Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nội luật hóa các quy định phòng chống lao động cưỡng bức trong Bộ luật lao động năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>NỘI LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG </b>

<b>LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 </b>

<b>TÓM TẮT: Cưỡng bức lao động là một trong những mặt trái của quan hệ lao động, </b>

xâm phạm quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động, trong nhiều trường hợp trực tiếp xâm phạm tới nhân phẩm, các quyền tự do thân thể của người lao động. Khi tồn tại tình trạng cưỡng bức lao động, người sử dụng lao động khơng tơn trọng và khơng tính tới quyền lợi chính đáng của người lao động, do đó cưỡng bức lao động là một biểu hiện của sự bất công và khơng khuyến khích được tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Việc phòng, chống lao động cưỡng bức, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi cưỡng bức lao động mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích nội luật hóa các quy định về phịng, chống lao động cưỡng bức trong Bộ luật Lao động năm 2019 và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề trên.

<i><b>Từ khóa: Cưỡng bức lao động; nội luật hóa; người lao động; người sử dụng lao </b></i>

động.

<b>ABTRACTS: Forced labor is one of the negative aspects of the labor relationship, </b>

infringing upon the freedom of choice of employment of the employee, in many cases directly infringing upon the dignity and physical freedoms of the employee. labor. When forced labor exists, employers do not respect and do not take into account the legitimate rights of workers, so forced labor is an expression of injustice and discourages workers from doing business. creativity and positivity of employees. The prevention and combat of forced labor, and the timely detection and prevention of acts of forced labor bring many important benefits. Within the scope of the article, the author focuses on analyzing the internalization of the provisions on the prevention and combat of forced labor in the Labor Code in 2019 and proposing to improve the legal regulations on the above issue.

Keywords: Forced labor; Internal legislation; workers; employer.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1. Dẫn nhập </b>

Tồn cầu hố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề lao động cũng như đến pháp luật lao động. Những ảnh hưởng này đã dẫn đến xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như việc xác định như thế nào là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Từ sau khi chiến tranh chấm dứt, các quan điểm chính trị bắt đầu xuất hiện và đối đầu nhau. Cuộc đối giữa hai hệ tư tưởng khác nhau của những người ủng hộ tồn cầu hóa tự do hồn tồn với đặc trưng là tự do thương mại, tự do đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và với một bên là những người ủng hộ việc lập ra các quy định toàn cầu để bảo vệ người lao động cũng như bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng tiêu cực của q trình tồn cầu hố gây ra.

Tại Hội nghị Lao Động Quốc tế lần thứ 86 họp ở Geneva tháng 6 năm 1998, các nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó có Việt Nam, phê chuẩn Tuyên bố về những Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động và cơ chế theo dõi thực hiện Tuyên bố. Hai chương đầu của ấn phẩm xoay quanh Tuyên bố 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, cụ thể là : (i) tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; (ii) loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; (iii) xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em; và (iv) loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Cơng ước số 29 và 105 về xố bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc; Công ước số 138 và 182 về xoá bỏ lao động trẻ em; Cơng ước số 100 và 111 Về xóa

<b>bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. </b>

<b>2. Một số vấn đề cơ bản về nội luật hóa </b>

<i> “Nội luật hóa” là q trình chuyển những tư tưởng, nội dung các quy phạm điều </i>

ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật quốc gia, thông qua việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với các quy phạm pháp luật quốc tế, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Quá trình nội luật hóa nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị khác nhau, do đó cần phải có một quá trình nội luật hố để giúp chuyển hố các điều ước quốc tế thành luật quốc gia, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị của quốc gia đó, khơng bị ràng buộc một cách cứng nhắc bởi một quy phạm chung là luật quốc tế. Việc nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế. Quá trình nội luật hóa nhóm quy định này bảo đảm việc các quy định của pháp luật quốc tế có thể dễ dàng áp dụng, dễ dàng tiếp cận đối với từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Ngoài ra còn tạo nên cơ sở pháp lý để thực thi một cách có hiệu quả các Cơng ước của ILO về các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Việc đang hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì vấn đề hồn thiện hệ thống pháp luật lao động và Luật Cơng đồn phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế là điều tất yếu. Đây khơng chỉ là tiền đề cho q trình hội nhập, mà còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với mỗi quốc gia, q trình nội luật hóa diễn ra theo những quy trình, điều đó tùy thuộc thời điểm mà quốc gia đó tham gia ký kết các Cơng ước quốc tế và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, q trình nội luật hóa chịu tác động bởi những yếu tố sau đây:

<i>Thứ nhất, sự tham gia vào các chuỗi giá trị tồn cầu hóa. Việc tham gia vào các </i>

hiệp định về kinh tế cùng với các quốc gia khác trên thế giới hiển nhiên đem lại nhiều ưu đãi đối với Việt Nam. Sau nhiều năm đàm phán để kí kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đến năm 2016 khi Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP, TPP đã khơng cịn hiệu lực. Các quốc gia còn lại đã đàm phán và đi tới thống nhất ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018 và vẫn giữ các nội dung cơ bản của TPP. Việc ký kết CPTPP đem lại cho nước ta nhiều ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang các thị trường đối tác như Úc, Nhật Bản, Singapore...

