MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HANG DỆT MAY CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần
may Sông Hồng sang thị trường Mỹ
1. Định hướng
Thực hiện chiến lược tăng trưởng gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa
năng lực sản xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động
nhất là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, dịch chuyển cơ cấu, chủng loại mặt
hàng, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt các thị
trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh để hội nhập.
Chú trọng hơn nữa thị trường nội địa, đẩy mạnh thị trường nội bộ. Xây
dựng và quảng cáo nhãn hiệu và thương hiệu tại thị trường trong nước và
quốc tế.
Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chuyên môn hoá, sản xuất
các mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới.
Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành bằng
việc tham gia mua cổ phần.
Hiện nay Công ty cổ phần may Sông Hồng đang tập trung cho việc cổ
phần hoá các công ty thành viên để theo kịp tiến trình đổi mới và huy động
được nguồn vốn từ xã hội cho thời kỳ hội nhập.
1.1. Định hướng phát triển thị trường
Để thành công trong kinh doanh thì Công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho phù hợp với từng thời kỳ. Định hướng được những bước đi trong
từng thời kỳ có thể giúp Công ty tránh được rủi ro. Công ty sẽ đầu tư khai thác
chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần trong nước, đa dạng chủng loại hàng để đáp ứng
những yêu cầu cao cấp trong nước. Không ngừng mở rộng và phát triển thị
trường, trước hết phải đứng vững trên những thị trường truyền thống đồng thời
mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới. Cải tiến máy móc, đầu tư
công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường mới.Tiếp tục đẩy mạnh công
tác xúc tiến thương mại, cụ thể hoá từng mặt hàng kinh doanh để có kế hoạch
triển khai từ đầu năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tập trung tạo
cho sản phẩm những đặc trưng thương hiệu riêng.
1.2. Định hướng phát triển sản phẩm
−Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, đa dạng các mẫu thiết kế. Tập trung
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều mẫu mã mới, làm ra được
nhiều sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, vị
thế của công ty được nâng cao. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm mà vẫn
đảm bảo tiết kiệm chi phí hạ giá thành từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm. Công ty vẫn tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh để giữ vững thị
trường. Nhóm sản phẩm mũi nhọn luôn được đầu tư, quan tâm theo dõi kịp thời.
−Nâng cao uy tín của thương hiệu Sông Hồng tới thị trường trong nước và quốc
tế.
2. Mục tiêu
Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật 15% so với năm 2007. Thực hiện một số chỉ
tiêu cơ bản sau:
Doanh thu đạt 1750 tỷ
Giá trị tổng sản lượng 1250 tỷ
Kim ngạch xuất khẩu đạt 44,8 triệu USD
Lợi nhuận đạt 13,7 tỷ
Nộp ngân sách 12,5 tỷ
Thực hiện chương trình tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí
từ 5-10% so với năm 2006.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo TTCS và yêu cầu khách hàng. Hạn chế
thấp nhất các khiếu nại, không có khiếu nại phải đền bù vật chất
Sản xuất đảm bảo an toàn, môi trường vệ sinh sạch đẹp. Duy trì và phát
huy hiệu lực của HTQLCL, duy trì và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Wrap
trong ngành may mặc
II.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may
Sông Hồng sang thị trường Mỹ
1. Giải pháp về sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của
sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này thì quá trình sản
xuất phải tuân thủ đúng qui định và có sự giám sát chặt chẽ theo hệ thống tiêu
chuẩn nhằm hạn chế thấp nhất sản phẩm lỗi, hỏng. Khi chất lượng sản phẩm có
vấn đề nếu không thể khắc phục được cần phải loại bỏ. Sản phẩm tốt thì uy tín
của Công ty mới cao.
Đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng. Hiện nay chúng ta mới chỉ tập trung sản xuất ở một số mặt
hàng đòi hỏi kỹ thuật chưa cao, kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu nói chung còn khá
đơn giản. Ngày nay khi vấn đề thời trang ngày càng được người tiêu dùng quan
tâm thì một sản phẩm dù đơn giản đến mấy cũng cần phải có sự đổi mới, cách
điệu ít hay nhiều. Cái yếu của chúng ta là chưa đủ khả năng tự thiết kế mẫu mã
riêng để định hướng và thuyết phục được thị trường. Cần đa dạng hoá sản phẩm
và đi sâu vào kỹ thuật vì vậy cần đầu tư thiết kế khai thác tối đa nhu cầu thị
trường và cập nhật công nghệ phù hợp. Chất liệu và thiết kế phải phù hợp với
nhau làm nên tính ưu việt của sản phẩm.
Thương hiệu lại không thể hình thành trong một thời gian ngắn do đó phát
triển bằng chính thương hiệu của mình là điều rất khó khăn.Hầu hết sản phẩm
của các nước đang phát triển đều phải sử dụng dưới tên các thương hiệu nổi
tiếng khác. Khi mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày một gia tăng thì
người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp yêu cầu của mình là
dựa trên thương hiệu. Thương hiệu nổi tiếng đồng nghĩa với đó là sản phẩm có
uy tín, chất lượng, sang trọng và hợp thời trang. Sản phẩm có thương hiệu tốt
người mặc nó cũng tự tin hơn trong bất cứ việc gì. Để thương hiệu của mình
được biết đến công ty cần đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị
trường nước ngoài, vừa để tránh hàng giả hàng nhái. Ngày nay khi đã có hình
thức nhượng quyền thương mại thì rất nhiều sản phẩm có chất lượng tốt không
thua kém hàng hiệu có thể đăng ký sử dụng dưới tên các thương hiệu nổi tiếng
khác.
