Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.66 MB, 155 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN ĐĂNG HONG MINH

BAO DAM THUC HIEN NGHIA VU DAN SU BANG TIEN

GUI TAI NGAN HANG THEO PHAP LUAT VIET NAM

<small>Hà Nội - 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN ĐĂNG HONG MINH

BAO DAM THUC HIEN NGHIA VU DAN SU BANG TIEN

GUI TAI NGAN HANG THEO PHAP LUAT VIET NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự va tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bích Thảo

<small>Hà Nội - 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu cua riêng</small>

tơi. Các thơng tin, số liệu, trích dan trong Luận văn đảm bảo sự tin cậy và trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên

<small>cứu của Luận văn chưa từng được công bồ trong cơng trình nào khác.</small>

HỌC VIÊN CAM ĐOAN

Nguyễn Đăng Hồng Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MO ĐẦU... 262cc S1 2E 21 21121122127111211211211211211 1111111111111 1 xerre. |

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BAO DAM THUC HIỆN

NGHĨA VU DAN SU BẰNG TIEN GUI TẠI NGAN HÀNG... 7

1.1. Khai quat chung vé bao dam thuc hién nghĩa vụ dân SU ... 7

<small>1.1.1. Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự... ---- 7</small>

1.1.2. Đặc điểm chung của biện pháp bao đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 8

<small>1.1.3. Phân loại biện pháp bao đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự... 9</small>

1.1.4. Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự... 11

1.2. Khái quát về bao đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tai ngân

1.3. Xác lập biện pháp bảo đảm bang tiền gửi tại ngân hàng... 23 1.3.1. Chủ thé của giao dich bảo đảm... ¿2 2 scE+zEczEezzzrszred 23

<small>1.3.2. Nghĩa vụ được bảo đảm... - --- c1 S2 k*svsevsrerrrrsrreree 24</small>

1.3.3. Hợp đồng bảo đảm bang tài sản là tiền gửi ...--- 26 1.3.4. Mô tả tài sản bảo đảm là tiền gửi...-- 2 25s s+cxsrxsrxersee 27

1.3.5. Xác lập BPBD bang tiền gửi ngân hang trong trường hợp có thỏa thuận hạn chế xác lập BPBĐ...- 2-2-2 ©E+2E2E2EE2EE2EEtEEerxrrrerree 28 1.4. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng...---2- 2 2 5 s+cxcrxeee 28

1.4.1. Trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia

theo hệ thống pháp luật Common Law...-- 2 2 2 s2 s+zs+£xzxzzse2 28

1.4.2. Trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của các quốc gia theo hệ

thong pháp luật Civil LaW...-- 2 2-52 2+EE+EE£EESEEEEE2EE2EE2EEEEEerkerkerree 30

1.4.3. Hướng dẫn của UNCITRALL,...--- ¿2-52 s52 x+s>xzEzxexerxerered 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.5. Thứ tự ưu tiên trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ băng tiền gửi tại ngân

<small>0 ... 37</small>

1.5.1. Trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia

theo hệ thống pháp luật Common LaW...-.-- 52 22522 £££+£xzx+zse2 37

1.5.2. Trong pháp luật về giao dịch bao đảm của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil LaW...--2- 5-52 522S£+SE‡EE£EEtEEZEEEEEEEEEEkerkerkervee 37

1.5.3. Hướng dẫn của UNCTITRAAL...---¿-2- 2 +2522szx+z+zzxzxerxees 39

1.6. Xử lý tài sản bảo đảm là tiền gửi tại ngân hàng...---5--: 42 1.6.1. Trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia

theo hệ thống pháp luật Common LaW...----+ 2 222 s+£++£x+zxzse2 42

1.6.2. Trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của các quốc gia theo hệ thong pháp luật Civil LaW ...---¿- 2-52 <+EE£EE‡EESEEEEE2EE2EE2EEEEEerkerkerree 43

<small>1.6.3. Hướng dẫn của UNCITRAALL...--- ¿2-52 5s252>x+s+xzzezxezezxezezed 44</small>

TIEU .4509:10/9)/c10157... 46 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ BẢO ĐẢM THỰC

HIỆN NGHĨA VU DAN SỰ BẰNG TIEN GUI TẠI NGÂN HANG... 41

2.1. Tổng quan cấu trúc pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng...- ¿2 2 z2 x+EEtExtrErEerrrrrrrxee 47

2.1.1. Các quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật

<small>Dân sự 2015 và Nghị định 21/202 1/NĐ - CTP... sàn sssissreree 47</small>

2.1.2. Các quy định trong pháp luật chuyên ngành về ngân hàng ... 51

2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về xác lập biện pháp bảo đảm bang tiền gửi tại ngân hàng...-¿- 2-5 s2 +E22E1 E12 1EE12717171121121121111 1111 cre, 51

2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực đối kháng với người thứ ba

của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng54

2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về thứ tự ưu tiên trong bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ bang tiền gửi tại ngân hàng ...--- 2-2 s+cs+cxcrxeces 59

2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm là tiền gửi tại

<small>NAN NAN ...--...d... 61</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.6. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và rủi ro pháp lý về bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng...--- 63

2.6.1. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng ...--- 2-55 5552 63

2.6.2. Rủi ro pháp lý theo pháp luật hiện hành về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng ...-- 2 25 5 s+cxerxcsez 65 TIEU KET CHƯNG 2... tt Set St EEEESESESESESEEEEEEEEEEEESEsEeEerrrrrrrrsrs 70 Chương 3: THỰC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUAT BAO DAM THUC HIEN

NGHIA VU DAN SU BANG TIEN GUI TAI NGAN HANG O VIET NAM VA MOT SO KIEN NGHI o.cccesceccsscsssessessesscsscssessessessessessesseessesessessesseeseesees 71

3.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự bằng

tiền gửi tại ngân hàng ở Việt Nam...---- + 2+++++EE+EEerEerkrrerrerrxee 71

3.1.1. Số liệu về nhận bao dam tín dung bang tai sản là số dư tiền gửi tai

một số ngân hang tại thời điểm cuối năm (31/12) trong 04 năm qua:... 71

3.1.2. Phương thức cap tin dung bao đảm bang tiền gửi tại ngân hang phổ

00 ... 72 3.1.3. Chính sách nội bộ của một số ngân hàng về nhận bảo đảm bằng tiền

<small>PL taẳddaaaiaaaaŸŸ... 75</small>

3.2. Những rủi ro trong nhận bảo đảm bằng tiền gửi tại ngân hàng ở Việt

Nam từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án...--- 2-5 5c55zcs2 78

3.2.1. Xác định quyền sở hữu chung - riêng vợ, chồng...-... 78 3.2.2. Xác định nguồn gốc tiền gửi...---¿- + + s+c2+E£+Ee£xeExzExzkerrerxee 84

3.3. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự bằng tiền gửi tại ngân hang và nguyên nhân ...-- -- 5 5¿ 85

3.3.1. Xác định biện pháp bảo đảm đối với tiền gửi...---5- 5¿ 85 3.3.2. Xác định quyền sở hữu chung riêng vo chồng, chủ thé đại diện xác

lập giao dich bảo đảm đối với tiền gửi là tai sản chung vợ chồng ... 87

3.3.3. Về xác định trách nhiệm của ngân hàng nhận gửi tiền đối với bên

<small>NAN DAO c0 -...a....::ƠỊỎ 88</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.3.4. Chưa có cơ chế pháp lý đối với tiền gửi thanh toán, tiền gửi của 3.3.5. Chưa có hướng dẫn về xác định tình hợp pháp của TSBD cũng như cơ chế xác lập quyền đối kháng đối với cơ quan có thâm quyền ... 89

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự bằng tiền gửi tại ngân hang ở Việt Nam...---- 55+: 90

3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng

tiền gửi tại ngân hàng...--- ¿5£ 52+SE+EESEEEEEEEEEEEE211211211 21111111 rxe. 90 3.4.2. Các kiến nghị khác... -- ¿52 2++2EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrei 93 TIỂU KET CHƯNG 3...---2-©5£©5£+2E£2EE£EEESEEEEEEEEEEEEEEEkrrkkerkrrrrrrei 94 KET LUẬẬN...- 5. St x21 E21 2EEE121E21211151111111111111111111111111 115111. EEx 95

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO... seccsssesssssssssssesssesssesssesssecssecssecssess 96

<small>PHỤ LỤC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

<small>Trong Luận văn nay, các từ/cụm từ được quy ước viết tăt/hiêu như sau:</small>

<small>Hơn nhân và gia đình</small>

Bộ luật thương mại thong nhất Hoa ky (Uniform

<small>Commercial Code)</small>

Uy ban Luật thương mai quốc tế Liên hợp quốc

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ

<small>sung năm 2018)</small>

Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/7/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tơ chức tín dụng

<small>Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính</small>

phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực

<small>hiện nghĩa vụ dân sự</small>

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của

Chính phủ về giao dich bảo dam (đã được sửa đổi, bổ

sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012)

Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/3/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đã được sửa

đổi, bô sung bởi Quyết định số 47/2006/QD-NHNN ngày

Thông tư số 23/2014/TT/NHNN ngày 19/8/2014 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn

việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung

ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019;

Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/22/2020)

Thông tư số 48/2018/TT/NHNN ngày 31/12/2018 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về

tiền gửi tiết kiệm

Thông tư số 49/2018/TT/NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về

tiền gửi có ký hạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

MỞ DAU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình vận hành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

<small>xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ quan trọng là khơi thông các</small>

nguôn lực của xã hội, đưa chúng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đây nền kinh tế phát triển.

Ở phương diện pháp luật về giao dịch bảo đảm, một hệ thống quy định

pháp luật được coi là phù hợp, tạo thuận lợi cho các chủ thê liên quan khi nó

bao gồm các quy định rõ ràng, cụ thê để các chủ thể nhanh chóng và dễ dàng xác lập giao dịch bảo đảm, đồng thời công nhận và thực thi có hiệu quả các quyên của bên nhận bao đảm đối với TSBĐ. Theo đó, bên bảo đảm có thé dễ

dàng dùng các tài sản của mình để bảo đảm cho các nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm có các quyền năng pháp lý giúp thực thi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ,

BPBĐ được các chủ thể tạo lập một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm

<small>Và an toàn.</small>

Tiền gửi tại ngân hàng, một loại tài sản đặc thù và có tiềm năng lớn, có nhiều chủ thể liên quan, trên thực tế đã và đang được sử dụng rộng rãi làm

<small>TSBD thực hiện các nghĩa vụ dân sự, đặc biệt là bảo đảm cho các nghĩa vụ</small>

cấp tín dụng tại các ngân hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, về mặt pháp lý,

pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện hành của Việt Nam còn chưa quan tâm

điều chỉnh thỏa đáng đối với loại TSBD này mà chủ yếu áp dụng các quy định

<small>pháp luật giao dịch bảo đảm chung cho các loại tài sản khác hoặc không quy</small>

định. Cụ thé, Thông tư 48/2018/TT-NHNN và Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn được dùng làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tơ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về

<small>giao dịch bảo đảm, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân</small>

sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định (trở lại) các vấn đề liên

quan đến TSBD là tài khoản tiền gửi phải phù hợp pháp luật chuyên ngành về ngân hàng: tiền gửi tại các tài khoản thanh toán theo quy định tại Thơng tư

23/2014/TT-NHNN hay tiền gửi có kỳ hạn giữa các TCTD chưa có quy địnhcụ thé về việc dùng làm TSBĐ ... Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, cáccơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều quan điểm khác nhau, áp dụng pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

liên quan không nhất quán, dẫn đến nhiều hệ lụy rủi ro cho các chủ thé của giao dich bao đảm cũng như các chủ thé khác có quyền liên quan đối với tiền gửi. Các chủ thể dân sự (đặc biệt là các TCTD đóng vai trị là bên nhận bảo

<small>đảm) phải tự nghiên cứu, xây dựng các chính sách, quy định của mình trong</small>

quá trình áp dụng, dẫn đến sự thiếu nhất qn, khơng ồn định, tăng chi phí (về thời gian, công sức, thủ tục, vật chat) của các bên liên quan, làm tăng chi phí xã hội không cần thiết.

