Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.7 MB, 81 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THÀNH NGỌC THU ÁNH

TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

(TREN CO SO THUC TIEN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI)

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

<small>Ha Nội — 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THÀNH NGỌC THU ÁNH

QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT

DOI VOI TOI DAM O DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI

TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và TỔ tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS TRINH QUOC TOAN

<small>Hà Nội — 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>lôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học sau đây là cơng trình</small>

nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác. Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận

văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả

các mơn học và đã thanh tốn tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của

Truong Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Thành Ngọc Thu Ánh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤCTrang phụ bìa</small>

CHUONG 1MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUYÉT ĐỊNH HÌNH

PHẠT DOI VỚI TOI DAM Ô NGƯỚI DƯỚI 16 TUOI THEO

PHÁP LUAT HÌNH SU VIỆT NAM...---- 2 ©22+cEcczertrrkerrerrxees 8

1.1. Khái nệm Tội dâm 6 người dưới 16 TUỔI... Gv EEkekeErrkskerrrx 8 1.2. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với tội đâm 6

người đưới 16 tuÔi...----¿- + + xSE£SE£EE2EE2E1EE1E2171211211211211211 11111. 10

1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm

tội dâm ô đối với người đưới 16 tuổi ...--- 2-2 +¿+5£+£+z++£++£++zxerxrse+ 12

1.3.1. Nguyên tắc quyết định hình phạt ...---- 2 2©52252+££+£x+£xerxerseez 12

1.3.2. Các căn cứ quyết định hình phạt...-.-- 2-22 52 ©5222x2s++zxzzesres 18 1.4. Các yếu tơ ảnh hưởng đến hiệu quả của quyết định hình phạt đối với

<small>người phạm (01 ...-- --- - +6 1 1189111311 9% E911 11 01 vn ưưn 23</small>

TIỂU KET CHƯNG ...---2- 2 ©5£©5£+E+EE£EE£EEtEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkerkee 28

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HINH SỰ 2015 VE QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHAT LIEN QUAN DEN TOI DAM Ô DOI

VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG... 29

2.1. Các dau hiệu pháp lý và hình phạt quy định với tội dam ô đối với

người dưới 16 tUỔI...---- + 2-52 £+E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE121121711111211 21221111 c0. 29

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi... 29

2.1.2. Hình phạt quy định đối với tội đâm ô người dưới 16 tuôi... 31

2.2. Các căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô

đối với người đưới 16 tuỒi...---¿- + %+E+E£EESEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrei 32

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối

với người đưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ

<small>năm 2016-202/0...- --- E191 111v TT HH Hà Hà HH HH Hàn ke 4I</small>

<small>ii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.3.1. Những kết quả đạt được...---¿ 2 <+S<+k+EEeEEeEEEEEEEEEEErkerkerkerkee 41

2.3.2. Những han chế, thiếu sót trong quyết định hình phat tội dam 6 đối

với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân

của hạn chế, thiếu sOt ỔÓ...-¿- - 2 SE E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEETEErkrrerkei 49

TIỂU KET CHƯNG 2...- 2-22 2£©+£2EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEErrkrerkrrrrrrei 57

CHUONG 3 YÊU CAU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE QUYET ĐỊNH HÌNH PHẠT DOI VỚI TOI DAM O DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI VA NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIEU

QUA AP DỤNG...- 2-56 tk E3 111111211211 011 1111111111111 1x xe. 58

3.1. Các yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả quyết định hình

phạt đối với tội đâm 6 đối với người dưới 16 tuổi...--- 2-5 52552: 58 3.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình

sự năm 2015 liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối

với người đưới 16 tui...---¿- + 25s ©E2E2E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121121 21 EEcxe 59

3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất hượng, hiệu quả quyết

định hình phạt đối với tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi...-... 63 3.3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giải thích và hướng

dẫn áp dụng pháp luật hình sự của co quan có thâm quyền...--.- 63

<small>3.3.2. Nang cao năng lực, trình độ cua cán bộ áp dụng pháp luật hình sự... 6Š</small>

3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát hoạt động quyết

<small>018111091 101111177... ... 5. 67</small>

3.3.4. Bao dam chế độ, chính sách, tinh độc lập đối với người quyết định

TIỂU KET CHUONG 3.0..ccccccescesessessessessesssssecssessessessessssssessessesssssessesseeaees 70 KET LUẬN CHUNG u.0.coccccececcccccccssesesessesscsscsscsessesessscsvestssssnsssesteatestesesnees 71

TÀI LIEU THAM KHAO o.oo. cccceccccsscesssesssesssesssesssesssesssecssesssecsseesseesseesseess 73

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỞ DAU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em hay là người dưới 16 tuổi, những người chưa có sự phát triển day đủ, toàn diện về thé chất và tâm sinh lý. Do là là mam non và tương lai của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tham nhuan quan điểm đó, Dang và Nhà nước

ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt và là ưu tiên hàng đầu.

Từ khi đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều mặt tích cực, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, chính trị - xã hội được ơn định, quốc phịng, an ninh được tăng

<small>cường, hiệu lực quản lý nhà nước được nâng lên, Nhân dân, cán bộ, đảng viên</small>

phan khởi, tin tưởng vào Dang, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và toàn dân, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội. Một trong

<small>những thách thức đó là tình hình tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm tình</small>

dục trẻ em. Đây là tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em, xâm phạm quyền bat kha

xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của con người nói chung và trẻ

<small>em nói riêng.</small>

Thực tiễn xét xử của Tòa án hai cấp thành phố Hà nội áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục trẻ

em, trong đó có tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi cho thấy: Trong những

năm gần đây tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng

và diễn biến phức tạp, tính chất rất phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Riêng trong năm 2021, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp của thành phố Hà

Nội đã thụ lý 104 vụ án/112 bị cáo. Giải quyết 93 vụ án/99 bị cáo. TAND hai

cấp thành phố Hà Nội đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc với các bị cáo, có bị

cáo bị phạt tù đến mức cao nhất [21a].

Có thể nói, trong thời gian qua, các TAND hai cấp Hà Nội đã xét xử các vụ án hình sự liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em, trong đó có

tội dim 6 người dưới 16 tuổi là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng có vụ án oan sai nào. Tuy vậy, về áp dụng pháp luật liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạt vẫn cịn có những hạn chế, thiếu sót nhất định,

<small>như xác định khung hình phạt chưa chính xác, định hình phạt nhẹ hoặc nặng</small>

quá do chưa đánh giá đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tdi, tình tiết giảm nhẹ và/hoặc tăng nặng TNHS. Ngun

nhân của tình trạng này có thể là do pháp luật chưa được hoàn thiện, hướng dẫn của cơ quan có thâm quyền cịn chưa kịp thời và chính xác, năng lực đội ngũ làm cơng tác xét xử cịn có mặt hạn chế nhất định...

