Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Dinh Dưỡng Cộng Đồng Và Các Yếu Tố Văn Hóa Xã Hộ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Bài 1: Dinh dưỡng cộng đồng và các yếu tố văn hóa xã hội...6

1. Một số khái niệm về cộng đồng, văn hóa xã hội và dinh dưỡng...6

1.1. Khái niệm về cộng đồng...6

1.2. Khái niệm về VHXH...6

1.3. Khái niệm về dinh dưỡng cộng đồng...7

2. Lịch sử phát triển của khoa học dinh dưỡng và phong cách ăn uống của người Việt...7

2.1. Lịch sử phát triển...7

2.2. Các mốc phát triển của dinh dưỡng học...8

2.3. Văn hóa dinh dưỡng của dân tộc Việt Nam...10

3. Văn hóa dinh dưỡng của một số nước trên thế giới...15

2. Dinh dưỡng ở Việt Nam: thành tựu và thách thức...27

2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội...28

2.2. Tình hình tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng...30

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

3. Các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng...31

4. Các vấn đề về chiến lược dinh dưỡng trong bối cảnh mới...31

4.1. Chiến lược dinh dưỡng dự phòng...31

4.2. Chiến lược dựa vào thực phẩm...34

4.3. Tiếp cận truyền thống và sinh thái...35

4.4. Giám sát và thông tin dinh dưỡng trong bối cảnh mới...36

Bài 4: Thiếu và thừa dinh dưỡng...38

1. Suy dinh dưỡng (SDD)...38

1.1. Tầm quan trọng của SDD...38

1.2. Đặc điểm <b>dịch tễ học</b> của SDD trên thế giới và ở nước ta...39

1.3. Nguyên nhân của SDD...40

1.4. Các thể lâm sàng của SDD và cách phân loại SDD ở cộng đồng...42

1.5. Các biện pháp phòng chống SDD...44

2. Thiếu vitamin A và khô mắt...47

2.1. Tổng quan...47

2.2. Nguyên nhân...47

<b>2.3. Biểu hiện của thiếu vitamin A...48</b>

2.4. Những đối tượng chịu nguy cơ cao của thiếu vitamin A...49

2.5. Đánh giá mức độ của thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở cộng đồng...50

Thiếu vitamin A có thể là vấn đề có YNSKCĐ ở vùng này, nhưng lại khơng có ý nghĩa ở vùng khác, do đó chúng ta cần phải xác định liệu có vấn đề thiếu vitamin A hay không theo các bước sau...50

2.6. Điều trị và dự phịng thiếu vitamin A và bệnh khơ mắt...51

3. Thiếu máu dinh dưỡng...53

<b>3.1. Tình hình thiếu máu</b> và <b>ảnh hưởng</b> của thiếu máu dinh dưỡng tới sức khỏe cộng đồng...53

3.2. Những <b>triệu chứng</b> của thiếu máu...54

<b>3.3. Phát hiện và xác định người bị thiếu máu dinh dưỡng...54</b>

3.4. Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu dinh dưỡng...55

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao của thiếu máu dinh dưỡng là...55

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.5. Phòng và điều trị thiếu máu dinh dưỡng...56</b>

3.5.1. Phòng thiếu máu dinh dưỡng...56

<b>3.5.2. Điều trị thiếu máu dinh dưỡng...57</b>

4. Thiếu iod và bướu cổ...58

<b>4.1. Nguyên nhân của thiếu iod...60</b>

4.2. Những ảnh hưởng và rối loạn khi thiếu iod...60

Những biểu hiện của rối loạn do thiếu iod có thể phát hiện dựa vào một số yếu tố sau...60

4.3. Tầm quan trọng của <b>thiếu iod</b> và <b>biện pháp</b> phịng chống...62

5. Thiếu kẽm...65

<b>5.1. Tình hình thiếu kẽm...65</b>

5.2. Hậu quả của thiếu kẽm...66

<b>5.3. Biện pháp phòng thiếu kẽm...66</b>

6. Thừa cân và béo phì...67

<b>6.1. Tình hình thừa cân, béo phì...67</b>

<b>6.2. Nguyên nhân của thừa dinh dưỡng, thừa cân và béo phì...68</b>

<b>6.3. Hậu quả của thừa cân, béo phì...68</b>

6.4. Các <b>phương pháp xác định</b> thừa cân và béo phì...68

6.5. Các <b>biện pháp dự phịng</b> và quản lí thừa cân và béo phì...69

Bài 5: Thực phẩm và văn hóa...71

1. Khái niệm về văn hóa...71

1.1. Giới thiệu một số khái niệm về văn hóa...71

1.2. Định nghĩa văn hóa của UNESCO...71

2. Khái niệm về thực phẩm...72

3. Các thành tố văn hóa có liên quan đến thực phẩm...72

3.1. Tơn giáo...72

3.2. Triết lí Âm dương – Ngũ hành...73

3.3. Phong tục, tín ngưỡng dân gian...74

<b>3.4. Yếu tố vùng miền của văn hóa ẩm thực...74</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4. Mối liên hệ giữa một số thành tố của văn hóa và thực phẩm...75

4.1. Tơn giáo và vấn đề kiêng kị một số thực phẩm...75

<b>4.2. Tín ngưỡng, phong tục dân gian đối với sự lựa chọn, sử dụng thực </b>phẩm...76

4.3. Triết lí Âm dương – Ngũ hành và thực phẩm...80

4.4. Yếu tố địa lí và ẩm thực vùng miền...81

Bài 6: Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và các yếu tố văn hóa – xã hội...83

1. Mở đầu...83

1.1. “Sữa mẹ là nguồn Dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”...83

1.2. Lợi ích của việc NCBSM...83

2. Các yếu tố văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến thực hành NCBSM...85

3. Quyết định NCBSM hay cho trẻ bú bình?...90

4. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa về NCBSM...91

Bài 7: Dinh dưỡng thời kì mang thai và các yếu tố văn hóa – xã hội...93

1. Mở đầu...93

2. Các thói quen về ăn uống ảnh hưởng đến dinh dưỡng nói chung...94

<b>2.1. Thói quen</b> ăn uống và <b>nguồn gốc</b> của các thói quan này...94

2.2. Các ưu điểm về mặt dinh dưỡng của các thói quen ăn uống truyền thống...96

2.3. Những <b>cấm kị</b> về mặt thực phẩm...98

2.4. Thay đổi thói quen ăn uống...100

2.5. Những thói quen mới có hại...101

3. Các yếu tố văn hóa – xã hội ảnh hưởng đặc thù trong thời kì có thai và cho con bú...102

3.1. Thời kì có thai...102

3.2. Một số niềm tin về thực phẩm dành cho phụ nữ có thai ở Việt Nam trênquan điểm dinh dưỡng...103

3.3. Thời kì cho con bú...107

3.4. Một số thức ăn được <b>dân gian</b> truyền bá có <b>tác dụng tăng cường tiết sữa cho bà mẹ...108</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Chuối sứ...108Đây là loại chuối quả to, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loạichuối khác...108

Trong chuối có chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khống tố như magê, vơi, kali, sắt, phospho, fluor và iod...108

Đặc biệt, lớp men của loại quả này rất tốt, sản phụ nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân...1084. Những tác động để có kết quả tốt hơn...111

