Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH NHẬT

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Quang Thông

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động
đến nợ xấu tại các NHTM VIệt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Quang Thông.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi bảo
đảm các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn độc lập không sao chép từ bất
kỳ một công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả

LÊ MINH NHẬT



Ký hiệu
AMC

DANH MỤC VIẾT TẮT
Giải thích
Asset Management Corporation : công ty quản lý tài
sản.

BCBS

Basel Committee on Banking Supervision : ủy ban

EA

basel về giám sát ngân hàng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

FEM
GDP

Fix Effect Model : Mô hình ảnh hưởng cố định.
Gross Domestic Product : Tổng sản phẩm quốc nội.

ISA
IFRS

International Accounting Standasds: chuẩn mực kế toán
quốc tế.
International Financial Reporting Standards: chuẩn


IMF
INF

mực báo cáo tài chính quốc tế.
International Monetary Fund : tổ chức tiền tệ thế giới.
Inflation : Tỷ lệ lạm phát

NH
NHTM
NHNN
NII

Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ngân hàng.

LLR
LA
NPL
TCTD

Loan Losses Reserves : dự phòng rủi ro cho vay.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản.
Non – Performing Loans : nợ xấu
Tổ chức tín dụng

TL
REM


Total Loans: Tổng dư nợ cho vay
Random Effect Model : mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên.
Return on Equity : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Quy mô ngân hàng.
Vietnam Asset Management Company: Công ty quản
lý tài sản

ROE
SIZE
VAMC
LOANS

Tốc độ tăng trưởng tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm 3 cơ chế AMC tại Thái Lan ............................................... 9
Bảng 3.1 Số lượng các NHTM giai đoạn từ 2006 -2014 .................................. 28
Bảng 3.2 Danh sách 11 NHTM Việt Nam........................................................ 29
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của 11 NHTM Việt Nam trong
giai………………….................................................... .................................... 30
Bảng 3.4 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của 11 NHTM Việt Nam
giai đoạn 2006- 2014…………………………………….. ............................ 32
Bảng 3.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của 11 NHTM Việt
Nam giai đoạn 2006 -2014 ………………………………… .......................... 33
Bảng 3.6 Tỷ lệ nợ xấu của 11 NHTM Việt Nam……...................................... 35
Bảng 3.7 Mô tả tóm tắt các biến nghiên cứu của mô hình ............................... 42
Bảng 3.8 Kết quả mô tả các biến nghiên cứu………. ...................................... 44
Bảng 3.9 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến…… ................................... 45

Bảng 3.10 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng .............................. 46
Bảng 3.11 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu ...................... 48
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình NPL ........................ 49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , ĐỒ THỊ.
Hình 2.1 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng Thái Lan giai đoạn
2005-2011 ........................................................................................... 10
Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 11 NHTM Việt nam so với toàn hệ
thống Ngân hàng giai đoạn 2006-2014 .......................................... 32
Biểu đồ 3.2 Lợi nhuận sau thuế của 11 NHTM Việt nam giai đoạn 2006-2014 . 34
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006-2014 .................................................... 35
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ tần suất phần dư NPL ......................................................... 50


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Các báo cáo thu thập từ website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam .
/>2. Các báo cáo thu thập từ website của Vietstock />3. Nguyễn Khắc Hải Minh,2014.“Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân
hàng thương mại Việt Nam”.Luận văn thạc sĩ.Đại học kinh tế Tp. HCM.
4. Nguyễn Thị Thúy Nga,2014.“Các yếu tố tác đông đến nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam”.Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Tp.HCM.
5. Nguyễn Thị Vân Hiền,2014.“Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam”.Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Tp.HCM.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam,2005, “Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN”
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam,2007,” Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN”
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam,2013, “ Thông tư số 02/2013/TT-NHNN”
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam,2014, “ Thông tư 36/2014/TT-NHNN”
10. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động
của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

11. Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013.
12. Phạm Nguyễn Hoàng Vũ,2013.“Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Tp.HCM.
13. Quyết định 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt Đề án “ Cơ cấu hệ
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
14. Quyết định 843/QĐ-TTg, ngày 31/05/2013 về Đề án “ Xử lý nợ xấu của hệ thống
các tổ chức tín dụng” và Đề án “ Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam”.
15. Trương Thị Liễu,2014. “Ảnh hưởng của một số yếu tố đến nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế
Tp.HCM.