Dé góp phần nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự của Tịa án giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, trong đó

có tội đâm ơ đối với người dưới l6 tuổi, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quyết

định hình phạt đối với tội danh dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong Luật

hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiên dia bàn thành phố Hà Nội)” làm luận

<small>văn thạc sỹ luật học của mình.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài này, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về như tâm lý, giáo dục, xã hội học, tội phạm học, khoa

<small>học luật hình sự...</small>

<small>Dưới góc độ khoa học luật hình sự có các cơng trình nghiên cứu khoa</small>

học được thể hiện trước hết là trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

(Phần chung) như: Trường Dai học Luật, DHQGHN, Giáo trình luật hình sự

Việt Nam — Phần chung (2021), GS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb

DHQGHN; Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần

chung (2017), GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa Chủ biên, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội: Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần các tội

<small>phạm (2018), GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội...</small>

Bên cạnh đó, có nhiều cơng tình nghiên cứu khác thể hiện ở các sách

<small>chuyên khảo, bình luận BLHS, các luận án, luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên</small>

quan đến dé tài nghiên cứu như: Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Phần chung (2017) do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

chủ biên, NXB Tư pháp; Nguyễn Thị Ngọc Linh, các tội xâm phạm tình dục

trong Luật hình sự Việt Nam (2017), Luận văn Tiến sĩ luật, Khoa Luật,

<small>DHQGHN; Trịnh Thu Hương (2004), “Các loại tội phạm xâm hại tinh duc trẻ</small>

em trong luật Hình sự Việt Nam và phịng chống các loại tội phạm

<small>này ”,Luận văn thạc sĩ luật, trường Đại học luật Hà Nội; Nguyễn Minh Hương</small>

<small>(2014), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận</small>

văn Thạc sĩ luật, Khoa Luật, ĐHQGHN; Lê Thị diễm Hang (2016), “Các tội

<small>xâm hại tình duc trẻ em- so sánh pháp luật Hình sự Việt Nam với pháp luật</small>

một số quốc gia trên thé giới”, Luận văn Thạc sĩ luật, trường Đại học luật Hà

Nội; Nguyễn Thành Long (2017), “76i đâm 6 đối với trẻ em trong pháp luật

<small>hình sự Việt Nam ”, Luận văn Thạc sĩ luật, trường Dai học luật Hà Nội...</small>

<small>Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo</small>

khoa học như: Dinh Văn Quế, Phân biệt hành vi “quan hệ tình dục khác với

<small>hành vi “dâm 6”, Tạp chí tịa án nhân dân điện tử, ngày 14/06/2019; Phạm</small>

Quang Huy, Tội dam 6 với trẻ em: Một số thực trạng và giải pháp pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường

vụ Quốc hội, số 13(317) - tháng 7/2016;...

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhìn chung các cơng trình khoa học pháp lý hình sự, các bài viết đã nghiên cứu về các các tội xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có tội dam ơ đối

với người dudi 16 tuổi, về quyết định hình phạt nói chung trong đó có liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội phạm dâm 6 đối với người dưới 16

tuổi. Tuy nhiên, cịn khá ít cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến van đề quyết định hình phạt đối với tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi. Đặc biệt là

<small>chưa có cơng trình nào dưới góc độ luận án, luận văn thạc sĩ luật nghiên cứu</small>

về lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt đối với tội dâm ơ đối với

người dưới 16 tuổi trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng là một trong những lý do tác giả chon dé tai này dé nghiên cứu.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>3.1. Mục dich nghiên cứu</small>

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ, sâu sắc một số vấn đề lý luận,

thực tiễn về quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuôi

trong LHS Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp

luật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự (PLHS) về phương diện quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới l6

tuổi trong q trình giải quyết vu án, góp phan nâng cao hiệu quả dau tranh

phòng, chống tội phạm nay, bao đảm quyền con người, bảo dam sự 6n định,

<small>trật tự an toàn xã hội.</small>

<small>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Đề đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của tội dâm ô đối với

người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam;

- Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với tội dim ô đối với người dưới 16 tuổi;

- Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt dâm ô đối với người dưới 16 tuôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Các yêu tô tác động đến hiệu quả quyết định hình phạt đối với tội đâm

ơ đối với người dưới 16 ti;

- Phân tích các quy định của Luật hình sự Việt Nam về quyết định hình

phạt đối với tội đâm 6 đối với người dưới 16 tuổi;

- Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tudi trên địa bàn Hà nội trong giai đoạn 2016-2020, đồng thời

chỉ ra những tồn tại, hạn chế về pháp luật cũng như về thực tiễn áp dụng pháp

luật và chỉ ra nguyên nhân cần khắc phục;

- Đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS năm 2015 về quyết định hình phạt liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy

định này trong thực tiễn.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội).

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam. Đồng thời chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng các

quy định về tội này về từ phía TAND thành phố Hà Nội trong giai đoạn từnăm 2018 đến năm 2022. Do đề tài có nội dung nghiên cứu rất rộng nên vềquyết định hình phạt đối với người dưới 16 tuổi, luận văn chỉ giới hạn phạm

vi nghiên cứu liên quan đến các căn cứ chung, không đề cập đến các căn cứ riêng áp dụng đối với những trường hợp phạm tội cụ thé.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu</small>

<small>5.1. Phương pháp luận</small>

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống các

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách

hình sự, bảo vệ quyền COn người, quyền trẻ em, về tội phạm, hình phạt và

quyết định hình phạt; đặc biệt là đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em,

trong đó có tội đâm 6 với trẻ em (người đưới 16 tuổi). 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra án điển hình để phân tích các tri thức khoa học luật hình

sự và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lí luận

Thơng qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm những kiến thức lý luận vào hệ thống tri thức về tội phạm và quyết định hình phạt đối với tội đâm ơ đối với người dưới 16 tuôi

6.2. Về thực tiễn

Thông qua việc đánh giá khách quan, trung thực quy định của PLHS về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi và thực tiễn xét xử tội phạm này trên phương diện quyết định hình phạt trên địa bàn Hà nội từ năm 2018 — 2022, kết

quả của luận văn góp phần phục vụ cho thực tiễn xét giải quyết đúng đắn các vụ án về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi, đảm bao đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đấu tranh phịng chống hiệu quả tội phạm này. Một số kiến nghị tiếp tục hồn thiện pháp luật và những giải pháp cịn là tài liệu tham khảo

hữu ích cho nhà làm luật trong q trình tiếp tục hồn thiện BLHS năm 2015,

cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn thi hành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, về nội

dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về quyết định hình phạt đối với tội dâmơ đối với người dưới 16 tuổi

Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt liên quan đến tội dâm 6 đối với người dưới 16 và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của

Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với

người đưới 16 tuổi và nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>CHƯƠNG 1</small>

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHAT DOI VỚI

TOI DAM Ơ NGƯỚI DƯỚI 16 TUOI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

<small>VIỆT NAM</small>

1.1. Khái niệm Tội dâm ơ người dưới 16 tuổi

Dé có cách nhìn tồn diện về những van dé lý luận và thực tiễn về quyết

định hình phạt đối với tội dâm 6 đối với người dudi 16 tuôi cần thiết phải

nghiên cứu dé năm bắt được khái niệm va đặc điểm của loại tội phạm này.

Dé có một định nghĩa khoa học về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi cần làm rõ khái niệm dâm ô nói chung. Về khái niệm này có những quan

<small>niệm khác nhau như: “Dâm 6 là hành vi sinh hoạt tinh dục dưới các dạng</small>

khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu” [1, tr. 107]; Dam 6 “là hành vi có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu goi, kích thích nhu cầu tình dục

nhưng khơng phải là hành vi giao cấu cũng như hành vi không phải là hành

vi quan hệ tình dục khác ” [20, tr.130]; hoặc “đâm 6 là hành vi có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng khơng có ý định giao

cấu với người khác [16, tr.104].

LHS Việt Nam trong các lần pháp điển hóa năm 1999 và 2015 khơng đưa ra định nghĩa pháp lý với sự mô tả rõ về hành vi dâm ô và tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nhưng khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của

TANDTC thì có những hướng dẫn về hành vi dâm 6, ví dụ như Hướng dan số

329-HS2 ngày 11/05/1967: “Dâm ô tức là hành vi bỉ 6i đối với người khác,

tuy không phải là hành vi giao cầu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tinh duc của mình hoặc khéu gợi bản năng tình dục người đó” [22, Tập 1, tr. 389]; và gần đây TANDTC tại Nghị quyết số 06/2019 hướng dan: “Hành vi dâm 6 là hành

<small>vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thê chát</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trực tiếp hoặc gián tiếp qua lóp quan áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy

cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục

nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục”.

Theo quan niệm của các tác giả trên và cả trong hướng dẫn của

<small>TANDTC thì dâm 6 là một dạng hành vi xâm hại tình dục, nhưng các hành vi</small>

này chỉ dừng lại ở việc tác động trực tiếp ở bên ngồi cơ thể của nạn nhân mà

khơng có sự giao cấu hoặc khơng có mục đích giao cấu với nạn nhân. Đây là

các hành vi sử dụng trẻ em (người đưới 16 tuổi) như một công cụ nhằm thỏa mãn hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của chính bản thân người phạm tội hoặc

<small>khêu gợi ban năng tình dục của người khác nhưng khơng phải là hành vi “giao</small>

cầu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác”.

