Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 85 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA </b>

<b>CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG </b>

<b> Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: </b>

ThS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG TRƯƠNG THỊ QUỲNH CHI Lớp: K56E1

Mã sinh viên : 20D130010

<b>HÀ NỘI – 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

i

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<i>Em Trương Thị Quỳnh Chi xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Giải </i>

<i>pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” là một sản phẩm em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng trong q trình thực </i>

tập tại cơng ty Cổ phần May Sơng Hồng.

Trong q trình xây dựng và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp có sự tham khảo của một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thùy Dương. Tất cả số liệu, kết quả trong bài đều do em tự thu thập và thống kê theo giấy tờ, sổ sách từ Bộ phận Xuất nhập khẩu, Bộ phận Hành chính, Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của Cơng ty Cổ phần May Sơng Hồng. Tuyệt đối khơng có sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Một lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài nghiên cứu do em thực hiện.

<i>Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024 </i>

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Quỳnh Chi

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ii

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong suốt quá trình học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy cô và cán bộ của cơng ty thực tập. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thùy Dương, cô giáo đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài:

<i>“Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sơng </i>

<i>Hồng". Sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ trong thời gian qua đã động viên và giúp em </i>

vượt qua khó khăn trong suốt q trình làm khóa luận.

Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo cùng các anh chị nhân viên Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hồn thành tốt khóa luận.

Mặc dù đã cố gắng hồn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cơ để bài khóa luận này hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ... vi

DANH MỤC VIẾT TẮT ... vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ... 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ... 6

1.4. Đối tượng nghiên cứu ... 6

1.5. Phạm vi nghiên cứu ... 7

1.6. Phương pháp nghiên cứu ... 7

1.7. Kết cấu của khóa luận ... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ... 9

2.1. Lý luận chung về xuất khẩu ... 9

2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ... 9

2.1.2. Vai trò của xuất khẩu ... 9

2.1.3. Phân loại xuất khẩu ... 12

2.2. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu ... 14

2.2.1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu ... 14

2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu ... 16

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu ... 20

2.3. Phân định nội dung nghiên cứu ... 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠNG HỒNG ... 28

3.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần May Sông Hồng ... 28

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

iv

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 28

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ... 29

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của cơng ty ... 29

3.1.4. Tình hình tài chính của Công ty ... 31

3.2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 33

3.2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023 ... 33

3.2.2. Kết quả kinh doanh quốc tế của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023 ... 35

3.3. Khái quát về thị trường may mặc EU ... 37

3.4. Các quy định về nhập khẩu hàng may mặc của EU ... 40

3.4.1. Quy định về thuế quan ... 40

3.4.2. Các biện pháp phi thuế quan ... 42

3.5. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 48

3.5.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 48

3.5.2. Thực trạng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 50

3.5.3. Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 52

3.5.4. Thực trạng chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 55

3.5.5. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 58

3.6. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ... 60

3.6.1. Những thành công mà Công ty đạt được ... 60

3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.2.1. Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ... 63

4.2.2. Giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU... 65

4.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc xuất khẩu ... 67

4.2.4. Giải pháp nhằm từng bước chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất ... 68

4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ... 69

4.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ ... 70

KẾT LUẬN ... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vi

<b>DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ </b>

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021-2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vii

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

<b>STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt </b>

Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

4 ITC International Trade Centre

Trung tâm Thương mại Quốc tế

5 EVFTA European – Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam 6 ASEAN Assciation of Southeast

Rào cản kỹ thuật trong thương mại

Phytosanitary

Biện pháp kiểm dịch động thực vật

10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 11 ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu 12 EURATEX European Apparel and

Textile Confederation

Liên đoàn Dệt may châu Âu

13 CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement

for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

viii

<b>STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt </b>

16 ISO International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

17 EMAS European Made Ageing Study

Quản lý sinh thái và Đề án Kiểm toán

19 HS Harmonized System of Nomenclature and Coding

Hệ thống ưu đãi phổ cập

22 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 23 REACH Registration, Evaluation,

Authorisation and Restriction of Chemicals

Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất

25 RSL Restricted Substances List Danh sách các chất bị cấm 26 R&D Research and

Development

Nghiên cứu và phát triển

27 COP Conference of the Parties Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

28 ZDHC Zero Discharge of Hazardous Chemicals

Khơng xả thải hóa chất nguy hiểm

29 CE European Conformity

International Trade in Endangered Species of

Wild Fauna and Flora

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang

dã nguy cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ix

<b>STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt </b>

31 BCI Better Cotton Initiative Sáng kiến Bông Bền vững 32 GRS Global Recycle Standard Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu 33 GOTS Global Organic Textile

nhận 38 CSR Corporate Social

Tiêu chuẩn thực hành nhà máy tốt

41 FCAA Factory Capability & Capacity Assessment

Đánh giá sản lượng và năng lực của nhà máy

42 SCAN The Supplier Compliance Audit Network

Mạng lưới đánh giá sự tuân thủ của nhà cung cấp

manufacturing

Sản xuất thiết kế ban đầu

manufacturer

Nhà sản xuất thương hiệu gốc

46 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trong bối cảnh các quốc gia tăng cường đẩy mạnh mở cửa hội nhập như ngày nay, các hoạt động thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng của tiến trình gắn kết các quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa. Kết quả trong hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá cho kết quả của quá trình hội nhập quốc tế này cũng như trong việc phát triển mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo những điều kiện, cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam và cũng tạo tiền đề tốt cho ngành may mặc đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự kiện chính thức đánh dấu q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thời điểm đó đạt 7,8 tỷ USD, xếp thứ 9 trong các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới. Đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ước đạt 40,3 tỷ USD, xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam trở thành quốc giá xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 thế giới về quy mô, chỉ xếp sau Trung Quốc và Bangladesh. Nếu xét riêng về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ đứng sau Bangladesh với tốc độ đạt khoảng 10,5% mỗi năm.

