BỘ NỘI VỤ
Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Huyền Trang
Hà Nội, 8/2012
BỘ NỘI VỤ
Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Người hướng dẫn
: Trần Thu Hà
Chủ nhiệm đề tài
: Nguyễn Thị Huyền Trang
Thành viên tham gia : Trần Thị Tình
Phạm Thị Hương
Lớp
: Quản trị Văn phòng K4C
Hà Nội, 8/2012
MỤC LỤC
PHỤ LỤC.......................................................................................................33
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
ĐH
Đại học
QTVP
Quản trị văn phòng
SV
Sinh viên
ĐHNVHN
Đại học Nội vụ Hà Nội
2
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một môi trường để sinh viên học cách lập luận,
tư duy khoa học, giúp sinh viên có thêm kiến thức. Để đẩy mạnh tác dụng của
hoạt động này hơn nữa, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã phát động phong
trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên và nhóm nghiên cứu chúng em đã
mạnh dạn tham gia với đề tài “Nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối với
sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Đây là lần đầu tiên chúng em tham gia nghiên cứu khoa học vì vậy
trong quá trình thực hiện còn nhiều bỡ ngỡ. Nhưng nhờ có sự hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thu Hà, giảng viên khoa Quản trị văn phòng
trường Đại học Nội vụ Hà Nội cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
trường chúng em đã hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
trường và lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thu Hà đã theo sát và định
hướng cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện.
Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các cơ quan, các
công ty, các cửa hàng đã tạo điều kiện cho chúng em được khảo sát thực tế
tình hình sinh viên làm thêm tại những đơn vị này.
Chúng tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường
ĐHNVHN đã tham gia đóng góp ý kiến giúp chúng tôi xây dựng đề tài này.
Vì kinh nghiệm còn thiếu cùng hiểu biết có hạn nên chắc hẳn đề tài của
chúng em còn có những chỗ chưa được thỏa đáng. Chúng em kính mong các
thầy cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm “part-time” ra đời khá sớm ở những nước phương Tây, nơi
thời gian được coi là một trong những tài sản quý giá nhất của người lao
động. Ở Việt Nam, tuy mới chỉ xuất hiện trong không đầy một thập kỷ nhưng
cũng với xu hướng hội nhập toàn cầu, “part-time” thực sự đã trở thành một từ
khóa “nóng” trên các diễn đàn, các công cụ tìm kiếm việc làm trực tuyến.
Thậm chí ngay trên các tờ rơi, các bản thông báo viết ở đoàn trường, ở cơ
quan… nếu muốn thu hút sự chú ý của người tìm việc đều có những cụm từ
“việc làm bán thời gian”, “làm thêm” hay “part-time”.
Việc làm bán thời gian, việc làm thêm ra đời như một giải pháp hữu hiệu
để tận dụng thì giờ và tăng thêm thu nhập cho người tìm việc trong xã hội.
Người ta làm “part-time” không chỉ vì lý do đơn thuần kiếm thêm thu nhập cho
những khoảng thời gian còn có thể tận dụng được, mà còn vì những mục đích
lớn lao hơn như muốn tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai, muốn
được giao lưu học hỏi, muốn được thay đổi liên tục môi trường làm việc, muốn
làm mới mình mỗi ngày. Và như thế, “ làm thêm” trở thành một lợi ích, một sự
yêu thích thực thụ, chứ không đơn thuần chỉ là một cách kiếm tiền.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bật của Internet, công
việc “part-time” bắt đầu đến với sinh viên, học sinh rầm rộ hơn trước. Hơn ai
hết, “part-time” đánh mạnh vào tầng lớp sinh viên, học sinh không chỉ bởi họ
luôn cần một khoản thu nhập để thêm vào nguồn cung hàng tháng, mà còn bởi
tầng lớp này luôn sẵn sàng làm việc với sự nhiệt tình, năng động đặc trưng
của tuổi trẻ. Người ta ví học sinh, sinh viên là “vua thời gian” vì vậy đó cũng
là cơ hội để sinh viên, học sinh có thể tận dụng thời gian để tích lũy kinh
nghiệm cho mình trước khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, Nếu không định hướng đúng đắn về công việc làm thêm
và mục tiêu trong tương lai mà chỉ chú trọng vào những mục đích trước mắt
quên đi nhiệm vụ chính là Học, không cân đối được giữa việc học và việc làm
4
thêm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe, đạo đức, lối sống của
sinh viên.
