Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 194 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ii

<b>Cơng trình được hồn thành Tại Học viện Tài chính </b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nghiêm Thị Thà </b></i>

<b> 2. GS.TS Nguyễn Văn Công </b>

<b>Phản biện 3: ……….. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án </b>

<b>cấp Học viện Tài chính </b>

<i>vào hồi ….. giờ …. ngày …. tháng …. năm 2024 </i>

<b>Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Và Thư viện Học viện Tài chính</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1 </b>

<b>1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1 </b>

<b>1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 3 </b>

<i><b>1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các NHTM ... 3</b></i>

<i><b>1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM ... 7</b></i>

<i><b>1.2.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu ... 13</b></i>

<b>1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 14 </b>

<b>1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 15 </b>

<b>1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 15 </b>

<b>1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16 </b>

<i><b>1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 16</b></i>

<i><b>1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ... 17</b></i>

<b>1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ... 17 </b>

<b>1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ... 18 </b>

<b>Chương 2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 20 </b>

<b>2.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 20 </b>

<i>2.1.1. Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ... 20</i>

<i>2.1.2. Đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ... 22</i>

<b>2.2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 26 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

iv

<i>2.2.1. Lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết năng suất cận biên ... 26</i>

<i>2.2.2. Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận ... 27</i>

<i>2.2.3. Lý thuyết dựa vào nguồn lực ... 28</i>

<i>2.2.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ... 28</i>

<b>2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTM ... 29 </b>

<i>2.3.1. Các nhân tố về đặc điểm tổ chức quản lý của các NHTM ... 29</i>

<i>2.3.2. Các nhân tố phản ánh đặc điểm ngành ... 31</i>

<i>2.3.3. Các nhân tố phản ánh mơi trường vĩ mơ ... 33</i>

<b>Chương 3. MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 36 </b>

<b>3.1. GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU... 36 </b>

<i>3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ... 36</i>

<i>3.1.2. Mơ hình nghiên cứu ... 39</i>

<b>3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 44 </b>

<i>3.2.1. Mẫu nghiên cứu ... 44</i>

<i>3.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu ... 45</i>

<b>Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 49 </b>

<b>4.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ... 49 </b>

<i>4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 49</i>

<i>4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các ngân hàng thương mại niêm yết ... 52</i>

<i>4.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ... 54</i>

<b>4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ... 60 </b>

<i>4.2.1. Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam ... 60</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

v

<i>4.2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở </i>

<i>Việt Nam ... 63</i>

<i>4.2.3. Đánh giá về hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam .. 71</i>

<b>4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ... 72 </b>

<i>4.3.1. Kết quả thống kê mô tả... 72</i>

<i>4.3.2. Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan ... 75</i>

<i>4.3.3. Tổng hợp hồi quy các biến theo mơ hình Pooled OLS ... 77</i>

<i>4.3.4. Kiểm tra đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan ... 79</i>

<i>4.3.5. Kiểm định lựa chọn mơ hình ... 83</i>

<i>4.3.6. Kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan với mơ hình đã chọn và xử lý các khuyết tật ... 86</i>

<i>4.3.7. Kết quả hồi quy GLS ... 87</i>

<b>Chương 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ... 91 </b>

<b>5.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 91 </b>

<i><b>5.1.1. Hiệu quả tài chính của các NHMT niêm yết ... 91</b></i>

<i><b>5.1.2. Mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM ... 93</b></i>

<i><b>5.1.3. Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại niêm yết đến năm 2030 ... 102</b></i>

<b>5.2. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 107 </b>

<i><b>5.2.1. Với các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam ... 107</b></i>

<i><b>5.2.2. Với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ... 121</b></i>

<i><b>5.2.3. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý ... 121</b></i>

<b>5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ... 124 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 130 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

vi

<b>DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ ... 141 PHỤ LỤC ... 142 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vii

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

<b>TÁC GIẢ LUẬN ÁN </b>

<b>Huỳnh Thị Thanh Trúc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

viii

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

<b>STT Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ </b>

1 CMCN 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

<b>Pooled OLS) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ix

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

<b>2.1 </b>Các chỉ tiêu đại diện đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM trong một số trong trình nghiên cứu trước

24

<b>3.1 </b>Diễn giải các biến và đo lường các biến 43

<b>4.1 </b>Số lượng NHTM ở Việt Nam qua các năm 52

<b>4.2 </b>

ROA trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

61

<b>4.3 </b> <sup>ROE trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam </sup> 62

<b>4.4 </b> <sup>NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam </sup> 63

<b>4.5 </b>Kết quả thống kê mô tả biến số định lượng <sub>72 </sub>

<b>4.6 </b>Kết quả hồi quy Pooled OLS của biến phụ thuộc ROA

<b>4.10 </b>

Bảng kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan đối với Pooled OLS

83

<b>4.13 </b>Bảng kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan

86

<b>4.14 </b>Hệ số hồi quy và giá trị P-value của mô hình ước lượng cơ bản FGLS

88

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

x

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<b>4.1 </b> Số lượng ngân hàng thương mại ở Việt Nam theo thời gian

49

<b>4.2 </b> Số lượng ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam theo thời gian

51

<b>4.4 </b> Hoạt động của các ngân hàng thương mại 56

<b>4.5 </b> Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại mại niêm yết ở Việt Nam

<b>5.1 </b> Quy trình gia tăng hệ số an tồn vốn 110

<b>5.2 </b> Quy trình tăng cường quản lý chi phí – thu nhập 114

<b>5.4 </b> Quy trình tăng cường quản trị rủi ro tín dụng 117

<b>5.5 </b> Quy trình củng cố sức mạnh thị trường 118

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, là tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng thương mại ̣(NHTM) đóng vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế. Các sản phẩm của NHTM ngày càng đa dạng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những thành quả đạt được thì ngành ngân hàng cũng gặp nhiều thách thức khi đang trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành nghề, trong đó có ngành ngân hàng. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghiệp máy tính, bản thân các NHTM cũng phải tự đột phá để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, các NHTM trong trong nước cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi thì bản thân các ngân hàng này cũng bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng với hàng loại sản phẩm tương tự như sản phẩm ngân hàng với công nghệ AI. Để đối mặt với sức ép cạnh tranh, mỗi ngân hàng sẽ tự thích nghi và tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững. Lợi nhuận được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động được đo lường và đánh giá thơng qua 2 nhóm chỉ tiêu đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính (xã hội, mơi trường ...). Các ngân hàng khơng có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bởi các ngân hàng mạnh hơn. Điều này cho thấy các ngân hàng càng có hiệu quả tài chính cao thì lợi thế cạnh tranh càng tốt. Có thể nói hiệu quả tài chính của ngân hàng là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

2

bên trong, bên ngoài ngân hàng cũng như các bên liên quan, là căn cứ để các bên quan tâm đưa ra quyết định quản lý phù hợp. Như vậy, hiệu quả tài chính trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi NHTM trong bối cảnh môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng.

