Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.69 MB, 92 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THANH HƯƠNG

DO HÀNH VI LÀM Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THANH HƯƠNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tổ tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Châm

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.</small>

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố frong bắt kỳ công trình

nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính

xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tắt cả các mơn học và đã thanh

tốn tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật

-Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Dai học Luật xem xét dé

tơi có thé bảo vệ Luận văn.

<small>Tôi xin chân thành cảm on!</small>

<small>Học viên</small>

Nguyễn Thanh Hương

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>CHUONG 1. KHAI QUAT CHUNG VE TRACH NHIEM BOI THUONGTHIET HAI DO HANH VI LAM Ô NHIEM MOI TRUONG NUOC... 8</small>

<small>1.1. Khái niệm và đặc điểm về hành vi lam 6 nhiễm mơi trường nước... §</small>

<small>1.1.1. Khái niệm hành vi làm ô nhiễm môi trường nước...-..---:cs5+++ 8</small>

<small>1.1.2. Đặc điểm của hành vi làm 6 nhiễm môi trường NGC... eee eee 10</small>

<small>1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm</small>

<small>1.2.5. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước... 26</small>

<small>Két ludin Chung T0“... ..‹'-“-.€dgHẠHBHHHA... 31CHUONG 2. THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM VE TRACH NHIEM</small>

BOI THUONG THIET HAI DO HANH VI LAM O NHIEM MOI TRUONG

<small>NƯỚC VA THUC TIEN ÁP DUNG oo... ccssccssssesssssssssssssssssssssseessssssssccsstecesssneess 322.1. Khung pháp lý hiện hành về về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do hành vi làm</small>

<small>ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam...--- + 2+ ++2+++x2E+eExterxrrxrerrrerrrree 32</small>

<small>2.1.1. Quy định về chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô</small>

<small>nhiễm môi trường ƯỚC...-- - + ¿+2 ++<+EE+EE£EE#EEEEEEEEE2E11112211271717171 71.1.1121. ce.32</small>

<small>ii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>2.1.2. Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làmô nhiễm môi trường nƯỚC...- ¿2 2< 52+SE£EE£EE£EEE2E2E1921521711717171171. 21111 xe.36</small>

<small>2.1.3. Quy định về cơ chế miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm</small>

<small>ô nhiễm môi trường nước...--¿- 2-2 + x+Sx+E£EE+2E+2EEEEEEEEEEEEErkerkerkrrkrrrxsrrerrrri 4</small>

<small>2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ơ nhiễm</small>

<small>mơi trường nước</small>

<small>2.2.1. Khái qt tình hình ơ nhiễm trường nước và kết quả việc giải quyết bồi</small>

<small>thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước ...-.--- 46</small>

<small>2.2.2. Tén tại, hạn chế và nguyên nhân...--- -22+++++E+EEE+EEEEESrEetrxrrrerrrree 55</small>

<small>Két ludin Chu 2N... ..-..5... 63</small>

CHUONG 3. DINH HUONG VA KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT

<small>VIET NAM VE BOI THUONG THIET HAI DO HANH VI LAM O NHIEMMOI TRUONG NUGC 225 ... 64</small>

<small>3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi lam 6</small>

<small>3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện trong các vụ tranh chấp về bồi</small>

<small>thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nưỚc ... -- ---«+c+s«<«+ 69</small>

<small>3.2.3. Hồn thiện các quy định về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi</small>

<small>b0 7... ... . ... 71</small>

<small>3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hai do hành</small>

<small>vi làm ô nhiễm môi trường nưỚC...- ---- ¿+2 E+SE+E£EE£EEEEE£EEEEEEEEEerkrrerrrrkeree 74</small>

<small>3.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước và quyền giámsát của người dân dé đảm bảo quyền được thơng tin về tình hình mơi trường trên địabàn sinh sỐng...---2¿2+22+<2EE22EEC2EE2711271121171127112112112111111121221 2e 74</small>

<small>3.3.2. Tăng cường năng lực tiếp cận công lý cho người dân để thực hiện quyền yêucầu bồi thường thiệt hại...-- 22 2¿©22S22 2E 2EE22112711271211271121121121121 11a 75</small>

<small>ili</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>3.3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ quan trong việc bảo vệ môi</small>

<small>trường và thực hiện trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại do môi trường bị ô</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC VIET TAT

Bồi thường thiệt hại BTTH

<small>Bộ luật Dân sự BLDS</small>

Bộ luật Tổ tụng Dânsự | BLTTDS

<small>Luật Bảo vệ môi trường | Luật BVMTLuật Doanh nghiệp LDN</small>

Ơ nhiễm mơi trường nước | ONMTN

Ủy ban nhân dân UBND

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ ĐÀU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Ơ nhiễm mơi trường nước hiện đang có xu hướng gia tăng là vấn đề quan tâm bức thiết khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của tất cả các quốc gia trên thế giới du là quốc gia có nền kinh tế phát triển hay dang phát triển. Nguồn nước

sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Nhiều nguồn nước

(bao gồm nước mặt và nước ngầm) đang bị nhiễm ban, thay đổi thành phan và

chất lượng theo chiều hướng xấu. Có nhiều nguồn nước có các chất độc hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước (ONMTN) của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức (chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh) đã ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sức khỏe, tài sản người dân sống quanh khu vực bị ơ nhiễm và hệ sinh

<small>thái. Tình trạng ONMTN ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nơng thơn, ma</small>

việc ONMTN cịn ở thành phố lớn, đặc biệt là quanh khu vực có các khu cơng

nghiệp, khu kinh tế, tại các làng nghề...

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do làm ô nhiễm môi trường (ONMT) là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do hành vi làm ONMT được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên

<small>tại Luật Bảo vệ mơi trường (Luật BVMT) năm 1993, sau đó được làm rõ hơn</small> tại Luật BVMT 2005 và bổ sung, hoàn thiện trong Luật BVMT 2020 nhằm

hiện thực hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường là "ngirdi gây ô nhiễm phải trả tiên". Tuy nhiên, từ thực trang thi hành

pháp luật về bồi thường thiệt hại (BTTH) do hành vi làm ONMTN cho thấy có nhiều quy định cần phải được hồn thiện và có những cơng cụ quản lý,

công cụ kinh tế dé tác động trong quá trình giải quyết yêu cầu về BTTH do

<small>hành vi làm ONMTN. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã</small>

dành Chương XX quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng từ Điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

584 đến Điều 608. Nhưng các điều khoản liên quan đến BTTH do hành vi làm

ONMTN được quy định chủ yếu từ Điều 584 đến Điều 593 về xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tơ

<small>chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi</small>

trường gây ra. Cịn loại thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường lại không được quy định trong BLDS. Điều này sẽ phải chờ hướng dẫn của Chính phủ về cách xác định loại thiệt hại này.

Thực tế giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ONMTN tại Việt

Nam thời gian qua cịn có nhiều vướng mắc, bất cập. Như qua vụ BTTH do

pháp nhân là Công ty cổ phần hữu hạn VeDan Việt Nam làm ONMT sông

<small>Thị Vải năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân Việt Nam,</small>

UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh gap nhiều khó khăn khi phải đứng ra giúp người dân thống kê thiệt hại, yêu cầu công ty Vedan bồi thường, trong khi pháp luật quy định người bị thiệt hại

có thé tự mình hoặc ủy quyền cho co quan nhà nước xác định thiệt hại và yêu

cầu bồi thường thiệt hại nhưng hiếm khi cơ quan nhà nước đứng ra thực hiện nội dung ủy quyền này; hay vụ của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm ONMT biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế làm cá chế hàng loạt vào năm 2016, Chính phủ đã kịp

thời đứng ra để xác định và yêu cầu một khoản tiền bồi thường cho các hộ

nông dân, ngư dân bị ảnh hưởng ... Việc giải quyết BTTH do hành vi làm

ONMTN thời gian qua cho thấy nhiều quy định pháp luật đã hạn chế quyền khởi kiện như khơng có quy định khởi kiện tập thé khi có nhiều người bị hại

trong cùng một vụ; về nghĩa vụ chứng minh có thiệt hại của bên bị thiệt hại;

về thời hiệu giải quyết tranh chấp khi người dân thơng qua bên thứ ba để hịa

giải u cầu bồi thường nhưng phía người phải bồi thường kéo dài thời hạn dé

quá thời hiệu;... cũng như sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

về mơi trường trong vai trị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trách nhiệm yêu cầu BTTH với loại thiệt hại cho mơi trường chung.