Nhu vậy, dùng tiền gửi tại ngân hang làm TSBD vừa mang lại sự khai

thác bình thường của chủ sở hữu tiền gửi, vừa giúp thúc day hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng với tư cách bên nhận bảo đảm, vừa góp phần đáp ứng yêu cầu gia tăng sử dụng tín dụng của bên được cấp tín dụng. Tuy nhiên, do

cịn thiếu các cơ chế, quy định điều chỉnh cụ thé nên thực tiễn chứng minh

hoạt động này cũng cho thấy phát sinh những rủi ro nhất định về mặt pháp lý và chưa được khai thác hết tiềm năng tiền gửi.

Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn được phân tích ở trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, dưới góc độ khoa học pháp lý, ở Việt Nam, mặc dù đã có

nhiều cơng trình nghiên cứu chung về các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ, nhưng chủ yếu tập trung vào các loại TSBĐ truyền thống như quyền sử dung dat, nhà ở, bất động sản khác. Ví dụ, luận án tiến sĩ “Tài sản thé chấp và xử lý tài

sản thế chấp” của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2011; luận án tiến sĩ “Thế chap bat động sản theo quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành” của tác giả Nguyễn Quang Hương Trà, Trường Đại học Luật <small>Hà Nội, 2020.</small>

Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản vô hình, có một số cơng

trình đã nghiên cứu về thé chấp quyền tài sản, thé chấp quyền đòi nợ, thé chấp phần vốn góp trong cơng ty, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ... Ví dụ: luận án

tiến sĩ “Thế chấp quyên đòi nợ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Trọng

Dũng, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021; luận văn thạc sĩ “Thế chấp phần vốn góp trong cơng ty theo pháp luật Việt Nam” của Trần Thị Vân

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trang, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017; luận văn thạc sĩ “Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Đức Trung, Khoa

Luật Dai học Quốc gia Hà Nội, 2021 ...

Tuy nhiên, có rất ít cơng trình nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ dân sự bằng tài sản là tiền gửi tại ngân hàng. Các cơng trình nghiên cứu đối với dé tài này chủ yêu dưới hình thức các bài báo khoa học, cụ thể gồm:

- Bài viết: “Quản lý rủi ro pháp lý khi nhận bảo đảm bằng tiền gửi và

số dự tài khoản thanh toán ” của tác giả TS. Bùi Đức Giang đăng trên Tạp chí ngân hàng số 4/2020.

- Bài viết: “Cho vay bảo đảm bằng cam cố thẻ tiết kiệm: Nhiéu rủi ro khó lường cho các tổ chức tin dụng” của tác giả TS.LS Lương Khải An đăng

<small>trên Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ngày 06/02/2022.</small>

Điểm lại các bài viết đăng trên các tạp chí trong nước, có thể thấy một số vấn đề liên quan đến pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi

tại ngân hàng đã được đề cập, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào nội dung BPBĐ nào được áp dụng đối với TSBĐ là tiền gửi, cũng như xác định bản chất pháp lý của tiền gửi tiết kiệm (1a tiền gửi hay s6/thé tiết kiệm - như một loại giấy tờ có giá) mà chưa có cơng trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật

học nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về việc dùng tiền gửi tại ngân hàng

-một loại tài sản đặc thù làm TSBĐ dưới góc độ lý luận và thực tiễn về xác lập

BPBĐ băng tiền gửi tại ngân hàng, hiệu lực đối kháng của BPBĐ với bên thứ ba, thứ tự ưu tiên và xử lý TSBĐ là tiền gửi tại ngân hàng. Thực tế đó cho

thấy việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam” là cần thiết, có tính mới, thiết thực va

<small>kha thi.</small>

<small>3. Mục dich, nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>3.1. Mục dich</small>

Muc dich nghién cuu dé tai “Bao dam thuc hién nghia vu dan su bang tién gửi tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam” là nhằm làm rõ những van dé

lý luận và thực tiễn về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tiền gửi tại ngân

hàng, chỉ ra những rủi ro, vướng mắc, hạn chế trong quy định pháp luật Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nam hiện hành về van dé này, từ đó đưa ra kiến nghị về giải pháp nham hoàn thiện, khắc phục những bắt cập hiện tại của pháp luật Việt Nam.

<small>3.2. Nhiệm vụ</small>

Dé đạt được mục tiêu trên, Luận văn tập trung hướng tới các nhiệm vụ sau:

- Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự băng tiền gửi, trong đó có tham khảo kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tại các

quốc gia tiên tiễn trên thế giới.

- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ dan sự băng tiền gửi, thực tiễn hoạt động nhận bảo đảm của các ngân hàng, thực tiễn giải quyết tranh chấp từ hoạt động này của các cơ quan tiễn hành tố tung, làm rõ các rủi ro, bất cập của hoạt động này. Từ đó, tìm hiểu ngun

nhân, tìm hiểu thơng lệ áp dụng tại các nước tiên tiến, đưa ra các kiến nghị,

giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi của Việt Nam, góp phần tăng tính an tồn, giảm thiểu

chi phí, thủ tục, phát huy tiềm năng tiền gửi.

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật thực định và thực tiễn thực hiện về bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự băng tiền gửi tại ngân hàng.

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu:</small>

<small>- Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của</small>

Việt Nam về thực hiện nghĩa vụ dân sự băng tiền gửi tại ngân hàng, như BLDS

<small>2015, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Nghị định 102/2017/NĐ-CP; pháp luật</small>

chuyên ngành về ngân hàng/tiền gửi ngân hàng, như Luật Các TCTD, Nghị quyết 42, Thông tư 23/2014/TT-NHNN, Thông tư 48/2018/TT-NHNN,

Thông tư 49/2018/TT-NHNN; các quy định pháp luật về trích chuyên tiền gửi Của cơ quan quyền lực công, như Luật Quản lý thuế, Luật xử phạt vi phạm

<small>hành chính, Luật Thi hành án dân sự ... Từ đó Luận văn đánh giá thực trạng</small>

quy định pháp luật tác động đến hoạt động nhận bảo đảm bằng tiền gửi.

- Luận văn tập trung nghiên cứu các bản án, quan điểm giải quyết tranh

chap của các cơ quan tiễn hành tổ tụng, từ đó đánh giá các rủi ro, bat cập của pháp luật đối với áp dụng pháp luật trong nhận bao dam bằng tiền gửi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định nội bộ về chính sách nhận bảo đảm bằng tiền gửi của các ngân hàng, từ đó đánh giá nhu

cầu, quan điểm quản lý rủi ro và triển khai thực tiễn về nhận bảo đảm bằng tiền gửi.

- Luận văn nghiên cứu các thông lệ quốc tế, kinh nghiệm áp dụng tại các nước có nền kinh tế và pháp luật tiên tiến trên thé giới (UCC,

UNCITRAL), từ đó đánh giá, đúc rút được quan điểm, cách ứng xử đối với

các bất cập đang gặp phải tại Việt Nam.

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Trong quá trình thực hiện Luận văn, học viên sử dụng phương pháp</small>

luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dé đánh giá khách quan, toàn diện và logic thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm

băng tài sản là tiền gửi tại ngân hàng. Ngoài ra, để hoàn thành mục đích

nghiên cứu, học viên cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cụ thể, như:

- Phương pháp phân tích và tong hợp: Được sử dụng trong toàn bộ nội dung Luận văn, từ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, rút ra những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó, dé xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật cũng như nâng cao tính hiệu quả

thi hành về bảo đảm bằng tài sản là tiền gửi.

- Phương pháp thống kê: Tién hành thu thập, thong kê, phân loại, đánh

giá về số liệu kết quả áp dung bao đảm bang tài sản là tiền gửi tại một số ngân hàng lớn, điển hình.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm so sánh biện pháp ứng xử giữa các hệ thống pháp luật, giữa các ngân hàng cũng như giữa các loại

TSBD khác đối với TSBD là tiền gửi.

- Phương pháp lịch sử: Nhằm khái quát quá trình phát triển của các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bang tién gui tai

<small>ngan hang.</small>

6. Tinh mới va đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần đưa lại một số đóng góp

<small>mới sau đây:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Góp phan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo dam nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng, một loại tài sản đặc thù.

- Chỉ ra những rủi ro pháp lý khi nhận bao đảm bang tiền gửi tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam, khắc phục quan điểm chủ quan khi cho rằng

nhận bảo đảm bằng tiền gửi là an toàn tuyệt đối, làm rõ bên cạnh tính ưu việt của loại tài sản nay thì cũng vẫn cịn ton tại những rủi ro pháp lý nhất định.

Từ đó, điều chỉnh ứng xử của mỗi chủ thể nhăm làm tăng tính hiệu quả của

việc nhận bảo đảm bằng tài sản này.

- Góp phan làm rõ các ứng xử theo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các nước tiên tiễn mà pháp luật Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng.

<small>- Với quy mơ nghiên cứu dưới hình thức một luận văn thạc sĩ luật học,</small>

các vấn đề liên quan được xem xét một cách tổng thể, mồ xẻ nhiều khía cạnh

pháp lý về nhận bảo đảm bằng tiền gửi tại ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu,

luận văn đã chỉ ra các vướng mắc, khó khăn, bất cập và đưa ra kiến nghị, giải

pháp cụ thể từng bước khắc phục, hóa giải nó, góp phần cung cấp các luận điểm khoa học về định hướng hoàn thiện pháp luật, thúc đây khai thác tối đa tiềm năng tiền gửi trong quan hệ bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

7. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung chính của Luận văn được chia làm ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự bằng tiền gửi tại ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng.

Chương 3: Thực tiễn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi

<small>tại ngân hàng ở Việt Nam và một sô kiên nghị</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Chương 1</small>

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE BAO DAM THỰC HIỆN NGHĨA VU DAN SU BANG TIEN GUI TẠI NGAN HANG

1.1. Khái quát chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự

<small>1.1.1. Khái niệm bao đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự</small>

<small>Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên</small>

nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng, dé bảo đảm cho

việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xác lập, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục

những hậu quả xấu do việc vi phạm nghĩa vụ dân sự được bảo đảm gây ra.

<small>Trong trường hợp người có nghĩa vu dân sự khơng thực hiên, thực hiện khơng</small>

đúng, khơng đầy đủ, người có quyền có thé áp dụng BPBD đã xác lập dé buộc bên bảo đảm (có thé là chính bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba) phải thực hiện

đúng nghĩa vụ bảo đảm đã cam kết.

Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu

<small>người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ và chỉ khi nào cơng việc đó</small>

được thực hiện đúng thì người có quyền mới thoả mãn được lợi ích của mình. Nếu người có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ

thì về mặt pháp lý bên có quyền có thể tự mình áp dụng hành vi phù hợp hoặc

yêu cầu cơ quan có thâm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nhiều khi vẫn không bảo đảm được

quyền lợi của người có quyền nếu người vi phạm nghĩa vụ khơng có khả năng

tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho nguoi có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực

tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thê thoả thuận đặt ra các BPBĐ. Qua đó, người có quyền có thé chủ động tiến hành các hành vi của

mình để tác động trực tiếp đến TSBĐ hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện

nghĩa vụ nhằm thoả mãn quyền lợi của mình như một sự thay thé.