Tại Việt Nam (VN), hiện nay có 49 ngân hàng trong nước và nước ngồi. Trong đó có 31 NHTM cổ phần trong nước. Theo chủ trương NHNN thì các ngân hàng này niêm yết trên sàn chứng khốn trong hết năm nay. Tính đến năm 2022, có 19 NHTM cổ phần trong nước niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới ngừng hoạt động hoặc phải mua bán sáp nhập (M&A) xảy ra một vài năm trước ở Việt Nam (Oceanbank, PG Bank hay Mekong bank, …). Các NHTM đang đối mặt với những khó khăn trong việc huy động và cho vay do phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra. Nợ xấu trong các ngân hàng tăng cao, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với việc bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so giá trị khoản vay. Do thị trường bất động sản “đóng băng” khiến cho hoạt động xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng và lãi suất cho vay giảm sút đã khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp (Minh Phương, 2023) [15]. Từ thực trạng trên, vấn đề nghiên cứu về hiệu quả tài chính của NHTM niêm yết đã và đang trở nên cấp thiết.

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu về hiệu quả nói chung, hiệu quả tài chính / hiệu quả hoạt động trong các NHTM nói riêng. Các nghiên cứu chỉ dưới dạng bài báo hay bài đăng tạp chí chun mơn chưa phải là luận án tiến sĩ và chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính một cách có hệ thống và phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian của các nghiên cứu này khác nhau, do vậy nhiều giải pháp, hàm ý quản trị và hàm ý chính sách đưa ra đến nay khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu sử dụng có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính và mỗi tiêu chí lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính khá khác nhau, các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt khá nhiều về không gian và thời gian, việc xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

3

phân tích hiệu quả tài chính, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết khá hạn chế. Việc nghiên cứu đầy đủ về phân tích hiệu quả tài chính, phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết tại Việt Nam thời gian qua hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ của mình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tồn diện hiệu quả tài chính, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam, cung cấp cơ sở thực nghiệm cho các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Luận án sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, so sánh, thống kê mơ tả, kỹ thuật phân tích định lượng số liệu thứ cấp thu thập được từ thị trường chứng khoán Việt Nam của 19 NHTM để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Luận án cho biết nhân tố nào có mối quan hệ đồng biến, nghịch biến với hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị tại các NHTM, những nhà nghiên cứu chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

<b>1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các NHTM </b>

Ở Việt Nam cũng có khả nhiều nghiên cứu chính thức về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, năng lực tài chính của các NHTM như luận án tiến sĩ của Phạm Thị Hồng Nhung (2023) tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam [13] hay trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Vân (2022) nghiên cứu năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels [26]. Nguyễn Việt Hùng (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 [6]. Hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ mới xem xét tác động của một hay một vài

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

4

khía cạnh của hiệu quả tài chính và được thực hiện trong các giai đoạn phát triển trước đây của ngân hàng, khi mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng chưa cao, nền kinh tế phát triển ở mức thấp.

Hiệu quả tài chính của các ngân hàng được các nhà nghiên cứu trước thực hiện dựa trên nhận diện nó như một phần của hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muhammad Bilal & Hanudin Amin (2015) nghiên cứu về hiệu quả tài chính của ngân hàng Islamic trong và sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ ở Pakistan [80]. Ekinci và Poyraz (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của tiền gửi ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này sử dụng chỉ số “Sức sinh lợi của tài sản” (ROA) và “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu" (ROE) được sử dụng làm đại diện cho các chỉ số hiệu quả tài chính trong khi nợ xấu (NPL) được sử dụng làm chỉ số rủi ro tín dụng. Các tác giả đã sử dụng 13 chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả tài chính theo 5 nhóm gồm: (i) khả năng sinh lợi (ROA, ROE), (ii) rủi ro và khả năng thanh tốn (LQR), (iii) tính thanh khoản (CR, Current Asset Ratio, NLTA), (iv) tỷ lệ an toàn vốn (CAR, ELR) và (v) hiệu quả hoạt động (Net Interest Margin, Net Interest Revenue/Average Assets, Other Operating Income/Average Assets, Non-Interest Expense/Average Assets, Cost/Income ratio [61]. Nghiên cứu này tuy đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng khá tồn diện nhưng chỉ nhấn mạnh vào hiệu quả tiền gửi.

Gupta và Mahakud (2020) sử dụng phương pháp GMM phân tích dữ liệu của 64 NHTM Ấn Độ để nghiên cứu vai trò của các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô, đặc thù ngành và ngân hàng khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ giai đoạn từ 1998-1999 đến 2015- 2016 [64]. Trong đó, tác giả đề cập đến hiệu quả tài chính như một phần của hiệu quả hoạt động và nó được đo lường thơng qua ROA và ROE.

Alfadli và Rjoub. (2020) xem xét số liệu thống kê ổn định của 62 NHTM từ quý 1 đến quý 4 năm 2011. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật ước lượng sai số hiệu chỉnh<small>1</small>

<small>1 Panel-Corrected Standard Errors </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

5

(PCSE) cho tập dữ liệu bảng cân bằng, đã kiểm tra tác động của các biến số kinh tế vĩ mô (INF, OILP), ngành ngân hàng (Conc) và các biến của từng ngân hàng cụ thể (SIZE, Eff, CAR, LIQ, CR, Dive) đến hiệu quả tài chính (ROA, ROE, NIM, PBT) của các NHTM hoạt động tại các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) [41]. Đây là một nghiên cứu đề cập khá tồn diện, đầy đủ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như hầu hết nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này chỉ đề cập đến một khoảng thời gian ngắn (1 năm) diễn ra từ lâu (2011).

Kamel và cộng sự (2021) sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)<sup>2</sup>để đo lường hiệu quả tài chính (ROA, ROE) của 12 NHTM niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ai Cập (CBLSE), cùng với việc đánh giá những thay đổi về hiệu quả tài chính trong giai đoạn 2017–2019 [73]. Tương tự, Mousa và Kamel (2022) kết hợp phân tích bao dữ liệu (DEA) và mạng thần kinh nhân tạo (ANN) để dự báo hiệu quả tài chính cho các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch Ai Cập [79]. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính và nó cũng được đo lường qua ROA, ROE. Tuy là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến để đo lường hiệu quả tài chính nhưng DEA cũng có khá nhiều hạn chế do những sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả thu được.

Yahaya và cộng sự (2022) đã sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản (LQR) đến hiệu quả tài chính của tiền gửi tại các ngân hàng ở Châu Phi cận Sahara bao gồm các quốc gia: Nigeria, Ghana, Nam Phi, Zambia, Kenya và Tanzania. Chỉ số hiệu quả tài chính ngân hàng được đo lường là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) [100]. Nghiên cứu này tuy thực hiện đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng nhưng khơng sử dụng các chỉ số đo lường mang tính đặc trưng như NIM, COF<small>3</small> (Chi phí huy động vốn),...

