Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HÔNG GIAI ĐOẠN 1995 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.04 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HÔNG GIAI ĐOẠN 1995 2007
I.Thực trạng hoat động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Sông
Hồng
1.Tình hình sản xuất kinh doanh
Để đạt được hiệu quả kinh doanh công ty đa ra những chiến lược để cắt
giảm chi phí tối thiểu và nâng cao năng lực cạnh tranh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động. Để năng cao năng suất lao động công ty đã thực hiện một số chính sách:
đào tạo công nhân có tay nghề cao, chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân
viên, tạo động lực cho công nhân viên phát huy khả năng làm việc.Nhân viên
vật tư theo dõi sát từ lúc vật tư bắt đầu về cho đến lúc hàng xuất khỏi nhà máy,
khi có sự cố xảy ra sẽ xử lý kịp thời, phòng kỹ thuật phụ trách vấn đề tính định
mức cấp xưởng cho mỗi sản phẩm. Đối với hàng gia công, khách hàng đã gửi
định mức cho mỗi sản phẩm, nhng nhân viên kỹ thuật phảI tính lại, hàng năm
công ty thu về số lượng không nhỏ giá trị chênh lệch giữa định mức của khách
hàng và định mức công ty tính. Đối với hàng xuất khẩu trực tiếp công ty đã áp
dụng chính sách “ không thừa và không thiếu”, chính sách này có nghĩa nhân
viên kỹ thuật phảI tính định mức cho mỗi sản phẩm đủ để sản xuất, không nhập
thừa hay thiếu vật tư . Điều này đã làm giảm chi phí về nguyên phụ liệu, không
gây lãng phí tạo hiệu quả kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh của công ty đã được nâng cao, được thể hiện doanh
nghiệp là một trong mười doanh nghiệp về hàng may mặc trong cả nước, sản
phẩm hàng năm của công ty tăng lên nhanh chóng, năm 2004 tăng 56% so với
năm 2003, tăng 4% năm 2005, tăng 39% năm 2006. Chất lượng sản phẩm cũng
dần được cải tiến, khách hàng trước kia của công ty chỉ là một số khách hàng
quen thuộc, giờ đây thì trường đã được mở rộng sang các nước Châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản….Chính những điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty
ngày càng được nâng lên.
2 . Tình hình xuất khẩu của công ty
2.1. Các hình thức xuất khẩu của công ty


Từ khi thành lập công ty đến 2006 công ty xuất khẩu theo hình thức gia
công,xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Tức là,khách hàng sẽ tự
cung cấp nguyên phụ liêu, định mức và thiết kế và chỉ định tàu giao hàng cho
đơn hàng, công ty hoàn thành công việc gia công là cắt, may, đóng gói nên lợi
nhuận mà công ty thu được chỉ là chi phí cắt, may, đóng gói . Hình thức kinh
doanh này làm cho công ty rất thụ động không giành được thế chủ động trong việc
sản xuất và xuất hàng. Mặt khác khi làm gia công công ty kí hợp đồng với những
khách hàng quen biết lâu năm nên thanh toán theo phương thức D/P và TT, hình
thức thanh toán này tạo rất nhiều rủi ro cho công ty.
Đến năm 2006 công ty mở rộng cơ sở sản xuất đặc biệt là mở văn phòng
đại diện ở Hôngkông với mục tiêu nhận trực tiếp đơn hàng từ khách hàng mà
không qua hệ thống trung gian (nhiệm vụ của văn phòng đại diện là trực tiếp
chuẩn bị đầu vào:nguyên vật liệu,thiết kế,tìm thị trường cho đơn hàng … đến
đầu ra cho một sản phẩm hoàn chỉnh),hình thức xuất khẩu này gọi là xuất khẩu
trực tiếp, tức là công ty sẽ phải chuẩn bị đầu vào là nguyên phụ liệu, thiết kế,
tính định mức cho mỗi sản phẩm và hoàn thành sản phẩm. Và khi xuất khẩu thì
giá trị xuất khẩu mang lại là tổng giá trị của sản phẩm xuất khẩu bao gồm giá trị
nguyên phụ liệu và chi phí gia công sản phẩm. Sản phẩm làm ra sẽ mang lại th-
ương hiệu cho công ty,và dần khẳng định vị trí trên thị trường nước ngoài. Kinh
doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty sẽ thu được lợi nhuận cao hơn
so với hình thức kinh doanh xuất khẩu gia công.
Tính đến thời điểm này công ty đang kinh doanh theo hai hình thức xuất
khẩu gia công và xuất khẩu trực tiếp. Nhng trong tương lai sẽ chỉ kinh doanh
xuất khẩu trực tiếp tức là công ty sẽ tự chuẩn bị đầu vào là nguyên phụ liệu, cho
đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm để thu về tổng giá trị xuất khẩu bao gồm chi
phí nguyên phụ liệu và chi phí gia công , dần thu hẹp hình thức xuất khẩu gia
công.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Sông Hồng : Mỹ, Canada, Châu
Âu, Nhật... Với những khách hàng lớn như Gap, Old NAvy, Columbia…..Một
thành công lớn của công ty đã xâm nhập vào thị trường Mỹ – một thị trường