BPBD là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bao đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyên,

theo đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng

uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

của mình hoặc của chủ thê khác (gọi là bên được bảo đảm). Theo Hướng dẫn

<small>của UNCITRAL thì giao dich bao dam là giao dịch xác lập lợi ich bảo đảm,</small>

trong đó lợi ích bảo đảm là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật của Mỹ thì

<small>giao dịch bảo đảm cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm.</small>

Như vậy, một cách chung nhất, về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ được hiểu là sự quy định của pháp luật về các biện pháp dé bảo đảm

cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và bảo đảm quyên,

nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan, bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ được hiểu là việc thoả thuận giữa các bên về việc lựa chọn sử

dụng biện pháp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất

tác động, dự phòng, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do

việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Về bản chất

<small>pháp lí, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một loại cơng cụ trong nghĩa vụ dân</small>

sự, khi có sự vi phạm nghĩa vụ các bên có thể tự áp dụng hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyền áp dụng dé bảo đảm quyên lợi cho bên có quyền.

1.12. Đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

<small>dân sự</small>

Thứ nhất, các BPBĐ mang tính chất “bổ sung” cho nghĩa vụ chính. Các

BPBD thực hiện nghĩa vụ không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với một nghĩa vụ nao đó, các bên cùng nhau thiết lập một BPBĐ nhằm mục đích cho

<small>việc thực hiện một nghĩa vụ chính. Nội dung, hiệu lực của BPBD phù hợp vaphụ thuộc vào nghĩa vụ chính.</small>

Thứ hai, các BPBĐ đều có mục đích nâng cao trách nhiệm và năng lực

<small>thực hiện nghĩa vụ. Khi đặt ra BPBĐ, các bên hướng tới mục đích nâng cao</small>

trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, hạn chế rủi ro đạo đức

(có điều kiện nhưng van khơng thực hiện), cũng như nâng cao nang lực thực

hiện (khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ chính theo dự kiến, phải thực

hiện bằng biện pháp khác thay thê).

Thứ ba, đôi tượng của các BPBĐ là những lợi ích vật chất, trị giá được băng tiền. Lợi ích vật chất là đối tượng của các BPBĐ, là một tài sản (vật hữu

hình, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tai sản, quyền sở hữu trí tuệ ...).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Thứ tư, phạm vi bao đảm của các BPBD không vượt quá phạm vi nghĩavụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính. Phạm vi của</small>

bảo đảm không lớn hơn phạm vi của nghĩa vụ dù trong thực tế bên bảo đảm đưa một tai sản có giá tri lớn hon nhiều lần giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm, khi đó mục đích của việc bảo đảm đó cũng chỉ là dé thực hiện nghĩa vụ trong

<small>phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm đã xác định.</small>

<small>Thứ năm, các BPBĐ chỉ được ap dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Cho</small>

dù các bên đã đặt ra một BPBĐ bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn

khơng cần phải áp dụng BPBĐ đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một

cách đầy đủ. Thông thường, trong một quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ tự

giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì BPBĐ

nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các BPBĐ cho thấy rằng chúng chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính khơng được thực

hiện hoặc thực hiện khơng đúng nhăm qua đó bảo đảm quyên lợi cho bên có

quyền. Tuy nhiên, ở đây sự kiện “vi phạm nghĩa vụ” cần được hiểu theo nghĩa

<small>rộng, nghĩa là khơng chi vi phạm nghĩa vụ chính (nghĩa vụ được bao đảm),</small>

mà đó có thể là vi phạm đối với một nghĩa vụ khác cũng được bảo đảm chung

băng một tài sản (khoản 3 Điều 296 BLDS 2015) hoặc theo các trường hợp do các bên thỏa thuận (vi phạm cam kết trong quá trình xác lập) hoặc luật có quy

định (khoản 3 Điều 299 BLDS 2015).

<small>1.1.3. Phân loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự</small>

Theo tiêu chí đối tượng hướng tới của bảo đảm (quyền của bên nhậnbảo đảm trong giao dịch bảo đảm), BPBĐ có thể được phân chia thành BPBĐ

đối nhân và BPBĐ đối vật. BPBĐ đối nhân là bảo đảm khơng bang tài sản mà băng uy tín của bên bảo đảm, theo đó bên nhận bảo đảm khơng có quyền trực

tiếp tác động lên tài sản của bên bảo đảm mà thực hiện thông qua quyền yêu

cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (phổ biến là biện pháp bao lãnh). Còn BPBĐ đối vật là bảo đảm bằng tài sản, bên nhận bảo đảm có

quyền tác động lên TSBD của bên bảo đảm dé đạt được lợi ích của mình (phơ

biến là biện pháp cầm có, thé chấp ...).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo tiêu chí về căn cứ làm phát sinh quan hệ bao đảm, BPBD có thé

<small>được phân chia thành BPBĐ theo thỏa thuận và BPBĐ theo luật định. BPBĐ</small>

theo thỏa thuận là bảo đảm do các bên tự thỏa thuận xác lập nên bằng giao dịch dân sự (phơ biến là biện pháp cầm có, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ,

<small>bảo lãnh ...). Còn BPBD theo luật định là biện pháp được xác lập theo co</small>

chế/tình huống pháp luật quy định, mặc định bảo vệ lợi ích chính đáng của

bên có đóng góp cụ thê, trực diện trên TSBĐ và chủ yếu hướng đến xác lập

quyền đối kháng đối với bên thứ ba (phổ biến là biện pháp cầm giữ tài sản).

Tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm có phạm vi điều chỉnh khá hẹp, giới hạn đối với

một số BPBĐ cụ thé, như: cầm có, thé chấp, bảo lãnh, ký quỹ ..., trong đó cầm cé và thé chấp là hai biện pháp phổ biến hơn cả.

Tại các quốc gia theo hệ thống Common Law, các quy định pháp luật về bảo dam coi loi ích bảo đảm là nguồn gốc của mọi giao dich bao đảm. Các

BPBĐ như cầm có, thế chấp ... chỉ là cách thé hiện cụ thể của lợi ích bảo đảm. Quyền 9 UCC khơng giải thích khái niệm “lợi ích bảo đảm”, tuy nhiên

trên cơ sở Quyền 9 UCC, New Zealand và một số bang của Canada đã cụ thê

hóa khái niệm này trong Luật về bảo đảm của mình. Điều 2(ar) Luật về bảo

<small>đảm cua bang Nova Scotia - Canada quy định như sau: “Lợi ích bảo dam</small>

được hiểu là: (1) lợi ích gắn với động sản nhằm bảo đảm cho một khoản nợ

hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng không bao gom loi ich cua nguoi bán hang trong việc chuyển hang đến cho người mua hàng theo vận don hoặc

<small>các văn bản tương tự của người bán, hoặc của người đại diện của người bán,</small>

trừ trường hợp các bên có những bằng chứng chứng mình rằng đã có ý định xác lập hoặc cung cấp một lợi ích bảo đảm trên/gắn với hàng hóa đó; và (ii) lợi ích của: (1) người giao tài sản cho bên nhận tài sản theo hop dong gửi bán thương mại; (2) bên cho thuê theo hợp đông cho thuê có thời hạn trên

một năm; (3) bên được chuyển giao theo tài khoản chuyển giao hoặc theo

<small>chứng thư bảo đảm (chattel paper);(4) người mua theo việc mua bán không</small>

chuyển giao tài sản và không bảo đảm cho khoản nợ hoặc cho việc thực hiện nghĩa vu”; Điều 17 Luật về bảo đảm của NewZealand-NewZealand PPSA

<small>cũng có khái niệm “lợi ich bảo đảm” tương tự: “(/) Theo Luật này, cum từ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

“lợi ích bảo dam” được hiểu như sau:(a) là lợi ích đối với động san duoc xác lập hoặc cung cấp thông qua giao dịch nhằm bảo đảm cho một khoản nợ

<small>hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ, khơng phụ thuộc vào: (i) hình thức cua giao</small>

dich; và (ii) nhân thân của người có quyền với TSBĐ; và (b) bao gom lợi ích

được xác lập hoặc cung cấp thông qua việc chuyển giao tài khoản nợ hoặc

<small>chứng thư bảo đảm, việc thuê có thời hạn trên một năm, và ký gửi thương mại</small>

(bắt kể việc chuyển giao, thuê hay ký gửi đó có bảo đảm cho khoản nợ hoặc

<small>cho việc thực hiện nghĩa vụ hay khơng). (2) Bên có nghĩa vụ theo tài khoản nợ</small>

có thể phải thực hiện lợi ích bảo đảm trên tài khoản nợ mà người này có nghĩa vụ phải thanh toán. (3) Để tránh hạn chế các quy định của khoản (1), cũng như để tránh nham lẫn, Luật này áp dụng cả với các nghĩa vụ đặc

dinh/co định, nghĩa vụ luân chuyển, thé chấp động sản, hợp dong mua bán có

diéu kiện (bao gồm cả hợp đơng mua bán có bảo lưu quyển), hợp đồng th mua, cam cố, nhận uy thác có bảo dam, ủy thác tiếp nhận, gửi bán, cho thuê,

hoặc hợp đồng sửa chữa tài sản, bảo đảm cho việc trả tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ”. Với tư duy pháp luật coi lợi ích bảo đảm là “gốc” của mọi giao dịch bảo đảm, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Hoa Kỳ, New Zealand và một số bang của Canada không điều chỉnh các BPBĐ cụ thể như

cầm có, thế chấp ... mà điều chỉnh về lợi ích bảo đảm và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện lợi ích bảo đảm. Do đó, tất cả các giao dịch làm phát sinh

lợi ích bảo đảm, không phụ thuộc vào tên gọi của giao dịch, đều thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật về bảo đảm của các quốc gia này. Chính vì vậy, bên

cạnh các giao dịch bảo đảm truyền thống như cầm có, thế chấp, pháp luật về bảo đảm của các quốc gia này còn được áp dụng với các giao dịch khác có

tính chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như thuê mua tài chính, gửi

bán thương mại, chuyển nhượng nợ, cho thuê tài sản dài hạn ... Các giao dịch

làm phát sinh lợi ích bảo đảm nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

<small>được gọi chung là giao dịch bảo đảm [38].</small>

1.1.4. ¥ nghia cua bién phap bao dam thwc hién nghia vu dan sw

Việc xác lập các BPBĐ luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch dân sự, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch nảy. Với ý nghĩa đó, việc xác lập các BPBĐ đã góp phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

không nhỏ vào sự én định của các quan hệ dân sự, kinh tế, hạn chế các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự, kinh tế

của bên có nghĩa vụ gây ra. Đồng thời, trong trường hợp nêu trên, các giao dịch bảo đảm còn tạo điều kiện khắc phục những thiệt hại cho bên có quyền

<small>một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả. Trong lĩnh vực tín dụng, ngân</small>

hàng, chúng giữ một vai trò quan trọng đối với việc mở rộng tín dụng cho nền

kinh tế. Vai trị đó được thé hiện thơng qua khả năng, cơ hội tiếp cận tín dụng

nói chung, tin dụng ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp, tơ chức khác

và cá nhân, đồng thời tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quyết định cấp tín

<small>dụng của ngân hàng.</small>

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, bên cạnh các hoạt động/giao dịch dân sự nói chung, hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân

hàng nói riêng được sử dụng như một địn bẩy, một động lực to lớn trong việc

phát triển nền kinh tế quốc dân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện

hành, BPBĐ không phải là điều kiện bắt buộc khi cấp tín dụng (trừ trường hợp đặc thù có yếu tố liên quan giữa các chủ thể như cô đông lớn, công ty con

