Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận sự khủng hoảng sụp đổ của liên xô và đông âu bắt nguồn từ những sai lầm của chủ nghĩa mác lênin đồng thời nó cũng đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội toàn thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ TƯ PHÁP</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI</b>

<b>BÀI TẬP NHÓM</b>

<b>CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC</b>

<b>ĐỀ TÀI: Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích </b>

dẫn chứng trong thực tiễn để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái sau:

<i>“Sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ những sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội toàn thế giới”.</i>

<b>Hà Nội, tháng 06 năm 2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢTHAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM</b>

<i><b>Ngày: 28/06/2022</b></i>

<i><b>Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội</b></i>

<i><b>Nhóm số</b></i>: 01<i><b> Lớp</b></i>: Thảo luận N22.TL1

<i><b>Khoa</b></i>: Pháp luật Kinh tế <i><b>Khóa</b></i>: 46

<i><b>Tổng số sinh viên của nhóm: 20</b></i>

<i><b>Tên bài tập</b></i>: Bài tập nhóm <i><b>Mơn học</b></i>: Chủ nghĩa xã hội khoa học

<i><b>Nội dung: Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng trong thực</b></i>

tiễn để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái sau: “Sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ những sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội toàn thế giới”.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm 1 461901 Chu Thị Phương Anh

2 461902 Lê Thị Phương Anh 3 461903 Nguyễn Kim Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Kết quả điểm bài tập Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2022 -Giáo viên chấm thứ nhất:….. NHÓM TRƯỞNG -Giáo viên chấm thứ hai:…..

Vũ Thị Ngọc Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Too long to read onyour phone? Save to</b>

read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.Sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở LiênXô và Đông Âu: Diễn biến và hậu quả...32.1.Sơ lược diễn biến về sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình chủnghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu...42.2.Hậu quả của sự khủng hoảng và sụp đổ...53.Phản bác quan điểm sai trái về căn nguyên, bản chất của sự khủnghoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu...73.1.Nguyên nhân của sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô và Đông Âu...7</b>

3.1.1. Nguyên nhân sâu xa...7 3.1.2. Nguyên nhân trực tiếp...10

<b>3.2.Bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở LiênXô và Đông Âu: Sự khủng hoảng, sụp đổ không đồng nghĩa với sự cáochung của chủ nghĩa xã hội...13</b>

<b>KẾT LUẬN...16DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Trong lịch sử nhân loại, hiếm có học thuyết, tư tưởng nào mà trong suốt quá trình hình thành và phát triển lại chịu nhiều sự đả kích, xun tạc, bóp méo của các thế lực chống đối như chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Hành trình gần hai thế kỷ kể từ khi C. Mác, Ph. Ăng-ghen đặt nền móng đầu tiên tại Đức, V.I. Lê-nin kế tục và phát triển tại Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào hồn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là nền tảng tư tưởng vững chắc của các đảng cộng sản cầm quyền, trong đó có Việt Nam. Vượt lên trên mọi giới hạn về không gian và thời gian, những nguyên lý, khái niệm, phạm trù, quy luật và phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin tiếp tục là “chìa khóa” giải đáp những vấn đề tư tưởng, soi sáng

<i>những nhiệm vụ lịch sử chín muồi của nhân loại. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng: “Sựkhủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ những sai lầm của chủ nghĩaMác – Lênin, đồng thời nó cũng đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội toàn thếgiới”. Với những kiến thức chủ nghĩa xã hội khoa học tích lũy được, bài làm dưới đây sẽ</i>

tìm hiểu diễn biến, hậu quả, nguyên nhân của sự khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu để đưa ra minh chứng về bản chất thực sự của sự khủng hoảng, sụp đổ này cũng như giải đáp cho những nghi vấn về giá trị và sự tồn vong của chủ nghĩa Mác – Lênin.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội</b>

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăng-ghen khởi xướng được V.I.Lê-nin bổ sung, phát triển và hiện thực hố trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga Xơ-viết, trở thành học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết cho thấy hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Theo đó, lịch sử lồi người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, có thể thấy, mỗi hình thái kinh tế- xã hội là sự khác biệt hoàn toàn về chất. Theo quan điểm này, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ.

