Tải bản đầy đủ (.pdf) (672 trang)

Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 1 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.7 MB, 672 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Trang </b>

<small>1) </small> NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG Q TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 1<small>2) </small> PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỊCH VỤ VÍ SAU TRÊN VÍ

ĐIỆN TỬ MOMO ... 13<small>3) </small> CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG CỦA

SINH VIÊN HUB ... 27

<small>4) </small> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN HỆ CHẤT LƯỢNG CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 45

<small>5) </small> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ BẰNG HÌNH THỨC WEBROOMING CỦA THẾ HỆ Z TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ... 55

<small>6) </small> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 72<small>7) </small> CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NETFLIX CỦA NGƯỜI

TIÊU DÙNG TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 83<small>8) </small> CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 96<small>9) </small> SỰ KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NHĨM CƠNG TY BỀN

VỮNG VIỆT NAM ... 107<small>10) </small>NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 123<small>11) </small>ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ VN-INDEX ... 141<small>12) </small>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ... 153<small>13) </small>LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – NỬA ĐẦU 2023 ... 167<small>14) </small>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG

THỜI ĐẠI SỐ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 181

<small>15) </small>TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ... 195

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>16) </small>NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK SHOP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 217<small>17) </small>THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÊM TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 237<small>18) </small>CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

HIỆN NAY ... 245<small>19) </small>NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 258<small>20) </small>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠI CỬA HÀNG

TIỆN LỢI CIRCLE K Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 273<small>21) </small>DETERMINANTS OF PROFITABILITY OF PLASTIC ENTERPRISES LISTED ON

VIETNAM STOCK EXCHANGE ... 286

<small>22) </small>AN NINH MẠNG TRONG GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN – RỦI RO VÀ CÁCH THỨC BẢO VỆ ... 300<small>23) </small>NGÂN HÀNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HỒN ... 310<small>24) </small>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MÃ QR CODE ĐỂ

THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ... 328<small>25) </small>THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN PHI

TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM ... 347<small>26) </small>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THANH TOÁN

TRỰC TUYẾN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: MỘT NGHIÊN CỨU VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ... 357<small>27) </small>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM HỮU CƠ CỦA GEN Z

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ... 370<small>28) </small>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA

CỦA SINH VIÊN TP. HCM ... 432<small>32) </small>ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI

HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 443<small>33) </small>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM... 457

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>34) </small>BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ... 470<small>35) </small>CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG THÔNG QUA TIẾP THỊ

BẰNG NGƯỜI NỔI TIẾNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 484<small>36) </small>MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN

CHO NGÀNH DU LỊCH SAU ĐẠI DỊCH COVID 19 ... 510<small>37) </small>PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK ... 525<small>38) </small>TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT KHẨU THỦY SẢN ... 539<small>39) </small>MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA CIRCLE K VỚI FAMILY MART ĐỐI VỚI SINH VIÊN

TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HCM ... 555<small>40) </small>TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ (EWOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG

CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ... 572<small>41) </small>CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO MUA SẮM TRỰC

TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 603<small>42) </small>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH DƯỢC ĐƯỢC NIÊM YẾT

TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HOSE) .... 616

<small>43) </small>ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN - KIỂM TỐN TRONG THỜI ĐẠI CƠNG NGHỆ 4.0 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 629

<small>44) </small>GIẢI PHÁP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ... 640

<small>45) </small>PHÂN TÍCH SWOT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM ... 648<small>46) </small>NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAO DỊCH VÍ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ... 657

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN </b>

<b>TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>RESEARCH ON THE USE OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE (AI) SOFTWARE IN THE LEARNING PROCESS OF BUSINESS </b>

<b>ADMINISTRATION STUDENTS IN HO CHI MINH CITY </b>

<i><small>Đỗ Lưu Thanh Trúc1*, Tống Ngọc Vân Anh*, Nguyễn Quang Huy*, Dương Thị Hồng Phúc*, Trần Thu Vân* </small></i>

<i><small>GVHD: TS. Bùi Đức Sinh </small></i>

<b>Tóm tắt </b>

<i>Việc sử dụng các phần mềm, cơng cụ có ứng dụng AI khơng cịn q mới lạ với cộng đồng sinh viên quốc tế nhưng lại không phổ biến ở cộng đồng sinh viên Việt Nam. Điều này khiến các sinh viên bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được tiếp cận nguồn kiến thức mới, phát triển năng lực bản thân cũng như bắt kịp xu hướng của thời đại, đặc biệt là đối với sinh viên ngành Quản trị Kinh Doanh (QTKD). Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, bài viết sử dụng phương pháp định tính kết hợp việc khảo sát thu thập được 202 mẫu để có kết quả làm cơ sở đưa ra gợi ý các giải pháp cho nhà trường, sinh viên và các bên liên quan nhằm thúc đẩy sinh viên sử dụng phần mềm AI hiệu quả. </i>

<i><b>Từ khóa: Phần mềm AI; Quá trình học tập; Sinh viên ngành QTKD. </b></i>

<b>Abstract </b>

<i>The use of software and tools with AI applications is not new within the international student community, but it is not widespread among Vietnamese students. This has resulted in students missing out on many opportunities to access new knowledge, develop their skills, and keep up with the trends of the times, particularly in the field of Business Administration. Recognizing the urgency of this issue, the article employs a qualitative approach and collects 202 survey samples to provide a basis for suggesting solutions for universities, students, and relevant parties to promote effective use of AI software. </i>

<i><b>Keywords: AI tools; Learning processes; Business Administration students. </b></i>

<b>1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU </b>

Dưới sự phát triển của nền cơng nghệ mới, con người đã đón nhận vơ vàn lợi ích từ cơng nghệ tiên tiến. Đặc biệt là trong mảng giáo dục, các phần mềm AI đã giúp ích cho sinh viên truy cập nguồn kiến thức đa dạng, nâng cao các kỹ năng chuyên môn.

Hiện nay, đã có nhiều bài nghiên cứu về tác động của AI đến sự phát triển của giáo dục như nghiên cứu AI làm giảm khả năng quyết định của con người, sự lười biếng <small> </small>

<small>1. Tác giả liên hệ, Email: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

và vấn đề an toàn trong giáo dục (Ahmad, 2023), nghiên cứu về tác động của AI đến tương tác giữa người dạy và người học trong học tập trực tuyến (Seo, et al., 2021) hay nghiên cứu tác động của AI đến việc dạy và học trong giáo dục bậc đại học (Popenici & Kerr, 2017). Nhìn chung, ta có thể thấy hầu hết các nghiên cứu trước đó chỉ tập trung mơi trường quốc tế, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của AI, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, đa số các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở tác động AI đến việc giảng dạy và học tập ở các trường đại học, chứ không đào sâu hay thậm chí là khơng đề cập đến việc sử dụng phần mềm AI trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Từ những hạn chế trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo trong quá trình học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu này giải quyết lỗ hổng của các bài nghiên cứu trước đó, phân tích về việc sử dụng phần mềm AI trong học tập của sinh viên ở khía cạnh mới mẻ hơn, bài viết cũng mang giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sau này muốn khám phá thêm về tác động của AI đến sự phát triển của giáo dục, hành vi học tập hay kết quả học tập của sinh viên. Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu giúp doanh nghiệp, nhà trường hoặc sinh viên có thể nhìn nhận được cơ hội tiềm năng từ việc ứng dụng AI vào quá trình học tập. Ngoài ra cũng thấy được hạn chế hoặc thách thức của việc phổ biến ứng dụng AI vào quá trình học tập, từ đó có được chính sách, cách phổ cập sao cho phù hợp trong tương lai.

<b>2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? </b>

Trước đó những bài nghiên cứu, phát minh của những nhà khoa học đã được cho ra nhằm thẩm định sự thơng minh của trí tuệ của máy tính có thể kẻ đến như bài báo thảo về “Phép tính logic của các ý tưởng nội tại trong hệ thần kinh” để thảo luận về các nơ ron nhân tạo (Warren & Pitts, 1943) hay bài báo về phát triển phần mềm máy tính chơi cờ vua (Claude, 1950).

Năm 1950, Alan Turing đã thử nghiệm một trò chơi được gọi là “Turning test”, trò chơi sẽ cho một người được phỏng vấn với cả người và máy, mục đích là để người phỏng vấn khơng nhận ra đó là máy tính đang phỏng vấn mình. Năm 1956, John McCarthy đã cho ra khái niệm đầu tiên “AI”.

Theo nhóm tác giả, định nghĩa AI trong bài nghiên cứu sẽ được sử dụng theo nghĩa như những hệ thống máy tính có trí tuệ như con người, có khả năng học hỏi, mơ phỏng hành vi của con người để giải quyết những vấn đề được yêu cầu.

<b>2.2. Đặc điểm của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh </b>

<i>Sự linh hoạt trong vấn đề biến động thị trường: Sinh viên ngành QTKD thường </i>

phải làm việc với dữ liệu kinh doanh, dự đoán xu hướng thị trường và ra quyết định chiến lược, đa phần cần sự linh hoạt trong việc bắt kịp xu hướng mới của thị trường kinh doanh. Vì vậy, việc kết hợp kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để giải quyết các

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

vấn đề được nhanh chóng, chính xác và nâng cao hiệu suất làm việc là hồn tồn cần thiết.

<i>Tính chất đa lĩnh vực: QTKD là ngành học đòi hỏi kiến thức đa dạng và phong </i>

phú, vậy nên sinh viên QTKD thường cần áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực như tài chính, tiếp thị, quản lý dự án, lãnh đạo, và nhiều khía cạnh khác trong kinh doanh. Đối mặt với lượng lớn kiến thức như vậy, họ sẽ cần sự hỗ trợ từ phần mềm AI mà có thể cung cấp các thơng tin khác nhau để kiểm soát được vấn đề tốt hơn và áp dụng được kiến thức hiệu quả hơn.

<b>2.3. Ứng dụng của AI đối với sinh viên </b>

Trong lĩnh vực giáo dục, AI không chỉ đem lại sự tiến bộ vượt bậc mà còn mở ra những cánh cửa mới cho việc học tập và giảng dạy. Với cơ sở trên, sinh viên các ngành được tạo nền tảng cho một trải nghiệm học tập toàn diện và hiệu quả hơn.

<i>Hệ thống dạy kèm thông minh (ITS): Việc sử dụng hệ thống dạy kèm thông minh </i>

cùng với AI nhằm phân tích dữ liệu và hiểu về nhu cầu, năng lực của từng sinh viên (Ma, et al., 2014). Hệ thống có khả năng tương tác với sinh viên, đưa ra các tài liệu học tập cần thiết, hướng dẫn cá nhân thực hành chủ đề cụ thể (Kazim & Chaudhry, 2021) cùng với hệ sinh thái ASSISTments (Neil & Cristina, 2014) để phù hợp với nhu cầu của sinh viên.

