Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc Ninh Bình, Phú Yên và chế tạo kit LAMP ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b><small>VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG </small></b>

---*---

<b>PHẠM THỊ HÀ TRANG </b>

<b>NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ TRÊN NGƯỜI Ở HAI XÃ TRỌNG ĐIỂM THUỘC NINH BÌNH, PHÚ YÊN VÀ CHẾ TẠO KIT LAMP ỨNG DỤNG TRONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cơng trình hồn thành tại </b>

<b>Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương </b>

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trần Thanh Dương 2. TS. Trương Văn Hạnh

<b>Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ……… Phản biện 3: ……… </b>

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Vào hồi giờ ngày tháng năm 20

<b>Có thể tìm đọc luận án tại: </b>

1. Thư viện Quốc gia Việt Nam

2. Viện Sốt rét - Thư viện Ký sinh trùng và Côn trùng học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ </b>

1. Phạm Thị Hà Trang, Trương Văn Hạnh, Hoàng Đình Cảnh, Trần Thanh Dương, (2024), Thực trạng và một số yếu tố liên

<i>quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis trên người </i>

tại xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (2018-2020).

<i>Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 538, tháng 5/2024 (số 2), tr: </i>

<i>xxx-xxx (Bài báo đã được Tạp chí chấp nhận đăng). </i>

2. Phạm Thị Hà Trang, Trương Văn Hạnh, Hồng Đình Cảnh, Trần Thanh Dương, (2024), Thực trạng và một số yếu tố liên

<i><b>quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini trên </b></i>

người tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

<i>(2018-2019). Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 538, tháng 5/2024 (số 2), tr: yyy-yyy (Bài báo đã được Tạp chí chấp nhận đăng). </i>

3. Phạm Thị Hà Trang, Trương Văn Hạnh, Hồng Đình Cảnh, Trần Thanh Dương, (2024), Nghiên cứu chế tạo kít LAMP

<i>chẩn đoán sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis nhiễm trên người. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, Tập X, (số Y), tr: yyy-yyy (Bài báo đã được Tạp chí chấp nhận đăng). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>C. sinensis và O. viverrini phân bố ở ít nhất 32 tỉnh thành. Hai địa phương </i>

Ninh Bình và Phú n được coi là điểm nóng với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ khá cao với nhiều yếu tố liên quan, trong đó, ngun nhân chính do tập quán ăn gỏi cá của nhân dân đã tồn tại lâu đời.

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm nhiễm sán lá gan nhỏ. Gần đây, nhiều nghiên cứu có xu hướng chuyển sang các phương pháp khuếch đại ADN đẳng nhiệt (đặc biệt là kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt mạch vòng trung gian– Loop - mediated Isothermal Amplification - LAMP) với nhiều ưu điểm. Đến nay, tại Việt Nam chưa có kit LAMP được thương mại hóa để chẩn đốn nhiễm sán lá gan nhỏ trên người. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

<b>“Nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc Ninh Bình, Phú Yên và chế tạo kit LAMP ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng” với các mục tiêu sau: </b>

<i>1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại hai xã trọng điểm thuộc tỉnh Ninh Bình và Phú Yên (2018-2020). </i>

<i>2. Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini trên người ở quy mơ phịng thí nghiệm. </i>

<b>NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN </b>

1. Mô tả, đánh giá thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại 2 xã Yên Lộc và An Mỹ của tỉnh Ninh Bình và Phú Yên, góp phần tiên lượng và xây dựng chiến lược phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại khu vực có thói quen ăn gỏi cá của 02 tỉnh

<b>trên có hiệu quả. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2. Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng hoàn thiện được quy trình và

<i>chế tạo thành cơng kit LAMP chẩn đoán nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis và </i>

<i>O. viverrini trên người tại Việt Nam tạo ra được bước đột phá về giải pháp kỹ </i>

<i>thuật trong chẩn đoán nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini trên </i>

người, đóng góp vào cơng tác chẩn đốn sớm và điều trị kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng chống nhiễm sán lá gan nhỏ trên người nói riêng và các bệnh ký sinh trùng đường ruột nói chung tại nước ta.

<b>CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN </b>

Luận án dày 140 trang gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan: 33 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang; Kết quả nghiên cứu 41 trang; Bàn luận: 39 trang; Kết luận 2 trang. Luận án có 39 hình, 45 bảng số liệu, 10 phụ lục. Có 127 tài liệu tham khảo, có > 40% số tài liệu tham khảo trong thời gian 5 năm trở lại đây.