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Cùng với CPTPP, vào tháng 6/2019, Việt Nam đã chính thức ký kết 02 hiệp định với Liên minh châu Âu gồm Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Được đánh giá sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu Việt Nam, hai hiệp định này giúp nước ta mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại thứ hai của EU trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chỉ sau Singapore, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 56,45 tỷ USD vào năm 2019, tăng 1,11% so với năm 2018 theo bảng dưới đây:

<i><b>Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) </b></i>

<i> (Nguồn: Tổng Cục Hải quan) </i>

<i> </i>

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, EVFTA sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đến năm 2027, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% còn lại, EU cam kết dành

<i>cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. </i>

Có thể nói CPTPP và EVFTA là hai hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất mà Việt Nam đã ký kết từ trước tới nay. Để trở thành thành viên của hai hiệp định này, Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), không chỉ trong các ngành sản xuất, xuất khẩu mà cịn là trong tồn bộ chuỗi cung ứng của Việt Nam. Việc thực hiện các tiêu chuẩn này địi hỏi q trình

<i>Trị giá Tăng(%) Trị giá Tăng(%) Trị giá Tăng(%) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nội luật hóa các quy định và pháp luật. Việt Nam phải thực hiện nhanh chóng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, điều này đồng thời có thể gây khó khăn hơn về việc tận dụng các cơ hội xuất khẩu và doanh nghiệp cần cải thiện điều kiện cho người lao động trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và cung cấp hàng hóa cho các đối tác ở nước ngoài.

<i>Thứ hai, thực trạng quan hệ lao động. Việt Nam đã phê chuẩn 07 Công ước trên </i>

tổng cộng 08 Công ước về Tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản tính đến thời điểm hiện tại, chỉ cịn Cơng ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể là chưa được phê duyệt. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã tham gia cả hai hiệp định “thế hệ mới” là CPTPP và EVFTA, nước ta đứng trước đòi hỏi cơ chế thực thi mạnh mẽ, đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật và xây dựng bộ máy thực thi đầy đủ sẵn sàng. Theo kinh nghiệm của một số nước khác<small>1</small>, trong giai đoạn đầu của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế theo các hiệp định thương mại tự do sẽ phải đối mặt với các khiếu nại liên quan tới các tiêu chuẩn lao động. Do đó, thực trạng quan hệ lao động có tác động đến q trình nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Nếu thực trạng quan hệ lao động hài hịa thì sẽ là một điểm thuận lợi, thúc đẩy việc tham gia các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

<i>Thứ ba, ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Việc thúc đẩy và thực </i>

hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mang tầm quan trọng trong việc đề cao sự công bằng trong xã hội, điều đó cho phép người lao động có quyền tự do thành lập tổ chức cơng đồn, khơng bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. Song, thực hiện quyền này cũng đem lại thách thức đối với nước ta, gây khó khăn trong quản lý và điều hành khi tự do thành lập cơng đồn sẽ dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cơng đồn độc lập bên cạnh tổ chức cơng đồn hiện có ở Việt Nam và khơng có gì đảm bảo rằng các tổ chức này sẽ chỉ hoạt động vì mục đích bảo vệ người lao động mà bên cạnh đó có thể xảy ra tình trạng đình cơng liên tiếp, gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

<small>1</small><i><small> TS. Bùi Sỹ Lợi (2018), Báo cáo “Luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế ở Việt Nam và các giải pháp để thực thi </small></i>

<i><small>có hiệu quả - Cơ Sở lý luận và thực tiễn”.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Vì vậy tác giả nhận thấy để tăng cường và tăng tính hiệu quả của việc hội nhập với khu vực và thế giới, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, chúng ta phải tích cực đổi mới thể chế, điều chỉnh luật pháp trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những cam kết trong các Hiệp định trên nhiều lĩnh vực, trong đó có các tiêu chuẩn về lao động.

<b>3. Quy định về phòng, chống lao động cưỡng bức </b>

Các tiêu chuẩn của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức được thể hiện tập trung tại hai Công ước cơ bản và một Nghị định thư, bao gồm: Công ước số 29 năm 1930 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc<small>2</small>; Công ước số 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức<small>3</small>; và Nghị định thư năm 2014 bổ sung cho Công ước số 29.