<i>Người hướng dẫn thông minh: Trong lĩnh vực giáo dục, như hệ thống AI dạy kèm </i>

thông minh nói trên tập trung vào việc hỗ trợ người học, cung cấp phản hồi cũng như tư vấn cá nhân hố. Tuy nhiên, ở một khía cạnh quan trọng khác là khuyến khích người học đóng vai trị là như một người cố vấn để giúp bản thân cũng như những người xung quanh hiểu tường tận về các vấn đề phức tạp (Gasevic, et al., 2020).

<i>Sử dụng các công cụ Chatbot: Phần mềm được thiết kế để thực hiện các tác vụ tự </i>

động và giao tiếp với con người thông qua Internet – được gọi là trợ lý ảo (Vũ & Hoa, 2020). Công cụ hoạt động xuyên suốt không gian và thời gian, cung cấp thông tin, giải đáp câu hỏi bài giảng, tư vấn các giải pháp về vấn đề học tập cho sinh viên.

<b>2.4. Cơ hội và thách thức khi ứng dụng AI trong giáo dục </b>

<i><b>2.4.1. Cơ hội </b></i>

Với khả năng tự động hóa nhiều quy trình và tư duy logic, AI có thể giúp cải thiện trải nghiệm học tập của học sinh và giảng viên.

<i>Tự động hóa các cơng việc trong giáo dục: Đơn giản hóa q trình xử lý và quản </i>

lý thơng tin trong giáo dục. Các tác vụ như chấm công, điểm danh, nhập điểm, cập nhật lịch dạy và học.

<i>Cá nhân hóa quá trình học tập: Từ việc thu thập và phân tích dữ liệu, AI giúp </i>

sinh viên tìm giải pháp học tập phù hợp với đặc tính cá nhân. Phương pháp "Học máy" và khai phá dữ liệu khám phá loại dữ liệu giáo dục riêng biệt, nhằm hiểu rõ và thu thập tiến độ học của sinh viên để đề xuất nội dung và tài liệu học phù hợp (Hưng & Hạnh, 2021).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Hỗ trợ giảng viên trong việc giảng dạy: Chúng ta cũng có thể tận dụng sử hỗ trợ </i>

của AI bằng cách “nhúng” AI vào các ứng dụng, website dạy học, qua đó thu thập, phân tích các “thói quen, hành vi” của sinh viên trong quá trình học tập (Hưng & Hạnh, 2021) giải đáp thắc mắc cho sinh viên nhanh chóng và kịp thời.

<i><b>2.4.2. Thách thức </b></i>

Bên cạnh những lợi ích mà AI mang lại cho sự phát triển của ngành giáo dục, vẫn còn nhiều mối lo ngại, khiến việc ứng dụng AI cịn nhiều khó khăn. Một số khó khăn phải kể đến như:

<i>Vấn đề về đạo đức, pháp lý trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu: Cần đưa ra </i>

những biện pháp về mặt pháp lý nhằm bảo mật thông tin nhận dạng cá nhân và các tùy chọn riêng tư của cá nhân để hạn chế việc dữ liệu bị đánh cắp. Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân, ngay cả khi được sử dụng để cải thiện việc học tập, phải ln được duy trì dựa trên sự đồng ý rõ ràng và có hiểu biết, minh bạch, cơng bằng và công bằng (Hưng & Hạnh, 2021).

<i>Vấn đề về việc đào tạo năng lực của giảng viên: Việc đào tạo khả năng sử dụng </i>

các công cụ hỗ trợ của AI cho giảng viên là điều cần thiết. Khi có đủ kiến thức, kỹ năng, giảng viên có thể sử dụng công cụ hỗ trợ AI theo ý muốn chủ quan mà khơng bị phụ thuộc vào nó.

<b>2.5. Xu hướng sử dụng AI trong học tập của sinh viên Việt Nam </b>

Xu hướng sử dụng phần mềm AI đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ sinh viên Việt Nam. Theo báo Giáo Dục và Thời Đại (2022), sinh viên trường Đại học Nha Trang nghiên cứu thực trạng san hô bằng cách quay khảo sát và các thông tin cuối cùng được đưa vào AI để phân loại và đánh giá, đưa ra giải pháp kịp thời. Hay tạp chí Khoa học và Cơng nghệ thuộc đại học Thái Nguyên (2021) cho biết, việc học từ vựng tiếng Anh bằng Quizlet làm sinh viên cảm thấy hứng thú, từ đó chủ động và độc lập hơn khi học. Học máy và các kỹ thuật AI cũng giúp xử lý thông tin phức tạp trong các dự án nghiên cứu thực tế, cụ thể, sinh viên đại học Kinh tế Huế đã ứng dụng phần mềm khai phá dữ liệu RapidMiner trong việc quản lý những khách hàng vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp phát triển các chiến lược tài chính phù hợp. Và gần đây nhất, Chatbot GPT của OpenAI cũng được ưa chuộng với khả năng tương tác đáng kinh ngạc, hỗ trợ giải đáp, viết nội dung hay viết luận,...

Nhìn chung, sinh viên đã có thái độ tích cực với những cơ hội mà AI mang lại và tận dụng được tối đa lợi ích mạnh mẽ của chúng trong nghiên cứu và học tập, từ đó càng thúc đẩy việc nâng cao kiến thức của bản thân. Với sự phát triển của AI, tương lai học tập của sinh viên Việt Nam hứa hẹn sẽ càng trở nên đa dạng, hiệu quả và tiến bộ hơn.

<b>3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Bài nghiên cứu được nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính, thu thập dữ liệu sơ cấp thơng qua khảo sát sử dụng phương pháp bảng câu hỏi trên nền tảng Google Form. Bảng khảo sát được gửi đến sinh viên ngành QTKD từ năm nhất đến năm tư của

<b>các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng câu hỏi được xây dựng trên các nhóm câu hỏi với mục đích tìm ra mức độ phổ biến và hiệu suất của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng AI vào quá trình học tập, nghiên cứu: Những phần mềm AI được sử dụng phổ biến; tần suất và hiệu quả sử dụng của phần mềm AI trong học tập; hạn chế của các phần mềm trí tuệ nhân tạo; tiềm năng và mức độ hữu dụng của AI trong tương lai.

<b>4. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM AI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QTKD TẠI TP. HCM </b>

Nhóm tác giả đã khảo sát 202 sinh viên đang theo học ngành QTKD tại TP.HCM trong khoảng thời gian 1 tháng (7/2023-8/2023) để tìm hiểu thực trạng và mức độ quan tâm của sinh viên đối với AI trong quá trình học tập.

Tên trường Số lượng sinh viên khảo sát

Các trường đại học khác 44 (Mỗi trường dao động từ 1 - 3 sinh viên) Nhìn chung, các sinh viên đều có mức độ quan tâm nhất định tới AI (Biểu đồ 1). Trong đó, có 34.7% sinh viên tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề này; 52.5% sinh viên trả lời trong phiếu khảo sát là họ quan tâm; 12.4% sinh viên được hỏi trả lời có biết đến AI, cịn lại một phần nhỏ những sinh viên không quan tâm đến vấn đề này.

Từ số liệu của biểu đồ 2, ta có thể nhận thấy có đến 85.1% sinh viên đã sử dụng phần mềm AI để hỗ trợ vào quá trình học tập, ngược lại tỷ lệ chưa áp dụng chiếm 14.9%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Kết quả từ 2 biểu đồ trên cho thấy, độ nhận diện của phần mềm AI ngày càng được phổ biến đến các sinh viên ngành QTKD. Mức độ quan tâm có tác động tích cực đến việc ra quyết định sử dụng phần mềm, khi có hơn 70% sinh viên ứng dụng chúng vào quá trình học tập của bản thân. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận sinh viên tuy có hiểu biết và quan tâm đến phần mềm AI nhưng chưa sẵn sàng sử dụng nó vì một số rào cản nhất định.

<b>4.1. Xu hướng sử dụng phần mềm AI của nhóm sinh viên chọn “Đã sử dụng”. Dữ liệu được tính trên 172 sinh viên. </b>

Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát để đo tần suất sử dụng AI của nhóm đối tượng. Phản hồi cho kết quả rất tích cực khi có tới 69.2% sinh viên thường xuyên sử dụng AI vào học tập, 30.2% sinh viên thỉnh thoảng dùng tới. Và số người hiếm khi dùng lại chiếm một phần rất nhỏ, điều đó cho thấy sự cởi mở tiếp nhận những thay đổi lớn ở thế hệ sinh viên ở TPHCM hiện nay là rất nhanh chóng dù cho AI vẫn cịn mới lạ và rủi ro.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Theo khảo sát của nhóm tác giả, 84.4% sinh viên đã sử dụng phần mềm Chat GPT và các công cụ tương tự để học tập. Các phần mềm trong Google Workspace chiếm tỉ lệ cao nhất, lên đến 90.8%, chứng tỏ tính hữu ích của AI khi tích hợp vào quá trình học tập. Đặc biệt, nhu cầu làm việc, học tập từ xa tăng cao sau dịch Covid-19, 85.5% sinh viên đã lựa chọn sử dụng những phần mềm Zoom,... cho thấy rõ tầm quan trọng của AI. Các phần mềm học ngoại ngữ có tới 75.1% sinh viên lựa chọn, chứng tỏ tính chất tiện lợi của chúng, nhất là khi ngoại ngữ đang là kỹ năng thiết yếu ở hiện tại và nhu cầu học tại nhà, linh hoạt về thời gian của sinh viên đang dần tăng. Lý do cho số đông sinh viên ngày nay yêu thích dùng AI sẽ được phân tích ở phần sau.

Phần lớn sinh viên thấy rằng phần mềm AI mang lại nhiều lợi ích thơng qua biểu đồ trên. Cụ thể, lợi ích phổ biến nhất được lựa chọn là hỗ trợ cung cấp thơng tin nhanh chóng (90.2%). Bên cạnh đó, 79.8% sinh viên cho biết việc AI gợi ý tài liệu và tài nguyên học tập phù hợp rất hữu ích với họ. Những lựa chọn không quá chênh lệch về tỉ lệ lần lượt khá cao là check đạo văn, đánh giá bài viết (71.5%), hỗ trợ tư vấn và giải đáp câu hỏi (70.9%) và tiết kiệm thời gian (72.1%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Từ ba biểu đồ trên, sinh viên lựa chọn áp dụng phần mềm AI trong học tập vì chúng đa dạng về mặt lợi ích và hỗ trợ tiếp cận kiến thức bằng nhiều công cụ khác nhau. Không thể phủ nhận rằng AI đã chuyển đổi hoàn toàn cách mà sinh viên tiếp cận kiến thức theo một hướng tích cực và đa dạng hơn.

Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ 1: “Rất không đồng ý” đến 5: “Rất đồng ý” để đánh giá mức độ hiệu quả và hữu ích của phần mềm AI (Biểu đồ 6). Trong tổng số 172 sinh viên chọn có sử dụng AI, 155 người đánh giá hiệu quả tích cực, trong đó mức tối đa 5 về hiệu quả và hữu ích của phần mềm AI chiếm tỉ lệ cao với 71 người đánh giá, 84 người đánh giá ở mức 4. Điều đó cho thấy các sinh viên đã sử dụng đánh giá cao sự hữu ích và hiệu quả của phần mềm AI.