Vậy, việc làm thêm có thể xem là “con dao hai lưỡi”. Vấn đề đặt ra là
sinh viên làm thêm như thế nào để làm thêm có thu nhập, có cơ hội có sát với
thực tiễn, hoàn thiện các kĩ năng mà không bị “tha hóa”, ảnh hưởng tiêu cực
đến việc học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Là những sinh viên - “người trong cuộc”, nhóm nghiên cứu chúng tôi
đã chọn đề tài: “ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI
VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG” với mong muốn
thông qua đề tài sẽ đưa ra một số định hướng cho các bạn sinh viên ngành
Quản trị văn phòng trong việc chọn lựa công việc làm thêm, đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp họ cân đối được việc học và việc làm thêm, để việc làm
thêm thực sự bổ trợ tích cực cho việc học tập, hoàn thiện bản thân của người
sinh viên, làm hành trang cho họ chinh phục tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo như thống kê của nhóm thực hiện cho thấy thông qua mạng
internet có một số đề tài của sinh viên các trường Đại học trong nước, các bài
báo tạp chí bàn về vấn đề này. Có thể kể đến như đề tài “ Sinh viên với việc
làm thêm”, “Khảo sát việc làm thêm của sinh viên”. (Tailiêu.vn)
Theo khảo sát thực tế tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
cũng có một số đề tài như “Nghiên cứu Hoạt động học tập, làm thêm, đời
sống tình cảm và giải trí của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn” nghiên cứu về việc làm thêm của sinh viên.
Tuy nhiên “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG” thì chưa có đề
tài nào.
3. Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Thông qua nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối với sinh viên
5
ngành QTVP, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm cân đối giữa việc học và
việc làm thêm của sinh viên ngành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về việc làm, việc làm thêm.
Khảo sát thực tế, đánh giá tác động của việc làm thêm đối với sinh viên
ngành QTVP.
Đề ra giải pháp cân đối giữa việc học và việc làm thêm của sinh viên
ngành QTVP.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối
với sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội về các
mặt Kinh tế, Học tập, kỹ năng, Sức khỏe, Đạo đức lối sống.
- Đối tượng: Sinh viên ngành Quản trị văn phòng ( Khoa QTVP,
Trường ĐHNVHN)
- Thời gian: năm học 2009-2012
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung đề tài được kết cấu
thành 3 chương sau:
Chương I: Một số khái niệm
Chương II: Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản
trị văn phòng
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng tính tích cực và hạn chế tính
tiêu cức của việc làm thêm đối với sinh viên Ngành Quản trị văn phòng.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nếu được nghiệm thu, Đề tài có thể phản ánh được bức tranh toàn cảnh
về tác động của việc làm thêm đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành
QTVP - nhà QTVP trong tương lai nói riêng.
Đề tài có thể được sử dụng trong khóa học Chính trị dành cho học sinh,
sinh viên đầu khóa của trường Đại học Nội Vụ; trong các hội thảo sinh viên
6
về việc làm thêm; làm tài liệu tuyên truyền của Đoàn Thanh niên hoặc làm tài
liệu để nhà Trường nghiên cứu xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình
đào tạo cho phù hợp với nhu cầu xã hội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng tôi sử dụng
phương pháp thống kê học như phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát
số liệu, phương pháp so sánh , phân tích và tổng hợp để làm rõ các nội dung
trong đề tài.
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Quản trị văn phòng (office management) và ngành quản trị văn
phòng
Trước tiên, ta cần hiểu khái niệm “Quản trị” và khái niệm “ Văn
phòng”
1.1. Quản trị văn phòng
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về “Quản trị”:
Thứ nhất, Quản trị là tiến trình hoạch định tổ chức bố trí nhân sự, lãnh
đạo và kiểm soát những nỗ lực của con người. Đồng thời vận dụng một cách
có hiệu quả moi tài nguyên bao gồm con người, máy móc, thiết bị để hoàn
thành mục tiêu đã định
Thứ hai, có thể hiểu Quản trị là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực nhằm
đạt mục tiêu với hiệu quả mong muốn.
Thứ ba, Quản trị là những phương thức đạt mục tiêu chung thông qua
sự phối hợp hoạt động giữa cá nhân và tổ chức
Thứ tư, Quản trị là chức năng nhiệm vụ cơ bản của người đứng đầu
một cơ quan được giao phụ trách một tập thể lao động nhằm tổ chức điều
hành hoạt động của cơ quan đó sao cho các nguồn lực được huy động một
cách tối đa nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Về khái niệm văn phòng có một số quan điểm sau:
Theo từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên thì văn phòng là bộ phận
phụ trách công việc văn thư, hành chính trong một cơ quan.
Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là địa điểm mà mọi
cán bộ công chức hàng ngày đến để thực thi công việc.
Vậy Văn phòng được hiểu là bộ máy tham mưu giúp việc cho thủ
trưởng cơ quan trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan.
Trên cơ sở những khái niệm về “ Quản trị” và “Văn phòng” có một số
ý kiến cho rằng Quản trị văn phòng đồng nghĩa với quản trị công sở,
tức là quản lý, điều hành một cơ quan tổ chức.
Hay Quản trị văn phòng là những phương pháp khoa học được vận dụng
8
trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của văn phòng, một bộ phận có chức
năng tham mưu, giúp việc cho các cơ quan, tổ chức về lĩnh vực hành chính.
Như vậy Quản trị văn phòng được hiểu là việc vận dụng những phương
pháp khoa học về quản trị để tổ chức điều hành hoạt động của Văn phòng
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc
thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đã định.
1.2. Ngành Quản trị văn phòng
Trong xã hội hiện đại, Quản trị văn phòng được đánh giá là một trong
những ngành nghề có tính ổn định và lâu dài. Mặc dù, chưa thực sự nổi bật,
nhưng nó thật sự cần thiết và đang có mặt ở tất cả đơn vị hành chính tại các
cơ quan, tổ chức. Mà nguồn cung ứng lao động chuyên nghiệp cho nó chính
là các sinh viên ngành Quản trị văn phòng, được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ
năng cần thiết và có thái độ làm việc, phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp.
2. Việc làm (job, career)
2.1. Khái niệm việc làm
- Theo từ điển tiếng Việt: Việc làm là công việc được giao cho hàng
ngày và được trả công.
- Theo Điều 9, Bộ Luật Lao động năm 2012: “ mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
việc làm”.
Và “người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao
động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm (Điều 16, LLĐ).
Theo Wikipedia (bách khoa toàn thư mở Tiếng Việt): Việc làm là một
hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán. Việc làm
có thể được gọi là “công việc”. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong
khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời. Nếu
một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một
nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc
đời là sự nghiệp của họ. Một công việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc,
9
phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực.
Như vậy có thể hiểu: việc làm là hoạt động lao động nhằm tạo ra
nguồn thu, không trái với luật pháp.
2.2. Phân loại việc làm
Phân loại theo thời gian làm việc, người ta chia thành: Việc làm toàn
thời gian, việc làm bán thời gian và việc làm thêm.
- Việc làm toàn thời gian: chỉ một công việc làm theo giờ hành chính 8
tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
- Việc làm bán thời gian: chỉ công việc làm không đủ thời gian giờ
hành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời
gian làm việc có thể giao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
- Việc làm thêm (trình bày trong phần 3)
3. Việc làm thêm (part-time jobs)
Khái niệm làm thêm (part-time jobs) ra đời khá sớm, cùng với xu thế
phát triển chung của xã hội, khái niệm này ngày càng trở nên phổ biến.
Việc làm thêm là một công việc không chính thức, không thường xuyên
bên cạnh một công việc chính thức và ổn định, là việc làm mà người lao động
tận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập ngoài việc làm chính của họ.
Việc làm và việc làm thêm có mối liên hệ tác động qua lại, có những
người sử dụng trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức từ công việc chính để
đi làm thêm, và từ công việc làm thêm sẽ giúp bổ sung cho công việc chính
của họ. Như vậy, nhờ có việc làm thêm mà họ trau dồi kỹ năng nghề nghiệp
chính của họ. Tuy nhiên, có những người lại đi làm thêm không liên quan với
ngành nghề chính của mình, việc làm chính không hỗ trợ cho việc làm thêm
về trình độ chuyên môn hay kiến thức kỹ năng nhưng họ có thể tận dụng các
mối quan hệ, các nguồn lực có sẵn từ việc làm chính. Khi đó việc làm thêm
thiên về tác dụng giúp họ tăng thêm thu nhập.
Bình thường việc làm chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao
động. Tuy nhiên, đối với trường hợp việc làm thêm của sinh viên thì có đặc
10
thù riêng đó là sinh viên không có việc làm chính hiểu theo nghĩa của từ “việc
làm” đã nêu ở phần trên, mà việc chính của sinh viên là học (không tạo ra thu
nhập trực tiếp từ việc học).
