Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

bài tập thực tế môn cơ sở văn hóa việt nam đề tài phong tục tảo mộ tiết thanh minh của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐHQGHNBỘ MƠN NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM</b>

Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Thiên Hạnh Trang –

<i><b>Hà Nội, tháng 11 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NHẬT KÝ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM</b>

Thảo luận chọn đề tài Thảo luận nội dung, xây

dựng cấu trúc đề tài Phân công nhiệm vụ cá

Xem các video tư liệu tham khảo trên internet Nộp thu hoạch cá nhân

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM (NHĨM TRƯỞNG ĐÁNH GIÁ)</b>

Nguyễn Thị Dung

Tìm tài liệu và viết nội dung “Vai của phong tục tảo mộ Tiết Thanh minh trong văn hóa người Việt”

Tổng hợp nội dung đề tài

thành đúng hạn, tốt

Nguyễn Thiên Hạnh Trang

Tìm tài liệu và viết nội dung “Tính cấp thiết của đề tài”, “Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài”, “Phương pháp nghiên cứu của đề tài”

thành đúng hạn, tốt

Trần Huyền Ánh

Tìm tài liệu và viết nội dung “Tình hình nghiên cứu của đề tài”, “Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài”, “Ý nghĩa của đề tài”

thành đúng hạn, tốt Hoàng Quỳnh <sub>quát về nguồn gốc, lịch sử của phong </sub><sup>tài liệu và viết nội dung “Khái </sup>

tục tảo mộ Tiết Thanh minh”

Tìm tài liệu và viết nội dung “Hội Đạp thanh dịp Tết Thanh minh – Ngày lễ tình nhân đầu tiên được ghi nhận”

Tổng hợp nội dung đề tài

thành đúng hạn, tốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU ... 4</b>

<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài </b>... 4

<b>h hình nghiên cứu của đề tài </b>... 4

<b>1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ... 5 </b>

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 5 </b>

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ... 6 </b>

<b>1.6. Ý nghĩa của đề tài ... 6 </b>

<b>1.7. Kết cấu của đề tài ... 7 </b>

<b>Phần 2. Nội dung nghiên cứu ... 8 </b>

<b>2.1. Khái quát về nguồn gốc, lịch sử của phong tục tảo mộ tiết Thanh minh .. 8 </b>

<b>2.2. Vai trò của phong tục tảo mộ Tiết Thanh minh trong văn hóa người Việt</b> ...

<b>2.3. Một số hoạt động của người Việt trong ngày tảo mộ tiết Thanh minh .... 10 </b>

<b>2.4. Một số lưu ý trong phong tục tảo mộ tiết Thanh minh ... 12 </b>

<b>2.5. Hội Đạp thanh dịp Tết Thanh minh – Ngày lễ tình nhân đầu tiên được ghi nhận ... 1</b>

<b>Phần 3. Kết luận ... 13</b>

<b>AÊA  ... 14</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHỤ LỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1. Tết Thanh minh mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam Hình 2. Ngày Tết Thanh minh

Hình 3. Tục đi tảo mộ gia tiên ngày Thanh minh Hình 4. Hội đạp thanh

Hình 5. Tết Thanh minh gắn liền với đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người Việt – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước

Hình 6. Mâm cỗ cúng Tết Thanh minh ngồi trời Hình 7. Mâm cỗ cúng Tết Thanh minh tại gia Hình 8. Tục lệ ăn bánh trơi, bánh chay Hình 9. Thanh minh là Tết trồng cây

Hình 10. Cả nhà quây quần ngày Tết Thanh minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa, tảo mộ Tiết Thanh minh đã trở thành phong tục quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam.

