Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Sách chuyên khảo: Nghiên cứu về sinh viên học ngoại ngữ thứ hai (Tiếng Trung Quốc) tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 130 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LƯU HỚN VŨ </b>

<i><b>Sách chuyên khảo </b></i>

<b>NGOẠI NGỮ THỨ HAI (TIẾNG TRUNG QUỐC) TẠI VIỆT NAM </b>

<b>Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tiếng Trung Quốc là một trong sáu ngơn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, số lượng người học tiếng Trung Quốc trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng, khơng ngừng tăng lên. Theo thống kê của chúng tơi, tính đến năm 2022 Việt Nam hiện có 53 trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Sư phạm tiếng Trung Quốc. Bên cạnh đó, cịn có một lượng lớn sinh viên đại học đang theo học tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ thứ hai. Có thể nói, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ phổ biến thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau tiếng Anh.

Trong lĩnh vực Giáo dục tiếng Trung Quốc cho người Việt Nam, thành quả nghiên cứu hiện nay đa phần tập trung thảo luận về các phương diện so sánh, đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt, thụ đắc tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc…, chưa có nhiều thành quả nghiên cứu về phương diện người học tiếng Trung Quốc nói chung, người học tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ thứ hai nói riêng. Sách chuyên khảo này có thể được xem là một bổ sung vào phương diện nghiên cứu đang có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ này

Quyển sách này gồm 10 chương. Mỗi chương là một chuyên đề nghiên cứu độc lập, xoay quanh các nội dung: động cơ học tập, chiến lược học tập, quan niệm học tập, lo lắng trong học tập, phong cách học tập, năng lực tự chủ trong học tập, quy kết trong học tập, niềm tin vào tính hiệu quả của bản thân, hành vi trong lớp học và nhu cầu trong học tập. Mỗi chuyên đề đều có khách thể nghiên cứu là sinh viên học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung Quốc, đều thông qua phiếu khảo sát thu thập dữ liệu nghiên cứu, đều sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu. Mỗi chuyên đề hầu như đều hướng đến trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, tình hình/ đặc điểm chung của người học như thế nào? Thứ hai, các nhân tố cá thể (giới tính, thời gian học tập, khu vực gia đình sinh sống, vùng miền) có ảnh hưởng như thế nào? Thứ ba, mối quan hệ với kết quả học tập như thế nào?

Quyển sách này có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy cho học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc. Quyển sách này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên trong lĩnh vực Giáo dục tiếng Trung Quốc cho người Việt Nam và những người có hứng thú với vấn đề người học ngoại ngữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nam.

Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh trong và ngoài Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình trả lời các phiếu khảo sát, để chúng tơi có thể tiến hành các chuyên đề nghiên cứu trong quyển sách này.

Quyển sách này chỉ là những bước đầu tiên của chúng tôi trên phương diện nghiên cứu về người học tiếng Trung Quốc. Do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế, quyển sách này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tơi rất mong nhận được những lời góp ý, phê bình của quý độc giả, đồng nghiệp và các nhà khoa học.

Tác giả

<b>TS.GVC. Lưu Hớn Vũ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chương 1: Động cơ học tập </b>

<b>ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc)</b>

<b> ... 9 </b>

1.1. Mở đầu ... 9

1.2. Cơ sở lí luận ... 10

1.3. Thiết kế nghiên cứu ... 10

1.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 11

1.5. Kết luận ... 15

1.6. Kiến nghị ... 15

Tài liệu tham khảo ... 16

Phụ lục: Bảng khảo sát Động cơ học tập tiếng Trung Quốc ... 17

<b>Chương 2: Chiến lược học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc)</b>

<b> ... 19 </b>

2.1. Mở đầu ... 19

2.2. Thiết kế nghiên cứu ... 20

2.3. Kết quả nghiên cứu ... 20

2.4. Thảo luận ... 24

2.5. Kết luận ... 26

Tài liệu tham khảo ... 26

Phụ lục: Bảng khảo sát Chiến lược học tập tiếng Trung Quốc ... 27

<b>Chương 3: Quan niệm học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 30 </b>

3.1. Mở đầu ... 30

3.2. Tổng quan nghiên cứu ... 31

3.3. Thiết kế nghiên cứu ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tài liệu tham khảo ... 42

Phụ lục: Bảng khảo sát Quan niệm học tập tiếng Trung Quốc ... 44

<b>Chương 4: Lo lắng trong học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 46 </b>

4.1. Mở đầu ... 46

4.2. Thiết kế nghiên cứu ... 47

4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 48

4.4. Kết luận ... 53

4.5. Kiến nghị ... 53

Tài liệu tham khảo ... 54

Phụ lục: Bảng khảo sát Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc ... 55

<b>Chương 5: Phong cách học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 57 </b>

5.1. Mở đầu ... 57

5.2. Cơ sở lí luận ... 58

5.3. Thiết kế nghiên cứu ... 59

5.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 60

5.5. Kết luận ... 64

5.6. Kiến nghị ... 65

Tài liệu tham khảo ... 65

Phụ lục: Bảng khảo sát Phong cách học tập tiếng Trung Quốc ... 66

<b>Chương 6: Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 68 </b>

6.1. Mở đầu ... 68

6.2. Cơ sở lí luận ... 69

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

6.6. Kiến nghị ... 78

Tài liệu tham khảo ... 78

Phụ lục: Bảng khảo sát Năng lực tự chủ trong học tập tiếng Trung Quốc ... 80

<b>Chương 7: Quy kết trong học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 81 </b>

7.1. Mở đầu ... 81

7.2. Cơ sở lí luận ... 82

7.3. Thiết kế nghiên cứu ... 83

7.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 84

7.5. Kết luận ... 89

7.6. Kiến nghị ... 89

Tài liệu tham khảo ... 90

Phụ lục: Bảng khảo sát Quy kết trong học tập tiếng Trung Quốc ... 91

<b>Chương 8: Niềm tin vào tính hiệu quả của bản thân trong học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 93 </b>

8.1. Mở đầu ... 93

8.2. Tổng quan nghiên cứu ... 94

8.3. Thiết kế nghiên cứu ... 95

8.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 96

8.5. Kết luận ... 98

8.6. Kiến nghị ... 99

Tài liệu tham khảo ... 99

Phụ lục: Bảng khảo sát Niềm tin vào tính hiệu quả của bản thân trong học tập tiếng Trung Quốc ... 101

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

9.1. Mở đầu ... 102

9.2. Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu ... 103

9.3. Phương pháp nghiên cứu ... 104

9.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 105

9.5. Kết luận ... 111

9.6. Kiến nghị ... 111

Tài liệu tham khảo ... 111

Phụ lục: Bảng khảo sát Hành vi trong lớp học tiếng Trung Quốc ... 112

<b>Chương 10: Nhu cầu trong học tập ngoại ngữ thứ hai (tiếng Trung Quốc) ... 115 </b>

10.1. Mở đầu ... 115

10.2. Cơ sở lí luận ... 116

10.3. Thiết kế nghiên cứu ... 116

10.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 117

10.5. Kết luận ... 125

Tài liệu tham khảo ... 126

Phụ lục: Bảng khảo sát Nhu cầu trong học tập tiếng Trung Quốc ... 127

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Gardner và Lambert (1972) đã có những nghiên cứu đầu tiên về động cơ học tập ngôn ngữ thứ hai. Họ chia động cơ làm hai loại là động cơ học tập để hoà nhập vào cộng đồng (intergrative motivation) và động cơ học tập mang tính phương tiện (instrumental motivation). Đến thập niên 90 của thế kỉ trước, xuất hiện một số mơ hình lí thuyết về động cơ học tập mới, như lí thuyết ba phạm vi động cơ học tập của Dưrnyei (1994), lí thuyết phát triển động cơ của Williams và Burden (1997).

Trong thời gian gần đây, động cơ học tập đã trở thành vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quốc tế quan tâm, nghiên cứu và đã có được nhiều thành quả đáng kể. Song, ở Việt Nam hiện nay thành quả nghiên cứu về động cơ học tập ngoại ngữ, đặc biệt là động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc (NN2TQ), vẫn còn rất hạn chế. Trong q trình quản lí và giảng dạy, chúng tơi nhận thấy sinh viên có động cơ học tập khác nhau, hiệu quả học tập của họ cũng sẽ không giống nhau. Việc tìm hiểu tình hình động cơ học tập NN2TQ của sinh viên, tìm kiếm biện pháp kích thích động cơ học tập, khơi dậy tính chủ động và tinh thần ham học hỏi của sinh viên, nâng cao tính năng động trong học tập, biến “muốn tơi học” thành “tơi muốn học”, sẽ hữu ích cho việc nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học NN2TQ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN </b>

Nghiên cứu của chúng tơi dựa trên lí thuyết ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữ do Dörnyei đưa ra vào năm 1994. Theo thuyết này, ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữ bao gồm phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập. Trong đó, phạm vi ngơn ngữ được hiểu là những nhân tố động cơ có liên quan đến bản thân ngôn ngữ, bao gồm những nhân tố động cơ có liên quan đến văn hố, xã hội và cách sử dụng ngơn ngữ đích; phạm vi người học được hiểu là tình cảm phức tạp và trạng thái tri nhận của người học biểu hiện ra bên ngoài khi bắt đầu học ngoại ngữ, bao gồm nhu cầu về thành tựu và sự tự tin; phạm vi môi trường được hiểu là những nhân tố động cơ có liên quan đến mơi trường học tập ngoại ngữ, được tạo thành bởi ba nhóm nhân tố sau: nhóm nhân tố đặc trưng khố học, nhóm nhân tố đặc trưng của người dạy và nhóm nhân tố đặc trưng của nhóm học.

<b>1.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khách thể nghiên cứu </b>

Tham gia khảo sát là 89 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anh tại Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB). Các sinh viên này hiện đang học NN2TQ. Chúng tôi chọn sinh viên ở hai cấp lớp này là vìtrong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của HUB các học phần NN2TQ chỉ được phân bổ vào năm thứ hai và năm thứ ba. Tất cả 89 phiếu thu được đều là phiếu hợp lệ. Sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu.