Bandyopadhyay (2022) nghiên cứu thực nghiệm mối liên hệ giữa việc rót vốn vào các ngân hàng khu vực công (PSB) trong giai đoạn 2008–2009 đến 2016–2017 ở Ấn Độ tác động đến hiệu quả tài chính có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính

<small>2 Data Envelopment Analysis </small>

<small>3 Cost of funds </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

6

của PSB ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy việc chính phủ bơm vốn thường xuyên, các ngân hàng đã có thể đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định của Basel II/III và điều này có ảnh hưởng tích cực đến vốn hóa thị trường cũng như NIM của họ. Tuy nhiên, việc bơm vốn có tác động khơng đáng kể đến việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng [49].

Ở Việt Nam gần đây có một số nghiên cứu về vấn đề này. Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2020) đã đánh giá hiệu quả tài chính trong q trình tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam qua 2 giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017. ROA, ROE và NIM là ba giá trị đại diện cho hiệu quả tài chính. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đồ thị tìm hiểu xu hướng biến động của hiệu quả tài chính trong giai đoạn trước và trong khi cấu trúc, đưa ra 5 kết luận và 6 hàm ý quản trị về hiệu quả tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM [21].

Trong luận án của Bùi Thị Thu Hằng (2022) về tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đề cập đến trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với cộng đồng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của 29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 và hiệu quả tài chính và được đo lường thông qua ROA, ROE và NIM [3].

Nhìn chung, có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh của các NHTM được thực hiện trên thế giới. Và các nghiên cứu này đi theo 2 cách tiếp cận đó là cách tiếp cận phi tài chính (mối quan hệ với khách hàng, xã hội, môi trường, thương hiệu,…) và cách tiếp cận tài chính. Nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các ngân hàng cũng được thực hiện ở một số quốc gia nhưng tại Việt Nam số lượng nghiên cứu về vấn đề này cịn khá ít. Với cách tiếp cận truyền thống này, thường được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, hiệu quả tài chính được đo lường bởi một hoặc nhiều biến như: ROA, ROE, ROS, ROI, NIM, SOL, EPS hay Tobin's Q. Tuy có những thành công nhất định nhưng do những nghiên cứu này phần thì thực hiện quá sớm, phần thì sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả tài chính ít mang đặc trưng của

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Nghiên cứu của Gupta và Mahakud (2020) phân tích tác động của các yếu tố đặc thù ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, rủi ro, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, chi phí huy động vốn, đa dạng hóa doanh thu, năng suất lao động và tuổi thọ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu cũng đánh giá mối quan hệ giữa các biến số khác nhau của từng ngân hàng và từng ngành cụ thể như mức độ tập trung của ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu và đa dạng hóa doanh thu là những yếu tố chính quyết định hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, tác động của quy mô ngân hàng, tuổi ngân hàng, năng suất lao động và đa dạng hóa doanh thu đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ là rất lớn. Cổ phần phi chính phủ cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ được nâng cao. Tỷ lệ an toàn vốn cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tăng lên. Các ngân hàng lớn ít có lợi nhuận hơn [64]. Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng Ấn Độ [64]. Nghiên cứu này có nhiều thành công trong việc xác định các nhân tố đặc thù của ngân hàng đến hiệu quả tài chính.

Alfadli và Rjoub (2020) đã kiểm tra tác động của các biến số kinh tế vĩ mô (INF, OILP), ngành ngân hàng (Conc) và các biến của từng ngân hàng cụ thể (SIZE,

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

8

Eff, CAR, LIQ, CR, Dive) đến hiệu quả tài chính (ROA, ROE, NIM, PBT) của các NHTM hoạt động tại các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Các tác giả dựa trên số liệu của 62 NHTM từ quý 1 đến quý 4 năm 2011. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật PCSE cho tập dữ liệu bảng cân bằng. Dựa trên các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy có tác động tiêu cực đáng kể về tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Eff), rủi ro tín dụng (CR), tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trên tổng thu nhập (Dive) và tỷ lệ tập trung (Conc) lên tất cả các thước đo hiệu quả tài chính. Hệ số tỷ lệ an tồn vốn (CAR) có tác động tích cực đến tất cả các thước đo hiệu quả tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu cũng kết luận rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến các thước đo hiệu quả tài chính của ngân hàng [41]. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở mục 1.2.1, nghiên cứu này chỉ đề cập đến một khoảng thời gian ngắn (1 năm) diễn ra từ lâu (2011) nên khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong điều kiện hiện tại không cao.

Yahaya và cộng sự (2022) đã sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản (LQR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng tiền gửi (DMB) ở châu Phi cận Sahara. Nghiên cứu này cũng kiểm tra tác động tương tác của rủi ro thanh khoản và các khoản nợ xấu (LQRNPL) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Châu Phi cận Sahara. Một mẫu gồm 50 ngân hàng niêm yết trên sáu quốc gia châu Phi cận Sahara bao gồm: Nigeria, Ghana, Nam Phi, Zambia, Kenya và Tanzania đã được sử dụng. Chỉ số hiệu quả tài chính ngân hàng được sử dụng là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiêu cực giữa rủi ro thanh khoản (LQR) và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Hơn nữa, mối quan hệ giữa NPL và hiệu quả tài chính của ngân hàng là tiêu cực. Thêm vào đó, tác động tương tác giữa rủi ro thanh khoản và nợ xấu (LQRNPL) đối với hiệu quả tài chính của ngân hàng được cho là có tác động tiêu cực đối với hai biến đại diện cho hiệu quả tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu này khác biệt so với các nghiên cứu trước đó ở chỗ thuật ngữ tương tác giữa rủi ro thanh khoản và nợ xấu được đưa vào mô hình. Các biến kiểm sốt của mơ hình là: CAR, DEP, BSZ, CAS, INF, GDP [100].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

9

Isayas (2022) thực hiện nghiên cứu nghiên cứu dữ liệu 14 ngân hàng trong giai đoạn 2008- 2019. Nghiên cứu chỉ ra quy mô công ty, tỷ lệ thanh khoản, tài sản cố định hữu hình, mức đủ vốn, địn bẩy và tốc độ tăng trưởng GDP thực có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng, trong khi tuổi ngân hàng và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực nhưng tác động không đáng kể về mặt thống kê đối với lợi nhuận của các ngân hàng ở Ethiopia [71].

Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của tổng số 21 ngân hàng khu vực công (PSB) trong 9 năm (2009 đến 2017), nghiên cứu của Bandyopadhyay (2022) chỉ ra mối liên hệ giữa việc rót vốn vào các PSB ở Ấn Độ đến hiệu quả tài chính (được đo lường bằng 4 biến: vốn tự có – CRAR, ROA, NIM và tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị ròng – MVE/NW. Tác giả đã phân tích các yếu tố chính quyết định hiệu quả tài chính của các PSB Ấn Độ. Kết quả thực nghiệm cho thấy chương trình truyền vốn của Chính phủ Ấn Độ trong giai đoạn 2008–2009 và 2016–2017 có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của PSB ở Ấn Độ. Việc chính phủ bơm vốn thường xuyên, các ngân hàng đã có thể đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định của Basel II/III và điều này có ảnh hưởng tích cực đến vốn hóa thị trường cũng như NIM của họ. Tuy nhiên, việc bơm vốn có tác động không đáng kể đến việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ vốn cấp 1 của vốn cổ phần phổ thông cao hơn sẽ dẫn đến danh tiếng thị trường và khả năng thanh toán của các ngân hàng tốt hơn [49].

