Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài thu hoạch thực tế chuyên môn 1 di tích lịch sử (1) T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 33 trang )

Việc học tập tại trường đơn thuần chỉ có học lí thuyết tại lớp và cũng như đọc sách
vở tài liệu là chưa đủ đối với môn học , mà ở đó đặc thù của ngành học cần phải
gắn với yếu tố thực tiễn , thực tế , vì vậy cần phải có những chuyến đi học tập thực
tế sẽ giúp cho sinh viên ngành lịch sử nói chung và và sinh viên các ngành khác
nói riêng sẽ rất bổ ích cho mỗi cá nhân sinh viên chúng ta..
Lần thực tế chuyên môn 1 này lớp k18 đại học sư phạm lịch sử chúng em có đi
cùng với lớp em là lớp k18 đại học việt nam học . Chuyến thực tế chuyên môn bắt
đầu đi từ ngày 09 / 01 / 2017 và kết thúc vào ngày 18 / 01 /2017.
1 . Đền Trần Nam Định:

Đền Trần Nam Định là 1 đền thờ tại đường Trần Thừa , phường Lộc Vượng , thành
phố Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà
Trần . Đền Trần được xây dựng từ năm 1695 , trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần
đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ 15.
Đền Trần bao gồm công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường ( hay đền
Thượng ) , đền Cố Trạch ( hay đền Hạ ) và đền Trùng Hoa.


Đền Thiên Trường :
Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà
Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần . Cung Trùng Quang là nơi các Thái
thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc.
Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường , trung đường , chính tẩm , thiêu
hương , 2 dãy tả hữu vu , 2 dãy tả hữu ống muống , 2 dãy giải vũ Đông Tây . Tổng
cộng có 9 tòa nhà , 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim , mái lợp ngói , đền lát gạch .
Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian , dài 13 mét , có 12 cột cái cùng 1
cột quân , tất cả đều được đặt trên tảng bằng đá hình cách sen có từ thời trần là
chân cột Trùng quang cũ . tại đây có đặt bàn thờ và bài vị của các quan có công lớn
phù tá nhà Trần .
Sau tiền đường là trung đường nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần . Không có tượng
thờ mà chỉ có bài vị . Trước cửa tiền đường có 3 cỗ ngai là nơi thờ các vị hoàng


đế .
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian . Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần
và các phu nhân chính thất ở gian giữa . các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt
bài vị ở 2 gian trái phải .
Tòa tiêu hương ( hay kinh đàn ) được đặt bài vi của các công thần nhà Trần . có
bàn thờ riêng cho các quan văn , và bàn thờ riêng cho quan võ .
Đền Cố Trạch :
Đền Cố trạch nằm ở phía đông của đền thiên trường . Nhìn từ sân , là bên phải đền
Thiên Trường . Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894 . Theo bia “ Trùng kiến
Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kì ’’, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21
đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một
mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân
vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền
được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường
của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó
là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.


pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan
võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn
thần triều Trần.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân
họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người
con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo
và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần

Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa :
Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí
của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa
- nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng.
Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng 14 của hoàng đế nhà Trần đặt tại
tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội
đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ .

2 . Bãi cọc Bạch Đằng :


Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120
m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần
sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988... cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ
lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m.


Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, sông Bạch Đằng đã từng ba lần chứng kiến
quân và dân ta chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều
bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đó là chiến thắng Bạch
Đằng năm 938, chiến thắng Bạch Đằng năm 981 và đỉnh cao là chiến thắng Bạch
Đằng năm 1288.