<b>1.3.2. Cơng cụ thu thập dữ liệu </b>

Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là một trong những phương pháp thu thập dữ liệu thường dùng nhất trong giảng dạy ngoại ngữ, tầm quan trọng của phương pháp này chỉ đứng sau Kiểm tra năng lực ngơn ngữ (Dưrnyei, 2003).

Phiếu khảo sát của chúng tôi được thiết kế trên cơ sở mơ hình ba phạm vi động cơ học tập của Dörnyei, sử dụng thang đo 5 bậc của Likert từ “1 – hồn tồn khơng đồng ý” đến “5 – hồn tồn đồng ý”, tổng cộng có 32 câu. Trong đó, từ câu Q1 đến câu Q21 là các câu hỏi khảo sát thuộc phạm vi ngôn ngữ, từ câu Q22 đến câu Q27 là các câu hỏi khảo sát thuộc phạm vi người học, từ câu Q28 đến câu Q32 là các câu hỏi thuộc phạm vi môi trường học tập.

<b>1.3.3. Cơng cụ phân tích số liệu </b>

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để phân tích thống kê số liệu mà chúng tơi khảo sát được. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

kê mơ tả, kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test) và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test).

<b>1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>

Tình hình chung về động cơ học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh HUB trên các phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập như sau (xem bảng 1.1):

<i><b>Bảng 1.1. Thống kê mô tả động cơ học tập </b></i>

Phương diện Mean SD SE Phạm vi ngôn ngữ 3,45 0,57 0,06 Phạm vi người học 3,44 0,78 0,08 Phạm vi môi trường học tập 3,70 0,71 0,08

Từ bảng 1.1, chúng ta có thể tính được trung bình cộng động cơ học tập NN2TQ của sinh viên HUB là 3,53. Điều này cho thấy động cơ học tập NN2TQ của sinh viên HUB tương đối cao.

<b>1.4.1. Tình hình động cơ học tập trên phạm vi ngơn ngữ </b>

Trung bình cộng của nhóm động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ Mean = 3,45, độ lệch chuẩn thấp nhất SD = 0,57.

Căn cứ vào cách phân loại động cơ học tập của Jiang Xin (江新) (2007) và Chen Tianxu (陈天序) (2012), chúng tôi chia nhóm động cơ học tập trên phạm vi ngơn ngữ thành sáu loại: Thứ nhất, hứng thú ngôn ngữ (bao gồm Q12, Q14); Thứ hai, hứng thú văn hoá chính trị (bao gồm Q1, Q2, Q18, Q21); Thứ ba, nhu cầu công cụ du lịch, nghề nghiệp (bao gồm Q7 đến Q11); Thứ tư, nhu cầu giao tiếp (bao gồm Q3 đến Q6); Thứ năm, yêu cầu của người khác (bao gồm Q16); Thứ sáu, thực hiện giá trị bản thân (bao gồm Q13, Q15, Q17, Q19, Q20).

Kết quả thống kê động cơ học tập NN2TQ của sinh viên HUB trên phạm vi ngôn ngữ theo loại động cơ như sau (xem bảng 1.2):

<i><b>Bảng 1.2. Thống kê theo loại động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ </b></i>

Hứng thú ngơn ngữ

Hứng thú văn hố chính trị

Nhu cầu công cụ du lịch, nghề

nghiệp

Nhu cầu giao tiếp

Yêu cầu của người

khác

Thực hiện giá trị bản

thân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Sau khi tiến hành kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu loại của nhóm động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ, chúng tôi được kết quả khảo sát như sau (xem bảng 1.3):

<i><b>Bảng 1.3. Kết quả kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu loại của nhóm động cơ học tập trên phạm vi ngơn ngữ </b></i>

Hứng thú văn hố chính trị

Nhu cầu cơng cụ du lịch, nghề

nghiệp

Nhu cầu giao tiếp

Yêu cầu của người

khác

Thực hiện giá trị bản

thân Hứng thú ngôn

ngữ

t = 1,73 p = 0,09

t = -0,80 p = 0,43

t = 9,48 p < 0,05

t = 4,40 p < 0,05

t = 0,72 p = 0,47 Hứng thú văn

hố chính trị

t = -2,97 p < 0,05

t = 9,69 p < 0,05

t = 3,90 p < 0,05

t = -1,56 p = 0,12 Nhu cầu công cụ

du lịch, nghề nghiệp

t = 12,10 p < 0,05

t = 6,01 p < 0,05

t = 1,87 p = 0,07 Nhu cầu giao

tiếp

t = -0,46 p = 0,64

t = -9,35 p < 0,05 Yêu cầu của

người khác

t = -4,39 p < 0,05

Bảng 1.3 cho thấy, thứ tự sáu loại động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ như sau: nhu cầu công cụ du lịch, nghề nghiệp = thực hiện giá trị bản thân > hứng thú ngơn ngữ = hứng thú văn hố chính trị > yêu cầu của người khác = nhu cầu giao tiếp. Qua đó có thể thấy, sinh viên NN2TQ tại HUB chủ yếu xuất phát từ nhu cầu công cụ và thực hiện giá trị bản thân, kế tiếp là hứng thú ngôn ngữ và hứng thú văn hố chính trị, sau cùng là nhu cầu giao tiếp và yêu cầu của người khác.

Sinh viên NN2TQ có trung bình cộng cao ở các nội dung Q11 (Mean = 4,56), Q7 (Mean = 4,22), Q12 (Mean = 4,20), Q8 (Mean = 4,19), Q9 (Mean = 4,15), Q15 (Mean = 4,11), có trung bình cộng tương đối thấp ở các nội dung Q6 (Mean = 1,51), Q10 (Mean = 1,90), Q18 (Mean = 2,71).

Qua đó có thể nhận thấy, sinh viên HUB chọn học NN2TQ chủ yếu vì u thích tiếng Trung Quốc, tin rằng tiếng Trung Quốc có thể hỗ trợ cho việc tìm kiếm cơng việc sau này và cũng vì bắt buộc phải học NN2TQ; việc chọn học NN2TQ khơng phải vì gia đình có yếu tố Trung Quốc, hay mong muốn được sang Trung Quốc du học, cũng không phải xuất phát từ hứng thú về mối quan hệ Việt - Trung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.4.2. Tình hình động cơ học tập trên phạm vi người học </b>

Trung bình cộng của nhóm động cơ học tập trên phạm vi người học thấp nhất (Mean = 3,44), độ lệch chuẩn cao nhất (SD = 0,78).

Sinh viên NN2TQ có trung bình cộng cao ở nội dung Q26 “vì tơi ln tin rằng tơi có thể học tốt tiếng Trung Quốc” (Mean = 4,06), có trung bình cộng tương đối cao ở các nội dung Q24 “vì tơi phát hiện tiếng Trung Quốc khơng khó, tơi tiến bộ tương đối nhanh” (Mean = 3,61) và Q27 “vì tơi không muốn làm bố mẹ tôi thất vọng” (Mean 3,60).

Qua đó có thể thấy, đại đa số sinh viên nghĩ rằng tiếng Trung Quốc khơng khó, tin rằng mình có thể học tốt tiếng Trung Quốc. Mặt khác, mong đợi từ phía bố mẹ cũng là yếu tố quan trọng khiến sinh viên cố gắng học tập.

<b>1.4.3. Tình hình động cơ học tập trên phạm vi mơi trường học tập </b>

Trung bình cộng của nhóm động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập cao nhất (Mean = 3,70), độ lệch chuẩn tương đối cao (SD = 0,71).

Sinh viên NN2TQ có trung bình cộng tương đối cao ở hầu hết các nội dung, đặc biệt là nội dung Q30 “quyết định bởi chất lượng môn tiếng Trung Quốc” (Mean = 3,97) và Q29 “quyết định bởi giáo viên tiếng Trung Quốc của tôi” (Mean = 3,87).

Điều này cho thấy giáo trình, giáo viên, chất lượng giờ học... có ảnh hưởng trực tiếp đến hứng thú học tập NN2TQ của sinh viên.

<b>1.4.4. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và động cơ học tập </b>

Chúng tôi sử dụng điểm tổng kết học phần Tiếng Trung Quốc làm cơ sở đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên NN2TQ. Điểm tổng kết học phần này được lấy từ các bảng điểm học phần lưu trữ tại văn phòng Khoa Ngoại ngữ. Sinh viên có điểm tổng kết học phần từ 8,0 trở lên được xem là sinh viên thuộc nhóm điểm cao, sinh viên có điểm tổng kết học phần dưới 8,0 được xem là sinh viên thuộc nhóm điểm thấp. Trong số 89 sinh viên NN2TQ tham gia khảo sát, có 53 sinh viên có điểm tổng kết học phần từ 8,0 trở lên, 36 sinh viên có điểm tổng kết học phần dưới 8,0.

Động cơ học tập NN2TQ của nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp trên các phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học, phạm vi môi trường học tập như sau (xem bảng 1.4):

<i><b>Bảng 1.4. Thống kê mô tả kết quả và động cơ học tập </b></i>

Phương diện <sup>Nhóm điểm cao Nhóm điểm thấp </sup>

Phạm vi ngôn ngữ 3,49 0,46 3,40 0,70 Phạm vi người học 3,50 0,80 3,36 0,75

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Phạm vi môi trường học tập 3,73 0,70 3,64 0,73

Bảng 1.4 cho thấy, ở cả ba phạm vi trung bình cộng động cơ học tập NN2TQ của sinh viên thuộc nhóm điểm cao đều cao hơn sinh viên thuộc nhóm điểm thấp. Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập ở cả ba phạm vi động cơ, chúng tôi phát hiện:

Thứ nhất, sự khác biệt về động cơ học tập NN2TQ ở phạm vi ngơn ngữ giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp là sự khác biệt khơng có ý nghĩa (t = 0,73, p = 0,47);

Thứ hai, sự khác biệt về động cơ học tập NN2TQ ở phạm vi người học giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp là sự khác biệt khơng có ý nghĩa (t = 0,83, p = 0,41);

Thứ ba, sự khác biệt về động cơ học tập NN2TQ ở phạm vi mơi trường học tập giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp là sự khác biệt khơng có ý nghĩa (t =0,57, p = 0,57).