<i>Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875) C.Mác đã cho rằng: “Giữa xã hộitư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xãhội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà</i>

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chun chính cách mạng của giaicấp vô sản”</i><small>1</small><i>. Khẳng định quan điểm này, V.I.Lênin cho rằng: “Về lý luận khơng thể nghingờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độnhất định”</i><small>2</small>. Mong muốn thay thế một xã hội TBCN bất công bằng xã hội XHCN tốt đẹp là khát vọng chính đáng nhưng bởi sự khác biệt về chất giữa các hình thái kinh tế - xã hội nên cần phải có khoảng thời gian cần thiết để xây dựng những tiền đề quan trọng cho Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản ra đời và phát triển vững chắc.

Khi phân tích hình thái kinh tế-xã hội Chủ nghĩa cộng sản, C.Mác đã phân biệt rõ “giai đoạn đầu” và “giai đoạn cao” của Chủ nghĩa cộng sản, C.Mác nói đến thời kỳ quá độ ở giữa xã hội TBCN và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thời kỳ này đã vượt qua giai đoạn cuối của Chủ nghĩa tư bản, nhưng chưa đi vào “giai đoạn đầu” của Chủ nghĩa cộng sản, càng không thể tới ngay “giai đoạn cao”. Do đó, Thời kỳ quá độ chỉ có thể là từ Chủ nghĩa tư bản lên “giai đoạn đầu”. V.I.Lê-nin vào năm 1917 gọi “giai đoạn đầu” là CNXH và xác định: Thời kỳ quá độ không phải là CNXH hồn chỉnh. Chúng có bản chất khác nhau rõ rệt: Thời kỳ q độ khơng thể có đầy đủ thuộc tính của Chủ nghĩa cộng sản, nhưng CNXH đã thể hiện bản chất này nói chung và phản ánh xu hướng đi tới Chủ nghĩa cộng sản. Nhìn nhận thực tiễn, nói đến vị trí của thời kỳ q độ, V.I.Lê-nin cho rằng, đối

<i>với những nước chưa có CNTB phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từChủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội”</i><small>3</small>.

CNTB được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tồn tại áp bức, bóc lột, đối kháng giai cấp. Mặt khác, CNXH được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể. Do đó, mục đích của CNXH là xóa bỏ chế độ bóc lột, bất cơng, xóa bỏ đối kháng giai cấp, thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảm nhận. Tuy nhiên q trình thay thế đó khơng phải xảy ra trong chóng vánh, dễ dàng mà phải có thời kỳ chuyển giao và cải tạo xã hội cũ do giai cấp bóc lột dựng nên và phát triển trên nền móng đó lâu đài của xã hội mới. Thời kỳ đó là khoảng thời gian cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất, đời sống kinh tế chính trị, văn hóa tư tưởng… cho CNXH ra đời. Nhìn nhận từ thực tiễn, chính sự phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng để cơ sở vật chất – kỹ thuật ấy phục vụ cho CNXH, cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại. Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại sẽ quyết

<small>1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, tập 19, tr.47.2 V.I.Lê-nin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1977, tập. 39, tr. 309-310.3 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1977, tập.38, tr. 464. </small>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Những nước chưa trải qua CNTB muốn tiến lên CNXH cần có một thời gian dài để tiến hành cơng nghiệp hóa XHCN, bởi giai cấp công nhân phải thực hiện những nhiệm vụ mà đáng lẽ ra thuộc về giai cấp tư sản của CNTB.

