Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 19 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Học viên thực hiện: Võ Lệ HuyềnLớp: Cao học Quản lý kinh tế K23BGiảng viên hướng dẫn: TS. Tăng Văn Thạnh</b>
<i><b>Bình Định, tháng 03 năm 2022</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤ</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI MỞ ĐẦU</b>
Từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhànước ta đã nhận thức ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nộidung của việc thực hiện chính sách xã hội, nhất là an ninh xã hội, phúc lợi xã hội, bảođảm, bảo vệ toàn diện và đầy đủ an ninh con người; khẳng định mục tiêu chính sáchxã hội là nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc chocon người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước.
Tuy nhiên, lĩnh vực thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, anninh con người vẫn còn nhiều hạn chế: Quản lý phát triển xã hội và giải quyết một sốvấn đề xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa được kết hợp đồng bộ, chặt chẽtrong quá trình phát triển kinh tế, văn hố; thể chế quản lý xã hội cịn nhiều bất cập;tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn xã hội... chậm được khắcphục, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Giảm nghèo chưa bền vững, chưa có giảipháp để xử lý hữu hiệu vấn đề phân hoá giàu - nghèo, gia tăng bất bình đẳng, kiểmsốt và xử lý các mâu thuẫn xã hội, xung đột xã hội phát sinh. Chất lượng dịch vụ ytế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, có mặt cịnbất cập. Chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xãhội chưa thật sự hiệu quả; thụ hưởng của người dân từ thành tựu phát triển của đấtnước chưa hài hoà. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và pháplý để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninhcon người ở nước ta hiê Zn nay là vấn đề đang được đặt ra mô Zt cách cấp thiết cả về lýluận lẫn thực tiễn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã hội vìmục tiêu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. đặc biệttrong giai đoạn cách mạng hiện nay. đòi hỏi Đảng phải đề ra các chính sách xã hộiđúng và phù hợp với thực tế. Bởi vì thực tiễn cho thấy trong quá trình triên khai thựchiện một số chính sách xã hội như chính sách Người có cơng. xóa đói giảm nghèo,giải quyết việc làm... cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập là thực trạng chung đòi hỏiĐảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảng viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đếnchính sách xã hội.
<b>Xuất phát từ những lý do đó. tơi lựa chọn đề tài: “phân tích quan điểm xây dựng vàtổ chức thực thi chính sách xã hội ở Việt Nam”. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">
<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VÀ QLNN VỀ XÃ HỘI</b>
<b>1. Xã hội</b>
<b>1.1. Quan niệm xã hội?</b>
Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cáchthường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ khơng gian hoặc xã hội,thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Các xã hộiđược đặc trưng bởi các mơ hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa các cá nhân cóchung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt; một xã hội nhất định có thể được mơ tả làtổng số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó. Trong khoa học xã hội,một xã hội lớn hơn thường thể hiện các mơ hình phân tầng hoặc thống trị trong cácnhóm nhỏ.
Các xã hội xây dựng các mơ hình hành vi bằng cách coi các hành động hoặc lờinói nhất định là chấp nhận hoặc không thể chấp nhận. Những mơ hình hành vi trongmột xã hội nhất định được gọi là chuẩn mực xã hội. Các xã hội, và các quy tắc của họ,trải qua những thay đổi dần dần và vĩnh viễn.
<b>1.2. Quản lý nhà nước về xã hội.</b>
<i><b>a) Quản lý nhà nước </b></i>
Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhànước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mụctiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cảbộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thểthống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính docơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
<i><b> b) Quản lý nhà nước về xã hội</b></i>
Quản lý nhà nước về xã hội là sự tác động có hệ thống, tổ chức và điều chỉnhbằng quyền lực nhà nước đối với xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặctrưng và các mục tiêu mà nhà nước đặt ra, phù hợp với xu thế phát triển khách quancủa lịch sử.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC XẬY DỰNG VÀ TỔ CHỨCTHỰC THI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM</b>
<b>2. Chính sách xã hội2.1 Khái niệm</b>
Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinhtừ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dâncư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Có vai trị ổnđịnh đời sống người dân, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tiến tới xã hội công bằng,dân chủ, văn minh theo hướng bền vững.
<b>2.2 Đặc trưng</b>
Một là, chính sách xã hội là chính sách đối với con người, nhằm vào con người,lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiệnvà phát triển con người một cách tồn diện.
Hai là, chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc.Ba là, Chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo điềukiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển.
Bốn là, chính sách xã hội bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự,chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng.
Năm là, Chính sách xã hội cịn có đặc trưng rất quan trọng là tính kế thừa lịchsử.
