Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Tìm hiểu hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đặt cọc và bảo lãnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.87 KB, 16 trang )

Bài thuyết trình nhóm 3
Chủ đề: Tìm hiểu hai biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự: Đặt cọc và bảo lãnh


Danh sách thành viên
• Trần Đức Vũ Hùng
• Nguyễn Thị Thanh Hương
• Dương Trung Hiếu
• Lê Thị Hiếu
• Châu Đào Hải Khánh
• Lê Thị Lan
• Nguyễn Văn Lành
• Nguyễn Hữu Lãm
• Lê Thị Hồng


I. Đặt cọc
• Khái niệm
• Quyền và nghĩa vụ các bên trong một quá trình
đặt cọc
• Các trường hợp đặt cọc vô hiệu
• Xử lý tài sản đặt cọc


1. Khái niệm
Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền
hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc)
trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân
sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.




Đối tượng của đặt cọc: ’’khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý
hoặc vật có giá trị’’



Các bên trong một giao dịch đặt cọc: Bên đặt cọc và bên nhận
đặt cọc



Bản chất của hợp đồng đặt cọc: Hợp đồng đặt cọc là một giao
dịch dân sự → Để đặt cọc có hiệu lực thì phải tuân theo các điều
kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực theo điều 122 Bộ luật dân
sự 2015


2. Quyền và nghĩa vụ các bên
- Đối với bên đặt cọc
+ Nghĩa vụ : ● Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi
phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
● Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản
đặt cọc cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp
luật hoặc có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
+ Quyền : ● Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc
sử dụng tài sản đặt cọc nếu do sử dụng mà tài sản có
nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.



2. Quyền và nghĩa vụ các bên
Đối với bên nhận đặt cọc:
+ Nghĩa vụ: Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Không được xác lập giao dịch đối
với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc,
bên đồng ý.
+ Quyền: Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài
sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết,
thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.


3. Các trường hợp đặt cọc vô hiệu
• - Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự

• - Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
• - Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
• - Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
• - Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy
định.


4. Xử lý tài sản đặt cọc
• Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết,
thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt
cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền
• Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp

đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt
cọc
• Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện
hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản
đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản
đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


II. Bảo lãnh
• Khái niệm
• Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bão lãnh
• Một số ví dụ


1. Khái niệm
Khái niệm: là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh ) cam kết với

bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh ) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh ) nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ
Ví dụ : Ông A và B là 2 anh em ruột. Ông A muốn vay vốn làm ăn
nhưng không có tài sản thế chấp. Ông B đứng ra bảo lãnh cho A
vay mượn ngân hàng H một khoản tiền 500 triệu đồng bằng
căn nhà trị giá hơn 500 triệu của mình.
Bên bảo lãnh: Ông B
Bên nhận bão lãnh: Ngân hàng H
Bên được bảo lãnh: Ông A



2.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong
bão lãnh
Bên bảo lãnh:
• Quyền:


+ Được các bên có liên quan cung cấp thông tin đầy đủ, chính
xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo
lãnh.



+ Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về thông tin của bên
được bảo lãnh(thu nhập, sức khỏe,...)



+ Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh;



+ Có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử

dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo
lãnh, nếu bên nhận bảo lãnh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình


2.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong
bão lãnh

Bên bảo lãnh:
• Nghĩa vụ:
+ Chứng minh được khả năng tài chính của mình.

+ Vận động bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo
hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh; ngăn ngừa, khắc phục
thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng
+ Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi
đã cam kết nếu bên được bảo lãnh không còn khả năng
+ Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo
lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ
bảo lãnh.


2.Quyền và nghĩa vụ của các
bên trong bão lãnh
Bên nhận bão lãnh
- Quyền
+ Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng
minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại
giấy tờ cần thiết khác;
+ Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục
bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký
kết với bên nhận bảo lãnh.
+ Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình
để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.



2.Quyền và nghĩa vụ của các bên
trong bão lãnh
• Bên nhận bảo lãnh:
• Nghĩa vụ:
+ Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được
bảo lãnh.
+ Thông báo về thông tin về bên được bảo lãnh theo yêu cầu
của bên bảo lãnh
+ Giữ gìn, bảo quản giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài
chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về
việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này.
+ Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh làm hư hỏng hoặc
mất giấy tờ, tài liệu của bên bảo lãnh thì phải bồi thường thiệt hại.


2.Quyền và nghĩa vụ của các
bên trong bão lãnh
+ Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về
thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra.
+ Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính,
năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi Hợp đồng bảo
lãnh chấm dứt.


Bài thuyết trình của chúng em xin được
kết thúc




×