..), cho phép ngân hàng được tự quyết định cấp tín dụng có bảo đảm hay

khơng có bảo đảm bằng tài sản. Việc cấp tín dụng của TCTD, khác với hoạt

động cầm đồ (chủ yếu dựa vào TSBĐ), phải tập trung vào phân tích, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tín dụng được cấp cũng như quản lý dịng tiền

dé đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, với việc hội nhập sâu vào nên kinh tế thé giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng cần phải tuân theo các chuẩn

mực, tiêu chuẩn an toàn tiên tiến, theo đó, khi thực hiện cấp tín dụng, ngân hàng phải tuân theo các tỷ lệ an toàn như duy trì tỷ lệ tối thiểu nhất định giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro. Trong cùng một khoản cấp tin dụng, trường hợp có TSBĐ, khoản cấp tín dụng được giảm trừ tỷ lệ rủi ro nhất định

(tùy thuộc vào loại tài sản đó là gì), cịn nếu khơng có TSBĐ, khoản cấp tín

dụng đó được xác định “có” rủi ro mức 100%. Thêm vào đó, hoạt động cấp tín dụng thường tiềm ân rất nhiều rủi ro thực tế vì phương án sử dụng vốn là

sự mơ tả những gì sẽ diễn ra trong tương lai, việc thâm định của ngân hàng

<small>chỉ phân tích, đánh giá dựa trên dự phóng tài chính, nghĩa là các giả định vận</small>

hành của dự án sử dụng vốn trong tương lai. Đồng thời, hệ thong quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

của pháp luật hình sự cũng như quan điểm, cách tiếp cận thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thanh/kiểm tra đối với các chủ thể tham gia

hoạt động cấp tín dụng này khá khắt khe và cứng nhắc trong các quy kết vi

phạm, phạm tội ... Do đó, khi ngân hàng cấp tín dụng khơng có TSBĐ, giới hạn cấp tín dụng bị hạn chế, rủi ro thực tế cũng tăng lên nên các BPBĐ trở thành một trong các yếu tô quan trọng dé ngân hàng đánh giá, quyết định cấp tin dụng cho khách hàng, các BPBĐ được áp dụng tương đối phổ biến dé

<small>phòng ngừa và dự phịng mọi loại rủi ro.</small>

Đối với bên có nghĩa vụ, BPBĐ được xác lập sẽ tác động đến ý thức,

hạn chế phát sinh rủi ro đạo đức của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện

đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Rui ro đạo đức nghĩa là trong trường hợp mặc dù có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nhưng vì

các lý do khác nhau (thường là lo ngại ảnh hưởng quyền lợi) mà bên có nghĩa vụ vẫn cố tình chây y, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xác lập.

Đồng thời, BPBĐ được xác lập cũng sẽ hạn chế rủi ro thực tế, có ý nghĩa như

“bảo hiểm” cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, đó là trong trường hợp mặc

<small>dù bên có nghĩa vụ ln có ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng vì các lý</small>

do khác nhau (thường là kế hoạch kinh doanh không thành, bị ảnh hưởng bởi các

rủi ro và phải gánh chịu tôn thất khơng mong muốn ...) dẫn đến bên có nghĩa vụ

mat khả năng thực hiện nghĩa vụ, rơi vào trạng thái “lực bat tong tâm”, khi đó BPBĐ sẽ được sử dụng để thực hiện thay cho nghĩa vụ được bảo đảm.

1.2. Khái quát về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi

<small>tại ngần hang</small>

1.2.1. Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự bằng tiền gửi tại

<small>ngân hàng</small>

1.2.1.1. Khái niệm tiền gửi tại ngân hàng

Luật mẫu của UNCITRAL quy định “Tài khoản ngân hàng” (bank

account) là tài khoản được duy trì bởi một tơ chức được phép nhận tiền gửi trong đó các khoản tiền có thể được cộng vào hoặc khẩu trừ từ tài khoản này [59, §

2(c)]. Cịn Quyền 9 UCC định nghĩa: “Tài khoản tiền gửi” (deposit account) làtài khoản tiền gửi được rút bất kỳ lúc nào, tài khoản tiền gửi không được rút

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trước hạn, tài khoản tiết kiệm, hoặc tài khoản tương tự được mở tại một ngân

<small>hang [34].</small>

Tại khoản 13 Điều 4 Luật Cac TCTD quy định: “ Nhận tién gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn,

tién gửi có kỳ hạn, tiễn gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tin phiếu và các hình thức nhận tién gửi khác theo ngun tắc có hồn trả day

du tiền gốc, lãi cho người gửi tiễn theo thỏa thuận ”.

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: “Tiển gửi

tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo ngun tắc được hồn trả day đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tin

dụng”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 4 Thơng tư 49/2018/TT-NHNN quy định

“Tiên gửi có kỳ hạn là khoản tién của khách hàng gửi tại tổ chức tin dụng

trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tin dụng với nguyên tắc hoàn trả day đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng ”.

Luật Các TCTD không đưa ra định nghĩa về tiền gửi mà quy định một cách gián tiếp thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi của TCTD. Đồng thời, các Thông tư của Thống đốc NHNN quy định tiền gửi theo từng nghiệp vụ huy

Như vậy, tiền gửi ngân hàng, hiểu một cách chung nhất, đó là tiền của tổ chức, cá nhân được gửi trong các tài khoản ở ngân hàng (theo mục đích gửi

tiền, có thể là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ; theo kỳ hạn gửi, có thé là tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn ...). Đối với người

gửi tiền, VIỆC gui tiền nhằm mục đích () sử dụng các dịch vụ/tiện ích của ngân hàng cung cấp (thanh toan/chuyén tiền, thấu chi, bảo đảm ...); va (ii)

hưởng lợi ích kinh tế (tiền lãi). Đối với ngân hàng, tiền gửi của khách hàng là

một trong những nguồn vốn quan trọng dé phục vụ cho các hoạt động kinh

<small>doanh của ngân hàng</small>

1.2.1.2. Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại

<small>ngân hàng</small>

Trên cơ sở khái niệm về BPBĐ và tiền gửi tại ngân hàng nêu trên, có thé thay ban chat bao dam thuc hién nghĩa vụ dan sự bằng tiền gửi tại ngân

<small>hàng được hiéu là việc các chu thê coi tiên gửi tại ngân hang là một loại tài</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>sản, thỏa thuận dùng tài sản này bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.</small>

Trường hợp nghĩa vụ dân sự không được thực hiện đúng, đầy đủ hoặc các

trường hợp khác theo thỏa thuận/quy định của pháp luật thì bên có quyền có

quyền xử lý (thu/nhận) tiền gửi tại ngân hang của bên bảo dam theo các thỏa thuận. Ở đây có thể là bên nhận bảo đảm tự thu (nếu bên bảo đảm đồng thời là ngân hàng nhận tiền gửi) hoặc yêu cầu ngân hàng nhận gửi tiền trích chun

tiền gửi đó cho mình như là đại diện cho người gửi tiền thực hiện quyền yêu

cầu đối với tiền gửi.

12.2. Đặc điểm của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền

<small>gửi tại ngân hàng</small>

1.2.2.1. Là BPBĐ đối vật trong đó bên nhận bảo đảm xác lập một vật

quyên bảo đảm trên tién gửi tại ngân hàng của bên bảo đảm

Vật quyền bảo đảm là một khái niệm của hệ thống pháp luật Civil law, được dùng dé chỉ quyền trực tiếp và ngay tức khắc của bên nhận bao đảm trên

một tài sản được chủ sở hữu của nó dùng dé đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ.

Vật quyền bảo đảm chỉ một biện pháp làm tăng quyền năng của trái chủ (người có quyền), mà khơng phụ thuộc vào người khác, cho phép trái chủ có quyền lợi đặc biệt đối với tài sản của người thụ trái (người có nghĩa vụ).

Quan hệ vật quyền bảo đảm được xác lập trên nguyên tắc giải quyết

mối quan hệ giữa hai yếu tố: chủ thể của quyền (con người) và đối tượng của quyền (tài sản). Theo đó, quan hệ vật quyền bảo đảm cho phép chủ thé có

quyền “áp dat” quyền của mình lên tài sản, mà khơng cần đến sự đồng ý hoặc

không đồng ý của chủ thé khác (thực chat là đã thiết lập sự đồng ý/trao quyền trước đó, tại thời điểm xác lập BPBD).

+ Quyên tác động trực tiếp lên tài sản: Quan hệ bảo đảm chi phát sinh khi có một quan hệ trái quyền được xác lập. Một bên có qun u cau bên

cịn lại thực hiện nghĩa vụ. Quyền xử lý TSBĐ được xác định là một vậtquyền nên thông qua giao dich bao đảm, một quyền đối vật được chuyền dịch.

Quyền tác động trực tiếp lên tài sản là quyền của bên nhận bảo đảm được thực hiện các hành vi tác động trực tiếp đến TSBĐ. Quyền của bên nhận bảo đảm gắn liền với tiền gửi ngân hàng của bên bảo đảm. Sau khi BPBĐ được xác

lập, bên nhận bảo đảm được xác lập về quyền, về khả năng thực hiện những

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

điều mà các bên thỏa thuận không trái quy định pháp luật. BPBĐ được xác lập cho phép bên nhận bảo đảm thực hiện quyền của mình đối với tiền gửi,

bất kể nó đang do chính mình quản lý (tiền gửi tại bên nhận bảo đảm) hoặc đang được gửi tại ngân hàng khác. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang năm

giữ tiền gửi, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của bên nhận bảo đảm, như: được quyền yêu cầu ngân hàng năm giữ tiền gửi phải

giao nó cho mình, bên bảo đảm (người gửi tiền) phải tơn trọng quyền tạm

khóa/phong tỏa tiền gửi cũng như các lệnh trích chuyên tiền gửi khi xử lý tiền

gửi của ngân hàng theo thỏa thuận ... Việc thực hiện quyền của bên nhận bảo

<small>đảm thông qua hành vi của chính mình, khơng phụ thuộc vào người khác. Bên</small>

nhận bảo đảm được thực hiện quyền của mình băng hành vi trực tiếp của mình nên ln mang tính chủ động, khơng phụ thuộc vào bắt kỳ ai. Ở đây cần

lưu ý, đối với trường hợp ngân hàng nhận bảo đảm không đồng thời là ngân

hàng nhận tiền gửi thì quyền năng áp đặt này mang tính pháp lý, khi ngân hàng nhận tiền gửi thực hiện các yêu cầu của ngân hàng nhận bảo đảm thực ra đang buộc phải thực hiện theo các lệnh/yêu cầu của chính người gửi tiền (khách hàng của mình) trong việc định đoạt tiền gửi của họ, chăng qua ngân hàng nhận bảo đảm là người thực hiện lệnh/yêu cầu định đoạt tiền gửi với tư

cách là đại diện cho người gửi tiền theo các thỏa thuận đã được xác lập từ trước mà thôi, đồng thời giữa ngân hàng nhận bảo đảm và ngân hàng nhận

tiền gửi cịn có thêm các cam kết về việc thực hiện này, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường.

