Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài Thu Hoạch Thực Tế Chuyên Môn Một Số Nét Nổi Bật Về Kinh Tế,Văn Hoá, Lịch Sử Nhà Nguyễn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI</b>

<b>BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh ThuýSinh viên thực hiện: Trần Khánh Bình</b>

<b>3 tháng 1 năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I. Lời mở đầu</b>

Vậy là chuyến đi thực tế của lớp chúng em – lớp Sư phạm Lịch Sử D2021 đã kết thúc một cách thành công và tốt đẹp. Nhưng những kỉ niệm, bài học, trải nghiệm của chuyến đi vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như thể, em vẫn ở trong chuyến đi đó ngày hơm qua. Trong suốt chuyến đi em đã được khám phá rất nhiều những khu di tích lịch sử đẹp đẽ và mang đậm nét cổ kính, được mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình thông qua nhữnh phần thuyết minh về các khu di tích của các anh, chị hướng dẫn viên. Chúng em đã được thăm quan thành phố huế mộng mơ, dù hơi tiếc vì khơng có một chút mưa bay bay ở đó, vì giảng viên của chúng em nói rằng mưa ở Huế rất lãng mạn và mang chất thơ. Sau đó chúng em được di chuyển đến thành phố Đà Nẵng và từ thành phố đó chúng em được “ghé” qua Quảng Nam để thăm quan phố cổ Hội An, một nơi mà em đã rất ao ước được thăm quan từ hồi cấp 3. Rồi chúng em đi qua Quảng Bình,Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá mỗi một địa điểm là những khu di tích lịch sử khác nhau để chúng em khám phá và thu thập thông tin kiến thức. Những thơng tin đó vơ cùng hữu ích để cho vào bài thu hoạch sau chuyến đi của em dưới đây.

<b>II. Một số nét nổi bật về kinh tế,văn hoá, lịch sử nhà Nguyễn</b>

Triều nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của Việt Nam, mặc dù để mất nước vào tay thực dân Pháp, nhưng vương triều nhà Nguyễn cũng đã có đóng góp nhiều cho sự phát triển của dân tộc ta.

Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngơi Hồng đế, tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra một triều đại mới: Triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Các vua nhà Nguyễn, từ Gia Long đến Tự Đức, kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, hầu như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại. Mâu thuẫn của xã hội sâu sắc làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nơng dân, của các dân tộc ít người, và cuối cùng nước Việt Nam trở thành đối tượng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Về mặt văn hóa giáo dục:Từ giữa thế kỷXVIII, giáo dục thi cử của nước ta ngày càng sa sút. Đến đầu thế kỷ XIX, sau khi lên ngơi Hồng đế, Gia Long định tổ chức lại việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

giáo dục thi cử nhưng không làm được.Việc học hành phải mất mấy năm mới dần dần được khôi phục.Năm Đinh Mão 1807 mới tổ chức được khoa thi Hương đầu tiên của triều nhà Nguyễn, mà cũng chỉ tổ chức được ở những trường thi ở Bắc Hà (số lượng người đỗ đạt rất ít). Từ sau đó, số trườngthi Hương trong cả nước rút xuống còn 6 trường, kỳ hạn thi không cố định. Đã có thi Hương nhưng chưa có thi Hội và thi Đình trong suốt thời kỳ vua Gia Long trị vì. Đến đời vua Minh Mệnh vào năm 1822, nhà Nguyễn mới có điều kiện mở khoa thi Hội đầu tiên, và khoa thi Hội năm Nhâm Ngọ đó, lấy đỗ 8 Tiến sỹ (Nguyễn Ý, Lê Quang, Phan Hữu Tính, Hà Tơn Quyền, Đinh Văn Phác, Vũ Đức Khuê, Phan Bá Đạt và Trần Lê Hiệu), đây là 8 Tiến sỹ đầu tiên của vương triều nhà Nguyễn.