16. Vũ Minh Hiếu,2014. “Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”.Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế
Tp.HCM.
Tài liệu tiếng Anh.
1. Berger, A.N., DeYoung, R.,1997. Problem loans and cost efficient in commercial
banks. Journal of Banking & Finance,21(6): 849-870.
2. Boudriga, A.et al.,2009. Banking supervision and nonperforming loans: a crosscountry analysis. Journal of Finance Economic Policy,7(4):286-312.
3. Dash, MK., Kabra,G,2010.The deteminants of non- performing assets in Indian
commercial bank. Middle Eastern Finance and Economic,7:94-106.
4. Fofack,H.,2005. Non- Performing loans in sub- Saharan Africa : Causal Analysis
and Macroeconomic Implications.World Bank Policy ResearchWorking Paper,
no3769
5. Khemaraj,T., Pasha, S, 2009. The determinants of non- performing loans: An
econometric case study of Guyana,MPRA no 53128
6. Louzis, D.P., et al., 2010. Macroeconomic and bank – specific determinants of nonperforming loans in Greece: a comparative study of mortgage, business and
consummer loan porfolios. Working Paper,no 118.

7. Nkusu,M.,2011. Nonperforming Loans and Macrofinancial Vulnerabilities in
Advanced Economies, IMF Working Paper,WP/11/161.
8. Podpeira, J., Weil, L,2008. Bad Luck or Bad Management? Emerging Banking
Market Experience. Journal of Financial Stability,4(2):135-148.
9. Rajan, R., Dhal, S.C,2003.Nonperforming loans and terms of credit of public sector
bank in India : An empirical assetment. Reserve Bank of India Occasional
paper,24(3),81-121.
10. Salas,V., Saurina,J,2002.Credit risk in two institutional regimes: Spain commercial
and savings bank. Jourmal of Financial Service Research,22(3):202-224.
11. Sinkey,JF.,Greenwalt,M,1991. Loan-loss experience and risk-taking behavior at
large commercial banks. Journal of Financial Service Research, 5(1):43-49.


Trang 1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tên đề tài: Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các
Ngân hàng thương mại Việt nam.
1.2 Lý do chọn đề tài
Các tổ chức tài chính trung gian giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
thị trường, chúng cung cấp các cơ chế thanh toán đảm bảo, phù hợp với cung cầu
trên thị trường tài chính.Giải quyết các công cụ và thị trường tài chính phức tạp, tạo
ra tính minh bạch thị trường, thực hiện chuyển giao rủi ro và chức năng quản lý rủi
ro.
Ngân hàng thương mại ( NHTMCP) là tổ chức tài chính trung gian phổ biến
nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng cung cấp một gói những dịch vụ khác
nhau.Là một trung gian tài chính, NHTMCP đóng một vai trò huyết mạch trong hầu
hết các nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây đối diện với
những biến động: sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản
đóng băng, tình trạng nợ xấu ngân hàng tăng cao. Giải quyết các vấn đề trên từ năm

2011 Chính phủ thực hiện tái cấu trúc kinh tế , trong đó tái cấu trúc hệ thống Tài
chính – Ngân hàng là vấn đề trọng tâm nhằm cơ cấu tài chính của tổ chức tín dụng ,
trong đó có đề cập các biện pháp xử lý nợ xấu mà minh chứng rõ ràng nhất là thành
lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và tiến hành các vụ
mua bán sáp nhập ngân hàng yếu kém.
Do đó, việc xem xét và phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng trở
thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, bởi lẽ nợ xấu là “cục máu đông nguy hiểm”
gây ách tắc hoạt động hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển kinh tế, Tìm hiểu
nguyên nhân thực trạng nợ xấu hiện nay là gì, những giải pháp nào để giải quyết?
Để trả lợi câu hỏi trên tác giả chọn đề tài: “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố
tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam” làm đề tài nghiên
cứu.