Alzoubi (2018) tiến hành nghiên cứu các yếu tố bên trong quyết định lợi nhuận của 68 ngân hàng (42 ngân hàng Hồi giáo và 26 ngân hàng thông thường) từ 13 quốc gia trong giai đoạn 2006 đến 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu đối với tài sản và tiền gửi vào tài sản có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Hồi giáo, trong khi chúng có tác động tiêu cực đáng kể đối với các ngân hàng thông thường; các khoản cho vay trên tài sản và tiền trên tài sản không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng đối với cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường; giá trị chứng khốn trên tài sản có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng Hồi giáo, trong khi nó có tác động tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

10

cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thông thường. Kết quả cũng cho thấy quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu trên tài sản, tiền gửi trên tài sản và tiền trên tài sản đóng góp nhiều hơn vào khả năng sinh lợi của các ngân hàng Hồi giáo so với các ngân hàng thơng thường, đồng thời nó có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thông thường [46].

Sufian (2009) xem xét các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc. Phân tích thực nghiệm chỉ giới hạn trong 4 NHTM nhà nước và 12 NHTM cổ phần trong giai đoạn sau cải cách 2000-2007. Các phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy quy mơ, rủi ro tín dụng và vốn hóa có liên quan tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc, trong khi tính thanh khoản, chi phí chung và sự gắn kết mạng lưới có tác động tiêu cực. Tuy nhiên, tác động của thanh khoản khơng đồng đều giữa các loại hình ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các NHTM nhà nước có mức độ thanh khoản cao hơn có xu hướng sinh lợi tương đối nhiều hơn [96].

Chen (2020) tiến hành khám phá tác động của marketing đối với hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của các NHTM Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng (đo bằng thu nhập ròng trên tổng tài sản) sẽ tăng lên theo các hoạt động tiếp thị [55].

Bougatef (2017) thực hiện việc kiểm tra ảnh hưởng của mức độ tham nhũng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nghiên cứu dựa trên một nhóm cân bằng gồm mười NHTM ở Tunisia trong giai đoạn 2003-2014. Kết quả chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lợi của ngân hàng và mức độ tham nhũng. Kết quả đáng ngạc nhiên này cho thấy các NHTM Tunisia đang tận dụng mức độ tham nhũng cao. Về các yếu tố quyết định khác, kết quả cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng có liên quan tích cực đến mức vốn hóa và khả năng thanh khoản. Ngược lại, chất lượng tài sản thấp đi kèm với khả năng sinh lợi thấp [52].

AL‐Omar và AL‐Mutairi (2008) nghiên cứu tác động của các yếu tố quyết định cụ thể của ngân hàng đối với khả năng sinh lợi của các ngân hàng Kuwait trong giai đoạn 1993-2005. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ chi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

11

phí hoạt động và tổng tài sản giải thích khoảng 67% sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Tuy nhiên, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ tài sản cho vay và tỷ lệ chi phí hoạt động là khơng đáng kể về mặt thống kê. Theo đó, kết quả cho thấy sự cần thiết phải cải thiện mức độ an toàn vốn và giảm tỷ lệ tài sản không sinh lãi như một cách để cải thiện khả năng sinh lợi. Tác động tích cực của biến quy mơ cho thấy hiệu quả quy mơ nghĩa là có tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn khi quy mô của các ngân hàng này tăng lên [45].

Ali và Puah (2019) xem xét các yếu tố quyết định nội tại tác động đến khả năng sinh lợi của 24 NHTM Pakistan trong giai đoạn mẫu 2007-2015. Kết quả chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro tài trợ và sự ổn định có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi, trong khi rủi ro thanh khoản tác động không đáng kể về mặt thống kê đối với khả năng sinh lợi [42].

Tại việt Nam có Nguyễn Việt Hùng (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Trong luận án tiến sĩ, tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến yếu tố này thông qua phương pháp định tính và định lượng với dữ liệu DEA và mơ hình kinh tế lượng (Tobit). Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố hay hệ số ước lượng của tỷ lệ tiền gửi - cho vay (DLR) có ảnh hưởng âm đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này có nghĩa là nếu các ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì có thể sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động. Tương tự, cho vay so với tổng tài sản (LOANTA) và biến và nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay (NPL) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trái lại, tác động dương của biến phân chia thị trường cho thấy sức mạnh thị trường cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động. Các NHTM có được lợi nhuận lớn hơn vì chi phí hoạt động thấp hơn nếu có được phân chia thị trường lớn. Đồng thời ETA (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có) cũng tác động dương tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì lợi thế trên thị trường càng cao, dễ tạo ra lợi nhuận hơn [6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

12

Tác giả Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018) tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cận biên (NIM) của các NHTM cổ phần tại Việt Nam thông qua dữ liệu bảng không cân bằng của 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017, và bằng mơ hình hồi quy nhân tố cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NIM có xu hướng thuận chiều với rủi ro tín dụng, cơ cấu vốn chủ sở hữu và tỉ lệ cho vay/tổng vốn huy động; ngược lại, NIM có xu hướng ngược chiều với tài sản có tính thanh khoản và chất lượng quản lý. Từ kết quả trên, nhóm tác giả gợi ý cho các NHTM về việc tăng huy động vốn để tăng đầu ra tín dụng, đồng thời cân đối lại nguồn vốn phân bổ cho tài sản mang tính thanh khoản với tài sản sinh lợi để tối ưu hóa NIM. Và các NHTM cần có những kịch bản ứng phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô nhằm giảm thiểu thiệt hại trong hoạt động. Cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, cần có những sự quản lý thích hợp nhằm điều tiết NIM của các NHTM để trong ngắn hạn, tránh tình trạng có thể người đi vay phải gánh chịu các chi phí tín dụng khi NHTM phát sinh nợ xấu; và trong dài hạn, cần điều hành để giảm mức lạm phát của nền kinh tế trong mục tiêu nhằm giảm NIM của NHTM, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thực [25]. Bùi Thị Thu Hằng (2022) nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Trong luận án, tác giả chỉ ra các nhân tố trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với cộng đồng tác động đến hiệu quả tài chính của 29 NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án thực hiện nghiên cứu 29 NHTM trong giai đoạn 2012 – 2019. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Và hiệu quả tài chính được đo lường thơng qua ROA, ROE và NIM. Kết luận của luận án là để đạt được tác động tích cực đến hiệu quả tài chính thì các ngân hàng sẽ phải nâng cao danh tiếng, uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Và tác giả cũng ủng hộ quan điểm rằng ngân hàng nên thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm với môi trường nhằm nâng cao hiệu quả tài chính [3].