Một trong những thị trường xuất khẩu hàng may mặc quan trọng nhất của Việt Nam chính là Liên minh Châu Âu (EU), được đánh giá là một thị trường rộng lớn, tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, có u cầu cao về chất lượng, quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường. Về kim ngạch, xuất khẩu hàng may mặc sang EU ghi nhận sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

2

tăng trưởng từ 5,67 tỷ USD năm 2018 lên 7,3 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map). Triển vọng thị trường của may mặc Việt Nam ở EU vẫn còn nhiều dư địa phát triển để tiếp tục tăng trưởng bởi xét về thị phần, xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu của EU. Vì vậy, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với thuế suất giảm dần về 0% trong vịng 7 năm sau khi có hiệu lực từ 1/8/2020 là một trong những ưu thế sẽ giúp may mặc Việt Nam tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Công ty Cổ phần May Sông Hồng, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1988. Sau hơn 35 năm không ngừng mở rộng và phát triển, công ty đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng may mặc lớn hàng đầu Việt Nam với khoảng 12.000 lao động, đứng trong top 5 các doanh nghiệp dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của May Sông Hồng, chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này. Trong bối cảnh may mặc Việt Nam đứng trước cơ hội gia tăng xuất khẩu vào EU sau khi hiệp định EVFTA được ký kết, việc nghiên cứu chiến lược để có hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường lớn như EU là một trong những định hướng cần thiết và quan trọng đối với May Sông Hồng. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cấp thiết đối với doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cũng như kết quả xuất khẩu sang thị trường này có sự tăng trưởng tích cực về kim ngạch song chưa thực sự bùng nổ.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề

<i>tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ </i>

<i>phần May Sông Hồng” nhằm làm rõ thực trạng và đánh giá về hoạt động thúc đẩy xuất </i>

khẩu của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu đối với thị trường EU đầy tiềm năng.

<b>1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu </b>

Trong những năm trở lại đây, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những cơ hội và giải pháp trong việc thúc đẩy xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam còn chưa khai thác hết được tiềm năng từ thị trường nước ngoài cũng như lợi thế hiện có của quốc gia. Với mỗi đối tượng nghiên cứu khác nhau,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bài báo của Jakob Munch, Georg Schaur (2018) đã đánh giá tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Bài báo này trả lời hai câu hỏi: Xúc tiến xuất khẩu có cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không và có lợi ích nào lớn hơn chi phí khơng trong bối cảnh hầu hết các nước đều đẩy mạnh xuất khẩu. Bài báo căn cứ vào một loạt đặc điểm của các công ty, phân biệt các công ty tự chọn tham gia vào các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu với các công ty mà Hội đồng Thương mại Đan Mạch đã tiếp cận dựa trên thông tin quan sát được (tức là không thông qua dịch vụ xúc tiến xuất khẩu). Từ đó, bài báo chỉ ra rằng rằng xúc tiến xuất khẩu làm tăng doanh số, giá trị gia tăng, việc làm và giá trị gia tăng trên mỗi lao động. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tính tốn các khoản chi cho xúc tiến xuất khẩu, trợ cấp và điều chỉnh thuế, khoản giá trị gia tăng thu được về cao hơn gần ba lần so với chi phí trực tiếp của xúc tiến xuất khẩu.

Luận văn tiến sĩ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương của Lê Thị

<i>Mai Anh (2023) “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Úc </i>

<i>và Niu Di - lân”. Trên cơ sở phân tích lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của một </i>

quốc gia cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, cùng với thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân, tác giả đã chỉ rõ những kết quả mà Việt Nam đạt được, đồng thời cũng nêu bật những hạn chế còn tồn tại gây tác động tiêu cực đến kết quả của hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Theo đó,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

4

nghiên cứu chỉ ra các kết quả mà Việt Nam đạt được bao gồm: tăng trưởng trong kim ngạch, quy mơ xuất khẩu; chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu; năng lực cạnh tranh của hàng hóa được cải thiện. Bên cạnh đó, những hạn chế được chỉ ra bao gồm: quy mô xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng; quy mô hàng xuất khẩu đa dạng nhưng còn đơn giản.

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc gia và khu vực cũng như nhận định những cơ hội và thách thức mà Việt Nam có được, tác giả đã đưa ra những giải pháp định hướng cho chính phủ trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường Úc và Niu Di-lân bao gồm các giải pháp vĩ mơ như: nâng cao hiệu quả các chính sách, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường vai trò của Chính phủ,... Đối với doanh nghiệp, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị để nâng cao năng lực xuất khẩu như chủ động tìm hiểu và khai thác các ưu đãi từ các hiệp định thương mại; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; phát triển thương hiệu và chú trọng giữ uy tín trên thị trường.

Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) về chính thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO đã hệ thống các vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia; phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện Việt Nam tham gia vào WTO. Luận án đã đưa ra các dự báo tình hình biến đổi trong chính sách và kinh tế của EU có ảnh hưởng tới việc hồn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU, đưa ra các định hướng chiến lược hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường EU, trong đó giải pháp được coi là cơ bản và hiệu quả nhất là việc cần đổi mới tư duy và nhận thức trong thực hiện và thực thi chính sách với EU.

<i>Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Nhung (2022) “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da </i>

<i>giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam </i>

<i><b>– EU (EVFTA)” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. </b></i>

Trong đó tác giả có đưa ra nội dung đẩy mạnh xuất khẩu với các biện pháp: gia tăng sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

5

lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đa dạng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, luận án đã đưa ra các tiêu chí đánh giá khả năng đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên các chỉ số: giátrị, tỷtrọng xuất khẩu,chỉ số lợi thếso sánhhiện hữu và chỉsố chunmơn hóa xuất khẩu, chỉ số cường độ thương mại, chỉ số thương mại nộingànhzvàzchỉzsốztậpztrungthươngmại.

Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam vào EU trước và sau khi thực thi Hiệp định EVFTA cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra; quan điểm và định hướng đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA đã được luận án nêu ra. Qua đó, các giải pháp, khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, Hiệp hội da giày – túi xách đã được đưa ra. Các giải pháp khuyến nghị xoay quanh vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu…

Ở phạm vi hẹp hơn, đã có một số luận văn và bài nghiên cứu phân tích về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của doanh nghiệp, cụ thể như

<i>khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương mại của Dương Đình Long (2022) “Giải pháp </i>

<i>thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT”. Dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại doanh nghiệp, tác giả </i>

đã đưa ra 4 nhóm giải pháp cho doanh nghiệp, đó là: (1) Giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh đi kèm với mở rộng năng lực sản xuất; (2) Giải pháp nhằm tăng tỷ trọng các đơn hàng FOB nguyên chiếc; (3) Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; (4) Giải pháp nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu.

<i>Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương mại của Nguyễn Thị Xuân (2022) “Giải </i>

<i>pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG” sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu, phương </i>

pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang EU. Từ đó, một số nhóm giải pháp được đưa ra gồm nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>tiễn của công ty, em quyết định nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng </b></i>

<i><b>may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” nhằm đưa ra những </b></i>

đánh giá khách quan nhất về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang EU, từ đó có những giải pháp phù hợp, khả thi để phát huy và tiếp nối thành công, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Dựa trên cơ sở lý thuyết, số liệu thực tế trải qua phân tích và nghiên cứu, đánh giá, từ đó đưa ra giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

Thông qua việc thực hiện nghiên cứu, khóa luận đưa ra 2 mục tiêu chính:

- Mục tiêu lý thuyết: hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia và doanh nghiệp.

- Mục tiêu thực tiễn: Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những điểm mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục đi kèm với kiến nghị những giải pháp có tính thực tiễn và ứng dụng cao.

<b>1.4. Đối tượng nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

7

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Về thời gian nghiên cứu: Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập trong </i>

giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

<i>Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thị trường </i>

may mặc EU và Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

<i>Về nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động </i>

thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp Công ty phát huy những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế.

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i>Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Khóa luận sử dụng thơng tin từ các nghiên </i>

cứu, báo cáo đã có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để nghiên cứu, tổng hợp và xử lý thông tin; sử dụng các thơng tin đã có từ luật, quy định xuất nhập khẩu hiện nay của EU và Việt Nam; sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, của Việt Nam từ các trang thông tin đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và xử lý thông tin. Việc thu thập dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người nghiên cứu, giúp bài viết có tính khoa học và mang tính hệ thống hóa cao. Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể thì xác định dữ liệu cần thu thập càng dễ dàng.

<i>Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: Bằng việc sử dụng các dữ liệu thứ </i>

cấp, thống kê, tổng hợp thông tin để xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý nhằm nêu ra được thực trạng kết quả áp dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Bài nghiên cứu sử dụng các phân tích mơ tả số liệu thông thường. Hệ thống bảng, biểu đồ, sơ đồ là cơng cụ phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu. Dựa trên các luận văn, các bài báo, bài nghiên cứu và nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên công bố để tiến hành tổng hợp và phân tích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

8

<b>1.7. Kết cấu của khóa luận </b>

Ngồi các phần như lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương như sau:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu

Chương III: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Chương IV: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

9

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 2.1. Lý luận chung về xuất khẩu </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu </b></i>

Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập, mỗi

<i>nghiên cứu có một cách kết luận riêng. Trong Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Bùi </i>

Xuân Lưu (2001) định nghĩa: “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngồi”. Feenstra và Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác trong giáo trình Thương mại quốc tế của họ, theo đó, “xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”. Như vậy ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của một quốc gia với phần cịn lại của thế giới nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia mình trong phân cơng lao động quốc tế.

