Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TIỂU LUẬN VỀ MƯA AXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN</b>

<b>TIỂU LUẬN </b>

<b>MÔN: KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP </b>

<i><b>Đề tài: MƯA AXIT</b></i>

<i><b> Giáo viên : ………</b></i>

<b> Lớp, khóa : ………. Sinh viên thực hiện : ………</b>

<b>……… 7/2020</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA MƯA AXIT...3

1.3.1. Lưu huỳnh dioxide (SO2):...5

1.3.2. Khí NOx...6

1.3.3. Cacbonic...7

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXIT...8

2.1 Ảnh hưởng của mưa axit đến ao hồ và hệ thủy sinh vật...8

2.2 Ảnh hưởng đến thực vật và đất...9

2.2.1 Ảnh hưởng đến thảm thực vật...9

2.2.2 Ảnh hưởng tới đất...10

2.3 Ảnh hưởng đến các vật liệu và cơng trình xây dựng...11

2.4 Ảnh hưởng đến con người...12

2.5 Ảnh hưởng đến khí quyển...14

2.6 Lợi ích của những cơn mưa axit...14

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MƯA AXIT TẠI VIỆT NAM...15

3.1 Tình hình mưa axit ở Bắc và Trung Bộ...15

3.2 Hiện trạng mưa axit khu vực Nam Bộ...15

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ MƯA AXIT...16

4.1 Biện pháp quản lý nguồn ô nhiễm...16

4.2 Các biện pháp công nghệ...16

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4.2.1 Làm sạch anhydryt sunfurơ SO2...16

4.2.2 Làm sạch nito oxit trong khí...17

4.3 Phương pháp sinh học khắc phục hậu quả của mưa axit...18

KẾT LUẬN...19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...20

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Mưa rất quan trọng cho cuộc sống của chúng ta, mưa đem đến cho chúng ta nướcmà chúng ta cần, làm sạch phổ biến nhất mơi trường khơng khí, nhờ mưa mà bụi vàcác chất gây ơ nhiễm có thể được loại ra khỏi khí quyển.

Thế nhưng, ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí tại nơi chúng ta sống mưa đang trởthành một mối nguy hại bởi vì khí quyển bị ơ nhiễm, các khí thải từ các nhà máy, xe ơtơ và các hoạt động của con người đã làm cho mưa ngày cangg trở nên nguy hiểm hơncho sự sống của mọi sinh vật kể cả con người loại mưa đó được gọi là mưa axit.

Ngày nay, thuật ngữ mưa axit đã trở nên khá phổ biến và theo nghiên cứu, thống kêcủa viện khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường thì trong khoảng 10 năm trở lạiđây tỉ lệ mưa axit đã xuất hiện ngày một nhiều tại các đơ thị lớn như Hà Nội và Hồ ChíMinh. Trong khi đó trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia cơng nghiệp Trung Âu thì tỉlệ này lên đến 100%, bài tiểu luận này sẽ làm rõ bản chất của hiện tượng này từ đó đềxuất biện pháp phòng tránh, khắc phục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MƯA AXIT1.1. MƯA AXIT</b>

Thông thường ngay cả khi khơng khí khơng bị ơ nhiễm thì nước ngưng tụ (bao gồmmưa, mưa đá, tuyết sương mù) cũng không phải là nước nguyên chất. Nước ngưng tụchứa một lượng đáng kể bụi, chất rắn và khí hịa tan. Nước mưa tự nhiên có hịa tan mộtphần CO2 của khí quyển nên có mơi trường axit yếu với pH khoảng 6-6,5.

Vậy mưa axit là gì ?

<i><b>Thuật ngữ mưa axit chỉ dùng cho loại nước ngưng tụ có pH nhỏ hơn pH nướcsạch một cách đáng kể. Mưa axit là nước mưa có độ pH dưới 5,6.</b></i>

Trong phân định thực tế, các cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (ERA) đã coi nướcmưa có độ pH nằm trong khoảng từ 5-6,5 là mưa trung tính. Nếu mưa có độ pH ≤ 5 làmưa axit. Các nước thuộc Uỷ ban kinh tế Châu Âu (ECE) lại coi nước mưa có pH ≤ 5,5là mưa axit. Đối với các nước như Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan lại lấy pH là5,6 để làm căn cứ chỉ định nếu nước mưa có pH < 5,6 là mưa axit.