Tiết Thanh minh là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông từ xa xưa. Đây là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí trong năm theo lịch cổ khoảng thời gian giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ, diễn ra sau tiết Xuân Phân và trước tiết Cốc Vũ. Tiết Thanh minh được coi là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam để bày tỏ lòng thành kính, báo hiếu của con cháu đối với tổ tiên, với nguồn cội và với những người thân đã khuất của người dân Việt Nam ta. Vào dịp này, những người con xa quê đều cố gắng sắp xếp về tảo mộ gia tiên mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nắm được các thông tin đầy đủ về Tiết Thanh minh. Thậm chí, nhiều người vẫn đang lầm tưởng Tiết Thanh minh chính là Tết Hàn thực, và hiểu nhầm ý nghĩa của phong tục tảo mộ trong dịp Tiết Thanh minh. Do đó, bài nghiên cứu của nhóm sẽ phục vụ cho mục đích làm rõ về bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong tục tảo mộ trong Tiết Thanh minh này.

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài</b>

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong tục tảo mộ trong Tiết Thanh minh với đa dạng các cách tiếp cận khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này. Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu liên tục cập nhật để đưa ra những luận điểm về nguồn gốc, bản chất cùng vai trò, ý nghĩa của phong tục ngày lễ tết này.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, bởi vậy mà Tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta sở hữu những đặc điểm tương đồng giống với văn hóa Trung Hoa. Đề cập đến khía cạnh này, có thể kể đến những nghiên cứu của các tác giả Trần Long hay Hoàng Triệu Hải, nhằm so sánh, đối chiếu những đặc điểm, ý nghĩa của tiết Thanh minh trong văn hoá dân tộc Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề t</b>

<i><b>1.3.1 Mục đích của đề tài</b></i>

Mục đích nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của tiết Thanh minh trong văn hoá của người Việt Nam, cụ thể hơn là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, hướng về tổ tiên” một nét văn hố đặc trưng của người Việt

<i><b>1.3.2 Mục đích của đề tài</b></i>

Về lí luận, nhóm tác giả đã nghiên cứu những tài liệu, các đầu sách và các bài báo khoa học trước đây để mô tả, liệt kê những đặc trưng về văn hoá trong Tiết Thanh minh của người Việt Nam.

Về thực tiễn, nhóm tác giả đã sử dụng những phương pháp khoa học để lý giải đặc điểm và ý nghĩa của từng hoạt động trong Tiết Thanh minh của người Việt Nam, từ đó kết luận và so sánh nền văn hoá của người Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực.

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài</b>

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích các tài liệu, kết quả nghiên cứu, tạp chí, bài báo về phong tục nhuộm răng của người Việt Nam bao gồm nguồn gốc, lịch sử, quy trình, vai trị và ý nghĩa; từ đó đưa ra những thơng tin, kết

uận, làm cơ sở để xây dựng nội dung bài nghiên cứu.

<i><b>1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là văn hóa, phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của người Việt Nam. Bài thu hoạch tập trung vào nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử hình thành và thực tiễn của phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh.

<i><b>1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài</b></i>

Nghiên cứu này trải dài khắp phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồng bào Kinh cũng như nhiều dân tộc khác để có thể làm nổi bật nét phong tục này. Ngoài ra, phạm vi thời gian bao trùm từ nhiều thế hệ cha ông trước để để có thể chỉ rõ được giá trị văn hóa trong phong tục này đã được truyền lại qua từng thế hệ cũng như chỉ ra sự thay đổi nếu có về mặt thời gian.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài</b>

Để thực hiện bài thu hoạch này, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa và tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp lịch sử…

Phương pháp lịch sử được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài để trình bày quá trình hình thành và phát triển của văn hóa, phong tục tảo mộ tiết Thanh minh; từ đó, rút ra được từ đó mới có thể rút ra được tính chất, đặc điểm, xu hướng cũng như mối liên hệ của phong tục với nhiều hiện tượng xã hội khác.

ương pháp logic, nghiên cứu tình huống được sử dụng khi lý giải, khái quát, đánh giá và rút ra những nhận định từ các sự kiện lịch sử thực tiễn của văn hóa, phong tục tảo mộ tiết Thanh minh.