Từ những phân tích về thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi lam ô nhiễm môi trường nước tại

Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Dé tai có ý nghĩa quan trọng về việc

tiếp tục hệ thống lý luận về trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN và

cập nhật quy định pháp luật hiện hành về BTTH do hành vi làm ONMTN ở

<small>Việt Nam hiện nay.</small>

2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Sau khi ban hành Luật BVMT 2014, nhiều cơng trình, tài liệu nghiên

cứu về van đề BTTH do hành vi gây ONMT nói chung, ONMTN nói riêng tai

Việt Nam, cụ thê:

Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về bồi thường thiệt hai do hành vi gây 6

nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoa tại

Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội vào năm 2015. Luận văn từ khái

quát lý luận về pháp luật BTTH do hành vi gây ONMT của doanh nghiệp, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về BTTH do hành vi gây ONMT do một loại chủ thể thực hiện là Doanh nghiệp.

Luận án tiễn sĩ “Trách nhiệm béi thường thiệt hại do hành vì làm ô nhiễm

môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Kim Hiếu bảo vệ tại

Học viện Khoa học xã hội năm 2015 đã đưa ra cách hiểu về khái niệm, đặc điểm

hành vi gây ô nhiễm môi trường; xác định BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi

trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Tác giả nhận định yếu tố

quan trọng để yêu cầu BTTH, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt

hại và hành vi gây ô nhiễm môi trường là vô cùng khó khăn.

<small>A x</small>

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiêm

nguôn nước — Thực tiễn áp dung tai tinh Quảng Bình” tac giả Nguyễn Quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hùng tại Khoa Luật, Đại học quốc gia năm 2017 đã đưa ra cách hiểu về ô

nhiễm nguồn nước và các quy định của pháp luật về phòng, chống và khắc phục 6 nhiễm nguồn nước và thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình dé từ đó đưa ra

định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phịng chống và khắc phục ơ

nhiễm nước.

Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm béi thường thiệt hại do doanh nghiệp gây <small>ONMTN theo quy định cua pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thúy</small> Phương, tại Trường đại học Luật, Đại học Huế năm 2019. Luận văn đã nghiên

cứu các vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường nước, tình hình ONMTN ở

Việt Nam hiện nay và cách hiểu về trách nhiệm BTTH do doanh nghiệp gây ONMTN, về thực trạng pháp luật về BTTH do hành vi gây ONMTN của

doanh nghiệp và thực tiễn thực thi pháp luật.

Bài viết “Boi thường thiệt hại do 6 nhiễm, suy thối mơi trường ” của tác

giả Vũ Thu Hạnh đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 3(40) năm 2004; bài

viết “Trách nhiệm bôi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tải sản và các

lợi ích hợp pháp khác do làm ơ nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Bùi Đức Hiển đăng trên Tap chí nghiên cứu lập pháp số 02 +03, tháng <small>02/2020 cũng đã khái quát cách xác định các loại thiệt hại do hành vi làm</small>

ONMT của các chủ thẻ.

Các cơng trình khoa học hiện nay chủ yếu nghiên cứu về BTTH do hành

<small>vi làm ONMT nói chung và nghiên cứu các quy định từ luật BVMT năm</small>

2014; nghiên cứu về trách nhiệm BTTH do hành vi gây ONMTN thì chủ yếu đang nghiên cứu dưới góc độ chủ thé là Doanh nghiệp thực hiện hành vi làm

ONMTN. Luận văn mà người nghiên cứu chọn lựa khi nghiên cứu về trách

nhiệm BTTH do làm ONMTN của các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm <small>pháp luật và cập nhật các quy định hiện hành trong Luật BVMT năm 2020 (có</small>

hiệu lực vào ngày 01/01/2022). Nên cơng trình này vẫn có tính mới, tính thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sự khi cập nhật các quy định mới trong Luật BVMT năm 2020 và hướng dẫn

-áp dụng xác định BTTH ngoài hợp đồng theo Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP

của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

3.1. Mục dich của việc nghiên cứu dé tài

Đề tài tập trung khái quát lý luận về trách nhiệm BTTH do hành vi làm

ONMTN và từ thực trạng của pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về

BTTH do hành vi làm ONMTN, luận văn đưa ra phương hướng và đề xuất

giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về

<small>BTTH do hành vi làm ONMTN.</small>

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để dat được mục tiêu dé ra, luận văn có các nhiệm vụ cụ thé sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu và hệ thống vấn đề lý luận liên quan đến trách

nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN của các chủ thé tại Việt Nam. Từ kinh

nghiệm của một số quốc gia về việc giải quyết yêu cầu BTTH do hành vi làm

ONMITN để chọn lọc giá trị, tham khảo cho Việt Nam.

<small>- Thứ hai, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật dân sự, luật bảo vệ</small>

môi trường về trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN; phân tích thực

tiễn áp dụng pháp luật đề giải quyết yêu cầu BTTH do hành vi làn ONMTN

<small>thời gian qua.</small>

- Thứ ba, đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về BTTH do hành vi làm ONMTN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn nghiên cứu trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN

theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi

<small>hành tại Việt Nam.</small>

<small>Comment [A1]: Về tổng quan nghiên cứucần chia ra làm 2 nhóm: (1) nghiên cứu về</small>

<small>TNBT do ONMT (nhìn từ góc nhìn chung); (/</small>

<small>TNBT do ơ nhiễm nc.</small>

<small>Đặc biệt phải chỉ rõ: các cơng trình trên giảiquyết được các vấn đề gì ? Và cịn các vấn ¢gì cần tiếp tục nghiên cứu > Như thế này |</small>

<small>bằng với tổng quan nghiên cứu của Luận án</small>

<small>Nên em xin phép chỉ giới thiệu qua các cơn;trình, nói về nội dung các cơng trình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>4.2. Pham vi nghiên cứu</small>

- Pham vi đối tượng nghiên cứu: dé tài tập trung làm rõ quy định pháp

luật dân sự và pháp luật về bảo vệ môi trường về BTTH do hành vi làm

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

Luận văn chủ yếu xây dựng dựa trên cơ sở duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác — Lê Nin và lý luận chung bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam làm cơ sở phương pháp luận dé đạt được mục đích và giải quyết

<small>các nhiệm vụ của luận văn.</small>

Do đây là đề tài vừa mang tính lý luận và thực tiễn, liên quan đến việc

<small>BTTH do các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên địi hỏi</small>

phải có hướng tiếp cận khá tồn diện, vận dụng kiến thức và phương pháp

nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt như phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu vụ việc, cụ thể:

Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng dé trình bày các nội dung

trong phần lý luận và quy định pháp luật về BTTH do làm ONMTN của các

chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên

<small>cứu nay tại Chương | và Chương 2.</small>

<small>Phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương | khi nghiên cứu các quy</small>

định theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về xác định trách nhiệm

<small>BTTH do hành vi làm ONMTN, từ đó chọn lọc giá trị tham khảo cho Việt Nam.</small> Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để phân tích thực tiễn

giải quyết yêu cầu BTTH do hành vi làm ONTMN thời gian qua. Luận văn sử

<small>dụng phương pháp nay tại Chương 2.</small>

<small>Phương pháp bình luận và phương pháp quy nạp được luận văn sử dụng</small>

trong Chương 3 khi đánh giá những nhận định và đề xuất giải pháp, kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về BTTH do hành vi làm ONMTN tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn hệ thống các vấn đề lý luận về BTTH do hành vi làn ONMTN của các chủ thể bao gồm doanh nghiệp và cá nhân khi có hành vi vi phạm

pháp luật về BTMT mà làm ONMTN. Việc nghiên cứu lý luận được cập nhật

trên cơ sở kế thừa các kết quả cơng trình nghiên cứu trước đó, phù hợp với

<small>cách quy định hiện nay trong pháp luật Việt Nam, nhưng tập trung vào loại</small>

ONMT là ONMTN. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho hoạt động

<small>nghiên cứu, giảng dạy trong các co sở dao tạo luật và bảo vệ môi trường ởViệt Nam.</small>

Các kết quả nghiên cứu của luận văn như việc phân tích thực trạng quy định pháp luật về BTTH do hành vi làm ONMTN và thực tiễn áp dụng sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc giải quyết BTTH ngoài hợp

đồng tham khảo cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực

<small>thi pháp luật BVMT và BTTH do hành vi làm ONMT thời gian tới.</small>

7. Kết cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành

<small>vi làm ô nhiễm môi trường nước.</small>

Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường nước và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường

thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

CHƯƠNG 1. KHÁI QUAT CHUNG VE TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI DO HANH VI LAM Ô NHIEM

MOI TRUONG NUOC

1.1. Khái niệm va đặc điểm về hành vi lam 6 nhiễm môi trường nước

1.1.1. Khái niệm hành vi làm ô nhiễm mơi trường nước

Dưới góc độ pháp luật, hiện nay các quy định về nước được sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thuật ngữ: môi trường

nước, tài nguyên nước và nguồn nước. Trong luận văn này khi đề cập đến môi trường nước cũng bao hàm các khía cạnh trên. Tác giả cho rằng môi trường nước là môi trường sống của các cá thé sống đưới nước và các cá thé khác

<small>chịu sự ảnh hưởng va phụ thuộc vao nước.</small>

Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất

vật lý, hố học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các ch Ất lạ ở thể lỏng, rắn

làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm mức độ đa dạng sinh vật trong nước và ảnh hưởng đến các cá thể sống chịu sự tác

động bởi môi trường nước. Hiến chương châu Âu về tài nguyên nước cho

rằng “O nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm ban nước và gây nguy hiểm cho con người, cho cơng <small>nghiệp, nơng nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi</small> hoang da" [43]. Luật BVMT năm 2014 tại khoản 6 Điều 3 đã định nghĩa “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù

hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.”