Đề làm rõ hơn khái niệm dâm ơ và tội phạm dâm ô đối với người dưới

16 ti cần thiết phân biệt nó với các hành vi quấy rối tình dục.

Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận,

không mong muốn và không hop lý làm xúc phạm đối với người nhan....

“Quấy rồi tình dục bao gồm bất kỳ hành vi nào mang tính bản chất tình

dục hoặc gợi dục của một người, như bằng lời nói, khơng bằng lời nói, thị giác, cử chỉ và hành động nhằm vào một người khác mà người đó khơng

mong muốn hoặc thấy khó chịu tại các địa điểm khác nhau”[25, Mục 3].

<small>Như vậy, hành vi dâm 6 là một dạng của hành vi lạm dụng tình dục va</small>

cũng là một dạng của các hành vi quấy rối tình dục.

Hành vi dâm ơ được hiểu như trên, cịn về tội dâm ơ đối với người dưới

16 tuổi được nhận thức như thế nào? Những hành vi dâm 6 nào được tội phạm

<small>hóa trong luật hình sự?</small>

Đề có quan niệm đúng dan về tội phạm dâm 6 đối với trẻ em cần phải

chỉ ra được các đặc điểm chủ yếu thể hiện bản chất của loại tội phạm này. Nghiên cứu cho thấy tội phạm này có những đặc điểm như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Thứ nhất, tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người dưới 16

tuổi mà cụ thể là xâm phạm quyên tự do tình dục của người dưới 16 tuổi.

Thứ hai, nạn nhân (đối tượng tác động) của tội phạm chỉ là các em dưới

16 tuổi. Các em trong lứa tuổi này bị dâm 6 có thé đồng tình, tự nguyện hoặc

<small>bi cưỡng ép thực hiện hành vi dâm 6 với người phạm tội.</small>

Thứ ba, người phạm tội đâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ giới hạn là

người từ đủ 18 tuổi trở lên. Họ có thé là nam, nữ hoặc là người lưỡng tính.

Thứ tu, người phạm tội thực hiện hành vi dâm 6 một cách cố ý, sử dụng

mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tudi để thoả mãn dục vọng cua mình nhưng khơng có mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc

<small>thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân.</small>

Trên cơ sở các nhận thức về hành vi đâm ô và đặc điểm của tội dâm ô đối

với người đưới 16 tuổi nêu trên, có thé đưa ra định nghĩa về tội này như sau:

“Tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong LHS do người từ di 18 tuổi trở lên thực hiện một cách có ý xâm phạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy

cảm, bộ phận khác trên cơ thể người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục, khơng

nhằm mục đích giao cầu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình

<small>đục khác. ”</small>

1.2. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với tội dâm ơ

người dưới 16 tuổi

Quyết định hình phạt là một giai đoạn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự vào giải quyết vụ án cụ thé về tội đâm 6 đối với người dưới 16 tuổi. Quan niệm về quyết định hình phạt cũng rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa hẹp thì quyết định hình phạt được hiéu là việc Tịa án lựa chọn loại va

mức hình phạt cụ thé (bao gồm hình phạt chính và có thé cả hình phạt bổ

<small>sung) áp dụng đơi với người phạm tội dâm 6 đôi với người dưới 16 tuôi.</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Quyết định hình phạt theo nghĩa rộng, được nhận thức là quyết định biện

pháp xử lý đối với chủ thể chịu TNHS. Theo nghĩa này nội dung của quyết

định hình phạt bao gồm quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt, quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, án treo. Như vậy, nội

dung chủ yếu, quan trọng của quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn

loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định dé ap dụng đối với người phạm tội cu thé [2, tr. 145; 25, tr.246].

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản của quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật vào giải quyết vụ án cụ thể về tội

dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi. Tức là một giai đoạn đưa pháp luật hình sự vào đời sống thực tế; nó là bước tiếp theo của giai đoạn định tội, do vậy, giữa hai giai đoạn định tội và quyết định hình phạt có mối quan hệ khăng

khít, trong đó định tội là giai đoạn quan trọng có tính tiên quyết cho quyết

<small>định hình phạt đúng.</small>

Quyết định hình phạt có ý nghĩa chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lý rất lớn. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh LHS trong quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội dâm ô đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết và quan trọng

của việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong phòng chống các hành vi phạm tội, bảo vệ quyền con người của người dưới 16 tuéi-nan nhân của loại tội xâm hại tình dục này. Bởi người dưới 16 tuổi là những người mà sự phát triển về thể chất có sự khơng tương xứng với q trình phát triển về

nhân cách, năng lực trí tuệ, nhân sinh quan và thế giới quan dé hình thành tồn bộ những đặc điểm tâm sinh lý của một người bước vào độ tuổi thành niên. Ở người trong lứa tuổi này đang diễn ra một sự biến đổi sâu sắc về sinh học, có những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách. Hanh vi của

người phạm tội dâm 6 với người dưới 16 tuổi sẽ dẫn đến không chỉ xâm hại

nhân pham danh dự đến quyền tự do tình dục của các em, mà nhiều trường

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hợp gây ra những hậu quả nghiêm trong khác về thé chất và tinh than. Cho

nên việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội này có căn cứ, đúng

pháp luật, cơng bằng là tiền đề, điều kiện và là cơ sở pháp lý đề đạt được mục đích của hình phạt, dé bảo đảm và nâng cao hiệu qua của hình phạt, của trách nhiệm hình sự, nghĩa là mới có khả năng cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành chủ thé có ích cho xã hội, mới có tác dung ran đe, phòng ngừa chung. Đồng thời, quyết định hình phạt đúng cịn góp phan tích cực vào cuộc dau tranh phòng và chống các hành vi phạm tội, bảo vệ hữu hiệu các quyền con

người, trong đó có quyền của các em dưới 16 tuổi là đối tượng tác động của

<small>các tội phạm tình dục.</small>

<small>Dĩ nhiên, hình phạt có đạt được mục đích, đạt được hiệu quả hay khơng</small>

cịn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: những yếu tố thuộc về

xây dựng hệ thống pháp luật, những yếu tố thuộc về áp dụng pháp luật, những yếu t6 về chấp hành pháp luật, những yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến hình phạt... nhưng yếu tố quyết định hình phạt đúng giữ vai trị trọng yếu

<small>[13;tr. 327].</small>

Như vậy, từ những phân tích trên có thê rút ra khái niệm quyết định hình phạt với tội đâm 6 người dưới 16 tuổi như sau: “ Quyết định hình phạt với tội dam ô người dưới 16 tuổi là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt và định mức

hình phạt cụ thể với người phạm tội dâm ô người dưới 16 tuổi nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội đơng thời răn đe và phịng ngừa loại tội phạm này tiếp

diễn. ”

1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1.3.1. Nguyên tắc quyết định hình phạt

Đề hoạt động quyết định hình phạt có căn cứ, đúng người đúng tội, đúng

<small>pháp luật, công minh, công băng đôi với người bị kêt án về tội dâm ô đôi với</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

người dưới 16 tuổi, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc quyết định hình phat. Do là những phương hướng, tư tưởng chi đạo được thé hiện qua nội dung các điều luật của BLHS và do giải thích mà có, xác định và định hướng hoạt động

của Tịa án trong việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Vì vậy, các

Tịa án cần phải nhận thức đúng đắn và vận dụng chính xác, thống nhất các ngun tắc đó khi quyết định hình phạt [13, tr. 327].