<b>2.3 Chức năng </b>
<b>2.3.1 Định hướng sự vận động của xã hội</b>
Chính sách xã hội xuất phát từ các vấn đề xã hội của một đất nước. Đồng thời,chính sách xã hội là công cụ quản lý xã hội, thể hiện ý chí của Đảng, Nhà nước.Chính vì vậy, nó là một phưong tiện quan trọng định hướng mọi hoạt động và hành vicủa các chỉ thể tham gia hoạt động trong các lĩnh vực xã hội theo những mục tiêu,phương hướng đã định trước của Nhà nước. Nó có vai trị thúc đẩy các vấn đề xã hộivận động một cách đúng đắn theo quy luật kinh tế, xã hội khách quan trong điều hiệntồn cầu hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Trên thực tế, quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, khi xây dựng cácchính sách xã hội, các nhà hoạch định chính sách xã hội phải dựa trên các chiến lược,đường lối, chủ trương của Đảng trong các lĩnh vực xã hội, nhằm giải quyết những vấnđề bức xúc đặt ra trong từng thời kỳ. Do đó, các chính sách xã hội của Nhà nước luônphản ánh đường lối, chủ trương của Đảng trong việc phát triển các lĩnh vực xã hội, cóchức năng định hướng sự phát triển các hoạt động xã hội cũng như mọi hoạt động liênquan nhằm thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ.
<b>2.3.2 Điều chỉnh các vấn đề xã hội</b>
Trong quá trình phát triển đất nước, dưới sự tác động của các quy luật kháchquan và nhân tố chủ quan, có rất nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ảnh hưởng đến đờisống, sự ổn định xã hội. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội thông quacông cụ chính sách giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, điều tiết những mất cânđối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho cáchoạt động xã hội vận động theo mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xãhội của đất nước.
Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng mang lại những mặtkhiếm khuyết, tiêu cực, địi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước, như sự bất ổn địnhcủa nền kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môitrường... Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củanền kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng cơng cụ chính sách để điều tiết các mốiquan hệ xã hội, tác động vào quá trình phân phối thu nhập, tạo cơ hội phát triển chocác đối tượng yếu thế, bị ảnh hưởng. Ví dụ như: Nhà nước phát triển hệ thống tíndụng nơng thơn; ban hành áp dụng các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sáchphát triển cơ sở hạ tầng đối với vùng sâu, vùng xa nhằm giảm bớt khoảng cách giàunghèo giữa các tầng lớp dân cư; thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao độngnơng nghiệp bị thu hồi đất làm trong các khu công nghiệp, khu đô thị để họ chuyểnđổi nghề, gia nhập thị trường lao động; hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp...
<b>2.3.3 Phát triển con người</b>
Chính sách xã hội là loại chính sách liên quan đến con người và bao trùm mọimặt cuộc sống của con người. Vì vậy, đặc trưng bao qt nhất của chính sách xã hội làlấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiệnvà phát triển toàn diện con người; lấy con người làm trung tâm, coi trọng yếu tố conngười trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Con người vừa là động lực của sự phát
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">triển xã hội và tiến bộ xã hội, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển xã hội. Conngười ở đây là con người cụ thể, có thể lực, trí lực và nhân cách khác nhau, nhưng lạicó quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và xã hội. Con người vừa có cuộc sống riêng, vừahòa quyện với đời sống xã hội. Tác động của chính sách xã hội đối với đời sống conngười ở đây là nhằm hình thành các chuẩn mực xã hội và giá trị xã hội, vừa là chuẩnmực mạng tính chất phổ biến, vừa là sản phẩm tổng hợp của một q trình lịch sử lâudài mang tính chất đặc thù phù họp với yêu cầu của thời đại trong từng nấc thang pháttriển của lịch sử. Tính phổ biến và tính đặc thù là hai mặt gắn bó hữu cơ của chínhsách xã hội khơng phủ định lẫn nhau, trái lại cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau.
<b>2.3.4 Thúc đẩy sự phát triển</b>
Chính sách xã hội không chỉ nhằm vào giải quyết các hậu quả của các vấn đềxã hội mà nó là cơng cụ quản lý vĩ mơ, có vai trị kích thích, tạo động lực mạnh mẽcho sự phát triển kinh tế và xã hội. Bản thân mỗi chính sách xã hội có vai trị tác độngtích cực vào sự vận động của các vấn đề xã hội theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra,khi một vấn đề xã hội được giải quyết thì sẽ có tác động dây chuyền đến các vấn đềkinh tế, xã hội khác và chính nó có vai trị thúc đẩy những nhu cầu phát triển mới.Ví dụ, chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nơng nghiệp trong qtrình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động đến thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu laođộng nông thôn từ khu vực nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp dịch vụ. Đồngthời, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động này lại kích thích sự phát triển doanhnghiệp, các ngành công nghiệp, dịch vụ mới nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao độngnông thôn.
<b>3. Hệ thống chính sách xã hội</b>
Hệ thống các chính sách xã hội là tập hợp các chính sách xã hội trong lĩnh vựcxã hội, hướng vào các vấn đề xã hội, đảm bảo cho sự phát triển kinh te - xã hội củamột quốc gia ổn định, bền vững. Hệ thống chính sách xã hội của Việt Nam bao gồmcác nhóm chính sách chủ yếu sau:
<b>3.1 Nhóm chính sách tác động vào q trình phát triển con người</b>
Các chính sách này bao gồm các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển con ngườivề mặt thể lực, trí lực và sức khỏe của con người, bao gồm các chính sách như:
Chính sách dân số: nhằm tạo ra một quy mơ dân số, cơ cấu dân số hợp lý giữacác vùng thành thị, nông thôn và miền núi; giữa các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp,dịch vụ...