Nhưng khái niệm này đã có sự thay đổi trong Luật BVMT năm 2020, “Ơ nhiễm mơi trường là sự biễn đỗi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu

chuân môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vat và tự

nhiên” [19, Điều 3.12].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt

đưa vào môi trường nước chất thai ban, các sinh vật và vi sinh vật có hại ké ca xác chết của chúng. Làm ONMTN được tiếp cận là ô nhiễm nước có nguồn

gốc nhân tạo, do q trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như

các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường

nước của các chủ thé trong xã hội. Vì vậy, hành vi lam ONMTN được xem <small>xét dưới góc độ là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nước.</small>

Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật là “hành vi trái pháp luật, có lỗi,

do chủ thé có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã <small>hội được pháp luật bảo vệ.” [21, tr.211]. Hành vi lam ONMTN là hành vi vi</small>

phạm pháp luật bảo vệ môi trường nước, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm

trật tự xã hội mà pháp luật được thiết kế để bảo vệ môi trường nước. Trật tự

xã hội ấy được thé hiện ở các giá trị cơ bản như sự an tồn về thân thể (tính

mạng, sức khỏe), tài sản của các cá nhân, tổ chức trong xã hội và bao gồm lợi

ích chung của cộng đồng. Hành vi làm ONMTN luôn là hành vi gây thiệt hại

hoặc có khả năng gây thiệt hại cho xã hội. Bởi nếu khơng gây thiệt hại cho xã hội, nói chung, hành vi đó khơng bị coi là VPPL. Trong nhiều trường hợp cho thấy, nhiều hành vi lam ONMTN đã dẫn đến thiệt hai mà không thé bu đắp và

không thé khôi phục được như làm tuyệt chủng những loài sinh vật nhất định, làm tuyệt chủng những nguồn gen nhất định... trường được xác định là những

dạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Từ cách hiểu của pháp luật BVMT nước của Việt Nam trên có thé hiểu rằng hành vi làm ONMTN là hành vi vi phạm pháp luật do tổ chức, cá nhân thực

hiện trái các yêu câu, các chuẩn mực mà pháp luật bao vệ môi trường nước quy

định mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường nước bao gồm hành vi làm/gây

ONMTN, gây suy thối mơi trường nước, gây ra các sự cố môi trường nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Nhưng trong phạm vi luận văn, tác giả chủ yếu tập trung vào Hành vi làm

ONMTN được hiểu theo nghĩa hẹp của luận văn tập trung nghiên cứu là hành vi phát thải ra môi trường những chất gây hại cho môi trường như thải dầu

mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép; các chất

thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại gây ra dịch bệnh

cho người và gia súc hoặc các yếu tố độc hại khác ...

1.1.2. Đặc điểm của hành vi làm ô nhiễm môi trường nước

Cách tiếp cận hành vi làm ONMTN là hành vi VPPL. Vi vậy, hành vi làm ONMTN có đặc điểm chung của hành vi vi phạm pháp luật và có đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, hành vi làm ONMTN là hành vi trái pháp luật, gây ra hậu quả

xấu cho môi trường nước và các cá thé sống phụ thuộc vào nước. Hoạt động

gìn giữ và bảo vệ mơi trường nước trong bối cảnh hiện nay là một trong

những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đề thực hiện chức năng này, Nhà nước phải ban hành các qui phạm mệnh lệnh với nội dung nghiêm cắm các hành vi làm ONMTN. Nếu hành vi

<small>làm ONMTN gây ra hậu quả tiêu cực tới mơi trường nước, các lồi sinh vật</small>

sống, và đặc biệt là con người sẽ bị coi là hành vi trái pháp luật về bảo vệ môi

trường nước. Do đó, chủ thé vi phạm sẽ chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi làm ONMTN. Trách nhiệm pháp lí có thể là trách nhiệm hành chính, trách

<small>nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.</small>

Thứ hai, hành vi làm ONMTN thường gây ra thiệt hại về môi trường. Thiệt hại về môi trường không chỉ thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe

của các cá nhân, tổ chức do mơi trường nước bị ơ nhiễm mà cịn thiệt hại cho

<small>mơi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi</small> trường. Quan điểm này được thể hiện qua Luật BVMT năm 2005, năm 2014 và hiện nay là năm 2020 (khoản 1 Điều 130). Theo đó loại thiệt hại về sức

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá <small>nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường là</small>

thiệt hại gián tiếp chỉ xảy ra khi đã có thiệt hại đối với mơi trường nước.

Thứ ba, hành vi làn ONMTN không can chứa đựng lỗi của chủ thể thực

hiện hành vi vẫn làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Lỗi của chủ thể là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một chủ thé đối với hành vi trái pháp

luật (làm ONMTN) của chủ thé đó và hậu quả của hành vi làm ONMTN [20, tr.421]. Yếu tổ lỗi ln được đặt ra khi có hành vi trái pháp luật. Nếu một chủ

thể gây ONMTN mà có lỗi thì chủ thể đó phải chịu trách nhiệm pháp lí (trách

nhiệm BTTH) đối với hành vi này. Nếu việc thực hiện hành vi mà khơng có lỗi thi chủ thé không phải chịu trách nhiệm BTTH. Trong khoa học pháp lí,

đối với hành vi làm ONMTN, yếu tổ lỗi không phải là yếu tố bắt buộc dé phát

<small>sinh trách nhiệm BTTH do làm ONMTN.</small>

Việc chủ thể thực hiện hành vi làm ONMTN mà khơng có lỗi nhưng

phải BTTH là loại trách nhiệm dân sự, là loại trách nhiệm của chủ thể thực hiện hanh vi lam ONMTN đối với nạn nhân của hành vi đó. Đây là một đặc điểm quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể có hành vi làm ONMTN, nhằm phân biệt trách nhiệm BTTH đối với hành vi làm

<small>ONMTN với các loại trách nhiệm pháp lí khác.</small>

<small>Thứ tu, hành vi làm ONMTN thưởng gây ra thiệt hại trên diện rộng với</small>

số lượng người bị thiệt hại lớn. Thực tế cho thay, các hành vi gây ONMTN thường gây thiệt hại trên diện rộng, với số lượng người bị thiệt hại không chỉ trong phạm vi một địa phương (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) mà trong phạm vi

thuộc dịng chảy của con sơng, dịng hải lưu. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc xác định thiệt hại, giám định thiệt hại và liên quan đến nhiều cơ quan có

thâm quyền khác nhau. Vì vậy, việc xách định trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN thường tốn kém, phức tạp, địi

<small>hỏi tính chun mơn và khoa học công nghệ cao.</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Thứ năm, hành vi làm ONMTN trong nhiều trường hợp được thực hiện bởi nhiều chủ thé. Do hiện nay các khu, cụm công nghiệp của Việt Nam đều được hình thành quanh lưu vực các con sông lớn, gần biển. Điều này vừa tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận tải hàng hóa, sử dụng nguồn tài nguyên nước, cũng đồng thời là khu vực mà các cơ sở sản xuất kinh doanh, các DN trì hỗn việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải mà xả thải thăng ra môi trường nước qua các hệ thống cống thốt nước. Khi có thiệt hại xảy ra cho các cá nhân, tổ chức hoặc cho môi trường nước thường là khi hành vi làm

ONMTN đã diễn ra trong thời gian dai và được thực hiện bởi nhiều chủ kinh doanh quanh lưu vực sông. Điều này tác động đến việc xác định “tỷ lệ” của

thiệt hại do hành vi làm ONMTN được thực hiện bởi nhiều chủ thé. Nếu khơng xác định được thì trách nhiệm của các chủ thể là như nhau.