Năm 938, Ngô Quyền đóng cọc gỗ ở sông, đem quan khiêu chiến nhử quân giặc
vào trận địa bố trí rồi tung quân đánh tan chiến thuyền giặc Nam Hán, mở ra một
kỷ nguyên độc lập, tự chủ của nước Đại Việt.
Năm 981, Lê Hoàn theo cách đánh của Ngô Vương Quyền, sai quân sĩ trống cọc
gỗ ở sông để cản quân xâm lược nhà Tống, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.
Đặc biệt, chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã

khẳng định sức mạnh không thể nào lay chuyển được của quân dân Đại Việt, phá
tan âm mưu cướp nước ta của đế quốc Nguyên - Mông.
3 . Động Thiên Cung – Vịnh Hạ Long



Hang động này nằm ngay gần hang Đầu Gỗ, cửa hang ở trên độ cao 25m. đây là
một hang động vào loại đẹp nhất ở Hạ Long mà con người biết tới. Hang rộng gần
10.000m2 có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn với các trần và bờ
vách rất cao, rộng. Đặc biệt trong hang, ở đâu đâu ta cũng thấy vô vàn các khối
nhũ, măng đá với các hình dáng kì lạ. Vì vậy người ta đã hình dung ra cả một
huyền thoại về cuộc tình và sự chia tay của Rồng bố, Rồng mẹ đã diễn ra trên vách
đá hoặc nghĩ rằng đây là hình ảnh của các mê cung của Hoàng đế Ba Tư trong
chuyện Nghìn lẻ một đêm .

Ở ngách phía trong , hang lại thong qua 1 cửa nhỏ khác nhìn xuống vịnh biển bị
vây kín bởi cung núi. Trong hang cũng thấy có một dòng chữ trên vách đá và con
số 1901. Có lẽ đây là bút tích của nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm tới hang nà ngách
phía trong, hang lại thông ra ngoài bằng một cửa nhỏ, nhìn xuống một vịnh biển
nhỏ bị vây kín bởi một vùng y. Bây giờ người ta đã xây hẳn một hệ thống cầu
thang, hành lang đẹp và công phu cả ở bên ngoài và bên trong hang với các hệ
thống đèn chiếu sáng để du khách dễ dàng vào thăm hang. Ngày 1/5/1998, động
Thiên Cung chính thức mở cửa đón du khách và từ đó đã tạo thành một làn sóng du
lịch để về vịnh Hạ Long. Đây là chiếc động đầu tiên ở Hạ Long đã được con người


sủa sang với quy mô lớn. Sắp tới hang này sẽ được sửa sang một lần nữa với mục
đích cố gắng giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của nó. Ngoài ra tham quan động Thiên Cung
đoàn còn được đi xem những hòn đá nhô lên đăc biệt là đôi gà trống mái


4. Đền Cửa Ông .




Lịch sử .

Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông
hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên
vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Khu
vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo
vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam , lập nhiều công trong
cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên.
Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ
Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều
vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế" .


Vị trí .


Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc
khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 125 mét là tới đền Cửa Ông.


Kiến trúc .

Đền Cửa Ông trước đây được xây dựng thành ba khu, đền Hạ, đền Trung và đền
Thượng, sau này đền Hạ và đền Trung bị bom Mỹ phá hủy. Đền tọa lạc trên một

ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có
hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau
lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Phía trước đền Thượng
có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên
phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có
rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30
tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ
Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà
Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết
Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ
Hành.
5 . Chùa Yên Tử .
Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch
sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Núi Yên Tử là ngọn núi thuộc dãy
cánh cung Đông Triều thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên đỉnh núi
thường có mây bao phủ nên còn có tên gọi là Bạch Vân sơn, núi rừng Yên Tử nổi
tiếng là nơi có khung cảnh ngoạn mục và được mệnh danh là một trong những
cảnh quan đẹp nhất đất Việt. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích
lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử
cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai
vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử .
700 năm trước, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vị vua anh hùng
Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo
lý nhà Phật, gắn kết với triết lý nhân sinh dân tộc để hình thành và sáng lập nên
Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng “nhập thế”, “tu tại tâm” mà ở đó, đạo không
tách biệt đời. Ðạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống. Có thể nói, dòng thiền là
sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức,
giữa đạo và đời. Ngày nay, những tư tưởng này đã được truyền bá rộng với nhiều



trung tâm Thiền phái Trúc Lâm trong nước và ngoài nước, không chỉ thu hút người
Việt mà còn được nhiều người nước ngoài quan tâm theo học và tu hành.
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh
nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc hài hòa với khung cảnh thiên nhiên
chung quanh, không cầu kỳ bay lượn nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua
Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử.

