Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cuối khóa tham vấn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.62 KB, 5 trang )

YÊU CẦU TRONG BÀI TẬP CUÔI KHÓA HỌC
Nhằm mang lại hiệu quả lớn nhất cho anh/ chị trong khóa học này, anh/ chị sẽ được yêu
cầu thực hiện tiến trình tham vấn nhiều bước với một trẻ lang thang hoặc trẻ trong hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn. Anh/ chị có thể thuật lại từng bước quá trình tham vấn của mình, viết báo
cáo đánh giá ca cụ thể này theo mẫu (gợi ý) phát cho anh/ chị. Cuối bản báo cáo, anh/ chị cần
nêu rõ những kỹ năng nào anh/ chị đã sử dụng trong từng bước tham vấn cụ thể, các lý
thuyết tâm lý học có thể ứng dụng trong ca này để giải thích vấn đề, suy nghĩ, thái độ, hành
vi, con người của thân chủ.
CHÚ Ý:
Anh/ chị cần hỏi ý kiến thân chủ của mình trước khi đưa tình huống ấy vào báo cáo cuối
khóa. Đảm bảo với thân chủ rằng anh/ chị sẽ không sử dụng tên thật của chúng khi trình bày
trường hợp của trẻ. Hãy giải thích rõ lý do anh/ chị nói về trường hợp của trẻ trong khóa học
này (để giúp anh/ chị cải thiện các kỹ năng của nhà tham vấn, từ đó anh/ chị có thể giúp trẻ
đó và các trẻ khác). Nếu trẻ không đồng ý, anh/ chị phải tôn trọng ý muốn của trẻ và tìm một
trường hợp khác mà trẻ sẵn lòng chia sẻ.
1
MẪU BÀI TẬP CUỐI KHÓA
Ngày: 27/05/2010
Tên của trẻ: Nguyễn Hoàng Việt
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Những thông tin sau đây dựa trên hai cuộc phỏng vấn với
thân chủ và hai cuộc phỏng vấn với mẹ của thân chủ tại nhà.
XÁC ĐỊNH THÔNG TIN BAN ĐẦU
Thân chủ là một cậu bé 14 tuổi làm nghề đánh giày đã 3 tháng ở quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Cậu đến với trung tâm tham vấn qua giới thiệu của một tình nguyện viên của trung
tâm. Cậu bé vừa thấp vừa gầy. Qua hai cuộc nói chuyện ban đầu, cậu bé rất buồn. Cậu bé nói
rất nhỏ và luôn tránh giao tiếp bằng mắt. Cậu trông hơi bẩn và tóc tai rối bù, quần áo rách nát
và không có giày.
VẤN ĐỀ NỔI CỘM
Thân chủ kể rằng: “Cháu phải kiếm tiền để giúp đỡ gia đình vì gia đình cháu rất nghèo”.
Cậu bé cũng bày tỏ rằng cậu thấy hạnh phúc khi không đi học nữa vì “ở trường rất là buồn
tẻ”. Theo tình nguyện viên, người đã giới thiệu Việt đến trung tâm, Việt có giao lưu với một