<i>Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phân loại mưa theo pH nước mưa</i>

Ở Việt Nam, mưa axit thường xảy ra vào đầu mùa mưa lý do là khi vào mùa khơ,lượng khí thải bốc lên khơng trung rất nhiều và khơng gặp mưa nên tích tụ trên khíquyển, vào đầu mùa mưa khi mà mưa xảy ra thì hàm lượng axit trong nước mưa rấtlớn.

Một vấn đề nữa là khi vào thời gian gió mùa đơng bắc, các thành phố ở phía bắc Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nam thường xuất hiện mưa axit nhiều hơn, có thể do lan truyền ơ nhiễm khơng khí từnước ngồi vào Việt Nam.

<i>Hình 1.1 Sự lan truyền của ơ nhiễm khơng khí [1]</i>

Tính axit trong nước mưa là do các phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp, chủ yếulà SO2 và NOx và nước trong khí quyển để tạo thành các axit mạnh như axit sulphuric vàaxit nitric. Khi trời mưa các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưagiảm. Các nguồn chủ yếu của các loại chất ô nhiễm này là các loại xe cộ và hoạt độngcơng nghiệp. Trong khói xe và phân bón hóa học hiện đang tích tụ dày lên trong tầng khíquyển và có thể tạo ra mưa axit nitric bất cứ lúc nào. Khói ơ tơ chính là thủ phạm mớigây ra các trận mưa axit nitric. Axit ngưng tụ hoà trong mưa, tuyết, sương, là sản phẩmphụ của quá trình đồt các nhiên liệu hóa thạch. Ngồi ra cịn có hiện tượng mưa axit trongtự nhiên do những đợt phun trào núi lửa, hay các đám cháy…Một số ví dụ minh họa dohoạt động của con người gây nên, chỉ trong một năm trước, nước Mĩ đã thải vào bầu khíquyển 31 triệu tấn oxit sulful và 22 triệu tấn oxit nito.

Các nguồn nguyên nhân gây mưa axit Thiên tai: núi lửa, cháy rừng, sét,… Quá trình phân hủy xác động thực vật

 Hoạt động con người: đốt rừng, phân bón hóa học

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Khí thải từ phương tiện giao thơng

 Q trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ.

Gần các vùng sử dụng nguyên liệu hóa thạch làm nhiên liệu, pH nước mưa có thểxuống dưới 4. Nếu gặp sương mù dày đặc, pH có thể giảm xuống nữa. Phân tích mẫunước mưa có pH là 4,2 thu được:

<i>Bảng 1.2 Nồng độ cation và anion trong nước mưa có pH 4,2</i>

Các oxit Nito (NOx) và sulfur dioxide (SO2) là hai nguồn chính gây ra mưa axit.

<i>Hình 1.2 Sơ đồ hình thành mưa axit [2]</i>

Quá trình hình thành mưa axit diễn ra theo các phản ứng hóa học sau đây:

<b>1.3.1.Lưu huỳnh dioxide (SO<small>2</small>):</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sulfur dioxide, một loại khí khơng màu, được phát sinh như một sản phẩm phụ khinhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh bị đốt cháy trong các nhà máy điện và trong cácnồi hơi cơng nghiệp. Có nhiều q trình cơng nghiệp khác tạo ra loại khí này. Trong sảnxuất sắt thép, quá trình nấu chảy quặng sunfat kim loại tạo kim loại nguyên chất sinh rakhí SO2. Các kim loại khác như Ni, Zn, Cu cũng được tạo ra bởi q trình này. Ngồi raSO2 được tạo ra từ các quá trình tự nhiên : khoảng 10% từ núi lửa, bụi nước biển, sinhvật phù du và thối rữa thực vật. Và có khoảng 68,4% lượng SO2 sinh ra từ q trình đốtcơng nghiệp, chỉ khoảng 3,7% được tạo ra từ q trình giao thơng vận tải . Vì SO2 khơngphản ứng với hầu hết các hóa chất có trong khí quyển, nên nó có thể đi một khoảng rấtxa trong khí quyển. Tuy nhiên khí SO2 kết hợp với Ozon hay Hydropeoxide tạo thànhSO3, SO3 có thể hòa tan trong nước tạo ra dung dịch H2SO4 lỗng.

