Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.58 KB, 17 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i><b>Chủ đề thu hoạch: Nội dung của đổi mới kinh tế và đổi</b></i>
<b>mới chính trị ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra. Liênhệ thực tiễn ở địa phương.</b>
<b>BÀI LÀM1.Mở đầu</b>
Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện mơ hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, chính trị can thiệp quá sâu vào kinh tế bằng những mệnh lệnh hành chính chủ quan. Điều này dẫn đến việc vi phạm các quy luật kinh tế khách quan, cản trở kinh tế phát triển; kinh tế rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, “đổi mới toàn diện, đồng bộ với bước đi thích họp”. Đặc biệt, đổi mới cả kinh tế lẫn đổi mới chính trị. Bởi, chỉ có đổi mới trên hai lĩnh vực cơ bản này mới là cơ sở để đổi mới những lĩnh vực khác. Thành công nổi bật là Đảng ta đã xác định đúng đắn trọng tâm, trọng điểm và bước đi trong đổi mới. Cụ thể: bắt đầu từ đổi mới về tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội. Cùng với đổi mới tư duy, Đảng chủ trương kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đây là sự vận dụng đúng đắn quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Thời kỳ đầu lấy
<i><b>đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị: “kếthợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chínhtrị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bựớcđổi mới chính trị”.</b></i>
<b>2.Nội dung</b>
<i><b>2.1 Khái niệm</b></i>
Đổi mới kinh tế là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, căn bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">và tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị... việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, khơng cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng khơng vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thơng chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
<b>2.2 Nội dung của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trịở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra.</b>
Thời kỳ đầu đổi mới, Đảng ta lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị. Kết quả là đã đổi mới một cách căn bản về cơ sở hạ tầng, từ nền kinh tế thuần nhất một thành phần sang kinh tế nhiều thành phần với đa hình thức sở hữu; từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; từ phân phối bình quân, tem phiếu sang phân phối theo hiệu quả lao động, theo vốn đóng góp và theo phúc lợi xã hội.
<i>2.2.1 Đổi mới kinh tế</i>
Đại hội VI Đảng ta đã xác định, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang vận hành theo cơ chế mới từ năm 1986. Đảng ta chủ trương: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”. Đường lối kinh tế ấy được tiếp tục khẳng định tại Đại hội VII là: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” và
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">nền kinh tế đó: “có nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định rõ hơn mơ hình kinh tế của nước ta là: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX Đảng khẳng định, mơ hình kinh tế tổng qt là: “nền kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội X Đảng ta chủ trương tiếp tục: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tể nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Đến Đại hội XI (2011), Đảng ta chủ trương: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Đại hội XII, Đảng yêu cầu phải tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng và hoàn thiện “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đến Đại hội XIII của Đảng bổ sung nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược,
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Về hội nhập kinh tế, Đảng chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Mở cửa nền kinh tế với khu vực và thế giới để giải phóng sức sản xuất xã hội. Tại Đại hội VII (1991), Đảng đề ra phương châm: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”. Tại Đại hội VIII (1996), với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới. Và Đại hội IX (2001) Đảng ta nhấn mạnh việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội X (2006), Đảng ta nhấn mạnh chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại của đất nước trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Đại hội XII của Đảng (2016) đã đánh dấu những bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với tinh thần “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Đến Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tể, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.
Từ khi đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản. Nền kinh tế từ chỗ là nền kinh tế mang nặng tính chất hiện
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">vật các đơn vị kinh tế khơng có quyền tự chủ trong sản xuất -kinh doanh, chuyển sang nền -kinh tế hàng hóa, các đơn vị -kinh tế có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thống nhất cao độ chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dần xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp.
Năm 1976, nước ta nhập siêu 801,4 triệu USD; tỷ lệ nhập siêu so với xuất siêu lên đến 360%. Từ 2012 đến nay nước ta đã xuất siêu hàng hóa (2012 là 780 triệu USD. Đến 2020 tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt 500 tỷ USD, tăng 5,4% so 2019).
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ở nhiều mức độ khác nhau với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia, 13 đối tác toàn diện. Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021 (nhiệm kỳ 2020- 2021 đạt số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 phiếu).