khó tính và đầy tiềm năng, đòi hỏi công ty phải sản xuất hàng chất lượng cao để
có thể cạnh tranh được với thị trường này .
Đơn vị: USD
Thị trường 2003 2004 2005 2006
Nhật 3.439.632,12 4.732.501,09 5.273.584,74 6.093.019,59
Đài Loan 2.590.084,29 2.485.207,10 2.732.164,97 1.388.251,86
Hàn Quốc 1.495.244 1.229.478,28 5.274.914,48 7.950.354,36
Anh 1.613.126,21 2.114.361,65 2.381.102,81 2.568.270,23
Mỹ 17.429.230,9
5
14.532.985,3
2
17.780.903,9
4
17.892.221,62
Đan Mạch 243.623,05 113.906,47 56.969,20 41.254,80
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu – Phòng xuất nhập khẩu)
2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty bao gồm một số mặt hàng chủ lực
sau :
- Sản phẩm áo jacket: là một sản phẩm truyền thống, và là sản phẩm chủ lực
của công ty. Mặt hàng này chiếm khoảng 60% sản lượng xuất khẩu, công ty đặt tiêu
chí hàng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất áo jacket có chất lượng cao nên sản phẩm này
của công ty rất có uy tín trên thị trường. Vì thế rất nhiều khách hàng khó tính cũng
bằng lòng khi đặt hàng với số lượng áo jacket lớn tại công ty.
- Sản phẩm quần dài và quần short là sản phẩm nhiều hãng nổi tiếng trên
thế giới đặt may tại công ty. Hiện nay công ty cũng đang nỗ lực để tìm kiếm
thêm nhiều đơn hàng hơn nữa đối với sản phẩm này.Sản phẩm này chiếm
khoảng 30% sản lượng xuất khẩu .
- áo vest nữ và váy chiếm khoảng 10% giá trị sản lượng xuất khẩu

- Sản phẩm quần áo trẻ em: là mặt hàng mới được sản xuất tại công ty
trong vài năm gần đây. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện chiến lược đa
dạng hoá sản phẩm.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Đơn vị tính: USD
Loại hàng 2003 2004 2005 2006
Áo Jacket 18.151.560,4
9
14.478.353,8
1
17.550891,66 18.107.669,49
Quần dài và
quần short
39.865,01 247,50 2.396,14 1.533,85
Áo vest nữ 4.993.460,26 4.746.252,78 8.847.816,93 10.445.841,91
Quần áo trẻ
em
2.846.726,12 4.951.054,98 5.669.861,72 6.931.255,23
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu – Phòng xuất nhập khẩu)
2.3 . Kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 1992 trở lại đây, mặc dù có nhiều biến động về chính trị ở Liên
Xô cũ và Đông Âu là những thị trường truyền thống trước kia và những hạn
ngạch của Mỹ áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam ... ảnh hưởng rất nhiều
tới sự tăng trưởng của công ty.Nhng với sự cố gắng nhất định để duy trì và phát
triển kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng một cách đều đặn . Kim ngạch
xuất khẩu trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty CP May Sông Hông sang thi
trường Mỹ từ năm 2003-2007
Đơn vị tính : chiếc
Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch XK 1.746.580 2.730.356 2.845.000 3.965.000 8.031.654
Nguồn: Phòng XNK công ty May Sông Hồng
Tỷ trọng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm được thể hiện qua
bảng so sánh giữa các năm :
Bảng 2 : Tốc độ phát triển xuất khẩu giữa các năm
Năm 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006
So Sánh 156% 104% 139% 203%
Nguồn do tác giả tính toán
Qua bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu ta có thể thấy kim ngạch xuất
khẩu của công ty tăng lên qua các năm, đặc biệt là sự tăng trưởng của năm 2004
.Kim ngạch xuất khẩu của năm 2004 tăng lên 56% so với năm 2003 nguyên
nhân do năm 2004 có sự thay đổi quan trọng về quy mô của công ty đó là công
ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần với 100% vốn góp của cổ đông. Chính
điều này đã tạo ra những quyết định quan trọng về cơ cấu tổ chức để thay đổi và
mở rộng quy mô sản xuất đẫn đến năng suất lao động được nâng cao làm cho
sản lượng xuất khẩu tăng 56% so với năm 2003. Năm 2005 và 2006 kim ngạch
xuất khẩu tăng đều và ổn định nguyên nhân do năm 2005 công ty tiếp tục mở
rộng quy mô sản xuất là xây dựng thêm xưởng 7.8.9 ở huyện Xuân Trường nên
sản lượng xuất khẩu tăng lên 4% so với năm 2004. Năm 2006 Công ty đã mở
văn phòng đại diện tại Hông Kông với mục tiêu từ việc lo đầu vào mua nguyên
phụ liệu ,tìm đầu ra cho sản phẩm mang thương hiệu Sông Hồng, Năm 2006 là
năm bắt đầu Sông Hồng làm hàng FOB, tức là hàng trực tiếp xuất khẩu, nên sản
lượng xuất khẩu bao gồm hàng gia công và hàng FOB mang lại lợi nhuận cao
cho công ty nên kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tăng 39%% so với năm 2005.
Nh vậy có thể nói năm 2004 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công ty làm
tăng sản lượng xuất khẩu một cách đáng kể tạo tiền đề cho công ty phát triển
trong những năm sau .
3. Một số chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty
3.1.Doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu của công ty qua các năm được thể hiện
qua bảng số liệu sau :