Đến năm Minh Mệnh thứ 7 (năm 1826) thi Hội triều đình nhà Nguyễn cũng chỉ lấy có 10 người đỗ Tiến sỹ. Vì lấy đỗ như vậy là quá ít so với các khoa thi Tiến sỹ đời nhà Lê trước đó, cho nên đến khoa thi năm Ất Sửu 1829, Bộ Lễ quy định mỗi khoa lấy thêm những người có điểm số gần sát với hạng Đệ tam giáp, nhưng tách riêng ra làm một bảng phụ, gọi là Phó bảng. Như vậy, Phó bảng cũng được chọn ln trong kỳ thi đại khoa, nhưng về mặt đãi ngộ thì khơng được như những người đỗ chính bảng. Đáng chú ý là ngay khoa thi đầu tiên, vua Minh Mệnh đã không cho ai đỗ Trạng nguyên, và từ đó về sau lấy đó lam định lệ, lệ này chính là một trong bốn quy định đặc thù của triều nhà Nguyễn mà sử thường gọi là lệ “Tứ bất”. Như vậy học vị Phó bảng cũng có từ năm này, trong lịch sử khoa bảng của nhà Nguyễn tính từ năm 1829 đến năm thi Hương cuối cùng năm 1919 tròn đúng 90 năm, đã tuyển chọn được 260 Phó bảng trên 557 vị đại khoa của 39 khoa thi Hội. Cả hai đời vua Minh Mệnh và Thiệu Trị vẫn mở khoa thi Hội theo định lệ là cứ 3 năm thi một lần. Chỉ đến đời vua Tự Đức mới đặt Ân khoa, nghĩa là khoa thi vua đặc ân cho mở thêm ngoài các năm quy định.

Việc tổ chức các khoa thi dưới triều nhà Nguyễn, nhất là thi Hội nhằm mục đích kén chọn nhân tài giúp nước, bổ sung quan chức cấp cao cho chính quyền. Đó là việc trọng đại, thậm chí là rất quan trọng, nên đã được triều nhà Nguyễn quan tâm. Tuy nhiên sang đầu thế kỷ XX, những năm dưới triều vua Thành Thái và Duy Tân, dư luận ngày càng phê phán lối học khoa cử lỗi thời. Đến năm Kỷ Mùi 1919, khoa thi Hội dưới thời vua Khải Định đã trở thành khoa thi cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 8 năm Ất Dậu 1945, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở cửa Ngọ Môn, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đồng thời cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền Cách mạng và tuyên bố rằng: “Làm công dân một nước tự do cịn hơn làm vua một nước nơ lệ”. Vương triều nhà Nguyễn đến đây đã sụp đổ hoàn toàn. Như vậy, Vương triều nhà Nguyễn bắt đầu được thành lập từ năm 1802, đến năm 1945 tồn tại đúng 143 năm. Trên thực tế thì năm 1883, khi triều nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Hác –măng (Harmand) chấp nhận để cho thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên toan bộ lãnh thổ nước ta thì các vị vua nhà Nguyễn sau đó cũng chỉ là bù nhìn.

Về tư tưởng * Nho Giáo

Cũng giống như triều Lê, các vua Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho việc cai trị và giáo dục. Tư tưởng chính thống được hàm chứa trong Ngũ kinh: Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu và sau đó là Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung

Trong đó đề cao những nguyên tắc của Nho giáo như tam cương ngũ thường cùng khuyên dân chúng sống tiết kiệm, giữ gìn phong tục, làm điều lành... Huấn dụ này được chuyển đến các làng xã địa phương để từ đấy truyền bá trong dân chúng. *Phật Giáo

Các vua của triều Nguyễn tôn trọng đạo Phật. Năm 1815, vua Gia Long cho tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua Minh Mạng cho dựng lại chùa Thành Duyên. Chùa này ở cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên), được lập nên dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh.

Năm 1844, vua Thiệu Trị, theo di chúc của vua Minh Mạng cho dựng một ngôi tháp cao bảy tầng ở chùa Thiên Mụ, đặt tên là Từ Nhân Tháp (sau này đổi thành Phước Duyên Bảo Tháp). Cũng trong năm ấy ngôi chùa Diệu Đế nổi tiếng ở Huế được dựng lên. Vua Tự Đức cũng quan tâm đến đạo Phật. Các chùa cơng như chùa Thiên Mụ, Giác Hồng đều có cao tăng trụ trì, được gọi là tăng cương. Vị này có lương bổng của

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

triều đình và có nhiệm vụ dạy cho tăng chúng việc tu học. Nhà vua còn ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày cấy tăng gia.

Thiên chúa Giáo

Đạo Thiên Chúa dưới thời Nguyễn bị hạn chế nặng nề. Vua Gia Long không đàn áp tôn giáo này, nhưng các vua sau thì cấm đạp cương quyết. Thừa sai và tín độ bị giết khơng ít. Hải quân Pháp lấy cớ ấy, thị uy ở cửa biển Đà Nẵng ba lần dưới thời vua Thiệu Trị, nhưng khơng làm thay đổi được chính sách cấm đ ạo của các vua Nguyễn Về Văn học

Nhà Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học cả của Triều đình lẫn của dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức sau khi đã thành lập Quốc sử quán.

Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp

Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam.

Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ. Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ.

Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồmNguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nơm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao so với thời bấy giờ d) Kiến trúc

Nhà Nguyễn đã đóng góp trong lịch sử Việt Nam một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều cơng trình quân sự khác.