số trẻ lớn hơn có sử dụng thuốc phiện. Mẹ của Việt nói rằng cô ta không còn kiểm soát được
các hành vi của Việt nữa và “không biết phải làm gì với cháu”.
NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ HIỆN TẠI
Mẹ của Việt, chị Oanh, nói rằng Việt thường xuyên là đứa bé hư và bướng bỉnh. Cô ta chê
bai Việt và nói rằng cháu thường chọc tức các em gái và cha dượng. Khi Việt đang còn đi
học, cháu thường tham gia đánh nhau và đã bị đuổi học sau vài lần đánh các bạn cùng lớp.
Chị Oanh kể rằng cháu đã có rất nhiều bạn nhưng kể từ khi cháu nghỉ học, cháu bắt đầu giao
du với những “đứa bé hư” cùng làm việc trên đường phố. Theo chị Oanh, Việt thỉnh thoảng
đến tận khuya vẫn không về nhà và trở nên thiếu tôn trọng mọi người từ vài tháng gần đây.
Chị còn nói thêm rằng, “Việt làm việc chưa chăm chỉ để giúp đỡ gia đình. Thái độ của Việt
thay đổi quá nhanh”.
Việt cho rằng cháu chẳng có vấn đề gì ngoài việc gia đình cháu quá nghèo. Cháu không
đồng ý với những gì mẹ nói, và cháu cho rằng mọi chuyện đều ổn cả.
NGUỒN GỐC VÀ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
Mẹ của Việt, chị Oanh, 31 tuổi. Chị lớn lên trong một trại trẻ mồ côi ở một tỉnh miền
Trung, và đã học hết lớp 6. Chị kể rằng chị gặp bố của Việt, anh Hải, khi chị mới 16 tuổi, và
có mang Việt một năm sau đó. Bố mẹ Hải phản đối kịch liệt cuộc hôn nhân của anh chị, và
họ từ chối việc thừa nhận cháu Việt. Anh Hải chết trong một tai nạn ô tô khi Việt mới 4
tháng tuổi, và chị Oanh tái hôn 2 năm sau. Chị có 3 con với người chồng thứ 2, hai cháu gái
một 9 tuổi, một 4 tuổi, và một bé trai 6 tháng tuổi.
Việt hiện đang sống với mẹ, cha dượng và các em gái trong căn hộ một buồng ở quận Tân
Bình. Cháu bé trai về sống với bà con ở ngoại thành vì hiện nay gia đình chị không có đủ
tiền để nuôi cháu.
Chị Oanh kể rằng người chồng hiện nay của chị, anh Lập, là một người đạp xích lô và
nghiện rượu trầm trọng gần 3 năm nay. Số tiền nhỏ nhoi anh kiếm được chỉ ném vào quán
nhậu. Chị Oanh đi ăn xin cùng bé gái 4 tuổi cả ngày. Cháu gái 9 tuổi đi học ban ngày, bán
báo buổi tối để thêm thắt vào thu nhập của gia đình.
Chị Oanh kể rằng Lập đánh cháu Việt thường xuyên. “Lập phải đánh Việt vì cháu hư hỏng
và nghiện ngập”. Theo chị Oanh, Lập không đánh bất cứ đứa trẻ nào, anh ta ghét Việt thậm
tệ.

2
SỨC KHỎE
Chị Oanh kể rằng khi còn nhỏ Việt rất yếu, và gần chết ở giai đoạn 3 tuổi. Chị Oanh không
thể chỉ chính xác nguyên nhân căn bệnh của em. Chị chỉ cho rằng do khó khăn về kinh tế,
Việt không được nuôi dưỡng đầy đủ. Cháu Việt hiện nay rõ ràng là rất khỏe, mặc dù cháu
nói cháu chỉ ăn một hoặc hai bữa một ngày. Cháu Việt không có một kiểm tra sức khỏe nào
trong hơn 2 năm qua.
Cháu Hà em gái 9 tuổi của Việt bị điếc một tai, em trai nhỏ nhất bị hở hàm ếch. Mẹ của
cháu cho rằng không có dấu hiệu di truyền trong gia đình.
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Gia đình Việt rất nghèo, chỉ kiếm được không quá 200.000 VNĐ mỗi tháng. Họ cũng
chẳng tìm kiếm cũng như không nhận được một nguồn hỗ trợ nào từ bên ngoài hoặc bất cứ
một hỗ trợ tài chính nào. Gia đình Việt sống trong một khu phố nghèo, nhiều gia đình cũng
có cùng khó khăn tài chính. Có nhiều con nghiện sống gần các gia đình này.
CỘNG ĐỒNG
Gia đình Việt sống trong một cộng đồng nghèo, nguồn lực hạn chế. Họ không có nguồn hỗ
trợ nào từ bên ngoài, ít bạn bè và thân nhân.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ – XÃ HỘI CỦA THÂN CHỦ
Phần này bao gồm việc đánh giá các chức năng tâm lý – xã hội của thân chủ.
Thế mạnh/ Điểm yếu của thân chủ:
Việt rõ ràng là một cậu bé rất nhạy cảm và có khiếu hài hước. Mặc dù thực tế em thường có
xích mích với anh/ chị em nhưng rõ ràng em rất quan tâm đến chúng. Việt yêu thích các
môn thể thao và rất dễ kết bạn.
Suy nghĩ của Việt có một số vấn đề: ví dụ em không hiểu rằng sử dụng thuốc phiện là hủy
hoại bản thân, là cách không lành mạnh để giải thoát cảm xúc. Em luôn cảm thấy rằng em
“bảo vệ” mình trước những trừng phạt thường xuyên của cha dượng. Thêm vào đó, Việt hơi
bốc đồng, dễ bị ảnh hưởng bởi những trẻ cùng trang lứa thường xuyên vi phạm pháp luật.
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI: ĐIỂM MẠNH/ HẠN CHẾ
Có nhiều nguồn lực sẵn có trong cộng đồng có thể giúp Việt và gia đình em (ví dụ, chương
trình tín dụng). Gia đình em không nhận thấy sự tồn tại của các hỗ trợ sẵn có mà các hành