Bên cạnh đó khóa luận cịn sử dụng các biện pháp tổng hợp, so sánh cứu, đánh giá các sự kiện và quan điểm để đi tới nhận định cuối cùng.

<b>1.6. Ý nghĩa của đề tài</b>

Nghiên cứu này cung cấp những kiến thức tổng quát về văn hóa, phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt trong thời kỳ phát triển, hướng đến hiện đại hóa của đất nước Việt Nam. Theo đó, các quan điểm và nhận định về đề tài được rút ra nhờ được tiếp cận tại nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ định việc tảo mộ là một truyền thống tốt đẹp trong dòng họ, dẫn dắt con cháu thế hệ nối tiếp tiếp tục gìn giữ và thực hiện một nét đẹp của đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, bài thu hoạch thơng qua tiết Thanh minh cùng phong tục tảo mộ nhắc nhở mỗi người con của dân tộc Việt luôn nhớ về quê hương, nguồn cội – tài sản tinh thần vô giá đối của người Việt.

Ngồi ra, với những thơng tin được đề cập đến, nhóm tác giả hy vọng sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn đối với văn hóa, phong tục tảo mộ tiết Thanh minh của người Việt Nam. Đồng thời, đề tài được thực hiện góp phần hình thành nên một nguồn thơng tin có thể được sử dụng để tham khảo trong công tác nghiên cứu, học tập và cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến phong tục, tập quán của dân tộc Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.7. Kết cấu của đề tài</b>

Nội dung bài thu hoạch gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo gắn với tình hình nghiên cứu tại ba chương:

Chương 1: Khái quát về nguồn gốc, lịch sử của phong tục tảo mộ tiết Thanh

Chương 2: Vai trò của phong tục tảo mộ tiết Thanh minh trong văn hóa của người Việt

Chương 3: Một số hoạt động tiêu biểu của người Việt trong ngày tảo mộ tiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Phần 2. Nội dung nghiên cứu</b>

<b>2.1. Khái quát về nguồn gốc, lịch sử của phong tục tảo mộ tiết Thanh minh</b>

Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lịng cảm kích vơ

Giới Tử Thơi theo phị Tấn Văn Cơng trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không ốn giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ khơng có cơng lao gì đáng nói. Vì vậy, ơng về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Cơng về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ơng đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Cũng đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hồn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.

<b>2.2. Vai trò của phong tục tảo mộ Tiết Thanh minh trong văn hóa người Việt </b>

hơng phải là cái tết lớn, nhưng nó lại là ngày có ý nghĩa quan trọng với toàn thể dân ta. Đây là một ngày giỗ tổ chung để tất cả con cháu có dịp để báo hiểu, trả nghĩa hướng về nguồn cội.

Tết Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm thường đến sau lập xuân khoảng 45 ngày là khoảng thời gian thời tiết ơn hịa, sáng sủa, khơng khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp người Việt tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất. Vào ngày Tết Thanh minh, ở trong các nghĩa trang thường đơng người, nhiều gia đình đến bên phần mộ thắp hương bày tỏ lịng thành kính với gia tiên tiền tổ. Với những người sống xa quê cũng thường thu xếp về tảo mộ vào ngày này, để hướng về cội nguồn.

Sự nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong ngày Tết Thanh minh qua việc sửa sang, quét tước cho những ngôi mộ vơ danh, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng.

Tảo mộ cịn có ý nghĩa thể hiện lịng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ơng bà, tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tơng". Ngày Thanh minh, không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng được cho ra mộ để thăm viếng, bái tế tổ tiên, thân nhân đã khuất, vừa để nhận biết phần mộ của gia tộc, tiếp nối truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thống uống nước nhớ nguồn, vừa học hỏi dần để tiếp nhận, tiếp nối phong tục truyền thống.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn

trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Đối với người dân Việt, Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày 3/3 Âm lịch hằng năm cũng cố gắng về với gia đình để tảo mộ, sum họp bên mâm cơm gia đình. Những ngơi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sơng sâu” là vậy. Những gia đình sống xa q khơng có điều kiện về đúng Tết Thanh minh thì có thể thu xếp về tảo mộ vào bất cứ ngày nào thuận tiện xung quanh ngày này. Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.

Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lịng thành kính của mình đối với tổ tiên. Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ơng bà khi cịn sống chứ khơng phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lịng thành kính của

<b>2.3. Những phong tục của người Việt Nam vào ngày Tết Thanh minh </b>

<i><b>. Tết Thanh Minh đi tảo mộ tổ tiên</b></i>

Tết Thanh Minh là ngày con cháu Việt Nam tưởng nhớ về cội nguồn của mình, là một dịp quan trọng để tri ân tổ tiên, nguồn gốc của gia đình. Vì vậy, vào ngày này con cháu nhất định phải tuân theo truyền thống đi tảo mộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có những người phải đi làm xa, vào ngày 3/3 âm lịch, họ vẫn dành thời gian quý báu để trở về quê hương và sum họp cùng gia đình. Khoảnh khắc này là để đi tảo mộ cho tổ tiên, sau đó cùng nhau ngồi bên bàn cơm, nơi những ngôi mộ được người thân chăm sóc kỹ lưỡng, làm đẹp, thậm chí vun đắp thêm đất mới. Điều này thể hiện lịng biết ơn và tơn trọng của người sống đối với những người đã khuất.

Quan trọng nhất khi thực hiện nghi lễ tảo mộ là sửa sang và làm đẹp cho các ngôi mộ của tổ tiên. Trong ngày này, mọi người mang theo đủ dụng cụ như liềm, cuốc, xẻng để làm sạch cỏ và loại bỏ cây cỏ mọc dại xung quanh mộ. Họ nâng cao mộ, tạo cho nó cao ráo và sạch sẽ để tránh làm phiền đến linh hồn người đã khuất và tránh những sinh linh hoang dã như rắn, chuột. Khi cơng việc dọn dẹp hồn tất, mọi người sẽ dùng xôi, thịt và hoa quả để dâng lên tổ tiên, kèm theo việc thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt một bó hoa cúc trắng nhằm tưởng nhớ và tôn vinh những người đã khuất.

Tết Thanh Minh là ngày mà khu nghĩa trang trở nên sôi động và tấp nập hơn rất nhiều so với những ngày thông thường. Các ông bà thường dành thời gian để khấn vái tổ tiên, trong khi mọi người trong gia đình và cả trẻ con cũng chung tay rọn dẹp. Trẻ em thường đi theo cha mẹ hoặc ông bà để tham gia nghi lễ tảo mộ, trước hết là để làm quen với những ngôi mộ của gia tiên và sau đó để học được tơn trọng đối với tổ tiên qua việc thực hiện nghi thức viếng mộ. Người lao động xa quê thường trở về vào dịp này (có thể là một hoặc hai ngày trước đó vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và hội ngộ với gia đình.

Bên cạnh những ngơi mộ được gia đình chăm sóc chu đáo, cũng có những ngơi mộ khơng có người chủ hoặc do con cháu đang làm việc xa xôi không thể trở về quê hương để thực hiện nghi lễ tảo mộ. Trong trường hợp này, những người viếng thăm mộ thường thắp hương để bày tỏ lịng thành kính đối với họ.

<i><b>2.3.2. Cúng ơng bà, tổ tiên</b></i>

Trong dịp Tết Thanh Minh, ngồi việc tảo mộ thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cúng cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. Mọi người trong gia đình sẽ đi chợ mua đồ để chuẩn bị mâm cúng, tùy theo phong tục và địa phương mâm cúng chuẩn bị sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm cúng mời ông bà

</div>

×