<b>4.2. Xu hướng sử dụng phần mềm AI của nhóm sinh viên chọn “Chưa sử dụng”. Dữ liệu được tính trên 30 sinh viên. </b>

Qua biểu đồ trên, tất cả các sinh viên không sử dụng phần mềm AI đều đã nghe nhắc đến hoặc có quan tâm đến phần mềm AI, chứng tỏ có các rào cản khiến họ quyết định không sử dụng phần AI.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Theo biểu đồ 8, rào cản lớn nhất là do phần mềm AI có tính phí (20.7%), các lý do khác bao gồm nỗi lo rủi ro bảo mật thông tin, khó sử dụng phần mềm và lo sợ gian lận trong viết luận, thi cử (13.4%). Điều đó cho thấy, phần mềm AI có chi phí sử dụng q đắt so với các bạn sinh viên hoặc các bạn sinh viên cảm thấy không cần thiết phải chi tiền cho các tiện ích mới. Ngồi ra, các phần mềm AI cịn khá mới, khả năng rị rỉ thơng tin người dùng cao khiến cho sinh viên e ngại không sử dụng. Nhiều phần mềm cố gắng tích hợp AI vào nhưng không chú trọng thiết kế thân thiện người dùng gây khó sử dụng. Và cuối cùng, nhiều sinh viên cho rằng việc sử dụng phần mềm AI sẽ gây ra tình trạng bất cơng trong hệ thống giáo dục, tạo xu hướng gian lận trong thi cử bằng phần mềm AI.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Bên cạnh đó, sinh viên đã sử dụng phần mềm AI cũng nhận thấy có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là phần mềm có tính phí (25.8%). Ngồi ra sinh viên cảm thấy bị phụ thuộc quá nhiều vào AI (22%) khiến cho họ giảm khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập. Hạn chế đáng kể khác là rủi ro bảo mật thông tin (21.5%).

Nhìn chung, cả hai nhóm sinh viên đều có những rào cản tương đối giống nhau, chẳng hạn như mối e ngại về chi phí sử dụng phần mềm, hay rủi ro bảo mật thông tin. Tuy nhiên, hầu hết các bạn sinh viên vẫn chấp nhận hạn chế để sử dụng phần mềm AI vì lợi ích của chúng vẫn chiếm ưu thế hơn (bảng 5). Những lý do khác biệt còn lại cơ bản thiên về trải nghiệm của bản thân, lý do phụ thuộc quá nhiều vào AI chỉ đáng kể ở các bạn sinh viên đã sử dụng tuy nhiên nó khơng phải là rào cản lớn đối với các bạn chưa sử dụng, vì khi chưa sử dụng thì các bạn khơng cảm nhận rõ sự phụ thuộc đó. Nhóm sinh viên chưa sử dụng AI họ e ngại về khả năng sử dụng công nghệ mới trong khi nhóm đã sử dụng trước đó lại không quá lo lắng về vấn đề này.

<b>5. ĐỀ XUẤT </b>

<b>5.1. Đối với doanh nghiệp </b>

<b>- Thiết lập hệ thống giao diện phần mềm thân thiện với người dùng </b>

Việc tạo ra một giao diện thân thiện và dễ sử dụng là yếu tố quan trọng để thu hút người dùng và nâng cao cảm nhận của họ. Vì vậy, chúng tơi đề xuất các doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát trải nghiệm của người dùng (đặc biệt là sinh viên) để hiểu rõ những khó khăn trong q trình sử dụng của người dùng, từ đó tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng như thay đổi bố cục của giao diện, sắp xếp chức năng một cách logic hoặc có các biểu tượng hướng dẫn để người dùng dễ hiểu hơn.

<b>5.2. Đối với nhà trường </b>

<b>- Hợp tác với các công ty phần mềm để hỗ trợ tài khoản, chi phí cho sinh viên </b>

Nhà trường có thể hợp tác với các cơng ty phần mềm AI để thiết lập chương trình cung cấp tài khoản miễn phí cho sinh viên. Việc này khơng chỉ giảm áp lực về chi phí sử dụng cho sinh viên mà còn tạo ra cơ hội giúp họ tiếp cận cơng nghệ tiên tiến trong q trình học tập và nghiên cứu. Chẳng hạn để nhanh chóng bắt kịp xu hướng, cơng nghệ Chatbox trả lời tất cả các thắc mắc dành cho tân sinh viên và những học sinh cấp 3 muốn vào trường sẽ mang tính ứng dụng cao. Ngồi ra cịn tiết kiệm nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan đến thông tin và tuyển sinh.

<b>- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cách sử dụng phần mềm AI hợp lý và đúng đắn </b>

Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về việc sử dụng phần mềm AI một cách đúng đắn. Chương trình tạo ra nhằm giáo dục sinh viên về các khía cạnh đạo đức hoặc pháp lý liên quan đến vấn đề này, đồng thời đưa ra cảnh báo chi tiết về nguy cơ lạm dụng vào AI của sinh viên. Các hoạt động này cũng giúp sinh viên kết nối với các chuyên gia trong ngành, cho phép họ trao đổi ý kiến, học hỏi và thảo luận về những vấn đề có liên quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>5.3. Đối với sinh viên </b>

<b>- Sinh viên tự nhận thức về việc tự chủ trong học tập và chủ động chọn lọc thông tin đáng tin cậy </b>

Sinh viên phải nhận thức rằng phần mềm AI là cơng cụ hỗ trợ trong q trình học tập, giúp tăng hiệu quả học tập chứ khơng hồn tồn phụ thuộc vào nó. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải kiểm tra và xác minh độ tin cậy của các thông tin trước khi sử dụng, so sánh các nguồn thơng tin có liên quan nhằm tìm ra nguồn tư liệu phù hợp nhất như các trang chủ của tổ chức chính phủ, các tạp chí khoa học uy tín đã được cơng nhận hoặc các nguồn báo chí chính thống với độ uy tín cao. Việc chọn lọc thơng tin chất lượng, đáng tin cậy và phù hợp giúp hỗ trợ, phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên một cách dễ dàng, tiện lợi hơn.

<b>6. KẾT LUẬN </b>

Bài nghiên cứu trên đã được tác giả phân tích rõ tác động tích cực của việc sử dụng phần mềm AI trong quá trình học tập của sinh viên QTKD và điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn sử dụng phần mềm AI của họ. Tuy vậy vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định mà cả nhóm sinh viên đã sử dụng hay chưa sử dụng đều phải đối mặt. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi, đảm bảo tính ứng dụng thực tế. Chúng tôi hy vọng các kiến nghị sẽ được triển khai một cách có hiệu quả và góp phần cải thiện trải nghiệm học tập của sinh viên.

Những kết quả nghiên cứu, đánh giá trong bài viết này là cơ sở để các bài nghiên cứu sau có thể tham khảo và phát triển tiếp bằng việc đưa ra những mơ hình định lượng, giải pháp trong tương lai về việc thúc đẩy sự ứng dụng phần mềm AI trong quá trình học tập của sinh viên.

<b>Tài liệu tham khảo: </b>

 Du, N., & Hồng, N. T. H.. (2021). USING QUIZLET IN GENERATING LEARNERS’ AUTONOMY IN LEARNING ENGLISH VOCABULARY. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ - Đại Học Thái Nguyên, 226(03), 34–42.

 Gasevic, D., Wah, B. W., Hwang, G. J. & Xie, H. (2020). (PDF) Vision, challenges, roles and research issues of Artificial Intelligence in Education. ResearchGate.

 Hưng, T. V., & Hạnh, Đ. T. M. (2021). Artificial intelligence in education: opportunities and challenges to the future of instructing and studying at university. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ-Đại học Đà Nẵng, 38-42.

 Kazim, E., & Chaudhry, M. A. (2021). Artificial Intelligence in Education (AIEd): a high-level academic and industry note 2021 | AI and Ethics.

00074-z

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Linh, V. T. (n.d.). Document Viewer. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: GĨC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP. Retrieved August 22, 2023, from

 Ma, W., Adesope, O. O., Nesbit, V., & Liu, Q. (2014). Intelligent Tutoring Systems and Learning Outcomes: A Meta-Analysis.

 Neil, H.T., & Cristina, H.L. (2014). (PDF) The ASSISTments Ecosystem: Building a Platform that Brings Scientists and Teachers.

 Popenici, S. A. D., & Kerr, S. (2017). Exploring the impact of artificial intelligence on teaching and learning in higher education. Research and Practice in Technology Enhanced Learning, 12(1), 1–13.

 Phong, N. (2022). Sinh viên Đại học Nha Trang dùng trí tuệ nhân tạo bảo vệ san hơ biển. giaoducthoidai.vn.

 Quỳnh, N. (2023). Tác động của cơng nghệ trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục. Báo Nhân Dân điện tử.

 Seo, K., Tang, J., Roll, I., Fels, S., & Yoon, D. (2021). The impact of artificial intelligence on learner–instructor interaction in online learning. International Journal of Educational Technology in Higher Education,

 Sf, A., H, H., Mm, A., Mk, R., M, I., M, A.-M., & A, A.-M. (2023). Impact of artificial intelligence on human loss in decision making, laziness and safety in education. Humanities & Social Sciences Communications, 10(1).

 Tiên, V. T. D. T. (2014). Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm khai phá dữ liệu RapidMiner trong quản lý khách hàng vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện A Lưới.

 Toản, V. (2023). Những cột mốc đánh dấu sự hình thành và phát triển của trí tuệ nhân tạo. Báo Nhân Dân điện tử.

 Together for Minimally Invasive Research on Human Learning and Teaching. ResearchGate.