Trang 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trong luận văn này tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTMCP Việt nam trong
khoảng thời gian năm 2006 đến 2014.
(2) Xác định mức độ tác động của hai nhóm nhân tố : Vĩ mô và nội tại của Ngân
hàng đến nợ xấu tại các NHTM Việt nam, đề xuất gợi ý nhằm góp phần hạn chế
và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt nam
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ xấu của ngân NHTM Việt nam được
thể hiện qua chỉ số tài chính tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (Non-performing
loan NPL)
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu 11 NHTMCP Việt nam (bao gồm 3 NHTMNN và

8 NHTMCP, không bao gồm các NHTM nước ngoài).Tác giả quy ước sử dụng
thuật ngữ NHTM trong luận văn này thay thế cho thuật ngữ NHTMCP.
Về thời gian: Dữ liệu được dùng thực hiện luận văn được thu thập trong
khoảng thời gian năm 2006 tới năm 2014, nguồn dữ liệu từ các báo cáo tài chính
của các ngân hàng và số liệu từ các trang web của các tổ chức.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(i) Phương pháp định tính: dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên
cứu trước để dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt
nam.
(ii) Phương pháp định lượng: Trên cơ sở xây dựng các dữ liệu và mô hình hồi quy.
Đề tài tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng
các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam thông qua phương
pháp bình phương bé nhất (OLS) theo đường thẳng (Brooks, 2008).


Trang 3

1.6 Ý nghĩathực tiễn của nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu
của các NHTM Việt nam, vì vậy luận văn này có một số đóng góp vào ý nghĩa thực
tiễn như sau:
(1)

Luận văn giúp góp phần bổ sung sự hiểu biết về sự tác động của các yếu tố Vĩ
mô và nội tại của các Ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM Việt nam .

(2)

Kết quả sau khi phân tích về mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố

đến nợ xấu có thể giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận diện được các vấn đề
nội tại để có hệ thống quản trị rủi ro chính xác, các nhà làm chính sách đề ra
chiến lược, chính sách phù hợp nhằm xử lý nợ xấu hiện tại.

1.7 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chƣơng 2 :Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM
Chƣơng 3: Đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt nam.
Chƣơng 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt
nam.


Trang 4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI NHTM.
2.1 TỔNG QUAN NỢ XẤU.
Hiện nay, Nợ xấu” Non –performing loan” (NPL) được hiểu là các khoản
nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách
hàng.Sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và
Việt nam:
Theo quốc tế:
Theo tổ chức tiền tệ thế giới (IMF): trong hướng dẫn tính toán các chỉ số
lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS) , IMF định nghĩa về nợ xấu như sau:
“Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc 90 ngàyhoặc hơn; khi các
khoảnlãi suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn
theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận
thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khôngthể hoàn trả nợ đầy đủ
(người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc

bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến
thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi
được khoản vay thay thế.
(IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004)
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế(IAS): chuẩn mực Kế toán quốc tế về
ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (Impaired) thay vì sử dụng
thuật ngữ nợ xấu (NPL). Chuẩn mực kế toán IAS 39 công bố tháng 12 năm 1999 và
sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000, lần 2 vào tháng 12 năm 2003) và
được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 chỉ ra rằng
cần phải có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá
trị. Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị giảm xuống
do những tổn thất do chất lượng nợ xấu gây ra.


Trang 5

Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất
luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn.Phương pháp để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền
tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (xếp hạng khách hàng). Hệ thống này được coi
là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn.Vì
vậy, nó đang được Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tiếp tục nghiên cứu
để hoàn chỉnh.
Theo Ủy ban basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS):trong các hướng dẫn
về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định,
việc các khoản nợ được cholà không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả
hai điều kiện sau đây xẩy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ
đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã
quá hạn trả nợ quá 90 ngày.
(Basel committee on banking Supervision, 2002)

BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xẩy ra khi khả năng
thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể. Giá trị tổn thất sẽ được ghi
nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ
được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Như vậy, lãi suất của các
khoản vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực
tế nhận được.
Tại Việt nam
Khái niệm nợ xấu xuất hiện từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng ban hành theoQuyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày22/04/2005 của thống
đốc NHNN Việt nam.
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493 của NHNN
ban hành ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày
25/4/2007 về sửa đổi bổ sung Quyết định 493 thì:


Trang 6

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (
nghi ngờ), nhóm 5 ( có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 10 và điều 11 của
thông tư này. Thông tư có bổ sung thêm một số khoản nợ được xếp vào 3 nhóm
trên.Từ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc 90 ngày. Nợ
xấu được xác định dựa vào hai yếu tố: Đã quá hạn 90 ngày và khả năng trả nợ đáng
lo ngại. Đây được coi là định nghĩa theo chuẩn mực chung báo cáo tài chính.
Từ những khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy sự tương đồng trong cách
nhận thức về nợ xấu giữa các tổ chức quốc tế và Việt nam. Theo đó, một khoản nợ
được coi là nợ xấu nếu về mặt thời gian trả nợ quá hạn trên 90 ngày , còn xét về tính
chất cụ thể thì phải xem xét khả năng trả nợ của khách hàng và tổn thất khoản vay
trong tương lai.
2.1.1 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM



Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ

khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa chưa cho biết trong tổng số dư nợ
ngân hàng thì dư nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là
bao nhiêu.


Tỷ lệ các khoản nợ xấu/Tổng dƣ nợ tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh mức

độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền khi ngân hàng cho vay
thì có bao nhiêu đơn vị tiền mà ngân hàng khó có khả năng thu hồi hoặc không có
khả năng thu hồi được tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro
càng cao. Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 “ Quy
định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài” thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng được xem
là an toàn nếu tỷ lệ này dưới 3%.


Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro

có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các
khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù


Trang 7

đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
càng cao và ngược lại.

Ngoài ra tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi Ngân hàng hoặc quốc gia
trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực
trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý.
2.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới
Các công ty đó là: KAMCO – Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc, TAMCCông ty quản lý tà sản Thái Lan, Công ty quản lý tài sản Malaysia, Công ty quản lý
tài sản Trung Quốc.
2.2.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc
Những yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế Hàn Quốc là vốn dựa quá nhiều
vào tăng trưởng tín dụng mạnh thêm vào dòng vốn nước ngoài bị các nhà đầu tư
nước bị các nhà đầu tư nước ngoài rút ra trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997
dẫn tới khủng hoảng tín dụng và sau đó khủng hoảng tiền tệ tại quốc gia. Trước tình
hình trên chính phủ Hàn Quốc tiến hành biện pháp can thiệp bằng giải pháp lập ra
Quỹ công chúng và Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Asset Management
Corporation,KAMCO ưutiên mua các khoản nợ có thể dễ dàng chuyển giao quyền
thu nợ, mua các khoản nợ với mức chiết khấu cao. Hình thức xử lý các khoản nợ
xấu là rất đa dạng thông qua bán đấu giá quốc tế cạnh tranh, phát hành chứng khoán
có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua.Ngoài ra còn áp dụng
các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của khoản nợ xấu, bán các
khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản.
Kết quả đạt được là giảm tỷ lệ nợ xấu rất nhanh chóng từ 17,7% vào năm
1998 xuống 14,9% vào năm 1999, 3,9% vào năm 2002. Hàn Quốc đã thực hiện
thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài
chính góp phần ổn định nền kinh tế.


Trang 8

2.2.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Thái Lan
Khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã gây nhiều tác động nặng nề lên hệ thống
tài chính ở Thái Lan, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Nợ xấu của khu vực ngân hàng

liên tục gia tăng, cuối năm 1997 đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng
đã tạo áp lực cho Chính phủ phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp kịp thời kiểm
soát vấn đề này.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan dựa trên các AMC có thể
chia thành 02 thời kỳ: phân tán và tập trung, trong đó mô hình phân tán có sự tham
gia của cả AMC sở hữu nhà nước (hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển các Định chế tài chínhFIDF) và các AMC sở hữu bởi ngân hàng tư nhân được áp dụng lần lượt năm 1998
và 1999; còn mô hình AMC tập trung dựa trên sự thành lập của Công ty quản lý tài
sản Thái Lan (Thai Asset Management Corporation – TAMC) vào năm 2001. Ba cơ
chế AMC có nhiều điểm khác nhau ở nguồn gốc tổ chức, điều khoản và điều kiện
các tài sản chuyển giao (xem Bảng 2.1). Thái Lan chỉ thực sự giải quyết nợ xấu
thành công theo mô hình AMC tập trung áp dụng trong giai đoạn sau khủng hoảng.
Bảng 2.1: Đặc điểm của 3 cơ chế AMC
Phân tán và định Phân tán và định hướng
hướng thị trường
nhà nước
4 AMC (BAM,PAM ,
12 AMC hoạt động
SAM và Radhanasin
Số AMC
AMC)
Các ngân hàng tư Quỹ phát triển các định
Sở hữu
nhân
chế Tài chính (FIDF)
1998
(BBC),1999(UOBR),
Năm thành 8/1998
2000 (KTB), 2002
lập
(BMB và SCIB)