1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm

ô nhiễm môi trường nước

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành

vi lam 6 nhiễm môi trường nước

1.2.1.1. Khái niệm trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm

<small>môi trường nước</small>

<small>Trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN là một loại trách nhiệm</small>

BTTH ngoài hợp đồng [22, tr.189-208], [19, Điều 133.2] được đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật - hành vi làm ONMTN gây tổn hại cho người khác. Đồng thời trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN là một loại trách <small>nhiệm pháp ý trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, trong đó Nhà nước (thơng</small> qua cơ quan có tham quyền) có quyền áp dung các biện pháp được pháp luật bảo vệ môi trường quy định đối với chủ thể vi phạm và các chủ thể này có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra [29,

tr.33]. Như việc Nhà nước yêu cầu người làm ONMTN khi gây ra thiệt hại

phải BTTH toàn bộ ngay cả khi khơng có lỗi. <small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Việc quy định BTTH do hành vi làm ONMTN là nghĩa vụ mà người</small> thực hiện hành vi phải gánh chịu hậu quả bắt lợi do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, việc BTTH này cần hướng tới hai tác dụng cơ bản là: “khôi phục thiệt

<small>hại” và tác dụng “răn đe, phịng ngừa”.</small>

Vẻ tác dụng khơi phục thiệt hại, ché định bồi thường thiệt hai hướng tới việc xác định xem khi đã có thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ

<small>môi trường, thì ai (người có hành vi gây thiệt hại, nạn nhân của hành vi haybên thứ ba nào khác) phải đứng ra gánh chịu hậu quả đó. Trường hợp nạn</small>

nhân được bồi thường, hậu quả xảy ra đã được dịch chuyển từ vai nạn nhân

<small>phải gánh chiu sang cho người gây thiệt hại.</small>

Vẻ tác dụng ran đe, phòng ngừa, trách nhiệm BTTH hàm chứa một thông điệp rõ ràng trong xã hội rằng: xã hội khơng khuyến khích những hành

vi VPPL về bảo vệ môi trường, không mong muốn có những hành vi như vậy.

Tại Hoa Kỳ, mục tiêu chủ yếu của chế định trách nhiệm bồi thường trong lĩnh <small>vực môi trường là hướng tới tác dụng “răn đe” (xử lý làm gương) và đảm bảo</small> hiệu quả kinh tế trong bảo vệ môi trường (tối ưu hóa phúc lợi xã hội) [34,

Từ góc độ bảo vệ mơi trường, có thể thấy răng, quy định về trách

<small>nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN là hệ quả phái sinh của việc áp dụng</small>

nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (polluter-pays-principle). Day là nguyên tắc được Việt Nam nói riêng [19, Điều 4.6] và nhiều quốc gia trên thé giới coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi

trường [32]. Khi nói đến BTTH, pháp luật thường hướng tới việc người bị hại

có quyền yêu cầu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm chấm dứt hành vi hoặc buộc phải thực hiện hành vi nhất định như đền bù thiệt hại do vi phạm hay

<small>khôi phục lại hiện trạng trước khi vi phạm.</small>

Từ cách hiểu về hành vi làm ONTMN và trách nhiệm BTTH, có thé xác

<small>định rách nhiệm BTTH do hành vi lam ONMTN là một loại trách nhiệm dân</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

sự được áp dụng cho các chủ thể thực hiện hành vi làm ONMTN gây ra hậu <small>quả làm suy giảm chức năng và tính hữu ích của mơi trường nước, gây thiệt</small>

hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp

của các cá nhân, tổ chức

1.2.1.2. Đặc điểm cua trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi lam 6

nhiễm môi trường nước

Trách nhiệm BTTH do hảnh vi làm ONMTN đặc điểm chung của trách

nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung, nhưng vẫn có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, người bị hại (nạn nhân) của các hành vi làm ONMTN và chu

thể gây thiệt hại (thủ phạm) thường không cân xứng về khả năng tiếp cận

pháp luật dé bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi, hầu hết hành vi

làm ONMTN trên thực tiễn mà gây ra hậu quả buộc nạn nhân yêu cầu BTTH, thủ phạm thường là các doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước <small>ngoài như qua vụ Vedan năm 2006, vụ đóng tàu Huyndai Vinashin, vụFormosa năm 2016, vụ Sonadezi Long Thanh năm 2011... trong khi đó, nạn</small> nhân chủ yếu là nông dân, ngư dân... Trong tương quan lực lượng về yếu tô am hiéu pháp luật, tiềm lực kinh tế, trình độ chun mơn giữa người thực hiện hành vi và người bị hại thì bên bị hại yếu thế hơn. Bên cạnh đó, số lượng người bi hại trong các vụ làm ONMTM nước là rất lớn, nhưng giữa các nạn

nhân thường khơng có mối liên kết chặt chẽ, hay tông thiệt hại phải gánh chịu

có thé là rất lớn nhưng thiệt hại đối với từng nạn nhân cụ thé có thé khơng đủ lớn để các nạn nhân này có động lực theo đuổi các vụ kiện đơn lẻ.

<small>Thứ hai, trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN ln có thiệt haimà xã hội phải ghánh chịu — thiệt hại cho môi trường. Do hành vi làm</small> ONMTN luôn dẫn đến hậu qua là ảnh hưởng xấu đến nguồn nước, dẫn đến

các thiệt hại về tài sản, tính mạng của các nạn nhân. Khi đặt ra trách nhiệm

BTTH do hành vi làm ONMTN cần xem xét đến lợi ích cơng cộng/lợi ích của

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nhà nước và lợi ích của người bị hại cụ thể. Thiệt hại cho môi trường nước như chất lượng nguồn nước, lợi ích từ việc khai thác nguồn nước bị ảnh

hưởng do ô nhiễm rất dễ bị “lãng quên” hoặc không được yêu cầu bồi thường

<small>thỏa đáng.</small>

Thứ ba, nhiều chủ thể có quyển yêu câu trách nhiệm BTTH do hành vi

làn ONMTN. Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH do hành vi làm ONMTN

khơng chỉ có cá nhân, tổ chức có thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe và

thiệt hại khác do nguồn nước bị ô nhiễm, suy thối. Bên cạnh đó, do các vụ <small>phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONTMN thường gây thiệt hại</small> trên diện rộng, số lượng nạn nhân lớn và thuộc thuộc quyền của nhiều cơ

quan khác nhau. UBND cấp xã, huyện, tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường

cũng có quyền yêu cầu trách nhiệm BTTH khi hành vi làm ONMTN gây thiệt <small>hại cho môi trường nước chung.</small>

Thứ tư, chủ thể gây thiệt hại do hành vì làn ONMTN chủ yếu là các

doanh nghiệp. Trong vụ việc về ONMTN trong nhiều trường hợp khơng chỉ có

một chủ thể mà nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp, nhà máy cùng hoạt

<small>động trên địa bàn có hoạt động xả thải ra môi trường nước. Việc xác định tỷ lệ</small>

gây thiệt hại của mỗi hành vi của từng chủ thé làm ONMTN dé đưa ra trách nhiệm BTTH tương xứng là cơng việc khó khăn, địi hỏi quan trắc phức tạp.

1.2.2. Chủ thé của trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm

<small>môi trường nước</small>

1.2.2.1. Chủ thể yêu cau bôi thường thiệt hại do hành vi lam ô nhiém môi

<small>trường nước</small>

Hành vi làm ONMTN có thể gây ra 2 loại thiệt hại cơ bản là thiệt hại

có nạn nhân cụ thé; và thiệt hại có nạn nhân là cộng đồng nói chung (hoặc

mơi trường nói chung). Do vậy, các chủ thể này có quyền yêu cầu BTTH do

hành vi làm ONMTN. Việc yêu cầu BTTH do hành vi làm ONMTN là yêu

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cầu của nạn nhân nhằm buộc chủ thể có hành vi vi phạm tiến hành bồi thường

<small>những thiệt hại mà mình đã gánh chịu.</small>

<small>Một là, các nạn nhân là cá nhân có tính mạng, sức khỏe, tài sản bị xâm</small> hai; các tơ chức có tài sản hoặc lợi ích kinh tế bị xâm hại.