Có thể thấy, ở cả ba phạm vi động cơ sự khác biệt giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp đều là khác biệt khơng có ý nghĩa. Song, khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập ở từng nội dung động cơ, chúng tơi phát hiện có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp ở các nội dung sau (xem bảng 1.5):

<i><b>Bảng 1.5 Các nội dung có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm sinh viên </b></i>

Nhóm điểm cao Nhóm điểm thấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

động cơ xuất phát từ niềm đam mê và lòng tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của sinh viên NN2TQ.

<b>1.5. KẾT LUẬN </b>

Về mặt tổng thể, sinh viên NN2TQ tại HUB có động cơ học tập tương đối cao. Trong ba phạm vi: ngôn ngữ, người học và môi trường học tập, động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập là mạnh nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và phạm vi người học. Trên phạm vi ngôn ngữ, sinh viên chọn học NN2TQ đa số xuất phát từ nhu cầu công cụ du lịch, nghề nghiệp và thực hiện giá trị bản thân, một bộ phận nhỏ là do yêu cầu của người khác hoặc vì nhu cầu giao tiếp. Trên phạm vi người học, đại đa số sinh viên HUB cố gắng học tập NN2TQ là vì họ cho rằng tiếng Trung Quốc khơng khó, tin rằng mình có thể học tốt tiếng Trung Quốc, đồng thời họ cũng không muốn làm bố mẹ thất vọng về năng lực học tập của họ. Trên phạm vi môi trường học tập, hứng thú học tập NN2TQ hiện tại của đại đa số sinh viên HUB được quyết định bởi chất lượng môn học và giảng viên đứng lớp.

Về mối quan hệ giữa kết quả và động cơ học tập, động cơ xuất phát từ hứng thú văn hoá, nghệ thuật Trung Quốc, hứng thú học tập tiếng Trung Quốc, cảm nhận tiếng Trung Quốc không khó, tin rằng mình có thể học tốt tiếng Trung Quốc, tìm ra được phương pháp học tập để đạt được kết quả tốt giúp sinh viên có được kết quả cao trong học tập, ngược lại nếu việc học NN2TQ xuất phát từ động cơ yêu cầu của chuyên ngành theo học, vượt qua kiểm tra cuối kì sẽ có ảnh hưởng khơng tốt đến kết quả học tập của sinh viên.

<b>1.6. KIẾN NGHỊ </b>

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế về động cơ học tập NN2TQ của sinh viên HUB, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

<b>1.6.1. Kiến nghị đối với sinh viên </b>

Nhằm có được hiệu quả học tập tốt nhất, sinh viên cần kết hợp động cơ học tập bên trong và động cơ học tập bên ngồi. Bên cạnh đó, sinh viên cần lắng nghe những phản hồi từ phía giảng viên về tình hình học tập của mình, đồng thời tìm kiếm những nguyên nhân thành cơng và thất bại, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về phương pháp học tập và chiến lược học tập, kích thích hứng thú học tập của chính mình.

Sinh viên nên chủ động tham gia các câu lạc bộ tiếng Trung Quốc, các buổi triển lãm về văn hoá, nghệ thuật Trung Quốc, các cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc được tổ chức trong và ngồi trường. Qua đó, có thể nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc, nâng cao kiến thức về văn hố Trung Quốc, tăng cường động cơ học tập tích cực của bản thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.6.2. Kiến nghị đối với giảng viên </b>

Về năng lực chuyên môn, giảng viên cần không ngừng nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc và phương pháp giảng dạy. Giảng viên có năng lực chun mơn tốt mới có thể giải đáp được các thắc mắc của sinh viên, thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, nâng cao tính tích cực trong học tập NN2TQ của sinh viên.

Về giảng dạy, giảng viên cần xây dựng khơng khí lớp học vui vẻ, tích cực, tạo sự thoải mái trong học tập, để sinh viên không có những áp lực về tâm lí. Trong hoạt động giảng dạy, giảng viên nên có những đánh giá mang tính khẳng định cho sinh viên, thiết kế những nhiệm vụ học tập có tính thú vị, thực dụng và có độ khó vừa phải, tận dụng những tài nguyên internet, sử dụng các kĩ thuật đa phương tiện trong giảng dạy.

<b>1.6.3. Kiến nghị đối với nhà trường </b>

Về giáo trình, nhà trường cần biên soạn hoặc lựa chọn những giáo trình tiếng Trung Quốc theo triết lí lấy sinh viên làm trung tâm, chú trọng mức độ thích hợp với sinh viên ngoại ngữ thứ hai, có tác dụng lớn trong việc khơi gợi hứng thú học tập của sinh viên. Một bộ giáo trình hay cần hội đủ các điều kiện sau: phải hướng đến đối tượng người học cụ thể, phải có tính khoa học, phải có tính thực dụng và tính thú vị. Một bộ giáo trình phù hợp ln được kiểm chứng và cải tiến từ trong thực tiễn giảng dạy. Nhà trường nên căn cứ vào những phản hồi về hiệu quả dạy học của giảng viên, kịp thời tổng kết những nhu cầu và đặc điểm học tập của sinh viên, bổ sung và hồn thiện giáo trình đang sử dụng.

Về hoạt động ngoại khoá, nhà trường nên thành lập câu lạc bộ tiếng Trung Quốc, thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm giới thiệu về đất nước, con người, văn hố, nghệ thuật của Trung Quốc, định kì tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc, thi hát tiếng Trung Quốc, thi viết thư pháp chữ Hán, thi nấu món ăn Trung Quốc... qua đó có thể khơi gợi hứng thú học tập, tăng cường động cơ học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh </b>

<i>Corder, S. P. (1967). The Significance of Learner’s errors. International Review of Applied Linguistics in Language Teaching, 5(4), 161-170. </i>

<i>Dörnyei, Z. (1994). Motivation and motivating in the foreign language classroom. Modern Language Journal, 78(3), 273-284. </i>

Dörnyei, Z. (2003). Attitudes, Orientations, and Motivations in Language Learning: Advances

<i>in Theory, Research, and Applications. Language Learning, 53(S1), 3-32. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Gardner, R. C., & Lambert, W. E. (1972). Attitudes and Motivation in Second Language Learning. Newbury House. </i>

<i>Jakobovits, L. A. (1970). Foreign Language Learning: A Psycholinguistic Analysis of the Issues. Newbury House. </i>

<i>Ramage, K. (1990). Motivational factors and persistence in foreign language study. Language Learning, 40(2), 189-219. </i>

<i>Williams, M., & Burden, R. (1997). Psychology for language teachers. Cambridge University </i>

Press.

<b>Tiếng Trung Quốc </b>

陈天序 (2012). 非目的语环境下泰国与美国学生汉语学习动机研究. 语言教学与研究, (4), 30-37.

江新 (2007). 对外汉语教学的心理学. 教育科学出版社. 赵杨 (2015). 第二语言习得. 外语教学与研究出版社.

<b>PHỤ LỤC </b>

<b>Bảng khảo sát Động cơ học tập tiếng Trung Quốc </b>

Vì sao bạn học tiếng Trung Quốc?

Q1 Vì tơi có hứng thú với lịch sử, văn hố, phong tục tập qn của Trung Quốc. Q2 Vì tơi có hứng thú với âm nhạc, phim ảnh, hí kịch, nghệ thuật của Trung Quốc. Q3 Vì tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người Trung Quốc.

Q4 Vì tơi thích Trung Quốc hoặc thích con người Trung Quốc. Q5 Vì tơi muốn kết bạn với một số người Trung Quốc.

Q6 Vì tơi có người thân là người Trung Quốc, tơi muốn thường xuyên liên lạc với họ.

Q7 Vì yêu cầu của chuyên ngành mà tôi theo học.

Q8 Để khi đi du lịch Trung Quốc có thể sử dụng tiếng Trung Quốc. Q9 Để qua được kì thi kiểm tra trình độ tiếng Trung Quốc.

Q10 Để chuẩn bị cho việc học tập ở trường đại học Trung Quốc.

Q11 Để sau này có thể tìm được một cơng việc tốt hoặc có cơ hội thăng tiến trong cơng việc.

Q12 Vì tơi thích học ngoại ngữ.

Q13 Vì học tiếng Trung Quốc là một thử thách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Q14 Vì tơi thích tiếng Trung Quốc, khơng có ngun nhân gì đặc biệt.

Q15 <sup>Vì</sup><sup> tơi cảm thấy tiếng Trung Quốc rất thú vị, nó có thể giúp tơi trở thành người </sup>có hiểu biết rộng.

Q16 Vì bố mẹ hoặc nhà trường muốn tôi học.

Q17 Vì khi biết một ngoại ngữ tơi có thể nhận được sự tơn trọng từ người khác. Q18 Vì tơi có hứng thú với mối quan hệ giữa đất nước tơi và Trung Quốc. Q19 Vì học tốt tiếng Trung Quốc sẽ cho tơi có cảm giác thành cơng.

Q20 <sup>Vì</sup><sup> tơi cảm thấy biết nói tiếng Trung Quốc là một kĩ năng quan trọng trong </sup>cuộc sống.

Q21 Vì có thể giúp bạn bè nước ngồi hiểu về đất nước tơi. Ngun nhân nào khiến bạn cố gắng học tiếng Trung Quốc?

Q22 Vì tơi khơng muốn bị mất mặt với mọi người do kết quả học tập quá kém. Q23 Vì tôi muốn chứng minh tôi không tệ hơn người khác.

Q24 Vì tơi phát hiện tiếng Trung Quốc khơng khó, tơi tiến bộ tương đối nhanh. Q25 Vì tơi đã tìm được phương pháp học tập để đạt được kết quả tốt.

Q26 Vì tơi ln tin rằng tơi có thể học tốt tiếng Trung Quốc. Q27 Vì tơi khơng muốn làm bố mẹ tơi thất vọng.