+ Quyên theo đuổi: Quyền theo đuổi trong quan hệ bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự là quyền của bên nhận bảo đảm trong việc duy trì, lập lại

quyền chiếm hữu, kiêm soát TSBD dé bao dam cho việc hưởng quyền dân sự

của mình. Như vậy, giống như các vật quyền khác, vật quyền bảo đảm chophép người có quyền đối vật được phép thực hiện quyền của mình trên vật bat

ké vật dang năm trong tay ai. Tuy nhiên, đối với TSBD là tiền gửi, lý thuyết vật quyền không áp dụng triệt để được, sẽ dẫn đến cản trở hoạt động bình

thường của ngân hàng nhận tiền gửi, vì sau khi nhận tiền gửi, khoản tiền gửi

của từng người gửi tiền sẽ hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng, ngân hàng thực hiện hoạt động cấp tín dung (cho vay ...), đầu tư, cung cấp dịch vụ thanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

todn/chuyén tiền... thì bên được cấp tín dụng, nhận đầu tư, nhận chuyển khoản ... không thé chịu sự ràng buộc của một vật quyền bảo đảm trên số tiền

đó. Ngoài ra, ké cả khi pháp luật thừa nhận quyền theo đuổi thì bên nhận bảo dam bang tiền gửi cũng không thé xác định TSBD dang ở đâu dé thực hiện

quyền của mình. Theo khuyến nghị bởi UNCITRAL [58, tr.107], TSBĐ là tiền gửi thuộc trường hợp ngoại lệ của quyền theo đuổi, tức là tiền gửi thuộc

trường hợp bên nhận có được quyền sở hữu tron vẹn mà không bị ràng buộc

bởi quyền của bên nhận bảo đảm.

+ Quyền kiểm sốt lưu thơng tài sản: Quyền kiểm sốt lưu thơng tài sản trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là quyền của bên nhận bảo đảm được phép thực hiện các hành vi nhất định để ngăn chặn việc định đoạt

trái phép TSBD hoặc hành vi làm mắt, làm giảm sút giá trị của TSBĐ. Đối

với TSBD là tiền gửi, bên nhận bảo đảm thực hiện việc tạm khóa/phong tỏa số dư tiền gửi, theo đó số lượng tiền gửi bảo đảm được tạm khóa/phong tỏa sẽ

<small>khơng được phép rút ra khỏi tài khoản.</small>

1.2.2.2. Tài sản bảo đảm là tiễn gửi tại ngân hàng - một loại tài sản vơ

<small>hình đặc thù.</small>

a) Ban chất pháp lý của tiễn gửi tại ngân hàng là một trái quyén của

bên gửi tiễn đối với ngân hàng.

Hiện có quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của việc ngân hàng nhận gửi tiền. Để có cơ sở xác định, cần xem xét đây là giao dịch gửi giữ tài

sản hay giao dịch vay tài sản (2). Về mặt pháp lý, giữa hop đồng gửi giữ tdi

sản và hợp đồng vay tdi sản có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể, theo đó, việc gửi giữ tài sản chỉ là sự chuyển giao quyền chiếm hữu

tài sản từ bên gửi sang bên giữ, tài sản gửi giữ vẫn thuộc quyền sở hữu của

bên gửi, bên giữ khơng tự có quyền sử dụng, định đoạt tài sản nhận giữ và sự

chuyên giao trên nhằm đến nội dụng bên giữ có trách nhiệm nhận tài sản dé bảo quản và có nghĩa vụ trả lại chính tài sản ấy; cịn việc vay tài sản lại khơng đặt van đề trách nhiệm hoàn tra đúng tài sản đặc định đã nhận mà bên vay chỉ

phải trả tài sản cùng chủng loại, cùng sé luong, chat lượng, trả lãi theo thoả

<small>thuận, trong thời hạn vay bên vay là chủ sở hữu tải sản vay nên được khai</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thác công dụng của tài sản để sinh lợi, nghĩa là trong giao dịch vay tài sản bên

<small>cho vay trở thành chủ nợ của bên vay.</small>

<small>- Là giao dịch gửi giữ tai san [33]:</small>

+ Về việc hoàn trả đúng đồng tiền đặc định đã nhận: Đồng tiền cụ thể

là vật đặc định, song trong quan hệ gửi tiền (và sử dụng tiền nói chung) bên gửi rõ ràng chỉ quan tâm đến giá trị của đồng tiền, số lượng tiền sẽ thu về, giá

trị và tiện ích của dịch vụ được cung ứng. Như vậy, việc hồn trả tiền gửi

khơng nên xem xét cứng nhắc về tính đặc định theo dạng vật lý/tiền mặt (ví

dụ: đúng seri, đúng mệnh giá, tờ tiền ...) VÌ tai sản tiền vốn dĩ là vật ngang

giá, tiền gửi của mỗi khách hàng được hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng nên cần phản ánh bang giá trị (ví dụ: số tiền rút/con số thé hiện số tiền khi nhận lại tiền qua chuyên khoản).

+ Về việc định đoạt: Sau khi gửi tiền, người gửi vẫn luôn được quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán hoặc trả lại tiền tại bất kỳ thời điểm nào và luôn được đáp ứng. Khách hàng nhận được ngay tiền gửi của mình

theo u cầu thơng qua việc phát lệnh thanh toán hay rút tiền khỏi ngân hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận. Rõ ràng sự chủ động nhận lại được tiền của bên gửi tiền cho thấy như là tiền gửi của họ luôn tôn tại, hiện hữu và sẵn có

tại ngân hàng dé sẵn sàng cho việc sử dụng của người gửi tiền. Mặt khác, theo

cơ cau sử dụng tiền huy động, ngân hàng ln dự liệu nguồn hồn trả thay thé thơng qua việc đáp ứng các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc dé đảm bảo tinh

thanh khoản/sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu rút tiền gửi.

+ Về quyền sở hữu của người gửi tiền: Đối với tiền gửi tiết kiệm,

Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: Tiền gửi tiết kiệm /à khoản điển được người gửi tiền gửi tại TCTD ... (khoản 1 Điều 5); Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ

xác nhận quyển sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại TCTD ...

(khoản 1 Điều 7); đối với tiền gửi có kỳ hạn, Thơng tư 49/2018/TT- NHNN quy định: Tiền gửi có kỳ hạn /à khoản tién của khách hàng gửi tại TCTD ... (khoản 1 Điều 4); đối với tiền gửi thanh tốn, Thơng tư 23/2014/TT-NHNN

quy định quyền của chủ tài khoản có bao gồm: sử dụng số tién trên tài khoản thanh tốn của mình ... (điểm a khoản 1 Điều 5). Ở đây, rd ràng pháp luật

<small>Việt Nam đã coi bên gửi tiên là chủ sở hữu của tiên gửi, khi gửi tiên khách</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hàng không trao quyền sở hữu cho ngân hàng (đồng nghĩa, không xem hợp đồng gửi tiền là hợp đồng vay).

+ Điều 76 Luật thi hành án dân sự (thuộc Mục 3 - Cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền) quy định “/. Chấp hành viên ra quyết định khẩu trừ tiên

trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khẩu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế, 2. Ngay sau khi nhận được

quyết định về khẩu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ

quan, tô chức đang quản lý tài khoản phải khẩu trừ tiền dé chuyển vào tài

khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành

án theo quyết định khẩu trừ”. Như vậy, ở đây tài sản bị phong tỏa, trích chuyên

được xác định là tiền (đưới dang tiền) mà không phải là một quyền yêu cầu.

- Là giao dịch vay tài sản (ở đây là tiền):

+ Có quan điểm cho rằng bản chất pháp lý quan hệ tiền gửi là quan hệ vay tài sản giữa ngân hàng là bên đi vay và người gửi tiền là bên cho vay

[33]. Khi tiếp nhận tiền gửi, ngân hàng và khách hàng dường như đã thoả thuận ngân hàng được toàn quyền sử dụng tiền gửi để thực hiện hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình với điều kiện có hồn trả theo phương thức đã thoả thuận (trả gốc, lãi; cung ứng dịch vụ), số dư trên tài khoản tiền gửi là

khoản Nợ phải trả của ngân hàng đối với người gửi. Như vậy, đối với ngân

hàng, quyền sử dụng tiền gửi dé kinh doanh là một quyền năng của quyền sở

hữu được xác lập theo giao dịch nhận tiền gửi, hay nói cách khác, xuất phát từ

giao dịch nhận tiền gửi, ngân hàng và người gửi tiền đã thoả thuận để chuyển

giao, xác lập cho nhau quyền sở hữu (cho ngân hàng) và quyền chủ nợ (cho

người gửi tiền). Với lập luận trên, việc ngân hang nhận tiền gửi của khách hang đường như đã phản ánh rõ bản chất là hành vi vay tiền của ngân hàng

với cam kết bảo tồn và có sinh lợi cho người gửi tiền (ngày nay không chỉ là

hồn trả gốc, lãi mà cịn trao quyền thụ hưởng thêm các dịch vụ, tiện ích

mang tính cạnh tranh khác). Khi giao dịch gửi tiền được thiết lập, giao dịch vay tài sản đã hình thành, quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai bên đã phát sinh,

theo đó ngân hàng đã tiếp nhận sự chuyền giao quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu đối với số tiền nhận gửi từ bên gửi nên có quyền định đoạt nguồn tiền

<small>huy động đó nhắm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của mình và có nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

vụ bảo vệ quyên lợi của người gửi tiền bằng việc bảo toàn tiền gửi và hoàn trả

gốc, lãi theo thoả thuận, hoặc cung cấp các dịch vụ cam kết (nếu có); với

khách hàng, họ có quyền của một chủ nợ (địi nợ, u cầu thanh tốn ... theo

loại hình tiền gửi) do là chủ tài khoản gửi tiền, tức là chủ nợ của ngân hàng và có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền vốn đã gửi

<small>vào ngân hàng.</small>

+ Ngoài ra, ở một góc nhìn khác, tiền gửi được ghi nhận là nguồn vốn có

thể được ngân hàng sử dụng để kinh doanh cho vay. Theo Nghị định

93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với TCTD, vốn hoạt động của một ngân hàng có bao gồm tién gửi từ các tổ chức và

cá nhân (điểm a khoản 2 Điều 4); ngân hang có quyền sử dụng vốn hoạt động dé kinh doanh theo Luật Các TCTD, bao gồm cả các hoạt động cho vay. Hay, tiền

gửi được coi là một phan tài sản của ngân hàng khi phá sản. Theo Luật phá sản 2014, khoản tiền gửi được hoàn trả từ tài sản của TCTD (Điều 101).

+ Hướng dẫn lập pháp về giao dịch bảo đảm của UNCITRAL 2007 (tr.96) xác định tiền gửi là một quyền đòi nợ (the right to payment of funds credited to a bank). Các khoản tiền gửi vao tài khoản ngân hàng (tiền gui) là một dạng cụ thể của khoản phải thu phải trả cho chủ tài khoản. Ngân hàng là

bên nợ của khoản phải thu, giá trị của khoản phải thu này biến động theo số tiền được gửi vào tài khoản. Khoản phải thu thường được mô tả là quyền nhận

thanh toán các khoản tiền gửi. Tùy thuộc vào các giới hạn về việc rút tiền có thê được quy định trong thỏa thuận mở tài khoản, số tiền gửi phải được thanh

toán cho chủ tài khoản theo yêu cầu. Trong hau hết các thỏa thuận tài khoản,

chủ tài khoản khơng được chuyển nhượng quyền nhận thanh tốn hoặc xác lập quyền bảo đảm trên quyền thanh tốn đó. Về mục tiêu và hình thức,

những hạn chế này gần giống với những hạn chế trong hợp đồng đối với việc

chuyền nhượng các khoản phải thu.