 Vũ, V. C., & Hoa, L. T. N. (2020). Giải pháp ứng dụng công nghệ Chatbot trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trực tuyến trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Khoa học Yersin, 7, 42–42.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỊCH VỤ VÍ SAU TRÊN VÍ ĐIỆN TỬ MOMO </b>

<i><small>Phạm Duy Đạt, HQ7-GE02 Nguyễn Phú Lộc, HQ7-GE04 Lưu Hoàng Khang, HQ7-GE04 GVHD: TS. Nguyễn Phúc Quý Thạnh </small></i>

<b>Tóm tắt </b>

<i>Hiện nay, nhu cầu cầu mua hàng của người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển về phía các nền tảng thương mại điện tử. Nắm bắt được điều này, các dịch vụ trả sau lần lượt ra đời hòng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên thị trường. Dịch vụ mua trước trả sau giúp người tiêu dùng có thể nhanh chóng mua sản phẩm mà khơng cần thanh toán ngay, đồng thời mang lại lợi nhuận tiềm năng cho các tổ chức tài chính, tín dụng. Để bắt kịp xu hướng, Momo đã hợp tác cùng ngân hàng TpBank cho ra mắt dịch vụ ví mua trước trả sau dành cho các khách hàng sử dụng ứng dụng này. Chính vì lẽ đó, đề tài “Những cơ hội và thách thức của dịch vụ ví mua trước trả sau trên ví điện tử Momo” được nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích thơng qua phương pháp định tính, tổng hợp và phân tích dữ liệu. Từ đó, đưa ra những kết luận cũng như đánh giá về tính khả thi của những cơ hội và thách thức mà dịch vụ này mang lại cho ứng dụng ví điện tử Momo. </i>

<i><b>Từ khóa: cơ hội, thách thức, mua trước trả sau, Momo. </b></i>

<b>1. GIỚI THIỆU </b>

Nhu cầu sử dụng ví điện tử ngày càng tăng cao ở thời điểm hiện tại dẫn đến sự ra đời của các ứng dụng ví điện tự. Trong số đó, Momo chính là ví điện tử nổi bật nhất với số lượng người sử dụng khổng lồ. Trải qua giai đoạn dịch Covid-19, người dân Việt Nam bắt đầu có xu hướng làm việc cũng như mua hàng online cùng với đó là ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19 đến kinh tế của người dân khiến cho việc chi tiêu và mua sắm trở nên khó khăn hơn. Để giải quyết khó khăn trong việc mua sắm online của khách hàng, Momo đã cùng với TPBank cho ra đời dịch vụ ví trả sau nhằm đáp ứng nhu cầu này. Dịch vụ ví trả sau của Momo giúp đơn giản hóa các dịch vụ tài chính đồng thời thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với tiện ích trên ứng dụng momo cũng như các nhà bán lẻ khác. Ví trả sau với lượng khách hàng tiềm năng gần 25 triệu người dùng Momo có cơ hội tiềm năng rất lớn khi mua trước trả sau đang trở thành xu hướng thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên, thị trường mua trước trả sau vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức và ví trả sau trên Momo cũng khơng ngoại lệ. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích những cơ hội và thách thức của dịch vụ ví trả sau trên ứng dụng ví điện tử Momo” được nhóm lựa chọn thực hiện nhằm đưa ra góc nhìn bao quát đối với những cơ hội cũng như những thách thức mà ví trả sau của Momo phải đối mặt. Sau đó, tìm ra những giải pháp nhằm tối đa hóa tiềm năng của các cơ hội và hạn chế những khó khăn, thách thức của ví trả sau và đưa ra những gợi ý để dịch vụ này phát triển rộng rãi hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về Momo </b>

Ví điện tử Momo, gọi tắt là Momo, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) khoản 8 năm trước ngày 02/06/2014 với mục tiêu hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác giao dịch, thanh toán các dịch vụ trên các thiết bị điện tử. Momo hiện tại là nền tảng ví điện tử lớn nhất chiếm hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số cùng với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2022 thông qua việc liên kết với phần lớn các ngân hàng cũng như số lượng lớn các thương nhân

<i>trong nước. (Momo. (2014). Ứng dụng Momo và những cú hích sau 1 năm ra mắt. Từ: </i>

<i>nam-ra-mat-41) </i>

tại, Momo hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán hơn 200 dịch vụ khác nhau từ thanh toán các dịch vụ như điện, nước, thẻ điện thoại, internet, các dịch vụ du lịch, ăn uống cho đến các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, ngân hàng. Vào ngày 10/08/2021, ví điện tử Momo kết hợp với Ngân hàng TPBank cho ra mắt dịch vụ ví trả sau cho phép

<i>người dùng trải nghiệm dịch vụ mua trước trả sau. (Momo. (2014). Momo có những dịch </i>

<i>vụ gì? Từ: </i>

<b>2.2. Giới thiệu về một số sản phẩm dịch vụ của Momo </b>

Dưới sự phát triển không ngừng, hiện tại Momo có đến 10 dịch vụ để mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Đây là điểm độc nhất mà chỉ có ví Momo mới có mà khơng nhiều đối thủ có thể cạnh tranh. Các sản phẩm dịch vụ mà ví Momo hiện có như sau:

- Chuyển tiền: Đây là dịch vụ để người sử dụng chuyển tiền được nạp vào tài khoản Momo thông qua ngân hàng đến số điện thoại đăng kí tài khoản Momo khác. Hình thức chuyển hồn tồn khơng tốn phí và sau khi nhận tiền người dùng có thể rút

<i>trực tiếp vào thẻ ngân hàng với mức tối thiểu là 50.000 đồng. (Momo. (2014). Momo có </i>

<i>những dịch vụ gì? Từ: </i>

- Chuyển tiền ngân hàng: Dịch vụ này cho phép người dùng chuyển tiền cho các tài khoản ngân hàng khác 30 lần giao dịch đầu tiên miễn phí trong 1 tháng với tổng số giao dịch không vượt quá 5 triệu đồng. Nếu vượt quá khoản này thì phí sẽ được tính như sau: 3.300 đồng + 0.65%*(số tiền chuyển). Hiện tại Momo hỗ trợ chuyển tiền đến 54

<i>ngân hàng trên cả nước. (Momo. (2014). Momo có những dịch vụ gì? Từ: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Mua mã thẻ di động: Khách hàng sử dụng dịch vụ này có thể mua thẻ điện thoại

<i>để có thể sử dụng sau hoặc tặng cho người khác. (Momo. (2014). Momo có những dịch </i>

<i>vụ gì? Từ: </i>

- Heo đất Momo: Dịch vụ giải trí Heo đất Momo giúp người dùng tiết kiệm tiền khi mua hàng với hồn tiền có thể lên đến 50%. Mục tiêu của dịch vụ này là giúp đỡ cộng đồng khi mỗi 1 heo vàng kiếm được có để đổi từ 80-1000 đồng vào các quỹ hỗ trợ

<i>cộng đồng. (Momo. (2014). Momo có những dịch vụ gì? Từ: </i>

<i> </i>

- Data 3G/4G: Người dùng có thể thơng qua dịch vụ này để mua các gói Data

<i>3G/4G để truy cập mạng internet tốc độ cao khi không dùng wifi. (Momo. (2014). Momo </i>

<i>có những dịch vụ gì? Từ: </i>

- Túi thần tài: Dịch vụ giúp khách hàng gửi tiền tiết kiệm sinh lời đến 5%/năm. - Ví trả sau: Dịch vụ cho phép người dùng ứng trước một khoản vay tiêu dùng từ 1/3/5/7/10 triệu dựa vào mức độ uy tín cũng như là số lần sử dụng. Khoản vay tiêu dùng này sẽ khơng tính lãi nếu khách hàng trả tiền đúng hạn vào trước ngày 5/10/15 của tháng

<i>sau tương đương với 3 hạn mức. (Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả </i>

<b>2.3. Khái niệm mua trước trả sau và Ví trả sau Momo </b>

Khái niệm mua trước trả sau: mua trước trả sau là một hình thức hỗ trợ tài chính ngắn hạn hạn giúp chia nhỏ các khoản thanh toán thành nhiều lần bằng nhau sau lần thanh toán đầu tiên sử dụng hình thức này. Các khoản thanh tốn cịn lại sẽ được tính vào thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng cho đến khi khoản thanh toán được trả đầy đủ. Các gói dịch vụ này thường đi kèm với các khoản lãi suất hoặc phí trả chậm tùy vào cơng ty cung cấp hoặc khoản vay. Các dịch vụ này thường xuất hiện khi mua sắm trực tuyến hay ở các cửa hàng.

Ví trả sau của Momo: Về cơ bản, ví trả sau của Momo cũng dựa trên cơ chế mua trước trả sau. Tuy nhiên, ví trả sau được ra đời trong giai đoạn dịch Covid vào năm 2021 nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Ví trả sau thơng qua ngân hàng TPBank cho phép người tiêu dùng có thể sử dụng để chi trả các khoản dịch vụ, mua sắm trong 5 hạn mức: 1 triệu, 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu và 10 triệu. Và cũng dựa trên 5 hạn mức đó, người tiêu dùng sẽ phải thanh toán trước ngày 5, 10, 15 của tháng kế tiếp. Với hạn mức 1 triệu thì người dùng sẽ phải thanh tốn trước ngày 5, với 3 triệu thì phải thanh tốn trước ngày 10, và sau 5 triệu thì người dùng phải thanh tốn vào trước ngày 15 của tháng sau. Nếu như người tiêu dùng người dùng trả đúng hạn thì lãi suất cũng như chi phí phát sinh từ khoản vay sẽ là 0%. Ngược lại, nếu trả chậm thì người tiêu dùng sẽ trả lãi suất 0,15% một ngày tương đương với 4,5% một tháng cộng thêm phí trả chậm được tính là 5% đối với 1-4 ngày quá hạn, 10% đối với 5-9 ngày, 15% với 10-14 ngày, và con số này là 20%

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>nếu trên 14 ngày quá hạn. (Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả sau. </i>

<i>Từ: </i>

<i><b>2.3.1. Cách sử dụng Ví trả sau Momo </b></i>

Để có thể sử dụng được dịch vụ Ví trả sau thì người sử dụng cần có đủ 700 điểm tin cậy. Sau đó người sẽ vào phần dịch vụ Ví trả sau để bắt đầu sử dụng hạn mức cho vay ban đầu là 1tr. Để sử dụng Ví trả sau, khi khách hàng thanh toán bất cứ dịch vụ thanh toán nào, thay vì ở nguồn tiền mặc định là Ví momo, khách hàng bấm vào dòng chữ thay đổi. Lúc này Ví trả sau sẽ trở thành một lựa chọn bên cạnh Ví momo, khách hàng chỉ cần bấm vào để chọn làm phương thức thanh toán. Hạn mức thanh toán sẽ nằm

<i>trong khoản từ 1/3/5/7/10 triệu dựa trên mức độ uy tín và số lần sử dụng ví trả sau. </i>

<i>(Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả sau. Từ: dap/dieu-kien-dieu-khoan-su-dung-vi-tra-sau) </i>

<i><b> Ưu và nhược điểm của Ví trả sau Momo </b></i>

<b>Ưu điểm: </b>

Vì tính tiện dụng của mình, ví trả sau đang là một trong những dịch vụ được sử dụng rộng rãi của Momo. Ví trả sau khơng u cầu phía người sử dụng phải đăng ký hồ sơ vay hay các bước xác thực phức tạp. Chỉ cần khách hàng có tài khoản Momo được xác thực căn cước công dân và liên kết với ngân hàng bất kỳ.