Năm 2004 2005 2006 6 tháng 2007
Doanh thu (đồng) 135.064.109.495 151.140.518.148 226.695.563.275 188.863.976.395
Lợi nhuận
( đồng)
2.055.128.905 3.231.368.256 4.332.142.627 2.512.000.000
Thuế nộp NSNH
(đồng)
528.800.000 904.783.000 1.213.000.000 807.213.000
Nguồn Phòng kế toán – Công ty CP may Sông Hồng
Qua bảng số liệu trên doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm.
Doanh thu năm 2005 tăng 12% so với năm 2004,năm 2006 tăng 50% so với
năm 2005 nguyên nhân do năm 2006 công ty mở rộng sản xuất, xưởng 7,8,9 ở
huyện Xuân Trường và là năm đầu tiên làm hàng xuất khẩu trực tiếp nên doanh
thu xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2006. Vẫn đà phát triển doanh thu sáu tháng
đầu năm 2007 vẫn tăng mạnh .
Lợi nhuận năm 2005 tăng mạnh 57% so với năm 2004, năm 2006 tăng
34% so với năm 2005. Lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2007 đạt 58% so với
năm 2006.
Doanh thu và lợi nhuận tăng cao trong các năm đóng góp vào ngân sách
nhà nước một khoản đáng kể, ngân sách nộp nhà nước năm 2005 tăng 71% so
với năm 2004, năm 2006 tăng 34% so với năm 2005.
3.2. Thu nhập bình quân công nhân viên
Bảng : Thu nhập bình quân công nhân viên
Năm 2004 2005 2006 6 tháng năm 2007
Thu nhập công
nhân viên
(đồng/người/tháng)
1.150.185 1.457.048 1.482.000 1.450.000
Nguồn Phòng kế toán – Công ty CP may Sông Hồng
Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng qua các năm. Tiền lương tối