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Bài 1: Dinh dưỡng cộng đồng và các yếu tố văn hóa xã hội

<b>1. Một số khái niệm về cộng đồng, văn hóa xã hội và dinh dưỡng</b>

1.1.Khái niệm về cộng đồng

- Cộng đồng là một nhóm người sống trong một mơi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau (Korten, 1987)

- Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc khơng chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên

- Các đặc điểm có thể là

Kinh tế xã hội (cộng đồng làng xã, khu dân cư đơ thị,…)Huyết thóm (cộng đồng của các thành viên thuộc một họ tộc,…)Mối quan hệ và quan điểm (nhóm sở thích trong một dự án phát triển,…)

Mơi trường, nhân văn (cộng đồng đồng bào dân tộc Vân Kiều tại huyện Hướng Hóa, và các đặc điểm khác như tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý,…)

phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng đấy có đặc thù riêng. Văn hóa cịn bao gồm hệ thống những chuẩn mực và giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng

<b>- Định nghĩa văn hóa của Tylor (1887) được nhiều người cơng nhận: “Văn hóa</b>

là một tổng thể tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, tập quán và tất cả mọi khả năng mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội”

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Văn hóa là một phạm trù phức tạp, trừu tượng và mang tính chất đa dạng. Văn hóa của một cộng đồng người được trao quyền và bảo lưu của các thế hệ khơng phải thơng qua con đường di truyền mang tính bẩm sinh như di truyền sinh học mà thông qua con đường học hỏi giữa các thành viên trongcộng đồng- Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam: văn hóa là hệ thống hiện có về các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtđộng thực tiễn, trong tác động qua lại giữa con người với môi trường xã hộivà tự nhiên

1.3.Khái niệm về dinh dưỡng cộng đồng

<b>- dinh dưỡng cộng đồng bao gồm các hoạt động dinh dưỡng được thiết kế </b>

để cung cấp cho <b>người dân đang sinh sống trong một khu vực địa lý</b> cụ thể

<b>một chế độ ăn an toàn, đầy đủ và khỏe mạnh</b>

- Những hoạt động này bao gồm: giáo dục dinh dưỡng, cải thiện và tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe, các chương trình liên quan đến thực phẩm, các chương trình y tế dự phịng, phân tích chính sách của địa phương và phát triển các cơ sở hạ tầng của tổ chức để hỗ trợ các chương trình dinh dưỡng đó

<b>- dinh dưỡng cộng đồng liên quan đến 4 bước cung cấp dịch vụ1) Đánh giá để xác định các vấn đề </b>

<b>2) Lập kế hoạch để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cộng đồng3) Thực hiện để phát triển hệ thống để làm giảm vấn đề</b>

<b>4) Đánh giá để xem vấn đề đã được cải thiện hoặc giải quyết hay chưa2. Lịch sử phát triển của khoa học dinh dưỡng và phong cách ăn uống của </b>

Nhấm mạnh về vai trị ăn trong điều trị, ơng viết: Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải có dinh dưỡng.

- Ơng cũng nhận xét: Hạn chế ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mạn tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Thế kỷ thứ XIV, Tuệ Tĩnh trong sách “Nam dược thần hiệu” đã đề cập nhiều đến tính chất chữa bệnh của thức ăn và có những lời khuyên ăn uống trong một số bệnh và ông đã phân biệt ra thức ăn hàn, nhiệt

- Hải Thượng Lãn Ông – một danh y Việt Nam thế kỷ XVIII cũng rất chú ý tới việc ăn uống của người bệnh

Ơng viết: Có thuốc mà khơng có ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết. Đối với người nghèo không những ông thăm bệnh cho thuốc khơng lấy tiền mà cịn trợ giúp cá gạo và thực phẩm cần thiết cho người bệnh

2.2.Các mốc phát triển của dinh dưỡng học

<b>Sidengai người Anh </b>

- Có thể coi là người thừa kế những ý tưởng của Hypocrat, ơng đã cho rằng “để nhằm mục đích điều trị cũng như

<b>phòng chống nhiều bệnh chỉ cần cho ăn những chế độ ăn thích hợp</b> và <b>sống một đời sống có tổ chức hợp lý</b>”- Chống lại sự mê tín thuốc men và yêu cầu lấy bếp thay cho bào chế

<b>Cùng thời với Sidengai – Hacvay</b>

- Là một người tìm ra tuần hồn máu trong cơ thể

- Rất chú ý đến chế độ ăn (diet), trong đó còn một chế độ ănhạn chế mỡ cho một số bệnh, đến nay được gọi là chế độ ănBentinh – tên một bệnh nhân của Hacvay, sau khi ăn điều trịcó kết quả đã tuyên truyền rất nhiều về chế độ ăn nàyTừ cuối thế kỉ XVII - Những nghiên cứu về vai trò sinh năng lượng của thức ăn

<b>- Những cơng trình của Lavoadie (1743 – 1794) đã chứng </b>

minh thức ăn vào cơ thể được chuyển hóa sinh năng lượng1803 – 1873 <b>Liebig (1803 – 1873)</b> đã có những cơng trình nghiên cứu

chứng minh trong thức ăn những chất sinh năng lượng là protein, lipid và glucid

Magendi nghiên cứu vai trò của protein rất quan trọng đối với sự sống sau này

1838 Mulder đề nghị đặt tên chất đó là protein1831 – 1908

1854 – 1932

Những nghiên cứu về cân bằng năng lượng Voit (1831 – 1908) của P.Rubner (1854 – 1932) đã chế tạo ra buồng đo nhiệt lượng và chứng minh được định luật bảo toàn năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lượng áp dụng cho cơ thể sống

1728 – 1779 Những nghiên cứu về vitamin mở đầu gắn liền với bệnh hoạihuyết của thủy thủ mà Giem Cook đã khuyên là thủy thủ cầnuống nước chanh (1728 – 1779)

1858 – 19301886

Những nghiên cứu của Eikman (1858 – 1930) đã tìm ra nguyên nhân của bệnh Beriberi vào năm 1886 ở đảo Java, Indonesia sau đó 30 năm

Cuối thế kỉ 19 đến nay

Những cơng trình nghiên cứu về vai trò của các acid amin, các vitamin, các acid béo không no, các vi lượng dinh dưỡngở phạm vi tế bào, tổ chức và toàn cơ thể đã góp phần hình thành phát triển và đưa ngành dinh dưỡng lên thành một môn học

Gomez – 1956Jelliffe – 1959Welcome – 1970Waterlow – 1973

Những nghiên cứu về bệnh SDD protein năng lượng của nhiều tác giả

BITOT – 1863M.Collum – 1913Block – 1920

Những nghiên cứu về thiếu vi chất như thiếu vitamin A và bệnh khô mắt

Thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm

Giải thích mối quan hệ nhân quả và các chương trình can thiệp ở cộng đồng

Đến năm 2000 - Không những với sự phát triển của ngành dinh dưỡng và y học cộng đồng, hướng tới sức khỏe trong mọi người dân- Đến năm 2000 đã có cả một chương trình hành động về

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dinh dưỡng

2.3.Văn hóa dinh dưỡng của dân tộc Việt Nam2.3.1. Đặc điểm văn hóa ăn uống của người Việt