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<i><b>1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm sán lá gan nhỏ 1.1.1. Tác nhân gây bệnh </b></i>

Trên thế giới, có 3 loài sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchiidae gây

<i>bệnh cho người là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và </i>

<i>Opisthorchis felineus với đặc điểm sinh học, vòng đời và lâm sàng tương </i>

đối giống nhau. Ở Việt Nam hiện chỉ ghi nhận sự có mặt của 2 lồi sán lá

<i>gan lá gan nhỏ là Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini. </i>

<i>1.1.3.2. Cơ chế lây truyền bệnh: </i>

Vòng đời sán lá gan nhỏ phức tạp, qua nhiều vật chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>1.1.4. Sức cảm thụ và miễn dịch </b></i>

Mọi người đều có thể mắc bệnh khi bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Người khơng có miễn dịch tự nhiên với sán lá gan nhỏ, sau khi nhiễm mầm bệnh có thể dễ dàng bị tái nhiễm.

<i><b>1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ trên người </b></i>

<i>1.1.5.1. Tập quán ăn gỏi cá </i>

Thói quen ăn gỏi cá là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng ở những người nhiễm sán lá gan nhỏ, điều nay đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và một số nước châu Á khác.

<i>1.1.5.2. Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp </i>

Tuổi: Nói chung nhiễm sán lá gan nhỏ quan sát thấy ở tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người lớn. Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi.

Giới: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm ở nam cao hơn nữ.

Nghề nghiệp: cũng là một trong các yếu tố liên quan đến tình trạng lây nhiễm sán lá gan nhỏ.

<i>1.1.5.3. Một số yếu tố khác: </i>

- Yếu tố kinh tế - xã hội.

- Tập quán sinh hoạt và canh tác. - Yếu tố môi trường tự nhiên.

<i><b>1.1.6. Các biện pháp phịng chống </b></i>

- Khơng ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cá chưa nấu chín. - Khơng dùng phân người ni cá, khơng phóng uế xuống nguồn nước. - Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ.

- Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo, lợn.

- Điều trị dự phòng tại cộng đồng: Áp dụng Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng theo quyết định số 1931/QĐ-BYT ngày 19/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

<i><b>1.1.7. Đặc điểm phân bố và tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở người trên thế giới và Việt Nam </b></i>

<i>1.1.7.1. Đặc điểm phân bố và tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ trên thế giới </i>

Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố trên thế giới rất đa dạng ở nhiều quốc

<b>gia khác nhau. Có khoảng 680 triệu người trên thế giới có nguy cơ nhiễm. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ước tính 45 triệu người sống ở châu Á và châu Âu nhiễm bệnh (khoảng

<i>35 triệu người nhiễm C. sinensis, 10 triệu người nhiễm O. viverrini và 1,2 triệu người nhiễm O. felineus). </i>

<i>C. sinensis gây bệnh phổ biến nhất trong số 3 loài sán lá gan nhỏ gây </i>

bệnh ở người chủ yếu ở châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, miền bắc Việt Nam và miền Đông nước Nga. Hơn nữa, những người di cư hoặc du lịch từ các vùng lưu hành bệnh sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang các nước khác.

<i>Tương tự như C. sinensis, dân cư nhiễm sán O. viverrini thường sống </i>

ở những vùng có nhiều ao, hồ và dọc những con sơng. Ước tính có khoảng

<i>12,39 triệu người nhiễm O. viverrini tại 4 quốc gia lưu hành chủ yếu bao </i>

gồm Thái Lan (6,71 triệu), CHDCND Lào (2,45 triệu), Việt Nam (2,07 triệu) và Campuchia (1,00 triệu).

<i>Lồi O. felineus ít phổ biến nhất trong số 3 lồi sán lá gan nhỏ. Nó đã </i>

được báo cáo từ các quốc gia châu Âu trừ Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.

<i>Khoảng 12,5 triệu người có nguy cơ nhiễm O. felineus, chủ yếu gặp ở khu </i>

vực Nga, Đông Âu.

<i>1.1.7.2. Đặc điểm phân bố và tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ tại Việt Nam </i>

Việt Nam là nước đang phát triển, hai đới khí hậu khác biệt tại hai miền Nam-Bắc là điều kiện thuận lợi cho cho sự xuất hiện và phân bố của

<i>2 loài sán lá gan nhỏ: C. sinensis lưu hành ở ít nhất 21 tỉnh miền bắc và O. </i>

<i>viverrini lưu hành ở ít nhất 11 tỉnh miền trung và khu vực Tây Nguyên, tỷ </i>

<i>lệ nhiễm khác nhau tùy địa điểm. </i>

Các tỉnh: Nam Định (nơi cao nhất là 26,0–37,5%), Ninh Bình (tỷ lệ nhiễm dao động từ 23,5–31,0%), Phú n, Bình Định được coi là điểm nóng nhiễm sán lá gan nhỏ, tập quán ăn gỏi cá của nhân dân đã tồn tại lâu đời.

