Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

tiểu luận cuối kỳ chính sách đối ngoại của việt nam từ năm 1986 đến 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA:…</b>

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KỲ</b>

<b>ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU...1NỘI DUNG...5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2006...5</b>

<b>1.1. Cơ sở lý luận...51.2. Cơ sở thực tiễn...6CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986– 2006...91.1. Nội dung triển khai chính sách đối ngoại Việt Namgiai đoạn 1986 – 2006...91.2. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006...13CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...17</b>

<b>1.1. Đánh giá quá trình triển khai chính sách đối ngoạitới hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2006...171.2. Một số giải pháp để nâng cao công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay...20KẾT LUẬN...23DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...24</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Đặt vấn đề</b>

Đường lối đổi ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong q trình đổi mới, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của cả nước. Gần 40 năm qua, những thành công này đã không chỉ mang lại sự thay đổi tích cực cho quốc gia mà còn củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chiến thắng của cuộc cách mạng đổi mới.

Tuy nhiên, những năm đầu đổi mới, đường lối đối ngoại của Việt Nam bên cạnh những ưu việt so với trước đây, vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần được bàn luận và đánh giá kỹ lưỡng, lấy đó làm động lực và bài học kinh nghiệm phát triển trong giai đoạn hiện nay.

<b>2. Đối tượng và câu hỏi nghiên cứu</b>

Tiểu luận xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến 2006”.

Về câu hỏi nghiên cứu:

Một là, cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đề ra và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Hai là, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian này có nội dung gì và phản ánh hình ảnh, vị thế Việt Nam ra sao?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ba là, rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ thực tiễn triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006 và đề xuất giải pháp phù hợp như thế nào?

<b>3. Giả thuyết nghiên cứu</b>

Nghiên cứu về chủ đề "CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2006" tập trung vào việc đặt ra và kiểm chứng một số giả thuyết quan trọng. Giai đoạn đầu, từ năm 1986, chứng kiến sự hình thành chính sách đổi mới và mở cửa của Việt Nam, nơi mà mối quan hệ kinh tế và chính trị với cộng đồng quốc tế được định hình. Điều này được minh họa thơng qua việc phân tích các bước đầu tiên trong xây dựng mối quan hệ ngoại giao mới, ký kết các thỏa thuận quan trọng và những thay đổi chiến lược trong cách tiếp cận thế giới.

Tuy nhiên, giai đoạn 1995-2006 đối mặt với nhiều thách thức trong q trình hội nhập quốc tế, địi hỏi chính sách đối ngoại phải thích ứng với sự biến động của thế giới. Nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của các biến động thế giới, khủng hoảng kinh tế và các sự kiện quốc tế đối với chính sách đối ngoại và quyết định của Việt Nam.

Cuối cùng, tiểu luận sẽ xem xét tác động tồn diện của chính sách đối ngoại trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá cách mà chúng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam qua các chỉ số kinh tế, an ninh quốc gia và vị thế quốc tế của đất nước.

<b>4. Tình hình nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Về quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới, nhất là những thành tựu đối ngoại sau hơn 30 năm đổi mới đã được nhiều nhà ngoại giao, nhiều nhà khoa học đề cập đến trong thời gian qua như: Nguyễn Đỗ Hồng, (1993), Bàn về diễn biến hồ bình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Bộ Ngoại giao, (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lưu Văn Lợi, (1996), 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995) Tập 1: Ngoại giao Việt Nam 1945-;

1975, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, Nhà xuất bản hình trị quốc gia.

Nhìn chung, các nghiên cứu đã trình bày trước đây đều tóm tắt một cách tổng quan về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đây là những cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống nghiên cứu về chính sách đối ngoại tại Việt Nam trong thời gian tới.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Tiểu luận nghiên cứu đề tài dựa trên việc sử dụng, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tài liệu, so sánh, tra cứu văn bản, cơ sở dữ liệu, logic, thống kê, dự báo...

Một số phương pháp nghiên cứu liên ngành:

Phương pháp nghiên cứu kết hợp lịch sử với lôgic: Vận dụng quan điểm lịch sử để nêu rõ tính kế thừa về những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và truyền thống ngoại giao của dân tộc và khái

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

quát về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại trước thời kỳ đổi mới.