Bên cạnh đó, ví trả sau sẽ khơng tính lãi suất nếu như khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn trước ngày 5/10/15 của tháng sau tương ứng với 5 hạn mức tương đương là

<i>1/3/5/7/10 triệu đồng. (Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả sau. Từ: </i>

<i>nước. (Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả sau. Từ: </i>

<i> </i>

<b>3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VÍ TRẢ SAU TRÊN MOMO 3.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ ngân hàng, thương mại điện tử trực tuyến </b>

Các nghiên cứu có liên quan đến dịch vụ trực tuyến của ngân hàng có thể kể đến nghiên cứu “Ngân hàng số: Cơ hội và thách thức cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam”

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

của Thạc sĩ Phan Thị Lệ Thúy, thuộc Trường Đại học Nha Trang được đăng trên tạp chí Cơng Thương ngày 20/7/2022. Nghiên cứu đã chỉ ra những cơ hội và thách thức khi phát triển ngân hàng số cũng như đưa ra những khuyến nghị về việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện về cơ sở pháp lý cũng như công nghệ. Tiếp theo là nghiên cứu về “Big Data – Lợi ích và thách thức đối với thương mại điện tử” của Lê Thị Kim Thoa – Nguyễn Thanh Bình được đăng trên tạp chí Cơng Thương số thứ 25 tháng 11 năm 2021. Nghiên cứu này đưa ra những phân tích chuyên sâu về những cơ hội và thách thức khi sử dụng công nghệ dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn là công nghệ liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử cũng như bất kỳ dịch vụ tài chính nào trong đó có ngân hàng. Những nghiên cứu trên đều có liên quan cả trực tiếp và gián tiếp đến việc phân tích những cơ hội và thách thức của Ví trả sau Momo khi dịch vụ này liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong và công nghệ big data mà nền tảng ứng dụng Momo sử dụng để kết nối, lưu trữ thông tin của số lượng khách hàng khổng lồ.

<b>3.2. Các yếu tố vĩ mô đem đến những cơ hội và thách thức cho ví trả sau Momo </b>

<i><b>3.2.1. Khoa học – Công nghệ </b></i>

Dưới tác động của sự phát triển công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công nghệ thương mại điện tử cùng với các giải pháp kĩ thuật số được đẩy mạnh phát triển. Dưới sự kết hợp của công nghệ này, việc các sản phẩm cơng nghệ như ví điện tử trở thành nền tảng thanh tốn chính chỉ cịn nằm ở thời gian. Đối với Momo, cơng nghệ này mang lại lợi ích rất lớn trong việc phát triển trở thành một siêu ứng dụng. Đầu tiên và quan trọng nhất có thể kể đến chính là Big data, cơng nghệ này những cơ hội giúp ví điện tử Momo nói riêng cũng như các ứng dụng tài chính nói chung liên kết với số lượng lớn khách hàng từ đó đưa ra dịch vụ, sản phẩm phù hợp. Big data cịn có thể giúp doanh nghiệp phân tích, nắm bắt và đưa ra dự đốn về nhu cầu của khách hàng thông qua xu hướng tiêu dùng, mua sắm của họ. Thông qua Big data, các doanh nghiệp như Momo có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Khơng chỉ có vậy, cơng nghệ này còn giúp quản lý người bán tốt hơn đồng thời nó cịn giúp việc Marketing online trở nên dễ dàng khi nắm rõ hầu hết thông tin của các khách hàng đã có sẵn. Từ đó, họ chỉ cần lên kế hoạch để tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách phù hợp với sự trợ giúp của công nghệ này. Ví trả sau trên Momo cũng dựa trên công nghệ này để tiếp cận số lượng 31 triệu người dùng Momo từ đó tối đa hóa lượng khách hàng sử dụng cũng như giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của mình.

Bên cạnh những cơ hội đó, Big data cũng có những thách thức nhất định có thể kể đến là cần chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn vì số lượng thơng tin khổng lồ cần được xử lý bởi nhiều phần mềm, cơng cụ và số lượng lớn máy tính cơng nghệ cao hoạt động cùng một lúc. Đồng thời, cần phải xây dựng các hệ thống để lưu trữ lượng thơng tin khổng lồ cũng như mã hóa và bảo vệ thơng tin khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, việc thiếu hụt các chuyên gia công nghệ cũng là một yếu tố dẫn đến thách thức cho các doanh nghiệp sử dụng Big data trong đó có Momo và ví trả sau, hiện tại thì nhu cầu sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

công nghệ này đã tăng 46% so với năm 2020 và được dự đoán sẽ thiếu hụt từ 70000 đến

<i>90000 nhân sự trong lĩnh vực này. (Lê Thị Kim Thoa – Nguyễn Thanh Bình. (2021). Big </i>

<i>data – lợi ích và thách thức đối với thương mại điện tử. Tạp chí Cơng thương, số 25, tháng 11 năm 2021.) </i>

<i><b>3.2.2. Văn hóa xã hội </b></i>

Hiện nay, số lượng người sử dụng Internet và điện thoại thông minh của nước ta ngày càng gia tăng, con số này là gần 66,9 triệu người tương đương độ phủ sóng cao

<i>khoảng 68%. (ThS. Phan Thị Lệ Thúy. (2021). Ngân hàng số: Cơ hội và thách thức cho </i>

<i>ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 11, tháng 5 năm 2022.) Điều này mang lại cơ hội để </i>

nước ta phát triển các dịch vụ ngân hàng số, tín dụng online nói chung và cũng gián tiếp mang lại cơ hội phát triển cho ví trả sau Momo nói riêng. Cùng với đó, sau khi trải qua hơn 2 năm bị hạn chế các hoạt động như di chuyển, giao dịch mua bán trực tiếp, hay du lịch do dịch Covid 19 thì dịch vụ thương mại điện tử đã có cơ hội để phát triển một cách vượt bậc. Do ảnh hưởng của Covid 19, người dân hiện nay có xu hướng sử dụng ví điện tử để có thể mua sắm trên các ứng dụng điện tử. Số lượng người tiêu dùng hiện tại có

<i>sử dụng ví điện tử chiếm tới 76% sau đợt dịch Covid 19. (Vtv Digital. (2021). Visa: 76% </i>

<i>người Việt dùng ví điện tử để thanh toán. Từ: dung-vi-dien-tu-de-thanh-toan-20220602091719406.htm) Đồng thời mua trước trả sau </i>

Việt Nam cũng được dự báo sẽ bùng nổ do ảnh hướng của Covid 19 khiến việc nhu cầu mua sắm online tăng trưởng nhanh chóng. Ngồi ra, Gen Z hiện nay cũng có xu hướng ưa chuộng với mua trước trả sau hơn so với việc đi vay tín dụng. Đây cũng là một cơ hội để Momo cùng ví trả sau mang lại những thành công khi tiếp cận với lượng khách hàng này trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Dưới sự phát triển cơng nghệ, thanh tốn online cũng phát triển vượt ngồi mong đợi dẫn đến xu hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng gia tăng. Điều này mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho ngân hàng số nói chung và Momo cùng ví trả sau

<i>nói riêng. “Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động thanh tốn </i>

<i><b>khơng dùng tiền mặt năm 2021 đạt mức tăng trưởng cao, như: Qua kênh Internet tăng </b></i>

<i>48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị; Qua kênh điện thoại di động tăng 76,2% và 87,5%, thanh toán qua QR code lên đến 200% so với 2020; Tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng các giao dịch xử lý qua hệ thống của NAPAS giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống còn 12%. Mặc dù đại dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng khơng thể phủ nhận đây chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người dân gia tăng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. Cụ thể, trong giai đoạn giãn cách xã hội, việc mua sắm online gia tăng mạnh mẽ và kèm với đó là sự phát triển của các phương thức thanh tốn khơng tiền mặt qua chuyển khoản, qua ví điện tử liên kết với các sàn thương mại điện tử,... Ngay khi các lệnh giãn cách được xóa bỏ, nhiều người vẫn duy trì thói quen thanh tốn này.” (ThS. Phan Thị Lệ Thúy. (2021). Ngân hàng số: Cơ hội và thách thức cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 11, tháng 5 năm 2022.) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>3.2.3. Chính trị - Pháp luật </b></i>

Hiện tại, hành lang pháp lý đối với ngân hàng số đang được phát triển và hoàn thiện. Theo ThS Phan Thị Lệ Thúy. (2022), dựa trên một số quyết định, đề án được nhà nước ban hành nhằm đẩy mạnh việc phát triển ngân hàng số hiện nay như việc phê duyệt Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 thông qua quyết định 1813/QĐ-TTg ban hành ngày 28/10/2021 hay quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 với Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025 đến 2030 với mục tiêu cụ thể là khách hàng được cho phép thực hiện hơn một nửa số nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng số, người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử phải đạt ít nhất 50% và tối thiểu 70% các giao dịch của khách hàng phải được

<i>thực hiện qua nền tảng số. (ThS. Phan Thị Lệ Thúy. (2021). Ngân hàng số: Cơ hội và </i>

<i>thách thức cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 11, tháng 5 năm 2022.) Bên cạnh đó, </i>

Nhà nước cịn đưa ra chỉ thị số 2/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đối số và đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin trong hoạt động ngân hàng. Để làm rõ hơn, Ví trả sau của Momo là một sản phẩm trung gian giữa ngân hàng TPBank và Momo, điều này tạo cơ hội để bổ sung những điều khoản mang lại hiệu quả pháp lý nhằm giúp các ngân hàng phát triển hơn khi chuyển đổi sang ngân hàng số. Vì ví trả sau là một sản phẩm tín dụng tiêu dùng ngắn hạn nên việc hoàn thiện cơ sở pháp lý sẽ giúp cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể thực hiện các giao dịch một cách an toàn hơn cũng như giúp các ngân hàng phát triển về cả doanh thu.

Tuy nhiên, điều này cũng mang lại một số thách thức nhất định do việc phát triển về mặt công nghệ điện tử nhanh hơn việc phát triển khung pháp lý. Các công nghệ phát triển từng ngày trong khi đó các ngân hàng đã quen với việc làm việc theo pháp luật, dẫn đến việc hiện tại cơ sở pháp lý dành cho các hoạt động ngân hàng trên nền tảng điện tử, công nghệ số còn rất yếu chưa thể bảo vệ được khách hàng. Cộng thêm việc chưa có những quy định về eKYC cũng là một rào cản khiến khách hàng và các ngân hàng vẫn còn e ngại trong việc chuyển đổi, áp dụng công nghệ điện tử qua các dịch vụ ngân hàng số.

<b>3.3. Các yếu tố vi mô đem đến những cơ hội và thách thức cho ví trả sau Momo </b>

<i><b>3.3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp </b></i>

Các đối thủ cạnh tranh của Momo có thể kể đến là các ví điện tử như ZaloPay, VNPAY.

kể đến như mua vé xem phim, vé đi du lịch, thanh tốn hóa đơn, chuyển tiền – nhận tiền, mua thẻ điện thoại và các gói cước 3g/4g. Ngồi ra ZaloPay hiện đã có thể liên kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

với các dịch vụ thương mại điện tử cũng như ăn uống trên các nền tảng như Baemin, Grabfood, Lorship. Tuy nhiên về dịch vụ ví trả sau thì vẫn chưa được phía ZaloPay phát triển để có thể cạnh tranh với Momo.