- Ăn uống là một trong những nhu cầu tất yếu của con người

- Khi cuộc sống cịn khó khăn, điều trước tiên người ta nghĩ đến là phải làm sao để ăn cho no, mặc cho ấm

- Khi kinh tế đã dần phát triển, người ta lại nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp khi đó ăn khơng những chỉ để tồn tại mà ăn còn để thưởng thức ăn để giao tiếp

- Cho dù bất kỳ một thời đại nào, một hồn cảnh nào thì trong ăn uống bao giờ cũng có những nghi lễ và tập tục nhất định

a. Văn hóa ăn uống của người Việt <b>phong phú đa dạng</b>

- Mang <b>màu sắc văn hóa nơng nghiệp lúa nước</b>, cư dân người Việt có nền ẩm thực vơ cùng phong phú, khơng chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hóa giao tiếp ứng xử qua ẩm thực

- Từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo racác nguyên liệu cho các món ăn có lợi cho sức khỏe

- Đó chính là <b>triết lý âm dương ngũ hành</b> trong văn hóa ẩm thực

<b>- Thức ăn người Việt là sự tổng hịa của 54 nền văn hóa của các dân tộc anh </b>

em và đặc trưng cho <b>3 vùng miền </b>của đất nước

<b>b. Thức ăn</b> của người Việt <b>gần gũi với thiên nhiên</b>

- Người Việt đã biết tận dụng từ môi trường rất nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như

Những loại cây cho bột (củ từ, củ cải, bột báng,…)

Các loại rau quả nhiệt đới (rau muống, rau rút, rau ngót, rau mồng tơi, lá gai, lá khúc,…)

Các loại quả đặc biệt (nhãn lồng, vải thiều, nhiều loại cam, chanh, bưởi đặc sản,…)

- Các loại gia vị trong bữa ăn của người Việt có thể tìm thấy ngay sau nhà cũng như tận rừng sâu núi cao

Nhiều loại gia vị đã được các thương gia người nước ngoài du nhập vào châu Âu từ nhiều thế kỷ trước

- Mơi trường sống của mình khơng cho phép người Việt phát triển những bầyđàn gia súc lớn như cư dân du mục ở các vùng thảo nguyên khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Người Việt đã biết tận dụng những nguồn đạm động vật có sẵn quanh mìnhđể chế biến thành các thức ăn bổ, giàu dinh dưỡng và có giá trị cao trong nghệ thuật ẩm thực

- Từ những thức ăn hàng ngày như các loại mắm làm từ cá, cua, tôm, tép cho đến những món ăn từ tự nhiên như cua, cá, ốc, ếch và cả các loại bị sát, cơn trùng như gián, ba ba, rươi, nhộng tằm, đuông, trứng kiến và độc đáo như cà cuống,… đã được phát hiện và đưa vào nghệ thuật ẩm thực Việt Nam

<b>c. Thức ăn</b> người Việt <b>không quá nhiều thịt và nhiều chất béo</b> như khẩu phần ăn ở các nước phương Tây

<b>- Người Việt khơng có xu hướng sử dụng nhiều thịt trong bữa ăn hằng ngày </b>

- Xưa nay thịt thường được sử dụng nhiều chỉ trong những dịp giỗ, tết, hội hè, đình đám

- Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, bữa ăn hằng ngày của người Việt đã nhiều thức ăn động vật hơn

- Thức ăn người Việt không chỉ tập trung vào thịt mà còn ăn rất nhiều cá, tôm, cua, ốc, hến

- Từ cổ xưa người Việt đã biết sử dụng nguồn đạm thực vật rất thường xuyên, hầu như gia đình người Việt nào cũng có lọ muối vừng, muối lạc hoặc lọ tương chế biến từ đậu nành

d. Bữa ăn người Việt <b>mang tính tập thể</b> nhiều hơn là phục vụ cá nhân

<b>- Trong bữa cơm gia đình</b>

<b>Gia đình cổ truyền của người Việt thường có xu hướng tập trung nhiều thế hệ</b>

Có những gia đình tồn tại 3 thế hệ cùng sống chung, ăn chung (tam đại đồng đường) hoặc bốn thế thực Việt Nam

Người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm

Khi xới bát cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm dẻo không bao giờ đơm miếng cháy vào bát cáccụ

Thức ăn trong mâm thường có phần riêng dành cho trẻ nhỏ, người già luôn được mọi người, quan tâm

Người Việt rất tơn trọng nhau và thể hiện một khơng khí hòa đồng, mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Khơng có sự phân biệt giữa các thành viên trong gia đình, nếu có những ưu tiên nhường nhịn thì chỉ là những quy ước tự giác, không bắt buộc, nhưng tuân thủ các quy tắc ấy chính là thể hiện một lối sống có văn hóa

Khi có người khách được mời tham dự vào bữa cơm trong gia đình thì người khách bao giờ cũng được mời ngồi ở mâm ưu tiên, vị trí ưu tiên nếu như có nhiều mâm và chủ nhà hết sức ân cần chăm sóc khách

Trong khi ăn ở gia đình người Việt, có thể nói chuyện thân mật chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện làng xóm

Thường thể hiện những đạo lý quan trọng thơng qua hoạt động ăn uống là tình cảm nồng thắm, thủy chung, giản dị, thanh bạch nhưng có tình có nghĩa

Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một mơi trường văn hóa, một khơng gian văn hóa thể hiện một quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa khá độc đáo của người Việt

Mọi yếu tố văn hóa khơng chỉ chuyển tải trong chuyện ăn gì mà cịn ln ln được gìn giữ trong khn phép cổ truyền một lối ăn theo trật tự truyền thống

- Trong mâm cỗ

Trong những dịp giỗ tết, vị trí cao thấp của các mâm thường được phân bổ theo vai thứ trong họ hàng như bậc cụ kị thì ngồi với cụ kị, cha chú thì ngồi với cha chú và thường thì mâm các ơng các bà được bố trí riêng theo giới, trẻ em được ngồi ở mâm dành cho trẻ nhỏ

Cỗ bàn tan, trước khi ra về, mỗi người còn được lấy phần đem về chongười ở nhà, thể hiện sự quan tâm của người chủ đám cỗ, người đi ăn cỗ với những người thân ở nhà

- Tuy nhiên trong một số gia đình mà người ta thường gọi là gia đình phong kiến đơi khi vẫn tồn tại dai dẳng một lối ứng xử ăn uống khơng bình đẳng, cần loại trừ khỏi lối ăn uống của người Việt, chúng ta đó là lối xử sự trọng nam khinh nữ, lề thói gia trưởng nặng nề

2.3.2. Phong cách ăn uống của người Việt

<b>a. Ăn tồn diện</b>

Người Việt khơng chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan- Trước hết ăn bằng con mắt, nhiều món đem dọn lên nhiều màu sắc chen

nhau (món gỏi sứa: có giá (màu trắng), các loại rau thơm (màu xanh), ớt

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

(màu đỏ), tép (màu hồng), thịt luộc và sứa (màu sữa đục), đậu phộng rang (màu vàng nâu))

- Người Việt cũng rất đề cao sự trang trí của các món ăn có khi lại tạo ra hình con rồng con phượng trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới- Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn người ăn thưởng thức bằng mũi, mùi thơm

của các loại rau thơm như húng quế, ngò hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm của cà cuống

- Răng và nướu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác

- Lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm hay tiếng bánh tráng nướng nghe rồm rộp

- Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau hịa hợp trong món ăn là chua mặn ngọt chát he cay

Người Việt ăn uống bằng 5 giác quan và cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện

Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành (âm)

- Âm dương giữa người ăn và môi trường

Mùa hè thời tiết có dương nhiều khi ăn có canh chua (âm) hoặc hảisâm (âm)

Mùa đơng thời tiết có âm nhiều ăn thịt nướng (dương)

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển

- Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hịa

- Trong một món ăn thường có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng

<b>d. Người Việt tơn trọng tính lễ phép trong ăn uống</b>

- Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở- Học ăn là trước nhất, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng

- Thông thường con cái mời ông bà, cha mẹ ăn trước, miếng ngon được dànhmời ơng bà, cha mẹ

- Người Việt có văn hóa nhịn miệng đãi khách, khi có khách đến chơi nhà thì dù nhà có khó khăn người Việt cũng tỏ ra hào phóng để mời khách ăn uốnge. Có những <b>ưu tiên trong ăn uống cho những đối tượng đặc biệt</b> tùy theo

văn hóa vùng miền

- Đa phần các gia đình sẽ ưu tiên thức ăn ngon bổ dưỡng cho người già, trẻ em và phụ nữ

- Hiện nay một số vùng miền núi khó khăn, một số dân tộc cịn lạc hậu thì miếng ngon lại dành cho những người đàn ơng vì họ được coi là sản xuất ra của cải vật chất, là chủ gia đình, trong khi đó người phụ nữ trong gia đình tuy làm lụng vất vả nhưng bao giờ cũng là người ăn cuối cùng, khi mà chỉ còn lại những thức ăn mà những người khác không ăn đến

<b>f. Ăn tế nhị</b>

- Người Việt cũng dạy dỗ cho con cái từ khi còn nhỏ về cách ăn uống: cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương- Nước chấm, nhất là ở miền Trung rất tinh tế, ăn món nào phải có nước

chấm đặc biệt cho món ấy: bánh bèo, bánh lá, bánh khối đều có nước chấm khác

- Các món ăn của người Huế là điển hình của tế nhị trong văn hóa ẩm thực

<b>g. Ăn đa vị</b>

- Khơng có nhiều nước trên thế giới mà có nền văn hóa ăn uống lại nhiều gia vị như dân tộc Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng (lạt lạt), có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế (chua),tương (ngọt, mặn, cay), có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo)

- Ăn có 5 vị chính: ngọt, mặn, chua, cay, béo; có cả ngũ sắc: đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún)

- Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa

<b>h. Thức ăn người Việt bắt đầu gia tăng sự du nhập ẩm thực phương đông và phương Tây vào Việt Nam</b>

- Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với lối sống và làm việc công nghiệp, thói quen ăn uống của người Việt cũng đang có những thay đổi so với trước đây

- Thay vì bữa ăn gia đình thì ngày nay những người thành phố đã tìm đến các quán ăn đường phố, những cửa hàng ăn nhanh nhiều hơn hoặc ăn các thức ăn nhanh như bánh mì, ngũ cốc thay vì bữa cơm truyền thống

- Điều này cũng một phần là do đòi hỏi của cơng việc, người phụ nữ trong giađình khơng chỉ đảm đương công việc nội trợ mà họ đã tham gia nhiều cơng tác xã hội vì thế bữa ăn gia đình hầu như chỉ cịn là một bữa tối trong ngày- Các quán ăn đường phố, các bếp ăn tập thể ngày càng phát triển và càng

thể hiện vai trò quan trọng việc đảm bảo ATVSTP và dinh dưỡng cho khách hàng của các bếp ăn này là một thách thức trong thời kỳ mới

<b>3. Văn hóa dinh dưỡng của một số nước trên thế giới </b>

- Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều có nền ẩm thực đặc trưng của mình- Tuy nhiên có những quốc gia mà sự phong phú của nghệ thuật ẩm thực của

họ được cả thế giới biết đến3.1.Pháp

- Cuộc cách mạng Pháp thời kỳ trung cổ mở ra một trang mới cho nghệ thuật ẩm thực của Pháp với các món ăn phong phú và độc quyền

- Các món ăn của Pháp được coi là một bài thơ nghệ thuật, đến như món thịtở nhà hàng cũng được so sánh với một vở kịch ngắn

- Ẩm thực Pháp được biết đến nhiều qua các món bánh nướng và phô mát - Rượu cũng là một thức uống tạo nên tiếng tăm cho nghệ thuật ẩm thực của

nước Pháp3.2.Ý

- Là một trong những đất nước có nền ẩm thực thuộc loại cổ nhất thế giới ẩm thực Ý có dấu vết từ thế kỷ 4 TCN

- Ý đã cho cả thế giới biết đến nguồn gốc các nguyên liệu như khoai tây, cà chua, các loại bắp để chế biến những món ăn cơng phu ngày nay

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Một bữa ăn của người Ý gồm đồ nguội để khai vị món mì Ý, thịt và món bánh ngọt

- Ý cũng nổi tiếng với 400 loại phơ mát và 300 loại xúc xích khác nhau3.3.Tây Ban Nha

- Các món ăn của Tây Ban Nha đa dạng hóa các loại cá và thịt

- Hải sản cũng là một trong những món ăn góp phần làm tăng thêm độ dày cho thực đơn tại các nhà hàng Tây Ban Nha

- Về thức uống, thức uống phổ biến nhất đất nước này là sangria – một loại nước uống pha từ rượu và trái cây

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Những món ăn Nhật Bản ln có nhiều ngun liệu nhất thế giới và có nghệthuật bài trí rất khéo léo

- Gạo và đậu nành là 2 nguyên liệu thường thấy trong bữa ăn của người Nhật- Nhật Bản cũng rất nổi tiếng với các món cá sống như sushi hoặc gỏi cá

salad ngâm ăn chung với bánh mì Ả rập

- Trong các bữa ăn hàng ngày của người Li-băng khơng thể thiếu trái cây, móncá, đồ hải sản, các động vật có chất béo

- Gia vị ngọt là đặc trưng cho kiểu chế biến các món ăn ở đây3.9.Mexico

- Ẩm thực Mexico nổi tiếng với các loại gia vị và nước sốt phong phú- Các món ăn của nước này chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Tây Ban Nha và

văn hóa người Axtec (Bắc Mỹ)

- Hầu hết những món ăn của người Mexico ngày nay là sự pha trộn từ các truyền thống cổ xưa của người Axtec, Maya và Tây Ban Nha

- Người Pháp cũng ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của Tây Ban Nha thơng qua các loại bánh mì

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Bài 2: Những khái niệm cơ bản của dinh dưỡng sức khỏe công cộng (DDSKCC)

<b>1. Giới thiệu</b>

- Vấn đề dinh dưỡng mà các hoạt động DDSKCC hiện nay đang phải giải quyết

<b>đó là gánh nặng kép về dinh dưỡng, một bên là thiếu dinh dưỡng</b> và một

<b>bên là thừa dinh dưỡng</b>

- Trên thế giới hiện nay vẫn còn hàng tỷ người bị thiếu dinh dưỡng, cả thiếu năng lượng với các chất sinh nhiệt protein, lipid, và glucid và song hành là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, các vitamin và các chất khoáng đa lượng và vi lượng

- Đối lập với tình trạng đó là vấn đề thừa dinh dưỡng mà những nước đã phát triển, giàu có đang phải đối mặt với vấn đề này ở mức độ trầm trọng. - Vấn đề thừa dinh dưỡng cũng bắt đầu xuất hiện và trở nên gánh nặng về sức

khỏe ở các nước đang phát triển và nghèo tạo nên gánh nặng kép ở các nướcđang phát triển.