11
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
1. Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản trị văn
phòng
1.1. Lý do sinh viên đi làm thêm
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, cơ hội cho người tìm việc càng được mở rộng. Trong thế giới
việc làm sôi động ấy, “part-time” chiếm một vị trí vững chắc với khối lượng
công việc khổng lồ. Để có được một công việc “part-time” hoàn toàn không
quá khó, vì theo đúng như nghĩa của chính cụm từ này, Việc làm thêm không
nhất thiết đòi hỏi thời gian cụ thể, kinh nghiệm, bằng cấp hay một điều kiện
khắt khe nào khác, vì vậy, ở thời điểm tuyển dụng nào, đó vẫn luôn là một từ
khóa được ưa chuộng của người tìm việc.
Thời sinh viên là thời kì khó khăn về đời sống vật chất đối với phần
đông sinh viên, đồng thời là thời kì đòi hỏi sinh viên nỗ lực trau dồi các kĩ
năng, kinh nghiệm phục vụ nghề nghiệp tương lai, do đó việc làm thêm là một
nhu cầu, đồng thời là một xu hướng mà sinh viên hướng tới.
Theo như quan sát thực tế, sinh viên ngành quản trị văn phòng nói
riêng và sinh viên trường Đại học Nội vụ nói chung khá năng động trong vấn
đề làm thêm hiện nay. Khảo sát 300 sinh viên đã cho ta thấy, trong 272 sinh
viên thì có 147 người đang tham gia vào các công việc làm thêm, 76 sinh viên
đang tìm việc làm thêm phù hợp với mình, mỗi bạn lại tìm cho mình một
công việc khác nhau phù hợp với sức khỏe, thời gian, lịch học của mình. Số
còn lại không có ý định làm thêm.
Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, cho thấy số liệu như sau:
12
Tối thiểu
Số lượng
Trung bình
Số lượng
Khá đầy đủ
Số lượng
<500.000
0%
<1.000.000
5.67%
<1.500.000
4.41%
500.000-
84.41%
1.000.000-
82.10%
1.500.000-
75.37%
1.000.000
>1.000.000
1.500.000
15.53%
>1.500.000
2.000.000
12.10%
>2.000.000
20.22%
(Bảng khảo sát mức chi phí thực tế cho một sinh viên ở thời điểm hiện tại)
Vậy theo con số thống kê trên thì ở mức trên 1.000.000đ (82.1%) là
sinh viên có thể trang trải cho cuộc sống hiện nay. Nhưng c ó khá ít sinh
viên nhận được hơn 1.000.000 đồng/tháng từ gia đình (26.4%). Có khoảng
18% sinh viên sẽ đủ tiêu với số tiền 1.000.000đ. Như vậy sẽ có khoảng
55.70% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi nếu chỉ nhận
trợ cấp từ gia đình, và đa số những sinh viên thuộc dạng này sẽ phải đi
làm thêm.
Yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọn
việc làm cũng như loại hình việc làm thêm. Có những sinh viên gia đình khó
khăn muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ cho gia đình, giảm bớt gánh nặng
cho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở.... Tuy vậy, không ít sinh
viên được gia đình chu cấp khá đầy đủ nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì
nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế,
họ xem đó như là cơ hội để cọ xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những
kỹ năng, tích lũy những kinh nghiệm mà trường học sẽ khó giúp họ có được.
13
Là một sinh viên nếu chỉ bám lấy những kiến thức sách vở trong suốt 3- 4 -5
năm thì e rằng khi cầm mảnh bằng trong tay, họ sẽ bỡ ngỡ trong một môi
trường mới. Ngoài việc kiếm thêm một khoản tiền đỡ cho gánh nặng mà gia
đình phải xoay xở hàng tháng, từ việc làm thêm, sinh viên còn có được những
kinh nghiệm thực tiễn bổ ích, trau dồi những kỹ năng cần thiết và khẳng định
năng lực làm việc thông qua việc làm thêm.
Tiêu chí quan tâm thứ hai sau thu nhập khi lựa chọn công việc là thời
gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không. Sự eo hẹp về quĩ thời gian
làm sinh viên khó tiếp cận với công việc lương cao, đúng chuyên môn. Hơn
nữa do lịch học thường xuyên bị thay đổi nên nhiều bạn dù đang làm ở một vị
trí khá tốt nhưng cứ phải báo chuyển ca rồi xin nghỉ thường xuyên nên quản
lý cho nghỉ việc.