Chùa Hoa Yên - Yên Tử

Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m, được xây mới hoàn toàn thay cho chùa cũ đã
có từ 30 năm trước. Ngôi chùa mới mang phong cách kiến trúc thời Trần – Lê, kiểu
“nội công ngoại quốc”, chung quanh có nhà ngang, dãy dọc phục vụ việc hành lễ


và nơi ở của sư trụ trì và tăng ni. Trước chùa có tam quan, bảo tháp, trung tâm là
tam bảo, hành lang, lầu chuông và trống, cuối cùng là nhà tổ, lợp ngói mũi hài,
ngói bò hình hoa chanh xếp bờ nóc.Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn
khuất trong mây bên triền núi.

Chùa Đồng – Yên Tử

Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Chùa được khởi dựng vào thời
Hậu Lê với tên gọi “Thiên Trúc Tự”. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng
nguyên chất cao 3m, rộng 12m2 và nặng 60 tấn. Từ năm 2010, tại khu vực Chùa
Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc. Bức tượng cao hơn
3m, đài sen hơn 2m, thân tượng đồng cao 9,9m, được dựng trên khu đất rộng 2
200m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập
kết và các công trình khác.



Dọc đường còn có một số điểm tham quan như: Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo
Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái
Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa
Lân mà đức Ðiếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh.
Ðây là công trình thiền viện lớn nhất nước có cổng Tam quan, tòa chính điện, nhà
thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, phòng thiền với kiến
trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi, điểm tô chốn non thiêng Yên Tử thêm phần
khang trang, bề thế, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn hóa
Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử Trúc Lâm trong cả nước đến
giảng đạo và tu thiền.
Đường lên đến Chùa Đồng khá cheo leo hiểm trở và khó đi, ngày xưa, du khách
phải mất 5-6 tiếng đồng hồ để lên được tới nơi. Những năm gần đây, chùa Yên Tử
đã được các cấp, ngành quan tâm, Ban quản lý Khu di tích đã đầu tư xây dựng hệ
thống cáp treo với 2 trạm. Trạm đầu dài trên 1,2km lên tới độ cao 450m gần Chùa
Hoa Yên và trạm thứ hai từ Chùa Hoa Yên lên đến gần Chùa Đồng. Với hệ thống
cáp treo này, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao
với những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen kẽ trong rừng cây xanh tươi
và hít thở không khí trong lành.
Còn đường bộ thì cũng đã được xây dựng bằng những bậc đá có lan can và một hệ
thống những cột đèn từ dưới chân núi lên tới chùa Đồng để phục vụ du khách trong
và ngoài nước về với Yên Tử, lễ Phật và tham quan .

6. Chùa Tam Thanh .


Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển
chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách
nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề.

Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay
chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ[1]
Ngoài ra, Chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng
nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp.
Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc
Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh. Sau này do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa
phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo, thờ Thánh vào trong di tích.
Hiện nay, nơi đây trở thành nơi thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng-tôn giáo với
các cung thờ như: Cung Tam Bảo, cung Thánh Mẫu, cung Sơn Trang... với một hệ
thống tượng thờ khá phong phú. Giá trị nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức


phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc vào vách đá theo thế đứng
trong hình lá bồ đề, nằm phía trên cung Tam Bảo.
Qua các tài liệu thư tịch cổ, các nhà ngiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có
từ thời Lê. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay trong chùa
Tam Thanh vẫn lưu giữ được hệ thống văn bia khá phong phú, có giá trị về mặt sử
liệu và văn học nghệ thuật do các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại.
Tấm bia có niên đại cổ nhất ở Chùa hiện nay là bia "Trùng tu Thanh Thiền động",
được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc
Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ tấm
bia bằng chữ Nôm duy nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình là
Đào Trọng Vận viết năm 1924.
Đi sâu vào trong Động có hồ Âm Ty, nước trong mát, không bao giờ vơi cạn,
nước chảy suốt ngày đêm. Trên các trần hang có nhiều nhũ đá thiên tạo từ ngàn
xưa với những hình thù sinh động kỳ bí như: cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử,
Voi... Đi tiếp vào bên trong đến một sân khấu nhỏ, có hai cửa thông thiên rọi ánh
sáng vào động làm cho những nhũ đá đẹp lung linh lạ thường. Từ Động Tam
Thanh, có đường dẫn lên Lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá

nàng Tô Thị bồng con chờ chồng, sau đó tham quan ngôi nhà sàn truyền thống của
dân tộc Tày ở Lạng Sơn.
7 . Đền Hùng ( Phú Thọ ) .


Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền
chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm
vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số
đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời
vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn
chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Vị trí .
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã
Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn
Lang, từ 40.000 năm trước. Đấy là đất Tổ của dân tộc Việt Nam. Quần thể di tích
đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có
những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo
Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì,


tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã
thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung
tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa
phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc
phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại
khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia
vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng
xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính

phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng
lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong
khu di tích[4].
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ
hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ
Hùng Vương[4].
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và
rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất
là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015[4].
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc
Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón
khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và
quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23
tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐUB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông
tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh[4].
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố
thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể
hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo
của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ.
Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.
Đặc điểm .


1.

Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành
100 người con.


2.

Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6
mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã
có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu
nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng
ngày 19 tháng 9 năm 1954.

3.

Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.

4.

Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc
tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

5.

Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết
các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông
nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng
tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt
triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).

6.

Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề,
tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi

để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời
hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.

7.

Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng
thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông
Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho
xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.

8.

Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc
Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha
đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.

9.

Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào
năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi
Ốc Sơn (núi Vặn)

10. Đền

thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con
của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần
Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà


nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân

tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của
ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là
Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi
Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh(hay còn gọi là
núi Hùng) khoảng 1 km về phía Đông Nam.
8 . Thị trấn Sapa – Lào Cai .

Nằm ở độ cao 1600 mét so với mực nước biển, Thị Trấn Sapa cách thành phố
Lào Cai 38 km. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sapa như một thành
phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây,
có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái
đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sapa ít nhiều
lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Chính khí
hậu lý tưởng như vậy mà Sapa trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng tuyệt
vời cho du khách bốn phương .


Thị trấn Sapa huyền ảo và thơ mộng lúc bình minh nhưng cũng vô cùng rực rỡ sắc
màu khi những tia nắng ló rạng. Muôn vàn loại hoa khoe sắc hòa vào cùng với sắc
màu rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Dzao, người Mông… Sapamùa
nào cũng khoắc lên mình một màu sắc rất riêng. Mùa xuân thì căng tràn sức sống
với màu xanh mơn mởn của lúa trải rộng trên sườn đồi như một tấm thảm khổng
lồ, uốn lượn mềm mại. Hoa nở trên khắp các nẻo đường, hương thơm lan tỏa vào
không gian mênh mông khiến lòng người như mê đắm vào một chốn thiên đường.
Sang đến mùa hạ chớm thu thì Sapa lại ngập tràn một màu vàng ruộm của lúa chín.
Ngay từ trên xe hương thơm của lúa nương đã quện vào gió đưa hương thơm ngát,
như giục dã du khách nhanh nhanh đến với Sapa.
Đến thị trấn Sapa để được hòa mình vào không gian văn hóa rực rỡ sắc màu, để
tham dự những buổi chợ phiên rộn rã tiếng cười, tiếng hát, và cứ mỗi tối thứ 7
phiên chợ tình lại diễn ra trong sự háo hức mong chờ của cả người dân lẫn du

