Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.65 KB, 27 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 </b>
<b>Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Hùng Tuấn </b>
<b>Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ </b>
<b>Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Văn Đoạt </b>
<b>Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội </b>
Vào hồi …. giờ …. phút, ngày …. tháng …. năm 2024
<b>Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: </b>
- Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện khoa học xã hội
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu </b>
Kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên đại học ngành y khoa luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong học tập của sinh viên ngành y khoa, góp phần hình thành kỹ năng lâm sàng và năng lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân trong hoạt động ngành nghề sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, trong các chương trình đào tạo cán
<i>bộ y tế của các trường đại học y, dạy học lâm sàng thường chiếm tỷ lệ lớn. </i>
Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy kỹ năng lâm sàng và thực hành đang dần bị xem nhẹ tại một số trường Y trên thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy giáo dục y khoa, đặc biệt là dạy học lâm sàng ngày càng khó khăn, bệnh nhân yêu cầu cao hơn, thầy và trị ln phải chịu áp lực với thời gian và công việc [48], [72].
Trong quá trình đào tạo và nghiên cứu phát triển nguồn lực y tế cho khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, có rất ít nghiên cứu về kỹ năng lâm sàng, kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa nói chung và sinh viên ngành y khoa tại khu vực này nói riêng. Để có được một bức tranh toàn cảnh về thực trạng kỹ năng thực hành lâm sàng ở sinh viên ngành y khoa và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này, chúng tôi tiến
<b>hành nghiên cứu “Kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài </b>
<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng của những sinh viên này.
<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
- Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng này. Nghiên cứu trường hợp điển hình sinh viên ngành y khoa.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng thực hành
<b>lâm sàng của sinh viên ngành y khoa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Biểu hiện và mức độ kỹ năng thực hành lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<i><b>3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu </b></i>
Luận án tập trung nghiên cứu kỹ năng thực hành lâm sàng và 5 nhóm kỹ năng thành phần của sinh viên ngành y khoa (nhóm kỹ năng giao tiếp với người bệnh; nhóm kỹ năng thăm khám lâm sàng; nhóm kỹ năng đánh giá, chẩn đốn; nhóm kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thơng thường; nhóm kỹ năng làm bệnh án) và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
<i>3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu </i>
Luận án được tiến hành trên sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý của các trường đại học có đào tạo ngành y khoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
<i>3.2.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu </i>
Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại hai trường đại học ngành y khoa là trường Đại học Y Dược Cần Thơ – Thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Trà Vinh – tỉnh Trà Vinh.
Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2021 đến tháng 01/2023.
<b>4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Các nguyên tắc phương pháp luận </b></i>
<i>4.1.1. Tiếp cận hoạt động – nhân cách 4.1.2. Nguyên tắc hệ thống </i>
<i>4.1.3. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành </i>
<i><b>4.2. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài </b></i>
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu định lượng; Phương pháp xử lý
<i><b>và phân tích dữ liệu định tính. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>5. Đóng góp mới về khoa học của luận án </b>
<i><b>5.1. Đóng góp về mặt lý luận </b></i>
Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa. Qua đó cho thấy, nghiên cứu về kỹ năng thực hành lâm sàng dưới góc độ tâm lý học cịn ít ỏi và chưa được cập nhật. Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về kỹ năng thực hành hành lâm sàng của sinh viên y khoa: khái niệm kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa; Làm rõ những biểu hiện cơ bản nhất và xác định mức độ thực hiện 5 nhóm kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa bám sát theo đặc thù nghề nghiệp và chuyên ngành y khoa bậc đại học; đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành lâm sàng gồm các yếu tố chủ quan về phía sinh viên và các yếu tố khách quan về phía đơn vị đào tạo chun mơn.
<i><b>5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn </b></i>
Luận án đã đánh giá được thực trạng 5 kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến kỹ năng thực hành lâm sàng. Trên cở sở đó tìm ra được mối quan hệ giữa các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa khu vực đồng sông Cửu Long, dự báo được sự thay đổi 5 kỹ năng thành phần khi có sự thay đổi từ các yếu tố chủ quan và khách quan.