- Những nước đang phát triển và nghèo còn phải đối mặt với tỷ lệ cao các bệnh nhiễm trùng, và HIV.

- <b>Có một phức hợp tác động lẫn nhau</b> giữa <b>nghèo đói, an ninh thực phẩm và dinh dưỡng, SDD và nhiễm trùng thêm vào đó là việc tăng nhu cầu về dinh </b>

dưỡng trong bối cảnh giảm khả năng lao động và các chi tiêu để giải quyết nhiễm trùng và càng làm giảm chi tiêu cho ăn uống

- Đó là vịng xoắn nguy hiểm, với sự tương tác phức tạp làm cuộc sống đi xuống ở nhiều khu vực chậm phát triển ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhỏ, trẻ emvà phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Chính những điều đó làm ảnh hưởng nhiều tới các điều kiện sống tối thiểu, đói nghèo và những tác động của thảm họa môi trường và cuộc sống hịa bình.

- Vấn đề an ninh thực phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi <b>sức ép tăng dân số</b>, các gia đình đơng con, hay sự lãng phí tiền của cho các thực phẩm khơng có giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng bởi giá cả thực phẩm toàn cầu q cao, và tác động của kiểm sốt tồn cầu về giá cả làm cho các nước nghèo càng trở nênnghèo hơn.

- <b>Sản xuất thực phẩm</b> cho cộng đồng cịn <b>phụ thuộc vào dân số</b>, nhưng có

<b>một tác động lớn hơn đó là ở các nước giàu họ sử dụng quá nhiều thực phẩm và thải bỏ nhiều, sử dụng các thực phẩm động vật phải sử dụng </b>

nhiều lương thực để tạo ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- <b>An ninh thực phẩm và dinh dưỡng còn chịu tác động lớn của các yếu tố kinh tế, môi trường chính trị bị khủng hoảng, vì vậy thế giới còn chịu nhiều </b>

thách thức trong hiện tại và tương lai của sự bất bình đẳng.

- Giải quyết vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm đã được đưa vào mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Tổ chức Y tế Thế giới: giải quyết vấn đề khẩu phần ăn, hoạt động thể lực, sức khỏe cùng với việc áp dụng kĩ thuật mới trong chăm sóc nâng cao và bảo vệ sức khỏe.

- <b>Nền tảng giải quyết vấn đề dinh dưỡng là cải thiện quyền tiếp cận</b> và <b>đảm bảo đầy đủ lương thực và thực phẩm ở mọi thời điểm và mọi nơi, đáp ứngnhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng.</b>

<b>2. Định nghĩa của DDSKCC </b>

- Những thập kỉ vừa qua đã có nhiều thảo luận về DDSKCC, và được định nghĩa như thế nào và có sự khác biệt về thực hành nghề nghiệp của DDSKCCvới dinh dưỡng tiết chế hoặc những người làm y tế công cộng giải quyết cácvấn đề sức khỏe như kiểm soát hút thuốc, các bệnh lây nhiễm, tai nạn và chấn thương.

- Chính vì vậy làm rõ những hoạt động nghề nghiệp của DDSKCC, bản chất của hoạt động nghề nghiệp đó cũng như vị trí của DDSKCC là rất cần thiết.- <b>DDSKCC được mô tả là hoạt động nghề nghiệp</b> cần thiết <b>giải quyết các vấn </b>

<b>đề dinh dưỡng ở quần thể</b> với các <b>hoạt động cộng đồng</b>.

- Do đó <b>hoạt động thực hành</b> địi hỏi <b>phân tích được những nguyên nhân gốc rễ</b>, với việc <b>tiếp cận sức khỏe cơng cộng</b> và <b>dự phịng</b> cũng như vấn đề

<b>chi phí hiệu quả</b>, và các <b>biện pháp có tính bền vững</b> để kiểm sốt vấn đề dinh dưỡng hơn là cách tiếp cận tập trung vào điều trị. Nhận thức vấn đề như vậy sẽ thúc đẩy những cố gắng xây dựng năng lực hoạt động về DDSKCC.

- So sánh những đặc trưng nghề nghiệp

<b>Đặc điểm</b>

<b>dinh dưỡngtiết chế lâm</b>

<b>dinh dưỡngtiết chế cộng</b>

<b>dinh dưỡng</b>

<b>cộng đồng<sup>DDSKCC</sup></b>

Vị trí làm việc Bệnh viện Cộng đồng Cộng đồng Cộng đồngĐối tượng

Cá nhân,nhóm nhỏ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Người chịutrách nhiệm

định hoạtđộng

Đề xuất của cán bộ y tế

Cán bộ phát triển cộng đồngvà nhu cầu cộng đồng, hoạt

động chính sáchKhung thời

gian cho kếtquả

Thời gian ngắn hay trung bình Trung bình đến thời gian dài

Khung so sánh đặc điểm của hoạt động của DDSKCC với các ngành dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng cộng đồng giúp cho chúng ta thấy rõ chức năng hoạt động nghề nghiệp để phối hợp và thực hiện hoạt động có hiệu quả

- Để làm rõ khái niệm và định nghĩa về DDSKCC đã có nhiều tài liệu đưa ra và đã dần đi tới thống nhất.

Rogers và Schlossman (1997)

<b>- Thuật ngữ DDSKCC được xác định là lĩnh vực nghề nghiệp xem xét ảnh hưởng dinh dưỡng ở cộng đồng</b> bao

<b>gồm chế độ ăn với sức khỏe và các yếu tố văn hóa, xã hội, hành vi, trong bối cảnh kinh tế chính trị. </b>

<b>- Tương tự như y tế công cộng, DDSKCC tập trung vào giải quyết vấn đề thực tế ở cộng đồng</b>, trên <b>cơ sở nghiên cứu thực tế cộng đồng đưa ra các quyết định cải thiện tình trạng dinh dưỡng có hiệu quả</b>

Hughes và Somerset(1997)

- DDSKCC là <b>nghệ thuật khoa học</b> của việc <b>thúc đẩy tăng cường tình trạng dinh dưỡng của quần thể thông qua việc cải thiện bền vững hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm</b>

- Trên <b>cơ sở</b> dựa vào <b>nguyên lý của y tế công cộng với cáchoạt động hợp tác tồn diện</b> giữa các <b>ngành mơi trường,giáo dục, kinh tế, kĩ thuật và các biện pháp pháp luật</b>

Hội dinh dưỡng (Landman và cộng sự 1998)

DDSKCC tập trung vào việc <b>tăng cường sức khỏe tốtthông qua dinh dưỡng và dự phòng ban đầu của chế độ ăn liên quan tới bệnh tật ở cộng đồng. Trong đó nhấn mạnh tới việc duy trì sức khỏe tốt cho người dân.</b>

Nhóm xây dựng DDSKCC tập trung <b>tăng cường sức khỏe tốt</b> thơng qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chương trình thạc sĩDDSKCC. châu Âu (1999)

<b>dinh dưỡng và rèn luyện thể lực dự phòng các bệnh tật</b>

ở cộng đồng.