Mục tiêu/
động cơ
thành lập

Nguồn nhân lực xử
lý nợ xấu ở các cơ
quan không đủ và để
tránh sựu can thiệp
của Chính phủ

FIDF đảm bảo các trái
phiếu được phát ra để
mua lại nợ xấu từ các
ngân hàng nhà nước

Tập trung và định hướng
nhà nước
Thai Asset Management
Corporation (TAMC)
Bộ Tài Chính

2001- nay
TAMC phát hành trái
phếu ( có sự bảo đảm của
FIDF) để tạo nguồn vốn
mua nợ xấu của các
TCTD- Nguyên tắc xử lý
nợ xấu là chia sẻ lời lỗ
giữa TAMC và các



Trang 9

TCTD
Nợ xấu
được
chuyển (% Rất nhỏ
tổng dư
nợ)
Tái cơ cấu
tài sản (%
Tái cơ cấu chậm
nợ xấu
được
chuyển)
Lợi ích từ
việc
chuyển nợ
xấu

Không đáng kể, do
không tách nợ xấu
khỏi bảng cân đối
Tài sản Ngân hàng

Đáng kể ( 52% cho
KTB)

Không xác định


Đáng kể, vì việc xử lý
nợ xấu đáp ứng được
nhu cầu nguồn vốn

Tất cả tài sản từ mức
dưới chuẩn trở xuống ,
với tổng giá trị là 784,4
tỷ Baht

73,64% tính đến tháng
6/2003
Đáng kể, nợ xấu được
tách ra khỏi bảng cân đối
tài sản Ngân hàng, lời lỗ
được chia giưa TAMC và
TCTD

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam
Chú thích: BAM: Bangkok Commerce Asset Management Company; BBC:
Bangkok Bank of Commerce; BMC: Bangkok Metropolitan Bank; FIDF: Financial
Institution Development Fund; KTB: Krung Thai Bank; PAM: Petchburi Asset
Management Company; SAM: Sukumvit Asset Management Company; SCIB:
Siam City Bank; TAMC: Thai Asset Management Corporation; UOBR: United
Overseas Bank..
Trong khi AMC phân tán hầu như chỉ xử lý được nợ xấu với tỷ lệ rất nhỏ thì với
AMC tập trung , tính đến tháng 6/2003, số nợ xấu được TAMC giải quyết là 784,4
tỷ Bath, đạt được 73,46% tổng số nợ cần xử lý . Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân
hàng Thái Lan giảm rõ rệt xuống 12,9% năm 2003; 10% năm 2004 và tiếp tục giảm
dần ở mức ổn định qua các quý từ năm 2005 đến nay.



Trang 10

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dƣ nợ của hệ thống ngân hàng Thái Lan giai
đoạn 2005-2011

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.
2.2.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Malaysia
Malaysia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
năm 1997. Giải pháp chính phủ Malaysia đã thực hiện để giải quyết nợ xấu chính là
thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) một công ty đầu tư kinh doanh
vốn nhà nước.
Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC). Nhiệm
vụ chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính
với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt
động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản
chức năng trung gian tài chính.Danaharta đã thành công trong việc xử lý các khoản
nợ xấu. Danaharta đã mua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tương đương 31.8% nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa
năm 2009. Bước thứ nhất Danaharta thực hiện thu mua nợ xấu, kết quả việc mua
bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ
chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là
57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa các khoản nợ.