khách. Dù phiên chợ giờ đã mai một đi nhiều nhưng nó vẫn chở thành một biểu
tượng không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sapa. Chợ không còn đơn thuần là
điểm hẹn để giao thương hàng hóa nữa mà nó còn là điểm hẹn của tình yêu đôi lứa.
Nói đến nhưng buổi chợ phiên ở Sapa chắc hẳn du khách sẽ rất thích thú. Bạn có
thể lựa chọn cho mình một món hàng như ý muốn được làm từ chính bàn tay khéo
léo của những người thợ nơi đây. Đặc biệt được yêu thích là những món hàng thổ
cẩm tinh tế mang màu sắc của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày qua các họa tiết được
thêu dệt trên vải. Nó là sự kết tinh của tài hoa, sự lao động miệt mài và sự khổ
công của bao đời được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ẩm thực ở Sapa cũng mang một màu sắc rất riêng, Sapa đẹp lung linh, tráng lệ
những cũng thật mộc mạc, giản dị. Bạn đã từng mong ước được đi giữa một cánh
rừng hoa ban, hoa mận nở trắng, được tự tay hái cho mình những trái mận, trái
đào… còn đượm sương mai, và thưởng thức cái ròn tan, ngọt mát của nó. Du
lịch Sapa bạn sẽ thỏa mong ước đó. Men say của rượu táo mèo, rượu ngô làm ngây
ngất lòng người, lợn cắp nách được chế biến với nhiều món khác nhau và hương vị
đặc trưng qua cách chế biến của người dân địa phương nó trở nên hấp dẫn vô cùng.
Ngoài ra còn có món cá suối rán giòn, bánh ngô, bánh đao, bánh dầy… hẳn sẽ là
những trải nghiệm tuyệt với cho du khách khi đặt chân đến Sapa.
Sapa mang vẻ đẹp quyến rũ và lãng mạn như một câu chuyện cổ tích mà ở đó còn
thật nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Hãy một lần đến với thị trấn xinh đẹp này để
rồi nhớ mãi và lại hẹn một dịp không xa sẽ còn trở lại.


9 . Khu du lịch sinh thái bản Cát Cát .

Bản Cát Cát là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông, được hình thành từ thế kỷ
XIX. Đầu thế kỷ XX người Pháp đã lựa chọn nơi này làm địa điểm nghỉ dưỡng cho các
quan chức cấp cao. Tại Cát Cát có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp nó có nghĩa
là Catscat, từ đó bản được gọi với cái Cát Cát (đọc lệch đi của CatScat).


Bản nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía trong thung lũng với ba bề
là núi. Có tới gần 80 hộ dân hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa
bản, ,một số khác nằm rải rác trên các sườn núi. Đi thêm mấy trăm mét bậc thang
nữa là tới trung tâm Cát Cát – đó là nơi hội tụ của 3 dòng suối ngày đêm rì rào bao
gồm: suối Vàng, suối Bạc và suối Tiên Sa cùng ngọn thác Cát Cát ầm ầm, tung bọt
trắng xóa. Hai chiếc cầu treo là cầu A Lứ và cầu Si nằm ngay cạnh thác hàng ngày
thu hút rất đông các du khách gần xa tới đây tham quan và chụp ảnh kỷ niệm.
Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi rừng thênh thang, thơ mộng, Cát
Cát còn hấp dẫn các khách du lịch bằng nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa
dạng của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông thường xây nhà dựa vào sườn núi,
các nóc nhà chỉ cách nhau khoảng vài chục mét. Đấy là các căn nhà ba gian có vì
kèo 3 bột ngang được kê trên phiến đá vuông hoặc tròn, mái lợp ván gỗ pơ mu,
vách bằng gỗ xẻ. Ngôi nha có 3 lối ra vào, gồm cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ
ở 2 đầu nhà .


Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền
thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông
cụ. Đến bản Cát Cát Sapa, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các
sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm tinh
xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không
chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người
Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
10 . Cây đa Tân Trào .

Di tích cây đa Tân Trào (thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang) đã đi vào thơ ca, nhạc họa như biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải
phóng.
Cây đa Tân Trào là nơi chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt
vào thời kỳ tiền khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Dưới gốc đa này, chiều

16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó,
quân Giải phóng đã làm lễ xuất quân, lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải
phóng Thủ đô Hà Nội trước sự chứng kiến của nhân dân xã Tân Trào cùng 60 đại
biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây mọc cách nhau khoảng 10m, người dân
trong vùng quen gọi là "cây đa ông" và "cây đa bà". Theo thời gian và do ảnh
hưởng của thời tiết, cây đa Tân Trào dần già cỗi, đến năm 2008 chỉ còn lại một
nhánh nhỏ của "cây đa ông" và một cành duy nhất ở hướng đông bắc của "cây đa
bà".
Trước tình hình trên, từ năm 2008 – 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã
phối hợp với các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp xây dựng phương án chăm sóc,
phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào. Cùng thời gian đó, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam đã chiết thành công 21 trong tổng số 26 cành của cây để lưu giữ
nguồn gen và một phần để tạo rễ ngay trên thân cây. Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang
đã thực hiện dự án đầu tư kỹ thuật để chống đỡ thân cây bằng cách sử dụng hệ
thống cốt thép móng bê tông, cột đỡ bằng thép ống D250mm, bên ngoài bọc vật
liệu tổng hợp, liên kết với thân cây bằng đai thép.
Sau nhiều năm chăm sóc và phục hồi, cây đa Tân Trào lịch sử đã dần sinh trưởng
trở lại. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của “cây đa bà” đến nay đã


phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90cm, diện tích tán lá rộng
khoảng 30-40m2. Còn một nhánh nhỏ của "cây đa ông" đến nay cũng đã hồi sinh
và phát triển thành cụm cây mới gồm 4 gốc xanh tốt.
Việc cây đa Tân Trào lịch sử hồi sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó không
chỉ là biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải phóng mà còn là niềm tự hào của
mỗi người dân Việt Nam.


Lán nà nưa.


Lán Nà Nưa, nơi in đậm hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian Người ở và
làm việc tại Tân Trào, lãnh đạo cách mạng tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi.
Tại đây, Người đã chỉ thị thành lập Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ
trang thành Quân giải phóng, chủ trì Hội nghị toàn quốc của Ðảng và Quốc dân
Ðại hội Tân Trào, bầu ra Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, quyết định Tổng khởi
nghĩa trong cả nước, giành chính quyền về tay nhân dân, lập ra kỷ nguyên độc lập,
tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 5/1945, sau cuộc hành trình từ Pác Bó, Cao Bằng về Tân Trào và ở một tuần
tại gia đình ông Nguyễn Tiến Sự, Chủ nhiệm Việt Minh của Làng Kim Long lúc
bấy giờ, Bác Hồ đã chuyển lên ở và làm việc tại căn lán ở chân núi Nà Nưa. Đây là
căn lán nhỏ, cách làng Tân Lập 500m về phía Đông, được dựng theo kiểu nhà sàn
của người miền núi, dưới các tán cây rậm rạp đảm bảo bí mật và đáp ứng được yêu
cầu “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”.
Trong điều kiện ở và làm việc hết sức gian khổ, thiếu thốn nhưng Bác vẫn miệt mài
làm việc. Tại căn lán nhỏ đơn sơ này, Bác Hồ đã soạn thảo các Văn kiện, Chỉ thị,
đề ra các chủ trương, kế hoạch chỉ đạo cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
thắng lợi cuối cùng.
Từ căn lán đơn sơ của khu rừng Tuyên Quang, với những nhận định đúng đắn,
những quyết sách kịp thời, táo bạo về thời cơ cách mạng, Bác Hồ đã chỉ đường cho
toàn Đảng, toàn dân, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại cho dân tộc Việt
Nam, đó là chấm dứt thời kỳ nô lệ và bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do.
Cùng với quần thể di tích Tân Trào thời kỳ tiền khởi nghĩa, Lán Nà Nưa đã và đang
trở thành điểm tham quan, về nguồn của mỗi người dân Việt Nam khi đến với
chiếc nôi cách mạng Tân Trào, tìm hiểu về những năm tháng đầu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nơi in bóng dáng sâu đậm của vị lãnh tụ vĩ
đại, người Cha già kính yêu của cả dân tộc Việt Nam.