<small>Hai là, UBND theo địa bàn thuộc phạm vi quan lý của minh mà phát</small> hiện mơi trường nước có dấu hiệu bị ơ nhiễm, suy thối có trách nhiệm u

cầu BTTH. Pháp luật ở nhiều quốc gia thường trao quyền khởi kiện địi bồi

thường thiệt hại về mơi trường nói chung cho chính quyền đại diện cho cộng

đồng đó như Ủy ban nhân dân. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Úc, An Độ,

Pakistan, Uganda v.v. pháp luật còn thừa nhận cho phép các tổ chức thuộc lĩnh vực xã hội dân sự có thể đứng đơn khởi kiện vì lợi ích cộng đồng (public <small>interest litigation) trong trường hợp có hành vi gây thiệt hai cho mơi trường</small>

<small>nói chung [33].</small>

Pháp luật các quốc gia thường cơng nhận chủ thể bị thiệt hại từ hành vi VPPL về bảo vệ mơi trường nói chung, mơi trường nước nói riêng có quyền u cầu địi BTTH khơng chỉ xuất phát từ lẽ cơng bằng mà cịn xuất phát từ lý do thực tế là những người bị thiệt hại thường cũng là những người có động lực nhất và vị trí tốt nhất dé thực hiện yêu cầu bơi thường (có thơng tin đầy đủ dé

<small>chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra).</small>

1.2.2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm

<small>môi trường nước</small>

Chủ thé chịu trách nhiệm BTTH là cá nhân hoặc pháp nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tập trung chủ yếu nghiên cứu chủ thé của trách

nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN là pháp nhân thương mại. Một chủ thé

<small>có năng lực trách nhiệm pháp lí — tức là có khả năng mà pháp luật qui định</small>

cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình [28] sẽ phải gánh chịu

những hậu quả bat lợi được qui định trong phan chế tài của một qui phạm

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

pháp luật nếu chủ thể đó có hành vi vi phạm pháp luật. Đối với thiệt hại do

ONMTN, chủ thé có năng lực trách nhiệm pháp lí sẽ chịu trách nhiệm BTTH cho những tồn thất mà chủ thé đó đã gây ra.

Cá nhân thành niên là người từ đủ 18 tuổi sẽ có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ [15, Điều 20], tức là có năng lực trách nhiệm BTTH. Trong khi đó,

<small>năng lực trách nhiệm pháp lí của các pháp nhân là như nhau. Pháp nhân có</small>

năng lực trách nhiệm pháp lí từ khi được thành lập và cham dứt năng lực này

khi giải thể. Trách nhiệm BTTH của pháp nhân được đặt ra xuyên suốt trong

quá trình tồn tại và hoạt động của pháp nhân nếu có hành vi làm ONMTN.

1.2.3. Điều kiện xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô

nhiễm môi trường nước

Bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH gồm có: (1) có hành vi làm

ONMTN gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tồn thất về tinh thần; (2) hành vi

làm ONMTN là hành vi trái pháp luật (thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật); (3) phải có mối quan

<small>hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi làm ONMTN (thiệt hại xảy ra</small>

phải là kết quả tất yêu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại); và (4) phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý <small>của người gây thiệt hại. Tuy nhiên, riêng với việc BTTH do hành vi làm</small>

ONMITN thuộc trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải bồi thường

ngay cả khi khơng có lỗi, nên trách nhiệm BTTH được đặt ra ngay cả khi đáp

ứng ba điều kiện đầu tiên.

Một là, hành vi lam ONMTN phải gây ra thiệt hại trên thực té.

Trong chế định trách nhiệm BTTH, thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh

trách nhiệm bồi thường, vừa là cơ sở xem xét mức bồi thường. Vì thế, việc

xác định có thiệt hại xảy ra là yếu tố rất quan trọng, bởi mục tiêu của việc

BTTH là đảm bảo đền bù cho những thiệt hại, tôn that gây ra.

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Loại thiệt hại được bồi thường phải là loại thiệt hại có thể tính tốn được về giá trị kinh tế (chăng hạn như vì có hành vi vi phạm mà giá trị thị

trường của tài sản bị giảm sút) [34, tr.279-280]. Thiệt hại cho các thương tôn thân thé được xác định bao gồm: tơn thất về thu nhập, chi phí chữa trị về y tế,

một khoản bồi thường cho sự đau đớn hoặc sự chịu đựng điều khó chịu (chăng hạn phải chịu đựng mùi hơi, tiếng ồn khó chịu v.v.). Thiệt hại về tài sản được xác định bao gồm sự giảm sút giá trị tài sản và chi phí sửa chữa, khắc phục tài sản. Thiệt hại về thu nhập trong kinh doanh cũng có thê được

tính, dựa trên sự khác biệt giữa doanh thu thực tế với đoanh thu thơng thường

<small>trong trường hợp khơng có hành vi vi phạm [34, tr.280].</small>

<small>Hành vi lam ONMTN thường gây ra hai loại thiệt hại sau:</small>

+ Có thé đó là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (ONMTN làm người bị ốm đau, bệnh tật; các chất độc hai gây sinh con quái thai, dị dang), tài sản (ví

dụcá chết vì nước bị ơ nhiễm...), các thành tố cụ thể của mơi trường nước như <small>các lồi sinh vật, tình trạng đa dạng sinh học. Đây là loại thiệt hại mà nạn</small> nhân được xác định cụ thể (cá nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức nào đó

<small>bi xâm hại: do có tính mang, sức khỏe hoặc tài san bi xâm hai).</small>

Việc xác định loại thiệt hại này nhiều khi không hề dễ dàng, nhất là trong trường hợp, thiệt hại có tính chất ân dấu, tức là phải mất một khoảng

thời gian khá dài kế từ khi xảy ra hành vi vi phạm thì thiệt hại mới thực sự bộc lộ (nhất là các thiệt hại liên quan tới sức khỏe).

+ Có thé là thiệt hại chung cho mơi trường (environmental damage), đó <small>là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường nước mà những “nạn</small> nhân” này khơng tự mình có “năng lực kêu đau” nếu cộng đồng hoặc thành viên của cộng đồng không lên tiếng. Thiệt hại này là thiệt hại cho cộng động <small>hoặc lợi ích cơng cộng bị xâm hại.</small>

<small>Ví dụ, hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của công ty Vedan vừa gây</small>

thiệt hại về hoa màu (thiệt hại về tài sản, lợi ích kinh tế) cho các nông dân ở

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai va tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng

đồng thời cũng làm cho các lồi thủy sinh trên sơng phải chịu thiệt hại (tức là

<small>gây thiệt hai chung cho môi trường tự nhiên — thứ tài sản cơng mà nạn nhân</small> thường khó xác định được cụ thê).

Pháp luật Hoa Kỳ cũng quy định rõ các tổ chức, cá nhân có hành vi làm

ONMNT phải bôi thường những thiệt hại cho môi trường nói chung. Cụ thé, Điều 107(a)(4)(C) Luật về trách nhiệm, bồi thường và các biện pháp đối phó tồn diện với các vấn đề về môi trường (Comprehensive Environmental

<small>Response, Compensation, and Liability Act) của Hoa Kỳ quy định: cơ sở sản</small>

xuất, chủ phương tiện vận chun, chủ cơng trình phải chịu trách nhiệm bồi

thường cho những tốn thất hoặc thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên, bao

gồm cả chi phí hợp lý cho việc xác định những tôn thất hoặc thiệt hại này [41, tr.796]. Chủ thể có quyền kiện địi u cầu BTTH đối với những thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên là “chính phủ Hoa Kỳ” hoặc “chính quyền bang”

tùy theo nguồn tài ngun đó thuộc thâm quyền quản lý của chính phủ liên bang hay chính quyền các bang [41, tr.797]. Khoản tiền bồi thường mà chính

quyền liên bang hoặc chính quyền bang thu được từ vụ kiện địi bồi thường từ <small>hành vi gây hại cho mơi trường nói chung đó chỉ được sử dụng vào các mục</small> đích phục hồi, khắc phục các thiệt hại về môi trường.

Các thiệt hại do hành vi làm ONMTN trong nhiều trường hợp thường được xác định khá rõ, đặc biệt là thiệt hại về tài sản, nhưng thiệt hại về sức

khỏe (có nhiều bệnh do tác động từ ONMTN cần phải có thời gian) hoặc thiệt

hại chung đối với mơi trường nước rất khó đề lượng hóa.