Johson (2001) <b>- Thực hành DDSKCC định hướng các dịch vụ và các hoạt động đảm bảo các điều kiện để người dân đạt được và duy trì sức khỏe và dinh dưỡng tốt. </b>

<b>- Trong đó có cả việc giám sát và theo dõi tình trạng dinh dưỡng liên quan tới sức khỏe, và các yếu tố nguy cơ ở cộng đồng và quần thể thông qua việc đánh giá, lập kế hoạch các chương trình can thiệp dinh dưỡng với sự phối hợp giữa các ngành</b> để đảm bảo <b>quần thể tiếp cận dịch vụ dinh dưỡng đúng</b>

Beaudry và Delisle (2005)

<b>dinh dưỡng công cộng áp dụng chiến lược sức khỏe cộngđồng để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng. Mục đích nền</b>

tảng là đảm bảo đầy đủ quyền con người về thực phẩm và dinh dưỡng. Điều đó địi hỏi sự quan tâm của mọi người, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các ngành dựa trên tinh thần vì sức khỏe.

Hội dinh dưỡng thế giới (2007)

<b>Tăng cường và duy trì dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe tốt</b>

thơng qua những <b>nỗ lực có tổ chức</b> và những <b>lựa chọn thích hợp của cộng đồng.</b>

- Trong dinh dưỡng công cộng dùng <b>thuật ngữ “Dự phòng”</b> với ý nghĩa để

<b>tránh sự xuất hiện bệnh tật ở cộng đồng với các trường hợp mới mắc, làm giảm các yếu tố nguy cơ </b>hoặc <b>tăng cường các yếu tố bảo vệ làm chậm sự </b>,

<b>xuất hiện bệnh giảm thời gian mắc bệnh ngăn chặn hậu quả tiến triển </b>; ,

<b>nặng </b>của bệnh. Dự phòng còn mang ý nghĩa <b>cải thiện nâng cao sức khoẻ của cộng đồng </b>và <b>tăng tuổi thọ</b> và chất lượng sống

- Trước đây dự phòng thường chia ra 3 mức độ

Dự phòng cấp I: <b>phòng tránh mắc bệnh</b> và giảm các trường hợp mắc mới

Dự phòng cấp II: là <b>giảm tiến triển nặng</b> của bệnh và <b>giảm tỷ lệ đã mắc bệnh ở cộng đồng</b>

Dự phòng cấp III: là <b>làm ổn định hay giảm số người tàn tật </b>và <b>số người bị biến chứng do bệnh tật. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Cách phân loại như vậy chỉ phù hợp với những điều kiện các bệnh đã biết được nguyên nhân và các trường hợp cấp tính, với các nguyên nhân đơn lẻ như các bệnh nhiễm trùng.

- Đối với các bệnh ung thư, tiểu đường typ 2 với các yếu tố nguy cơ và dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

- Người ta cũng nhận thấy sức khoẻ liên quan tới rất nhiều yếu tố và rất phứctạp chính vì vậy cách phân loại dự phòng hiện nay được thay đổi việc phân cấp dự phòng <b>dựa vào cấp độ can thiệp hơn là kết quả của việc dự phòng</b>.- Những chức năng cốt lõi của thực hành dinh dưỡng cơng cộng có những

chức năng và mối quan hệ:

Chức năng của DDSKCC được xác định ở những hoạt động (quá trình, thực hành, dịch vụ, và chương trình can thiệp), được thực hiện để cộng đồng có được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt

10 chức năng của thực hành DDSKCC

<b>Chức năng cốt lõi của DDSKCC</b>

Nghiêncứu vàphân

<b>Phát triển các mức độ hoạt động khác nhau của DDSKCC và phối hợp với nhau trong giáo dục truyền thông</b> và <b>đảm bảo các hỗ trợ của các ban ngành</b>

4 <b><sup>Xây dựng năng lực của công cộng và phối hợp với nhau trong giáo</sup></b><sub>dục truyền thông và đảm bảo các hỗ trợ của ban ngành.</sub>

5 <b><sup>Xây dựng năng lực của tổ chức và hệ thống để phối hợp hỗ trợ </sup></b>các hoạt động DDSKCC có hiệu quả

Quảnlý canthiệp

<b>Lập kế hoạch, phát triển, thực hiện, đánh giá can thiệp trên cơ sở</b>

các yếu tố tiên quyết ưu tiên trên quan điểm của DDSKCC, cũng như các vấn đề đảm bảo sự cơng bằng.

7 <b><sup>Tăng cường và duy trì kiến thức, nhận thức về ăn uống hợp lý để </sup></b>lựa chọn bữa ăn phù hợp

8 <b><sup>Vận động các chính sách liên quan đến thực phẩm dinh dưỡng và </sup><sub>hỗ trợ của chính phủ thúc đẩy và tăng cường sức khỏe.</sub></b>

9 <b><sup>Hỗ trợ, phát triển. Tăng cường phát triển sức khỏe ở tất cả các </sup><sub>lứa tuổi</sub></b>

<b>10 Tăng cường đảm bảo việc tiếp cận với thực phẩm an toàn cho </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

một số giải pháp cứng nhắc cho mọi nơi mà phải cụ thể hóa cho các vùng sinh thái khác nhau.

- Chương trình phịng chống SDD trẻ em đã hoạt động trên dưới 10 năm, đã đến lúc cần có đánh giá tổng thể cả về quan điểm, chiến lược, giải pháp cụ thể, các thành tựu và thách thức để mở đường cho các giai đoạn tiếp theo.4.2.Chiến lược dựa vào thực phẩm

- Chiến lược cải thiện tình trạng dinh dưỡng dựa vào thực phẩm mặc dù khơng ln ln dễ thực hiện nhưng mang tính chất nguyên lý

- Đứng trước nguy cơ sức khỏe cộng đồng của một số bệnh thiếu dinh dưỡngđang lưu hành đặc biệt là thiếu vitamin A, iod và sắt người ta đã và đang ápdụng các giải pháp chiến lược khác nhau nhưng luôn nhấn mạnh các giải pháp dựa vào thực phẩm.

- Chiến lược tăng cường một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết vào thực phẩm đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển từ đầu thế kỷ 20

- Trước hết để loại trừ một số bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu, tiếp theo là để đảm bảo khẩu phần cân đối, đủ dinh dưỡng.

- Chiến lược tăng cường thực phẩm đòi hỏi có một cơ sở cơng nghệ thực phẩm nhất định và trước hết là nhận thức của cộng đồng chấp nhận và địi hỏi các loại thực phẩm đó.

- Chiến lược dinh dưỡng dự phịng

Thơng qua thực hiện các lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý hướng tới một nhóm các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng hơn là một bệnh đơn lẻ hay một chất dinh dưỡng đơn lẻ

Dựa vào tiếp cận các vấn đề dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời và tiếp cận lồng ghép dựa vào thực phẩm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị tăng cường sử dụng rau xanh và quả như là một giải pháp giảm nguy cơ về bệnh thiếu máu cơtim, đột quỵ, các loại ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản và phổi.