Ở đây cần phải hiểu là hình phạt là chế định có tính chất đặc thù của

LHS, nên khi áp dụng, ngoài nguyên tắc chung của ngành LHS con can phai

tuân thủ các nguyên tắc đặc thù của nó. Giữa nguyên tắc chung của LHS với

các nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Hai loại nguyên tắc này tồn tại khách quan nhưng có mối

liên hệ qua lại, chặt chẽ nhưng bé sung cho nhau. Nội dung cua một sỐ nguyên tắc chung LHS có thê được thể hiện ở các nguyên tắc quyết định hình

phạt. Nhưng có ngun tắc lại có tính đặc thù riêng của quyết định hình phạt,

ví dụ ngun tắc cá thê hóa hình phạt.

Những ngun tắc cần tn thủ khi quyết định hình phạt, đó là: ngun

tac phap ché, nguyén tac cong bang, nguyén tac nhân đạo, va ngun tắc cá

thé hóa hình phạt.

a) Ngun tắc pháp chế

Ngun tắc pháp chế thể hiện ở chỗ tat cả những gì là cơ sở của TNHS,

<small>của việc áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp cũng như việc áp dụng các hìnhthức TNHS khác với tư cách là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm</small>

đều phải được quy định trong LHS.

Cũng như tội phạm, hình phạt chỉ có thể và phải được quy định trong

luật, chỉ có luật mới có thể xác định hình phạt cho mỗi tội phạm. Yêu cầu hình phạt phải được quy định trong LHS là sự thé hiện rõ nét nguyên tắc pháp

chế về hình phạt. Trong BLHS, hình phạt được quy định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nguyên tắc pháp chế về hình phạt có tính tuyệt đối, nó được áp dụng đối

với tất cả các loại hình phạt và khơng có ngoại lệ. Ngun tắc này địi hỏi chỉ

có luật mới quy định hình phạt. Điều đó có nghĩa Tịa án khơng những khơng

có quyền thiết lập hình phạt mới và cũng khơng thé áp dụng tương tự về hình

<small>phạt mà cịn phải hành động trong những giới hạn mà nhà làm luật quy định.</small>

Tòa án khơng có quyền quyết định hình phạt vượt mức tối đa mà khung hình phạt quy định đối với tội phạm mà họ xét xử, nhưng trong những trường hợp nhất định họ có quyền quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật

quy định hoặc chuyền sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Hệ quả của nguyên tắc pháp chế về hình phạt được thé hiện ở chỗ nếu văn bản pháp luật mới nghiêm khắc hơn so với văn bản pháp luật cũ sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi văn bản pháp luật mới

có hiệu lực thi hành. Tương tự, trường hợp điều luật mở rộng phạm vi áp dụng của đạo luật bằng quy định mới, thay đổi chế độ tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chế độ tổng hợp hoặc không tổng hợp hình phạt hoặc bổ sung hình phạt bổ sung mới hoặc bỏ trường hợp giảm hình phạt, miễn hình phạt, hạn chế phạm vi áp dụng án treo...và các quy định khác làm xấu tình trạng

của người phạm tội đều không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi điều luật đó có hiệu lực pháp luật.

<small>Tuy nhiên trong trường hợp liên quan tới văn bản LHS mới nhưng nhẹ</small>

hơn, ít nghiêm khắc hơn so với văn bản LHS cũ. Hiệu lực hồi tố của văn ban

LHS ít nghiêm khắc hơn được thừa nhận khơng chỉ ở nước ta mà cịn ở nhiều nước trên thế giới. Nó được chấp nhận là vì lợi ích xã hội và lợi ích của chính cá nhân người phạm tội. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 7 BLHS

<small>năm 2015.</small>

Nguyên tắc pháp chế về hình phạt cịn thé hiện ở chỗ hình phạt chỉ có thể do Tịa án quyết định đối với người phạm tội và việc tuyên hình phạt phải

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cơng khai tại phiên tịa và bằng một bản án. Nguyên tắc pháp chế còn thê hiện

ở tính chính xác của hình phạt được tun, tính lập luận và bắt buộc có lý do

trong bản án được tun, tính hợp lý của việc quyết định hình phạt. Trước hết

là hình phạt quyết định đối với người phạm tội phải cụ thể về loại và mức

hình phạt, hai là Tịa án phải làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án trong quá trình xét xử dé làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt, đồng thời phải chi

rõ lý do của việc quyết định hình phạt.

Quá trình xét xử và quyết định hình phạt của Tịa án phải tn thủ nghiêm ngặt các thủ tục được quy định trong LTTHS. Toàn bộ q trình tố tụng dé đi đến phiên tịa xét xử dé định tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đều do các cơ quan có thầm quyền của Nhà nước tiến hành.

Như vậy, việc quyết định hình phạt với tội dâm ơ cũng cần phải tn

theo ngun tắc pháp chế vì Tịa án là chủ thé duy nhất có qun tun hình

<small>phạt với người phạm tội dựa trên những văn bản luật và căn cứ vào những</small>

chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế với loại tội phạm này góp phần tạo nên trật tự, kỷ cương, đảm bảo cho hoạt động của toàn xã hội và người phạm tội đều bị phát hiện, xử lý đúng người

đúng tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm đồng thời thúc đây xã hội phát trién.

b) Ngun tắc cơng bằng

Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc công bằng được thể hiện bằng sự

tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và TNHS của người phạm tội phải chịu. Sự tương xứng nay được thê hién:i) là ở mức độ lập pháp hình su;ii) là ở mức độ chế tài hình sự quy định trong các điều luật về tội phạm cụ thể. Một chế tài hình sự được coi là cơng bằng khi nó

tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời nó phải

<small>tương xứng trong mơi liên hệ đôi với chê tài của các tội phạm khác. Chê tài</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

đó cho phép Toa án có thé tính tới các điều kiện phạm tội cụ thể trong thực

tiễn; iii) là ở van đề quyết định hình phạt. Mức và loại hình phạt áp dụng được

coi là cơng bằng khi nó tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi

phạm tội, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi, cũng như tính chất nguy

hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Điều này có nghĩa là phạm tội trong những điều kiện,

hoàn cảnh giống nhau, tội đã phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm trọng thì hình phạt cũng

<small>sẽ nhẹ hơn. Hay nói cách khác, Tịa án làm cho hình phạt trở thành hậu quả</small>

thực tế của việc phạm tội, là kết quả thực tế của việc phạm tội, là kết quả tất yếu của hành vi đó.

Ngun tắc cơng bằng trong LHS, trong quyết định hình phạt hồn tồn phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của pháp

luật được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế, nó đồng thời là sự đòi hỏi bảo đảm quyền Con người, quyền cơng dân trong xã hội.

Việc quyết định hình phạt với tội dim ô người dưới 16 tuổi cũng phải

dựa trên nguyên tắc công bằng, mặc dù việc áp dụng hình phat là hậu quả tat yêu xảy ra sau khi hành vi phạm tội hoàn thành nhưng sẽ tương xứng với mức

<small>độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, tội đã phạm càng nghiêm trong thì</small>

hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm

<small>trọng thì hình phạt cũng sẽ nhẹ hơn.</small>

c) Nguyên tắc nhân dao

Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi khi quyết định hình phạt Tịa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo đề áp dụng và tuân thủ triệt để các quy định của LHS về hình phạt cũng như về quyết định hình phạt. Nguyên tắc nhân đạo

được thể hiện trước hết là thái độ khoan hồng, là việc đặt mục đích giáo duc,

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cải tạo người phạm tội lên hàng dau, là việc cân nhac tất cả các đặc điểm tốt

về nhân thân của người phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân

thương mại phạm tội trong phạm vi luật định, là việc xem xét những đặc điểm

tâm sinh lý cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để có thể quyết

định một hình phạt ở mức cần thiết thấp nhất vừa đủ bảo đảm mục đích ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới và mục đích giáo dục người dân, tổ chức

tham gia tích cực vào cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.