Theo lý thuyết về nghĩa vụ, quyền đòi nợ là quyền đối nhân cho phép chủ nợ yêu cầu con nợ phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định bao gồm cả

nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền của chủ nợ. Hiểu theo nghĩa rộng, quyền

yêu cầu thanh toán, rút tiền mặt từ tiền gửi cũng thuộc quyền địi nợ, dưới góc

<small>độ của pháp luật tài sản là một động sản vô hình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Như vậy, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, sau khi gửi tiền vào ngân hàng, bên gửi tiền vẫn được xác định là chủ sở hữu của khoản tiền gửi,

nghĩa là quan hệ gửi giữ. Còn xét về bản chất pháp lý, trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các chủ thê trong giao dịch gửi tiền, học viên cho rằng đây là

giao dich vay tai sản, tiền của người gửi được hòa chung vao dòng tiền của ngân hàng (do ngân hàng sở hữu, quyết định việc sử dụng theo chức năng của

minh) và xác lập quyền chủ nợ (quyền yêu cầu thanh toán) của người gửi tiền

đối với ngân hang. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sự ổn định, an toàn của hoạt

động ngân hàng, đây cần được xác định và ứng xử như một quyền đòi nợ đặc

biệt, có những điều kiện, hạn chế nhất định so với quyền địi nợ thơng thường,

đặc biệt là hạn chế khả năng tự do chuyên giao quyền yêu cầu thanh toán khoản tiền gửi của người gửi tiền đối với ngân hàng cho bên thứ ba

b) Tiên gửi tại ngân hàng là tài sản vơ hình có tính thanh khoản cao.

Tính thanh khoản là yếu tố rất quan trọng đối với TSBD. Tính thanh khoản chỉ mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán của nó khơng giảm đáng kê.

+ Đối với TSBD hiện hữu (bất động sản, động sản khác), rủi ro biến

động giá trong thời gian nhận bảo đảm là rất lớn. Giá thị trường của các tài sản này thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cung cầu, thị hiểu, tinh trạng bảo quản tài sản sau quá trình sử dụng/hình thành ...). Tùy

thuộc khẩu vị quản lý rủi ro cũng như vị thế so sánh của mình mà bên nhận bảo đảm xác định tỷ lệ phần trăm (%) nhất định giữa nghĩa vụ được bảo đảm

và giá trị TSBĐ. Tuy nhiên, do hạn chế của khâu định giá, xác định theo giá

thị trường ban đầu cũng như biến động của thị trường theo thời gian, trong

nhiều trường hợp khi xử lý TSBĐ là bất động sản, động sản khác vẫn không bù đắp đủ cho nghĩa vụ được bảo đảm. Đề hạn chế bớt rủi ro, bên nhận bảo

đảm thường thực hiện định giá lại theo định kỳ hoặc khi có sự kiện nhất định,

việc này dẫn đến tốn kém chi phí trong việc quản lý, theo doi TSBĐ. Khi xử

lý TSBD, bên bảo đảm cũng phải tuân thủ các thủ tục nhất định (thẩm

<small>định/thỏa thuận giá/giá khởi điêm ...), tìm kiêm người có nhu câu mua, tô</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

chức bán đấu giá; giá trị tài sản bị giảm do tình trạng “mua vải bán áo” cũng như tính khả thi (phải tìm được người có nhu cầu mua phù hợp, có đủ năng

lực triển khai tiếp dự án, có nhà máy/cơng xưởng sử dụng dây chuyền, máy móc tương tự ...) đều là trở ngại về khả năng xử lý cũng như tốn kém chỉ phí

<small>cho q trình xử lý.</small>

<small>+ Đối với TSBD là các quyền tài sản nói chung, việc chuyển nhượng</small>

hoặc tiếp tục theo đuổi quyền cho đến khi thu được thực tế giá trị xử lý tài sản

là rất gian nan (ví dụ: chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tiếp tục tổ

chức khai thác quyền khai thác một dự án du lịch ...).

+ Đối với TSBD là tiền gửi ngân hàng, bản thân nó đã được định giá trị băng một số tiền nhất định (thước đo giá trị chung nhất) nên khắc phục được các hạn chế nêu trên, theo đó khơng cần khâu định giá/định giá lại; đặc biệt,

khi xử lý tiền gửi ngân hàng để thực hiện thay cho nghĩa vụ không cần xác

định giá khởi điểm, thủ tục đấu giá, tìm kiếm người có nhu cầu mua ... ma chỉ là thực hiện các lệnh rút/trích chuyên tiền trong tài khoản. Trình tự thủ tục

<small>xử lý hồn tồn theo thỏa thuận giữa các bên, thơng thường là nhanh chóng,</small>

tiết kiệm thời gian và chỉ phí.

c) Ngân hang nơi gửi tiền nắm quyền kiểm soát, chỉ phối đối với tài

khoản tién gửi

Quan hệ gửi tiền thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đăng và tự do thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng. Tiền gửi của khách hàng được hòa chung vao dòng tiền của ngân hàng, ngân hàng được sử dụng dé thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thanh

khoản (sẵn sàng trả), ngân hàng phải tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn nhất định,

nghĩa là ngân hàng phải giữ lại một lượng nhất định mà khơng được phép

đem dùng tồn bộ tiền huy động vảo thực hiện hoạt động kinh doanh.

Về mặt quản lý, khi tiền gửi của khách hàng được đưa vào hệ thống ngân hang thì thuộc quyền quản lý của ngân hàng, nghĩa là mọi tác động lên tiền gửi này (phong tỏa, tạm khóa, rút, trích chuyên ...) do ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, ngân hàng khơng hồn tồn có quyền kiểm

soát được mà phụ thuộc vào yêu cầu/lệnh hợp pháp của nhiều chủ thể khác

<small>nhau. Đôi với người gửi tiên, đó là các yêu câu/lệnh thực hiện với tư cách là</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chủ tài khoản, kế cả việc rút tiền trước thời hạn thỏa thuận (tất nhiên người gửi tiền sẽ chịu chế tài nhất định vì sự phá vỡ kỳ hạn gửi, như: hưởng lãi suất

thấp hơn, phạt vi phạm ...). Do vậy, khi nhận bảo đảm bằng tiền gửi, bên nhận bảo đảm phải xác lập các thỏa thuận đề đảm bảo tiền gửi không bị rút

theo ý chí của người gửi cũng như xác lập các cam kết, xác nhận của ngân hàng giữ tiền gửi về việc đảm bảo quyền lợi của bên nhận bảo đảm. Đối với

các chủ thé là co quan có thẩm quyền (dùng quyền lực nhà nước) được pháp

luật quy định có quyền yêu cầu/lệnh cho ngân hàng thực hiện việc phong tỏa,

trích chuyển tiền gửi để cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền,

như: thi hành án, thi hành nghĩa vụ thuế, xử phạt vi phạm hành chính ...

Trường hợp ngân hàng khơng thực hiện thì chính ngân hàng trở thành đối tượng bị cưỡng chế. Hiện chưa có cơ chế rõ ràng bảo vệ quyền lợi của bên

<small>nhận bảo đảm khi các cơ quan này chưa được xác định là bên thứ ba trong các</small>

nguyên tắc đối kháng của BPBĐ.

1.3. Xác lập biện pháp bảo đảm bang tiền gửi tại ngân hang 1.3.1. Chủ thể của giao dịch bảo đảm

Về cơ bản, các bên tham gia giao dịch bảo đảm bao gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Với đặc thù của TSBĐ là tiền gửi, các BPBĐ có thê áp

dụng là đặt cọc, cầm có, thế chấp, ký quỹ. Bên bảo đảm có thé là chính bên có

nghĩa vụ hoặc bên thứ ba, bao gồm tất cả các cá nhân, tơ chức có tiền gửi (riêng tiền gửi tiết kiệm, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định chỉ có chủ

thê là cá nhân). Đối với bên nhận bảo đảm, về mặt lý thuyết, có thể là mọi tổ

chức, cá nhân tham gia quan hệ nghĩa vụ có áp dụng BPBĐ băng tiền gửi.

Tuy nhiên, bên nhận bảo đảm băng tiền gửi phổ biến nhất vẫn là các ngân hàng để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh từ nghiệp vụ cấp tín dụng. Cịn đối với bên nhận bảo đảm băng tiền gửi là các cá nhân, tổ chức khác, chủ yếu

<small>là bảo đảm cho các nghĩa vụ theo biện pháp ký quỹ.</small>

Ngoài ra, thực tiễn cho thấy, TSBD là tiền gửi có thé cịn là đối tượng

của các giao dịch dân sự khác, đối tượng tranh chấp hoặc thi hành án, do đó

ngồi bên bảo đảm thì cịn có nhiều chủ thể khác cùng có lợi ích, thậm chí xung đột về lợi ích với bên nhận bảo đảm. Ở đây, có chủ thể khá đặc biệt, đó

<small>là ngân hàng với vai trò là bên thứ ba trong giao dịch bảo đảm, giữ vai trò</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

trung gian nhận tiền ký quỹ hoặc ngân hàng nơi nhận tiền gửi khi tiền gửi

<small>được bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh tại một ngân hàng khác. Khi đó,ngân hàng nay mặc dù khơng tham gia với tư cách là một bên trong giao dịch</small>

bảo đảm gốc, nhưng lại đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện, như: là

người quản lý tiền gửi được bảo đảm, thực hiện việc phát hành các xác nhận,

cam kết về TSBĐ cũng như thực hiện các biện pháp phong tỏa/tạm khóa, trích

chun... TSBD theo u cầu/lệnh của các bên liên quan trong thực hiện

<small>giao dịch bảo đảm.</small>

<small>1.3.2. Nghĩa vụ được bảo đảm</small>

Về lý thuyết, TSBĐ là tiền gửi không bị giới hạn về nghĩa vụ được bảo đảm hợp pháp. Tuy nhiên, trong thực tế, tiền gửi chủ yếu được bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh từ nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng. Thơng

thường, lãi suất ngân hàng trả cho một đồng tiền huy động sẽ thấp hơn lãi suất ngân hàng thu từ một đồng cấp tín dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là lý do nào khiến

cho một chủ thể có tiền để gửi ngân hàng (với lãi suất thu được thấp hơn) lại dùng tiền gửi này làm TSBD dé được cấp tín dụng (với lãi suất phải trả cao

hơn)?Câu trả lời là do hiệu quả sử dụng đồng tiền linh hoạt, theo đó, tiền gửi thường được dùng dé bảo đảm cho các nghĩa vụ tín dụng ngắn hạn, có nguồn bù đắp (trả nợ) trong tương lai gần, khi đó việc sử dụng tín dụng ngắn hạn này có lợi hơn việc rút tiền gửi dé sử dụng hoặc nhằm mục đích sử dụng linh hoạt

dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp, cụ thể như sau:

+ Nhằm mục dich cân đối lợi ích: Dé ôn định nguồn tiền theo kế hoạch

sử dụng, về nguyên tắc tiền gửi có kỳ hạn dài hơn sẽ mang đến cho ngân hàng kế hoạch sử dụng ôn định hơn, do vậy ngân hàng sẵn sàng trả lãi cao hơn.

Nếu bên gửi phá vỡ kỳ hạn (nghĩa là yêu cầu rút tiền gửi trước thời hạn thỏa

thuận), ngân hàng vẫn đáp ứng hoàn trả nhưng lãi suất sẽ bị điều chỉnh giảm

xuống so với thỏa thuận ban đầu, theo đó có thể là mức lãi suất thấp hơn hoặc

thậm chí băng mức lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn, áp dụng đối với tồn bộ

hoặc một phần khoản tiền gửi. Do vậy, người gửi tiền sẽ cân đối lợi ích thực tế giữa các phương án sử dụng tiền để quyết định. Với trường hợp nhu cầu sử

dụng tiền trong ngắn hạn (có nguồn khác bù đắp trong tương lai gần), việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dùng tiền gửi bảo đảm để được ngân hàng cấp tín dụng sẽ hiệu quả hơn so với phương án rút tiền gửi phá vỡ kỳ hạn.

+ Nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Đối với khoản tiền

gửi không kỳ hạn, khách hàng không cam kết thời hạn gửi tiền, có thê yêu cầu ngân hàng hoàn trả (rút) bất kỳ lúc nào nên lãi suất cho loại tiền gửi này rất thấp. Mục đích của tiền gửi này chủ yếu là nhằm sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng cung cấp, như: nhan/chuyén tiền liên tục theo nhu cầu của

<small>người gui, bảo dam chi trả cho các nghĩa vụ chi tiêu thẻ tín dụng ...</small>

+ Nhằm mục đích sử dụng dịch vụ trung gian uy tín của ngân hàng: Các khoản tiền gửi ký quỹ, người gửi có thể khơng hoặc có được hưởng lãi theo thỏa thuận, chủ yếu nhằm mục đích sử dụng dịch vụ trung gian uy tín

của ngân hàng cho các giao dịch bảo đảm giao kết/thực hiện hợp đồng hoặc

các nghĩa vụ khác (bao gồm cả nghĩa vụ công), như: Ký quỹ bảo đảm các

<small>giao dịch mua bán, ký quỹ bảo đảm phát hành bảo lãnh/thư tín dụng/bao</small>

thanh tốn; ký quỹ bảo đảm nghĩa vụ trong xuất khẩu lao động; ký quỹ bảo đảm đầu tư; ký quỹ bảo đảm kinh doanh dịch vụ lữ hành.

+ Nhằm mục đích bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ đan xen, ràng buộc/chế ước lẫn nhau trong xác lập các giao dịch: Ví dụ: A có nhu cầu mua quyền sử

dụng đất X của B; A có nhu cầu vay tiền của ngân hàng C để mua X và bảo đảm bằng chính X; C chỉ có thể cho A vay sau khi đã hoàn thành nhận thế

chấp X; A chỉ có thể thế chấp X cho ngân hàng C sau khi đã đứng tên quyền sử dụng đất X và hợp đồng thế chấp được công chứng, đăng ký BPBĐ (nghĩa

là có độ trễ nhất đinh về mặt thời gian mà không thé thực hiện đồng thời). Khi đó, A, B và ngân hàng C ký thỏa thuận ba bên như sau: C cho A vay số tiền

Y, giải ngân vào tài khoản của B nhưng tạm khóa ngay lập tức với điều kiện:

(i) cham dứt tạm khóa sau khi B hồn thành việc thé chấp X cho C; (ii) trường

hợp sau thời gian E mà khơng hồn thành việc thế chấp này thì C được tự động thu hồi số tiền Y từ tài khoản của B dé thu hồi nợ vay của A; trong thời

<small>gian E giữa A và B phải hoàn thành việc mua bán X va A phải hoàn thành</small>

việc thế chấp X có C. Như vậy, trong giao dịch này, xét về logic, có sự “nửa

<small>vời” trong giao dịch bảo đảm băng tiền gửi của B, vẫn có chứa đựng rủi ro</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhất định mà các bên phải chấp nhận, nhưng tiền gửi của A (C đã chuyển vào tài khoản của A) đã đóng vai trò “cầu nối” cho việc thực hiện giao dich.

1.3.3. Hợp đồng bảo đảm bang tai sản là tiền gửi

Hợp đồng bảo đảm là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo

<small>đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa</small>

vụ được bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm có thé được thé hiện bằng hợp đồng

riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao

<small>dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.</small>

Đối với TSBD là tiền gửi, ngoài biện pháp ký quỹ, pháp luật khơng có

quy định cụ thể về biện pháp cầm có, thế chấp nên thực tế các bên tự thỏa

thuận, xác lập BPBĐ. Phổ biến hiện nay, trường hợp tiền gửi tại chính bên bảo đảm thì xác lập biện pháp cầm có, trường hợp tiền gửi tại ngân hàng khác

thì xác lập biện pháp thé chap. Do nhận thức rằng tiền gửi do minh năm giữ,

đối với tiền gửi tại chính bên nhận bảo đảm, BPBĐ có thể được thỏa thuận

chung trong hợp đồng có nghĩa vụ hoặc xác lập hợp đồng riêng, thông thường nội dung ngắn gọn, đơn giản về việc bên nhận bảo đảm có quyền trích tồn bộ

số dư tải khoản tiền gửi dé thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm. Ngược lại,

trường hợp ngân hàng khác nhận tiền gửi, việc xác lập BPBĐ thường phải lập

hợp đồng riêng, với sự rà soát kỹ lưỡng và thỏa thuận kín kẽ. Đồng thời, thơng qua bên bảo đảm dé yêu cầu ngân hàng nhận tiền gửi xác nhận, cam kết

bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu và ngân hàng nhận tiền gửi có trách nhiệm thực hiện trích chuyên số dư tiền gửi dé thanh toán cho nghĩa vụ được

bảo đảm theo chỉ thị của bên nhận bảo đảm mà không cần có thêm sự đồng ý nào khác của bên gửi tiền. Nhăm mục dich đảm bảo tính chủ động, linh hoạt

trong việc xử lý cũng như kiểm soát TSBĐ, hợp đồng bảo đảm, xác nhận/cam kết cũng cần tính đến thỏa thuận những nội dung như trường hợp bên nhận

bảo đảm xử lý tiền gửi chưa đến hạn; không cho phép bên bảo đảm thực hiện

việc rút tiền gửi, giao dịch định đoạt nào khác đối với tiền gửi; không thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ hay tích hợp tài khoản làm giảm tiền gửi; việc tham

gia của bên nhận bảo đảm khi sửa đôi, bổ sung các điều kiện và điều khoản

liên quan đến giao dịch gửi tiền...

<small>Ngoài ra, thực tiễn cũng phát sinh những thỏa thuận bảo đảm mang tính</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

“nửa chừng” làm BPBĐ “quét/bé sung” cho nghĩa vụ, chủ yếu đối với TSBĐ là tiền gửi không kỳ hạn của bên bảo đảm. Theo đó, ngân hàng thường đưa

điều kiện tại hợp đồng cấp tín dụng ràng buộc khi sự kiện vi phạm xảy ra, ngân hàng được quyên tự động trích chuyền tiền từ bất kỳ tài khoản tiền gửi

<small>nào của bên bảo đảm gửi tại ngân hàng nhận bảo đảm cũng như tại các ngân</small>

hàng khác. Tuy nhiên, do đây là BPBĐ “bố sung” (nghĩa là tăng thêm tinh phịng ngừa mà khơng phải điều kiện tiên quyết của việc cấp tín dụng) nên ngân hàng không hạn chế việc định đoạt sử dụng tiền gửi này, khơng áp dụng

các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ đối với TSBĐ, khơng u cầu tạm khóa tài khoản, không hạn chế người gửi tiền được tiếp tục sử dụng tiền gửi bình

thường, kế cả tình trạng hết số dư tiền gửi (khơng cịn TSBĐ) cũng như khơng có bất kỳ thơng báo, u cầu cam kết/xác nhận nào của ngân hàng nhận

gửi tiền. Thực tế đối với trường hợp này, ngân hàng nhận bao dam chỉ có thé

thực hiện quyền này đối với tiền gửi tại chính ngân hàng mình do có sự kiêm

sốt/chi phối trực tiếp tiền gửi, cịn đối với trường hợp tiền gửi tại ngân hàng khác là khó thực hiện do ngân hàng nhận tiền gửi cho rằng đây chỉ là thỏa thuận giữa hai bên trong giao dịch bảo đảm, ngân hàng nhận tiền gửi không tham gia cam kết (nghĩa là “không công nhận” thỏa thuận giữa bên nhận bảo

đảm và bên gửi tiền đương nhiên là cơ sở yêu cầu sử dụng tiền gửi hợp lệ - ở

góc độ này, minh chứng thêm cho tính đặc thù của tiền gửi không phải là

quyền yêu cầu (thanh tốn) thơng thường theo pháp luật dân sự, bởi lẽ nếu là quyền yêu cầu thì khi bên nhận bảo đảm nhận chuyên giao quyền yêu cầu thì

chỉ cần thông báo cho ngân hàng nhận gửi tiền (bên có nghĩa vụ) về các u cầu mà khơng cần có thêm việc xác nhận/đồng ý nào.

1.3.4. Mơ tả tài sản bảo đảm là tiền gửi

Khi giao kết hợp đồng bảo đảm, việc mơ tả TSBD chính là một trong

<small>các cách thức xác định TSBD, giúp nhận diện đúng TSBD. Theo quy định của</small>

pháp luật Việt Nam thì TSBĐ có thé được “nơ tad chung” nhưng phải xác

định được. Điều này tạo thuận lợi cho việc mô tả TSBĐ là tiền gửi, bởi lẽ tiền

gửi là một dạng tài sản vơ hình nên việc mơ tả cụ thể thường khó thực hiện.

Van đề đặt ra là đối tượng bao đảm là tiền gửi hay quyền tài sản phát

<small>sinh từ tiên gửi (2). Dưới góc độ là một sơ tiên người gửi tiên gửi vào ngân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hàng, ngân hàng sẵn sàng hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, khi đó tiền gửi là tài sản mà người gửi tiền có được và đối tượng bảo đảm chính là số tiền

gửi. Dưới góc độcho rằng khi gửi tiền, người gửi tiền đã chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi cho ngân hàng, người gửi tiền chỉ có quyền u cầu ngân hàng

hồn trả ... thì đối tượng bao đảm là quyên tài sản. Tuy nhiên, trong thực tiễn mô tả TSBD là tiền gửi, các bên thường xác định TSBD là một số lượng tiền

nhất định của bên bảo đảm đang gửi tại tài khoản ngân hàng hàng mà ít khi

xác định đó là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng gửi tiền.

1.3.5. Xác lập BPBĐ bằng tiền gửi ngân hàng trong trường hợp có thỏa thuận hạn chế xác lập BPBĐ

Theo Hướng dẫn của UNCITRAL 2007 (tr.96, 101), khoản tiền gửi được xác định là một quyền đòi nợ (đã nêu tại phần trên). Dé khuyến khích việc sử dụng tiền gửi ngân hàng làm TSBĐ trong các giao dịch cấp tín dụng, cách tiếp cận của Hướng dẫn là một quyền bảo đảm được tạo lập trên tiền gửi

sẽ vẫn có hiệu lực ké cả khi có bat kỳ thỏa thuận nào nhăm hạn chế quyền của

chủ tài khoản trong việc tạo lập quyền bảo đảm này (Khuyến nghị 26). Mặc dù quyền bảo đảm có hiệu lực giữa chủ tài khoản và chủ nợ được bảo đảm,

tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là chủ nợ có bảo đảm sẽ tự động có đượcquyên yêu cầu đối với ngân hàng. Do tinh chất đặc biệt của các giao dịch

ngân hàng, quy tắc chung là cho phép các ngân hàng từ chối thanh toán tiền theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ khi ngân hàng đã đồng ý rõ ràng với

thỏa thuận bảo đảm được xác lập.. Ngoài ra, Điều 15 Luật mẫu của

UNCITRAL về giao dịch bảo đảm 2016 cũng quy định: Quyền bảo đảm trên tiền gửi có hiệu lực kê cả khi có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và ngân hang

nhận tiền gửi về việc hạn chế quyền của chủ tài khoản trong việc tạo lập quyền bảo đảm.