1.2. Hình thức công việc làm thêm
Công việc sinh viên chọn lựa rất đa dạng và phong phú, vừa phải đáp
ứng về thu nhập, vừa không bị trùng lặp thời gian học ở trường. Các bạn
thường làm các công việc chủ yếu như lễ tân, trực điện thoại, phục vụ trong
các quán ăn hay quán cà phê, nhân viên bán hàng, gia sư, kinh doanh mạng,
làm việc tại các quán photocopy. Một số bạn làm thêm phục vụ rất nhiều
cho chuyên ngành của mình như chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên để tìm
một công việc phù hợp với chuyên ngành mình đang học là điều rất khó, số
lượng sinh viên làm thêm những công việc này không nhiều bởi công việc
đòi hỏi sinh viên cần có kiến thức thực sự theo đúng ngành mình học, phải
có người có uy tín giới thiệu và lương thường không cao như những công
việc bán thời.
14
(Có những sinh viên chọn cho mình việc phát tờ rơi)
(Nhân viên chạy bàn)
15
(Lễ tân)
Qua khảo sát thực tế tại trường ĐHNVHN cho thấy loại công việc mà
sinh viên tham gia nhiều nhất hiện nay là nhân viên bán hàng, nhân viên kinh
doanh hoặc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp (41.3%), thứ hai là nhân
viên trực tổng đài, lễ tân (25.6%); tiếp đến là nhân viên làm trong các quán
ăn như chạy bàn, pha chế, thu ngân, nhân viên bảo vệ (17.4%); công việc gia
sư không nhiều (11.5%) vì công việc này khá phù hợp với sinh viên, tốn ít
thời gian, chi phí. Còn công việc văn phòng có rất ít (4.2%) .Lý do được ghi
nhận như sau:
- Sự xuất hiện phong phú các loại việc bán thời gian với thu nhập cao,
ổn định, phù hợp.
- Sự gia tăng các loại chi phí thuê nhà, sinh hoạt hằng ngày, học thêm...
trong khi thu nhập của việc dạy kèm còn khiêm tốn;
- Yêu cầu của các nhà tuyển dụng khuyến khích sinh viên tìm các công
việc để tích lũy kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm giao tiếp;
16
Về nguồn giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên: 62% sinh viên tìm
được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè và 14% qua các
trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường, số lượng tìm việc qua
các phương tiện truyền thông rất ít (5,1%). Qua đoàn trường, Hội sinh viên
học sinh, Câu lạc bộ (0%)
1.3. Mức thu nhập từ việc làm thêm
Kết quả khảo sát mức thu nhập từ việc làm thêm cho thấy tỉ lệ cao nhất
thuộc về các sinh viên có mức lương xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng, trong đó phổ
biến nhất là từ 800.000 – 1.500.000 đồng, đủ trang trải các nhu cầu sinh hoạt
cũng như tiền học ngoại khóa. Có 12,5% sinh viên thu nhập từ 1,5 triệu đồng
trở lên. Cá biệt có những trường hợp trên 2 triệu, đây là những sinh viên có
được những việc làm khá đặc thù như: thư ký, lễ tân, nhân viên văn phòng,
nhân viên chính thức tại một số doanh nghiệp nhưng được hưởng chế độ làm
việc bán thời gian, làm đêm... dành cho sinh viên năng động, học giỏi. Ngày
càng có nhiều sinh viên tìm được những công việc phù hợp và hấp dẫn, đây là
nền tảng cho sự thành đạt nhanh chóng của những bạn trẻ có khả năng.
Buôn bán đồ lặt vặt là cách để kiếm thêm của nhiều sinh viên
thời bão giá.
Bạn Thùy Dung (QTVP K4C ) chia sẻ “ làm thêm ở quán photocopy
17
được thì rất tốt, phục vụ rất nhiều cho chuyên ngành của mình, tuy nhiên
lương ở đây bèo hơn những chỗ khác, mình làm được hai tháng, lương mỗi
tháng của mình là 1.000.000 đồng nhưng nhà chủ mỗi tháng giữ lại của mình
100.000 đồng, ngày làm 7 tiếng mà lương vậy thì làm sao mà làm nổi nên
mình xin nghỉ”.