Có thể kết luận rằng, các nghiên cứu trước đã sử dụng đa dạng các biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả tài chính của các ngân hàng như: ROA, ROE, ROS, NIM,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

13

EBIT (lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay), BTP hay NPBT (lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp), NI (lợi nhuận ròng), TA (tổng tài sản), DPS (cổ tức trên mỗi cổ phiếu) hay EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu), P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) … Tương tự, nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính như: quy mơ ban điều hành, sự đa dạng giới tính của hội đồng quản trị, hoạt động hội đồng quản trị, cơ chế quản trị doanh nghiệp, năng lực quản lý, sự thay đổi giám đốc điều hành, tỷ lệ vốn nhà nước, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), quy mô công ty (FS), tốc độ tăng trưởng doanh thu, rủi ro tài chính và tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các ngân hàng được thực hiện khá phong phú ở một số nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu hiệu quả tài chính khá phong phú nhưng chủ yếu vẫn cịn ở dưới dạng bài trích hay các bài đăng tạp chí trong nước và đến nay chỉ có một vài luận án tiến sĩ. Trong luận án này, tác giả cũng chứng minh hiệu quả tài chính của các ngân hàng chịu tác của các nhân tố từ vi mô (nhân tố thuộc đặc điểm ngân hàng: Quy mô ngân hàng - SIZE, Tỷ lệ an toàn vốn - CAR, Hệ số chi phí trên thu nhập - CIR, Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi - RD, Độ tuổi ngân hàng - AGE, Rủi ro tín dụng - RISK, Tài sản hữu hình - TANG) hay biến đại diện cho ngành ngân hàng (biến MP - Sức mạnh thị trường) đến các biến số vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP, Tỷ lệ lạm phát - INF).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Thứ ba, đa số các nghiên cứu trước sử dụng một phương pháp phân tích dữ liệu trong các giai đoạn trước vì vậy trong nghiên cứu của mình, tác giả sẽ kết hợp nhiều phương pháp phân tích dữ liệu trong giai đoạn gần nhất đó là 2012 - 2023. Từ đó, tác giả có thể khai thác được các điểm mạnh của từng phương pháp để hình thành bức tranh tổng quan về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả sẽ lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu đã tìm ra.

<b>1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả tài chính trong các NHTM. - Nhận diện về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM.

- Xác định nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN và xây dựng mơ hình nghiên cứu.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

15

- Chỉ rõ các căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam.

<b>1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM niêm yết Việt Nam?

Câu hỏi chi tiết:

- Khoảng trống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong các NHTM là gì?

- Nội dung và chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính trong các NHTM?

- Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN chịu tác động chủ yếu bởi những nhân tố nào? Mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam?

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam được đề xuất được căn cứ vào những cơ sở nào?

<b>1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích các nhân tố </b></i>

tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án hướng tới việc phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NH.

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Mặc dù hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay gồm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; tuy nhiên, do mục đích và cách thức hoạt động khác nhau nên việc đánh giá hiệu quả tài chính của tất cả các ngân hàng này gặp nhiều khó khăn, do đó luận án chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

16

NHTM niêm yết ở Việt Nam. Vì thế, luận án giới hạn nghiên cứu hiệu quả tài chính 19 NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam, bao gồm 17 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE), 02 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) (Phụ lục 1).

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 12 năm từ 2012 đến 2023.

<b>1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu </b>

Trong luận án này, tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp các nghiên cứu đã công bố liên quan đến từng nội dung của luận án như hiệu quả tài chính, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính trong NHTM.

Ngồi ra, nguồn dữ liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 19 NHTM đang niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm HoSE, HNX) trong 12 năm từ 2012 đến 2023. Cả 19 ngân hàng này được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí: (1) Ngân hàng hiện đang niêm yết chính thức trên thị trường chứng khốn Việt Nam tính đến ngày 31/12/2023, và (2) Ngân hàng cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính và các thơng tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Để phục vụ cho việc đo lường tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu bảng. Đây là loại dữ liệu kết hợp giữa các chuỗi dữ liệu theo không gian và thời gian nên các thông tin thu thập sẽ đa dạng hơn so với một số loại dữ liệu khác. Việc dùng dữ liệu bảng sẽ mở rộng số quan sát qua các đặc tính mở rộng về mặt không gian dữ liệu. Dữ liệu nghiên cứu để thực hiện luận án này là nguồn dữ liệu nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

17

<b>1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu </b>

Các phương pháp phân loại, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp được sử dụng đối với các nghiên cứu trong và ngồi nước. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu.

Đối với dữ liệu bảng, việc phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 17. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 19 NHTM. Các chỉ tiêu được kiểm tra, xử lý để tính tốn theo các giả thuyết đã được nêu trên. Sau đó, tác giả phân tích số liệu dựa trên kết quả của phần mền Stata. Phương pháp này được sử dụng nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc, hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam, với hệ thống các biến độc lập bằng việc sử dụng mô hình hồi quy logit trên mẫu dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 12 năm từ năm 2012 đến năm 2023. Phương pháp này được sử dụng để kiểm định kết quả được đưa ra về hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam.

<b>1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN </b>

<i>Ý nghĩa khoa học của luận án: </i>

Về mặt khoa học, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau:

- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của các NHTM cùng các nhân tố tác động.

- Luận án đã tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính các NHTM.

- Luận án chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu về hiệu quả tài chính trong các NHTM và

<i>các nhân tố ảnh hưởng. </i>

<i>Ý nghĩa thực tiễn của luận án: </i>

Về mặt thực tiễn, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau:

✓ Luận án đánh giá hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN trong giai đoạn từ năm 2012 – 2023 và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng.

✓ Luận án chỉ rõ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa về chi

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN </b>

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh mục chữ viết tắt, danh mục cơng trình cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau:

<b>Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu </b>

<b>Chương 2: Lý luận cơ bản về hiệu quả tài chính của các NHTM Chương 3: Mơ hình và dữ liệu nghiên cứu </b>

<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu </b>

<b>Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp, khuyến nghị và kết luận </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

19

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Nội dung chương 1 cho thấy đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà cịn có ý nghĩa về mặt học thuật. Thơng qua nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy hiệu quả tài chính của các NHTM là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả tài chính của các NHTM được đo lường thông qua chỉ tiêu định lượng là sức sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). Nhóm chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tài chính của NHTM càng cao (Thân Thị Thu Thủy và Trương Mỹ Kim, 2017) [19]. Hiệu quả tài chính của các NHTM chịu tác động bởi các nhân tố vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. Trong đó, các nhân tố vi mơ có ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu quả tài chính của các NHTM. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế cần có nghiên cứu bổ sung. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023, thông qua mơ hình nghiên cứu gồm định tính kết hợp với phân tích định lượng nhằm hồn thiện và khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>2.1.1. Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại </b>

Hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp trong môi trường kinh tế ngày nay bao gồm nhiều vấn đề có liên quan. Trong đó hiệu quả là một khái niệm quan trọng và nó được định hình, tính tốn bởi những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra có liên quan. Hiệu quả như một chỉ số hoạt động chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, lần đầu được trình bày trong các cơng trình của Edgeworth năm 1881 và sau đó Pareto năm 1927 và ghi lại cách triển khai thực hiện trong cuốn sách của Shephard năm 1953 (Edgeworth, 1994). Tính hiệu quả trong kinh tế học được hiểu là tỷ lệ tiềm năng tối đa giữa đầu ra và đầu vào của quá trình phát triển sản phẩm, cho thấy sự phân phối tối ưu các nguồn lực sẵn có cho phép đạt được tiềm năng tối đa đó (Edgeworth, 1994) [60].