<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án </b>
<i>Ý nghĩa về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và </i>
làm phong phú thêm một số vấn đề lý luận về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên đại học ngành y khoa. Xây dựng được bộ công cụ nghiên cứu kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên đại học ngành y khoa tại Việt Nam làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
<i>Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn </i>
của luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo thực hành lâm sàng của các trường đại học có đào tạo sinh viên y khoa.
<b>7. Cấu trúc của luận án </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Chương 2: Cơ sở lý luận về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học.
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
<b>Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA 1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng thực hành </b>
Nghiên cứu về kỹ năng thực hành của sinh viên dưới góc độ tâm lý học lao động, có các tác giả K.M. Gurevic (1970), E.A. Milerijan, K.M. Gurevic (1970), E.A. Milerijan [Dẫn theo 4], X.I. Kixegof (1977) [36], Sullivan R. (1995) [Dẫn theo 42]. Ulrich Lipp (2005) [68], Tạ Thị Huyền và cộng sự (2016) [32], Ngơ Việt Hồn (2017) [28].
<b>1.2. Những nghiên cứu về Kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa </b>
Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa rất đa dạng bao gồm những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy các kỹ năng thực hành lâm sàng, về phương pháp học các kỹ năng thực hành lâm sàng và về đánh giá kỹ năng thực hành lâm sàng ở sinh viên ngành y khoa. Nghiên cứu các cơng trình này, chúng tơi có cách nhìn tổng qt hơn về mặt lý luận khoa học sư phạm cũng như cách tiếp cận nghiên cứu các đề tài khoa học có tính chất tâm lí học, giáo dục học và xã hội học. [74], [76], [85], [88], [91], [93], [96], [97], [107], [109]
Ở Việt Nam, chúng tôi tham khảo một số cơng trình nghiên cứu trong nước về lĩnh vực giáo dục y khoa [27], [31], [37], [43], phong cách học của sinh viên [33], [47], [61], [54], phương pháp dạy-học lâm sàng [12], [14], [30], [39], [55].
Tùy theo quan điểm và định hướng nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước phân chia kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa theo chuyên đề, góc độ khác nhau với các nghiên cứu của Chris Hatton and Roger Black wood (2011) [79], Michels M. et al (2012) [98], Evans và Blok, Junger (2012), Kurtz (1998) [92], Choudhary A., Gupta V. (2015) [78], Phạm Thị Minh Đức (2016) [18], Nguyễn Đức Hinh và cộng sự (2017) [25], Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2018) [34], Trần Diệp Tuấn (2020) [65], Nguyễn Thế Hiển (2016) [23], Phạm Thị Hạnh (2018) [21], Nghiêm Xuân Đức và Phạm Văn Tác (2020) [17].
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, trong nghiên cứu này, tác giả xác định nhóm kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa bao gồm: Nhóm kỹ năng giao tiếp với người bệnh; Nhóm kỹ năng thăm khám lâm sàng; Nhóm kỹ năng đánh giá, chẩn đốn; Nhóm kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thơng thường; Nhóm kỹ năng làm bệnh án.
<i><b>1.2.1. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa </b></i>
Với các nghiên cứu của Chartlotte Rees (2003) [77], Piotr Przymuszala và cộng sự (2021) [103], Các phương pháp lâm sàng của Hutchison [99], Hausberg, M.C. et al (2012) [87]. Phạm Thị Minh Đức (2016) [18], Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2018) [34], Nguyễn Đức Hinh và cộng sự (2017) [25].