Theo Luật Thương mại Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, điều 28, khoản 1, khái niệm về xuất khẩu được nêu rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Nói một cách khái quát, xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia và bán cho người mua ở một quốc gia khác. Xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về khơng gian và thời gian, có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên quy mô quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Xuất khẩu hàng hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực và điều kiện kinh tế. Tất cả những trao đổi như vậy đều nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan.

Trong tính tốn tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược cơng nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu.

<i><b>2.1.2. Vai trò của xuất khẩu </b></i>

<i>2.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

10

<i>Thứ nhất, xuất khẩu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận. </i>

Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.

<i>Thứ hai, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. </i>

Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì địi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

<i>Thứ ba, xuất khẩu giúp doanh nghiệp đẩy mạnh liên doanh, liên kết hợp tác. </i>

Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thơng nguồn chất xám trong và ngồi nước.

<i>2.1.2.2. Vai trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia </i>

<i>Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

11

Để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ... Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước.

<i>Thứ hai, xuất khẩu giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất phát triển. </i>

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế. Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng như: xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển thuận lợi; xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước; thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường...

<i>Thứ ba, xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế. </i>

Xuất khẩu cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mơ lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa. Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngồi thường khơng tạo động lực cho sự cải tiến mở cửa kinh tế theo hướng phát triển hướng về xuất khẩu có thể ni dưỡng sự tăng trưởng của kỹ thuật non trẻ trở thành công ty có khả năng trên thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau ở các quốc gia.

<i>Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân. </i>

Xuất khẩu tích cực giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân, làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

12

dùng nội địa. Nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

<i><b>2.1.3. Phân loại xuất khẩu </b></i>

Hoạt động xuất khẩu có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, những hình thức này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp muốn xuất khẩu và người nhập khẩu. Xuất khẩu được phân loại thành một số hình thức cơ bản sau:

 Xuất khẩu trực tiếp

<i>Trong Kỹ thuật Kinh doanh Xuất Nhập khẩu của GS.TS Võ Thanh Thu (2011) có </i>

đề cập: “Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện xuất khẩu khác”. Như vậy có thể thấy xuất khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp tự mình xuất khẩu hàng hóa của mình tới các khách hàng nước ngồi. Trong loại hình xuất khẩu này, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau.

 Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)

<i>Theo PGS.TS Phạm Duy Liên (2012) trong Giáo trình Giao Dịch Thương Mại </i>

<i>Quốc Tế: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho doanh nghiệp khơng thể có mối </i>

liên hệ trực tiếp với thị trường, bạn hàng, do vậy họ sử dụng các hình thức xuất khẩu gián tiếp qua người thứ ba: mua bán qua trung gian thương mại, tham gia đấu giá, mua bán ở sở giao dịch hàng hóa… Những nguyên nhân gặp phải trong kinh doanh thương là do tính chất hàng hóa, do khơng am hiểu thị trường, khơng có thời gian nghiên cứu, thâm nhập thị trường, do các quy định của luật pháp,…”.

<i>Theo PGS.TS Doãn Kế Bơn trong Giáo Trình Quản trị tác nghiệp thương mại </i>

<i>quốc tế (Trường Đại học Thương mại): “giao dịch qua trung gian là phương thức giao </i>

dịch trong đó mọi quá trình trao đổi giữa người mua và người bán (người bán và người

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Theo hình thức này, đơn vị xuất khẩu ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước để nhận được một khoản phí ủy thác. Tuy nhiên nhà xuất khẩu chỉ đóng vai trị trung gian khơng trực tiếp sở hữu hàng hóa.

 Bn bán đối lưu

<i>Trong Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2014) do PGS.TS Dỗn </i>

Kế Bơn (Trường Đại học Thương mại) chủ biên, “buôn bán đối lưu hay giao dịch đối lưu trong thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích của trao đổi khơng phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương”.

Đặc điểm quan trọng của giao dịch đối lưu là nhằm cân bằng lượng thu chi ngoại tệ. Có thể thấy đây là một phương thức mua bán mà hàng giao đi được thanh tốn một phần hoặc tồn bộ bằng hàng (bao gồm hàng hóa hữu hình và cả hàng hóa vơ hình như kỹ thuật, cơng nghệ, bí quyết...)

 Xuất khẩu tại chỗ

<i>Trong Kinh tế & Phân tích hoạt động kinh doanh thương mại (2010), GS.TS Võ </i>

Thanh Thu cho rằng: “Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thơng qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngồi; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”.

Đối với hình thức xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa khơng bắt buộc phải vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng. Do vậy hình thức xuất khẩu này giúp giảm chi phí cũng như rủi ro trong q trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

14  Gia cơng quốc tế

<i>Trong Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2014) do PGS.TS Dỗn </i>

Kế Bơn (Trường Đại học Thương mại) chủ biên, gia công quốc tế được nhận định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia cơng sử dụng một phần hoặc tồn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc tế là hình thức gia cơng thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngồi”.

Gia cơng quốc tế là một phương thức ủy thác gia cơng, cũng có thể nói đây là một hình thức mậu dịch lao động, một hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ qua hàng hóa.

Giao cơng quốc tế khá phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia. Đối với bên đặt gia cơng, hình thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho công nhân hoặc nhận được trang thiết bị máy móc cơng nghệ mới.