Hiện tại, hứng thú của bạn với việc học tiếng Trung Quốc, phần lớn được quyết định bởi điều gì?

Q28 Quyết định bởi kết quả học tập tiếng Trung Quốc của tôi. Q29 Quyết định bởi giáo viên tiếng Trung Quốc của tôi. Q30 Quyết định bởi chất lượng môn tiếng Trung Quốc.

Q31 Quyết định bởi giáo trình tiếng Trung Quốc đang sử dụng. Q32 Quyết định bởi lớp tiếng Trung Quốc của tôi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tơi muốn tìm câu trả lời cho ba vấn đề sau:

Thứ nhất, tình hình sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh như thế nào?

Thứ hai, các nhân tố cá thể như giới tính, tuổi tác có ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh không?

Thứ ba, kết quả học tập và việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngơn ngữ Anh có mối liên quan với nhau khơng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Khách thể nghiên cứu </b>

Tham gia khảo sát là 167 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ ChíMinh. Các sinh viên này hiện đang học NN2TQ. Tất cả 167 phiếu khảo sát thu được đều là phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 100%. Sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu.

<b>2.2.2. Công cụ thu thập dữ liệu </b>

Chúng tôi sử dụng Bảng điều tra chiến lược học tập ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning, viết tắt là SILL) do Oxford thiết kế vào năm 1990 làm công cụ thu thập dữ liệu. SILL có tổng cộng 50 câu hỏi, với cấu trúc sáu phần (Q1 - Q9 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược ghi nhớ, Q10 - Q23 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược nhận thức, Q24 - Q29 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược bù đắp, Q30 - Q38 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược siêu nhận thức, Q39 - Q44 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược xúc cảm, Q45 - Q50 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược xã hội), sử dụng thang đo 5 bậc của Likert từ “1 – hồn tồn khơng sử dụng” đến “5 – luôn luôn sử dụng”. Đây là công cụ khảo sát chiến lược học tập ngơn ngữ có độ tin cậy và độ giá trị cao, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ.

<b>2.2.3. Cơng cụ phân tích số liệu </b>

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22.0) để thống kê, phân tích số liệu mà chúng tơi thu thập được. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống kê mô tả, kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test), kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test) và phân tích tương quan Pearson (Pearson Correlation).

<b>2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.3.1. Tình hình sử dụng chiến lược học tập </b>

Tần suất sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh như sau (xem bảng 2.1):

<i><b>Bảng 2.1. Tần suất sử dụng chiến lược học tập </b></i>

Nhóm chiến lược Mean SD Nhóm chiến lược ghi nhớ 3,65 0,61 Nhóm chiến lược nhận thức 3,64 0,60 Nhóm chiến lược bù đắp 3,18 0,72 Nhóm chiến lược siêu nhận thức 3,88 0,64

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Nhóm chiến lược xúc cảm 3,44 0,65 Nhóm chiến lược xã hội 3,81 0,72

Oxford (1990) chia tần suất sử dụng chiến lược ra làm năm cấp: cấp 1 có trị trung bình từ 1,0 đến 1,4, cấp 2 có trị trung bình từ 1,5 đến 2,4, cấp 3 có trị trung bình từ 2,5 đến 3,4, cấp 4 có trị trung bình từ 3,5 đến 4,4, cấp 5 có trị trung bình từ 4,5 đến 5,0. Song, cách phân cấp này của Oxford không thể phân cấp cho các trường hợp có trị trung bình từ 1,4 đến 1,5, từ 2,4 đến 2,5, từ 3,4 đến 3,5, từ 4,4 đến 4,5. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều chỉnh lại như sau: cấp 1 có trị trung bình từ 1,0 đến dưới 1,5, cấp 2 có trị trung bình từ 1,5 đến dưới 2,5, cấp 3 có trị trung bình từ 2,5 đến dưới 3,5, cấp 4 có trị trung bình từ 3,5 đến dưới 4,5, cấp 5 có trị trung bình từ 4,5 đến 5,0. Trong đó, cấp 1 và cấp 2 là cấp độ tần suất sử dụng thấp, cấp 3 là cấp độ tần suất sử dụng trung bình, cấp 4 và cấp 5 là cấp độ tần suất sử dụng cao.

Bảng 2.1 cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng chiến lược học tập NN2TQ tương đối cao (Mean = 3,60). Trong đó, nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược nhận thức, nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội thuộc cấp độ tần suất sử dụng cao, nhóm chiến lược bù đắp và nhóm chiến lược xúc cảm thuộc cấp độ tần suất sử dụng trung bình.

Sau khi tiến hành kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu nhóm chiến lược, chúng tơi được kết quả khảo sát như sau (xem bảng 2.2):

<i><b>Bảng 2.2. Kết quả kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu nhóm chiến lược học tập </b></i>

Nhóm chiến lược nhận

thức

Nhóm chiến lược bù đắp

Nhóm chiến lược siêu nhận

thức

Nhóm chiến lược xúc

cảm

Nhóm chiến lược

xã hội Nhóm chiến

lược ghi nhớ

t = 0,30 p = 0,76

t = 8,74 p < 0,05

t = -4,98 p < 0,05

t = 4,07 p < 0,05

t = -3,02 p < 0,05 Nhóm chiến

lược nhận thức

t = 9,25 p < 0,05

t = -6,31 p < 0,05

t = 4,17 p < 0,05

t = -3,46 p < 0,05 Nhóm chiến

lược bù đắp

t = -12,56 p < 0,05

t = -4,01 p < 0,05

t = -11,09 p < 0,05 Nhóm chiến

lược siêu nhận thức

t = 8,90 p < 0,05

t = 1,46 p = 0,15

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nhóm chiến lược xúc cảm

t = -6,47 p < 0,05

Bảng 2.2 cho thấy, thứ tự sáu nhóm chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên như sau: nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược xã hội > nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược nhận thức > nhóm chiến lược xúc cảm > nhóm chiến lược bù đắp.

Các kết quả trên cho thấy, trong quá trình học tập NN2TQ, sinh viên thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược nhận thức, sau đó là nhóm chiến lược xúc cảm, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược bù đắp.

<b>2.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với việc sử dụng chiến lược học tập </b>

<i><b>2.3.2.1. Ảnh hưởng của giới tính đối với việc sử dụng chiến lược học tập </b></i>

Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có 26 sinh viên nam, chiếm tỉ lệ 15,6%, 141 sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ 84,4%. Tình hình sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên nam và sinh viên nữ như sau (xem bảng 2.3):

<i><b>Bảng 2.3. Tình hình sử dụng chiến lược học tập theo giới tính </b></i>

Nhóm chiến lược Giới tính Mean SD t p Nhóm chiến lược ghi nhớ <sup>Nam </sup> <sup>3,74 </sup> <sup>0,74 </sup> 0,81 0,42

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tổng thể - trường hợp mẫu độc lập cho thấy, việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên nam và sinh viên nữ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05). Nói cách khác, giới tính khơng phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

<i><b>2.3.2.2. Ảnh hưởng của tuổi tác đối với việc sử dụng chiến lược học tập </b></i>

Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có 146 sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20, chiếm tỉ lệ 87,4%, 21 sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23, chiếm tỉ lệ 12,6%. Tình hình sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên thuộc hai nhóm tuổi trên như sau (xem bảng 2.4):

<i><b>Bảng 2.4. Tình hình sử dụng chiến lược học tập theo tuổi tác </b></i>

Nhóm chiến lược Tuổi tác Mean SD t p Nhóm chiến lược ghi nhớ <sup>18-20 </sup> <sup>3,63 </sup> <sup>0,58 </sup> -1,15 0,25

21-23 3,79 0,73

Nhóm chiến lược nhận thức <sup>18-20 </sup> <sup>3,64 </sup> <sup>0,59 </sup> 0,27 0,79 21-23 3,61 0,71

Nhóm chiến lược bù đắp <sup>18-20 </sup> <sup>3,16 </sup> <sup>0,69 </sup> -1,26 0,21 21-23 3,37 0,86

Nhóm chiến lược siêu nhận thức <sup>18-20 </sup> <sup>3,87 </sup> <sup>0,64 </sup> -0,15 0,88 21-23 3,89 0,67

Nhóm chiến lược xúc cảm <sup>18-20 </sup> <sup>3,44 </sup> <sup>0,64 </sup> 0,01 1,00 21-23 3,44 0,71

Nhóm chiến lược xã hội <sup>18-20 </sup> <sup>3,81 </sup> <sup>0,72 </sup> 0,01 1,00 21-23 3,81 0,76

Bảng 2.4 cho thấy, sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 có tần suất sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược bù đắp thấp hơn sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23, có tần suất sử dụng các nhóm chiến lược khác gần tương đương với sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ giữa sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 và sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23 (p > 0,05). Nói cách khác, tuổi tác khơng phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>2.3.3. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và việc sử dụng chiến lược học tập </b>

Chúng tơi sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa kết quả học tập và việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Kết quả như sau (xem bảng 2.5):

<i><b>Bảng 2.5. Phân tích mối tương quan giữa kết quả học tập và chiến lược học tập </b></i>

Nhóm chiến lược

ghi nhớ

Nhóm chiến lược

nhận thức

Nhóm chiến lược

bù đắp

Nhóm chiến lược

siêu nhận thức

Nhóm chiến lược

xúc cảm

Nhóm chiến lược

xã hội

Pearson Correlation

Sig. (2-tailed) 0,19 < 0,05 0,37 0,41 0,80 0,86

Bảng 2.5 cho thấy, việc sử dụng nhóm chiến lược nhận thức và kết quả học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngơn ngữ Anh có mối tương quan với nhau (p < 0,05). Điều này cho thấy, tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập NN2TQ của sinh viên. Sinh viên nào thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược này sẽ có kết quả học tập NN2TQ cao hơn, ngược lại, những sinh viên ít sử dụng nhóm chiến lược này sẽ có kết quả học tập NN2TQ thấp hơn.