Nhưng ở nhiều quốc gia, việc xác định thiệt hại dé được yêu cầu BTTH

lại khác nhau như Australia, có thêm về loại thiệt hại do ONMTN là các lợi

ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

là lợi ích phi vật chat). Tại Nhật Bản, thiệt hại do làm ONMTN được phân chia thành nhiều loại, bao gồm [37]:

- Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người. Loại thiệt hại

này gây ra là do cơ thể con người hấp thụ hoặc bị tác động bởi các chất độc

hại dẫn đến bệnh tật hoặc các thương tốn khác: ung thư, mất khả năng sinh

sản, mat khả năng thính giác, nắm ngồi da, viêm họng, các bệnh cấp tính và

mãn tính về đường hơ hấp, đường tiêu hố...

- Thiệt hại về tài sản do môi trường bị ô nhiễm, suy thối làm giảm

năng suất cây trồng, vật ni

- Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái: nguồn nước bi cạn kiệt, động, thực vật quí hiếm bị suy giảm, suy giảm da

dạng sinh học, mắt cân bằng sinh thái...

- Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan do cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, bị thu hẹp, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị huỷ hoại như khu du lịch, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp, nhiễm ban, ơ uế, có mùi hơi thối, khu di tích bị lắn chiếm, phá dỡ...

<small>Hai là, hành vi làm ONMTN là hành vi trái pháp luật</small>

<small>Một hành vi làm ONMTN bị coi là trái pháp luật do hành vi làm xâm hai</small>

sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức được nhà nước bảo hộ thông

qua việc làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái và hành vi này làm

thiệt hại cho môi trường chung cho hiện tại và thế hệ mai sau. Vì vậy, hành vi gây ONMTN bị nhà nước nghiêm cắm. Một chủ thể sẽ khơng có trách nhiệm BTTH nếu chủ thể đó thực hiện hành vi phù hợp với các qui định của pháp luật [19, Điều 130.4]. Trách nhiệm BTTH chỉ được đặt ra khi thiệt hại xảy ra

<small>trên cơ sở hành vi trái pháp luật gây hậu quả làm ONMTN, gây thiệt hại tới</small>

sức khỏe, tính mạng, tai sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác

<small>thì phải có trách nhiệm BTTH.</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại <small>xảy ra</small>

Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thé hiện

hành vi làm ONMTN là nguyên nhân, còn thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả

tất yéu của hành vi gây thiệt hại. Dé xác định mối quan hệ giữa hành vi làm

ONMTN và thiệt hai là công việc phức tạp do có sự tham gia của nhiều tác

nhân vào q trình biến đổi các yếu tố mơi trường. Để loại trừ thiệt hại xảy ra

từ những nguyên nhân khác như sự cỗ môi trường, pháp luật Việt Nam và các

quốc gia đều quy định phải chỉ rõ mối quan hệ nhân quả khi hành vi gây thiệt

hại phải thực hiện trước, là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định

đối với thiệt hại đã xảy ra. Do vậy đề chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi làm ONMTN và thiệt hại xảy ra cần trải qua các bước: (1) Xác định mối quan hệ giữa hành vi làm ONMTN với tình trạng ơ nhiễm, suy thối của mơi trường nước; và (2) Xác định mối quan hệ giữa ô nhiễm, suy thối mơi trường nước với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ONMTN và thiệt hại xảy ra là cơng việc bắt buộc, đóng vai trị then chốt trong yêu cầu đòi

Nhiều khi việc xác định mối quan hệ nhân qua là không dé dàng và

thường phải dựa vào nguyên tắc mang tính thống kê [42, tr.247]. Tai Trung

Quốc, khi có tranh chap phát sinh từ ONMTN, người gây 6 nhiễm có trách nhiệm chứng minh rằng họ không phải chịu trách nhiệm hoặc trách nhiệm của họ có thé được giảm nhẹ trong những hồn cảnh nhất định theo quy định của

pháp luật hoặc phải chứng minh rằng khơng có mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi của mình và thiệt hại [36, Điều 66].

Bốn là, yếu tố lỗi khi thực hiện hành vi làm thiệt hại. Khi một chủ thé

thực hiện hành vi gây thiệt hại mà có lỗi, chủ thể đó phải chịu trách nhiệm

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

BTTH. Lỗi và hình thức lỗi là kết hợp của sự nhận thức, động cơ, mục đích, thái độ, sự quan tâm đến hậu quả của người thực hiện hành vi [7, tr.19]. Lỗi Có ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ

gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không

mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thé biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thay trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rang thiệt hại sẽ

khơng xảy ra hoặc có thé ngăn chặn được.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ONMTN mà khơng tính đến yếu tơ lỗi [15, Điều 602]. Việc chứng minh yếu tố lỗi trong các thiệt hại do làm ONMTN là không thể thực hiện được. Luong trước van dé này pháp luật quy định, các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh có <small>xả thải ra ngồi mơi trường nước sẽ phải ký quỹ và đóng các loại phí bảo vệ</small> mơi trường. Các loại phí này được sử dụng dé phuc hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm, bồi thường cho người bị thiệt hại ké cả trong trường hợp họ khơng

có lỗi.

Việc bồi thường thiệt hại do hành vi lam ONMTN nói riêng, trong lĩnh

vực BVMT nói chung duoc đặt ra ngay cả khi chủ thê gây ra thiệt hại khơng

có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Như tại Trung Quốc, Luật Bảo vệ môi

trường năm 1989 quy định người gây ô nhiễm là người gây ra mối nguy hiểm có nghĩa vụ bồi thường những tén hại do hành vi của mình gây ra, nguyên

đơn không phải chứng minh bat kỳ vi phạm tiêu chuẩn hoặc quy định về môi trường nào. Chỉ cần xác định có bất kỳ thiệt hại nào do làm ONMTN thì người gây ơ nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH [36, Điều 65].

Nhung tại một số quốc gia, van đặt ra yếu tố lỗi như tại Anh, dé truy cứu trách nhiệm đối với chủ thể gây ô nhiễm, pháp luật yêu cầu điều kiện xác định

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

trách nhiệm BTTH là chủ thé gây 6 nhiễm phải có khả năng thấy trước được <small>hậu quả cho xã hội [34, tr.248]. Tại Đức, việc xác định trách nhiệm BTTH</small> phải chứng minh cả yếu tố lỗi, theo đó “người nào, có ý hoặc vơ ý, xâm phạm trái pháp luật tính mạng, thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc các quyền của người khác thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi này” [35, Điều 823]. Nguyên đơn phải chứng minh cả 3 yếu tố cơ bản là: bị đơn có hành vi trái pháp luật; hành vi đó thực hiện một cách có lỗi (người gây thiệt hại có thể nhìn thấy trước khả năng gây thiệt hại của mình); có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bị đơn với thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, để giảm bớt nghĩa vụ chứng minh cho nguyên đơn, Tòa án Tối cao của Đức đã ra phán

quyết rằng, đối với các trường hợp gây thiệt hại về môi trường, trách nhiệm

chứng minh khơng có lỗi thuộc về bị đơn (tức là bị đơn phải chứng minh rằng, hành vi của mình đáp ứng đúng các tiêu chuan ma pháp luật về bảo vệ

môi trường đã quy định: bao gồm các tiêu chuẩn về phát thải, ... [34, tr.347]. 1.2.4. Cơ chế miễn trừ trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi lam 6

nhiễm môi trường nước

Khi người thực hiện hành vi làm ONMTN gây thiệt hại, về nguyên tắc phải BTTH. Tuy nhiên, pháp luật về BVMT lại không quy định trực tiếp về

các trường hợp miễn trừ trách nhiệm này, nhưng việc có cơng nhận quy định

miễn trừ trách nhiệm BTTH tại phần chung - được quy định trong pháp luật dân sự để áp dụng cho lĩnh vực BVMT là nội dung cần được tiếp tục thảo

luận, Nhưng luận văn tiếp cận trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMTN

như các loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khác, nên cần tuân thủ cách hiểu về cách trường hợp miễn trừ trách nhiệm BTTH theo lý luận chung. Do đó, trách nhiệm BTTH do làm ONMTN có thé được miễn trừ khi rơi vào các <small>trường hợp sau đây:</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Một là, do sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bat kha kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thé lường trước được và không thé khắc phục

được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự

kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên

tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đắt, sóng thần...hoặc là những hiện tượng

xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng, cắm vận, thay đổi chính sách của chính phủ... Do sự kiện này xảy ra ngồi ý muốn và các bên khơng thé dự đốn trước, cũng như khơng thé tránh và khắc phục được. Vì

vậy, khi có sự kiện bất khả kháng dẫn tới hành vi làm ONMTN, ta phải xem xét các yếu tố cấu thành nên sự kiện này để xác định và là căn cứ để miễn

trách nhiệm BTTH, gồm: (1) sự kiện xảy ra khách quan không theo ý chí của một bên; (2) sự kiện xảy ra khơng lường trước được, nằm ngồi dự đốn thời điểm diễn ra; (3) sự kiện xảy ra không thé khắc phục được dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết [15, Điều 156]. Các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết dé ngăn chặn thiệt hại xảy ra do sự kiện khác quan.