 Tạm nhập tái xuất

<i>Theo điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định: “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là </i>

việc hàng hố được đưa từ nước ngồi hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam”.

Đây là loại hình xuất khẩu mà hàng hóa chỉ được xuất khẩu ra nước ngồi trong một thời gian nhất định, mang tính tạm thời. Sau đó lại được nhập trở về Việt Nam.

Giao dịch tái xuất gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy giao dịch tái xuất cịn được gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.

<b>2.2. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu </b>

<i><b>2.2.1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

15

<i>Theo Nguyễn Thị Nhiễu trong “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh </i>

<i>nghiệp vừa và nhỏ” (2003), thúc đẩy xuất khẩu hay xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động </i>

được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Nguyễn Thị Nhiễu (2003) đưa ra khái niệm cụ thể xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ như sau: “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ là những biện pháp chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Có thể thấy rằng, khái niệm về xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ này khá phù hợp với mục tiêu tăng cường các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trong điều kiện tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay. Khái niệm này cũng rất phù hợp với quan điểm, định hướng của Chính phủ Việt Nam.

Theo góc độ quản lý nhà nước, Bộ Thương mại Nam Phi quan điểm thúc đẩy xuất khẩu là việc nhà nước thực hiện các biện pháp về thị trường, tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc kết nối người bán trong nước và người mua ở nước ngoài, cung cấp các hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tài chính, đưa ra các sáng kiến thâm nhập thị trường, các hoạt động triển lãm quốc gia và khu trưng bày tại nước ngồi.

<i>Theo quan điểm của Trần Đình Hiệp (2019) trong luận án tiến sĩ “Giải pháp thúc </i>

<i>đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đơng Âu”, thúc đẩy xuất khẩu </i>

là một phương thức nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, nó bao gồm tất cả các công cụ, biện pháp của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo ra những cơ hội và khả năng tăng giá trị cũng như số lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.

<i>Theo Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2019): “Thúc đẩy xuất </i>

khẩu là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức… của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình”.

Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng: Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đây là vấn đề quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và nguồn vốn lưu động của

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

16

doanh nghiệp. Để thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng, doanh nghiệp phải có chính sách định hướng trong tương lai làm sao để có thể đẩy mạnh khả năng sản xuất. Bên cạnh đó, cịn cần phải kết hợp với cơng tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó mới có thể đạt được mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất: Để có thể đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng, thì doanh nghiệp cần phải kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất. Sản phẩm cần phải đánh trúng vào thị hiếu, tập quán; đáp ứng tình hình cung cầu… của người tiêu dùng thì mới có vị thế bền vững trên thị trường. Đặc biệt, đối với một doanh nghiệp muốn mở rộng ra các thị trường mới thì cần phải có cơng tác nghiên cứu thị trường mục tiêu, để có thể sản xuất sản phẩm đáp ứng được quy chuẩn hàng nhập khẩu vào thị trường đang hướng đến đó.

Sau những biến động, những bất ổn liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, thị trường hiện tại cần được nghiên cứu trong bối cảnh mới nhiều thay đổi. Doanh nghiệp, Chính phủ các quốc gia cũng cần có những nghiên cứu, nhìn nhận mới mẻ hơn, phù hợp với bối cảnh để có thể đề ra chiến lược phù hợp với thực tiễn nhằm mang lại kết quả xuất khẩu tích cực.

<i><b>2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu </b></i>

Tùy thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp cõ những mục tiêu riêng cho những hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Một số nội dung thúc đẩy xuất khẩu chính có thể như sau:

 Mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hóa trong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp. Trước khi muốn thúc đẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mơ sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Đối với ngành may mặc, mở rộng quy mô sản xuất là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng doanh số và thị phần. Quy mô sản xuất lớn được coi là một trong những lợi thế khi doanh nghiệp có thể đảm nhận được các đơn hàng lớn, các đơn hàng FOB thay vì phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

17

nhận gia cơng. Ngồi ra, mở rộng quy mơ sản xuất đồng nghĩa với việc cần đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào và đặc biệt là nhân lực. Điều này khơng chỉ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu mà còn tạo thêm việc làm, cải thiện kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải mở rộng quy mô bằng mọi cách. Đây là phương án địi hỏi doanh nghiệp phải tính tốn kỹ lưỡng đến vấn đề nguồn vốn, tiềm lực của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường cũng như khả năng sử dụng và khai thác nhà xưởng hay máy móc mới sau khi được đầu tư mở rộng.

 Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới. Đây là một nội dung thúc đẩy xuất khẩu có vai trò chiến lược quan trọng và dài hạn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mở ra những cơ hội tăng độ phủ thị trường của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường được hiểu là q trình thu thập mọi thơng tin, dữ liệu liên quan đến thị trường mục tiêu nhằm định hướng và đề ra những chiến lược cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Các thông tin cần thiết phải tìm hiểu trong việc nghiên cứu thị trường như thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, khu vực thị trường mục tiêu… Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất trong công tác nghiên cứu thị trường của một quốc gia là việc: (i) tìm hiểu được mặt hàng có thế mạnh và dư địa thị trường để định hướng thúc đẩy xuất khẩu; (ii) nghiên cứu chính sách nhập khẩu nâng cao khả năng thâm nhập thị trường và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

Nghiên cứu chính sách, quy định của nước nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu cũng là một nội dung quan trọng khơng kém. Mỗi quốc gia có những chính sách nhập khẩu khác nhau đối với từng chủng loại hàng hóa, có thể mở cửa hoặc hạn chế. Việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định về thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan, hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm… này sẽ rất hữu ích cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Căn cứ vào yêu cầu của nước nhập khẩu, quốc gia xuất khẩu có thể có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

18

hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ việc thâm nhập thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia.

 Xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu với các hình thức như tiếp thị, quảng cáo, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường… là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt tốt được thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh, tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhu cầu của họ. Đây là hoạt động giúp gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thơng và tiêu thụ sản phẩm; có ý nghĩa trong việc hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Cải thiện khả năng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu là nội dung quan trọng của thúc đẩy xuất khẩu. Để thâm nhập được vào thị trường, vấn đề quy cách, chất lượng, mẫu mã hàng hóa xuất khẩu cần có sự điều chỉnh để phù hợp với thị trường nhập khẩu. Nhiều thị trường nhập khẩu có yêu cầu rất khắt khe với hàng hóa nhập khẩu như đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật TBT, SPS, có đầy đủ các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định về mức dư lượng hóa chất được phép có trong sản phẩm. Để thâm nhập được vào các thị trường khó tính này, quốc gia xuất khẩu buộc phải nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa thơng qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đầu tư cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế…

Các doanh nghiệp muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu thì doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các thông tin nghiên cứu từ thị trường đó, xác lập những cải tiến địi hỏi về sản phẩm. Hiện nay, hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm sốt chặt chẽ chi phí sản xuất. Từ đó có một mức giá hợp lý cho sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

19

 Chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất

Nguồn cung nguyên phụ liệu là đầu vào cho quá trình sản xuất xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Nếu nguồn nguyên phụ liệu đầu vào này khơng ổn định và có chi phí hợp lý thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu không thể ổn định. Nguyên phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành của sản phẩm và giá xuất khẩu của sản phẩm.

Trên thực tế, nguồn đầu vào cho quá trình sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc xây dựng được nguồn cung nguyên phụ liệu hợp lý là đầu vào cho sản xuất xuất khẩu là nội dung quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu. Việc xây dựng nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất xuất khẩu có thể được thực hiện bằng nhiều cách như chủ động nguồn cung trong nước; đối với nguồn cung từ nước ngồi thì cần lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường, nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu ổn định, bền vững, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, năng suất lao động đều rất quan trọng. Năng suất lao động phụ thuộc lớn vào các yếu tố: khoa học công nghệ, công cụ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt đối với lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc thì nhân lực lành nghề, có tay nghề lại càng quan trọng hơn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đào tạo phải gắn liền với phát triển và sử dụng lao động hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách đãi ngộ và lương thưởng xứng đáng, tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, khích lệ mỗi cá nhân gắn bó với doanh nghiệp.

Nói chung là, để thúc đẩy xuất khẩu các doanh nghiệp cần huy động tất cả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới có thể đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Châu Âu, GDP của EU – 27 quốc gia năm 2022 là gần 16 nghìn tỷ euro, đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, chiếm 1/6 thương mại toàn cầu, tăng trưởng 8,64% so với năm 2021 (14,6 nghìn tỷ euro). Sang năm 2023, GDP của EU có xu hướng đi ngang, khi quý I và quý II chỉ tăng trưởng 0,1% so với q trước đó; nửa cuối năm thậm chí cịn khơng có sự tăng trưởng so với q trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

21

<b>Biểu đồ 2.1: Lạm phát của EU giai đoạn 2021 - 2023 </b>

<i>Nguồn: Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Châu Âu </i>

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy lạm phát ở EU gần như tăng liên tục từ đầu năm 2021 và đạt đỉnh vào tháng 10 năm 2022, tăng từ mức 1,2% lên mức đỉnh với 11,5%. Năm 2023, lạm phát đã liên tục giảm xuống, đến tháng 12/2023 chỉ còn 3,4%. Để chống lại lạm phát, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp kể từ tháng 7/2022, tăng từ -0,5% lên 4% và hiện tại vẫn đang giữ nguyên mức lãi suất 4%. Lạm phát tăng cao đẩy giá cả hàng hóa lên cao khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Người dân thận trọng trong chi tiêu hơn, nhất là khi giá thực phẩm, giá năng lượng tăng vọt dù Chính phủ các nước đã có những chính sách trợ cấp đặc biệt là đối với năng lượng. Chi tiêu cho thực phẩm thiết yếu tăng buộc người dân Châu Âu phải cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, trong đó có hàng thời trang.

Trong ngắn hạn, do tác động từ những biến động trong kinh tế - chính trị - xã hội ở EU và trên thế giới, nhu cầu về nhập khẩu hàng may mặc có sự sụt giảm, tuy vậy quy mơ thị trường may mặc tại EU vẫn là rất lớn và có nhiều tiềm năng. Tỷ trọng của EU trong tổng nhập khẩu hàng may mặc trên tồn thế giới ln dao động quanh mức 40%. Theo Liên đoàn Dệt may châu Âu (EURATEX), với mức tiêu thụ hộ gia đình gần 500 tỷ euro, EU được đánh giá là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và cịn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may.