Nguyên tắc nhân đạo cũng đóng vai trị tất u khi quyết định hình phạt

với tội dâm ô người dưới 16 tuổi. Mặc du hành vi đâm ô người đưới 16 tuổi là phạm tội nhưng khi đưa ra hình phạt vẫn cần cân nhắc về nhân thân, thái độ

ăn nan hồi cải của người phạm tội dé đưa ra một mức án phù hợp, không quá cao. kịch khung nhưng cũng không quá nhẹ và đủ để tạo nên sự răn đe với

<small>người đã thực hiện tội phạm này.</small>

d) Nguyên tắc cá thé hóa

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Tư

tưởng cơ ban của nguyên tắc này thé hiện ở chỗ khi quyết định hình phạt Tịa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm

tội đã thực hiện, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để chọn loại và mức hình phạt cụ thé được quy định trong luật

sao cho đạt kết quả cao nhất, tạo điều kiện cho việc đạt được các mục đích

<small>của hình phạt.</small>

Như vậy, cá thể hóa hình phạt thực chất là kết quả của quá trình quyết định hình phạt cho nên nó phải dựa trên tất cả các yếu tố về hành vi phạm tội,

<small>nhân thân người phạm tội.</small>

Trước hết, trong LHS nội dung của nguyên tắc này được thé hiện ở

những quy định chung trong Phần chung và Phần các tội phạm ở dạng tổng

quát buộc Tòa án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người thực

<small>hiện tội phạm.</small>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nguyên tắc cá thê hóa trong quyết định hình phạt được thể chế hóa trong HTHP và ở các điều kiện áp dụng hình phạt này hay hình phạt khác. Đối với những hình phạt khác nhau nhà làm luật đã quy định nội dung và điều kiện áp

dụng khác nhau là nhăm đáp ứng u cầu cá thể hóa hình phạt. Những nội

dung và điều kiện khác nhau đó được quy định khơng chỉ dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn dựa vào các đặc điểm

nhân thân người phạm tội. Như vậy, hệ thống hình phạt đa dạng quy định

trong LHS tạo cho Tòa án điều kiện dé cá thé hóa hình phạt với việc cân nhắc

tất cả các khả năng có thể có của việc thực hiện tội phạm trong hiện thực

<small>khách quan.</small>

Hiện nay, theo BLHS năm 2015, ngun tắc cá thé hóa hình phạt ngày

càng được hồn thiện. Thơng qua việc phân hóa tối đa các loại tội phạm, các chế tài xác định tương đối và tăng cường chế tài tùy nghi lựa chọn giữa các

<small>hình phạt khơng phải tù và tù có thời hạn làm cho việc áp dụng pháp luật</small>

được thong nhất, bảo dam tính 6n định của các ban án được tuyên.

Như vậy, việc áp dụng nguyên tắc này khi quyết định hình phạt đối với tội dâm ơ người dưới 16 tuổi nhằm làm cho hình phạt được tuyên phù hợp với

tính chất, mức độ nguy hiểm cuả hành vi phạm tội cũng như nhân thân và

<small>hoàn cảnh của người thực hiện tội phạm này.</small>

1.3.2. Các căn cứ quyết định hình phạt

Khái niệm căn cứ được hiểu là cái làm chỗ dựa, làm cơ sở cho lập luận

hoặc hành động, cịn căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi, u cầu cụ thê hóa các nguyên tắc quyết định hình phạt do BLHS quy định mà Tòa án bắt

buộc phải tuân thủ dé quyết định loại và mức hình phat cụ thé (bao gồm hình phạt chính và có thé cả hình phạt bé sung) đối với người phạm tội nhằm đạt

<small>được các mục đích của hình phạt [13, tr. 327].</small>

Việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong LHS có ý nghĩa quan trọng, nó là cơ sở pháp lý để dựa vào đó Tịa án có

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thé quyết định hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tội, khắc phục, hạn chế tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất

trong quyết định hình phạt. Nếu không dựa vao các căn cứ do luật quy định

khi quyết định hình phạt, hình phạt áp dụng sẽ khơng đặt được mục đích,

<small>khơng bảo đảm cho bản án có tính hợp pháp, có căn cứ pháp lý.</small>

Đề có thể áp dụng chính xác các căn cứ khi quyết định hình phạt, địi hỏi phải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ,

cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau. Các căn cứ quyết định hình phạt vừa có tính độc lập tương đối, lại vừa có mối liên hệ tác động qua

lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một thé thống nhất, đó là cơ sở pháp lý mà Tịa án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt.

Các căn cứ mà Tịa án dựa vào đó dé quyết định hình phạt đối với người

phạm tội có thé là các quy định của LHS, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, mức độ lỗi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, v.v. Tại chương 10 BLHS hiện hành về áp dụng hình phạt đã quy định cơ sở quyết định hình phạt như: quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội, trong đó bao gồm những tình tiết tăng nặng, giảm

nhẹ hình phạt cũng như tác động của hình phạt đã tuyên đối với việc cải tạo

người phạm tội và đối với điều kiện sống của gia đình người phạm tội sẽ được

tính đến khi quyết định hình phạt và BLHS còn quy định các căn cứ riêng khi

quyết định hình phạt với người phạm tội (Điều 63.1 đến Điều 72 BLHS) [22]. a) Căn cứ vào các quy định của LHS để quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

Nhìn chung khi quyết định hình phạt trước hết Tòa án cần phải căn cứ

vào các quy định của LHS dé quyết định hình phạt. Đây là một căn cứ có tính bao trùm, căn cứ này bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế trong

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hoạt động xét xử của Tòa án. Khi quyết định hình phạt thì các quy định của

LHS bao giờ cũng là tiêu chuẩn pháp lý cao nhất để đảm bảo cho Tòa án

quyết định được một hình phạt đúng, tạo khả năng lớn nhất để đạt được mục

<small>đích của hình phạt.</small>

Các quy định của LHS mà Tịa án cần phải dựa vào đó để quyết định hình phạt là các quy định thuộc Phần chung của LHS, trong đó, những quy định của Phần chung liên quan trực tiếp đến việc quyết định hình phạt là

những quy định mà Tòa án cần căn cứ trước hết khi quyết định hình phạt. Ngồi căn cứ vào các quy định của Phần chung BLHS, Tòa án còn phải căn

cứ vào các quy định trong Phần các tội phạm LHS về loại và khung hình phạt của điều luật quy định tội dâm ô đối với trẻ em.

b) Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm

tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi.

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

là đặc tính về chất của tội phạm là thuộc tính khách quan của loại tội phạm

này được xác định bởi toàn bộ các dấu hiệu CTTP, trong đó, trước hết là nhân phẩm, danh dự, là quyền tự do tinh dục của người dưới 16 tuổi bị tội phạm xâm hại. Mức độ nguy hiểm cho xã hội là đặc tính về lượng của tội phạm,

được xác định bởi tổng thé các dấu hiệu CTTP.

Mặc dù, nhà làm luật khi xây dựng các khung hình phạt đối với tội dâm

ô đối với trẻ em, đã dựa chủ yếu vào tính tội phạm này, nhưng khi quyết định

hình phạt Tịa án phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

<small>của tội này xảy ra trong thực tiễn.</small>

Tòa án phải nêu rõ trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể mà Tòa án căn cứ

vào đó và cùng với các tình tiết khác dé chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối

<small>với bi cáo. Chỉ khi bảo đảm được sự cân nhac tơng thê các tình tiét đó va với</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

việc dựa vào các căn cứ khác (nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm

nhẹ và các tình tiết tăng nặng), Tịa án mới có đầy đủ căn cứ để quyết định

được loại và mức hình phạt cơng bằng và đúng pháp luật.

c) Căn cứ nhân thân người phạm tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

“Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính thé hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà

trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc thực hiện

<small>hành vi phạm tội của người đó” [13, tr. 327].</small>

<small>Dưới góc độ khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm tội được</small>

nghiên cứu với tính chất là một căn cứ khi quyết định hình phạt. Đây cũng là căn cứ thé hiện ngun tắc cá thé hố hình phat trong LHS. Căn cứ này địi hỏi Tồ án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụ thé khơng chỉ tương xứng với tinh chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ma còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm

tội dé bảo đảm hình phạt đã tun đạt được mục đích trừng tri và giáo dục cải

<small>tạo người phạm tội.</small>

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có rất nhiều, nhưng

khơng phải tất cả những đặc điểm đó đều được cân nhắc, đánh giá khi quyết định hình phạt. Theo chúng tôi, tiêu chuẩn dé xác định đặc điểm nào thuộc về

nhân thân người phạm tội cần được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình

phạt phải dựa vào hai tiêu chí sau đây: mot là, những đặc điểm thuộc về nhân

thân người phạm tội có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội; hai là, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt. Đó là những đặc điểm nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội dam 6 đối với người dưới 16

tuôi; phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội; phản ánh hoàn cảnh

đặc biệt của người phạm tội mà Tòa án phải xem xét khi quyết định hình

<small>phạt... [13, tr. 327].</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có thể được chỉ rõ trong LHS hoặc không được chỉ rõ trong luật nhưng được LHS cho phép Tòa án cân nhắc khi áp dụng khi quyết định hình

phạt. Nhân thân người phạm tội là một nội dung phản ánh tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đồng thời là một căn cứ độc lập phải xem xét khi quyết định hình phạt.

d) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết làm cho những trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về

mức độ nguy hiểm cho xã hội. Những tình tiết này có ý nghĩa về mặt quyết định hình phạt, giảm hoặc tăng mức hình phạt trong một khung hình phạt nhất định, chứ khơng có tính chất bắt buộc như tình tiết định tội hoặc tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ chuyển khung hình phat (tình tiết định khung hình phạt). Vì

<small>vậy, khi xét xử Tịa án phải xác định tội danh và khung hình phạt trước, sau</small>

đó mới cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng TNHS.

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS khơng được quy định trong

các cau thành tội phạm cụ thé mà được quy định tại Phần chung của LHS. Khi

quyết định hình phạt, Tịa án phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS, đây chính là quy định có tính chất hướng dan, bắt buộc dé cụ thé hóa một phần khi xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Bởi vì, các tình tiết

<small>giảm nhẹ và tăng nặng TNHS và nhân thân người phạm tội cũng là một trong</small>

những cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, trong số các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS có những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội. Do vậy, nếu xem xét, cân nhac một cách

tong thé các căn cứ quyết định hình phạt thì căn cứ này đã thuộc về một phan

<small>nội dung của căn cứ tinh chat và mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi</small>

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>phạm tội và nhân thân người phạm tội.Trên cơ sở đó, Tịa án đánh giá, xác</small>

định giá trị pháp lý của hai loại tình tiết đối lập nhau trong việc làm tăng hay

giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó trong phạm vi một khung hình phạt cụ thể đã được xác định. Từ đó đưa ra quyết định hình phạt của vụ

án là cần tăng nặng, cần giảm nhẹ, hay chỉ cần xử ở mức trung bình của khung hình phạt. Nếu tình tiết tăng nặng có mức độ ảnh hưởng lớn hơn tình

tiết giảm nhẹ thì là trường hợp cần tăng nặng. Hoặc ngược lại, nếu tình tiết

giảm nhẹ có ảnh hưởng lớn hơn tình tiết tăng nặng thì là trường hợp cần giảm

nhẹ. Nếu cả hai loại tình tiết đều có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau thì là trường hợp bình thường. Điều quan trọng trong trường hợp này là Tòa án

phải đưa ra được một nhận định là cần phải tuyên cho bị cáo một hình phạt ở

<small>mức tăng nặng, ở mức giảm nhẹ hay ở mức trung bình của khung hình phạt,</small>

sao cho hình phạt đã tuyên tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi quyết định hình phạt, Tòa án phải vận dụng các nguyên tắc quyết định hình phạt, trong đó đáng chú ý là ngun tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa để vận dụng

nguyên tắc có lợi cho bị cáo.

1.4. Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả của quyết định hình phạt đối với

<small>người phạm tội</small>

Định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối với người đưới 16 tuổi là các giai đoạn áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tội phạm này. Trong thực tế hoạt động áp dụng pháp

luật này chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tang lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý, trong đó có những yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật hình sự

Hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt có liên quan rất chặt

chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật hình sự. Định tội danh và quyết định

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hình phạt đối với tội dam ơ đối với người dưới 16 tuổi thực chat là quá trình

lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào giải quyết vụ án cụ thê,

do đó yêu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng

của các hoạt động này đó là hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các

quy phạm pháp luật khác có liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tudi. Dé thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp luật hình sự tốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật

khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế , chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức ... cự thé: Ngoài quy định tại Điều 146 BLHS hiện hành, các quy định tại Phần chung BLHS, đặc biệt là các quy định liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt cũng như các quy định về các tội phạm khác về tình dục có liên quan cũng cần được hồn thiện, nhất

là phạm vi tội phạm hóa các tội phạm tình dục, trong đó có tội dâm 6 đối với

người dưới l6 tudi. Quy định tội phạm va hình phạt cần được nhìn nhận dưới

góc độ bảo vệ quyền con người của không chỉ nạn nhân mà cả chủ thể thực

hiện. Cần có sự thống nhất đồng bộ hóa việc quy định tội phạm tình dục nói chung và tội dâm ô đối với người đưới 16 tuôi nói riêng với các lĩnh vực khoa

học khác; cần chủ trọng đến ngun tắc phân hóa chính xác TNHS. Ngồi ra hồn thiện LHS phải chú đến sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế liên

quan đến bảo vệ nhân phẩm, danh dự, quyền tự do tình dục, bảo vệ sức khỏe

của trẻ em. Bên cạnh đó vấn đề bảo đảm kỹ thuật lập pháp cũng cần phải quan

tâm dé thống nhất trong nhận thức và áp dụng LHS liên quan đến định tội dnah và quyết định hình phạt đối với người phạm tội về tình dục nói chung và

tội dam 6 đối với người dưới 16 tuổi nói chung.

Ngồi việc hồn thiện PLHS liên quan đến định tội và quyết định hình

phạt đối với tội đâm ô đối với người đưới 16 tuổi cũng cần rà sốt hồn thiện

hệ thống pháp luật tố tụng hình sự đầy đủ cũng là yếu tố đảm bảo cho quy

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

trình tổ tụng được diễn ra hợp pháp, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của

những chủ thé tham gia tố tụng.

Thứ hai, năng lực chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của người quyết

<small>định hình phạt</small>

Chất lượng đội ngũ Tham phán, Hội thâm nhân dân luôn là yếu tố quyết

định cho việc giải quyết vụ án hình sự có hiệu quả. Định tội danh và quyết

định hình phạt về tội dam 6 đối với người dưới 16 tudi là hoạt động của chủ

thể có thâm quyền trong việc xác định hành vi người phạm tội thực hiện có

thỏa mãn quy định tại Điều 146 BLHS hiện hành hay khơng, nếu thỏa mãn thì

thuộc điểm, khoản nào của điều luật và tương ứng sẽ phải chịu trách nhiệm theo khung hình phạt tại điểm, khoản nào, căn cứ quyết định hình nào nào được áp dụng. Vì vậy, dé đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt một

cách đúng dan địi hỏi người có thâm quyên định tội danh và quyết định hình phạt phải có nên văn hóa pháp lý vững chắc, kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, theo đó ngoài việc nam vững các quy định của pháp luật như các yếu tố cầu thành tội phạm,

<small>các giai đoạn thực hiện tội phạm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình</small>

sự... cịn phải xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan, tồn diện, vô tư, tránh suy diễn chủ quan, quy kết khơng có căn cứ.

Trình độ, năng lực chun mơn của họ trước hết vào chất lượng và chuyên môn đảo tạo. Do vậy, theo quy định chung, việc tuyển dụng, đảo tạo,

bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuân chức danh và vị trí việc làm là giải pháp

quan trọng hàng đầu khơng thê thay thế. Theo đó, chun mơn đào tạo được xem là tiêu chuẩn chính chứ không phải yêu cầu về bằng cấp cao.