70 năm đã qua nhưng hình ảnh và tấm gương sáng ngời về đức hi sinh của Chủ

tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người ở và làm việc tại Tân Trào luôn sáng mãi
trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc Tuyên
Quang nói riêng. Đó là lời động viên, khích lệ mỗi người dân nâng cao ý thức học
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, góp phần giữ vững thành quả cách
mạng, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.



Đình Hồng Thái .

Ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, cách đình Tân Trào khoảng 1km trên đường từ
đèo Chấn sang huyện lỵ Sơn Dương. Đình Hồng Thái, đình Tân Trào và cây đa
Tân Trào đều nằm trong cụm di tích lịch sử cách mạng Tân Trào .
Kiến trúc đình Hồng Thái hoàn toàn giống đình Tân Trào, khung đình làm bằng gỗ,
mái lợp lá cọ, gồm ba gian hai chái.
Đình lát sàn gỗ, cao cách mặt đất khoảng 0,5-0,6m. Ở gian giữa phía trước không
lát ván. Chung quanh đình để trống, không thưng vách. Ở bốn cột sàn lửng, có bốn
câu đối chữ Hán. Nhang án đặt ở dưới đất gian giữa phía ngoài. Ba mặt của nhang
án được chạm trổ hoa văn trong các ô vuông và ô chữ nhật, được sơn son thếp
vàng.
Đình Hồng Thái là nơi dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường
từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào dự Quốc dân Đại hội ngày 16 và 17 tháng 8 năm
1945, chỉ trước ngày Tổng khởi nghĩa hai ngày. Tại đây, Người đã tiếp và trao đổi
với các cán bộ, lãnh đạo đặc khu Nguyễn Huệ. Đình Hồng Thái còn là nơi đón tiếp
các đại biểu cả nước về dự Đại hội. Trong thời kỳ 9 năm chống Pháp, đình Hồng
Thái là nơi đặt trạm thường trực của An Toàn Khu (ATK).

11 . Cố Đô Hoa Lư – Ninh Bình .

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng

thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được
UNESCO công nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các
nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính


từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử.[1][2] Hoa Lư là kinh đô đầu tiên
của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử:
thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà
Nội.[3] Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng
Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau
đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây
nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố
đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với
bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua
nhiều thời đại.
Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh
Bình của tỉnh Ninh Bình, Kinh đô Hoa Lư xưa (tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện
nay) là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà
khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên
cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và nhiều hang động có di chỉ
cư trú của con người các thời kỳ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn và Đa
Bút. Quần thể di sản thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của
người tiền sử từ 30.000 năm trước. Thời Hồng Bàng nơi đây thuộc bộ Quân Ninh.
Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu.[4]
Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng cố đô Hoa Lư
thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ[5]. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc
Trường châu.[6]
Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy
lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2
anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương

Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh
Bộ Lĩnh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô
ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ
năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại
Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại đóng đô tại
đây. Thời kỳ này, Hoa Lư là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao giữa các triều
đình nước Đại Cồ Việt với triều đình nhà Bắc Tống (Trung Quốc): thời Đinh 2 lần
(năm 973, 975), thời Tiền Lê 10 lần
(980, 985, 986, 987, 988, 990, 995, 996, 997, 1007[7]).


×