<small>02468101214</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

22

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu, mỗi năm EU nhập khẩu bình quân 135 tỷ euro hàng may mặc. EU nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển và tái xuất khẩu cho chính các quốc gia khác trong khối. Trong số các nhà xuất khẩu hàng may mặc ngoại khối tới thị trường EU, Trung Quốc và Bangladesh hiện vẫn là đối tác lớn nhất, chiếm thị phần gần 30% tổng nhập khẩu hàng may mặc của EU. EU nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Ma rốc, Tunisia… đang có xu hướng giảm và tăng nhập khẩu từ các thị trường Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Việt Nam, Campuchia, Pakistan, Myanmar… Đây sẽ là một cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu.

Liên minh Châu Âu là một liên minh giữa các nước thành viên đều là các quốc gia phát triển, khơng có q nhiều sự chênh lệch về trình độ phát triển và khác biệt chính trị. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) ở mức cao, năm 2022 GDP/người của EU rơi vào khoảng 35.430 euro/người/năm. Thu nhập cao, mức sống cao, dân trí cao làm cho hàng hóa muốn nhập khẩu vào EU cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của EU. Theo UNCTAD, 93% mặt hàng và 92% giá trị mặt hàng nhập khẩu vào EU chịu ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan, trong đó 92% giá trị hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật. Đối với hàng phi nông sản, khoảng 92% mặt hàng và giá trị hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế, tính bình qn mỗi mặt hàng phi nông sản chịu ảnh hưởng của 5 biện pháp phi thuế, chủ yếu là các biện pháp TBT.

<i>2.2.3.2. Yếu tố văn hóa </i>

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, từ đó quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn con người ở cộng đồng đó. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu phải đặc biệt chú ý đến yếu tố này.

Thị trường EU có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến chất lượng, tính thời trang, giá cả… đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Kết quả khảo sát của Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ cho thấy 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môi trường, 72% chú ý đến các dịch vụ liên quan đến sản phẩm, 51% chú ý đến chất lượng. Người dân EU đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>2.2.3.3. Yếu tố pháp luật </i>

 Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của các sản phẩm may mặc do mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu chi phí và giá thành sản phẩm. Thuế cao sẽ đẩy giá hàng lên cao khiến lượng tiêu dùng giảm đi. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang EU được hưởng những ưu đãi thuế quan.

Theo EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau:

- Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may và một số loại trong nhóm sản phẩm may mặc thuộc chương 61-62 biểu thuế như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi…

- Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% xuống 0% trong thời hạn từ 3-7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các chương 61-62 biểu thuế.

 Quy tắc xuất xứ hàng hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Ngồi ra, EU cịn có một số quy định khác đối với hàng may mặc như:  Quản lý chất lượng

Hiện tại hai hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng mang tính chất tự nguyện và chung nhất là ISO 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 1900. EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất ở EU và được áp dụng rộng rãi ở Đức. Hệ thống này tương đối khó và tốn chi phí nên các công ty thường sử dụng ISO 14001.

 Các tiêu chuẩn về mơi trường

EU có các tiêu chuẩn đối với quy trình chế biến và tinh chế sản phẩm dệt may, bao gồm quy định về chất thải vào nước, vào khơng khí, khơng cho phép sử dụng chloride khi tẩy sản phẩm, quy định mức tối đa cho phép đối với các kim loại nặng còn tồn dư trong sản phẩm cuối cùng, quy định giới hạn đối với các chất tạo màu và formaldehyde.

 Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn:

Đóng gói: Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, thay đổi nhiệt độ… Việc đóng gói hàng may mặc được xem là một phần khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng may mặc sang EU. Một số nhà nhập khẩu sẽ có u cầu riêng về bao bì đóng gói và EU là thị trường rất khắt khe về vấn đề mơi trường nên bao bì đóng gói từ vật liệu như PVC… ít thơng dụng đối với người tiêu dùng tại thị trường này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

25

Ghi nhãn: Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn bao gồm thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thơng tin an tồn tiêu dùng. Thơng thường có hai quy định: các yêu cầu bắt buộc về xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy và các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm, hướng dẫn giặt tẩy.

Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng năm loại biểu tượng là mã màu, các biểu tượng liên quan đến tính bền vững màu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất… Tuy nhiên, mỗi quốc gia EU sẽ có những quy định riêng cho mình đối với sản phẩm may mặc.

<i>2.2.3.4. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp </i>

 Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động và kinh doanh, giúp doanh ngiệp thực hiện các dự án đầu tư nhanh chóng, đảm bảo cho q trình kinh doanh. Khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, khả năng sinh lời.