1. Kinh thành Huế

Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sơng Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông.

Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như ngun vẹn với gần 140 cơng trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những cơng trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long.

Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của cơng trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.

- Kinh thành Huế là cụm di tích bao gồm Hồng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

2. Lăng Khải Định

Lăng vua Khải Định nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Lăng Khải Định được khởi công xây dựng vào ngày 4/9/1920 và thời gian xây dựng dài nhất trong tất cả các lăng tẩm Huế là 11 năm, do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá chỉ huy xây dựng. Diện tích của lăng Khải Định có diện tích nhỏ nhưng lại rất tốn thời gian hồn thành. Nền cơng trình, kiến trúc ở đây rất nhiều tiền, nhiều công sức nên đã tạo ra sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa Đơng và Tây vô cùng tinh xảo và công phu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tổng thể lăng Khải Định là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Mơn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất. 3. Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một quần thể cơng trình kiến trúc, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, Tự Đức đặt tên là Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.

Lăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm. Qua khỏi Khiêm Cung Môn, mở ra trước mắt là cửa tam quan hai tầng được dựng trên một thế đất cao. Chính giữa Khiêm Cung Mơn. Là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" do chính Tự Đức soạn vào năm 1871. Tồn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Về mặt kinh tế, gồm có kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp. Về nông nghiệp, Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, là tài sản quan trọng của người nơng dân. Dưới các triều đại phong kiến, ruộng đất là nguồn thuế chủ yếu của nhà nước. Nhà nước thường cho thiết lập các địa bạ, điền bạ, điền tịch để kiểm kê, xác lập chế độ ruộng đất và thu thuế. Do đó thơng qua ruộng đất với quan hệ sản xuất của nó cho chúng ta thấy thiết chế chính trị - xã hội các loại hình sở hữu, vai trị của nhà nước, vị trí của người nơng dân, kết cấu các thành phần kinh tế trong tương quan với nền nông nghiệp .Cách đây trên 2.000 năm, với sự phát triển của nền công nghệ rèn, đúc - các bộ nông cụ bằng kim khí đã có khả năng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, tạo thành cuộc cách mạng nông nghiệp đưa nước ta trở thành một cường quốc nông nghiệp phát triển sớm của thế giới để cho ra đời nền văn minh sông Hồng. Từ đó đến nửa đầu thế kỷ XIX, nơng cụ, kỹ thuật, phương thức canh tác về cơ bản vẫn giữ nguyên, có thay đổi chăng là sự biến đổi về sở hữu ruộng đất. Đó là q trình xác lập chế độ sở hữu tư nhân và sự thắng thế của nó trong tiến trình lịch sử. Việc chủ trương, duy trì, mở rộng ruộng đất cơng các khu vực quản lí trực tiếp của nhà nước và làng xã là một sự khẳng định sở hữu phong kiến của nhà nước khi chính quyền cực mạnh có khả năng chi phối các quyền sở hữu tư nhân . Vì sở hữu nhà nước là cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc đảm bảo cho ổn định và tồn tại của chế độ. Trong khu vực ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, tịch điền, tuy chiếm số lượng không nhiều, cả nước không quá 100 mẫu, nhưng mang nặng lễ nghi khuyến khích nơng nghiệp của chủ nghĩa trọng nơng. Nhưng qua đó, các vua Nguyễn đã khẳng định vai trò đế quyền với tư cách là lãnh chúa trong cả nước. Tịch điền có từ thời Lê Đại Hành, nhưng các triều đại trước chỉ chọn một vùng đất tốt ở gần kinh đô để nhà vua và quan lại Triều đình thuận tiện thực hiện nghi lễ hàng năm. Dưới Triều Nguyễn, tịch điền khơng những có ở kinh đơ 4,4 mẫu, mà tỉnh nào cũng có. Việc thiết lập địa bạ trong toàn quốc và đặt các tịch điền trong cả nước là khẳng định mức độ tập quyền và nền thống nhất cao độ của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Quan điền, quan trại là loại ruộng nhà nước ban cấp cho quan lại sau khi sung công ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn. Quan điển, quan trại, có nhiều ở tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh ở Miền Trung. Loại ruộng này đặt ra như là mục tiêu kinh tế và chỗ dựa xã hội của Triều Nguyễn được Gia Long khuyến khích, nhưng ở mức tơ quá nặng, trên 50% sản lượng phải nộp cho nhà nước. Do đó nơng dân thiếu phấn khởi nhận canh, làm nhiều vùng quan điền, quan trại bị hoang hóa . Sau đó, Minh

</div>

×