<i><b>1.2.2. Những nghiên cứu về kỹ năng thăm khám trong thực hành lâm sàng của sinh viên </b></i>
Với các nghiên cứu của Wilkerson L. and Lee M. (2003) [108], Li Y.et al (2014) [94], Phạm Thị Minh Đức (2016) [18], Phạm Văn Thức
<b>(2012) [55], Nguyễn Trung Kiên (2018) [34], Trần Diệp Tuấn (2020) [65]. </b>
<i><b>1.2.3. Những nghiên cứu về kỹ năng đánh giá chẩn đoán trong thực hành lâm sàng của sinh viên </b></i>
Với các nghiên cứu của Phạm Văn Thức, Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Dung (2012) [55], Gay et al (2013) [82], Modi et al (2015) [100], Bansal A. et al (2020) [110], [7].
<i><b>1.2.4. Những nghiên cứu về kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường trong thực hành lâm sáng của sinh viên </b></i>
Với các nghiên cứu của Lý Văn Xuân (2008) [70], General Medical Council. Practical skills and procedures (2019) [83], Englander R, Flynn T, Call S, Carraccio C, Cleary L, Fulton TB, et al (2016) [81], Lomis K, Amiel JM, Ryan MS, Esposito K, Green M, Stagnaro-Green A, et al (2017) [95], Schnabel K, Boldt P, Breuer G, Fichtner A, Karsten G, Kujumdshiev S, et al (2011) [105], Hahn EG, Fischer MR (2009) [86]. Tùy theo quan điểm và góc nhìn, các nhà nghiên cứu xác định số lượng kỹ năng thủ thuật khác nhau. Theo Nguyễn Đức Hinh (2017) có 35 kỹ năng thủ thuật [25], Nguyễn Trung Kiên (2018) cho rằng nhóm kỹ năng thủ thuật gồm 16 kỹ năng [34].
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i><b>1.2.5. Những nghiên cứu về kỹ năng làm bệnh án trong thực hành lâm sàng của sinh viên </b></i>
Phạm Văn Thức (2012), Ngơ Trí Hiệp (2020) đã nhận định rằng, đối với sinh viên ngành y khoa, mỗi khi tiếp cận người bệnh, để quản lý thông tin người bệnh đầy đủ và chính xác, sinh viên đều cần phải hoàn thành bệnh án [55], [24].
<b>1.3. Đánh giá chung các cơng trình nghiên cứu </b>
Kỹ năng thực hành lâm sàng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, nhưng kỹ năng thực hành lâm sàng trong đào tạo ngành y khoa nói chung và đào tạo ngành y khoa tại khu vực ĐBSCL nói riêng cịn khá khiêm tốn, chưa có màu sắc tâm lý.
<b>Tiểu kết chương 1 </b>
Nghiên cứu kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa ở trong và ngồi nước có thể khái qt thành 3 hướng là kỹ năng thực hành, phương pháp dạy - học kỹ năng thực hành lâm sàng, kỹ năng thực hành lâm sàng và các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa.
<b>Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC </b>
<b>2.1. Kỹ năng </b>
<i><b>2.1.1. Khái niệm kỹ năng </b></i>
Kỹ năng là khả năng thực hiện hiệu quả các hành động dựa trên kiến thức, thái độ của cá nhân để hoàn thành các mục tiêu đã xác định.
<i><b>2.1.2. Quá trình hình thành kỹ năng </b></i>
Giai đoạn 1: Tiếp thu tri thức về hoạt động, hình thành kỹ năng sơ bộ bằng việc nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động và các thao tác cấu thành hành động (tiếp cận lý thuyết của quy trình kỹ năng).
Giai đoạn 2: Diễn đạt lại hoặc tái hiện lại những tri thức đã có về hoạt động.
Giai đoạn 3: Quan sát hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác của hành động cũng như cách thức tiến hành hành động. Thực hiện được dưới sự giám sát, giúp đỡ của giảng viên;
Giai đoạn 4: Vận dụng các tri thức hành động để thực hiện hành động một cách có ý thức. Thực hiện độc lập theo quy trình;
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Giai đoạn 5: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động, cảm thấy thành thạo và tự tin trong thực hành kỹ năng.