thiểu mà doanh nghiệp áp dụng đều tăng qua các năm, mỗi năm tăng thêm
70.000đ. Hiện nay tiền lương tối thiểu là 750.000 nghìn, đây là tiền lương mà
công ty tự xây dựng lên dựa trên cơ sở luật pháp của nhà nước và tình hình phát
triển của công ty. Đây là tiền lương tối thiểu được đánh giá là cao so với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước.
Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn đem lại hiệu quả kinh tế bền
vững. Công ty luôn bảo toàn nguồn vốn, không để đọng vốn làm tốt nghĩa vụ
nộp ngân sách Nhà nước, luôn luôn bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Thứ nhất : Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đã đáp ứng được yêu cầu của
khách nước ngoài. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng: để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng Công ty đã học hỏi từ phía khách hàng để đa dạng
hoá hàng gia công. Trước đây Công ty mới chỉ gia công được áo Jacket thì ngày
nay đã có thể gia công quần , quần áo trẻ em, váy……
Thứ hai : Chất lượng các sản phẩm cũng được nâng cao dần, đem lại uy
tín cho Công ty thể hiện qua số lượng hợp đồng ngày càng gia tăng, thị trường
xuất khẩu mở rộng .
Thứ ba : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hoạt động ngày càng đem
lại hiệu quả cao, cơ chế quản lý đó đã tạo được nhiều cơ hội cho mỗi nhiều làm
việc có chất lượng hơn, phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của bản thân cho sự
phát triển của Công ty.
Thứ t : Đội ngũ cán bộ của công ty đã không ngừng nâng cao trình độ
tay nghề, kỹ thuật, trình độ quản lý doanh nghiệp để nắm bắt kịp với sự thay đổi
nhanh chóng của thị trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng.
Thứ năm : Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc, tiến
hành sắp xếp lại bộ máy quản lý và chỉ huy sản xuất với mục tiêu “Đúng người,
đúng việc”, tiến hành sắp xếp lại phân xưởng may, đầu tư cải tạo lại nhà xưởng,
khu làm việc, trang bị nhiều dụng cụ cần thiết để phục vụ quản lý sản xuất. Từ
đó tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
• Thứ sáu : Công ty đã từng bước khắc phục được cách làm việc

quan liêu. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho công ty mở rộng nhiều mối quan hệ làm
ăn mới, từ đó tăng doanh thu, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
II.Thực trạng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần may Sông
Hồng
1.Giai đoạn 1995-2003
Năm 1995, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 850 triệu
USD. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên con số 4,3 tỷ USD; chiếm
16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tiếp tục duy trì được ở
vị trí thứ hai trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2005, Việt Nam đặt chỉ tiêu xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và phấn đấu đạt
khoảng 8-9 tỷ USD vào năm 2010.
Từ năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở cửa thị
trường Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam, đồng thời kích thích thêm lượng tiêu
thụ mặt hàng này. Theo số liệu của Hải quan Hoa kỳ, năm 2001, khả năng xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ mới chỉ đứng ở vị trí 70
trong tổng số gần 200 nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, thì đến
năm 2002 đã vượt lên xếp thứ 23; năm 2003 bứt phá mạnh hơn, xếp thứ 8 và
năm 2004, xếp ở vị trí thứ 6, vượt 64 bậc sau 3 năm. Năm 2004, ngành dệt may
Việt Nam chiếm gần 3,5% thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
với đơn giá xuất khẩu bình quân vượt Trung Quốc và trở thành một trong những
nước có đơn giá xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ thuộc loại cao nhất trong số
các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Cụ thể, năm 2001, đơn giá
xuất khẩu bình quân là 1,51 USD/m2 sản phẩm, đến năm 2004 tăng lên 3,14
USD/m2 sản phẩm; trong khi Trung Quốc từ 2,96 USD/m2 sản phẩm, tụt xuống
còn 1,25 USD/m2 sản phẩm. Nếu tính những chủng loại hàng (cat) nóng nhất
trên thế giới hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì khả năng cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam cũng rất mạnh; ví dụ như mặt hàng áo sơ mi dệt kim
(cat. 388/339) tính trong 9 tháng đầu năm 2004, Việt Nam được xếp vị trí thứ
năm trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ; đặc biệt là cat. 347/348, Việt Nam
xếp thứ hai trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ.

