khơng xét đến cơng sức đóng góp, hồn cảnh gia đình và lỗi...như pháp luật Việt Nam. Các nhà làm luật tại Pháp vẫn khơng thốt được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa là quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở lợi ích vật chat.

Tuy nhiên, Bộ Luật dân sự Pháp đã quy định kha day đủ, chi tiết những nội dung có liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng. Đối với nước

ta, đây là những quy định có nhiều ưu điểm để dựa trên cơ sở đó mà những

nhà lập pháp có thé học hỏi, tiếp thu nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp

luật về HN&GD, trong đó có van đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong

<small>thời kỳ hôn nhân.</small>

- —_ Thứ hai, Bộ luật dân sự Trung Quốc:

“Diéu 1087. Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chong sẽ được phân chia theo thỏa thuận hoặc nếu khơng có thỏa thuận này thì tịa án nhân dân xét xử

theo tình trạng thực tế của tài sản và tuân theo nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích của con, vợ và bên có lỗi. Qun và lợi ích của vợ hoặc chỗng phát sinh việc quản lý đất đai theo hợp đồng của hộ gia đình được bảo vệ theo quy

<small>định cua pháp luật ”.</small>

Theo quy định trên, chúng ta thấy tại Trung Quốc khi vợ chồng ly hơn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo thỏa thuận, là nguyên tắc đầu tiên thé hiện sự tôn trọng ý kiến và quyên tự quyết của vợ chồng. Day

cũng là nguyên tắc mà được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam của chúng ta. Sau đó, nếu vợ chồng khi ly hơn khơng thể thực hiện tự thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến cơ quan tòa án nhân dân xét xử và tịa án <small>nhân dân căn cứ theo tình trạng thực tê của tài sản đê chia tài sản chung của</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

VỢ chồng và tuân theo nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của con, vợ và bên có lỗi dé phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Như vậy, pháp luật

Trung Quốc đã cân nhắc đến quyền và lợi ích của vợ, con cũng như xem xét đến yếu tố lỗi của một bên dé xem xét đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn rất phù hợp với mục đích chung của pháp luật xã hội chủ nghĩa và không cứng nhắc như pháp luật

<small>của các nước phương tây tư bản chủ nghĩa.</small>

<small>- Thu ba, Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan:</small>

Đối với Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định khi vợ chồng ly hơn thì khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều cho cả hai vợ

chồng, cụ thê được quy định tai:

“Điều 1533. Khi ly hôn, “Sin Somros” sẽ được chia déu cho người dan

<small>ông và người dan ba”.</small>

“Sin Somros” ở đây là các loại tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân bao gồm động sản và bất động sản. Theo quy định của pháp luật

Thái Lan khi vợ chồng ly hôn thì “Sin Somros” sẽ được chia đều cho người

đàn ơng và đàn bà. Không phân biệt đến việc ai kiếm được nhiều hơn ai, hay ai bỏ ra công sức nhiều hơn miễn là tài sản đó là tài sản chung của vợ và chồng (tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã nhập vào khối tài sản chung của vợ

chồng) thì sẽ được chia đều cho cả hai người; cho đù người vợ chỉ ở nhà chăm nom nha cửa, ni dạy con cái,... thì phần tài sản mà người vợ được chia vẫn ngang bằng với người chồng. Đây là điểm tương đồng của pháp luật Thái Lan với các nước phương tây về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly

<small>Ngoài ra, Bộ Luật dân sự và thương mại Thai Lan cịn ghi nhận việc</small>

khơi phục chế độ tài sản chung sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Điều 1492.1 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định: Trong

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>trường hợp chia "Sin Somros" theo lệnh của Tịa án thì việc hủy bỏ sự phân</small>

chia đó sẽ được thực hiện theo yêu cầu của người vợ hoặc người chồng và

Tòa án sẽ ra quyết định công nhận việc này. Nếu vợ hoặc chồng phản đối u cầu nay thì Tịa án khơng được phép ra quyết định dé hủy bỏ việc chia "Sin

Somros" trừ khi lý do chia "Sin Somros" đã cham dứt.

Theo tinh than của quy định này, chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được Tòa án cho phục hồi khi có yêu cầu của vợ, chồng hoặc khi lý do chia

“Sin Somros” đã cham dứt. Sau khi việc chia tài sản chung đã được hủy bỏ

hoặc đình hỗn do vợ hoặc chồng đã thốt khỏi việc phá sản thì tài sản là tài sản riêng được xác định vào ngày có quyết định của Tịa án hoặc vào ngày mà

người vợ hoặc người chồng thoát khỏi việc phá sản van giữ nguyên là tai sản <small>riêng.</small>

Như vậy, Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định về việc

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng có nhiều điểm

hợp lý hơn so với pháp luật nước ta, điển hình như các trường hợp chia tài sản chung, hậu quả đối với gia đình, con cái, các van đề về khôi phục chế độ tai sản chung sau khi chia. Tuy nhiên, pháp luật Thái Lan vẫn cịn có những điểm chưa thật sự phù hợp với điều kiện của nước ta như quy định về chế độ biệt

<small>sản sau khi chia tài sản chung.</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Với sự thay đổi, vận động và phát triển của xã hội thì những quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn nói chung và chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn nói riêng ngày càng được xã hội quan tâm,

chú trọng và hoàn thiện. Bởi quan hệ tài sản là một chế định lớn trong hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luận văn đã nêu ra một số khái niệm cơ bản, các quy định của pháp luật về việc chia tai sản chung của vợ chồng khi ly hơn nói chung và chia tài sản chung là quyền sử dụng đất nói

riêng. Ngồi ra, luận văn đã đề cập đến một số các quy định về chia tài sản

chung vợ chồng khi ly hôn của một số quốc gia như Pháp, Trung Quốc và <small>Thái Lan.</small>

Có thé thấy, pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất không chi được dé cập trong Luật HN&GD mà còn tại nhiều văn

bản pháp luật khác ở mức độ khái quát như Bộ luật Dân sự, Luật Dat đai; bên

cạnh đó cịn có các văn bản hướng dẫn liên quan. Hệ thống quy định pháp luật chính là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thâm quyên thực hiện áp dụng và

giải quyết các vấn đề có liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng là

quyền sử dụng đất trên thực tế. Ngoài ra, đây cũng là nguồn dé người dân, tơ chức, doanh nghiệp có thé tự mình tra cứu nhằm mục dich học tập, nghiên

<small>cứu và ứng dụng vảo trong cuộc sông hăng ngày.</small>

<small>33</small>

</div>

×