<b>2.4. THẢO LUẬN </b>

<b>2.4.1. Tình hình sử dụng chiến lược học tập </b>

Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược nhận thức, sau đó là nhóm chiến lược xúc cảm, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược bù đắp.

Nhóm chiến lược mà sinh viên NN2TQ sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội. Điều này có thể hiểu được, vì sinh viên là những người đã trưởng thành, đại đa số đều có mục đích cụ thể, rõ ràng khi chọn học NN2TQ, đồng thời có năng lực tự giám sát, tự quản lí và tự đánh giá tương đối cao, có khả năng tập trung sự chú ý trong các hoạt động học tập. Nhóm chiến lược siêu nhận thức có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập ngoại ngữ, nếu sinh viên có tần suất sử dụng cao sẽ đạt được nhiều thành công trong việc học ngoại ngữ (Wang, Spencer, & Xing, 2009). Song, các kết quả nghiên cứu trước đây lại cho thấy, sinh viên không nhận thấy được tầm quan trọng của nhóm chiến lược siêu nhận thức, tần suất sử dụng nhóm chiến lược này ln thấp hơn nhóm chiến lược nhận thức. Nghiên cứu của chúng tơi có kết quả khơng giống với các nghiên cứu trước đây, sinh viên NN2TQ có tần suất sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức cao hơn nhóm chiến lược nhận thức. Sự đối lập này có thể là vì sinh viên NN2TQ đã có kinh nghiệm học ngoại ngữ thứ nhất – tiếng Anh, điều này giúp sinh viên có thể quản lí việc học tốt hơn, có khả năng điều tiết q trình học ngoại ngữ thứ hai.

Nhóm chiến lược mà sinh viên NN2TQ ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược bù đắp. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của God và Kwah (1997), sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến lược bù đắp. Nhóm chiến lược bù đắp có thể giúp sinh viên vượt qua những hạn chế về kiến thức và đạt được mục đích giao tiếp. Song, sinh viên NN2TQ lại sử dụng nhóm chiến lược này với tần suất sử dụng thấp nhất trong sáu nhóm chiến lược. Điều này có thể là vì ưu thế của việc sử dụng tiếng Anh – ngoại ngữ thứ nhất của sinh viên trong giao tiếp. Mặt khác, cũng có thể vì lượng kiến thức tiếng Trung Quốc của sinh viên ngoại ngữ thứ hai tham gia khảo sát còn ở mức thấp, chưa đủ để đoán nghĩa của từ, dùng từ hoặc cụm từ khác thay thế, sinh viên không thể không cần sự trợ giúp của các sách công cụ hay các ứng dụng từ điển tiếng Trung Quốc.

<b>2.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với việc sử dụng chiến lược học tập </b>

Không có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược học NN2TQ. Việc lựa chọn và sử dụng chiến lược giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có sự giống nhau, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Oxford và Nyikos (1989), song lại giống với kết quả nghiên cứu của Young và Oxford (1997). Trong mối quan hệ giữa giới tính và chiến lược học ngoại ngữ có thể tồn tại những nhân tố trung gian, giữa chúng không chỉ đơn giản là mối quan hệ tuyến tính. (Liyanage, & Bartlett, 2012)

Tuổi tác cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập NN2TQ của sinh viên. Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu của Wang Yaomei (王尧美) (2013). Wang Yaomei (王尧美) (2013) chia người học thành ba nhóm tuổi: 18-20, 21-24, 25-29. Bà phát hiện có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược bù đắp và nhóm chiến lược xã hội giữa các nhóm tuổi. Nghiên cứu của chúng tơi chỉ có hai nhóm tuổi là 18-20 và 21-23, nếu bổ sung thêm nhóm tuổi 25-29, rất có thể sẽ có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng chiến lược học tập theo tuổi tác.

<b>2.4.3. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và việc sử dụng chiến lược học tập </b>

Tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến kết quả học tập NN2TQ của sinh viên. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu của Wu Yongyi (吴勇毅) và Chen Yu (陈钰) (2005), Wang Yaomei (王尧美) (2013). Tần suất sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nhóm chiến lược nhận thức có quan hệ trực tiếp đến việc học tập và thụ đắc ngoại ngữ, việc sử dụng nhóm chiến lược này địi hỏi phải có một trình độ tiếng Trung Quốc nhất định, sinh viên có kết quả học tập càng cao sẽ càng dễ dàng vận dụng nhóm chiến lược học tập này, sinh viên có kết quả học tập kém sẽ khó vận dụng được nhóm chiến lược này, thậm chí khơng vận dụng được.

<b>2.5. KẾT LUẬN </b>

Sinh viên NN2TQ ngành Ngơn ngữ Anh có tần suất sử dụng chiến lược tương đối cao. Trong sáu nhóm chiến lược, nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược xã hội có tần suất sử dụng cao nhất, kế đến là nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược nhận thức, sau đó là nhóm chiến lược xúc cảm, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược bù

<i>đắp. Các nhân tố cá thể (giới tính, tuổi tác) không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến </i>

lược học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Tần suất sử dụng nhóm chiến

<i>lược nhận thức ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. </i>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh </b>

<i>Ellis, R. (1994). The Study of Second Language Acquisition. Oxford University Press. </i>

Goh, C., & Kwah, P. E. (1997). Chinese ESL students’ learning strategies: A look at frequency,

<i>proficiency and gender. Hong Kong Journal of Applied Linguistics, 2(1), 39-53. </i>

Liyanage, I., & Bartlett, B. J. (2012). Gender and language learning strategies: looking beyond

<i>the categories. The Language Learning Journal, 40(2), 237-253. </i>

<i>McDounough, S. H. (1999). Learner strategies. Language Teaching, 32(1), 1-8. </i>

<i>Oxford, R. L. (1990). Language Learning Strategies: What Every Teacher Should Know. </i>

Heinle and Heinle.

Oxford, R. L., & Nyikos, M. (1989). Variable affecting choice oflanguage learning strategies

<i>by university students. Modern Language Journal, 73(2), 291-300. </i>

Wang, J. H., Spencer, K., & Xing, M. J. (2009). Metacognitive beliefs and strategies in learning

<i>Chinese as a foreign language. System, 37(1), 46-56. </i>

Young, D. J., & Oxford, R. L. (1997). A gender-related analysis of strategies used to process

<i>written input in the native language and a foreign language. Applied Language Learning, 8(1), 43-73. </i>

<b>Tiếng Trung Quốc </b>

吴勇毅, & 陈钰. (2005). 成功的汉语学习者的学习策略分析. 赵金铭主编. 对外汉语教学的全方位探索——对外汉语研究学术讨论会论文集 (pp. 447-465). 商务印书馆.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

王尧美 (2013). 来华预科留学生汉语学习策略研究. 世界图书出版公司.

<b>PHỤ LỤC </b>

<b>Bảng khảo sát Chiến lược học tập tiếng Trung Quốc </b>

Q1 <sup>Tôi liên hệ những kiến thức mà tôi đã biết với những kiến thức mới mà tôi </sup>được học trong tiếng Trung Quốc. Q2 Tôi ghi nhớ từ mới bằng cách đặt câu với từ mới học.

Q3 <sup>Tôi ghi nhớ từ mới bằng cách liên kết âm thanh của từ mới với hì</sup><sup>nh ảnh </sup>của từ đó.

Q4 <sup>Tơi ghi nhớ từ mới bằng cách liên tưởng đến tì</sup><sup>nh huống có thể sử dụng từ </sup>đó.

Q5 <sup>Tơi ghi nhớ từ mới bằng cách sử dụng quy luật cấu tạo từ của tiếng Trung </sup>Quốc.

Q6 Tôi ghi nhớ từ mới bằng cách sử dụng flashcard tiếng Trung Quốc. Q7 Tôi ghi nhớ từ mới bằng cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ.

Q8 Tôi thường xun ơn tập bài khố tiếng Trung Quốc.

Q9 <sup>Tôi ghi nhớ từ mới bằng cách ghi nhớ vị trí</sup><sup> xuất hiện của nó trên bảng hoặc </sup>trên trang sách nào đó.

Q10 Tơi đọc hoặc viết từ mới nhiều lần.

Q11 Tôi cố gắng luyện nói giống như người bản ngữ. Q12 Tơi luyện tập phát âm tiếng Trung Quốc.

Q13 Tôi sử dụng các từ mà tôi đã học bằng những cách khác nhau. Q14 Tôi dùng tiếng Trung Quốc để nói chuyện với giảng viên và bạn bè. Q15 Tơi xem phim và chương trình truyền hình bằng tiếng Trung Quốc. Q16 Tôi xem việc đọc hiểu bằng tiếng Trung Quốc là niềm vui.

Q17 Tôi viết ghi chú, tin nhắn, thư từ hoặc báo cáo bằng tiếng Trung Quốc. Q18 Khi đọc đoạn văn tiếng Trung Quốc, tơi đọc lướt trước, sau đó mới đọc kĩ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Q23 <sup>Tôi tổng kết các thông tin tiếng Trung Quốc mà tôi nghe được hoặc đọc </sup>được. Q24 Tơi đốn nghĩa từ mới.

Q25 <sup>Khi trị chuyện, nếu khơng nhớ được một từ nào đó, tơi sử dụng ngơn ngữ </sup>cử chỉ.

Q26 <sup>Tôi tự tạo ra từ mới nếu tôi khơng biết từ cần sử dụng đó trong tiếng Trung </sup>Quốc.

Q27 Khi đọc đoạn văn tiếng Trung Quốc, tôi không tra nghĩa của từng từ mới. Q28 <sup>Q28. Khi dùng tiếng Trung Quốc giao lưu với người khác, tơi cố gắng đốn </sup>

người đó sẽ nói gì tiếp theo.

Q29 <sup>Nếu không nhớ được một từ nào đó, tơi sử dụng từ hoặc cụm từ có nghĩa </sup>tương tự để thay thế.

Q30 Tôi luyện tập tiếng Trung Quốc bằng mọi cách.

Q31 Tôi nâng cao trình độ tiếng Trung Quốc của mình bằng cách tự tìm những lỗi tiếng Trung Quốc của mình.