<i><b>2.1.3. Tiêu chí và mức độ của kỹ năng </b></i>
Tiêu chí đánh giá kỹ năng áp dụng trong luận án là tính hiệu quả trong thực hiện kỹ năng và được phân thành 5 mức độ:
Mức độ 1 – Kém : Mới được học về quy trình thực hành kỹ năng. Mức độ 2 – Yếu : Mới được quan sát giảng viên thực hiện.
Mức độ 3 – Trung bình: Thực hiện được dưới sự giám sát, giúp đỡ của giảng viên.
Mức độ 4 – Khá: Thực hiện độc lập theo đúng quy trình thực hành kỹ năng.
Mức độ 5 – Tốt : Thực hiện độc lập đúng quy trình nhiều lần, cảm thấy thành thạo và tự tin trong thực hành kỹ năng.
<b>2.2. Thực hành lâm sàng </b>
<i><b>2.2.1. Khái niệm </b></i>
- Thực hành: là giai đoạn luyện tập sau khi đã được đào tạo lý thuyết cơ bản và trước khi bước vào hoạt động lao động chính thức.
- Thực hành lâm sàng: là giai đoạn luyện tập thao tác, hành động tại giường bệnh theo lý thuyết đã được học với mục đích hiểu sâu hơn, nắm vững hơn về lý thuyết và rèn luyện hình thành kỹ năng lâm sàng.
<i><b>2.2.2. Nội dung của hoạt động thực hành lâm sàng </b></i>
<b>- Tạo mơi trường an tồn để tiếp cận và giao tiếp với người bệnh - Tìm hiểu thơng tin bệnh lý của người bệnh và thăm khám lâm sàng - Đánh giá, chẩn đoán </b>
<b>- Thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường - Làm bệnh án </b>
<i><b>2.2.3. Sinh viên ngành y khoa </b></i>
Sinh viên ngành y khoa là những người đang học tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành y khoa để trở thành bác sĩ y khoa điều trị các bệnh cấp và mãn tính, đưa ra các biện pháp phịng bệnh, phục hồi sức khỏe và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
<b>2.3. Kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa </b>
<i><b>2.3.1. Khái niệm </b></i>
Kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa là khả năng thực hiện hiệu quả giai đoạn luyện tập các thao tác, hành động tại giường bệnh theo lý thuyết đã được học của những người đang học trong
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">các trường đại học y với mục đích hiểu sâu hơn, nắm vững hơn về lý thuyết và rèn luyện hình thành kỹ năng.
<i><b>2.3.2. Các kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa </b></i>
<i><b>2.3.2.1. Kỹ năng giao tiếp với người bệnh: Kỹ năng tạo môi trường giao </b></i>
tiếp thoải mái, tôn trọng bệnh nhân; Kỹ năng quan sát bệnh nhân; Kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp; Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực; Kỹ năng khai thác thông tin trong khai thác tiền sử, bệnh sử; Kỹ năng tóm tắt, tổng hợp
<i>thơng tin </i>
<i>2.3.2.2. Kỹ năng thăm khám lâm sàng: Chuẩn bị cho việc thăm khám; </i>
Thực hiện đúng quy trình thao tác thăm khám; Thực hiện đúng kỹ thuật
<i>thăm khám hợp lý </i>
<i>2.3.2.3. Kỹ năng đánh giá, chẩn đoán: Kỹ năng chẩn đoán phân biệt; Kỹ </i>
<i><b>năng chẩn đoán xác định </b></i>
<i>2.3.2.4. Kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường: Kỹ năng </i>
thực thiện đúng, đủ quy trình thủ thuật; Kỹ năng thực hiện chính xác kỹ
<i>thuật làm thủ thuật </i>
<i>2.3.2.5. Kỹ năng làm bệnh án: Thể hiện sự trung thực trong ghi chép bệnh </i>
án; Kỹ năng khai thác bệnh sử; Kỹ năng khai thác tiền sử; Kỹ năng khám thực thể; Kỹ năng tóm tắt hỏi bệnh, khám bệnh và chẩn đốn sơ bộ; Kỹ năng đề xuất xét nghiệm cận lâm sàng; Kỹ năng tóm tắt bệnh án, biện luận và chẩn đoán; Kỹ năng điều trị bệnh; Kỹ năng tiên lượng và đưa ra các
<i>biện pháp xử lý; Kỹ năng phòng bệnh và giáo dục sức khỏe </i>
<b>2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa </b>