Theo thống kế, ngành may mặc Việt Nam có năng lực sản xuất lớn với khoảng 5000 doanh nghiệp và khoảng 2,5 triệu lao động trong ngành. Tuy nhiên, đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cịn hạn chế nên chủ yếu là làm gia công xuất khẩu, chưa chủ động được nguồn cung nguyên phụ liệu, cũng như thị trường tiêu dùng cuối cùng và khách hàng mua trực tiếp mà chủ yếu giao dịch thông qua các công ty thương mại, gia công sản xuất theo các thiết kế, mẫu mã sẵn có mà họ u cầu. Tài chính còn hạn chế cộng thêm năng lực quản lý, làm chủ chuỗi cung ứng còn nhiều yếu kém khiến nhiều doanh nghiệp khó đáp ứng được được yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng, đặc biệt là doanh nghiệp khơng có đủ năng lực về tài chính để sẵn sàng đối phó với những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 Nguồn nhân lực

Đặc thù của ngành may mặc là ngành thâm dụng lao động, đây là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đặc thù của ngành này cũng là tình trạng biến động nhân lực. Các cơng ty ln có nhu

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

26

cầu tuyển dụng lao động nữ, trẻ, có tay nghề cao, có thể gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, tuyển dụng được những nhân sự như vậy là không hề dễ dàng bởi lao động ngành này đang bị cạnh tranh gay gắt. Không chỉ cạnh tranh giữa các nhà máy với nhau mà còn giữa địa phương, giữa các ngành với nhau. Đồng thời, do lao động nữ chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân sự của ngành mà họ lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như gia đình, sức khỏe, mơi trường làm việc…

Mặc dù đang trong thời kỳ dân số vàng, mỗi năm thị trường lao động tiếp nhận thêm khoảng 400 nghìn lao động mới, nhưng may mặc vẫn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân lực kể cả lao động kỹ thuật và lao động phổ thông. Các nhà máy phải chuyển dịch về các vùng ngoại ô, nông thôn để dễ dàng tiếp cận với nguồn lao động dịch chuyển từ khu vực nơng nghiệp. Cịn về lao động kỹ thuật được đào tạo trong các chuyên ngành về dệt nhuộm, thiết kế thời trang, may mặc tại các cơ sở giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn do sinh viên theo học các chuyên ngành này có số lượng rất ít. Chính vì vậy, việc tăng cường thu hút và giữ chân lao động là cực kỳ quan trọng.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: nhà xưởng, máy móc, thiết bị… Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Đối với ngành may mặc, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cịn hạn chế bởi vậy mà cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị cịn có phần lạc hậu, trong khi để thay đổi cơng nghệ, nâng cấp cơ sở vật chất địi hỏi chi phí đầu tư lớn. Với các doanh nghiệp lớn, cần thường xuyên cập nhật tình hình về các tiến bộ cơng nghệ, có định hướng đầu tư đúng đắn, tránh tình trạng cơng nghệ lạc hậu khiến sản phẩm bị mất năng lực cạnh tranh.

<b>2.3. Phân định nội dung nghiên cứu </b>

<i>Với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của </i>

<i>Công ty Cổ phần May Sông Hồng”, về mặt lý thuyết hiện nay có rất nhiều giải pháp liên </i>

quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và nguồn lực có hạn nên em chỉ xin tập trung vào một số giải pháp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

27  Mở rộng thị trường xuất khẩu

 Mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu  Nâng cao chất lượng sản phẩm

 Chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

28

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠNG HỒNG 3.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần May Sơng Hồng </b>

<i><b>3.1.1. Q trình hình thành và phát triển </b></i>

Tên cơng ty CƠNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Tên quốc tế SONG HONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt SH.GARNY

 Năm 1993: Đổi tên thành Công ty May Sông Hồng.

 Năm 2001: Chuyển trụ sở công ty về địa chỉ 105 Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định và phát triển thành 3 xưởng may với 1500 công nhân. Thương hiệu Chăn ga gối đệm mang tên Sông Hồng sinh ra.

 Năm 2004: Công ty mở rộng và phát triển thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người. Đồng thời, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng với vốn điều lệ 12 tỷ đồng. Giấy phép kinh doanh số 0600333307 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp ngày 03/08/2004.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

29

 Năm 2006: Thành lập chi nhánh công ty tại Hồng Kông.

 Năm 2007: Thành lập tên thương hiệu ở quốc tế với tên gọi Công ty TNHH May mặc Sông Hồng.

 Ngày 28/11/2018: Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu MSH.

Sau hơn 35 năm không ngừng mở rộng và phát triển, Công ty Cổ phần May Sông Hồng là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam với khoảng 12.000 lao động. Công ty đã và đang trở thành trở thành đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới; là nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu. Hiện nay, May Sông Hồng đứng trong Top 5 các doanh nghiệp dệt - may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam.

<i><b>3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh </b></i>

Lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty là sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp dệt may và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp phục vụ dân sinh, tập trung vào 2 lĩnh vực: may xuất khẩu và nội địa. May xuất khẩu: May Sơng Hồng có kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang nam, nữ và trẻ em với đa dạng chủng loại phong phú như váy, áo jacket, áo sơ mi, hàng nỉ, quần áo thể thao…

Nội địa: mặt hàng chủ lực của khu vực nội địa là nhóm sản phẩm chăn ga gối đệm mang thương hiệu Sông Hồng do Công ty dày công nghiên cứu, phát triển và được phân phối chủ yếu trên thị trường nội địa.

<i><b>3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

30

<b>Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Sông Hồng </b>

<i>Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần May Sông Hồng </i>

</div>

×