Hiệu quả tài chính (Financial performance) được sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế xã hội cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp và cá nhân. Khái niệm này là sự kết hợp giữa 2 khái niệm “hiệu quả” và “tài chính” để làm rõ hiệu quả về mặt tài chính của các hoạt động kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh. Hiệu quả nói chung được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hasan Dincer và cộng sự (2014) cho rằng hiệu quả tài chính đề cập đến việc đáp ứng các yêu cầu cần thiết để cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất có thể [65]. Fatihudin (2018) lại cho rằng hiệu quả tài chính là tình trạng tài chính của cơng ty trong một thời kỳ nhất định, bao gồm việc huy động và sử dụng các quỹ, và nó được đo lường bằng một số chỉ tiêu [62].

Theo quan điểm của các học giả Việt Nam, hiệu quả thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Hiệu quả tài chính là một biện pháp đo lường hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả tài chính được nghiên cứu như một phần của hiệu quả hoạt động. Hiệu quả tài chính của NHTM đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của ngân hàng, là khả năng của ngân hàng sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất để tạo ra lợi nhuận và đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn. Nó phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Khác với các doanh nghiệp phi tài chính, NHTM là một loại hình DN đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, chịu sự giám sát nhiều của các cơ quan chức năng. Bởi vậy, hiệu quả tài chính của các NHTM được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau như khả năng sinh lợi, rủi ro và khả năng thanh toán, thanh khoản, an toàn vốn và hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, suy cho cùng, các khía cạnh như rủi ro và khả năng thanh tốn, thanh khoản, an tồn vốn và hiệu suất hoạt động là các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của NHTM đạt được khả năng sinh lợi cao. Như vậy, hiệu quả tài chính biểu hiện rõ nét nhất thơng qua khả năng sinh lợi. Vì thế, trong luận án này, NCS sẽ sử dụng các chỉ số đo lường và đánh giá khả năng sinh lợi để đại diện cho hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

22

<b>2.1.2. Đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại </b>

Hiệu quả tài chính được đo lường bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu của Fatihudin (2018) cho rằng hiệu quả tài chính được đo lường bằng một số chỉ tiêu về tỷ lệ an tồn vốn, tính thanh khoản, địn bẩy, khả năng kiểm soát và quản lý các nguồn lực cơng ty [62]. Trong khi đó, Berger và Mester (1997) lại cho rằng hiệu quả kinh doanh của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực tài chính, là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Và một doanh nghiệp hoặc một ngân hàng được xem là hoạt động hiệu quả khi hiệu quả tài chính tốt và đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện tối ưu các yếu tố đầu vào [51].

Rose và Wieladek (2012) cho rằng, phương pháp đo lường hiệu quả tài chính phổ biến nhất của các tổ chức là lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM). Các hệ số ROA và ROE là những chỉ số báo hiệu cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong các kỳ kế toán [84].

Theo Gupta và Mahakud (2020), hiệu quả tài chính của các NHTM (64 NHTM) tại Ấn Độ trong 19 năm (từ 1998-1999 đến 2015- 2016) được đo lường bởi ROA và ROE [64]. Trong nghiên cứu của Isayas (2022) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng ở Ethiopia, quy mô ngân hàng, khả năng thanh toán nhanh, vốn chủ sở hữu ... đều có tác động đến hiệu quả tài chính ROA [71].

Nghiên cứu hiệu quả tài chính của Việt Nam cũng khá phổ biến, các tác giả có nhiều phương pháp phân tích khác nhau với các hướng tiếp cận khác nhau. Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2015) trong nghiên cứu về hiệu quả tài chính về hiệu quả tài chính của các cơng ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng hiệu quả tài chính (được đo lường bởi ROA) của các công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn nhà nước, địn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy mơ cơng ty, khả năng thanh tốn nhanh và chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty [18]. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động dương (+) của ROA lên

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

23

tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) [1]. Hay trong nghiên cứu hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc từ năm 2011 đến 2018 của Hoàng Ngọc Tiến et al. (2020), hiệu quả tài chính được đo lường trong nghiên cứu là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM) [21]. Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2018. Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích hiệu quả hoạt động và đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2001- 2005 thông qua ROA, ROE [6].

Theo Rose và Hudgins (2010), công thức đo lường các tỷ lệ ROE, ROA và NIM của các NHTM như sau [93]:

<b>• Sức sinh lợi của tài sản (ROA): </b>

Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản (được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh là Return on Assets) là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản. Nó cho biết 100 đồng giá trị tài sản đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng). Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:

<i>Sức sinh lợi của tài sản </i> <sup>= </sup>

<i>Lợi nhuận sau thuế </i>

<i>x 100 [2.1] Tổng tài sản </i>

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, hoạt động kinh

<b>doanh càng hiệu quả. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 0, doanh nghiệp thua lỗ. • Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): </b>

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh là Return on Equity) là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Nó cho biết 100 đồng giá trị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng).

<i>Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu </i> <sup>= </sup>

<i>Lợi nhuận sau thuế </i>

<i>x 100 [2.2] Vốn chủ sở hữu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

24

Nếu chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là ngân hàng tạo ra càng được nhiều lợi nhuận trên 100 đồng vốn chủ sở hữu, nghĩa là khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu càng cao.

<b>• Biên lãi ròng (NIM): </b>

Biên lãi ròng (được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh là Net Interest Margin) được sử dụng để đo lường khả năng của ban quản trị ngân hàng trong việc quản lý tài sản tạo ra lãi ròng. Đây là chỉ số thể hiện sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng. NIM được xác định bằng cơng thức:

<i>Biên lãi rịng </i> = <i>Thu nhập lãi ròng </i>

<i>x 100 [2.3] Tổng tài sản sinh lãi </i>

<b>Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đại diện hiệu quả tài chính của NHTM trong một số trong trình nghiên cứu trước </b>

<b>Thứ </b>

<b>Thước đo thị trường </b>

1 DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

25 3 P/E Hệ số giá trên lợi

nhuận 1 cổ phiếu

Ahmed (2018) [40] 4 PTB Hệ số giá trên giá trị sổ

sách

Pao và Lim (2018) [84] 5 SR Lợi nhuận cổ phiếu Rădoi và Panait (2023) [88] 6 TBQ Tobin’s Q Rolle và cộng sự (2020) [91]