Q32 Khi có người nói tiếng Trung Quốc, tơi tập trung lắng nghe. Q33 Tơi cố gắng tìm phương pháp để học tốt tiếng Trung Quốc hơn. Q34 Tôi tự lập thời gian biểu để đảm bảo thời gian học tiếng Trung Quốc. Q35 Tơi tìm người để luyện nói tiếng Trung Quốc.

Q36 Tơi tìm mọi cơ hội để có thể đọc tiếng Trung Quốc nhiều hơn.

Q37 <sup>Tơi có mục tiêu rõ ràng để nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng </sup>Trung Quốc của mình.

Q38 Tơi nghĩ về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tiếng Trung Quốc. Q39 Tôi cố gắng thư giãn khi có cảm giác sợ phải sử dụng tiếng Trung Quốc. Q40 Dù sợ nói sai, nhưng tơi vẫn động viên mình nói tiếng Trung Quốc. Q41 Tơi tự thưởng cho mình khi tơi có tiến bộ trong việc học tiếng Trung Quốc. Q42 <sup>Khi tôi học hoặc sử dụng tiếng Trung Quốc, tôi chú ý xem mình có căng </sup>

thẳng hay lo lắng khơng.

Q43 Tôi ghi lại những cảm nhận học tiếng Trung Quốc của mình trong nhật kí. Q44 Tơi kể người khác nghe cảm nhận của mình khi học tiếng Trung Quốc. Q45 <sup>Nếu tôi nghe không hiểu người khác nói gì</sup><sup>, tơi nhờ họ nói chậm hoặc nhắc </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Q49 Tôi đặt câu hỏi bằng tiếng Trung Quốc. Q50 Tôi cố gắng tìm hiểu văn hố Trung Quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Hiện nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về quan niệm học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế tại Trung Quốc như các nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010), Lin Lunlun (林伦伦) và Ren Mengya (任梦雅) (2010), Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011)… Song, trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, thành quả nghiên cứu về quan niệm học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc (NN2TQ) nói riêng, vẫn còn rất hạn chế.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn tìm câu trả lời cho ba vấn đề sau:

Thứ nhất, quan niệm học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) như thế nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Thứ hai, các nhân tố cá thể (giới tính, thời gian học tập, vùng miền) có ảnh hưởng đến quan niệm học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại HUB không?

Thứ ba, mối quan hệ giữa kết quả học tập với quan niệm học tập NN2TQ của sinh viên như thế nào?

<b>3.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, quan niệm học tập ngôn ngữ đã trở thành vấn đề được các nhà ngôn ngữ học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã có những cách phân loại quan niệm học tập ngơn ngữ khác nhau. Horwitz (1985) trong Bảng điều tra quan niệm học tập ngôn ngữ (Belief About Language Learning Inventory, BALLI) đã chia quan niệm học tập ngôn ngữ thành năm phương diện: năng lực học tập ngoại ngữ, độ khó của việc học ngoại ngữ, tính chất của việc học ngoại ngữ, chiến lược học tập - giao tiếp và động cơ học tập. Wenden (1987) cho rằng, quan niệm học tập ngơn ngữ có thể phân thành năm lĩnh vực: ngơn ngữ, trình độ người học, kết quả nỗ lực học tập của người học, tác dụng của người học trong quá trình học tập ngơn ngữ, con đường tốt nhất để hồn thành nhiệm vụ học tập ngôn ngữ. Richard và Lockhart (1994) lại chia quan niệm học tập ngôn ngữ thành tám loại: quan niệm về tính chất ngơn ngữ, quan niệm về người bản ngữ, quan niệm về bốn loại kĩ năng, quan niệm về giảng dạy, quan niệm về học tập, quan niệm về tính thích hợp của hành vi trên lớp, quan niệm về tính tự thân và quan niệm về mục tiêu học tập. Trong đó, cách phân loại của Horwitz và Bảng điều tra BALLI của ông được đánh giá rất cao, có tầm ảnh hưởng khá lớn, được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu khác nhau (Peacock, 2001; Jee, 2014).

Không chỉ làm rõ các đặc điểm về quan niệm học tập ngôn ngữ của người học, các nhà nghiên cứu cịn tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố khác với quan niệm học tập ngôn ngữ của người học. Bacon và Finnemann (1990), Bernat và Lloyd (2007) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố giới tính, thời gian học đối với quan niệm học tập ngôn ngữ của người học. Mori (1999) đã nghiên cứu mối tương quan giữa quan niệm học tập và kết quả học tập của người học. Tanaka và Ellis (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ đối với quan niệm học tập ngôn ngữ của người học.

Nghiên cứu về quan niệm học tập tiếng Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ XXI, số lượng cơng trình nghiên cứu vẫn cịn rất hạn chế. Cao Xianwen (曹贤文) và Wu Huainan (吴淮南) (2002) nghiên cứu về quan niệm học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế tại Trung Quốc. Sau cơng trình này, các nghiên cứu về quan niệm học tập tiếng Trung Quốc đều hướng đến đối tượng người học cụ thể, như sinh viên Hàn Quốc (Wu Yan (吴艳), & Sun Liming (孙莉明), 2010; Ding Anqi (丁安琪),

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

2010), sinh viên Nhật Bản (Mii Akiko (三井明子), & Shao Mingming (邵明明), 2019), sinh viên Malaysia (Ding Anqi (丁安琪), & Wu Sina (吴思娜), 2011), sinh viên châu Phi (Lin Lunlun (林伦伦), & Ren Mengya (任梦雅), 2010), sinh viên khu vực Trung Á (Zhang Hui (张慧), 2011)… Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy, sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau có những quan niệm học tập tiếng Trung Quốc khác nhau.

<b>3.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.3.1. Khách thể nghiên cứu </b>

Tham gia khảo sát là 177 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của HUB đang học NN2TQ. Trong đó, có 21 sinh viên nam (chiếm tỉ lệ 11,9%) và 156 sinh viên nữ (chiếm tỉ lệ 88,1%); có 86 sinh viên năm thứ hai (chiếm tỉ lệ 48,6%) và 91 sinh viên năm thứ ba (chiếm tỉ lệ 51,4%); có 14 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền bắc (chiếm tỉ lệ 7,9%), 105 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền trung (chiếm tỉ lệ 59,3%) và 58 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền nam (chiếm tỉ lệ 32,8%). Sinh viên có độ tuổi thấp nhất là 19 tuổi, độ tuổi cao nhất là 23 tuổi, độ tuổi trung bình là 19,68 tuổi.

<b>3.3.2. Cơng cụ thu thập dữ liệu </b>

Chúng tôi sử dụng công cụ Bảng điều tra BALLI của Horwitz (1985) để khảo sát quan niệm học tập NN2TQ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại HUB. Phiếu khảo sát có tổng cộng 34 câu hỏi, sử dụng thang đo năm bậc của Likert từ “1 – hồn tồn khơng đồng ý” đến “5 – hoàn toàn đồng ý”. Các câu hỏi xoay quanh năm phương diện: năng lực học tập ngoại ngữ (bao gồm các câu Q1, Q2, Q10, Q15, Q22, Q29, Q32, Q33 và Q34), độ khó của việc học ngoại ngữ (bao gồm các câu Q3, Q4, Q6, Q24 và Q28), tính chất của việc học ngoại ngữ (bao gồm các câu Q5, Q8, Q11, Q16, Q20, Q25 và Q26), chiến lược học tập - giao tiếp (bao gồm các câu Q7, Q9, Q12, Q13, Q17, Q18, Q19 và Q21), động cơ học tập (bao gồm các câu Q23, Q27, Q30 và Q31).

<b>3.3.3. Q trình khảo sát </b>

Chúng tơi tiến hành khảo sát bằng bản giấy vào tháng 12 năm 2019 tại Khoa Ngoại ngữ của HUB. Trước khi phát phiếu khảo sát, chúng tôi thông báo với sinh viên kết quả khảo sát này không ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, hi vọng sinh viên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu.

Chúng tôi phát ra 177 phiếu, thu vào 177 phiếu, tỉ lệ thu vào 100%. Tất cả các phiếu thu vào đều là phiếu hợp lệ, sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu, đạt tỉ lệ 100%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>3.3.4. Cơng cụ phân tích số liệu </b>

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 25.0) để thống kê, phân tích số liệu mà chúng tơi thu thập được. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test), phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) và phân tích tương quan Pearson.

<b>3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.4.1. Đặc điểm chung về quan niệm học tập </b>

<i><b>3.4.1.1. Năng lực học tập ngoại ngữ </b></i>

Trong BALLI có 9 câu hỏi về phương diện năng lực học tập ngoại ngữ. Tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, Mean và SD của 9 câu hỏi về phương diện này như sau (xem bảng 3.1):

<i><b>Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về năng lực học tập ngoại ngữ </b></i>

Mã câu hỏi <sup>Tỉ lệ phần trăm </sup> Mean SD

Q1 0 3,4 2,8 25,4 68,4 4,59 0,71 Q2 1,7 1,1 7,9 44,1 45,2 4,30 0,80 Q10 7,9 17,5 29,4 31,1 14,1 3,26 1,14 Q15 15,8 21,5 46,9 14,7 1,1 2,64 0,96 Q22 40,7 12,4 39,5 5,1 2,3 2,16 1,09 Q29 40,1 28,2 20,3 9,0 2,3 2,05 1,08 Q32 3,4 9,6 26,6 41,2 19,2 3,63 1,01 Q33 3,4 13,0 63,8 16,4 3,4 3,03 0,75 Q34 1,1 7,9 9,0 33,3 48,6 4,20 0,98

Bảng 3.1 cho thấy sinh viên tán thành các quan niệm “Trẻ em học ngoại ngữ dễ hơn người lớn” (Q1, Mean = 4,59), “Có một số người có khả năng bẩm sinh đặc biệt trong việc học ngoại ngữ” (Q2, Mean = 4,30), “Ai cũng có thể học tốt một ngoại ngữ” (Q34, Mean 4,20), khơng tán thành các quan niệm “Tơi có khả năng đặc biệt trong việc học ngoại ngữ” (Q15, Mean = 2,64), “Nữ giới học ngoại ngữ giỏi hơn nam giới” (Q22, Mean = 2,16), “Người giỏi về toán và khoa học tự nhiên, không giỏi trong việc học ngoại ngữ” (Q29, Mean = 2,05). Qua đó có thể thấy đại đa số sinh viên cho rằng tồn tại cái gọi là năng lực học tập ngoại ngữ, song đại đa số sinh viên đều cho rằng bản thân mình khơng có khả năng đặc biệt trong việc học ngoại ngữ. Kết quả này giống với kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

quả nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010) về trường hợp sinh viên Hàn Quốc học tiếng Trung Quốc, song không giống với kết quả của Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011) về trường hợp sinh viên Malaysia học tiếng Trung Quốc.