Trang 11

Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vì
Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: không thở thành nhà kho (warehouse) của
nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài

sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn.Danaharta thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng
trong việc xử lý các tài sản, chỉ định các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên
viên này, cơ chế chào bán mở và được thực hiện bởi các hãng chuyên nghiệp.
Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính
để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối
thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.Song hành với việc bơm vốn là việc các cổ đông ngân
hàng chấp nhận việc giảm cổ phần trong tổ chức tài chính, thay đổi hội đồng quản
trị, ban lãnh đạo. Danamodal chỉ định đại diện vốn trong các tổ chức tài chính để
giám sát quản lý một cách cẩn thận và tiến hành những thay đổi cần thiết.
Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra kế hoạch sáp nhập 58 tổ chức tài chính vào 6
nhóm. Kế hoạch này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Malaysia và được
thực hiện dựa trên những cam kết với WTO trong lĩnh vực tài chính.
Sau khi tiến hành các bước trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trường
trái phiếu để tránh cho việc thị trường tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu. Malaysia
có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân
số… Với những chính sách hợp lý, đất nước này đã có những bước tiến mạnh mẽ
trong thời gian qua. Điều đó, có nghĩa là kinh nghiệm của Malaysia rất hữu dụng
với nền kinh tế Việt Nam.
2.2.4 Kinh nghiệm xủa lý nợ xấu Trung Quốc
Nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, khi hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước chỉ
như những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty
và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay


Trang 12

này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều
không tránh khỏi.Quá trình xử lý nợ xấu trung quốc trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất
Trung Quốc tiến hành quá trình tái cấu trúc tài chính từ giữa những năm
1990 tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân
hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. Bên cạnh đó,
NHTM của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách
chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách
độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía cơ quan nhà nước.
Giai đoạn thứ hai
Thành lập các công ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ (AMC). Trong
giai đoạn 1999 – 2003 có 4 AMC được thành lập, mỗi công ty tương ứng với một
trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân
hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm
1996. Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4
NHTM cho 4AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000, và trách
nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm


Trang 13

Giai đoạn thứ ba
Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc của NHTM Nhà nước bằng cách mời
gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết
ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4
NHTM Nhà nước lớn này.Đến cuối năm 2004, 4 AMC này thu hồi được 675 tỷ
NDT, chiếm 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999. Tỷ lệ thu hồi tiền
mặt tại các AMC tính đến tháng 12/2004 đạt khoảng 20%, thấp hơn so với mức
49% của Thái Lan và mức 20-30% của Nhật Bản. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi
của Trung Quốc thấp hơn chủ yếu là do chất lượng tài sản thấp, quy định mua lại nợ
xấu theo giá trị sổ sách, và thiếu minh bạch tại các AMC.
Kết quả của việc xử lý nợ xấu là chất lượng tài sản tại 4 NHTM Nhà nước

được cải thiện và tiến hành niêm yết ra công chúng sau khi được tái cơ cấu vốn. Tuy
nhiên, những khoản nợ xấu này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung
Quốc, chúng chỉ được chuyển giao từ tổ chức này sang tổ chức khác, những nguy
cơ tiềm ẩn gây ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có nghĩa là được giảm
bớt.
2.2.5 Bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lý nợ xấu tại Việt nam.
Trước tình hình nợ xấu gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn năm 2010 2013
mà theo các chuyên gia phân tích tại hãng xếp hạng tín dụng Moody’s thì tỷ lệ nợ
xấu vào cuối năm 2013 là khoảng 15% trong khi báo cáo của NHNN là khoảng 4%,
trong bối cảnh như vậy vào ngày 18/5/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, và hoạt động của Công ty Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với vốn điều lệ ban đầu là 500
tỷ đồng. Vận dụng kinh nghiệm các nước trên thế giới để VAMC hoạt động có hiệu
quả xin đề xuất các khuyến nghị sau:
- Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy thực chất của việc xử lý nợ xấu là
nhà nước đứng ra mua lại các khoản nợ xấu này bằng tiền mặt giữ chúng trong