<b>VNPAY </b>

Ví điện tử VNPAY được thiết kế và phát hành bởi Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) vào tháng 3/2021. Đây là ví điện tử hướng đến gia đình. Bên cạnh các dịch vụ tiện ích giống với Momo và ZaloPay thì VNPAY cịn có những dịch vụ đi kèm đặc biệt khác như đặt sân Golf, taxi, hoa, giao hàng và dịch vụ ví gia đình cho phép người dùng có thể tạo ví cho các thành viên trong gia đình. Chưa dừng lại ở đó, từ ngày 18/1/2020, VNPAY đã kết hợp với Vietnam Airline để có thể cho ra mắt hình thức trả sau trên ứng dụng Vietnam Airline. Hiện tại VNPAY đang có tiềm năng phát triển và cạnh tranh trực tiếp với Momo bên cạnh ZaloPay. Tuy nhiên thì ví điện tử này chưa có hình thức thanh tốn trả sau dành cho các hoạt động giao dịch khác trừ thanh toán trên Vietnam Airline.

Nhìn chung các ví điện tử đều có các chức năng cơ bản như chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, mua thẻ điện thoại, tuy nhiên chỉ có VNPAY và ZaloPay là có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Momo. Mặc dù vậy, hiện nay chỉ Momo mới có ví trả sau cho phép khách hàng sử dụng để thanh tốn hóa đơn trả sau. Đây vừa là lợi thế vừa là cơ hội để Momo khẳng định vị trí của mình đồng thời chiếm giữ độc quyền thị trường trả sau trên nền tảng ví điện tử.

<i><b> 3.3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn </b></i>

<b>ShopeePay </b>

ShopeePay hay được biết với cái tên trước đây là AirPay, hiện tại ShopeePay được sử dụng để thanh toán các giao dịch mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử Shopee một cách dễ dàng hơn. Các dịch vụ của Ví ShopeePay chỉ bao gồm chuyển và nhận tiền từ Ví ShopeePay khác, thanh toán mua hàng, rút tiền về tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, ShopeePay có rất nhiều hạn chế và khơng thể cạnh tranh trực tiếp với Momo được. Đầu tiên có thể kể đến là thiếu đi các dịch vụ tiện ích khác khi so sánh với Momo. Tiếp đến là việc nạp tiền vào ShopeePay cũng có hạn chế lớn đối với người sử dụng khi chỉ cho phép người dùng nạp cố định tối thiểu là 200000 ngàn. Các lựa chọn còn lại là 300000/500000 ngàn và 1/1.5 triệu đồng. ShopeePay cũng không cho phép người dùng sử dụng dịch vụ trả sau. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của ứng dụng này đối với ví trả sau của Momo.

<b>Các ứng dụng điện thoại của Các ngân hàng </b>

Hiện nay, trong thời đại công nghệ số, các ngân hàng đã cho ra mắt các ứng dụng Internet-Banking nhằm hỗ trợ người dùng chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, trong đó cịn có các dịch vụ khác như chuyển tiền quốc tế, thanh toán hóa đơn, trả góp thẻ tín dụng, đầu tư tài chính, bảo hiểm, chứng khốn, vay tiêu dùng, trong đó nổi bật là ứng dụng của MBBank, VIB, VietinBank. Đây là thách thức của Momo và ví trả sau khi các ứng dụng này cho cũng cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng nhưng đăng ký phức tạp và khó hơn so với ví trả sau trên Momo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>3.3.3. Sản phẩm thay thế </b></i>

<b>Thẻ tín dụng </b>

Thẻ tín dụng là thẻ được cấp bởi ngân hàng với một hạn mức nhất định phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thẻ được dùng để thanh toán, dùng trước trả tiền sau và khách hàng buộc phải trả tiền trước thời hạn thanh toán khoản vay. Tùy ngân hàng, sau khoản thời gian 45 ngày (có ngân hàng là 55 ngày) khách hàng chưa thanh toán khoản vay sẽ không được ân hạn lãi suất nữa và bắt đầu tính lãi. Lãi suất của thẻ tín dụng từ

<i>25% đến 40% tùy vào loại thẻ của các ngân hàng khác nhau. (HSBC. Làm thế nào để </i>

<i>được 55 ngày miễn lãi khi dùng thẻ tín dụng?. Truy cập ngày 27/9/2023. Từ: Chức năng của thẻ tín dụng bao gồm thanh tốn dịch vụ, hàng hóa, rút tiền mặt, </i>

chuyển đổi trả góp. Hiện nay, để mở thẻ tín dụng, khách hàng cần phải cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh thu nhập, chỗ ở, chứng minh công việc. Sau khoản 10 đến 15 ngày thì khách hàng sẽ nhận được thẻ.

Điểm cộng của thẻ tín dụng là giúp khách hàng mua trước trả sau với thời gian ân hạn lãi suất lâu, có nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành cũng như có thể rút tiền mặt trong lúc cần thiết.

Điểm trừ là rất dễ rơi vào cảnh nợ nần nếu như khách hàng chi tiêu không kiểm sốt, khơng thể chuyển khoản, khi rút tiền mặt nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn sẽ bị phạt thêm lãi hoặc không được ân hạn lãi suất.

<b>Thẻ ghi nợ </b>

Thẻ ghi nợ được thiết kế nhằm thanh tốn thay thế tiền mặt, khác với thẻ tín dụng được ngân hàng cung cấp một khoản hạn mức nhất định theo nhu cầu của khách hàng thì số tiền trong thẻ ghi nợ sẽ dựa vào số tiền trong tài khoản của khách hàng thông qua việc nạp vào thẻ ghi nợ. Chức năng của thẻ ghi nợ gồm có chuyển tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại. Tương tự như thẻ tín dụng, mở thẻ ghi nợ cũng cần có các thơng tin đầy đủ để chứng minh thu nhập, nơi ở, chứng minh công việc và các giấy tờ cá nhân liên quan như căn cước công dân.

Điểm cộng của thẻ ghi nợ là có lãi suất cũng như các chi phí rút tiền và chuyển tiền rẻ. Thẻ có chức năng chuyển tiền như dịch vụ internet banking cũng như tại cây ATM.

Điểm trừ là cần phải bảo vệ thật kĩ mã Pin và mật khẩu, tránh làm mất vào tay người gây ra các giao dịch xấu khiến cho chủ thẻ mất tiền oan.

Nhìn chung thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là hai sản phẩm có thể thay thế đối với ví trả sau Momo, thế nhưng việc sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có phần khơng tiện lợi như ví trả sau Momo. Lợi thế của thẻ tín dụng là có thể có hạn mức lớn hơn hạn mức ví trả sau của Momo cung cấp cho người dùng. Đây là hai loại sản phẩm có thể tạo ra thách thức cho ví trả sau của Momo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>3.3.4. Khách hàng </b></i>

Số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng từ 16% năm 2017 lên 56% năm 2021. (Trọng Đạt. (2023). Số người Việt dùng dịch vụ Fintech tăng 3,5 lần trong 4 năm. Từ: Điều này chứng tỏ sử dụng ví điện tử sẽ trở thành xu hướng thanh toán của người dùng trong tương lai. Phần lớn người sử dụng Momo là thế hệ trẻ am hiểu về cơng nghệ cũng như những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ.

Tính đến năm 2022, số lượng người sử dụng Momo đã tăng lên 31 triệu người chiếm gần 1/3 dân số cả nước. (Momo. (2023). MoMo là Fintech phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2022. Từ:

Sau khoản 4 năm ra mắt, hiện tại số lượng người sử dụng các dịch vụ tài chính bảo hiểm của Momo đã tăng lên hơn 10 triệu người. Trong đó có khoản 4 triệu người sử dụng dịch vụ cho vay, 4 triệu người sử dụng dịch vụ đầu tư, phần còn lại sử dụng các

<i>dịch vụ bảo hiểm. (T.M. (2023). Sau 4 năm, đã có 10 triệu người tin dùng dịch vụ tài </i>

<i>chính - bảo hiểm trên MoMo. Từ: 10-trieu-nguoi-tin-dung-dich-vu-tai-chinh-bao-hiem-tren-momo-40271.html). </i>

10 triệu người tương đương 30% trong số người dùng tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Đây là cơ hội để ví trả sau Momo phát triển với số lượng người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngắn hạn đang tăng lên một cách rõ rệt.

<i><b>3.3.5. Nhà cung cấp </b></i>

Ví trả sau là sản phẩm được TPBank và Momo hợp tác triển khai, trong đó ví trả sau được dịch vụ được cung cấp bởi TPBank dưới dạng hợp đồng tín dụng và Momo là trung gian. Momo hợp tác với TPBank cho phép ví trả sau tiếp cận số lượng người dùng lên tới 31 triệu người. TPBank dưới vai trị là nhà cung cấp đã hỗ trợ ví trả sau thanh tốn gần như tồn bộ dịch vụ trên ứng dụng Momo trong đó bao gồm mua vé xem phim, thẻ điện thoại, thanh tốn hóa đơn tất cả các loại, thanh toán dịch vụ du lịch, thanh toán bảo hiểm, mua bảo hiểm, thanh toán tại các điểm bán hàng ăn uống hợp tác với Momo, thanh toán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mua sắm online trên momo. Đây là cơ hội mà nhà cung cấp TPBank và ví trả sau mang lại nhằm giúp thúc đẩy tiêu dùng của khách hàng trên Momo mang lại lợi ích cho cả TPBank và Momo.

<i><b>3.3.6. Rào cản </b></i>

Khác với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Momo có lợi thế tạo ra rào cản khi hợp tác với tổ chức tài chính uy tín trên thị trường là TPBank. Trong khi đó, có rất ít các ví điện tử cũng như các ứng dụng khác cung cấp dịch vụ ví trả sau do khơng có sự liên kết với các tổ chức tài chính uy tín và một phần do sự thiếu minh bạch từ phần lớn các tổ chức tín dụng bên ngồi. Đây là cơ hội để ví trả sau trên Momo dẫn đầu trong xu hướng BNPL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN VÍ TRẢ SAU VÀ HẠN CHẾ NHỮNG THÁCH THỨC KÌM HÃM SỰ PHÁT TRIỂN. </b>

Hiện tại, có những lý do khiến khách hàng phải suy nghĩ trước khi sử dụng ví trả sau Momo. Mặc dù mang lại rất nhiều tiện ích, nhanh chóng, khơng cần nhiều thủ tục rườm rà và không cần chứng minh thu nhập, tuy nhiên người dùng hiện nay vẫn còn đang cân nhắc khá nhiều khi sử dụng ví trả sau Momo vì một vài lý do liên quan đến an toàn dịch vụ cũng như là thiếu những cơ sở pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng. Sau khi tham khảo các nghiên cứu liên quan đến ngân hàng số là và cơng nghệ từ Tạp chí Cơng Thương, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và có những đề xuất giải pháp và đề xuất như sau.

Dựa trên nghiên cứu về công nghệ Big data của hai tác giả là Lê Thị Kim Thoa và Nguyễn Thanh Bình và nghiên cứu về ngân hàng số của Thạc sĩ Phan Thị Lệ Thúy thuộc Tạp chí Cơng thương, nhóm nghiên cứu và kế thừa và đưa ra những giải pháp để giúp Momo và ví trả sau có thể tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức.

