Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập cuối khóa môn quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.52 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
---^_^---
Bài tập cuối khóa
2010
Giảng viên: TRỊNH THANH THỦY
Sinh viên : NGUYỄN THẾ GIÁP
Lớp : A
3
K
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đề tài:
Câu 1: Tìm hiểu về một nhà doanh nhân mà bạn khâm phục nhất.
Câu 2: Bạn có ý tưởng kinh doanh về một lĩnh vực và muốn thử sức. Hãy cho biết
những hoạch định thực hiện công việc của bạn.
Bài làm:
Câu 1.Nói đến những doanh nhân đã thành đạt trong lĩnh vực
kinh doanh của mình, trong đất nước nhỏ bé hình chữ S của chúng ta
có rất nhiều người như vậy. Họ đã rất thành công trong những lĩnh
vực riêng của mình. Trong đó có một người mà tên tuổi của ông
không những khiến cho những thương nhân trong nước mà còn cả
ngoài nước phải nể phục bởi tài kinh doanh của ông, bởi những thành công rực rỡ
trên nhiều lĩnh vực kinh doanh. Nói đến vận chuyển bằng đường sông và khai thác
mỏ là chúng ta nhắc tới Vua tàu thủy, vua đất mỏ Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi(1874-1932), ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo
ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Gia đình ông vốn


họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán
hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn
học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng
Pháp, ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng
Tiền, Hà Nội.
Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính
và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc,
cách tổ chức, quản lý sản xuất.
Nguyễn Thế Giáp _ Quản Trị Học  2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu những
sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp
với văn minh phương Tây.
Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở
Pháp,ông đã bỏ làm làm chỗ cũ và xin làm giám đốc công trình xây dựng cầu Long
Biên do người Pháp xây dựng. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng
đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà
vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương.
Khởi nghiệp
Sau ba năm kinh doanh, ông đã trở nên giàu có và thấy
mình có đủ khả năng để tách riêng để kinh doanh độc lập.
Sau đó ông đã bỏ vốn đầu tư vào việc buôn ngô, nhưng lần
này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy ông vân không
nản chí và tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu
thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã trúng
thầu. Xưa nay, cầm đồ là việc mà người Hoa độc quyền thao
túng. Để cạnh tranh với họ ông đã đem tất cả tài tổ chức, kinh nghiệm của mình đã
tích lũy bao năm qua ra để đối phó. Nhân viên của ông toàn là người Việt, ăn nói
và cư xử nhã nhặn, tiền chịu lời phải chăng, cho nên cho dù bị nhà cầm quyền lầm
khó dễ đủ điều, và bị sự cạnh tranh quyết liệt của các hiệu cầm đồ người Hoa.

Nhưng khách hàng của ông vẫn ngày một đông hơn. Dần dần ông đã thôn tính
được nhiều cửa hiệu cầm đồ khác bị phá sản. Sau đó ông lãnh thêm việc thầu thuế
chợ ở Vinh (1906–1913), ở Nam Định (1906–1909), ở Thanh Hóa (1907–1909).
Nguyễn Thế Giáp _ Quản Trị Học  3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vua Hàng hải
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là
ngành vận tải đường sông. Có thể nói trước Bạch Thái Bưởi, chưa một người Việt
Nam nào mơ ước thành đạt trong ngành đường thủy. Bắt đầu bằng việc thuê lại 3
chiếc tàu: Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long của một hãng tàu Pháp chở thư
và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng
với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam
Định - Bến Thủy (thành phố Vinh – Nghệ An). Lúc này, ông đã phải đối mặt với
hai đối thủ nặng ký nhất là cac chủ tàu người Pháp và người Hoa. Họ là những
hãng tàu lớn và được chính phủ bảo hộ. Đặc biệt hai tuyến đường mà ông đã lựa
chọn là nơi tập trung đông nhất các chủ tàu người Hoa. Cuộc đụng độ không cân
sức đã xảy ra. Bạch Thái Bưởi mời khách uống trà miễn phí, thì họ mời khách
uống trà và ăn bánh ngọt miễn phí, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá
vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch
Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một
thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã
tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là
đồng bào mình chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những
thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái.
Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích,
bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi
tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến
thắng đối thủ cạnh tranh của mình.
Từ sự thành công đó, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và
Hoa đã bị phá sản như Marty d'Abbadie, công ty Desch Wander... tên của những

Nguyễn Thế Giáp _ Quản Trị Học  4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường
trong phòng làm việc của ông. Bạch Thái Bưởi đã đặt tên các con tàu mà ông đã
mua lại từ những đối thủ nước ngoài bằng những cái Việt: Lạc Long, Hồng Bàng,
Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi...
Năm 1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tầm nhìn của Bạch Thái Bưởi,
đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một
trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng. Sau bảy năm kinh doanh trên
sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến
đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi.
Đến năm 1916, Bạch Thái Bưởi đã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định
xuống Hải Phòng, và tại đây, một công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân
thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời với lá cờ hiệu màu vàng có hình chiếc mỏ
neo và 3 ngôi sao đỏ.
Năm 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại
sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7 tháng 9 năm 1919, công ty của Bạch Thái
Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn trọng tải 600 tấn
hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên
từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự đón chào nồng
nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Sự việc này được xem là sự kiện tượng
trưng cho "Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp" của giới tư
sản Việt Nam lúc đó.
Từ đó Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là Chúa sông Bắc kỳ. Công ty của
Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân
Nguyễn Thế Giáp _ Quản Trị Học  5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Philippines. Đỉnh cao
phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có
trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các

nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc
trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân
trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông
biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Đương thời người ta coi công ty của Bạch Thái Bưởi như một niềm tự hào của
người Việt Nam.
Vua Mỏ nước Việt
Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu
tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện
đại như kiểu công ty Ford của Hoa Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở
Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hoá...
Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là
cấm kỵ của thời Pháp thuộc, đó là ngành khai thác mỏ. Các mỏ than lúc bấy giờ
đều nằm trọn trong tay người Pháp. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi đã bỏ ra rất nhiều
tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng
Yên. Nhận thức rằng muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người
điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật, ông nhờ người thân tín ở Pháp,
tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc.
Hoạt động như vậy, không bao lâu than của ông đã chất thành núi và ông đã trở
thành vua mỏ đất Việt.
Nguyễn Thế Giáp _ Quản Trị Học  6

×