<b>Thước đo kế toán </b>

1 ROA Sức sinh lợi của tài sản Isayas (2022) [71];

Gupta và Mahakud (2020). [64] 2 ROE Sức sinh lợi của vốn

chủ sở hữu

Allen và cộng sự, 1995) [44]; Rose và Wieladek (2012) [92] 3 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu

Raza và cộng sự (2011) [89] 4 NIM Thu nhập lãi ròng/Tài

sản sinh lãi

Rose và Wieladek (2012) [92]; Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2020) [21]

5 EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Le và cộng sự (2023) [76] 6 BTP

NPBT Lợi nhuận trước thuế

Hassan và Bashir (2003) [67]; Raza và cộng sự (2011) [89] 7 NI (NP,

PAT)

Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Gupta và Mahakud (2020) [64] 8 NII_TA Thu nhập lãi thuần chia

cho tổng tài sản

Saleh và Winarso (2021 [94] 9 NPL Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu

Saleh và Winarso (2021) [94]; Ekinci và Poyraz (2019) [61] 10 TA Tổng tài sản Khalifaturofi’ah (2018 [74] 11 ROCE Tỷ lệ thu nhập trên vốn

sử dụng

Raza và cộng sự (2011) [89] 12 CAR Tỷ lệ an toàn vốn Ekinci và Poyraz (2019) [61];

Alfadli và Rjoub (2020) [41] 13 CostInc Chi phí trên tổng thu

nhập <sup>Khalifaturofi’ah (2018) [74]; </sup>Alfadli và Rjoub (2020) [41] 14 Interest

margin

Chênh lêch giữa lãi cho vay và tiền gửi

Alfadli và Rjoub (2020) [41] 15 LQR Rủi ro thanh khoản Yahaya và cộng sự (2022) [100]

<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu) </i>

Bảng 2.1 cho thấy hiệu quả tài chính của NHTM được đo lường bằng thước đo thị trường hoặc thước đo kế toán. Do hoạt động của ngân hàng gồm hoạt động tạo lập vốn (vốn chủ sở hữu, nguồn đi vay, nguồn tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế), hoạt động sử dụng vốn (trong đó có hoạt động cho vay, đầu tư chứng khoán, tiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

26

gửi các TCTD khác, tiền gửi NHNN, góp vốn kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động bảo lãnh phát hành, …) và dịch vụ tài chính khác nên trong điều kiện bình thường, bên cạnh việc phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng. Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lợi sẽ cao và ngược lại. Khả năng sinh lợi cao sẽ là điều kiện thiết yếu để bảo đảm cho ngân hàng phát triển bền vững.

<b>2.2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>

<b>2.2.1. Lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết năng suất cận biên</b>

<b><small>4</small></b>

Dựa vào lí thuyết năng suất giới hạn, Clark (1934) [57] lần đầu tiên phân tích kinh tế trong trạng thái động, có nghĩa là lợi nhuận phát sinh trong nền kinh tế năng động chứ không phải trong nền kinh tế tĩnh. Nền kinh tế tĩnh là nền kinh tế trong đó mọi thứ không thay đổi đáng kể hoặc không thay đổi. Ngồi ra, khơng có sự khơng chắc chắn và rủi ro. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển (khi đó các dặc điểm có thể nhìn thấy như gia tăng dân số, cải tiến kỹ thuật sản xuất, thay đổi và gia tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi hình thức tổ chức, gia tăng vốn). Khi đó, chức năng chính của một nhà quản trị là làm việc trong một nền kinh tế năng động phải tận dụng lợi thế của những thay đổi này và thúc đẩy hoạt động kinh doanh doang nghiệp của mình, giảm chi phí và mở rộng doanh số bán hàng. Những doanh nghiệp tận dụng tốt những thay đổi này trong nền kinh tế năng động phát triển sẽ tạo ra lợi nhuận thuần túy, ngồi lợi nhuận thơng thường. Lợi nhuận thuần túy tồn tại trong thời gian ngắn vì về lâu dài, các đối thủ bắt chước những thay đổi do người dẫn đầu khởi xướng. Do đó, nhu cầu về các yếu tố sản xuất tăng lên, do đó làm tăng giá yếu tố và chi phí sản xuất chung. Mặt khác, với sự gia tăng sản lượng, giá của một sản phẩm giảm khi sản phẩm đó đang ở một mức cầu nhất định do đó lợi nhuận thuần túy biến mất, theo (Clark (1934) [57].

<small>4The dynamic theory of profit/The marginal productivity theory (The Distribution of Wealth: A Theory of Wages, Interest and Profits, 1899, John Bates Clark </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

27

Về sau Clark (1969) đã phát triển thành lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến. Theo John Bates Clark, kinh tế chính trị đã được chia thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động [58]. Lý thuyết động về lợi nhuận cũng được Hasan Zubair (1983) phát triển thành lý thuyết về lợi nhuận với góc độ của các nước Hồi giáo. Theo Hasan Zubair, quan điểm về lợi nhuận khơng chỉ có liên quan đến lợi ích xã hội, sự hợp tác lẫn nhau mà còn liên quan đến cạnh tranh, chiến lược kinh tế, lãi suất, đầu cơ, xử lý sự không chắc chắn... trong nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo [66]. Chendroyaperumal (2009) [56] nghiên cứu lý thuyết về lợi nhuận trong nền kinh tế hiện đại tại Ấn Độ, còn Nikitin (1971) [82] đưa ra quan điểm về nguồn lực, tầm quan trọng và chức năng xã hội trong nghiên cứu về lý thuyết năng suất cận biên. Kolodiychuk (2017) [75] nghiên cứu cơ sở lý thuyết về rủi ro kinh doanh, các lý thuyết cơ sở lý thuyết về các quy trình thơng tin hóa trong nền kinh tế của quốc gia. Gần đây có Caren và Davine (2022) [54] dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của Clark (1969) [58] chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro xã hội đến hiệu quả tài chính của các công ty bảo hiểm Kenya. Hasan Zubair (2023) [67] viết về ngành tài chính và ngân hàng của các quốc gia Hồi giáo trong quyển sách ‘Islamic bangking and finance’ cũng dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của Clark (1969) [58]. Sự thay đổi của lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi về khả năng sinh lợi cũng như sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi sẽ được giải thích một phần bằng lý thuyết động về lợi nhuận này.

<b>2.2.2. Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận</b>

<b><small>5</small></b>

Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được. Nó phát sinh khi một doanh nghiệp có quyền kiểm sốt thị trường có thể định giá cao hơn tổng chi phí trung bình. Sự tồn tại của một công ty độc quyền và những thứ đó phụ thuộc vào sự tồn tại của các rào cản gia nhập: những rào cản này ngăn cản các công ty khác tham gia vào ngành và lấy đi lợi nhuận của họ. Sau đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu phát triển nghiên cứu về lợi nhuận độc quyền thông qua cấu trúc hành vi, hiệu suất và logic dựa trên nguồn lực là hai giải thích lý thuyết

<small>5 Monopoly theory of profit </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

28

trong quản lý chiến lược về cách các cơng ty đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường độc quyền. Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận cung cấp cơ sở để giải thích việc các tổ chức độc quyền sử dụng quyền kiểm soát thị trường để thu được khả năng sinh lợi cao và ngăn cản các tổ chức khác tham gia vào việc phân chia lợi nhuận với họ.