Công cuộc xây dựng CNXH là một công việc khó khăn, phức tạp và tất yếu cần một thời kỳ chuyển giao, quá độ. Đây là thời kỳ lịch sử mà bất cứ quốc gia nào muốn đi lên CNXH cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ của các nước này ngắn và nhiều thuận lợi hơn vì có nền tảng là lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Đối với những nước chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN cũng có nghĩa là chưa có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người để tiến lên CNXH một cách nhanh chóng và vững chắc. Do đó, các nước này nếu muốn xây dựng thành cơng CNXH thì phải trải qua thời kỳ quá độ dài hơn, với những bước đi thích hợp và với một khối lượng cơng việc to lớn bao gồm không chỉ những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH mà còn phải đồng thời đạt được những thành tựu to lớn mà CNTB phải mất hàng trăm năm mới có được. C. Mác cho rằng thời kì này bao gồm “<i>những cơn đau đẻ kéo dài</i>” có nghĩa là tiến trình q độ khơng dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng.

Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin không hề xem nhẹ thời kỳ quá độ giữa hai hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngược lại các ơng cịn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của thời kỳ này đối với bất kỳ quốc gia nào muốn xây dựng thành công CNXH và tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hơn nữa, các ông đã có sự phân biệt rõ ràng giữa thời kỳ quá độ và CNXH. Sự phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ thoát thai của một chế độ xã hội mới, khi mà của cải vật chất của xã hội chưa thật dồi dào, trình độ lao động tự giác của con người chưa cao, nếu chủ quan, xem nhẹ, vội vàng bỏ qua thời kỳ quá độ, nóng vội xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, áp dụng nguyên tắc phân phối cộng sản sẽ làm tình hình kinh tế - xã hội quốc gia đó rơi vào khủng hoảng và sụp đổ là tất yếu.

<b>2. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô vàĐông Âu: Diễn biến và hậu quả</b>

<b>2.1.Sơ lược diễn biến về sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hộiở Liên Xô và Đông Âu</b>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra trên tồn thế giới kéo theo đó là sự khủng hoảng trên diện rộng: chính trị, kinh tế, tài chính. Các vấn nạn như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên,... buộc các quốc gia phải đưa ra các cải cách phù hợp để thích nghi với tình hình phức tạp của thế giới và sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Trong bối cảnh khó khăn ấy, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tỏ ra khá chủ quan khi cho rằng các nguồn tài nguyên của Liên Xô rất dồi dào và hệ thống XHCN sẽ không chịu tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực nên đã chậm trễ trong việc đề ra cải cách. Tuy nhiên, mơ hình CNXH tại Liên Xơ đã tồn tại những sai lầm, thiếu sót từ lâu làm cản trở quá trình phát triển của đất nước. Sự chủ quan đó đã dẫn đến một Liên Xô thiếu dân chủ và công bằng, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, sản xuất tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp. Việc duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, đã khiến kinh tế Liên Xô trở nên trì trệ, kém linh hoạt, hàng hóa thường xun khan hiếm, nhu cầu của người dân về thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng được đáp ứng đầy đủ. Liên Xơ dần bị bỏ lại phía sau các nước phương Tây về khoa học kỹ thuật. Nền kinh tế do đó bị ảnh hưởng trầm trọng, nợ nước ngồi và lạm phát không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân khó khăn, thiếu thốn.

Tháng 3/1985, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, đề ra đường lối cải tổ. Đường lối cải tổ này được tiến hành trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Về kinh tế, chủ trương đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học kĩ thuật, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm và hiệu quả, xây dựng “nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước”, bảo đảm cơ cấu tối ưu về tính cân đối của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Về chính trị – xã hội, mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, củng cố kỷ luật và trật tự, mở rộng tính cơng khai phê bình và tự phê bình, bảo đảm mức độ mới về phúc lợi nhân dân, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động.