Đồng quan điểm với Thùy Dung, Trần Thị Thu Thủy cũng tâm sự
“Mình thực sự rất buồn khi nghĩ đến thời gian làm thêm tại quán photocopy ở
trên đường Thụy Khuê, vì mình đánh máy cũng nhanh nên công việc mình
nghĩ hợp nhất là làm tại đây, ngày làm 8h ngoài ra còn mang thêm tài liệu về
đánh máy, vậy mà tháng đầu tiên nhà chủ bảo do mình mới làm nên chỉ được
nhận lương thử việc là 500.000 đồng, mình bỏ ra mất bao công sức và kết quả
thu được thật quá “bất ngờ”, tại không thỏa thuận trước nên mình đành ngậm
ngùi chấp nhận và rút ra bài học cho bản thân mình.”
1.4. Các phương thức tìm việc làm thêm của sinh viên
Khảo sát thực tế cho thấy kết quả như sau:
- 62% qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè
- 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí
- Qua phương tiện thông tin truyền thông rất ít(5,1%)
- Qua trường, Hội sinh viên học sinh, câu lạc bộ (0%)
Thống kê trên thể hiện một thực trạng là sinh viên đi làm thêm tỉ lệ
ngày càng cao, tuy nhiên mức lương mà sinh viên nhận được từ việc làm
thêm còn thấp. Hiện nay có rất nhiều sinh viên không chỉ của trường ta mà cả
sinh viên của các trường đại học cao đẳng khác đã đến các trung tâm môi giới
tìm cho mình một công việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau,
nhưng chủ yếu là kiếm thêm ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Có thể coi đó
là nhu cầu cần thiết của các bạn sinh viên vốn được coi là những người bị mắc
căn bệnh trầm kha mà sinh viên thường gọi là "viêm màng túi". Tuy nhiên
năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh
thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên hầu như không nhận được
18
sự hỗ trợ từ Đoàn trường, Hội sinh viên của trường, Câu lạc bộ của trường.
2. Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản trị văn
phòng
2.1. Về mặt Kinh tế
2.1.1.Tích cực
Việc làm thêm giúp sinh viên kiếm tiền ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Vừa học vừa làm thêm sẽ giúp cho sinh viên cải thiện đời sống. Nhờ
vào khoản tiền thu được từ công việc làm thêm sinh viên có thêm thu nhập để
trang trải cho chi phí sinh hoạt, ăn uống và các khoản học tập. Đối với sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn thì chính các bạn sẽ là người đỡ đi phần nào gánh
nặng kinh tế cho gia đình mình.
Sự trưởng thành, tự trang trải một phần cuộc sống của sinh viên thông
qua việc làm thêm là niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và xã hội, góp
phần cung ứng cho thị trường một nguồn lao động nhất định, góp phần nhỏ bé
tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thúc đẩy sinh viên phấn đấu vì
giá trị “người có ích”.
2.1.2. Tiêu cực
Nhiều sinh viên không định hướng được nhiệm vụ chính của mình là
học, hăng say kiếm tiền, dẫn đến đễ bị cám dỗ về vật chất.
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều các trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh
viên ảo. Sinh viên vì muốn sớm tìm được việc làm thêm mà bản thân còn non
nớt, dễ tin người nên bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo, dẫn đến mất tiền oan mà
không tìm được việc làm phù hợp.
Bạn Lý Ngọc Ánh lớp Quản trị văn phòng K4c tâm sự: “Những ngày
đầu đi tìm việc làm thêm, còn nhiều bỡ ngỡ, thấy có người phát tờ rơi giới
thiệu việc làm thêm mình đã rất vui và tin tưởng đến địa chỉ ghi trên tờ rơi
nộp hồ sơ và họ bảo mình đặt trước 300 nghìn đồng để giữ hồ sơ, mình đã
không chần chừ nộp 300 nghìn đồng để có việc làm thêm, khi về nhà đợi mãi
19
không thấy họ gọi mới biết mình bị lừa, vậy là mất 300 nghìn đồng oan uổng,
đúng là 1 bài học nhớ đời, tiền mất tật mang”
2.2. Về mặt học tập, kỹ năng
2.2.1. Tích cực
Công việc làm thêm giúp sinh viên kiểm nghiệm lý luận, được học
trong trường, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp trong thực tiễn để khi ra trường
có đủ bản lĩnh và tự tin trong giao tiếp, ứng xử trong môi trường làm việc.