<b>2.2.3. Lý thuyết dựa vào nguồn lực6 </b>

Lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV) nhấn mạnh đến việc các tổ chức sở hữu các nguồn lực chiến lược có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991) Dựa trên khuôn khổ thiết yếu do lý thuyết RBV cung cấp, những người sử dụng thông tin và các nhà quản lý giải thích và dự đốn được các nguyên tắc cơ bản về hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của một tổ chức. Bằng việc tập trung sự chú ý của ban quản lý vào các nguồn lực nội bộ của tổ chức để xác định những tài sản, tiềm năng và năng lực có khả năng mang lại sự cạnh tranh vượt trội, RBV chỉ đạo các nhà chiến lược lựa chọn một chiến lược hoặc vị thế cạnh tranh để khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực bên trong so với các cơ hội bên ngoài. Một mặt, RBV chỉ ra sự cần thiết phải phát huy năng lực nội tại để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Mặt khác, RBV cho thấy rằng nếu nguồn lực được quản lý và sử dụng hiệu quả thì nguồn lực của cơng ty có khả năng trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững. Việc sở hữu các nguồn lực chiến lược mang lại cho tổ chức một cơ hội vàng để phát triển lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, những lợi thế cạnh tranh này có thể giúp tổ chức thu được lợi nhuận đáng kể [50].

<b>2.2.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn</b>

<b><small>7</small></b>

<b> </b>

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Modigliani and Miller, 1958) đề cập đến ý tưởng rằng một tổ chức sẽ chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình nhằm cân bằng các khoản đầu tư, chi phí và lợi ích. Theo đó, chi phí nợ phải được bù đắp bằng lợi ích của nợ. Vì thế, lý thuyết này góp phần giải thích tại sao tài sản của tổ chức thường được tài trợ một phần bằng nợ và một phần

<small>6 The resource-based view (RBV) </small>

<small>7 The trade-off theory of capital structure </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

29

bằng vốn chủ sở hữu. Qua đó, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho thấy lợi thế khi tài sản và chi phí của tổ chức được tài trợ bằng nợ và lợi ích về thuế của nợ. Vì vậy, để tối ưu hóa giá trị tổng thể, tổ chức đó sẽ tập trung vào sự đánh đổi giữa việc tài sản và chi phí của tổ chức được tài trợ bằng nợ và lợi ích về thuế của nợ khi lựa chọn sử dụng bao nhiêu nợ và vốn chủ sở hữu để tài trợ. Đồng thời, lý thuyết này cũng cho rằng doanh nghiệp khơng thể tài trợ hồn tồn bằng nợ bởi vì ngồi sự tồn tại của lợi ích lá chắn thuế từ nợ, việc sử dụng vốn vay cũng làm tăng chi phí. Kiệt quệ tài chính xảy ra khi một tổ chức khơng thể thực hiện được các cam kết với chủ nợ do thu nhập trước lãi vay và thuế thấp hơn lãi vay mà tổ chức phải trả. Chính vì thế, các tổ chức ln tìm cách lựa chọn lượng nợ và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của mình, tức là xác định cách sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý Trên đây là một số lý thuyết được sử dụng để làm khung lý thuyết nhằm giải thích cho tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của một tổ chức [78]. Do đến hiện nay chưa hề có bất kỳ một lý thuyết nào có thể sử dụng để giải thích đầy đủ (Nguyen và cộng sự, 2023) [81] nên trong luận án này, tác giả lồng ghép các lý thuyết khác nhau như lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn để trình bày một cách tồn diện và đầy đủ hơn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM.

<b>2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTM </b>

Các nghiên cứu trước chủ yếu phân loại các biến trong mơ hình thành: biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát. Để xem xét một cách có hệ thống, đồng thời so sánh mức độ tác động của từng nhóm nhân tố, trong luận án này, tác giả phân loại các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính thành ba nhóm: (i) đặc điểm cụ thể của ngân hàng, (ii) đặc điểm ngành và (iii) môi trường vĩ mô.

<b>2.3.1. Các nhân tố về đặc điểm tổ chức quản lý của các NHTM </b>

Theo Philip Kotler. (2002), có 2 nhóm yếu tố nhóm chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đó là mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi. Hay cịn gọi là nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Đối với các NHTM, nhân tố chủ quan được xác định là các nhân tố bên trong nội bộ như: quy mô ngân

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

30

hàng, năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, cơng nghệ, trình độ và chất lượng của lao động… [87].

<b>Quy mô ngân hàng: được đo bằng tổng tài sản của ngân hàng. Nhiều nghiên </b>

cứu trước đây về hiệu quả tài chính đã xem xét tác động của quy mơ đế ROA/ROE của các NHTM và đưa ra các kết luận khác nhau. Nếu như Panayiotis và cộng sự (2006) trong nghiên cứu về các NHTM ở Đông Nam Âu giai đoạn 1998-2002 [83] chỉ ra rằng quy mô ngân hàng khơng tác động đến ROA, thì trong nghiên cứu của Schiniotakis (2012) quy mô ngân hàng lại có tác động ngược chiều đến ROA của các ngân hàng tại Hy Lạp [95], hay Lê Hà Diễm Chi (2022) đã chứng minh gia tăng quy mô đã cải thiện đáng kể ROA của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2021 [2].

<b>Vốn chủ sở hữu: là thành phần vô cùng quan trọng trong nguồn vốn hoạt động </b>

của các NHTM, đây là yêu tố tài chính phản ánh nguồn lực tài chính và khả năng đảm bảo cho các khoản nợ của NHTM với khách hàng. Panayiotis và cộng sự (2006) đã chứng minh vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến ROA của các NHTM ở Đông Nam Âu [83]. Các nghiên cứu của Schiniotakis (2012), Gupta và Mahakud (2020), cũng cho kết quả tương tự [95] [64].

<b>Chi phí hoạt động: là các khoản chi phí phát sinh trong q trình hoạt động </b>

của các NHTM. Nghiên cứu của Gupta và Mahakud (2020) [64] và Ayalew (2021) [48] đã kết luận có sự tác động ngược chiều của chi phí hoạt động đến hiệu quả tài chính của các NHTM.

<b>Thu nhập ngồi lãi: Gupta và Mahakud (2020) trong nghiên cứu 64 NHTM </b>

tại Ấn Độ cũng kết luận rằng thu nhập ngoài lãi có tác động ngược chiều lên ROA, ROE [64].

<b>Độ tuổi ngân hàng (AGE): là thời gian hoạt động của NHTM tính từ thời </b>

điểm thành lập ngân hàng đến hiện tại, các khách hàng thường tin tưởng vào NHTM có thời gian hoạt động lâu năm. Các nghiên cứu trước đây lại chỉ ra những tác động khác nhau của độ tuổi ngân hàng đến hiệu quả. Nếu như Gupta và Mahakud (2020)

</div>

×