<i>Bảng 1.3 Lượng lưu huỳnh đưa vào khí quyển từ các nguồn khác nhau [3]</i>

a) SO2 kết hợp với các hợp chất gốc hydroxide

- Phản ứng hóa hợp giữa lưu huỳnh dioxide và các hợp chất gốc hidroxit:SO2 + OH· → HOSO2·

- Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2 và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 và SO3 HOSO2· + O2 → HO2· + SO3

- Phản ứng giữa lưu huỳnh trioxit với H2O

SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)b) SO2 kết hợp với ozon

Trong khí quyển SO2 được Oxi hóa từng phần thành SO3 nhờ các phản ứngquang hóa có liên quan đến Ozon, Cacbonhydro và NOx trong mù quang hóa:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

SO2 + O3 → SO3 + O2SO3 + H2O → H2SO4

c) Ngồi ra q trình Oxi hóa có thể xảy ra trên bụi bồ hóng, nhờ sự có mặt của cácoxit kim loại

Nito có mặt trong khí quyển với một tỉ lệ lớn nhất 78%. Khi được đốt nóng tới nhiệtđộ của nồi hơi và động cơ đốt trong, N2 có thể kết hợp với Oxi phân tử có trong khíquyển để tạo ra NO và NO2 (gọi chung là NOx). NOx có thể hịa tan trong nước, tạo radung dịch lỗng axit nitric và axit nitro. Có khoảng 5% NOx được tạo ra từ quá trình tựnhiên như: phân hủy của vi khuẩn đất, cháy rừng, núi lửa và sét. Giao thông vận tải tạo ra43% NOx và 32% do quá trình đốt cháy cơng nghiệp.

Trong bầu khí quyển có đến 78% N2 và 21% O2 do hiện tượng phóng điện trong khíquyển, mơi trường khơng khí nóng lên khoảng 1210 – 1768<small>0</small>C tạo thành NO:

N2 + O2 → 2NO

Ở tầng bình lưu Ozon, Nito và NO bị phản ứng quang hóa kích thích phân hủythành oxi nguyên tử và N2

O3 + hv---> O<small>* </small>+ O2N2 + hv ---> N<small>*</small> + N<small>*</small>

Từ đó mà hình thành HNO3 qua các phản ứng quang hóa sau đây:NO + O3 + hv ---> NO2 +O2

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

NO2 + O3 ---> NO3 + O2NO2 + NO3 ---> N2O5N2O5 + H2O ---> 2HNO3

Trong môi trường có khói mù quang hóa có thể xảy ra phản ứng trực tiếp:3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)

Axit nitric(HNO3) và H2CO3 chính là thành phần của mưa axit.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Mưa axit ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ thủy sinh vật.Hầu hết các hồ và suối có độ pH trong khoảng 6 – 8 (khoảng pH được xem là an toàn chosinh vật). Có nhiều nguồn gốc mà nhờ đó mưa axit có thể đi vào các hồ. Các dịng chảydo mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ giảm xuống, lượng nước trong hồ ao sẽgiảm đi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ oxy, muối và các dưỡngchất để sinh tồn.

<i>Hình 2.1 Mưa axit hủy hoại thủy sinh vật [4]</i>

Đối với các loài cá nước ngọt axit sulfuric ảnh hưởng đến q trình cân bằng muốivà khống trong cơ thể chúng. Các phân tử axit trong nước tạo nên các nước nhầy trongmang của chúng làm ngăn cản khả năng hấp thu oxygen của cá làm cho cá bị ngạt. Việcmất cân bằng muối Canxi làm giảm khả năng sinh sản của cá, trứng của nó sẽ bị hỏng…và xương sống của chúng bị yếu đi.

Muối đạm cũng ảnh hưởng đến cá, khi nó bị mưa axit rửa trơi xuống ao hồ nó sẽthúc đẩy sự phất triển của tảo, tảo quang hợp sẽ sinh ra nhiều oxygen. Tuy nhiên do cáchết nhiều, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy làm suy giảm oxy củathủy vực và làm cho cá bị ngạt.

Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật có thể tóm tắt như sau:

<i>Bảng 1.4 Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật [5]</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

pH < 6 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết như phù du,stonefly, đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá.

pH < 5,5 Cá không thể sinh sản được, cá con rất khó sống sót, cá lớn biếndạng do thiếu dinh dưỡng, cá bị chết do ngạt.

pH < 4 Xuất hiện các sinh vật mới khác với sinh vật ban đầu.