Đại đa số sinh viên hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý quan niệm “Trẻ em học ngoại ngữ dễ hơn người lớn” (Q1, chiếm tỉ lệ 93,8%). Qua đó cho thấy sinh viên cho rằng tuổi tác có ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010), Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011) về trường hợp sinh viên Hàn Quốc, Malaysia học tiếng Trung Quốc. Song, quan niệm này khơng hữu ích cho việc học ngoại ngữ của sinh viên. Sinh viên có thể sẽ cho rằng việc gặp khó khăn trong học tập ngoại ngữ và việc có kết quả học tập ngoại ngữ không tốt là do bản thân đã qua độ tuổi tốt nhất để học ngoại ngữ (Ding Anqi (丁安琪), 2010).

Tuy đại đa số sinh viên hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý quan niệm “Có một số người có khả năng bẩm sinh đặc biệt trong việc học ngoại ngữ” (Q2, chiếm tỉ lệ 89,3%), song họ cũng hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý quan niệm “Ai cũng có thể học tốt một ngoại ngữ” (Q34, chiếm tỉ lệ 81,9%). Điều này có thể là do quan niệm “cần cù bù thông minh” của người Việt Nam, thông qua sự chăm chỉ, nỗ lực sẽ giúp bù trừ những thiếu sót về mặt năng lực, từ đó hồn tồn có thể đạt được những mục tiêu mong muốn.

Đại đa số sinh viên hồn tồn khơng đồng ý hoặc không đồng ý quan niệm “Nữ giới học ngoại ngữ giỏi hơn nam giới” (Q22, chiếm tỉ lệ 53,1%) và “Người giỏi về toán và khoa học tự nhiên, không giỏi trong việc học ngoại ngữ” (Q29, chiếm tỉ lệ 68,3%). Điều này cho thấy họ không cho rằng giới tính có ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ, cũng như không cho rằng thiên phú về khoa học tự nhiên có ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ.

<i><b>3.4.1.2. Độ khó của việc học ngoại ngữ </b></i>

Trong BALLI có 6 câu hỏi về phương diện độ khó của việc học ngoại ngữ. Tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, Mean và SD của 6 câu hỏi này như sau (xem bảng 3.2):

<i><b>Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về độ khó của việc ngoại ngữ </b></i>

Mã câu hỏi <sup>Tỉ lệ phần trăm </sup> Mean SD

Q3 0,6 6,2 2,8 33,3 57,1 4,40 0,86 Q4 4,0 22,0 18,6 46,9 8,5 3,34 1,04 Q6 1,1 5,6 18,6 48,6 26,0 3,93 0,88

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

9,6 41,2 29,9 9,0 10,2 / / Q24 5,1 17,5 27,7 29,4 20,3 3,42 1,15 Q28 28,8 39,0 12,4 14,7 5,1 2,28 1,18

Bảng 3.2 cho thấy đại đa số sinh viên cho rằng có ngoại ngữ dễ học, có ngoại ngữ khó học (Q3, Mean = 4,40) và tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ tương đối dễ học (Q4, Mean = 3,34), tin rằng mình có thể học tốt tiếng Trung Quốc (Q6, Mean = 3,93). Muốn sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc, nếu mỗi ngày chỉ học một giờ tiếng Trung Quốc, có 41,2% sinh viên cho rằng phải học 1-2 năm, 29,9% sinh viên cho rằng phải học 3-5 năm, 9,6% sinh viên cho rằng không cần đến 1 năm, 9,0% sinh viên cho rằng cần 5-10 năm, 10,2% sinh viên cho rằng đó là điều không thể (Q14). Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010), Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011) về trường hợp sinh viên Hàn Quốc, sinh viên Malaysia học tiếng Trung Quốc. Sinh viên Hàn Quốc và sinh viên Malaysia đều cho rằng tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ tương đối khó học, đại đa số đều cho rằng cần 3-5 năm mới có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc. Sự khác biệt này có thể là vì loại hình ngơn ngữ của tiếng Việt và tiếng Trung Quốc giống nhau, đều là loại hình đơn lập, trong khi đó loại hình ngơn ngữ của tiếng Hàn Quốc và tiếng Malaysia đều là loại hình chắp dính, khác với loại hình ngơn ngữ của tiếng Trung Quốc. “Học một ngoại ngữ có đặc điểm loại hình gần với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn là học một ngoại ngữ khác xa về loại hình” (Bùi Mạnh Hùng, 2008).

Đa số sinh viên đều cho rằng nói một ngoại ngữ dễ hơn nghe, đọc, viết ngoại ngữ đó (Q24, Mean = 3,42). Trong bốn kĩ năng ngơn ngữ nghe, nói, đọc, viết, khá ít sinh viên cho rằng đọc và viết tiếng Trung Quốc dễ hơn nghe và nói tiếng Trung Quốc (Q28, Mean = 2,28). Kết quả này giống với kết quả khảo sát của Gao Yande (高彦德), Li Guoqiang (李国强) và Guo Xu (郭旭) (1993) về trường hợp sinh viên quốc tế tại Trung Quốc. Ngoài ra, kết quả khảo sát của Gao Yande (高彦德), Li Guoqiang (李国强) và Guo Xu (郭旭) (1993) cịn cho thấy, chữ Hán – loại hình văn tự biểu ý “khó nhớ và khó viết” là một trong những yếu tố gây trở ngại trong việc thực hiện kĩ năng đọc, viết tiếng Trung Quốc của sinh viên. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm cho sinh viên NN2TQ cảm thấy đọc, viết tiếng Trung Quốc khó hơn nghe, nói tiếng Trung Quốc.

<i><b>3.4.1.3. Tính chất của việc học ngoại ngữ </b></i>

Trong BALLI có 7 câu hỏi về phương diện tính chất của việc học ngoại ngữ. Tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, Mean và SD của 7 câu hỏi này như sau (xem bảng 3.3): <small>①</small>

<small> Đây là câu hỏi lựa chọn 5 phương án cho sẵn, không phải câu hỏi lựa chọn mức độ đồng ý, vì vậy chúng tơi chỉ tính tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, khơng tính Mean và SD. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về tính chất của việc ngoại ngữ </b></i>

Mã câu hỏi <sup>Tỉ lệ phần trăm </sup> Mean SD

Q5 6,2 53,1 8,5 23,7 8,5 2,75 1,14 Q8 0,6 3,4 9,0 43,5 43,5 4,26 0,81 Q11 14,7 31,1 9,6 29,4 15,2 2,99 1,35 Q16 0,6 3,4 1,1 28,8 66,1 4,56 0,74 Q20 15,3 30,5 28,2 19,8 6,2 2,71 1,13 Q25 3,4 9,0 35,6 32,2 19,8 3,56 1,02 Q26 13,6 41,8 25,4 16,4 2,8 2,53 1,01

Bảng 3.3 cho thấy đại đa số sinh viên không cho rằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc không giống nhau (Q5, Mean = 2,75), có thái độ trung dung trước quan niệm học tiếng Trung Quốc nhất định phải học tại Trung Quốc (Q11, Mean = 2,99). Đại đa số sinh viên cho rằng học tiếng Trung Quốc phải tìm hiểu văn hoá Trung Quốc (Q8, Mean = 4,26). Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa ngơn ngữ và văn hố. Vì vậy, giảng viên cần giới thiệu văn hoá Trung Quốc, gắn các yếu tố văn hố vào q trình giảng dạy tiếng Trung Quốc, giải thích mối liên hệ giữa chữ và nghĩa của một số chữ Hán tiêu biểu trong thời lượng cho phép để giảm thiểu áp lực chữ Hán khó học, tăng cường và duy trì hứng thú học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên.

Về trọng tâm trong học tập tiếng Trung Quốc, sinh viên rất xem trọng việc học từ vựng (Q16, Mean = 4,56), không xem trọng việc học ngữ pháp (Q20, Mean = 2,71) hay dịch Việt - Trung (Q26, Mean = 2,53). Điều này có thể dễ hiểu vì như trên đã nói tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều là ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập, đặc điểm ngữ pháp của hai ngôn ngữ này có khá nhiều điểm tương đồng, sinh viên không phải mất quá nhiều thời gian để ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp. Ngoài ra, tiếng Trung Quốc chỉ là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của HUB không yêu cầu sinh viên phải có kĩ năng dịch Việt - Trung. Ngược lại, từ vựng là vật liệu xây dựng nên ngôn ngữ và lời nói, sinh viên cần tích luỹ một lượng lớn từ vựng tiếng Trung Quốc mới có thể nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc của mình.