Mối liên kết giữa nông nghiệp và sức khỏe có tầm quan trọng hàng đầu.

Trong quá khứ, mối quan tâm của ngành nông nghiệp dành ưu tiên cho đảm bảo an ninh lương thực nhưng hiện nay trong bối cảnh mới về dinh dưỡng sức khỏe, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, chống nạn đói, các chất dinh dưỡng và các thành tố cần thiết khác cho sức khỏe cần được quan tâm hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

4.3.Tiếp cận truyền thống và sinh thái

- Ăn uống là bản năng sinh tồn của mn lồi. Dọc theo q trình tiến hóa, lồi người đã trải qua nhiều thay đổi trong cách ăn của mình.

- Chế độ ăn truyền thống ở các vùng sinh thái khác nhau nói chung đều có cái“nhân” hợp lý của nó, điều đó được đúc kết qua kinh nghiệm của nhiều thế hệ. Nhờ vậy mà trải qua bao khó khăn của lịch sử đặc biệt là các nạn đói lớn, các dân tộc vẫn tồn tại và phát triển.

- Tiếp cận truyền thống và sinh thái không đối lập với đô thị hóa và tồn cầu hóa. Người nơng dân ăn cái mà họ trồng trọt được, người thành thị ăn cái mà họ có thể mua được. Như vậy, vấn đề cung cấp các thực phẩm đa dạng, đủ tiêu chuẩn vệ sinh cho các đô thị trở nên bức thiết trong điều kiện nước ta hiện nay.

- Nhờ xu thế tồn cầu hóa, chế độ ăn có cơ hội đa dạng hơn nhưng cũng kèmtheo các rủi ro do nhiều tập quán tốt bị đe dọa bởi các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại nước uống công nghiệp muôn màu muôn vẻ mà về thực chất không sánh nổi các loại nước uống truyền thống của ta (nước chè, trà).

4.4.Giám sát và thông tin dinh dưỡng trong bối cảnh mới

- Trong bối cảnh của thời kỳ chuyển tiếp, giám sát dinh dưỡng còn là cơng cụ kỹ thuật có giá trị nhất để theo dõi xu thế và đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.

- Chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của một thức ăn bổ sung protein hay một vi chất nào đó trong một thời gian khơng dài (ví dụ 6 tháng) nhưng hiệu quả của các can thiệp cộng đồng đối với các bệnh mạn tính thì thời gian theo dõi phải dài hơn nhiều.

- Xây dựng một hệ thống giám sát dinh dưỡng đủ mạnh là cần thiết để thực hiện thành công chiến lược dinh dưỡng trong bối cảnh mới.

<b>- Trong thời kỳ chuyển tiếp xuất hiện tình trạng bội thực về thơng tin. Người </b>

ta có thể tìm thấy rất nhiều sách hướng dẫn cách nuôi con, cách chữa bệnh bằng ăn uống... trên các quầy sách, mạng internet, tác dụng thần kỳ của các loại thức ăn, đồ uống trên báo chí hàng ngày và nhiều khi cho những thông tin trái ngược nhau. Người đọc bình thường có thể mất phương hướng, người cẩn thận dễ nảy sinh tâm trạng hoài nghi và xem thường.

- Đất nước ta trải qua bao nhiêu năm tháng đói nghèo và chiến tranh đang đứng trước những vận hội mới của sự phát triển.

- Bên cạnh các tiến bộ về mặt sức khỏe, dinh dưỡng khơng thể phủ nhận được thì nhiều mối lo khác không kém gay cấn đã nổi lên: một số bệnh dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

nguy hiểm, thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng nguy hiểm,… song song với tỷ lệ SDD vẫn còn cao.

- Những đổi thay xảy ra quá nhanh, trong vòng chưa đầy một thế hệ. - Một tỷ lệ khá cao trẻ em cách đây không xa bị thiếu dinh dưỡng, giờ đây họ

đang đối mặt với sự dư thừa sẽ tiềm ẩn khơng ít rủi ro về sức khỏe. - Bệnh đái tháo đường, béo phì sẽ xuất hiện ở những cá thể “nhạy cảm” về di

truyền với chế độ ăn và lối sống không hợp lý. Rõ ràng chúng ta đang ở vào thời kỳ đầu của giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học và dinh dưỡng, một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm mà nếu khơng có các chiến lược đúng đắn thì sẽ muộn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Bài 4: Thiếu và thừa dinh dưỡng

<b>1. Suy dinh dưỡng (SDD)</b>

1.1.Tầm quan trọng của SDD1.1.1. Tầm quan trọng của SDD

- SDD ở trẻ em biểu hiện là tình trạng chậm lớn và hay đi kèm với các bệnh nhiễm khuẩn

- SDD ở trẻ em thường xảy ra do chế độ ăn thiếu về số lượng và kém về chất lượng hoặc là hậu quả của tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi và viêm cấp đường hơ hấp

- Tình trạng phổ biến của SDD liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế xã hội,sự nghèo đói, sự kém hiểu biết, trình độ học vấn thấp, sự thiếu an ninh thực phẩm, vệ sinh kém và sự lưu hành của các bệnh nhiễm khuẩn- Các nguyên nhân này thường đa dạng và đan xen phức tạp, đặc biệt là ở các

<b>- SDD ở trẻ em vào thời kỳ đầu</b>, những <b>hậu quả để lại đối với trẻ là khá lâu dài khơng những thế tầm vóc của trẻ cũng bị ảnh hưởng</b>

- Những nghiên cứu về tầm vóc của trẻ em cùng chủng tộc như Việt Nam, Nhật Bản có bố mẹ di cư sang Pháp, Mỹ, trẻ có được tầm vóc gần với các nước phát triển và cao hơn hẳn trẻ sống ở trong nước

- Nhưng nghiên cứu của Tanner, Bengioa theo dõi thể lực trẻ ở những thời kỳkhác nhau cho thấy thẻ ở những thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I, thứ II đều thấp hơn những thời điểm khác

- Trước đây trong lịch sử y học, người ta sử dụng thuật ngữ “SDD nặng” để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ SDD thể phù đến thể teo đét

<b>- Thể teo đét (thể còm Marasmus)</b> là thể SDD nặng do <b>chế độ ăn thiếu năng lượng</b>

<b>- Thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn và thường do chế độ ăn quá nghèo về protein</b>

- Ngoài ra cịn có thể phối hợp – thiếu cả năng lượng và protein

- Trước những năm 1930, Cecily Willams đã mô tả những triệu chứng SDD thể Kwashiorkor ở trẻ em được nuôi với chế độ ăn bằng bột ngô và đã suy

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

luận ra nguyên nhân của bệnh “một số acid amin hoặc protein đã khơng có trong chế độ ăn của trẻ”

- Trowell (1954) đã đưa ra kết luận rằng nguyên nhân quan trọng của SDD dẫn đến Kwashiorkor là yếu tố protein động vật

- Goraland cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ở trẻ em SDD ở Ấn Độ chỉ ra rằng kết quả dẫn đến trẻ SDD khơng phải chỉ có protein mà vai trò của năng lượng và các chất dinh dưỡng khác là rất quan trọng

- Sau đó, những nghiên cứu của SuKhatme đã chứng minh lại những phát hiện lâm sàng của ông Goraland và khẳng định thiếu protein là hậu quả của không đáp ứng đủ lượng thức ăn, do đó khơng chỉ thiếu protein mà cịn thiếu các chất dinh dưỡng khác