Mức tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ mạnh
đến mức có một số nhóm vận động hành lang để Quốc hội Mỹ ban hành qui chế
kiểm soát mới (từ năm 2003, Oasinhtơn đã áp dụng qui chế hạn ngạch mới đối
với hàng dệt may của Việt Nam). Trong khi đó, các nhóm kinh doanh Mỹ khác,
như Hiệp Hội Dệt May Quốc gia (NTA) có trụ sở ở Boston, công khai ủng hộ
việc bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam khi quốc gia này trở
thành thành viên WTO vào cuối năm nay. Theo ông Karl Spilhous, Chủ tịch
Hiệp hội NTA, chủ trương tìm kiếm cơ chế để đảm bảo điều đó thông qua khả
năng vận dụng quy định tạm thời của WTO cho phép kiểm soát từng mặt hàng
nhập khẩu cụ thể nếu gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của một quốc gia.
2.T ừ 2003-2006
Trong quý I/2003, tổng kim ngạch xu t khẩu của ngành dệt, may là 850
triệu USD thì riêng thị trường Mỹ đạt 530 triệu USD, chiếm khoảng 2/3 tổng
kim ngạch của tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, lãnh đạo một
số bộ, ngành đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào
sân chơi Mỹ thì phải nắm vững luật pháp nước Mỹ và phải ềchơiể theo kiểu
Mỹ. Ðây là thị trường tràn ngập cơ hội kinh doanh nhưng cũng đầy cam go,
cạnh tranh khốc liệt...Nhiều bất lợi cho cả hai bên.Bộ Thương mại cho biết, kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ chiếm một
phần rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt, may của Mỹ
(khoảng 1,6%). Vì thế, kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết,
hầu hết các doanh nghiệp ngành dệt, may Việt Nam đều tranh thủ đổi mới thiết
bị công nghệ, cải tiến mẫu mã, xây dựng chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn
quốc tế ... nhằm chiếm lĩnh thị trường Mỹ còn đầy tiềm năng.Sản phẩm của một
số doanh nghiệp như: Công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty
dệt Phong Phú, Công ty dệt Phước Long, Công ty may Phương Ðông ... bước
đầu đã chinh phục được nhiều khách hàng châu Âu và Mỹ. Một tin vui cho
ngành dệt, may là Liên minh châu Âu (EU) vừa đồng ý tăng hạn ngạch cho một
số sản phẩm dệt, may của Việt Nam và Chính phủ Mỹ cũng đồng ý dành cho
Việt Nam hạn ngạch 1,7 tỷ USD hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường Mỹ

trong năm đầu tiên, sau mỗi năm tiếp theo sẽ tăng hạn ngạch từ 2-7% cho từng
sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch đối với ngành dệt,
may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn nhiều điều chưa thỏa đáng, gây
ra sự phản đối mạnh mẽ trong giới doanh nghiệp hai nước. Nội dung của bản
thỏa thuận hạn ngạch còn nhiều điểm thể hiện sự áp đặt vô cớ trong các chính
sách phát triển thương mại của Hoa Kỳ, thậm chí đi ngược lại với quyền lợi
người dân Mỹ. Bình luận về điều này, một số nhà doanh nghiệp Mỹ đang kinh
doanh tại Việt Nam cho biết, việc Chính phủ Mỹ áp dụng hạn ngạch đối với
hàng hóa dệt, may của Việt Nam là không công bằng, người tiêu dùng Mỹ sẽ
phải chịu thiệt khoảng 20 tỷ USD/năm và trong năm tới sẽ khó đáp ứng được
nhu cầu mua sắm của người dân Mỹ. Bên cạnh đó, 50 nhà nhập khẩu bán lẻ Mỹ
cũng phản đối gay gắt và cho rằng, hạn ngạch buôn bán hàng dệt may giữa hai
nước đã vô tình kìm hãm ngay chính ềđội nhàể vì phát triển hệ thống bán lẻ
đang rất có ý nghĩa trong việc khôi phục nền kinh tế Mỹ. Các nhà nhập khẩu
Mỹ sẽ phải bỏ lỡ nhiều cơ hội mua hàng dệt, may từ khu vực có chi phí thấp
cho các sản phẩm chất lượng cao như ở Việt Nam. Trong số khoảng 30 mặt
hàng dệt, may của Việt Nam bị giới hạn số lượng vì “chuyện hạn ngạch” thì có
4 chủng loại hàng hóa gồm: quần dài, quần Jean, hàng dệt kim, áo sơ mi cộc tay
là những mặt hàng quan trọng của các nhà nhập khẩu Mỹ, với số lượng tiêu thụ
khoảng gần 300 triệu sản phẩm mỗi năm. Ðiều này sẽ gây thiệt hại không nhỏ
cho các doanh nghiệp Mỹ khi phải mua hàng ở các khu vực có giá thành sản
phẩm cao hơn nhiều so với Việt Nam. Trớ trêu thay, nguyên nhân dẫn đến việc
áp dụng hạn ngạch dệt, may đối với Việt Nam lại bắt nguồn khi một số nhà sản
xuất Mỹ kêu ca rằng, sản phẩm giá rẻ của Việt Nam đang tràn ngập thị trường
Mỹ làm giảm lợi nhuận của họ.Theo đánh giá của ông Bùi Xuân Khu - Thứ
trưởng Bộ Công nghiệp thì trong năm đầu tiên, hạn ngạch dệt, may vào Mỹ
cũng có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tỷ lệ tăng hạn

×