Đầu tiên đó chính là tập trung đầu tư về cơng nghệ, do xu hướng thanh toán trực tuyến ngày càng tăng sẽ dẫn đến lượng khách hàng tham gia sử dụng Momo và ví trả sau ngày càng nhiều. Đầu tư về cơng nghệ sẽ giúp cho Momo và ví trả sau tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cũng như dễ dàng có thể quản lý được nguồn thơng tin khổng lồ từ chính những khách hàng này mang lại nhằm vạch ra các kế hoạch gia tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cơng nghệ cao cũng làm hạn chế những rủi ro kỹ thuật và an tồn thơng tin khi khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính.

Thứ hai là tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên, do nhu cầu sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng tăng, trong đó có Momo. Tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, các khóa học về cơng nghệ kỹ thuật dành cho nhân sự của doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế việc thiếu hụt các nhân sự công nghệ cao trong tương lai. Đảm bảo được chất lượng dịch vụ cũng như khả năng phát triển của Momo và ví trả sau về lâu dài.

Thứ ba là tiếp tục xây dựng và cải thiện hệ thống pháp lý dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành. Phát triển và bổ sung các nghiệp vụ nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thủ đoạn lừa đảo, tin tặc và đồng thời tạo điều kiện để khách hàng có thể thực hiện eKYC. Có hợp đồng điện tử rõ ràng cũng như hỗ trợ khách hàng thực hiện chữ ký điện tử một cách chính xác để tránh những mâu thuẫn về sau.

Thứ tư là giảm chi phí dịch vụ tài chính, do các chi phí của dịch vụ Ví trả sau cao hơn trung bình của các sản phẩm tài chính từ các ngân hàng khách sẽ dẫn đến một rào cản cho khách hàng tham gia nếu như họ là những người đóng tiền trễ hạn. Hiện tại, mức lãi suất trong kì hạn và mức lãi xuất phạt của Ví trả sau Momo lần lượt là

<i>0,15%/ngày (54,75%/năm) và 0.23%/ngày (84%/năm). (Nguyễn Thị Trương Thu Thảo. </i>

(2021). Cách đăng ký Ví trả sau trên MoMo, vay tiền nhanh chóng. Từ: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Để khuyến khích nhiều người sử dụng Ví trả sau, Momo nên giảm mức lãi xuất trong kì hạn và lãi xuất phạt xuống còn lần lượt 25%/năm và 40%/năm. Điều này có thể giúp cho khách hàng tự tin lựa chọn ví trả sau hơn cũng như làm tăng lợi thế cạnh tranh của Ví trả sau Momo, từ đó giúp dịch vụ này phát triển mạnh hơn so với đối thủ.

<b>5. KẾT LUẬN </b>

Thời đại công nghệ 4.0, các ứng dụng digital banking và các ví điện tử nổi lên như một xu hướng vì tính tiện dụng của chúng. Ví Momo là một trong những ứng dụng ví điện tử được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng ứng dụng và nhu cầu tín dụng của người dân hiện nay ngày càng lớn, ví Momo và TP Bank đã hợp tác với nhau và cho ra đời loại dịch vụ ví trả sau Momo, cho vay theo hình thức hợp đồng tín dụng của TP Bank và sử dụng ví Momo làm trung gian. Sự uy tín của TP bank và Momo cùng với sự tiện lợi, nhanh chóng cũng như khơng cần phải chứng minh thu nhập và không cần phải trả lãi nếu người sử dụng trả nợ đúng hạn đã giúp cho dịch vụ ví trả sau này đã được rất nhiều người sử dụng ví Momo tin dùng. Ví trả sau Momo này đã tạo được sự khác biệt so với các loại ví điện tử khác như Zalopay, VNPay, Moca, mang lại lợi thế cạnh tranh cho TPBank cũng như là ví Momo trên thị trường ví điện tử hiện nay. Tuy vẫn còn một số vấn đề khiến người dùng vẫn còn e dè khi quyết định lựa chọn dịch vụ này, điều đó là một thách thức lớn dành cho cho ví điện tử Momo. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận được rằng ví trả sau Momo mang được cho người dùng rất nhiều tiện ích đáng để sử dụng. Bài nghiên cứu trên đã chỉ ra những mặt hạn chế cũng như đưa ra những giải pháp cải thiện ví trả sau Momo nhằm khắc phục những hạn chế và phát triển trong tương lai.

<b>Tài liệu tham khảo: </b>

 A. Hồng. (2022). Sau dịch, mua sắm trực tuyến và thanh toán online vẫn hút khách. Từ: (n.d.).

 Bằng Hưng. (2022). Zalo vào tốp ứng dụng được yêu thích nhất năm 2022. Từ: (n.d.).

 Brademar. (2022). Phân tích mơ hình SWOT của Momo. Từ: (n.d.).

 Digital Strategy. (2020). Thanh toán kỹ thuật số và một số xu hướng nổi bật. Từ: (n.d.).

 Hoàng Linh. (2022). BNPL và LNPL: Xu hướng fintech ở Đông Nam Á. Từ: (n.d.).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

 HSBC. Làm thế nào để được 55 ngày miễn lãi khi dùng thẻ tín dụng?. Truy cập ngày 27/9/2023. Từ: (n.d.).

 Lê Thị Kim Thoa – Nguyễn Thanh Bình. (2021). Big data – lợi ích và thách thức đối với thương mại điện tử. Tạp chí Cơng thương, số 25, tháng 11 năm 2021. (n.d.).

 Momo. (2014). Momo có những dịch vụ gì? Từ: dap/momo-co-nhung-dich-vu-gi. (n.d.).

Momo. (2014). Ứng dụng Momo và những cú hích sau 1 năm ra mắt. Từ: (n.d.).

 Momo. (2021). Điều kiện và điều khoản sử dụng ví trả sau. Từ: (n.d.).

 Momo. (2023). MoMo là Fintech phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2022. Từ: (n.d.).

 Nam Anh. (2022). Mua trước trả sau tại Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt hơn 1,1 tỷ USD. Từ: (n.d.).

 Nguyễn Thì Dung, Nguyễn Bá Huân. (2018). THANH TỐN BẰNG HÌNH THỨC VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Tạp chí khoa học và công nghiệp lâm nghiệp, 3, 5-9. (n.d.).

 Nguyễn Thị Trương Thu Thảo. (2021). Cách đăng ký Ví trả sau trên MoMo, vay tiền nhanh chóng. Từ: (n.d.).

 Phạm Vinh. (2022). Đứng thứ 2, Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm online tại Đông Nam Á. Từ: (n.d.).

 Sài gòn đầu tư. (2022). Ví điện tử đối thủ thẻ ngân hàng. Từ: (n.d.).

 T.M. (2023). Sau 4 năm, đã có 10 triệu người tin dùng dịch vụ tài chính - bảo hiểm trên MoMo. Từ: (n.d.).

 ThS. Phan Thị Lệ Thúy. (2021). Ngân hàng số: Cơ hội và thách thức cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 11, tháng 5 năm 2022. (n.d.).

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

 Trọng Đạt. (2023). Số người Việt dùng dịch vụ Fintech tăng 3,5 lần trong 4 năm. Từ: (n.d.).

 VnEconomy. (2022). Người dùng thay đổi hành vi tiếp cận nhãn hàng, mua sắm online. Từ: (n.d.).

 VNPAY. (2021). Ví VNPAY là gì? Ví VNPAY mang đến những lợi ích gì cho bạn?. Từ: (n.d.).

 VPBank. (2021). Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ - Đâu là chiếc thẻ bạn cần. Từ: (n.d.).

 Vtv Digital. (2021). Visa: 76% người Việt dùng ví điện tử để thanh toán. Từ: (n.d.).

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN HUB </b>

<i><small>Trần Thị Minh Huệ, HQ8-GE16 Lê Phan Thanh Thi, HQ8-GE16 Hà Trần Quyên, HQ8-GE16 Nguyễn Trí Tài, HQ8-GE16 Tằng Thúy Vy, HQ8-GE12 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Khoa Ngân Hàng </small></i>

<b>Tóm tắt </b>

<i>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ thanh toán của sinh viên trường đại học Ngân hàng. Dữ liệu được thu thập từ 250 phiếu khảo sát của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM (HUB). Các kết quả phân tích dựa trên kiểm định KMO, phân tích các nhân tố khám phá, mơ hình hồi quy, và kiểm định ANOVA cho thấy các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của sinh viên HUB. Đồng thời từ đó nhóm tác giả đề xuất các phương án giải pháp nhằm thúc đẩy sinh viên sử dụng thẻ ngân hàng trong hoạt động thanh toán cũng như góp phần trong thời thế chuyển đổi số ứng dụng rộng rãi các hoạt động phi tiền mặt. </i>

<b>Abstract </b>

<i>This research was conducted to identify the factors influencing the decision to use student debit cards at the Banking University. Data was collected from 250 survey responses from students at the Banking University in Ho Chi Minh City (HUB). The results of the analysis, based on the KMO test, exploratory factor analysis, regression models, and ANOVA tests, indicate that there are both direct and indirect factors affecting the decision to use HUB student bank cards. Furthermore, based on these findings, the authors propose various solutions to encourage students to use bank cards in payment activities and contribute to the era of widespread digital transformation in non-cash transactions. </i>

<i><b>Từ khóa: quyết định sử dụng, thẻ thanh toán, thẻ ngân hàng của sinh viên, trường </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

công cụ thanh tốn hiện đại và khơng thể thiếu - cũng nằm trong áp lực cạnh tranh này. Thẻ ATM mang đến lợi ích to lớn cho người dùng, khơng chỉ trong việc thanh tốn mà cịn hạn chế sự phụ thuộc vào tiền mặt, điều phản ánh sự thích nghi với xu thế phát triển xã hội. Thay đổi trong cách con người tiếp cận thông tin và tiến hành các giao dịch trong thời đại số hóa cũng tạo ra nhu cầu tăng cao về việc sử dụng thẻ ATM. Tại Đại học Ngân hàng TP.HCM, dịch vụ thẻ ATM được cung cấp và liên kết vào thẻ sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng quản lý tài chính và tiện lợi trong việc thanh toán các khoản học phí và chi phí hàng ngày.

Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn giúp chúng ta hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM, đồng thời cung cấp kiến thức về cách sử dụng và lựa chọn thẻ ATM một cách khôn ngoan và phù hợp với nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, nghiên cứu còn giúp cho đối tượng nhận thức được các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ngân hàng. Đồng thời, thông qua thông tin này, các ngân hàng có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của sinh viên và có thể tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng và khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho đối tượng này. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ATM đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu của sinh viên, đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán phi tiền mặt.

Nội dung nghiên cứu được trình bày như sau: (1) Tổng quan; (2) Cơ sở lý thuyết và mơ hình đề xuất; (3) Kết quả nghiên cứu; (4) Kết luận và khuyến nghị.