Phương pháp nghiên cứu quốc tế: được áp dụng bằng cách đặt quan hệ của Việt Nam với các nước lớn, các khu vực chủ chốt, và tương tác trong bối cảnh các xu thế chung của quan hệ quốc tế. Mục tiêu là phân tích các nhân tố tác động đối với quá trình phát triển và biến động của mối quan hệ này.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phân tích, tổng hợp các sự kiện, các số liệu để đánh giá khách quan trong q trình triển khai chính sách đối ngoại của Đảng - Nhà nước.

<b>6. Bố cục tiểu luận</b>

Tiểu luận gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó phần Nội dung chiếm chủ yếu dung lượng với các nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1986 đến 2006.

Chương 2: Nội dung triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006.

Chương 3: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nâng cao công tác triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCHĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ NĂM</b>

<b>1986 ĐẾN 2006</b>

<b>1.1. Cơ sở lý luận</b>

<b>1.1.1. Khái niệm chính sách quốc gia</b>

Chính sách, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thế nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Đối ngoại, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là một lĩnh vực nghiên cứu và hành động, liên quan đến quan hệ và tương tác giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Đây khơng chỉ bao gồm các khía cạnh chính trị, mà cịn liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc tế.

Chính sách đối ngoại quốc gia, theo giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là tổng thể những chiến lược, sách lược, chủ trương, quyết định và những biện pháp do nhà nước hoạch định và thực thi trong q trình tham gia tích cực, có hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và luật pháp quốc tế. Chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

xuất phát từ chế độ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia phục vụ chính sách đối nội.

<b>1.1.2. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại Việt NamChủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh </b>

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên định với lập trường và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính sách đối ngoại và triển khai các hoạt động đối ngoại trong từng thời kỳ. Đây là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã nghiên cứu, quán triệt và sáng tạo những nội dung cách mạng về thời đại, về vấn đề dân tộc và quốc tế, cũng như về quan hệ quốc tế và tình đồn kết theo chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong học thuyết Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện đặc biệt của Việt Nam.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm về đường lối chiến lược và sách lược đối với các vấn đề quốc tế và quan hệ quốc tế, được thể hiện trên các vấn đề lớn, mang tính chiến lược như: Một là, độc lập dân tộc: Đây vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là phương châm hành động của ngoại giao Việt Nam.; Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Ba là, ngoại giao công tâm; Bốn là, ngoại giao hòa hiếu với các dân tộc khác; Năm là, ngoại giao dĩ bất biến, ứng vạn biến. [9, 189]

<b>Lịch sử ngoại giao của Việt Nam </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Từ thời kỳ khởi đầu quá trình xây dựng quốc gia đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc tương tác với thế giới của dân tộc Việt Nam luôn liên quan chặt chẽ đến những giai đoạn lịch sử nổi bật như đấu tranh giành độc lập và tự do cho Tổ quốc. Những giá trị tinh túy của các thế hệ trước trong lĩnh vực đối ngoại đã được lựa chọn và truyền đạt cho thế hệ sau, hình thành nên truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam, bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do; “Dĩ bất biến ứng vạn biến; Vì hồ bình; Hồ hiểu với các nước láng giềng; Giữ cao ngọn cờ chính nghĩa; Phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao và quân sự; Tận dụng sự ủng hộ và tình đồn kết quốc tế.

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn</b>

<b>1.2.1. Tình hình ngồi nước Tình hình trên thế giới </b>

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bước phát triển nhảy vọt đạt được những kỳ tích to lớn. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, nhất là từ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1973-1975 và 1980-1982, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ, làm cho khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa lực lượng sản xuất của xã hội lồi người lên trình độ phát triển mới rất cao, làm thay đổi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Từ những thập niên 80 của thế kỉ XX, tồn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này bị chi phối bởi các nước phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh..

Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã làm thay đổi căn bản cục diện thế giới và quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực kết thúc. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng tồn cầu hóa và liên kết chặt chẽ, quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của thế giới. Trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế đương đại. Căn cứ vào sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng thực tế, cộng đồng thế giới xem các nước sau đây là nước lớn: Mỹ, Canada, Brasil, Nga, Anh, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi.

Ngoài ra, kể từ cuối những năm của thế kỷ 20, thế giới đang đối mặt với những thách thức tồn cầu địi hỏi sự hợp tác đa phương để giải quyết. Những thách thức này bao gồm việc duy trì hịa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và chống lại hành động khủng bố; bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu; kiểm sốt sự gia tăng về dân số và đối phó với những nguy cơ từ dịch bệnh đe dọa sức khỏe cộng đồng.