Trang 14

một thời gian rồi khi thị trường ấm lên thì bán ra để thu hồi vốn.Vì vậy,VAMC
cần cung cấp được khối lượng vốn bằng tiền mặt đủ lớn tương xứng với số nợ
xấu thực tế.
- Hoạt động của VAMC cần rõ ràng và minh bạch cung cấp thông tin chính xác và
đầy đủ cho các thành viên tham gia mua bán nợ và cho toàn xã hội, tự chịu trách
nhiệm về các khoản nợ xấu thu mua và tiến hành xử lý nợ xấu như vậy mới có
thể thúc đẩy quá trình xử lý nhanh chóng.
- Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhưng không tách
biệt với hoàn cảnh cụ thể Việt nam khi mà các chỉ số kinh tế vĩ mô không tốt,
phần lớn các khoản nợ xấu hình thành từ thị trường BĐS đang bị đóng băng do

vậy Chính phủ cần có các chính sách khơi thông dòng vốn đối với BĐS, hỗ trợ
tình hình kinh tế Vĩ mô.
- Hoàn thiện khung pháp lý mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Các văn
bản hướng dẫn xử lý các tài sản thế chấp, phát mãi tài sản nhanh chóng.
2.3Các yếu tố ảnh hƣởng tới nợ xấu NHTMVN:
Nợ xấu là một vấn đề không khỏi tránh khỏi trong bất kỳ nền kinh tế nào trên
thế giới. Tác động của nợ xấu tới hoạt động Ngân hàng và rộng ra là toàn bộ nền
kinh tế của một quốc gia là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy việc quản trị để hạn chế,
phòng ngừa nợ xấu là hết sức cần thiết, như vậy chúng ta cần xác định các yếu tố
ảnh hưởng tới nợ xấu của Ngân hàng để có công tác quản trị đúng đắn. Trong luận
văn, tác giả chia ra hai nhóm yếu tố chính: Nhóm các yếu tố đặc trưng của NHTM
và nhóm các yếu tố kinh tế Vĩ mô.
2.3.1 Những yếu tố nội tại của NHTM
2.3.1.1 Quy mô tổng tài sản của NHTM (SIZE)
Nội dung hoạt động chủ yếu của một NHTM thể hiện ở phía tài sản .Quy mô,
cơ cấu, chât lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM.


Trang 15

Tài sản nợ:Các chỉ tiêu ở phần tài sản nợ phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệ
hiện có của ngân hàng do huy động, vốn vay các tổ chức tín dụng khác,vốn của
NHTM.
Tài sản có: Là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng.Tài sản có bao
gồm tài sản sinh lời chiếm (80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời chiếm
(10-20% tổng tài sản có) bao gồm: Tiền dự trữ bắt buộc, dự trữ thặng dư, các khoản
mục đầu tư chứng khoán, các khoản mục tín dụng, tài sản cố định.
Đánh giá quy mô, chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu : Tốc độ
tăng trưởng tài sản, tính đa dạng hóa trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng
của dư nợ, tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu…

Quy mô ngân hàng càng lớn ngân hàng càng có cơ hội gia tăng thêm các
khoản mục kinh doanh bên cạnh hoạt động tín dụng nhằm đa dạng hóa nguồn thu
nhập tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng,hạn chế rủi ro khi có tác động từ nền kinh
tế . Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng có những nét đặc trưng riêng so với các lĩnh vực
kinh doanh khác mà cụ thể với tính bảo đảm không buộc phải phá sản nên các ngân
hàng có thể dùng đòn bẩy tài chính quá mức để gia tăng các khoản vay có chât
lượng thấp tạo nên nhiều rủi ro cho phía ngân hàng.

Quy mô ngân hàng =

Tổng tài sản của ngân hàng i
Tổng tài sản các ngân hàng

Giả thuyết: Quy mô tài sản ngân hàng tác động lên nợ xấu theo chiều hướng tích
cực (Rajan &Dhal,2003),tiêu cực (Salas& Saurina,2002)
2.3.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EA)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản thường được sử dụng hơn giá trị
tuyệt đối của vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ, lợi
nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng: cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng, cơ sở niềm
tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho


Trang 16

ngân hàng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản thấp thường gặp phải rủi ro đạo đức khi mà các nhà quản lý ngân hàng
thực hiện các danh mục vay có rủi ro cao.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu =


Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản ngân hàng

Giả thuyết: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu (Berger&
DeYoung,1997; Podpi-era&Weil,2008).
2.3.1.3 Chất lƣợng tài sản của NHTM
Đánh giá chất lượng tài sản trong hệ thống NHTM tác giả đánh giá thông
qua các chỉ tiêu: Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự
phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu quá khứ.
2.3.1.3.1 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA)
Tỷ lệ cho vay là khoản ngân hàng cho khách hàng vay. Tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản thể hiện khoản vay chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản. Chỉ
tiêu này càng lớn cho thấy khả năng sử dụng hiệu quả đối với nguồn vốn, bên cạnh
đó thể hiện sự chấp nhậ rủi ro của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu, nguyên
nhân là khi ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể gặp phải rủi ro
thu hồi nợ khi nền kinh tế suy thoái.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA)=Tổng dƣ nợ tín dụng/Tổng tài sản.
Giả thuyết: Dư nợ cho vay trên tổng tài sản có quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu
(Sinkey&Greenwalt,1991; Dash &Kabra,2010).
2.3.1.3.2Tốc độ tăng trưởng tín dụng( Loans)
Tốc độ tăng trƣởng tín dụng=

Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để
đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch tín dụng của ngân hàng, trong nền kinh tế phát triển các ngân hàng cạnh tranh
mạnh mẽ ở thị phần cho vay, điều nay khiến các ngân hàng luôn chạy đua về mức
tăng trưởng tín dụng cùng với đó mức tăng trưởng tín dụng cao thường là hệ quả



Trang 17

kéo theo khi nền kinh tế bùng nổ các ngân hàng có nguy cơ gặp phải những khoản
vay kém chất lượng, vấn đề người đại diện có thể thúc đẩy các nhà quản lý cho vay
vượt quá quy định nguyên nhân gây ra tỷ lệ nợ xấu hình thành trong tương lai
Giả thuyết: Sự tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu
(Salas&Saurina,2002; Jimesnez&Saurina,2006)
2.3.1.3.3Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =

Dự phòng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự
phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của các tổ chức tín dụng,chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm có dự phòng cụ thể và dự phòng
chung.
Căn cứ vào thông tư 02/2013/TT-NHNN về “Quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”,
điều 3 quy định cụ thể như sau:
 Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra đối với những khoản nợ cụ thể.
 Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
 Mức trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được quy định theo điều 12, thông
tư 02/2013/TT- NHNN như sau:
Nhóm nợ


Phân loại nợ theo số ngày quá
hạn

Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)

1

Dưới 10 ngày

0%

2

Từ 10 ngày đến 90 ngày

5%

3

Từ 91 ngày đến 180 ngày

20%

4

Từ 181 ngày đến 360 ngày

50%


5

Trên 360 ngày

100%


Trang 18

Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện thái độ về quản trị rủi ro của ngân
hàng,ngân hàng có thể tăng dự trữ tín dụng nhằm tránh khả năng suy giảm vốn bởi
sự biến động của nguồn thu.
Giả thuyết: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tương quan đồng biến với nợ xấu (
Nguyễn Thị Thúy Nga, 2014), tương quan nghịch biến với nợ xấu (Boudriga et
al,2009)
2.3.1.3.4Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ:NPLit-1
Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ(NPLit-1) =

Dư nợ nhóm (3,4,5) trong quá khứ
Tổng dư nợ quá khứ

Nợ xấu phát sinh đáng kể từ sự yếu kém trong quá trình thu hồi nợ hiện tại,
nguồn dự phòng không tương xứng với khoản nợ xấu chưa giải quyết tạo thêm gánh
nặng phải xử lý cho các khoản nợ trong tương lai. Ở đây tác giả sử dụng biến NPLit
, NPLit-1 để đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trong hiện tại và quá khứ.
Giả thuyết: Tác động cùng chiều đối với tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước lên giai đoạn
hiện tại (Louzis et al ,2010;Salas&Saurina,2002).
2.3.1.4 Chỉ số chi tiêu, thu nhập của NHTM
2.3.1.4.1 Chỉ số thu nhập trên vốn CSH
Chỉ số thu nhập trên VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ số ROE cho thấy việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng
có hiệu quả, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông
với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động
vốn, mở rộng quy mô. Hiện nay lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng bắt nguồn từ
hoạt động tín dụng do vậy khi nợ xấu phát sinh làm giảm nguồn thu của ngân hàng,
tăng dự phòng rủi ro qua từng thời kì làm cho lợi nhuận ngân hàng suy giảm.
Giả thuyết: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) nghịch biến với nợ xấu
(Louzis et al,2011; Nguyễn Thị Vân Hiền ,2014)


×