động đang thực hiện là nhằm mang lại những hỗ trợ về mặt tài chính.
Môi trường của gia đình Việt là không an toàn.Việt bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần
ở nhà em. Mẹ và cha dượng em gán cho em là đứa trẻ hư, hiếm khi khuyến khích hoặc nói
điều gì đó tích cực về em. Em bị đối xử khác biệt với các anh/ chị em, điều này góp phần tạo
cảm giác không an toàn và thiếu tự tin ở em.
XÁC ĐỊNH/ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
Các vấn đề của Việt gồm:
1/ Sử dụng thuốc phiện
2/ Thiếu lòng tự trọng/ chán chường
3/ Không đi học
4/ Lang thang
Những vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tất cả những nguyên nhân
này sẽ được chỉ ra/ làm rõ trong quá trình tham vấn.
Những nguyên nhân này bao gồm:
a/ Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương còn nghèo. (Việt làm việc trên đường phố và
không đi học, điều này cản trở sự phát triển thể chất và trí tuệ của em). *Lưu ý: Ở đây vẫn
đặt trọng tâm vào trẻ, và điều kiện kinh tế - xã hội nghèo ảnh hưởng như thế nào đến trẻ.
3
b/ Cái chết của cha em và sự chối bỏ của ông bà nội:
Việc bị ông bà nội chối bỏ ảnh hưởng đến cảm giác thiếu tự trọng của em. Em chấp nhận
sự chối bỏ đó và cảm thấy có trách nhiệm về chuyện đó. Hơn nữa, Việt bị ngăn cản, không
có cơ hội bày tỏ các cảm nhận của mình, em chưa bao giờ được nói về cha của mình, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý của em.
c/ Sự ngược đãi của cha dượng:
Việc này là mối đe dọa lớn đối với trạng thái tâm lý và thể chất của Việt. Việt rất giận cha
dượng, em cố gắng thoát khỏi những cảm giác đau đớn bằng việc sử dụng thuốc phiện.
d/ Cha dượng nghiện rượu:
Người cha dượng là khuôn mẫu hành vi tiêu cực cho Việt và những đứa con khác. Thêm
nữa, anh ta mâu thuẫn với chính bản thân: một mặt anh ta đánh Việt vì em nghiện thuốc
phiện, mặt khác chính anh ta lại nghiện rượu. Khi cha dượng uống rượu, sự kiềm chế của