<i><b>2.4.1. Các yếu tố chủ quan: Tinh thần, thái độ học tập của sinh viên; Quan </b></i>
hệ của sinh viên với thầy cô hướng dẫn; Quan hệ của sinh viên với các bác sĩ và nhân viên y tế nơi thực tập lâm sàng; Quan hệ với bạn bè đồng học
<i><b>2.4.2. Các yếu tố khách quan: Nội dung đào tạo thực thành lâm sàng của </b></i>
nhà trường; Hình thức dạy học lâm sàng của nhà trường; Lượng giá kiến thức; Đánh giá kỹ năng của sinh viên ngành y khoa; Phương pháp dạy học của giảng viên; Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cho việc học tập lâm sàng
<b>2.5. Mơ hình lý thuyết nghiên cứu về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa các trường đại học </b>
<b>Tiểu kết chương 2 </b>
Trên cơ sở xác định các khái niệm cơ bản như kỹ năng, thực hành, thực hành lâm sàng, sinh viên ngành y khoa, khái niệm chủ chốt kỹ năng
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa đã được xây dựng. Chương 2 đã trình bày kỹ năng thực hành của sinh viên ngành y khoa bao gồm 5 nhóm kỹ năng thành phần: kỹ năng giao tiếp với người bệnh, nhóm kỹ năng thăm khám lâm sàng, nhóm kỹ năng đánh giá, chẩn đốn, nhóm kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường và nhóm kỹ năng làm bệnh án. Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm 6 kỹ năng, nhóm kỹ năng thăm khám lâm sàng gồm 3 kỹ năng, nhóm kỹ năng đánh giá chẩn đoán gồm 2 kỹ năng, nhóm kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thơng thường gồm 3 kỹ năng và nhóm kỹ năng làm bệnh án bao gồm 8 kỹ năng. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa bao gồm nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.
<b>Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu </b>
<i><b>3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn: nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, xử lý dữ liệu và viết báo cáo.
<i><b>3.1.2. Mẫu nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu </b></i>
<i>3.1.2.1. Mẫu nghiên cứu </i>
<i>Mẫu định lượng: bao gồm 606 sinh viên ngành y khoa thuộc hai </i>
trường đại học khu vực ĐBSCL là trường Đại học Y dược Cần Thơ và trường đại học Trà Vinh.
<i>Mẫu định tính: dung lượng mẫu phỏng vấn sâu: 46 trường hợp bao </i>
gồm: 30 sinh viên, 10 giảng viên, 6 chuyên gia (lãnh đạo trường/khoa đào tạo ngành y khoa 2 trường đại học)
<i>3.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu </i>
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Y dược Cần Thơ và trường Đại học Trà Vinh và các cơ sở thực hành của các trường.
<i><b>3.1.3. Mơ hình nghiên cứu và các thang đo lường trong mơ hình nghiên cứu </b></i>
<i>3.1.3.1. Mơ hình nghiên cứu </i>
<i>3.1.3.2. Thang đo và cách tính điểm thang đo </i>
<i>a) Thang đo và cách tính điểm thang đo kỹ năng thực hành lâm sàng </i>
- Thao tác hóa khái niệm và hình thành các chỉ báo của thang đo - Xây dựng các items trong mỗi thang đo
- Kiểm định độ ổn định của các thang đo - Cách tính điểm của thang đo
Trong nghiên cứu này, 5 thang đo (5 nhóm kỹ năng thành phần)
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">21 tiểu thang đo đều có 5 phương án trả lời và điểm tương ứng được quy gán như sau: Kém - Mới được học về quy trình thực hành kỹ năng: 1 điểm; Yếu - Mới được quan sát giảng viên thực hiện: 2 điểm; Trung bình - Thực hiện được dưới sự giám sát, giúp đỡ của giảng viên: 3 điểm; Khá - Thực hiện độc lập theo quy trình thực hành kỹ năng: 4 điểm; Tốt - Thực hiện độc lập đúng quy trình nhiều lần, cảm thấy thành thạo và tự tin trong thực hành kỹ năng: 5 điểm.