Hai là, hành vi làm ONMTN hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Mặc dù việc BTTH do hành vi làm ONMTN không xét đến yếu tổ lỗi của người

thực hiện hành vi. Nhưng theo nguyên tắc lẽ công bằng và ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền thì người bị thiệt hại chịu sự tác động của việc môi

trường nước bị ô nhiễm là do bản thân họ thì khơng đặt ra vấn đề BTTH. Bên bị thiệt hại phải tự chịu thiệt hại phát sinh do lỗi của mình mà khơng có quyền

u cầu bên thực hiện hành vi làm ONMTN phải BTTH. Tuy nhiên, việc chứng minh hoàn toàn lỗi của người bị thiệt hại là rất hiếm và rất khó chứng

minh. Điều kiện chứng minh “hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại” để miễn trách nhiệm BTTH là không thể khi chủ thể thực hiện hành vi làm ONMTN đã thực hiện hành vi trái pháp luật, nên nếu có lỗi của người bị hại sẽ là cơ sở

để chia sẻ trách nhiệm BTTH [8]. Chỉ khi nào người thực hiện hành vi làm

ONMTN chứng minh bên bị thiệt hại có lỗi mới được miễn trừ trách nhiệm. <small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Ba là, thiệt hại từ hành vì làm ONMTN do phịng vệ chính đáng. Phịng</small>

vệ chính đáng là chế định xuất hiện trong pháp luật hình sự và là một trong

các trường hợp đề miễn trừ trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện.

Trong lĩnh vực dân sự thì phịng vệ chính đáng là điều kiện để chủ thê thực hiện hành vi vi phạm được miễn trừ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. <small>Người nào thực hiện hành vi làm ONMTN trong trường hợp phịng vệ chính</small>

đáng thì được miễn trách nhiệm BTTH. Đây là quy định nhân văn, hợp lý khi

xét trên bối cảnh chủ thê lựa chọn hành vi và trong giới hạn phịng vệ chính

đáng. Trên thực tẾ, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một hành vi làm ONMTN rat hiếm khi được xác định là do phịng vệ chính đáng. Nhưng về

khoa học nghiên cứu đưa ra để xem xét tính hồn thiện của pháp luật khi đưa

ra các trường hợp trong chế định miễn trừ trách nhiệm BTTH khi có hành vi

<small>do phịng vệ chính đáng.</small>

Bốn là, hành vi làm ONMTN do tình thé cấp thiết. Đề tránh một nguy co đang thực tế đe dọa trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích cơng cộng, khơng cịn cách nào khác là phải thực hiện hành động dé gây một thiệt hại nhỏ hơn nhằm ngăn chặn nguy cơ đó [15, Điều 171]. Xét về tính

nhân văn và lẽ cơng bằng, người nào có hành vi làm ONMTN trong tình thế cấp thiết sẽ được miễn trách nhiệm BTTH khi chứng mình: (1) phải có nguy

cơ trên thực tế đang đe dọa cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác; (2) sự đe dọa thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có thật, đang xảy ra và chưa kết thúc; (3) việc gây

thiệt hại trong tinh thế cấp thiết là biện pháp duy nhất dé khắc phục nguy co;

(4) thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Việc miễn trách nhiệm BTTH trong tình thế cấp thiết khi thỏa mãn bốn điều kiện này, nếu không thỏa mãn một trong các điều kiện thì người thực hiện hành vi gây ONMTN sẽ phải BTTH do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

1.2.5. Nguyên tắc bôi thường thiệt hại do hành vi lam 6 nhiễm môi trường nước Các nguyên tắc trong việc BTTH do hành vi làm ONMTN tạo khn khổ pháp lí về hành vi ứng xử của các chủ thể trong vấn đề trách nhiệm BTTH và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường tại các quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều xác định nguyên tắc BTTH do hành vi làm ô nhiễm mơi trường nói chung, ONMTN nói riêng gồm có: (1)

ngun tắc phịng ngừa; (2) ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền; (3) nguyên tắc hợp tác giữa Nhà nước và người dân trong bảo vệ môi trường: (4)

nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây cũng là nguyên tắc trong

<small>pháp luật bảo vệ môi trường của Đức, được ghi nhận từ năm 1971 [34,tr.344].</small>

Thứ nhất, nguyên tắc phòng ngừa (principle of preventive action).

Nguyên tắc phòng ngừa lần đầu tiên được nhắc đến một cách gián tiếp tại Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người. Nội dung chính của nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992 (Tuyên bố Rio). Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc

tố tụng được áp dụng trong các vụ án về môi trường tại Philippines, thể hiện qua Bộ quy tắc tố tụng trong các vụ án về môi trường do Tịa án tối cao

<small>Philippines ban hành năm 2010, có hiệu lực ngày 29/4/2010 [39].</small>

Nội dung chính của nguyên tắc này là khi các hoạt động của con người

đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng và không thay đổi được, có cơ sở hợp lý về khoa học thì dù chưa chắc chắn, cũng cần có hành động dé tránh va giam nhe

de dọa đó. Nguyên tắc này là một phần không tách rời của Quy tắc về bang

chứng trong các vụ án môi trường [31] để giảm nhẹ gánh nặng phải chứng

minh chắc chắn về mặt khoa học cho các bên bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sau:

Quy tắc số 20 của Quy tắc t6 tụng trong các vụ án về mơi trường do Tịa

án tối cao Philippines ban hành có quy định: (1) Mục 1. áp dụng: “Khi thiếu

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

các căn cứ khoa học chan chan đầy đủ dé thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa

hoạt động của con người và tác động về mơi trường, tịa án sẽ áp dụng ngun tắc phịng ngừa dé giải quyết vụ án này. Quyền hiến định của con người được

sống trong môi trường sinh thái cân bằng và khỏe mạnh sẽ có lợi trong trường

hợp này mà không cần phải nghi ngờ”; (Mục 2). Tiêu chuẩn áp dụng: nguyên

tắc này được áp dụng trong khi có các yếu tố có thé được xem xét như: có

mối liên hệ tới tính mạng và sức khỏe con người; sự bất bình đăng cho thế hệ

hiện tại hoặc tương lai; không gây tốn hại đến việc xem xét các quyền môi <small>trường bị ảnh hưởng.” [40]</small>

Tại Việt Nam, nguyên tắc phòng ngừa được đề cập đến ngay trong Điều

63 Hiến pháp 2013, quy định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng chính

sách bảo vệ mơi trường, quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phịng,

chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã ghi nhận nguyên tắc phòng ngừa là một trong các nguyên tắc chính của hoạt động bảo vệ mơi trường, việc bảo vệ môi trường phải được tiễn hành thường xuyên và ưu tiên phịng ngừa ơ nhiễm, sự cố, suy thối mơi trường [19, Điều 4.4]. Ngồi ra, Luật BVMT 2020 có nhiều qui định thé hiện ngun

tắc phịng ngừa như qui định về phịng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục 6 nhiễm và phục hồi mơi trường. Ngồi ra, các qui định cụ thé trong các

văn bản pháp luật chuyên ngành cũng đề cập tới nguyên tắc phòng ngừa [24,

Thứ hai, nguyên tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền

(polluter-pays-principle) có xuất phát điển khi xem môi trường là một loại hàng hoá và là

một nguyên tắc kinh tế về phân bồ chi phí, Nguyên tắc này yêu cầu những ai

tác động vào môi trường phải trả tiền cho hành vi khai thác các thành phần

mơi trường, đó chính là “gid phái tra” mà một chủ thé phải bỏ ra dé mua loại

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

hàng hố mơi trường vào phục vụ nhu cầu của mình [6, tr.32]. Nguyên tắc

“người gây ô nhiễm phải trả tiên ” được thực hiện qua các nguyên tắc cơ bản khác như: “nguyên tắc phòng ngừa”, “nguyên tắc hiệu quả kinh tế, tiết kiệm

chỉ phí” và “nguyên tắc hiệu quả về luật pháp ” góp phần cho việc hoạch định

các chính sách mơi trường hiệu quả, và trong những chừng mực nhất định còn

răn đe chủ thê chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm. Nguyên tắc này được chấp

nhận rộng rãi khi Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được chính

thức cơng nhận vào năm 1972, theo đó, “người gây ơ nhiễm cẩn phải chịu

các khoản chỉ phí dé thực hiện các biện pháp (do cơ quan chức năng quyết

định) nhằm bảo đảm rằng môi trường luôn ở trạng thái có thể chấp nhận

được”. Sau đó, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Nguyên tắc 16 của

Tuyên bố chung Rio của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển năm

1992. Tại châu Âu, nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền được quy định

trong Đạo luật về Một Châu Âu đồng nhất năm 1987. Nguyên tắc này được Việt Nam ghi nhận trong Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ngày

03/6/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, rằng

“người gây ô nhiễm phải trả chỉ phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và

phục hồi môi trường... ”. Quy định này được cụ thê trong Luật BVMT 2020 tại khoản 6 Điều 4 “gây 6 nhiễm, sự có và suy thối mơi trường phải chỉ trả,

bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định

của pháp luật” và các tô chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với mơi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường (khoản

2 Điều 136 Luật BVT 2020).