Vào mùa xuân, ở một số nơi có hiện tượng “Cú sốc axit”. Mùa xuân là mùa nhạy cảmđối với nhiều loài bởi đây là thời điểm cho sự sinh sản. Sự thay đổi đột ngột của pH là rấtnguy hiểm bởi axit có thể làm biến dạng ngững cơ thể cịn non. Nhìn chung những cơ thểcịn non của hầu hết các loài nhạy cảm hơn những cơ thể lớn hơn. Nhưng khơng phải tấtcả các lồi đều chịu cùng một mức axit giống nhau. Chẳng hạn ếch có thể chịu được mứcaxit cao, trong khi ốc sên nhạy cảm với sự thay đổi pH.

Khi mưa axit chảy qua đất trồng trọt mang theo phân bón và nước mặt, do đó giatăng hàm lượng nitơ tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển, sau đó xảy ra hiện tượng“phú dưỡng”.

Khi mưa axit xảy ra thường xuyên, lá cây bị mất lớp màng bảo vệ bên ngồi, khiđó cây dễ dàng bị sâu bệnh xâm hại. Do lá cây bị phá hủy, cây không sản xuất đủ nănglượng để duy trì quá trình tồn tại và sinh trưởng bình thường. Như chúng ta đã nói ở trên,khơng phải tồn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành axit sulfuric mà một

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc vớilá cây, nó sẽ làm tê liệt các thể soma của lá cây gây cản trở q trình quang hợp.

Một thí nghiệm trên cây Vân Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợpaxit sulfuric và axit nitric có pH từ 2,5 - 4,5 lên các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện vàphát triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó và sau đó các lá này rụng đi, cáclá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá trình quang hợp bị ảnhhưởng nghiêm trọng.

<i>Hình 2.2 Rừng thơng của Czech bị hủy hoại bởi mưa axit [6]</i>

Mưa axit làm phá hủy mùa màng, giảm năng suất cây trồng. Mưa axit làm các mầmcây non bị mềm rũ như hơ lửa, nặng thì bị chết khơ. Hậu quả là làm giảm năng suất, thậmchí là mất trắng đặc biệt vào các giai đoạn quyết định như lúc phơi màu lúa, phun râungơ,…

<b>2.2.2 Ảnh hưởng tới đất</b>

Đất bị axit hóa chậmLàm đất mặn hóa:

Mưa axit hịa tan các khống ít tan trong đất, đẩy nhanh q trình phong hóakhống, tăng nhanh tổng số muối tan trong đất làm cho đất bị mặn hóa.

Làm mất chất dinh dưỡng của đất:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Mưa axit rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ trong đất làm đất chua dần, hoạt độngcủa các vi sinh vật hữu ích bị cản trở. Các cation kiềm bị rửa trơi làm độ bão hịa bazocủa đất giảm, đất mất dần độ phì nhiêu.

Giải phóng các kim loại độc hại:

Đất có hàm lượng kim loại nặng khá cao do bản thân đất hoặc do đất bị ô nhiễm,khi gặp môi trường kiềm, chúng trở nên không linh động, nên không phát tán được. Gặpmưa axit đất chua đi, các kim loại nặng trở nên linh động hơn, tác động xấu đến môitrường.

Ion photphat bị giữ chặ hơn trong đất.

Nồng độ ion nhơm hịa tan tăng lên ảnh hưởng gián tiếp đến thực vật. Ion nhơmđược giải phóng bao bọc ion photphat dinh dưỡng cần thiết (dạng nhôm photphat) và làmgiảm khả năng hấp thụ photphat của thực vật. Quá trình phân hủy đất chậm trong điềukiện mơi trường axit làm hàm lượng photphat giảm. Ngoài ra các chất dinh dưỡng vilượng quan trọng như Mo, Bo, Se đi đến thực vật cũng giảm do đất bị axit hóa.

<i>Hình 2.3 Hình ảnh đất bị sa mạc hóa [7]</i>

<b>2.3 Ảnh hưởng đến các vật liệu và cơng trình xây dựng</b>

Mưa axit không chỉ gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên mà còn tác động tiêu cực đếncác vật liệu nhân tạo và cơng trình xây dựng. Đá hoa, đá vơi, và đá cát có thể bị hịa tando mưa axit. Kim loại, sơn, sách và đồ gốm có thể bị ăn mòn. Mưa axit còn làm giảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chất lượng da và cao su, làm các biểu tượng, hình ảnh trên các bia mộ, cơng trình kỷniệm bị mờ đi, có thể mất hẳn.