Mức độ kỹ năng thực hành lâm sàng được đánh giá dựa vào điểm số đạt được theo 5 mức độ trên. Căn cứ vào điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5 và được làm tròn đến hai chữ số thập phân, đề tài chia điểm số ra làm 5 khoảng đều nhau, giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/5 = (5-1)/5 = 0,80. Với khoảng điểm là 0,80 điểm, đề tài quy ước như sau: - Mức kém: 1,00 ĐTB < 1,80 gồm những sinh viên mới được học về quy trình thực hành kỹ năng.
- Mức yếu: 1,80 ĐTB < 2,60 gồm những sinh viên mới được quan sát giảng viên thực hiện.
- Mức trung bình: 2,60 ĐTB < 3,40 gồm những sinh viên thực hiện được dưới sự giám sát, giúp đỡ của giảng viên.
- Mức khá: 3,40 ĐTB < 4,20 gồm những sinh viên thực hiện độc lập theo quy trình thực hành kỹ năng.
- Mức tốt: 4,20 ĐTB 5,00 gồm những sinh viên thực hiện độc lập đúng quy trình nhiều lần, cảm thấy thành thạo và tự tin trong thực hành kỹ năng.
<i>b) Thang đo về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long </i>
- Kiểm định độ ổn định của các thang đo - Cách tính điểm của các thang đo
Mỗi item trong các yếu tố chủ quan và trong các yếu tố khách quan đều có 5 phương án trả lời và điểm tương ứng được quy gán như sau: Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm; Đồng ý một phần: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; Phần lớn đồng ý: 4 điểm và Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm. Điểm trung bình càng cao thì thái độ học tập, quan hệ với giảng viên hướng dẫn, quan hệ với bác sỹ và nhân viên y tế nơi thực tập lâm sàng, quan hệ với bạn đồng học của sinh viên ngành y khoa càng tích cực. Các biến quan sát trong nhóm các yếu tố nhân khẩu học bao gồm giới tính, học lực, năm học và là các biến định tính được đổi thành biến giả (dummy) để đáp ứng điều kiện cho phân tích hồi quy tuyến tính.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>3.2. Phương pháp nghiên cứu </b>
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu định lượng; Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu định tính.
<b>Tiểu kết chương 3 </b>
Trên cơ sở thao tác hóa khái niệm từ cơ sở lý luận đã được xây dựng, nghiên cứu đã xây một thang đo để đo lường kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa. Thang đo gồm 169 items với 24 yếu tố được phân vào 5 nhóm tiểu thang đo và đã được chứng minh là đảm bảo độ tin cậy trong đo lường..
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa được phân thành ba nhóm là nhóm các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, học lực và năm học), nhóm sáu yếu tố khách quan (nội dung đào tạo thực hành lâm sàng của nhà trường, hình thức dạy học lâm sàng, lượng giá kiến thức, đánh giá kỹ năng, phương pháp dạy-học lâm sàng, điều kiện cơ sở vật chất cho học tập lâm sàng) và nhóm bốn yếu chủ quan (tinh thần, thái độ học tập của sinh viên, quan hệ với giảng viên hướng dẫn, quan hệ với bác sỹ và nhân viên y tế nơi thực tập lâm sàng, quan hệ với bạn đồng học).
<b>Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG </b>
<b>4.1. Thực trạng kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long </b>
<i><b>4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long </b></i>
<i>4.1.1.1. Đánh giá chung về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long </i>
<b>Bảng 4.1: Đánh giá chung về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên </b>
</div>