Nguyên tắc người gây ơ nhiễm trả tiền, địi hỏi người gây ô nhiễm phải

chi trả các chi phí phát sinh do van dé ô nhiễm môi trường mà họ gây ra, và

được đảm bảo thực thi bởi hệ thống bộ máy thực thi luật pháp, nhờ đó người

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

gây ô nhiễm sẽ buộc phải chi trả các khoản chi phí phát sinh do ơ nhiễm.

Ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền nhằm mục đích đảm bảo sự công

bằng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường - tài sản chung của

cộng đồng và nhằm tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thé khi được

hưởng lợi từ mơi trường cần có trách nhiệm tn thủ quy định để bảo vệ môi

trường để cân nhắc về hành vi xả thải khi bị áp dụng các biện pháp xử lý và

BTTH nếu có.

Thứ ba, nguyên tắc hợp tác giữa Nhà nước và người dân trong bảo vệ

môi trường. Xuất phát từ nguyên tắc thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi

trường. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đã được xây dựng và hồn thiện,

phân cơng tương đối hợp lý. Nhưng dé đánh giá môi trường bị suy giảm, bi 6

nhiễm cần các công cụ được quy định trong pháp luật dé áp dụng thống nhất

trên cả nước, trên cơ sở đó người bị thiệt hại yêu cầu BTTH. Nhưng việc địi

BTTH khơng chỉ là quyền lợi của người bị thiệt hại, mà cịn cần có sự tham

gia của Nhà nước hỗ trợ người bị thiệt hại khi SỐ lượng người bị thiệt hại trải

dải trên các địa giới hành chính, và người bị hại là bên yếu thế khơng có tiềm

<small>lực tài chính, trong khi bên gây thiệt hại là các doanh nghiệp, tập đoàn có sức</small>

mạnh kinh tế và có đội ngũ pháp lý để dùng sức mạnh trong việc đàm phán,

thương lượng mức bồi thường do hành vi làm ONMTN của mình. Việc người dân bị thiệt hại yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường cũng là một trong cách

thức người dân bảo vệ môi trường. Nhà nước cần giúp đỡ dé người dân không vướng mắc tâm lý kiện tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,

<small>qua đó bảo vệ mơi trường chung. Bởi thiệt hại trong các vụ làm ONMTN</small>

khơng chỉ có thiệt hại của người dân, mà thiệt hại cho cộng đồng mai sau luôn

<small>hiện hữu.</small>

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bên vững. Phát triển bền vững

là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

BVMT. Nguyên tắc này được nhắc đến lần đầu tiên trong ấn phẩm Chiến lược

bảo tồn thế giới, được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế vào năm 1980, rằng “Sự phát triển của nhân loại không

thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu

tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.” Nguyên tắc

phát triển bền vững cũng được dé cập tại nguyên tắc số 12 của Tuyên bố Rio

về môi trường và phát triển 1992: “Các quốc gia cần hợp tác để phát huy một

hệ thống kinh tế toàn cầu và giúp đỡ lẫn nhau trong việc hướng đến sự phát

triển kinh tế bền vững ở tất cả các quốc gia.”

Phần lớn các quốc gia đã đưa nguyên tắc này vào trong hệ thống pháp

<small>luật của mình. Pháp luật mơi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên</small>

tắc phát triển bền vững thể hiện qua quy định trong Hiến pháp 2013 qui định

Nhà nước có trách nhiệm quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài

nguyên thiên nhiên [14, Điều 63.1] và quy định của Luật BVMT [18, Điều 4.2]. Luật BVMT 2020 ghi nhận nguyên tắc phát triển bền vững, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường 2020 không đưa ra khái niệm về phát triển bền vững, nhưng khang định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là dé phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã làm rõ được khái niệm và đặc điểm về

hành vi làm ONMTN, khi tiếp cận hành vi làm ONMTN là hành vi VPPL.

Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm BTTH

<small>do hành vi làm ONMTN dưới góc độ là một loại trách nhiệm BTTH ngồi</small> hợp đồng. Từ việc phân tích chủ thể trong quan hệ BTTH do hành vi làm

ONMTN về diều kiện xác lập trách nhiệm BTTH, về cơ chế miễn trừ trách

nhiệm BTTH và nguyên tắc BTTH do hành vi làm ONMTN. Những cơ sở lý <small>luận trên là các nội dung trọng tâm mà luận văn nghiên cứu. Đây là những nộidung sẽ được làm sáng tỏ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam</small>

trong Chương 2. Luận văn cũng đã khái quát được các nội dung tiêu biểu về kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng trách nhiệm BTTH do làm ONMTN, <small>từ đó tham khảo kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật</small>

về BTTH do hành vi làm ONMTN.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIÊM

MOI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THUC TIEN AP DUNG

2.1. Khung pháp ly hiện hành về về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

2.1.1. Quy định về chủ thể của trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi

làm ô nhiễm mơi trường nước

2.1.1.1. Người có trách nhiệm bơi thường

Theo các quy định của pháp luật hiện hành tại khoản 6 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 2020 và Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ

<small>nhiễm mơi trường nói chung và gây ơ nhiễm mơi trường nước nói riêng là cá</small>

nhân và pháp nhân. Bởi vì khoản 6 Điều 4 Luật BVMT 2020 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cộng động dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hướng lợi từ <small>mơi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ mơi trường;</small>

gây ơ nhiễm, sự có và suy thối mơi trường phải chỉ trả, bồi thường thiệt hại,

khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”; Điều

602 BLDS 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm mơi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kế cả trường hợp chủ thể đó

khơng có lỗi”. Như vậy, Điều 602 BLDS 2015 chỉ xác định chung chủ thé có trách nhiệm bồi thường là chủ thé làm 6 nhiễm mơi trường, cịn khoản 6 Điều

4 Luật BVMT xác định trách nhiệm chủ thể bồi thường là cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế chủ thé gây ô nhiễm môi trường nói chung và gây ONMTN nói riêng chủ yếu là các

doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ các doanh nghiệp với quy mô sản xuất, kinh doanh

lớn, khối lượng nước thải nhiều nhưng khơng có sự đầu tư đầy đủ cho việc xử lý nước thải hoặc không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nước...

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

mới gây ra ô nhiễm môi trường và gây ra những thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Điều này có nghĩa là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp với mơ hình tồn tại khác nhau chính là những chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mơi trường nước. Chính vì lý do trên nên trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ đi sâu và xem xét trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020 thì doanh

nghiệp là tơ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập

hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh

doanh. Doanh nghiệp tồn tại đưới bốn loại hình gồm: Cơng ty trách nhiệm

<small>hữu hạn (có cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm</small>

hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh

nghiệp tư nhân. Trong đó, cả bốn mơ hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn

một thành viên (theo khoản 2 Điều 74 LDN năm 2020), công ty trách nhiệm

hữu hạn hai thành viên trở lên (theo khoản 2 Điều 46 LDN năm 2020), công ty cô phan (theo khoản 2 Điều 111 LDN năm 2020), công ty hợp danh (theo khoản 2 Điều 177 LDN năm 2020) đều có tư cách pháp nhân. Do đó, theo quy định điểm c khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 thì những loại hình doanh nghiệp <small>này có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm</small> bằng tài sản của mình. Tức là trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi

gây ô nhiễm mơi trường của những loại hình doanh nghiệp này là trách nhiệm

<small>hữu hạn, những loại hình doanh nghiệp này chỉ phải chịu trách nhiệm trongphạm vi tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật</small> của doanh nghiệp (Tổng Giám đốc/Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên,

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Công ty tùy từng trường hợp) sẽ phải

chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường có

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình [26].

<small>33</small>

</div>

×