<i><b>3.4.1.4. Chiến lược học tập - giao tiếp </b></i>

Trong BALLI có 8 câu hỏi về phương diện chiến lược học tập - giao tiếp. Tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, Mean và SD của 8 câu hỏi này như sau (xem bảng 3.4):

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về chiến lược học tập - giao tiếp </b></i>

Mã câu hỏi <sup>Tỉ lệ phần trăm </sup> Mean SD

Q7 0 0,6 3,4 23,7 72,3 4,68 0,57 Q9 9,0 13,0 36,7 20,3 21,0 3,31 1,20 Q12 1,1 7,9 32,8 47,5 10,7 3,59 0,83 Q13 1,1 9,6 13,6 53,7 22,0 3,86 0,91 Q17 1,1 0 0 7,3 91,5 4,88 0,49 Q18 11,9 28,2 22,6 31,1 6,2 2,92 1,15 Q19 18,1 18,6 16,4 19,2 27,7 3,20 1,48 Q21 1,7 6,2 40,7 29,4 22,0 3,64 0,95

Bảng 3.4 cho thấy sinh viên đánh giá rất cao tầm quan trọng của ngữ âm (Q7, Mean = 4,68). Ngữ âm có vai trị vơ cùng quan trọng trong học tập ngôn ngữ, phát âm khơng chuẩn rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự biểu đạt của lời nói, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc nghe hiểu, ngược lại nếu phát âm chính xác sẽ rất dễ lưu lại ấn tượng tốt cho người nghe. Việc chú trọng tính chính xác trong phát âm sẽ rất hữu ích cho việc học tiếng Trung Quốc của sinh viên, song nếu quá chú trọng tính chính xác trong phát âm sẽ ảnh hưởng đến tính lưu loát trong giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc của sinh viên (Gu Juhua (顾菊华), 2007; Ding Anqi (丁安琪), & Wu Sina (吴思娜), 2011). Bảng 3.4 còn cho thấy, sinh viên cũng rất chú trọng việc lặp lại và luyện tập nhiều lần (Q17, Mean = 4,88). Đa số sinh viên khi nghe người khác nói tiếng Trung Quốc, sẽ nói cùng với họ (Q12, Mean = 3,59) và thích sử dụng chiến lược đoán từ khi gặp từ mới (Q13, Mean = 3,86). Một bộ phận sinh viên không đồng ý quan niệm “Tôi rất ngại dùng tiếng Trung Quốc để nói chuyện với người khác” (Q18, Mean = 2,92). Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010), Lin Lunlun (林伦伦) và Ren Mengya (任梦雅) (2010), Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011).

Đa số sinh viên cho rằng không nên sử dụng tiếng Trung Quốc nếu khơng thể biểu đạt chính xác bằng tiếng Trung Quốc (Q9, Mean = 3,31), vì chuyên ngành của sinh viên là Ngôn ngữ Anh, đây là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Đa số sinh viên tán thành quan niệm “Nếu cho phép người mới học mắc lỗi, thì sau này họ khó có thể nói chính xác” (Q19, Mean = 3,20). Kết quả này không giống kết quả nghiên cứu của Ding Anqi (丁安琪) (2010), Ding Anqi (丁安琪) và Wu Sina (吴思娜) (2011). Qua đó cho thấy khơng giống với sinh viên Hàn Quốc và sinh viên Malaysia, sinh viên HUB yêu cầu đối với bản thân tương đối cao, không cho phép mắc sai lầm trong sử dụng tiếng Trung Quốc. Điều này khơng có lợi cho việc bồi dưỡng năng lực giao tiếp ngôn ngữ, nhưng lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hữu ích cho việc nâng cao tính chính xác trong biểu đạt ngơn ngữ, từ đó nâng cao trình độ tiếng Trung Quốc của sinh viên.

<i><b>3.4.1.5. Động cơ học tập </b></i>

Trong BALLI có 4 câu hỏi về phương diện động cơ học tập. Tỉ lệ phần trăm của các lựa chọn, Mean và SD của 4 câu hỏi này như sau (xem bảng 3.5):

<i><b>Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về động cơ học tập </b></i>

Mã câu hỏi <sup>Tỉ lệ phần trăm </sup> Mean SD

Q23 0 1,7 4,0 24,2 70,1 4,63 0,65 Q27 0 0,6 3,4 30,5 65,5 4,61 0,58 Q30 5,6 19,8 46,9 24,3 3,4 3,00 0,90 Q31 1,1 6,2 10,7 46,9 35,0 4,08 0,90

Bảng 3.5 cho thấy đại đa số sinh viên cho rằng nếu học tốt tiếng Trung Quốc, sẽ có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Trung Quốc (Q23, Mean = 4,63), có thể tìm được cơng việc tốt hơn (Q27, Mean = 4,61), và có thể hiểu hơn về người Trung Quốc (Q31, Mean = 4,08). Qua đó cho thấy sinh viên có động cơ học tập tiếng Trung Quốc rất cao. Điều này rất có ích cho việc học tiếng Trung Quốc.

Song, sinh viên có đánh giá ở mức độ trung bình (Mean = 3,00) trước câu hỏi “Người Việt Nam cho rằng, biết nói tiếng Trung Quốc rất quan trọng” (Q30). Đây có thể là vì khách thể tham gia khảo sát là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, họ cho rằng tiếng Anh là quan trọng nhất, tầm quan trọng của tiếng Trung Quốc không bằng tiếng Anh.

<b>3.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với quan niệm học tập </b>

<i><b>3.4.2.1. Ảnh hưởng của giới tính đối với quan niệm học tập </b></i>

Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test), chúng tôi phát hiện giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) ở các nội dung sau (xem bảng 3.6):

<i><b>Bảng 3.6. Những nội dung khác biệt có ý nghĩa về giới tính </b></i>

Mã câu hỏi Giới tính Mean t p Q7 <sup>Nam </sup> <sup>4,24 </sup> -2,523 0,02

Nữ 4,74

Q23 <sup>Nam </sup> <sup>4,33 </sup> -2,246 0,03 Nữ 4,67

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Bảng 3.6 cho thấy sinh viên nam và sinh viên nữ đều rất chú trọng vào tính chính xác trong phát âm (Q7) và rất có niềm tin vào cơ hội sử dụng tiếng Trung Quốc (Q23), song mức độ đồng ý của sinh viên nữ ở hai nội dung này đều nổi trội hơn sinh viên nam.

<i><b>3.4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian học tập đối với quan niệm học tập </b></i>

Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập, chúng tôi phát hiện giữa sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) ở các nội dung sau (xem bảng 3.7):

<i><b>Bảng 3.7. Những nội dung khác biệt có ý nghĩa về thời gian học tập </b></i>

Mã câu hỏi Thời gian học tập Mean t p Q7 Năm thứ hai 4,84

3,76 0,00 Năm thứ ba 4,53

Q11 Năm thứ hai 2,78

-2,09 0,04 Năm thứ ba 3,20

Q12 Năm thứ hai 3,77

2,86 0,01 Năm thứ ba 3,42

Q13 Năm thứ hai 4,01

2,21 0,03 Năm thứ ba 3,71

Q20 Năm thứ hai 2,26

-5,66 0,00 Năm thứ ba 3,14

Q22 Năm thứ hai 1,83

-4,14 0,00 Năm thứ ba 2,47

Q24 Năm thứ hai 3,15

-3,15 0,00 Năm thứ ba 3,68

Q29 Năm thứ hai 1,84

-2,60 0,01 Năm thứ ba 2,25

Q32 Năm thứ hai 3,41

-2,95 0,00 Năm thứ ba 3,85

Q34 Năm thứ hai 4,36

2,11 0,04 Năm thứ ba 4,05

Bảng 3.7 cho thấy sinh viên năm thứ hai có điểm trung bình ở các nội dung “Khi học tiếng Trung Quốc, ngữ âm chính xác rất quan trọng” (Q7), “Nếu tơi nghe thấy có người nói tiếng Trung Quốc, tơi sẽ nói cùng với họ” (Q12), “Nếu có một từ tiếng Trung Quốc tơi khơng biết, tơi sẽ đốn nghĩa của nó dựa vào quan hệ giữa chữ và nghĩa của từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đó” (Q13), “Ai cũng có thể học tốt một ngoại ngữ” (Q34), nổi trội hơn sinh viên năm thứ ba, ngược lại sinh viên năm thứ ba có điểm trung bình ở các nội dung “Tốt nhất là học tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc” (Q11), “Học tiếng Trung Quốc là học rất nhiều ngữ pháp” (Q20), “Nữ giới học ngoại ngữ giỏi hơn nam giới” (Q22), “Nói một ngoại ngữ dễ hơn nghe, đọc, viết ngoại ngữ đó” (Q24), “Người có sở trường về tốn và khoa học tự nhiên, khơng có sở trường trong việc học ngoại ngữ” (Q29), “Người biết nói hơn một ngoại ngữ rất thơng minh” (Q32) nổi trội hơn sinh viên năm thứ hai.

Kết quả trên cho thấy sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba đều cho rằng ai cũng có thể học tốt ngoại ngữ, nhưng so với sinh viên năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba tin rằng có một bộ phận người có năng lực học tập ngoại ngữ tốt hơn. Sinh viên năm thứ hai chú trọng về tính chính xác của ngữ âm cao hơn sinh viên năm thứ ba, còn sinh viên năm thứ ba chú trọng về việc học ngữ pháp hơn sinh viên năm thứ hai. Sinh viên năm thứ ba đánh giá cao mơi trường ngơn ngữ đích hơn sinh viên năm thứ hai. Sinh viên năm thứ hai thích sử dụng chiến lược đốn nghĩa của từ và thích giao tiếp với người nói tiếng Trung Quốc hơn sinh viên năm thứ ba. Có thể thấy thời gian học tập tiếng Trung Quốc đã có tác động nhất định đến quan niệm học tập NN2TQ của sinh viên.

<i><b>3.4.2.3. Ảnh hưởng của vùng miền đối với quan niệm học tập </b></i>

Sau khi tiến hành phân tích phương sai một yếu tố, chúng tôi phát hiện giữa sinh viên các vùng miền có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) ở các nội dung sau (xem bảng 3.8):

<i><b>Bảng 3.8. Những nội dung khác biệt có ý nghĩa về vùng miền </b></i>

Mã câu hỏi Vùng miền Mean F p

Q11

Miền bắc 3,12

3,67 0,03 Miền trung 2,82

Miền nam 3,79

Q15

Miền bắc 2,88

4,34 0,01 Miền trung 2,47

Miền nam 2,93

Q22

Miền bắc 2,52

5,06 0,01 Miền trung 1,96

Miền nam 2,14

Bảng 3.8 cho thấy ở nội dung “Tốt nhất là học tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc” (Q11), sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền bắc và miền nam đều tán thành quan niệm

</div>

×