<i><b>Công ước số 29 và Nghị định thư năm 2014 bổ sung cho nhau. Công ước số 29</b></i><small>4</small>

tính tới thời điểm hiện tại đã được 179 quốc gia phê chuẩn<sup>5</sup>. Trong Công ước đưa ra những nét tồn diện về lao động cưỡng bức, trong đó có các nội dung cơ bản:

- Định nghĩa về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Theo Điều 2 Công ước số 29,

<i>lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc “là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người ép buộc </i>

<i>phải làm dưới sự đe dọa của một sự trừng phạt nào đó mà bản thân người đó khơng tự nguyện làm”. Như vậy, có ba thành tố chính cấu thành nên khái niệm cưỡng bức, đó là: </i>

Lao động cưỡng bức có thể dưới dạng “cơng việc” hoặc “dịch vụ”; Không phải mọi công việc hoặc dịch vụ đều được xem là lao động cưỡng bức mà chỉ những công việc hoặc dịch

<i>vụ mà một người phải làm theo cung cấp do có “sự đe dọa bằng một sự trừng phạt nếu </i>

<i>người đó khơng thực hiện”; Người thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó trong tâm thế “không tự nguyện” </i>

- Những trường hợp lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc nhưng được loại trừ, không phải là lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc phải xóa bỏ theo Công ước

<small>2 Việt Nam gia nhập ngày 29/1/2007 </small>

<small>3 Việt Nam gia nhập ngày 08/6/2020 </small>

<small>4 Toàn văn Công ước 29 tại: normes/documents/normativeinstrument/wcms_645548.pdf </small>

<small> Xem danh sách các quốc gia thành viên Công ước 29 tại: </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Theo quy định của Công ước số 29, các quốc gia thành viên phải xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức, trong đó bao gồm cả việc áp dụng chế tài đối với các hành vi cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thỏa mãn các điều kiện nêu trên đều là lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc bị nghiêm cấm theo quy định của Công ước 29. Công ước cũng đưa ra các trường hợp, tuy đáp ứng những đặc điểm của lao động cưỡng bức như phân tích ở trên nhưng một số trường hợp được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của Công ước, bao gồm:

+ Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc và trong những hoạt động có tính chất qn sự thuần túy;

+ Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc vào những nghĩa vụ bình thường của cơng dân trong một quốc gia độc lập, tự chủ;

+ Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định của tồ án, với điều kiện là cơng việc hoặc dịch vụ đó phải được tiến hành dưới sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan công quyền và người đó khơng bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân;

+ Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm trong những trường hợp khẩn cấp, nghĩa là trong những trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai họa hoặc có nguy cơ xảy ra tai họa như cháy, lụt, nạn đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, sự xâm hại của thú vật, cơn trùng hoặc ký sinh trùng và nói chung mọi tình thế gây nguy hiểm cho đời sống hoặc cho sự bình n của tồn thể hoặc một phần dân cư;

+ Những cơng việc của thơn xã vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng và do những thành viên của cộng đồng đó thực hiện, và vì vậy có thể coi như là những nghĩa vụ cơng dân bình thường của các thành viên cộng đồng, với điều kiện là những thành viên trong cộng đồng đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý kiến về sự cần thiết của những công việc ấy.

- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc áp dụng các biện pháp nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Điều 1 Công ước số 29 yêu cầu các quốc gia thành viên phải xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, trong thời hạn ngắn nhất có thể đạt được. Tuy nhiên, Công ước cho phép trong giai đoạn chuyển tiếp đến việc xóa bỏ hồn tồn, vẫn có thể sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc nhưng chỉ được xem một biện pháp đặc biệt, nhằm phục vụ những mục đích cơng cộng, với những điều kiện và những bảo đảm do Công ước quy định. Giai đoạn chuyển tiếp này thông thường chỉ là 5 năm. Hết thời hạn 5 năm kể từ ngày Công ước số 29 bắt đầu có hiệu lực với quốc gia liên quan, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ xem xét khả năng gia hạn thêm, và thường thì sẽ khơng gia hạn thêm giai đoạn chuyển tiếp đó.

Những biện pháp các quốc gia thành viên cần thực hiện nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức bao gồm cả những biện pháp về luật pháp, hành chính và tư pháp. Một trong những yêu cầu cụ thể của Công ước về vấn đề này là hành vi vi phạm về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc phải bị áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất là chế tài hình sự.

Bổ sung cho Cơng ước 29, năm 2014 ILO phê chuẩn Nghị thư bổ sung, nhằm giải quyết một số diễn biến mới trong thực tiễn lao động cưỡng bức. Nội dung cơ bản của Nghị định thư năm 2014 bao gồm các quy định về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc đưa ra những biện pháp hiệu quả, bao gồm cả những chính sách và kế hoạch hành động quốc gia nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức một cách hiệu quả và bền vững, trong đó tập trung vào những giải pháp nhằm: Cung cấp sự bảo vệ và tiếp cận đến các biện pháp thích hợp và hiệu quả - chẳng hạn như bồi thường khắc phục hậu quả - cho nạn nhân của lao động cưỡng bức; Đưa ra những hành động cụ thể chống nạn bn bán người vì mục đích lao động cưỡng bức.

<i><b>Đối với Cơng ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong tám công ước </b></i>

cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và được ILO thông qua ngày 25/6/1957. Công ước số 105 là Công ước cùng cặp với Công ước số 29 trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Việc phê chuẩn Công ước số 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức đặt ra yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt ở Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, việc không sử dụng lao động cưỡng bức sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tránh được sự tẩy chay

</div>

×