Tuy nhiên, qua 6 năm thực hiện đường lối cải tổ mới này, tình hình của Liên Xơ ngày một chuyển biến xấu. Việc chưa chuẩn bị kỹ càng và liên tiếp mắc phải những sai lầm trong các chính sách của mình đã khiến cơng cuộc cải tổ kinh tế thực sự thất bại vào đầu tháng 12/1991. Sự cải tổ về chính trị đã thiết lập quyền lực của tổng thống và chuyển sang chế độ Đa Đảng, đa nguyên chính trị. Xã hội lâm vào rối loạn và xung đột gay gắt giữa các phe phái, dân tộc trên toàn Liên Bang.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sự khủng hoảng tại Liên Xô lên đến đỉnh điểm vào ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành nhanh chóng bị thất bại. Sau thất bại này, Gorbachyov từ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xơ, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng (24/08/1991) và đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô (29/08/1991). Chính quyền Xơ viết tồn liên bang bị tê liệt. Chỉ trong vài tuần lễ sau cuộc đảo chính, tất cả các nước cộng hoà, trừ Nga và Cadắcxtan, đều tách khỏi Liên bang, tuyên bố độc lập. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922, trao quyền cho các cơ quan lâm thời. Ngày 21/12/1991, tại thủ đơ Alma Ata (Cadắcxtan), 11 nước cộng hồ kí Hiệp ước về giải tán Liên bang Xơ viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Ngày 25/12/1991, sau lời tuyên bố từ chức Tổng thống của M. Gorbachyov, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Cuộc khủng hoảng của Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu. Cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan vào cuối năm 1988, sau đó nhanh chóng lan sang các nước Hungary, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Rumani, Bungari, Anbani. Các cuộc biểu tình, bãi cơng diễn ra dồn dập, đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn tấn cơng của các nhóm phái nhằm vào các đảng cộng sản cầm quyền. Những hoạt động trên đã làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Những người lãnh đạo các nước Đông Âu đều lần lượt tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, chấp nhận chế độ đa nguyên về chính trị và tiến hành tổng tuyển cử.

Trong khi đó tại Bungari, Nam Tư, Rumani, Anbani, tình hình đất nước tiếp tục khủng hoảng sâu sắc. Ở CHDC Đức, sau hơn hai tuần lễ (từ giữa tháng 10/1989) nhiều sự kiện diễn ra gay gắt, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 9/11/1989, nhà cầm quyền CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ “bức tường Berlin” (được dựng lên từ năm 1961 như một biểu tượng của sự chia cắt nước Đức). Ngày 3/10/1990, việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự áp nhập CHDC Đức vào CHLB Đức.

<b>2.2.Hậu quả của sự khủng hoảng và sụp đổ</b>

<i>Trong Thông điệp Liên bang Nga năm 2005, Tổng thống V. Putin cho rằng: “Liên Xôtan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Đối với nhân dân Nga, đó làmột bi kịch thực sự”. Nó làm thay đổi căn bản trật tự thế giới, là một tổn thất hết sức to</i>

lớn và nặng nề của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác – Lênin vào con đường phát triển của đất nước. Trên hết, nó để lại hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia trong khu vực và hệ thống XHCN trên thế giới.

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đối với chính Liên Xơ, sự khủng hoảng đã làm nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991, So với năm 1985, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm từ 2,3% xuống âm 11%, dự trữ vàng giảm từ 2.500 tấn xuống còn 240 tấn, trong khi nợ nước ngồi của Liên Xơ tăng từ 25 tỷ USD lên 103,9 tỷ USD . Theo đánh giá của phương Tây, chỉ riêng khoản nợ<small>4</small> rịng của Liên Xơ trong giai đoạn 1985-1991 đã tăng từ 18,3 tỷ lên 56,5 tỷ rúp , Liên Xô<small>5</small> thực sự phá sản. Điều này đã để lại “di chứng” nặng nề cho nước Nga kế tục Liên Xô sau này với một quá trình phục hồi và phát triển đầy khó khăn và sóng gió. Đối với các quốc gia Đông Âu, sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự khủng hoảng và sụp đổ hoàn toàn của các nước này. Đồng thời, ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể; sau đó vào ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động.