Trong đá vơi, mưa axit phản ứng với canxi tạo ra thạch cao:CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

<i>Hình 2.4 Mưa axit tác động lên bức tượng tại thủ đô Viên [8]</i>

Các hạt axit khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mịn chúng. Vídụ như tịa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong khơng khí quá cao.Vào năm 1867 cây cầu bắc ngang sông Ohio đẫ sập làm chết 46 người nguyên nhân cũnglà do mưa axit.

Ở thủ đô London, mưa axit đang tàn phá nghiêm trọng các cơng trình nghệ thuậtbằng đá từ thế kỉ 18, như Nghị viện Anh, Tu viện Westminster và Nhà thờ Saint Paul.

<b>2.4 Ảnh hưởng đến con người</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Hình 2.5 Mưa axit ảnh hưởng sức khỏe con người [9]</i>

Mưa axit có thể làm hại con người thơng qua khí quyển hoặc thơng qua đất mà từđó thức ăn của chúng ta được trồng và tiêu thụ. Mưa axit làm cho các kim loại độc hạiđược giải phóng từ các hợp chất hóa học tự nhiên. Kim loại độc bản thân chúng rất nghuyhiểm, nhưng nếu chúng được liên kết với những nguyên tố khác, chúng là vô hại. Cáckim loại độc hại sẽ đi vào nguồn nước uống, lương thực hay động vật mà con người sửdụng. Những thức ăn bị nhiễm độc khi bị ăn vào có thể gây ra tổn hại thần kinh của trẻem hay tổn hại bộ não nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới chết. Các nhà khoa học tin rằngnhơm có mối liên quan đến bệnh Alzemer.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa axit đến con người là những vấnđề về đường hô hấp. Sự phát thải SO2 và NOx gây ra những nghuy cơ tới vấn đề về hôhấp như khô họng, bệnh hen, đau đầu, mắt, mũi và rát họng. Nước mưa bị ơ nhiễm đặcbiệt có hại cho những người bị bệnh hen suyễn hay những người khó thở. Nhưng ngay cảnhững người khỏe cũng bị tổn hại về phổi bởi những chất ô nhiễm không khí có tính axit.Mưa axit có thể làm giảm khả năng thở và có thể làm tăng những loại bệnh nguy hiểm.

NOx bản thân nó là một khí nguy hiểm. Loại khí này tấn cơng lớp màng của cơquan hơ hấp và làm tăng các bệnh về đường hô hấp.

Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thểcon người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa axit.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>2.5 Ảnh hưởng đến khí quyển</b>

Mưa axit gây ảnh hưởng đến hệ thống khí quyển.Nó góp phần gây hiệu ứng nhàkính làm gia tăng nhiệt độ ở tầng khí quyển. Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khíquyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù axit làm ảnh hưởng đến khả năng lantruyền ánh sáng Mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y, do đóảnh hưởng đến quần thể Tuần lộc và Nai tuyết loại động vật ăn địa y.

<b>2.6 Lợi ích của những cơn mưa axit</b>

Mưa axit làm mát trái đất:

Các nhà khoa học phát hiện những cơn mưa axit chứa axit sulphuaric làm giảm phátthải methane từ những đầm lầy, nhờ đó hạn chế hiện tượng nóng lên của Trái Đất, bằngviệc tác động vào q trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy.

Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Các vi khuẩn đầmlầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ hydro và axetat (chất nền) trong than bùn,rồi giải phóng methane vào khí quyển. Ngồi ra cịn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranhthức ăn với vi khuẩn methane. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn đó sẽ sử dụngsunphua, đồng thời tiêu thụ phần chất nền dành cho vi khuẩn sinh methane. Do đó vikhuẩn sinh methane bị đói và sinh ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phầnsunphua lắng đọng làm giảm 30% quá trình sinh methane.

Cân bằng hệ sinh thái rừng:

Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với mơi trường. Vìlượng cacbon dioxide ngày càng tăng trong khí quyển là loại khí gây ra q trình axit hóaở các nguồn nước tinh khiết.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×