anh ta trở nên kém đi, anh ta giáng đòn bạo lực lên đầu Việt.
e/ Thái độ của mẹ Việt với em:
Chị Oanh gọi con trai mình là “ngu ngốc”, “bướng bỉnh”, đổ lỗi cho em là người gây ra
nhiều vấn đề cho gia đình. Việc này phần nào gây ra cảm giác thiếu tự trọng ở Việt, em bị
gọi là “ngu ngốc” quá nhiều lần, đến nỗi em chấp nhận đó là sự thật. Chị Oanh không nhận
thấy rằng thái độ đánh giá tiêu cực của vợ chồng chị đã tác động đến Việt. Việt cũng chưa
bao giờ được nói về các cảm giác của em: giận dữ, đau đớn hay buồn tủi.
g/ Việt là “kẻ hứng chịu”:
Việt được “dán nhãn” là đứa trẻ hư, là con lừa ngu ngốc trong gia đình. Em bị đối xử khác
biệt so với các anh/ chị em khác, làm em có cảm giác bị chối bỏ và có lỗi.
h/ Sự vắng mặt của em trai Việt:
Việt nhớ em trai rất nhiều nhưng chưa bao giờ được bày tỏ cảm xúc đó với gia đình em. Sự
thực là theo chị Oanh kể thì khi cha dượng đánh em, em thường nhắc đến tên em trai mình.
KẾ HOẠCH XỬ LÝ
1/ Giúp gia đình Việt tiếp cận với các nguồn tài chính để cải thiện tình hình kinh tế của họ.
2/ Tìm một nơi ở an toàn cho Việt để từng bước dàn xếp với gia đình em trong tương lai, sau
khi làm tham vấn với các thành viên trong gia đình. Nhà tham vấn sẽ thảo luận với họ về các
lý do khiến việc tách Việt khỏi gia đình là rất cần thiết (để bảo vệ Việt khỏi sự ngược đãi về
thể chất, tinh thần, bảo vệ tối đa quyền lợi của em).
3/Làm việc với Việt để cải thiện lòng tự trọng của em, cho phép em bày tỏ các cảm nhận của
mình một cách thoải mái, đặc biệt là cảm xúc liên quan đến cái chết của cha, sự giận dữ đối
với cha dượng. Giúp em hiểu rằng hành vi ngược đãi của cha dượng và sự chối bỏ của ông
bà nội không phải là lỗi của em. Đề cao, nhấn mạnh những thế mạnh của em. Hướng dẫn em
các cách thức khác để giải tỏa cảm xúc, giải thoát khỏi nỗi đau (ví dụ, thay vì dùng thuốc
phiện, em có thể chơi thể thao hoặc nói chuyện với những người em tin tưởng). Giúp em
hiểu được các lý do khiến em sử dụng thuốc phiện – để thoát khỏi những cảm giác đau đớn
tiêu cực, và giải thích rằng những cảm giác đó là tự nhiên, chúng ta ai cũng có. Dạy em các
kỹ năng để xử lý sức ép của bạn bè.
4/ Lôi cuốn Việt vào các trò thể thao, việc này sẽ hạn chế dần sự giao du của em với những
người bạn có ảnh hưởng tiêu cực. Các hoạt động thể thao sẽ mang lại cho Việt sự trải

nghiệm thành công, làm tăng lòng tự trọng của em.
5/ Giáo dục Việt về sự nguy hiểm của việc sử dụng thuốc phiện. Nhấn mạnh các lý do khiến
em sử dụng nó (ví dụ, để thoát khỏi áp lực gia đình). Luôn nhớ rằng không bao giờ xoa dịu
cũng như lên án hành vi của thân chủ.
4
6/ Làm việc với chị Oanh để chị có cái nhìn thấu đáo về ảnh hưởng có hại của hành vi người
mẹ đối với trạng thái tâm lý của con, góp phần tạo ra các hành vi tiêu cực ở trẻ. Giải thích
rằng việc gọi con là “ngu ngốc”, “hư đốn”… sẽ tạo ra cảm giác tiêu cực về giá trị bản thân
em. Khuyến khích chị đối xử với Việt như với những đứa con khác.
7/ Làm việc với cha dượng của em, khuyến khích anh ta tham gia chương trình cai nghiện
rượu.Giải thích việc đánh Việt sẽ làm tồi tệ hơn hành vi của em như thế nào. Giúp anh ta
kiểm soát sự giận dữ của mình theo cách khác.
8/ Giúp Việt tham gia vào chương trình giáo dục cơ bản linh hoạt.
9/ Làm việc với cả chị Oanh và cha dượng của Việt để giúp họ giải quyết vấn đề của bản
thân và các vấn đề khác có hiệu quả hơn. Giải thích với họ rằng vì Việt không được bày tỏ
cảm giác nên em thể hiện chúng ra ngoài bằng hành vi.
Đánh giá này tập trung vào trẻ - thân chủ, những khó khăn/ vấn đề về tâm lý của trẻ. Vai
trò của nhà tham vấn là giúp thân chủ cải thiện trạng thái tâm lý của họ nên việc chỉ ra các
vấn đề cần tác động là rất quan trọng.
5

×