Chuyên ngành Quản trị văn phòng đào tạo cho sinh viên những kiến
thức về quản trị. Và làm thêm sẽ là môi trường thuận lợi để sinh viên áp dụng,
trau dồi kiến thức về quản trị Con người, quản trị công việc, quản trị thời
gian, bồi đắp các kỹ năng mềm như làm việc tập thể, xây dựng nhóm, vạch
định kế hoạch, khả năng tư duy...Hơn nữa nếu chọn đựợc công việc đúng
chuyên ngành thì đó chính là phương tiện thực hành các nghiệp vụ văn phòng
của sinh viên để tiến tới trở thành một nhà quản trị giỏi trong tương lai.
Chẳng hạn, đối với những sinh viên làm thêm công việc photocopy, các
bạn có điều kiện bổ sung kiến thức về sử dụng và thành thạo các kỹ năng về
tin học văn phòng đồng thời hiểu hơn về các nghị định và thông tư của Chính
phủ về thể thức và trình bày văn bản, bởi trong quá trình làm việc bạn cần
phải căn chỉnh sao cho tài liệu bạn in ấn phải đảm bảo đúng theo thể thức quy
định của Nhà nước, và điều này rất quan trọng đối với sinh viên ngành QTVP,
đó là kiến thức phục vụ cho việc học tập tại trường và cho một nhà Quản trị
văn phòng trong tương lai.
Phạm Xuân Hưởng (QTVP K4C) bộc bạch “ trước khi đi làm thêm
mình vẫn còn ngờ nghệch khi sử dụng máy tính lắm nhưng từ ngày làm thêm
cho quán photocoppy, kỹ năng sử dụng máy tính của mình thành thạo hơn rất
nhiều, công việc này phù hợp với ngành quản trị văn phòng mình đang theo
đuổi nên mình rất vui và toàn tâm với nó”.
Làm nhân viên trong một số nhà hàng, quán ăn, các bạn được giao
tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình làm việc, họ có thể thực hành luôn
20
khả năng nghe nói và giao tiếp ngoại ngữ, sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách
hàng, cách điều hành của các ông chủ sao cho đem lại hiệu quả nhất…
Hoàng Hồng Minh chia sẻ “ mình kiếm việc làm thêm để phụ giúp gia
đình và cũng là để tăng thêm kinh nghiệm thực tế cho mình nữa, ngoài giờ
học mình làm cho một quán ăn trên phố cổ, lương cũng tương đối ổn định và
vốn tiếng anh của mình được cải thiện rất nhiều”.
2.2.2. Tiêu cực
Nếu không biết chọn lọc công việc làm thêm phù hợp, chân chính;
không cân đối được việc làm thêm và việc học; không biết vươn lên hoàn
thiện mình mà bị “tha hóa, cám dỗ” trong quá trình làm thêm v.v... thì việc
làm thêm mang lại không ít phiền toái thậm chí tác hại cho sinh viên.
Khi không định hướng được để cân đối giữa việc học và làm thêm, quá
hăng say làm việc mà có những sinh viên sao nhãng học hành, hoặc quá mệt
mỏi nên không thể tập trung cho việc học trên lớp cũng như ở nhà dẫn đến kết
quả học tập sa sút trong khi việc chính trong giai đoạn hiện tại của sinh viên
là “học”, như vậy họ tự làm mất cơ hội, thời gian của chính mình trong hiện
tại và cả tương lai.
Khá nhiều sinh viên do quá sa đà vào việc làm thêm và không có điều
kiện để đến lớp nghe giảng, thỉnh thoảng mới đến lớp, mà đến lớp thì lơ là,
không đọc sách, không chuẩn bị bài học, tâm trạng vẫn để ngoài lớp học. Với
tình trạng như vậy thì gần như không thể nào nhận thấy cái hay cái đẹp của tri
thức đang trình bày trong lớp. Lúc này thầy dạy dở hay môn học quá lý thuyết
chỉ là cái cớ viện ra. Nhiều sinh viên cho rằng đi học ở trường chỉ là lý thuyết
còn đi làm mới là thực tiễn, một số sinh viên cho rằng phải tốn thời gian vô
ích khi lên lớp chỉ để tiếp thu các kiến thức cũ kỹ hoặc đã có sẵn trong sách
giáo khoa và khá nhiều buổi học còn rất khô cứng.