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Chính sách giáo dục - đào tạo: nhằm thực hiện các giải pháp hướng vào pháttriển con người toàn diện, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡngnhân tài.
Chính sách việc làm: Nhằm thực hiện các giải pháp nhằm tạo môi trường, cơhội giải quyết việc làm, thu nhập, không ngừng nâng cao mức sống cho người laođộng và dân cư.
Chính sách văn hóa và thể thao: Nhằm thực hiện các giải pháp thảo mãn nhucầu văn hóa, nghệ thuật và thể thao của đông đảo quần chúng nhân dân, biến cácthành tựu văn hóa, thể thao thành tài sản chung, nhằm phát triển con người trên nềntảng văn hóa lành mạnh và các hoạt động thể thao tăng cường phẩm chất thể lực củacon người.
Chính sách an toàn và vệ sinh lao động: Nhằm thực hiện các giải pháp và kỹthuật hướng vào bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng con người dưới tác động củamơi trường lao động.
Chính sách về mơi trường sống: Nhằm thực hiện các giải pháp, kỳ thuật giữ gìnmơi trường trong sạch, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cộng đồngdân cư.
Chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nhằm vào thực hiện các giải phápphòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhândân.
<b>3.2 Nhóm chính sách trong lĩnh vực phân phối</b>
Bao gồm các chính sách như liên quan đến phân phối thu nhập trong các doanhnghiệp và nền kinh tế, bảo đảm lợi ích vật chất hài hòa giữa những người lao động,tầng lớp dân cư và cộng đồng xã hội, bao gồm các chính sách như:
Chính sách tiền lương: Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kếthợp với các giá trị truyền thống trả lương trong lao động, đảm bảo mức lương tốithiểu đủ cho lao động giản đơn tái sản xuất sức lao động, tiền lương mang cạnh tranhtrên thị trường lao động, điều tiết thu nhập thơng qua chính sách thuế thu nhập họp lý.Chính sách phúc lợi xã hội: Hướng vào thực hiện các giải pháp đảm bảo phầnbổ sung, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao độn và dân cư.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Chính sách bảo hiểm xã hội: Nhằm vào thực hiện giải pháp quản lý rủi ro xãhội, bao gồm nhiều lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểmnghề nghiệp, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản phương tiện...
Chính sách trợ giúp đặc biệt: Nhằm thực hiện các giải pháp ưu đãi người cócơng với cách mạng để họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần, thể hiện tráchnhiệm, đạo lý, truyền thống của dân tộc.
Chính sách trợ giúp xã hội: Gồm các chính sách trợ cấp về vật chất, chăm sócsức khỏe, giáo dục, tạo cơ hội sống cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như:Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, người bị tai nạn ngoài vùng cư trú (trợ cấp xãhội đột xuất); người khơng có khả năng chăm sóc bản thân, bệnh tật hoặc khơng cónguồn thu nhập, hồn cảnh khó khăn (trợ cấp thường xun); hộ gia gia đình nghèođói (chính sách xóa đói giảm nghèo) và trợ giúp các đối tượng sa vào tệ nạn xã hội...
<b>3.3 Nhóm chính sách tác động vào cơ cấu xã hội</b>
Bao gồm các chính sách điều chỉnh lợi ích giữa các giai cấp, tầng lóp xã hội:cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanh nghiệp, tiểu thương... Các điều chỉnh lợi ích nàyphải đảm bảo cho thúc đẩy xã hội tiến bộ, củng cố hài hòa giữa các giai cấp, tầng lớptheo mục tiêu của Đảng, Nhà nước ở từng giai đoạn. Do vậy nhóm chính sách nàyquan tâm đến các nhóm xã hội trong từng tầng lớp xã hội, bao gồm cả chính sách đốivới các nhóm xã hội đặc thù, cụ thể:
Chính sách đối với các nhóm xã hội như: cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanhnghiệp, tiểu thương.. Các chính sách này nhằm tác động vào sự phát triển, đảm bảohài hịa quyền lợi giữa các tầng lóp xã hội và sự hịa hợp, ổn định xã hội.
Chính sách đối với nhóm xã hội đặc thù, hướng vào các giải pháp đảm bảo chosự phát triển bình đẳng, cơng bằng đối với các nhóm xã hội nhất định, bao gồm cácchính sách như: chính sách đối với thanh niên, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ, nhómdân tộc ít người, người khuyết tật, chính sách tơn giáo, chính sách đối với người ViệtNam định cư ở nước ngoài...
<b>4. Tổ chức thực hiện chính sách xã hội</b>
Tổ chức thực hiện chính sách là quá trình tổ chức và thúc đẩy các hoạt động ápdụng các chính sách xã hội vào cuộc sống nhằm tạo ra kết quả thực tế thông qua cáchoạt động có tổ chức của các cơ quan chức năng nhà nước về quản lý xã hội, nhằmhiện thực hố những mục tiêu mà chính sách xã hội đề ra.
</div>