<b>Tình hình khu vực </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trên lĩnh vực an ninh chính trị: Sau chiến tranh lạnh, một trong những biểu hiện đáng chú ý đầu tiên về hợp tác và liên kết trong khu vực chính trị và an ninh của ASEAN là q trình cải thiện quan hệ giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia Đông Dương và Mianma. Các quốc gia này đều đang tích cực chuẩn bị để gia nhập ASEAN, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại sau khi vấn đề liên quan đến Campuchia được giải quyết một cách cơ bản.

Trên lĩnh vực kinh tế: Sau chiến tranh lạnh, các nước Đơng Nam Á nhận thức rõ cần phải sớm tìm kiếm những hình thức hợp tác mới có hiệu quả để đối phó với các thách thức kinh tế mới xuất hiện, đồng thời khắc phục những hạn chế về hiệu quả và tính mất cân đối giữa hợp tác trên lĩnh vực chính trị - an ninh với lĩnh vực kinh tế trong các giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN trong một thời gian khá dài, chưa đáp ứng được yêu cầu đưa khu vực này thoát khỏi các áp lực cạnh tranh và phát triển đang tăng lên rất nhanh hiện nay.

Tình hình thế giới và khu vực, với những đặc điểm và xu thế đã được trình bày, đang thúc đẩy sự đa dạng hóa và đa phương hóa trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia đều đang thực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, mục tiêu là tìm cách hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAICHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI</b>

<b>ĐOẠN 1986 – 2006</b>

<b>1.1. Nội dung triển khai chính sách đối ngoại Việt Namgiai đoạn 1986 – 2006 </b>

<b>1.1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam với quá trình đổi mớitư duy đối ngoại</b>

Thời kỳ trước đổi mới, quan niệm của Đảng ta về thời đại, về cơ bản, được xác lập trên cơ sở kế thừa quan niệm do Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân quốc tế tại Mátxcơva năm 1957 nêu ra. Hội nghị khẳng định nội dung căn bản của thời đại là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Quan niệm này sau đó được Hội nghị đại biểu 81 đảng cộng sản và công nhân quốc tế năm 1960 tại Mátxcơva tiếp tục phát triển và trở thành định nghĩa của phong trào cộng sản quốc tế về thời đại. Sự vận động của thế giới gần nửa thế kỷ qua cho thấy, mặc dù một vài luận điểm riêng rẽ trong quan niệm về thời đại của Hội nghị năm 1957 và năm 1960 cịn mang tính chủ quan một chiều; nhưng định nghĩa về nội dung chủ yếu và tính chất căn bản của thời đại ngày nay - sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - vẫn còn nguyên giá trị.

Nhận thức của Đảng ta về vấn đề thời đại kể từ sau Đại hội VI đến nay đã ln có sự bổ sung, hoàn thiện và nâng cao theo hướng sát thực, sâu sắc, đúng đắn và toàn diện hơn. Đây là kết quả của cả một quá trình liên tục tìm tịi, đổi mới

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.

Các nguyên tắc nêu trên đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc đối xử đúng đắn với các mối quan hệ này không chỉ mang lại sự mạch lạc trong tư duy mà cịn đồng nghĩa với thành cơng trong thực hiện các biện pháp cụ thể. Ngược lại, việc xử lý khơng chính xác có thể dẫn đến rối loạn trong các tương tác quốc tế cụ thể, tạo ra hậu quả tiêu cực đối với quá trình đổi mới theo hình thức xã hội chủ nghĩa.

<b>1.2. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại ViệtNam giai đoạn 1986 – 2006 </b>

<b>1.2.1. Quan hệ Việt Nam với một số nước giai đoạn1986 – 2006 </b>

<b>Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc </b>

Trên lĩnh vực chính trị: Tháng 11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Phan Văn Khải đi thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên ra thơng cáo chung, chính thức tun bố bình thường hố quan hệ mọi mặt giữa hai Đảng. hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Từ sau khi bình thường hoa quan hệ. Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng tăng cường quan hệ với Trung Quốc một nước láng giềng, một nước XHCN do đảng cộng sản lãnh đạo, một nước lớn đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí và vai trị quan trọng trên thế giới.

Trên lĩnh vực kinh tế: Hai nước nhất trí đẩy nhanh tiến trình xây dựng mơ hình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai

</div>

×