Khi được phỏng vấn một số bạn sinh viên trả lời :
"Đi làm về là 10h30 - 11h rồi, người mệt nhoài, em chỉ muốn ngủ thôi,
chẳng học hành gì được nữa dù muốn lắm. Vì vậy em phải tranh thủ những
21
buổi sáng được nghỉ ở nhà để học", Hoàng Thị Nụ ( lớp QTVP k5B trường
Đại học Nội vụ) ngượng ngập nói.
"Không có thời gian tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể với lớp,
với các bạn " – Trần Thị Vân giải thích khi lớp trưởng của mình vận động
tham gia hoạt động tình nguyện.
2.3. Về mặt sức khỏe
2.3.1. Tích cực
Khi tham gia làm thêm sinh viên bắt buộc phải sắp xếp thời gian học
tập và làm việc, để những khoảng thời gian ngoài giờ học không bị lãng phí
vào thói quen ngủ nướng, bởi sinh viên nếu không đi làm thêm thì sẽ ngủ cho
tới gần giờ học mới thức dậy. Hơn nữa, nếu một công việc lao động chân tay
cũng phần nào giúp sinh viên rèn luyện thể lực.
2.3.2. Tiêu cực
Việc làm thêm có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của sinh viên.
Có những công việc phải làm ca đêm hoặc những thời gian vào giờ ăn, giờ
nghỉ của một chế độ sinh hoạt bình thừờng. Vì vậy không có thời gian nghỉ
ngơi, ăn uống không điều độ.
Bạn Lê Thị Thảo, sinh viên lớp QTVP 4A, trường ĐH Nội vụ Hà Nội
cho biết, bạn đã làm công việc Thu ngân cho cửa hàng Phở 24 được hơn 2
năm rồi, ngoài buổi lên giảng đường, công việc đã chiếm hết quỹ thời gian
còn lại còn lại trong ngày của bạn. Có hôm về đến nhà người mệt lử, chẳng
làm được gì khác ngoài ngủ để chuẩn bị cho sáng mai lên giảng đường và
ngày làm thêm mới. Bạn phải hi sinh rất nhiều sở thích cá nhân để có thể duy
trì công việc đến bây giờ.
2.4. Về Đạo đức, lối sống
2.4.1. Tích cực
Tính chất phức tạp của môi trường làm thêm phần nào giúp cho các bạn
sinh viên va chạm với công việc, với xã hội, môi trường chủ tớ nhờ đó sinh
viên mạnh dạn hơn, vững chãi hơn, có lập trường hơn khi gặp khó khăn trong
22
cuộc sống.
Thứ hai, việc làm thêm giúp sinh viên tạo mối quan hệ với xã hội và
cộng đồng và đón nhận rất nhiều các cơ hội khác từ môi trường làm việc.
Nguyễn Hồng Nhung ( QTVP 4C) tâm sự “ Mình làm lễ tân, tuy công
việc không liên quan tới ngành mình học nhưng ở đây mình được giao tiếp và
nâng cao khả năng trong giao tiếp, với mình được gặp “sao” cũng là một niềm
vui sau những giờ học tập căng thẳng tại trường”.
Thứ ba, việc làm thêm giúp sinh viên hiểu và trân trọng những giá trị
của lao động đích thực, quý trọng đồng tiền kiếm được từ lao động chân chính
từ đó yêu lao động và học cách chi tiêu hợp lý.
2.4.2. Tiêu cực
Không chỉ dừng lại ở những khó khăn về thời gian khi kết hợp việc học
và làm, các bạn sinh viên, đặc biệt là các sinh viên nữ, dễ gặp phải những khó
khăn từ chính công việc làm thêm của mình. Nguy hiểm nhất chính là những
mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh viên nào cũng biết được
hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh - những cám dỗ vật chất, nó có thể
làm cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn lúc nào không hay.
Một phần sinh viên tham gia kinh doanh đa cấp ảo, chỉ vì hám lợi mà
sa đà vào lừa đảo bạn bè, người thân. Hoặc có những bạn đi làm thêm những
công việc không lành mạnh, trái với đạo đức, ăn chơi sa đọa. Không những
ảnh hưởng tới chính bản thân mình mà còn khiến cho bố mẹ phải thất vọng,
thậm chí đau lòng.
Như vậy, việc làm thêm tác động cả 2 mặt tới sinh viên nói chung và
sinh viên ngành QTVP nói riêng. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để phát
huy tính tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm
để sinh viên ngành QTVP tận dụng được ngày càng nhiều lợi ích của việc
làm thêm.
23