Tham phan, Hoi thâm nhân dân thu lý giải quyết vụ án hình sự về tội

dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi phải có kỹ năng, nghiệp vụ xét xử và nó phải gắn với chun mơn dao tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tinh

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đặc thù của hoạt động xét xử, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động này được cụ thê hóa thành quy trình, quy phạm địi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất. Ngồi việc tinh thơng nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải

quyết án, tính chuyên nghiệp của Thâm phán và Hội thẩm nhân dân (hội đồng

xét xử) cịn thé hiện thơng qua nhiều khía cạnh khác, ké cả sử dụng các công

<small>cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thơng tin...) cũng như khả</small>

năng thích nghi, giao tiếp, ...

Người có thâm quyền định tội danh và quyết định hình phạt (Tham

phán, Hội thâm nhân dân) khơng chỉ có trình độ chun mơn nghiệp vụ mà

cịn có phâm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa cơng vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử.

Thứ ba, giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến

tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Giải thích PLHS là hoạt động tat yếu, đóng vai trị quan trọng trong q trình thực hiện pháp luật, giúp cho PLHS được thực hiện một cách đúng đắn và thong nhất. Day là một hoạt động giúp đưa pháp luật đi vào cuộc sông. Dé định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ơ đối với người

dưới 16 ti, thì trước hết việc nhận thức các quy định của PLHS liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và các quy định liên quan đến quyết định

hình phạt đối với tội này sao cho đúng và thống nhất cần phải được đặt ra,

muốn làm được điều đó thì cần phải thực hiện giải thích pháp luật.

Hoạt động giải thích PLHS là hoạt động tất yếu dé hoàn thiện hoạt động lập pháp, đưa những khái niệm tư duy trừu tượng đi vào thực tiễn. Để đảm bảo cho kết quả giải thích pháp luật hợp pháp, mang tính khoa học và khách quan thì các chủ thê giải thích và hoạt động giải thích cần phải được quy định

và tuân theo một phương thức, quy trình nhất định. Đó là những phương pháp và cách thức tiếp cận các quy phạm pháp luật theo một trình tự chặt chẽ, từ

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

việc xác định nhu cầu, nghiên cứu, phân tích, giải thích và cơng bố kết quả.

<small>Hoạt động giải thích pháp luật nói chung và PLHS nói riêng ở nước ta do</small>

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đảm nhiệm, tuy vậy, hoạt động trên

chưa thực sự có hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu giải thích pháp luật

của xã hội. Đề giải quyết kịp thời nhu cầu giải thích pháp luật mà thực tiễn đặt ra, TANDTC buộc phải thực hiện công tác hướng dẫn đường lối xét xử

thống nhất, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất nhiều hơn mà có những

khi lẫn sang hoạt động giải thích pháp luật thuộc thâm quyền của UBTVQH.

Gần đây, TANDTC được trao thâm quyền ban hành án lệ (theo Luật tổ chức

Toa án nhân dân năm 2014), tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn khá hạn chế.

Về tội dâm ô đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi) đã được TANDTC hướng dẫn bằng các văn bản hướng dẫn như: Bản tổng kết và hướng dẫn

đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về mặt tình dục số

329-HS2 ngày 11/05/1967 (Ban tong kết 329-329-HS2); Thông tư liên tịch số 01/1998

ngày 02/01/1998 của TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đôi bố sung một số điều của BLHS cũng đã hướng dẫn

về hành vi dâm ô; Nghị quyết 06/2019 hướng dẫn dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vu án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Nghị quyết 06/2019 được ban

hành thay thế các văn bản hướng dẫn trước đó của TANDTC đã đưa ra định

nghĩa về dâm ô và liệt kê các hành vi dâm ô cụ thể tại khoản 3 Điều 5. Tuy

nhiên Nghị quyết 06/2019 vẫn cịn có những hướng dẫn khơng rõ ràng, trùng

lắp, chưa chính xác (luận văn sẽ trình bày cụ thể ở chương 3). Vì vậy để áp

dụng đúng đắn và có hiệu qủa các quy định của BLHS liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi các

cơ quan có thâm quyền, bên cạnh sửa đổi, hồn thiện BLHS cịn cần phải giải thích, hướng dẫn kịp thời, đúng đảm bảo sự thống nhất trong nhận thưc và áp

dụng PLHS của cơ quan tiền hành tố tụng hình sự.

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

TIỂU KET CHUONG 1

Hoạt động quyết định hình phạt là một trong những hoạt động quan

trong trong tố tụng hình sự, địi hỏi những người tham gia tiến hành tổ tụng

phải am hiếu pháp luật và có kinh nghiệm cũng như có thé nắm bắt được tâm lý người phạm tội và tâm lý nạn nhân dé từ đó có thé quyết định hình phạt chính xác, cơng bang.

Đối với tội dam 6 đối với người dưới 16 tudi, đây là một loại tội có cấu thành gần giống đối với một số tội như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... nên việc quyết định hình phạt đối với tội dam ơ đối với người dưới 16 tuôi trong nhiều trường hợp là tương đối phức tạp.

Vì vậy, việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyết định hình phạt đối với tội

dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là nhiệm vụ quan trọng trong việc quyết

định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng và đối với các tội phạm hình sự nói chung. Việc làm sáng tỏ các cơ sở lý luận về quyết định hình phạt sẽ làm cho việc quyết định hình phạt đối với tội dâm ơ

đối với người dưới 16 ti nói riêng và các tội phạm khác nói chung sẽ tránh được oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Nhằm bảo đảm pháp chế cũng như thượng tôn pháp luật trong nhà nước pháp quyên.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>CHƯƠNG 2</small>

CÁC QUY ĐỊNH CUA BO LUẬT HÌNH SỰ 2015 VE QUYET ĐỊNH HÌNH PHAT LIEN QUAN DEN TOI DAM Ô DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI

16 TUOI VA THUC TIEN AP DUNG

2.1. Các dau hiệu pháp lý và hình phạt quy định với tội dâm 6 đối với

người dưới 16 tudi

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm 6 doi với người dưới 16 tuổi

Theo Điều 146 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định tội dâm ô

đối với người dưới 16 tuổi là trường hợp “người nào đủ 18 tudi trở lên mà có

hành vi dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”.

* Khách thể của tội phạm

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em và trước hệt tội phạm xâm hại đến tự do tình dục của người dưới

16 tuổi.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người đưới 16 tuổi.

* Dầu hiệu thuộc về mặt khách quan cua tội phạm

Hành vi khách quan phạm tội là hành vi dam ô đối với người dưới 16 tuôi. Theo hướng dẫn của của Hội đồng thâm phán TANDTC tại Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 thì: “3. Dâm 6 quy định tại khoản 1

Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc

khác giới tính tiếp xúc về thé chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quan áo

vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người

dưới 16 tuổi có tinh chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tinh dục”

Hành vi phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ được giới hạn ở các hành vi tiếp xúc về thé chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo bộ

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới l6

ti có tính chất tình duc nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục.

Đề làm rõ hơn, khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 của TANDTC chỉ ra những hành vi cụ thể được coi là hành vi dâm ô, bị xử lý hình sự, đó là:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (vi dụ: đụng

<small>chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận</small>

khác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp

xúc (vi du: vudt ve, SỜ, bop, cầu véo, hôn, liém...) với bộ phận sinh dục, bộ

phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình duc tiếp xúc (ví dụ: đụng cham, cọ xát, cha xát...)

với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người đưới 16 tuổi;

d) Du dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (vi dụ: vuốt ve, sị, bóp, cấu véo, hơn, liém...) với bộ phận nhạy

<small>cảm của người phạm tội hoặc của người khác;</small>

d) Các hành vi khác có tinh chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình duc (ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). ”

Tội phạm này có cấu thành hình thức, chi cần người phạm tội thực hiện

một trong những hành vi nêu trên thì coi là tội phạm hồn thành, khơng cần

<small>hậu qủa xảy ra.</small>

* Dầu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thê của tội phạm này là bat cứ ai có năng lực TNHS và đạt từ đủ 18 tuổi trở lên.