1.4. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tiền gửi tại ngân hàng

1.4.1. Trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thông pháp luật Common Law

Lợi ích bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba sau khi

<small>được hoàn thiện (perfect). Việc hoàn thiện lợi ích bảo dam (perfection of</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

security interest) được hiéu 1a viéc cong bó cơng khai sự tồn tại của lợi ích bảo đảm cho người thứ ba được biết. Sau khi hoàn thiện, người thứ ba tham

gia giao dịch bảo đảm được coi là biết và có nghĩa vụ phải biết về sự ton tại của lợi ích bảo đảm. Việc hồn thiện lợi ích bảo đảm là căn cứ để xác định

thứ tự ưu tiên của lợi ích bảo đảm so với các quyên, lợi ích khác liên quan tới TSBĐ. Trong trường hợp có hai hay nhiều lợi ích bảo đảm liên quan đến

<small>TSBĐ, thì lợi ích bảo dam nào được hoàn thiện trước sẽ được ưu tiên thực</small>

<small>hiện [38].</small>

Theo các quy định tại Quyền 9 UCC và các quy định tương tự tại Luật về bảo đảm của Canada và New Zealand, lợi ich bảo đảm được hoan thiện sau

khi đã gắn liền với TSBĐ và chủ nợ có bảo đảm thực hiện hoàn thiện theo một trong các phương thức sau: chiếm hữu TSBĐ, kiểm soát TSBĐ hoặc

<small>đăng ký lợi ích bảo đảm. Các bên tham gia giao dịch thường tùy vào loại</small>

TSBD dé lựa chọn phương thức hồn thiện thích hợp.

+ Hồn thiện bằng cách chiếm hữu TSBĐ: Chủ nợ sẽ chiếm hữu TSBD

trong các trường hợp: cầm cô động sản; khi con nợ giao tai sản cho bên thứ ba

để bảo quản thay cho chủ nợ; khi chủ nợ hoặc đại điện của chủ nợ chiếm hữu

giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với vật đó. Đối với TSBD là tiền gửi ngân

hàng cũng có thê áp dụng hồn thiện băng cách chiếm hữu này.

+ Hồn thiện bằng cách kiểm sốt TSBD: TSBD là tiền gửi được coi là

tài sản vơ hình, chỉ tồn tại trong hồ sơ của ngân hàng. Trong trường hợp này, lợi ích bảo dam được hồn thiện bang cách chuyền giao một quyền dành riêng

cho con nợ, cho phép con nợ trao những hướng dẫn chuyên giao cho bên thứba dang quản lý tài sản đó. Theo các quy định tại Quyền 9 UCC, hoàn thiệnbăng phương thức kiểm soát chỉ được áp dụng khi bên nhận bảo đảm là chính

ngân hàng nhận gửi tiền hoặc giữa bên nhận bảo đảm, ngân hàng và bên bảo

đảm có thỏa thuận về việc ngân hàng thay mặt bên nhận bảo đảm kiểm sốt

TSBĐ đó. Cụ thể, bên nhận bảo đảm có quyền kiểm sốt tài khoản tiền gửi nếu: (1) bên nhận bảo đảm là ngân hàng nhận tiền gửi; (2) Chủ tài khoản, bên

nhận bảo đảm và ngân hàng đã thỏa thuận rằng ngân hàng sẽ tuân thủ các chỉthị do bên nhận bảo đảm đưa ra định đoạt tiền trong tài khoản tiền gửi mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

không cần sự đồng ý thêm của chủ tài khoản; hoặc (3) Bên nhận bảo đảm trở thành khách hàng của ngân hàng đối với tài khoản tiền gửi (§ 9-104).

+ Hồn thiện bằng cách đăng ký lợi ích bảo đảm: Biện pháp đăng ký được áp dụng đối với lợi ích bảo đảm trên tất cả các loại tài sản và là biện

pháp được khuyến khích nhằm xác lập thứ tự ưu tiên, ngoại trừ những lợi ích bảo đảm được hồn thiện theo cách thủ đắc quyền sở hữu và những lợi ích

bảo đảm tự động hồn thiện hoặc khơng cần phải hoàn thiện. Thực chất,

phương pháp này là một loại đăng ký thông báo nhằm xác định thứ tự ưu tiên

<small>của các chủ nợ.</small>

1.4.2. Trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của các quốc gia theo hệ

thống pháp luật Civil Lam

Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law khơng có khái niệm “hồn thiện” tương tự như pháp luật của các quốc gia theo hệ thống Common Law, cũng không quy định

trực tiếp về hiệu lực đối kháng với người thứ ba của giao dịch bảo đảm, mà

quy định gián tiếp thông qua quyền ưu tiên và hiệu lực đối kháng với người thứ ba của quyền ưu tiên này. Cũng khác với pháp luật của các quốc gia theo

hệ thong Common Law, pháp luật vé bao dam thuc hién nghia vu cua cac quốc gia theo hệ thống Civil Law chỉ quy định một phương thức duy nhất dé giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba, hay nói cách khác,

để quyền ưu tiên phát sinh từ giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng với

<small>người thứ ba là thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký có</small>

thâm quyền. Phương thức này được áp dụng thống nhất đối với cả động sản

và bat động sản. Điều 2073 Bộ luật Dân sự Pháp quy định “Với việc cẩm cố động sản, người có quyền được thanh tốn nghĩa vụ bằng tài sản là đối tượng cam cố, do có quyễn ưu tiên so với những người có quyên khác ”. Điều 2074

Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Quyển wu tiên này chỉ có hiệu lực đối với

<small>người thứ ba khi đã có văn bản cơng chứng hoặc tu chứng thu được đăng ký</small>

hợp lệ, trong đó ghi rõ s6 tiễn nợ cũng như chung loại và tính chất của tài sảncam cố hoặc bản kê chất lượng, số lượng và kích thước tài sản cam có đínhkèm văn bản”. Đơi với thế chấp cũng có quy định tuơng tự. Điều 2134 Bộ

luật Dân sự Pháp quy định: “Gita những người có quyên, việc thé chấp, dù là

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thế chấp theo luật định, theo bản án hay theo thỏa thuận chỉ được xếp thứ tu căn cứ vào ngày tháng người có quyên tiễn hành đăng ký tại cơ quan đăng ký

giao dịch bảo đảm theo thể thức do pháp luật quy định. Nếu nhiễu đăng ký thé chap được thực hiện cùng một ngày đối với một bắt động sản, thì căn cứ

vào ngày tháng của chứng thư đăng ký, đăng ký thế chấp nào sớm hơn sẽ được xếp ở hàng trước dù thứ tự trong số đăng ký quy định tại Diéu 2200 như

thé nao” [38].

1.4.3. Hướng dẫn cia UNCITRAL

a) Hiệu lực của BPBĐ thực hiện nghĩa vụ bằng tiền gửi tại ngân hàng đối với bên thứ ba nói chung.Theo Hướng dẫn lập pháp của UNCITRAL về giao dịch bảo đảm, các quốc gia thực hiện các cách tiếp cận khác nhau về

hiệu lực của bên thứ ba đối với quyền bảo đảm trên tiền gửi. Trong số các quốc gia chưa thành lập cơ quan đăng ký bảo đảm chung, hầu hết chỉ áp dụng

các quy tắc chung để đạt được hiệu lực của bên thứ ba về quyền bảo đảm trong các khoản phải thu, có thể là đăng ký tại một cơ quan đăng ký riêng về chuyển nhượng hoặc tạo ra các quyền bảo đảm trên các khoản phải thu

hoặcchủ nợ có bảo đảm phải thông báo bằng văn bản về quyền bảo đảm. Trong các quốc gia đã thành lập cơ quan đăng ký bảo đảmchung, một số quốc

gia phân loại tiền gửi theo cách tương tự như bắt kỳ khoản phải thu nào khác.

Đăng ký thường là phương pháp duy nhất dé đạt được hiệu lực của bên thứ ba đối với các khoản phải thu ở các quốc gia này.

Các quốc gia khác có cơ quan đăng ký bảo đảm chungđã quy định riêng về hiệu lực của bên thứ ba dựa trên việc chủ nợ được bảo đảm có được quyền

“kiểm sốt" (control) đối với tiền gửi. Nếu chủ nợ có bảo đảm là ngân hàng nhận gửi tiền, quyền kiểm soát và hiệu lực của bên thứ ba là tự động. Còn đối

với các chủ nợ có bảo đảm khác, có thể có được quyền kiểm soát theo một trong hai cách: (i) Thay thé chủ tài khoản với tư cách là khách hàng của ngân hàng hoặc (ii) đạt được “thỏa thuận kiểm sốt” (control agreement) giữa chủ

<small>tài khoản, chủ nợ có bảo đảm và ngân hàng.</small>

Theo cả hai cách tiếp cận trên (đăng ký hoặc kiểm soát), việc rút tiền từ

tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện khi khơng có quyền bảo đảm trên tiền gửi đó. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận có những hệ quả ưu tiên khá khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Theo cách tiếp cận thứ nhất, mức độ ưu tiên thường dựa trên thứ tự đăng ký quyền bảo đảm. Khi đó, ké cả trường hợp ngân hàng nhận gửi tiền cũng là

một chủ nợ có bảo đảm thì vẫn khơng được hưởng bắt kỳ trạng thái ưu tiên đặc biệt nào với tư cách là một chủ nợ có bảo đảm. Theo cách tiếp cận thứ

hai, ngân hàng nhận gửi tiền có quyền kiểm sốt tự động, có quyền ưu tiên hơn so với các chủ nợ có bảo đảm khác (trừ khi chủ nợ đó đạt được quyền

kiểm sốt bằng cách thay thé chủ tài khoản dé trở thành khách hang của ngân

hàng). Cách tiếp cận thứ nhất có ưu điểm là rõ ràng và đơn giản, trong khi

cách tiếp cận thứ hai đòi hỏi phải xây dựng một tập hợp khá phức tạp, tạo lập đặc thù về hiệu lực của bên thứ ba và các quy tắc ưu tiên. Cách tiếp cận đầu

<small>tiên đảm bảo tính minh bạch thông qua đăng ký công khai, trong khi theo</small>

cách tiếp cận thứ hai ngân hàng nhận gửi tiền khơng có nghĩa vụ tiết lộ liệu

ngân hàng đã có được quyền bảo đảm có lợi cho mình hay đã tham gia một thỏa thuận kiểm soát với một chủ nợ có bảo đảm khác. Cách tiếp cận thứ nhất

không tạo đặc quyền cho ngân hàng nhận gửi tiền khi ngân hàng này thực hiện các quyền của mình với tư cách là chủ nợ có bảo đảm, trong khi theo cách tiếp cận thứ hai, ngân hàng nhận gửi tiền thường được ưu tiên hơn các chủ nợ có bảo đảm khác. Ngồi ra, chủ tài khoản có quyền tự do tạo ra một

quyền bảo đảm có lợi cho một chủ nợ khác theo cách tiếp cận thứ nhất, trong

khi ngân hàng nhận gửi tiền theo cách tiếp cận thứ hai khơng có nghĩa vụ phải ký kết một thỏa thuận kiểm soát ngay cả theo chỉ thị của chủ tài khoản. Cuối cùng, đăng ký cơng khai theo cách tiếp cận thứ nhất có thé hiệu quả hơn về

chi phí và thời gian so với các cuộc đàm phán ba bên dé ký kết một thỏa thuận kiểm soát theo cách tiếp cận thứ hai.

Tuy nhiên, cách tiếp cận thứ hai, về một số khía cạnh, thu hút nhiều

mối quan tâm thực tế hơn về ngân hàng.

+ Nếu theo nguyên tắc đăng ký, quyền bảo đảm cho các khoản vay

<small>trong tương lai của ngân hàng bị ảnh hưởng khi ngân hàng nhận được thông</small>

báo về việc tạo lập quyền bảo đảm cho bên thứ ba. Ngân hàng cần đảm bảo

rằng không nhận được thông báo về quyền bảo đảm của bên thứ ba trước khi thực hiện giao dịch cho vay, trong khi các giao dịch cho vay này thường cần

<small>san sàng và thực hiện nhanh. Do đó, sự khơng chắc chăn về thời gian chính</small>

</div>

×