Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 23 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG </b>
---o0o---
<b>BÀI TẬP NHĨM </b>
<b>MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM</b>
<b>Chủ đề nghiên cứu: Chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử và phân tích nội dung quá trình chuyển hướng chiến lược của Đảng </b>
<b>trong giai đoạn 1939-1945. </b>
<b>Giảng viên : TS. Ngô Bá Khiêm Nhóm – Tổ: Nhóm </b>46 – Tổ 4
<b>Sinh viên thực hiện : Lê Ái Linh - 721K0451 </b>
Phạm Hà Minh - 721V0032 Lê Thị Châu Linh - 721K0374 Nguyễn Hoàng Minh - 721K0422 Nguyễn Trần Phượng Ngân – 221H0073 Dương Thảo Ngọc – 721K0424 Trần Ngọc Minh Nhật – 721V0050 Trần Ngọc Thảo Nhi – 721K0219
<b>Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 27 tháng 1 năm 2023 1</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">2
<b>MỤC LỤC </b>
<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM ... 3 </b>
<b>1. CHỨNG MINH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI LÀ TẤT YẾU LỊCH SỬ ... 4 </b>
1.1. Tình hình thế giới tác động lịch sử Đảng Cộng sản ... 4
1.2. Bối cảnh lịch sử và các phong trào đấu tranh trong nước ... 5
1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ... 15
1.4. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam ... 16
<b>2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 ... 18 </b>
2.1. Hoàn cảnh lịch sử ... 18
2.2. Nội dung cơ bản chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ... 19
2.3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ... 20
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 22 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">3
<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM </b>
Chủ đề nghiên cứu: Chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử và phân tích nội dung quá trình chuyển hướng chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939-1945
<b> </b>
<b>1. Danh sách tổ 4/ nhóm 46: </b>
<b>mức độ tham gia <sup>Ghi chú </sup></b>
<b>6. </b> Dương Thảo Ngọc 721K0424 100% Thành viên
<b>BIÊN BẢN HỌP NGÀY 24 11_ _2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">4
<b>I. Điểm danh, địa điểm </b>
- Số lượng thành viên: 8 - Nền tảng: Google Meet - Thời gian: 18h-18h30
<b>II. Tóm tắt nội dung cuộc họp </b>
- Thông báo về link Drive mà tất cả thành viên sẽ làm việc nhóm cùng nhau -> Gửi qua nhóm Zalo
- Bàn về mục lục mà mỗi thành viên kham khảo trước đó -> nhóm trưởng chốt nội dung cần soạn và phân công nhiệm vụ
<b>- Phụ trách nhắc nhở các deadline: ÁI LINH </b>
Thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm cho Chủ nghĩa Xã hội trở thành hiện thực, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại, là giai đoạn quan trọng chuyển từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội trên toàn cầu
<b>1.1. Tình hình thế giới tác động lịch sử Đảng Cộng sản </b>
Sau khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển nhiều công ty xuyên quốc gia, tư bản độc quyền… trở thành hệ thống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1.2. Bối cảnh lịch sử và các phong trào đấu tranh trong nước </b>
Năm 1858, quân đội Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, và sau gần 30 năm (năm 1884), thông qua Hiệp ước Patơnốt, triều Nguyễn buộc phải đầu hàng, chấp nhận sự thống trị của Pháp. Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị và bóc lột nặng nề, chia đất nước thành 3 miền để dễ dàng kiểm soát, tạo ra một hệ thống chính trị chuyên chế. Kinh tế của Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào Pháp, và chính sách văn hóa xã hội của họ làm giảm giá trị của văn hóa và xã hội truyền thống Việt Nam.
<b>1.2.1 Tình hình giai cấp và mâu thuẫn trong xã hội: </b>
Phong kiến, gồm phong tước và kiến địa, đã chịu sự tan rã. Một số ít thành phần phong kiến phản động và đầu hàng kẻ thù, trong khi phần lớn vẫn giữ tinh thần yêu nước và dân tộc.
Nông dân, chiếm 90% dân số, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cao, và sẵn sàng theo đuổi cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, một số nông dân vẫn giữ ý thức tư hữu đối với sản xuất nhỏ.