* Dấu hiệu thuộc về mặt chi quan cua toi phạm

Tội dâm 6 đối với người đưới 16 tuổi là tội được thực hiện bang lỗi có ý. Mục đích của người phạm tội cần phải xác định được. Nếu người phạm tội

thực hiện hành vi phạm tội nêu trên nhưng không nhằm thực hiện hành vi

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

giao câu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác thì thỏa mãn mặt chủ quan của

tội phạm này. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên những với mục

đích giao cau hoặc quan hệ tình dục khác thì sẽ bị xử phạt về những tội phạm

<small>tình dục khác.</small>

Về ý thức chủ quan khơng cần địi hỏi người phạm tội biết rõ nạn nhân là

người dưới 16 tuổi.

2.1.2. Hình phạt quy định doi với tội dâm 6 người dưới 16 tuổi

Điều 146 BLHS quy định 3 khung hình phạt. Khung cơ bản quy định

hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, trong trường hợp phạm tội thỏa mãn các

dau hiệu định tội trong khoản 1.

Khung hình phạt tăng nặng TNHS đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi tại khoản 2 quy định phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu có một trong những

tình tiết sau:

- Phạm tội có tơ chức. Đây là hình thức đồng phạm có sự tham gia có tơ

chức, tức là trường hợp những người đồng phạm về tội dâm 6 người dưới 16

tuổi có sự cau kết chặt chẽ với nhau thực hiện tội phạm.

- Phạm tội dâm 6 đối voi người dưới 16 tuổi 02 lan trở lên. Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên

nhưng chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên;

- Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc,

<small>giáo dục, chữa bệnh;</small>

- Gây rồi loạn tâm than và hành vi của nạn nhân mà ty lệ tồn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

-Tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội đã tái phạm

chưa được xóa án tịch lại phạm tội dâm 6 đối với người dưới l6 tuổi theo

khoản 1 hoặc khoản 2 điều 146.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Khung hình phạt tăng nặng TNHS đối với tội dâm 6 người dưới 16 tuổi

tại khoản 3 quy định phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, nếu có một trong những

tình tiết sau:

- Gây rồi loạn tâm than và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơ thể 61% trở lên;

- Làm nạn nhân tự sát. Điểm b khoản 3 đòi hỏi hậu quả của hành vi

phạm tội là dẫn đến nạn nhân tự sát, khơng địi hỏi nạn nhân tự sát phải chết.

Ngồi hình phạt chính, khoản 4 Điều 146 quy định hình phạt b6 sung

có thé áp dụng đối với người phạm tội là cắm đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.2. Các căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi

Như chương 1 tác giả đã trình bày việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong BLHS có ý nghĩa quan trọng, nó là cơ sở pháp lý dé dựa vào đó Tịa án có thé quyết định hình phạt đúng, khắc phục,

hạn chế tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất trong quyết định hình phạt. Nếu

không dựa vào các căn cứ do luật quy định khi quyết định hình phạt, hình

<small>phạt áp dụng sẽ khơng đặt được mục đích, khơng bảo đảm cho bản án có tínhhợp pháp, có căn cứ pháp lý.</small>

Vì vậy, khi quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể, Tòa án cần phải xem xét, cân nhắc đánh giá các căn cứ quyết định hình phạt một cách đầy đủ, toàn diện và biện chứng. Giữa các căn cứ quyết định hình phạt nêu

trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và ln thể hiện trong một thé thống nhất. Tịa án cần phải năm chắc nội dung, ý nghĩa pháp lý

của từng căn cứ có tính ngun tắc đó, cũng như mối liên hệ giữa chúng khi quyết định hình phạt.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Điều 50 BLHS năm 2015 quy định những căn cứ chung để Tòa án dựa

vào đó khi quyết định hình phạt đối với người phạm các tội nói chung, trong đó có tội dâm 6 đối với người dưới 16 ti, đó là:

<small>- Các quy định của BLHS;</small>

- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

<small>- Nhân thân người phạm tội;</small>

- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.

<small>a) Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015</small>

Đối với người phạm tội, khi quyết định hình phạt Tịa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS. Đây là đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt.

Khi quyết định hình phạt Tịa án trước hết phải căn cứ vào các quy định

của BLHS, tức là phải căn cứ vào các quy định của Phần chung và Phần các

<small>tội phạm của BLHS.</small>

* Căn cứ vào các quy định cua Phân chung của Bộ luật hình sự, do là:1) Những quy định có tính ngun tắc chung cho việc quyết định hình phạt như: Cơ sở của TNHS (Điều 2), nguyên tắc xử lý (Điều 3), hiệu lực về thời gian của BLHS (Điều 7), chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (các Điều 14, 15, 57), đồng phạm (các Điều 17, 58), các quy định về quyết định hình phạt trong chương VIII (từ Điều 50 đến Điều 59);...ii) Những quy định có tính ngun

tắc chung cho từng loại hình phạt trong chương VI (từ Điều 30 đến Điều 45); ii) Những quy định có tính ngun tắc chung đối với những trường hợp được

áp dụng các biện pháp như: Miễn TNHS (Điều 29), miễn hình phạt (Điều 59);

về án treo (Điều 65)...;

* Căn cứ vào các quy định của Phần các tội phạm của BLHS, đó là căn

cứ Điều 146 BLHS quy định về tội dam ô đối với người đưới 16 tuổi.

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

b) Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

<small>phạm tội</small>

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, Tòa án thường xem xét các dấu hiệu

<small>Sau:</small>

- Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị hành vi phạm

tội dam 6 đối với người dưới 16 tuổi xâm hại;

- Dạng hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện;

- Hậu quả thiệt hại đã gây ra cho người dưới 16 tuổi; tuổi của nạn nhân;

<small>- Mức độ thực hiện tội phạm;</small>

- Phạm tội riêng lẻ hay là đồng phạm, hình thức đồng phạm;

<small>- Cơng cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa</small>

điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm;

- Mức độ lỗi, mục đích phạm tội và động cơ phạm tội;

- Nguyên nhân, điều kiện phạm tội;

- Những đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã

<small>hội của hành vi phạm tội, v.v...</small>

<small>c) Căn cứ nhân thân người phạm tội</small>

Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội giúp cho Tịa án khơng những hiểu được tính chất con người phạm tội mà còn đánh giá được khả năng giáo

dục, cải tạo họ dé có hình phạt và mức hình phat phù hợp, giúp cho Tịa án đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm... Trên cơ sở đó, Tịa án thực hiện được ngun tắc cá thể hóa hình phạt và bảo đảm ngun tắc cơng bằng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

<small>Nhân thân người phạm tội là một khái niệm rộng, đa dạng, nhưng khi</small>

cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì khơng có

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghĩa là xem xét nhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhất định liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội cụ thé cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt. Để quyết định hình phạt đúng, một trong những đòi hỏi quan trọng là phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội. Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thê hiện trong lý lịch bị

<small>can, bi cáo và các tài liệu khác có liên quan. CQDT, VKS và Tịa án phải</small>

chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và cả mặt xấu. Trong một số trường hợp có những đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được quy định là yếu tố loại trừ TNHS, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phat hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS, do đó, khi quyết định hình phạt cần phân biệt từng trường hợp cụ thể. Tòa án cũng cần phải

cân nhắc đầy đủ các đặc điểm về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tơ định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng, là tình tiết

Việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS, những tình tiết tăng nặng TNHS chính xác giúp Tịa án đánh giá đúng đắn tính chat vụ án, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và người phạm tội, trên cơ sở đó mới có thé

quyết định loại và mức hình phạt cơng băng, có căn cứ và đúng pháp luật. Tòa

án cần phải nhận thức, quán triệt được đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52

của BLHS và đồng thời phải chú ý những điểm sau:

<small>35</small>

</div>

×