<i>2.2.2 Đổi mới chính trị</i>
Q trình đổi mới chính trị, xuất phát từ thực tiễn đất nước. Do vậy, ngay từ khi khởi động công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định, giữ vững ổn định chính trị là một nguyên tắc của đổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">mới nên Đảng không đặt vấn đề đổi mới hệ tư tưởng chính trị và thể chế chính trị. Trái lại, phải kiên quyết bảo vệ, kiên tri hệ tư tưởng Mác-Lênin, mục tiêu chính trị, thể chế nhất ngun, khơng chấp nhận đa ngun chính trị và đa đảng đối lập. Kiên định giữ vững những vấn đề thuộc nguyên tắc bất di bất dịch, đồng thời quyết tâm đổi mới những khâú cấp bách và đã chín muồi, đổi mới phải không làm thay đổi bản chất, đặc trưng của hệ thống chính trị - đó là sự lựa chọn chính trị đúng đắn với nguyên tắc khách quan và sắc sảo của Đảng khi đổi mới. Trên cơ sở đổi mới kinh tế có hiệu quả, từ Đại hội VII, Đảng ta chủ trương tiến hành đổi mới chính trị mà thực chất là tập trung vào đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, “Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Đồng thời, “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội X, với mục tiêu: “đổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”. Đại hội XI của Đảng tập trung ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu. Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Hai là, xây dụng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ba là, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Trong đó, đổi mớỉ phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết và hàng đầu. Đến Đại hội XII, Đảng ta khẳng định, cần tập trung cao độ cho đổi mới chính trị, đặc biệt là chú trọng cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục chủ trương đó khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội, con người..., đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Đồng thời, phải tiến hành hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải xây dụng hệ thống chính trị vững mạnh, trong đó Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị, Đảng giữ vai trị lãnh đạo đối với hệ thống chính trị. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">tạo trong thực tiễn hoạt động của Đảng; chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, để Đảng thực sự là đạo đức, là văn minh; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt đối với nhà nước...
Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW: Các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương: Về tổ chức hành chính giảm 04 cơ quan, đơn vị; giảm 26 cục, vụ thuộc ban, bộ, ngành Trung ương; giảm 2.785 phòng và tương đương giảm 3.866 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Về đơn vị sự nghiệp giảm 80 đơn vị và 207 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức hành chính giảm 4.139 tổ chức và 9.893 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Về đơn vị sự nghiệp giảm 4.162 đơn vị và 6.229 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Về
<i>tinh giản biên chế, cả nước giảm khoảng 236.000 biên chế, giảm</i>
khoảng 6,5% so với biên chế thực tế tại thời điểm 30/4/2015. Từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần tiết kiệm chi thường xuyên năm 2019 giảm khoảng 10.000 tỷ đồng kinh phí hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tăng chi cho đầu tư phát triển, giảm nợ công.
<i>2.2.3 Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chínhtrị ở Việt Nam.</i>
Tại Đại hội XI, XII, nội dung đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị là một trong các mối quan hệ cơ bản cần phải giải quyết. Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội”. Thực tiễn đổi mới kinh tế và chính trị
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, cần nhận thức đúng vấn đề có tính quy luật là kinh tế xét đến cùng quyết định chính trị, mọi sự biến đổi của chính trị đều là sự phản ánh của biến đổi kinh tế, do kinh tế quyết định. Vì vậy, phải từ đổi mới kinh tế mà đổi mới chính trị và từ thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xem xét đổi mới chính trị cho phù hợp. Thứ hai, đặt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong xu thế phát triển của thời đại và với các mối quan hệ khác của công cuộc đổi mới. Thứ ba, cần nắm vững những quan điểm có tính chỉ đạo, những u cầu về sự thay đổi tương thích cần có giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị để có sự lựa chọn và vận dụng các phương pháp khoa học trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chúng. Công cuộc đổi mới của Đảng ta đến nay là q trình đổi mới tồn diện, trong đó có kinh tế và chính trị. Thế nhưng, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn những hạn chế, bất cập: Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hồn chỉnh và đồng bộ, chất lượng không cao…
<i>2.2.4 Vấn đề đặt ra liên quan đến đổi mới kinh tế vàchính trị</i>
Hạn chế trong đổi mới kinh tế: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động; kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường. Hệ thống pháp luật, quy định, chính sách, thủ tục hành chính cịn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa minh bạch, công
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">khai, chưa tạo được sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, chưa khuyến khích được sự tham gia của toàn xã hội vào các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng…
Hạn chế trong đổi mới chính trị: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cịn nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý và đồng bộ. Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình cịn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tham ô, tham nhũng của cán bộ công chức, viên chức… Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, nhiều đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ như vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang, Vũ Huy Hồng, các tướng lĩnh trong cơng an và quân đội.. Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán 434 đơn vị đầu mối, kiến nghị thu hồi về cho ngân sách Nhà nước hơn 65.000 tỷ đồng.
<i>2.2.5 Liên hệ thực tiễn ở địa phương trong đổi mới kinhtế và đổi mới chính trị.</i>
Kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy….. năm 2020 về đổi mới kinh tế và chính trị như sau:
Đổi mới kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 3,32%. Quy mô nền kinh tế đạt 63.767 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có bước
</div>