2. Giải pháp phát triển thị trường
Phát triển thị trường sẽ nâng cao được thế và lực đồng thời tạo thêm sức
mạnh cho ngành nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Mở rộng thị
trường xuất khẩu là tất yếu trong thời kỳ hội nhập. Mở rộng thị trường gắn liền
với phát triển sản phẩm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ chúng ta cần
phải:
− Đầu tư đổi mới công nghệ thay thế công nghệ cũ lạc hậu bằng công nghệ mới
hiện đại hơn, năng suất cao hơn phù hợp với sản phẩm mới. Công nghệ là yếu tố
hàng đầu cần thiết là sự bứt phá trong sản xuất công nghệ do đó công nghệ
quyết định sự thắng thua giữa các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay khi nhân công rẻ
không còn là một lợi thế như trước thì phải tính đến cạnh tranh ở những khía cạnh
khác như: công nghệ, chất lượng nhân công, nguyên liệu cho đầu vào, thương
hiệu,...Một trong những điểm yếu của chúng ta là chưa có công nghệ hiện đại để có
thể đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất tạo ra sự năng động linh hoạt và chủ động
trong sản xuất kinh doanh.
− Yếu tố giá và tiếp thị: Giá bán cao là một trong những nguyên nhân làm giảm
khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thị
trường Mỹ là thị trường đa sắc tộc đa văn hoá bao gồm nhiều dải thị phần trải
rộng từ thấp đến cao, mỗi nhóm thị trường sẽ có yêu cầu riêng về giá cả và tiếp
thị. Giảm giá thành cần thiết phải giảm chi phí nguyên vật liệu, tức là cần tìm
những nguồn nguyên vật liệu đảm bảo với giá rẻ từ đó làm giảm chi phí sản
xuất. Tiếp kiệm nguyên vật liệu cần phải có kế hoạch chặt chẽ giảm tỷ lệ sản
phẩm hỏng, lỗi do sản xuất. Có định mức tiêu dùng phù hợp để tiết kiệm vật tư.
Giảm chi phí xuất khẩu bằng cách thực hiện nhanh thủ tục xuất hàng giảm chi
phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi và làm thủ tục hải quan. Vấn
đề tiếp thị và xúc tiến cần được tiến hàng đồng bộ. Cần đổi mới công tác tiếp thị
cho phù hợp với từng phân đoạn thị trường và tăng cường năng lực xúc tiến
thương mại. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng cách tham gia nhiều hơn các
hội chợ thương mại quốc tế giới thiệu hàng tiêu dùng. Thành lập phòng
Marketing và đầu tư nghiên cứu đào tạo cán bộ chuyên viên marketing giỏi.
− Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng và nhu
cầu thị trường. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường còn rất sơ khai đơn giản
thiếu hẳn nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Hoạt động chủ yếu
của Công ty hiện nay là nghiên cứu qua mạng Internet qua báo chí và một số hội
thảo nên còn thiếu kiến thức thực tế. Cần đầu tư và chú trọng hơn nữa cho công
tác này bằng cách thành lập nhóm chuyên nghiên cứu về thị trường Mỹ, tạo điều
kiện hơn nữa cho cán bộ nhân viên đi sang Mỹ khảo sát thị trường đo lường nhu
cầu và tìm hiểu thị hiếu khách hàng một cách trực tiếp. Có khả năng thì Công ty
nên thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ để thuận tiện cho việc nghiên cứu thị
trường nắm bắt thông tin và tìm kiếm khách hàng. Nghiên cứu và đánh giá thị
trường Mỹ sẽ giúp công ty phân đoạn thị trường và tiếp cận đúng từng nhóm
khách hàng với những tiêu chí lựa chọn khác nhau từ đó nắm bắt những thay
đổi trên thị trường này kịp thời để có những chiến lược thay đổi cho phù hợp và
tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.
3. Thành lập kênh phân phối và xây dựng quảng bá thương hiệu
Khi hội nhập phát triển các doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức lại kênh
phân phối. Hiện nay sản phẩm của Công ty phần lớn phải xuất qua một hãng
trung gian mới vào được thị trường Mỹ do chúng ta không có kênh phân phối
tại Mỹ. Trong tương lai cần thành lập kênh phân phối cho sản phẩm của mình
giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà trung gian đồng thời xây dựng quảng bá
thương hiệu đưa thương hiệu của mình trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Khi khách hàng đã nghe nói nhiều đến Sông Hồng thì hẳn người ta sẽ chú ý hơn
đến sản phẩm của Công ty từ đó tạo ra ấn tượng nào đó trong tâm trí khách
hàng. Chúng ta có thể thuyết phục các nhà phân phối lớn tại Mỹ nhận hàng của