Công nhân, chiếm 1,2% dân số vào năm 1929, thể hiện tính tích cực và liên kết với nơng dân, có xuất thân từ giai cấp nơng dân, chúng đã trở thành một phần quan trọng của cách mạng với việc tiếp nhận Chủ nghĩa Mác – Lê Nin khi thực dân Pháp khai thác Việt Nam.
<b>1.2.2 Phong trào yêu nước </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Các Phong Trào Chống Thực Dân:
Phong trào Cần Vương (1885 1896): Bắt đầu khi vua Hàm Nghi chiếu Cần Vương vào ngày 13-7-1885, phong trào này lan rộng mạnh mẽ trên khắp địa bàn Việt Nam.
-Cuộc Khởi Nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884): Đây là một sự nổi dậy tại Bắc Giang vào năm 1884.
Phong trào Đông Du (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Phong trào Duy Tân (1906) do Phan Châu Trinh đứng đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), những nỗ lực này vẫn thất bại trước sức mạnh của thực dân Pháp.
<b>b. Thất bại của phong trào yêu nước đã dẫn đến vấn đề gì và nguyên nhân dẫn đến thất bại đó </b>
Sau những thất bại, Cách mạng Việt Nam trở nên bế tắc. Thất bại không phải do thiếu tinh thần chiến đấu hay khả năng tác chiến, mà là do những giai cấp và tư tưởng cũ không đủ khả năng lãnh đạo nhân dân đến thành công. Điều này đặt ra nhu cầu xác định thiếu sót về đường lối thực hiện cách mạng và về giai cấp lãnh đạo.
Mất niềm tin trong hệ tư tưởng cũ và đội lãnh đạo khơng đủ tư cách và uy tín.
Thiếu chiến thuật hợp lý để đối mặt với thực dân Pháp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ </b>
Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đó đặt ra u cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
V.I. Lênin đã từng tuyên bố: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga”. Tổ chức những người cách mạng mà Lênin nói đến đó là “một đảng kiểu mới, thực sự cách mạng và thực sự cộng sản". Bởi theo Người “chỉ có Đảng Cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiền phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm tất cả những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hồn tồn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tơi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ; nếu nó biết gắn liền toàn bộ với cuộc sống của giai cấp mình và thơng qua giai cấp đó, gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hồn tồn vào mình.”
Tiếp thu những lý tưởng mang hàm ý sâu sắc từ V.I. Lê-nin và học tập những điểm mạnh của Cách mạng Tháng Mười Nga, mà Người tiếp thu những tinh hoa tinh túy nhất của chủ nghĩa, đồng thời thêm thắt và sửa đổi sao cho hợp với tình hình nước ta lúc bây giờ.
Như vậy có thể kết luận,
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">8
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan, hợp quy luật của lịch sử: Sau khi thực dân Pháp hồn thành q trình xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta đã biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Chính sách của Thực dân Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả khía cạnh, bao gồm cả kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội. Chính những chính sách cai trị này đã tạo nên sự chuyển biến của xã hội Việt Nam, trong đó là có sự chuyển biến của mâu thuẫn xã hội: xuất hiện mâu thuẫn mới (cơ bản chủ yếu) giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn cũ vẫn tồn tại giữa địa chủ phong kiến phản động với đại quần chúng nông dân. Có mâu thuẫn tất yếu sẽ được giải quyết bằng đấu tranh. Lịch sử đặt ra yêu cầu phải tìm được một đường lối cứu nước đúng đắn nhằm đánh đổ ách áp bức giành độc lập tự do cho nhân dân. Và khi đã tìm được con đường cứu nước là chủ nghĩa cộng sản thì nhất thiết phải có một chính đảng lãnh đạo. Nhưng chính đảng ở đây phải là duy nhất. Bởi vậy khi 3 tổ chức Cộng sản tồn tại và hoạt động riêng rẽ làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán thì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc tổ chức hội nghị quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước: Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc tuy diễn ra liên tục mạnh mẽ, các phong trào đều lần lượt bị thất bại vì đã khơng đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến khơng có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất để tạo thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu thì chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Chủ trương cải cách chấn hưng đất nước của Phan Châu Trinh thì lại “đã đặt vào lịng độ lượng của Pháp cái hy vọng cải tử hoàn sinh cho nước Nam”, vì vậy nó mang tính cải lương. Tất cả đều thiếu đường lối chính trị đúng
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">9
đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội; chưa có một tổ chức đảng chân chính vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, lực lượng tham gia còn nhỏ lẻ; chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù. Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị khác nhau đang bế tắc về đường lối thì khuynh hướng vô sản thắng thế, Đảng Cộng sản ra đời để giải quyết sự khủng hoảng này. Chính vì vậy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là quy luật tất yếu, là lựa chọn của lịch sử, phù hợp với tình hình đất nước
<b>1.2.4 Sự ra đời của các tổ chức đảng phái </b>
Những phong trào mang ý thức hệ phong kiến tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này là:
Phong trào Cần Vương (1985- 1896). Ngày 13 - 7- 1885 vua Hàm Nghi Xuống Chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ,Trung kỳ, Nam kỳ. Ngày 01 – 11 – 1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển đến năm 1896.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang 1884- 1913). Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt. Sự thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ khả năng giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.
Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản:
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập cho dân tộc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">10
Đại biểu cho xu thế cải cách là Phan Châu Trinh với chủ trương vận động,cải cách văn hoá, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân, đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí,chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền
Thời kỳ này ở Việt Nam cịn có các phong trào: Đông Kinh Nghĩa Thục(1907), Phong trào “tẩy chay khách trú” (1919), phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở Sài Gòn (1923). Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời:
Đảng Lập hiến (năm 1923), Đảng Thanh niên (tháng 3-1926), Đảng Thanh niên cao vọng (năm1926), Việt Nam nghĩa đoàn (ra đời năm 1925, sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng; tháng 12 năm 1927 Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập.
<b>1.2.5 Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản của lãnh tụ Hồ Chí Minh </b>
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của Cách mạng Việt Nam. Chính Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp và quyết định đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng.
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin Để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Về tư tưởng: Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tố cáo tội ác thực dân đối với nhân dân các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">11
truyền tư tưởng Mác Lê nin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc.Từ giữa năm 1921, tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria ( Người cùng khổ). Người viết nhiều bài báo trên báo nhân đạo, Đời sống cơng nhân, Tạp chí Cộng sản….Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.Năm 1925, cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản lần đầu ở Paris, đã tố cáo, kết tội chế độ bóc lột, cai trị của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung và nhân dân Việt nam nói riêng.
Về chính trị: Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vơ sản ở “ chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “ công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ…là bầu bạn cách mệnh của công nông”Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.Phong trào “ vơ sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát động từ ngày 29 - -9
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">→ Tóm lại, trên đây là nội dung cơ bản về vai trò của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng. Vai trò này được thể hiện trước hết từ việc lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn, đi theo Quốc tế Cộng sản và Chủ nghĩa Mác Lê nin. Đồng thời, Người có sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cần thiết cho việc thành lập Đảng. Có thể nói, vai trị của Nguyễn Ái Quốc cho việc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng vừa đúng về mặt lý luận, vừa sát về mặt thực tiễn.
<b>1.2.6 Quá trình phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào nhân dân yêu nước dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930 </b>
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân v- à phong trào yêu nước.
<b>a. Chủ nghĩa Mác-Lênin </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">13
Chủ nghĩa Mác Lênin ra đời vào cuối thế kỷ 19, là hệ thống tư tưởng khoa học của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Chủ nghĩa Mác Lênin đã giải quyết một cách khoa học các vấn đề cơ bản -của xã hội lồi người, trong đó có vấn đề giải phóng dân tộc. Ở Việt Nam, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng, của dân tộc ta đã sớm được tiếp thu và thấm nhuần sâu sắc các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin lại được trải nghiệm trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người đã viết nhiều tác phẩm quan trọng, trong đó có "Luận cương của Đảng Cộng sản Việt Nam", là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Sự nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc và hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ phù hợp với lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phù hợp với -nhu cầu và sự lựa chọn của lịch sử cách mạng Việt Nam.
<b>b. Phong trào công nhân </b>
Phong trào công nhân là một trong ba yếu tố cho sự hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với 2 yếu tố còn lại. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi thì tiến hành xâm lược và áp bức nhân dân các nước thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt.
</div>