Nhưng hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xơ và Đơng Âu để lại có lẽ là với hệ thống XHCN nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là với với phong trào cách mạng thế giới các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập chủ quyền dân tộc, hịa bình ổn định và tiến bộ xã hội. “Sự ra đi” đột ngột của Liên Xô – người anh cả của khối XHCN, đã khiến cho phong trào cộng sản thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các đảng xã hội chủ nghĩa và công nhân tại các nước Tây Âu đi vào thối trào. Q trình “phi marxit hóa” lan rộng. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác - Lênin – với tư cách là hệ tư tưởng của Liên Xô, bị thách thức nghiêm trọng từ cả hai phía bên ngồi và bên trong. Từ bên ngồi, đó là sự tấn cơng dồn dập của các học thuyết tư sản như chủ nghĩa tự do mới, quan điểm tân bảo thủ, cũng như sự thâm nhập gây xói mịn từ các quan điểm chống cộng kể cả ơn hịa lẫn cực đoan, theo đó sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN Đông Âu được coi vừa là kết quả, vừa là cáo chung của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ bên trong, các xu hướng xét lại, cả cấp tiến lẫn bảo thủ, cải lương lẫn thỏa hiệp… liên tục nổi lên, gây chia rẽ nội bộ các đảng cộng sản, các đảng xã hội chủ nghĩa và phong trào công nhân, trong khi chủ nghĩa trotskyism, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, các quan điểm “tân Marxit”, “hậu marxit”… trỗi dậy, gây xáo trộn mạnh về tư tưởng.

Như vậy, có thể thấy, sự khủng hoảng và sụp đổ mơ hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu thật sự là một thảm họa địa chính trị của thế kỷ XX, gây ra những tổn thất to lớn và những hậu quả nghiêm trọng cho chính Liên Xơ và các nước XHCN trên thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trong đó có Việt Nam. Theo đó, uy tín của chủ nghĩa Mác – Lênin và lòng tin của các tầng lớp xã hội vào học thuyết này bị tổn hại nặng nề.

<b>3. Phản bác quan điểm sai trái về căn nguyên, bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu</b>

<b>3.1.Nguyên nhân của sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xôvà Đông Âu</b>

Chủ nghĩa xã hội sụp đổ trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại là một “bi kịch” của thế kỷ XX. Có thể nói, sự sụp đổ của Liên Xơ và các nước XHCN Đông Âu đã thách thức nghiêm trọng nền tảng lý luận và cơ sở xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, gây hồi nghi về tính khoa học của học thuyết này, cũng như mất phương hướng về tư tưởng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy vậy, đâu mới thực sự là nguyên nhân gây nên “thảm họa” này, chúng ta có thể nhìn nhận dưới hai góc độ: nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.

<b>3.1.1. Nguyên nhân sâu xa</b>

Có thể khẳng định, cho đến nay, người ta đã có sự thống nhất về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đơng Âu: đó là sự thất bại của mơ hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp do việc đã quá chủ quan trong việc nhận thức về thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, trong nhiều thập kỷ kể từ Cách mạng tháng Mười Nga 1917, khơng thể phủ nhận rằng, mơ hình này đã thể hiện được sức sống bền bỉ và sức sáng tạo lớn, tạo được những thành quả phát triển vĩ đại, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, qn sự với mức sống, phúc lợi, cơng bằng và bình đẳng xã hội được đảm bảo ở mức độ tương đối cao. Mô hình này cũng đã được áp dụng thành cơng ở hàng loạt nước Đông Âu và một số nước thuộc địa mới giành độc lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, làm hình thành phe XNCN thế giới. Tính chất Marxit của mơ hình này thể hiện rõ ở việc thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân do các đảng cộng sản lãnh đạo, tiến hành chuyên chính vơ sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và giai cấp tư sản, tập trung tư liệu sản xuất vào tay nhà nước hay còn gọi là kế hoạch hóa tập trung, thực hiện cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa và phổ cập phúc lợi xã hội miễn phí… Nhưng từ thập niên 1970, lực lượng sản xuất thế giới bước vào giai đoạn phát triển tăng tốc mới với 2 động lực chính là cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 3 hay còn gọi là cuộc cách mạng tin học, và q trình tồn cầu hóa, cùng với đó là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, Liên Xơ và các nước XHCN theo mơ hình Xơ-viết lại trở nên xơ cứng, trì trệ, khơng bắt kịp với những thay đổi của thời đại, ngày càng chệch hướng khỏi các nguyên lý Marxit-Lêninit. Các nước này

7

</div>

×