<b>1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu </b>

<i>Mục tiêu nghiên cứu: cần tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ </i>

ngân hàng của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên </i>

cứu định tính sơ bộ: bằng nghiên cứu định tính đo lường khám phá và bổ sung các thang đo đo lường khái niệm nghiên cứu. Và nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng: Sau khi kiểm tra, hồn thiện thang đo và bảng hỏi, nhóm tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu chính thức. Dữ liệu được kiểm tra, nhập liệu thông qua phần mềm thống kê phân thích SPSS 22. Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA để tạo tập gồm nhiều biến quan sát, kiểm định hệ số tương quan Pearson và phân tích mơ hình hồi quy.

Các biến quan sát sử dụng thang đo Likert với năm mức độ đánh giá và được sắp xếp như sau: 1 – Hồn tồn khơng đồng ý, 2 – Khơng đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý.

<b>2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết </b>

<i>Thẻ ATM (Automated Teller Machine card) là một loại thẻ tích hợp chip hoặc dải </i>

từ được kết nối với tài khoản ngân hàng của bạn. Đây là một công cụ được ngân hàng phát hành theo các tiêu chuẩn ISO 7810, thiết kế dưới dạng hình chữ nhật tiêu chuẩn với kích thước: 85.60mm chiều dài x 53.98mm chiều rộng. Thẻ hiển thị đầy đủ thông tin

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cần thiết. Thẻ này cho phép bạn thực hiện nhiều loại giao dịch tài chính tự động, bao gồm rút tiền, chuyển khoản, nộp tiền, kiểm tra số dư, v.v. Thẻ ATM rất tiện lợi và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để quản lý tài chính cá nhân và thực hiện các giao dịch tài chính hàng ngày. Thẻ ATM thường bao gồm:

- Tên và logo của ngân hàng phát hành.

- Tên chủ thẻ (trong một số trường hợp, nếu tên chủ thẻ quá dài, thì tên hoặc họ sẽ được viết tắt).

<i>Quyết định là ý kiến xác định về một vấn đề cụ thể, chọn một trong các tùy chọn </i>

có sẵn sau khi xem xét kỹ lưỡng và kiểm tra cẩn thận.

<i>Lựa chọn nhấn mạnh vào sự cần xem xét và tính tốn để xác định cách thức tối </i>

ưu hoặc phương pháp trong số nhiều tùy chọn có sẵn trong điều kiện hạn chế tài nguyên.

<i>Quá trình ra quyết định là quá trình chọn một hành động hoặc lựa chọn từ nhiều </i>

lựa chọn có sẵn dựa trên suy nghĩ, kiểm tra và đánh giá. Q trình này thường địi hỏi người ra quyết định xem xét thông tin, mục tiêu và các yếu tố khác để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên tình huống cụ thể.

Nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó đã xem xét nhiều khía cạnh liên quan đến việc sử dụng thẻ sinh viên liên kết với tài khoản sinh viên tại HUB. Các khía cạnh này bao gồm: (i) Lý thuyết về hành vi hợp lý của Ajzen và Fishbein (1980) và Lý thuyết về Hành vi Dự kiến; (ii) Các vấn đề cơ bản liên quan đến thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt đã được nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng, trong đó có Davis, Bagozzi, Warshaw (1989) và Kokkola (2010); (iii) Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng bởi nhóm tác giả Bennet (1988) và Solomon và cộng sự (1988). (2006), Shihman và Kanuk (2007), Bray (2008), Azizen (2019), và Võ Thị Ngọc Hà (2019); (iv) Lý thuyết tài chính hành vi cũng đã được nhóm tác giả bao gồm Fromlet (2001), Prosad, Kapoor & Sengupta (2015) và Polina Khrennikova (2019) khám phá.

<b>2.2. Mơ hình nghiên cứu </b>

Mơ hình nghiên cứu của nhóm tác giả được xây dựng dựa trên các mơ hình nghiên cứu liên quan phần lớn là từ mơ hình TAM của Davis (1989); mơ hình được cơng nhận và sử dụng rộng rãi để kiểm tra cách người dùng đánh giá và sử dụng cơng nghệ. Mơ hình PSD được mở rộng từ mơ hình TAM giải thích cách thiết kế của cơng nghệ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của khách hàng; và từ các thuyết hành động hợp lý (TRA) và thuyết hành vi hoạch định (TPB). Từ các mô hình nghiên cứu nền tảng trên nhóm tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Hình 1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất </b>

Dựa trên các thông tin đã được nêu, chúng tôi đưa ra các nhân tố giả định có sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ sinh viên liên kết của sinh viên HUB như sau:

H1: Các yếu tố về chức năng có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H2: Các yếu tố về an tồn và bảo mật có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H3: Các yếu tố về thương hiệu ngân hàng có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H4: Các yếu tố về chi phí có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H5: Các yếu tố về chính sách marketing có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H6: Các yếu tố về trình độ nhân viên có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

H7: Các yếu tố về ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực tới quyết định sử dụng thẻ của sinh viên.

<b>3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mơ tả </b>

Kích thước mẫu được thu thập dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tính. Theo Hair & ctg (2006), kích thước mẫu tối thiểu gấp năm lần số biến quan sát. Nghiên cứu có tổng cộng 27 biến quan sát do đó kích thước mẫu tối thiểu là 145 mẫu. Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu từ 250 mẫu khảo sát và các mẫu hoàn toàn hợp lệ khơng có mẫu nào bị loại bỏ. Từ những dữ liệu đó, nhóm thực hiện thống kê mơ tả và thu được kết quả như bảng dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Bảng 1. Thống kê nghiên cứu theo nhân khẩu học </b>

 Người có thu nhập < 3 triệu chiếm 36%

 Người có thu nhập từ 3 đến 5 triệu chiếm 36,4%  Người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm 19,6%  Người có thu nhập > 10 triệu chiếm 8%

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Mơ hình gồm 7 biến độc lập (27 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (2 biến quan

<i>sát) kèm tại phụ lục 1. </i>

<b>3.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số CRONBACH’S ALPHA (kèm phụ lục 3) </b>

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo Chức năng (CN), An toàn và bảo mật (ATBM), Thương hiệu ngân hàng (TH), Chi phí (CP), Chính sách Marketing (CSM), Trình độ nhân viên (TDNV) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH) cho thấy độ tin cậy lần lượt đạt là 0,816; 0,689; 0,778; 0,676; 0,789; 0,720; 0,809 đều lớn hơn 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3.

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo Quyết định sử dụng cho thấy độ tin cậy đạt 0,730 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.

Như vậy, những biến quan sát thỏa mãn trên trong thang đo đảm bảo độ tin cậy cho các bước phân tích tiếp theo. Mơ hình ban đầu khơng bị thay đổi, vẫn cịn 7 yếu tố độc lập ( với 27 biến quan sát) và một yếu tố phụ thuộc (gồm 2 biến quan sát).

<b>3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA </b>

<i><b>3.3.1. Phân tích EFA biến độc lập </b></i>

Nhằm kiểm tra phiếu điều tra có đủ điều kiện tiến hành phân nhân tố hay khơng, nhóm tác giả tiến hành kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin và kiểm dịnh Barlett.

<b>Bảng 2. Kiểm định KMO and Bartlett's </b>

Nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên hệ số KMO và kiểm điểm Bartlett’s. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [50] thì giá trị Sig. của Bartlett‟s Test nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 và

<i>giá trị 0,5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp. Theo kết quả Bảng 2, </i>

hệ số KMO là 0.663 > 0.5 và kiểm định Bartlett’s là 1901.723 với mức ý nghĩa sig =

<i>0.000 < 0.05. Các nhân tố thành phần được tạo ra tại phụ lục 4 có hệ số Eigenvalue đều </i>

lớn hơn 1 và giải thích được 64.696% > 50% mơ hình phân tích nhân tố, trong đó các biến thành phần có hệ số tải là 0.5. Như vậy, các biến trong tổng thể có tương quan với nhau, thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Điều này cho thấy các dữ liệu dùng trong phân tích nhân tố là hồn tồn phù hợp.

<i>Theo bảng đính kèm phụ lục 5, ma trận xoay thu được 7 nhóm nhân tố, trong biến </i>

độc lập Chức năng (CN) có 3 biến quan sát bị loại bỏ do thu được kết quả xấu ma trận không hội tụ. Gồm các biến CN4, CN5 và CN6. Bảy nhóm nhân tố thu được như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Nhóm nhân tố 2: AHXH = mean (AHXH1, XHXH2, AHXH3) Nhóm nhân tố 3: CN = mean (CN1, CN2, CN3)

Nhóm nhân tố 4: TH = mean (TH1, TH2, TH3) Nhóm nhân tố 5: CP = mean (CP1, CP2, CP3, CP4)

Nhóm nhân tố 6: ATBM = mean (ATBM1, ATBM2, ATBM3, ATBM4) Nhóm nhân tố 7: TDNV = mean (TDNV1, TDNV2, TDNV3)

<i><b>3.3.2. Phân tích EFA biến phụ thuộc </b></i>

<b>Bảng 3. Kiểm định KMO and Bartlett's </b>

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .500 artlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 99.406

Cumulative

% of Variance

Cumulative %

Phân tích EFA biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ ngân hàng có hệ số KMO đạt 0.5 với mức ý nghĩa sig. = 0.000 cho thấy các biến này có tương quan với nhau, các biến hồn tồn phù hợp với phân tích nhân tố. Giá trị Eigen là 1.575 > 1 hai biến quan sát của biến phụ thuộc đã trích ra một nhân tố với tổng phương sai trích là 78.757%.

<b>3.4. Phân tích hệ số tương quan </b>

<i>Dựa vào kết quả tại bảng phụ lục 6 kiểm tra độ tương quan, các biến độc lập CN, </i>

ATBM, TH, CP, CSM, TDNV, AHXH có sự tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc QD với sig <0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Giữa các biến độc lập khơng có sự tương quan nào quá mạnh khi hệ số tương quan giữa các cặp biến đều nhỏ hơn 0.5, như vậy khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Standardized

Coefficients <sub>t </sub> <sub>Sig. </sub>

Collinearity Statistics

<i><b>(Bảng 6) điều này cho thấy phân tích có ý nghĩa thống kê. </b></i>

<i><b>Từ Bảng 7, các nhân tố đều có tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng thẻ của </b></i>

sinh viên (Sig < 0.05). Trong đó, các nhân tố tác động mạnh mẽ nhất là ảnh hưởng xã hội (β = 0.249), thương hiệu (β = 0.185), và chức năng (β = -0.169). Hệ số VIF các biến đều nhỏ hơn 2, nên khơng có đa cộng tuyến xảy ra. Từ đó suy ra phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:

𝑄𝐷 = − 0.169𝐶𝑁 − 0.261𝐴𝑇𝐵𝑀 + 0.185𝑇𝐻 − 0.297𝐶𝑃 − 0.267𝐶𝑆𝑀 − 0.267𝑇𝐷𝑁𝑉 + 0.249𝐴𝐻𝑋𝐻

<b> </b>

</div>

×