- Ngày nay, người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng chứ không phải chỉ thiếu protein và năng lượng đơn thuần- Đồng thời các thể SDD nặng cũng hiếm gặp hơn trong cộng đồng nên hiện

nay người ta tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thể SDD nhẹ và vừa, là những thể phổ biến trên cộng đồng

1.1.2. Định nghĩa thiếu dinh dưỡng

- Có một số khái niệm SDD được phổ biến trong các tài liệu khác nhau làSDD là biểu hiện lâm sàng của thiếu một loại hoặc phối hợp nhiều chất dinh dưỡng, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu hoặc do kém hấp thu

SDD là hậu quả của đói ăn

SDD là hậu quả của thiếu ăn dẫn đến không đảm bảo cân bằng với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

<b>- Định nghĩa về SDD một cách tương đối đầy đủ: SDD là tình trạng các chức năng sinh lý của trẻ bị suy giảm</b>, đứa <b>trẻ khơng duy trì được tốc độ phát triển, giảm khả năng chống đỡ</b> và <b>vượt qua những tác động của bệnh tật</b>,

<b>giảm hoạt động thể lực</b> và <b>q trình tăng cân</b> (Payne)

- Tóm lại có thể định nghĩa như sau: SDD là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển do chế độ ăn của trẻ không đảm bảo đủ nhu cầu protein, năng lượng, các vi chất dinh dưỡng và kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn

1.2.Đặc điểm <b>dịch tễ học</b> của SDD trên thế giới và ở nước ta

- Những nghiên cứu về tỷ lệ SDD đang chỉ ra các nước thuộc châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á từ trước và cho đến nay vẫn có tỷ lệ SDD cao - Khơng chỉ có tỷ lệ SDD cao, mà cịn bị tử vong cao nhất là do bị SDD- Những nước có tỷ lệ bị SDD cao trên 30% theo báo cáo của UNICEF năm

1997 gồm có

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

NigerMaliEthiopiaNigeriaParkistanLàoBangladeshẤn ĐộSudanNepalKenyaIndonesiaViệt Nam

- SDD ở các nước đang phát triển là một trong 4 vấn đề dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ), những thống kê tỷ lệ tử vong ở trẻ em cho thấy có tới trên 50% trường hợp tử vong có liên quan đến SDD protein năng lượng

- Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi theo chỉ tiêu cân nặng trên tuổi ở nước ta 1985: 51,5%

1995: 44,9%1999: 36,7%2002: 31,3%2003: 28,7%

2014: 15,3% vùng sinh thái có tỷ lệ SDD cao như vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên

- Theo điều tra của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ SDD năm 2014 của toàn quốc là14,5% SDD thể nhẹ cân

24,9% SDD trẻ thấp còi 6,4% thể gầy còm

- SDD ở trẻ dưới 5 tuổi không chỉ là hậu quả của thiếu ăn và các bệnh nhiễm trùng mà chính SDD làm cho sức đề kháng kém trẻ dễ mắc nhiễm trùng hơnvà trẻ cũng kén ăn vịng xốy SDD và nhiễm trùng ở trẻ

1.3.Nguyên nhân của SDD

<b>1.3.1. Nguyên nhân trực tiếp</b>

a. Chế độ ăn

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lẫn chất lượng, thiếu năng lượng và protein cũng như các chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin và các yếu tố vi lượng

- Trong thời kỳ 6 tháng đầu, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa mẹ bị thiếu hoặc người mẹ phải đi làm nên phải cho trẻ ăn bổ sung quásớm, trẻ chưa tiêu hóa hấp thu được

- Đến thời kỳ sau 6 tháng, trẻ ăn bổ sung với chế độ ăn không đảm bảo đủ năng lượng và protein

b. Các bệnh nhiễm trùng

- SDD hay gặp ở trẻ em sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính: như các bệnh đường tiêu hóa, đường hơ hấp trên (nhiễm trùng phổi, sởi) và các nhiễm trùng khác kéo dài hay nhiễm các bệnh ký sinh trùng (ký sinh trùng đường ruột hoặc ký sinh trùng sốt rét)

- Các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng do bịsốt cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và sự giáng hóa protein

- Trẻ kém ngon miệng và lượng thức ăn ăn vào giảm cân bằng năng lượng và nito âm trẻ tụt cân dẫn tới SDD

- UNICEF đã đưa ra mơ hình của SDD như sau

<b>1.3.2. Yếu tố nguy cơ</b>

Những nguy cơ dẫn tới trẻ dễ bị SDD thường rơi vào những trẻ

<b>- Không được nuôi bằng sữa mẹ</b> trong thời gian <b>6 tháng đầu</b> sau khi sinh

<b>- Những trẻ sinh đơi</b>

- Những trẻ gia <b>đình đơng con</b> hoặc <b>mồ cơi cha mẹ- Những trẻ có anh chị bị chết trong năm đầu mới sinh- Những trẻ sống trong gia đình quá nghèo</b>

<b>- Những trẻ bị sởi, ỉa chảy ,ho gà, viêm đường hô hấp</b>,… Những trẻ bị <b>dị tật bẩm sinh</b>

- Điều kiện kinh tế xã hội: thiên tai, chiến tranh,…<small>SDD trẻ em</small>

<small>Kiến thức - thái độ thiếu và không đúng làm hạn chế tiếp cận với nguồn lực thực thể</small>

<small>Hệ thống chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế và xã hội bao gồm cả tình trạng phụ nữ, giới hạn việc sử dụng các nguồn tài nguyên tiềm năng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏecủa trẻ

- Dịch vụ y tế khơng đủ, kiểm sốt dịch khơng hiệu quả,…1.4.Các thể lâm sàng của SDD và cách phân loại SDD ở cộng đồng

1.4.1. Các thể lâm sàng của SDD

<b>Các biểu hiện thường gặpMarasmus (thể còm)Kwashiorkor (thể phù)</b>

Cân nặng/ Chiều cao Rất thấp Thấp, có thể khơng rõ do phù

Biến đổi tâm lí Đơi khi lặng lẽ, mệt mỏi Quấy khóc, mệt mỏi

<b>Các biểu hiện có thể gặp</b>

Albumin huyết thanh Bình thường hoặc hơi thấp

Thấp (dưới 3g/100ml)

- Hai thể lâm sàng điển hình của SDD nặng là Marasmus và Kwashiorkor hoặc phối hợp cả 2 thể

- SDD thể Marasmus

<b>Thể thiếu dinh dưỡng nặng, thường gặp nhất</b>

<b>Là hậu quả của chế độ ăn thiếu nhiệt lượng và protein do cai sữa sớm hoặc chế độ ăn khơng hợp lý</b>

Cùng với tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp hay ỉa chảy kèm làm trẻ kém ăn dẫn tới SDD

- SDD thể Kwashiorkor Hiện nay ít gặp hơn

Thường do chế độ ăn <b>quá nghèo protein mà glucid tạm đủ</b>, đồng thời thường phối hợp với nhiễm trùng

Gần đây người ta thấy những bệnh nhiễm trùng đóng vai trị quan trọng trong việc xuất hiện phù, một triệu chứng xác định trẻ bị Kwashiorkor

</div>

×