Số liệu điều tra 5 năm gần đây của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Bình Định là 6,8%; Quảng Trị 8,9%; Đăk Lăk 4,8%; Phú Yên 15,3%; Quảng Nam 4,3%; Hịa Bình 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%, Thanh Hóa 21,6%, n Bái 23 – 64,7%, Sơn La < 1%. Tuy nhiên, còn rất nhiều địa phương mà người dân có thói quen ăn gỏi cá nhưng chưa được đánh giá và chưa có số liệu về thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ để có thể tiến hành các biện pháp can thiệp và phòng chống bệnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>1.1.7.3 Một số đặc điểm về tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ tại hai xã của Ninh Bình và Phú Yên </i>

- Tại Ninh Bình:

Điều tra của Đồn Thúy Hòa (2020) tại Kim Sơn và Yên Khánh, Ninh Bình cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 20,1%. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán trung bình ở nam cao hơn ở nữ (p< 0,001; OR = 3,994). Người ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm sán cao gấp 5,8 lần không ăn gỏi cá (p<0,001). Đa số (87,2%) nhiễm nhẹ, khơng có đối tượng nào nhiễm mức độ nặng.

- Tại Phú Yên:

Các điều tra từ năm 2015-2018 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng -

<i>Côn trùng Trung ương cho thấy O. viverrini phân bố ở các tỉnh miền </i>

Trung và khu vực Tây Nguyên, trong đó Phú Yên là 15,3%.

<b>1.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ trên người </b>

<i><b>1.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh sán lá gan nhỏ trên người </b></i>

Đa số trường hợp nhiễm bệnh khơng có triệu chứng lâm sàng. Có ba thể bệnh: thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng.

<i><b>1.2.2. Chẩn đốn </b></i>

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1172/QĐ-BYT ngày 13/5/2022 của Bộ Y tế.

<i><b>1.2.3. Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ trên người </b></i>

Điều trị đặc hiệu bằng Praziquantel liều 75mg/kg.

<b>1.3. Các phương pháp xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người </b>

Phương pháp Kato-Katz, Xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sán lá gan nhỏ (phản ứng ELISA - enzyme-Linked immunosorbent assay), phương pháp sinh học phân tử...

<b>1.4. Kỹ thuật LAMP và nghiên cứu chế tạo bộ kít LAMP xét nghiệm phát hiện nhiễm sán lá gan nhỏ trên người </b>

<i><b>1.4.1. Nguyên lý của kỹ thuật LAMP </b></i>

Kỹ thuật LAMP sử dụng 4-6 mồi khác nhau được thiết kế đặc biệt để nhận ra 6-8 vùng riêng biệt trên gen đích và phản ứng diễn ra ở một nhiệt độ duy nhất (55<small>0</small>C-65<small>0</small>C). Sản phẩm phản ứng có thể quan sát bằng mắt thường. LAMP thường được sử dụng tạo các kit chẩn đoán nhanh .

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>1.4.2. Thành phần phản ứng LAMP </b></i>

Thành phần cơ bản của phản ứng LAMP: Các cặp mồi, dung dịch

<i>đệm, enzym Bst ADN polymerase, ADN khuôn, chất nhuộm màu (nếu có). </i>

<i><b>1.4.3. Cơ chế của phản ứng LAMP </b></i>

Ba giai đoạn chính: tạo vật liệu khởi đầu, tái bản và kéo dài chuỗi, lặp lại chu kỳ.

<i><b>1.4.4. Đánh giá kết quả của LAMP </b></i>

Đánh giá kết quả bằng điện di và khơng bằng điện di.

<i><b>1.4.6. Tính ưu việt của kỹ thuật LAMP </b></i>

Ưu điểm là nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không cần các thiết bị chuyên dụng có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương và cao hơn các phương pháp dựa trên kỹ thuật PCR. Kết quả của phản ứng LAMP có thể được quan sát ngay dưới ánh sáng thường hoặc soi dưới tia UV.

<i><b>1.4.8. Một số ứng dụng của kỹ thuật LAMP trong chẩn đoán nhiễm sán lá gan nhỏ ở người </b></i>

Nghiên cứu của Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2012)

<i>chẩn đoán sán lá gan nhỏ O. viverrini: xét nghiệm LAMP nhạy hơn </i>

10-100 lần so với PCR.

Từ năm 2017 - 2020, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung

<i>ương đã thực hiện Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Quốc Gia “Nghiên </i>

<i>cứu chế tạo bộ kít LAMP chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, giun lươn đường ruột tại thực địa”. Kết quả đã nghiên cứu </i>

chế tạo thành công các bộ kít LAMP trong đó có Bộ kít LAMP chẩn đoán

<i>sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini. Độ nhạy, độ đặc hiệu đánh giá </i>

thử nghiệm tại phịng thí nghiệm đạt > 95%.

<i><b>1.4.9. Chế tạo và chuẩn hóa bộ kit LAMP chẩn đốn sán lá gan nhỏ </b></i>

- Thiết kế mồi để xác định tác nhân gây bệnh mong muốn; - Xây dựng quy trình tiến hành phản ứng LAMP;

- Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, ngưỡng phát hiện của phản ứng LAMP;

- Tạo chuẩn dương cho kit;

- So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, ngưỡng phát hiện; - Đóng gói bộ sinh phẩm;

- Đánh giá độ ổn định của bộ sinh phẩm trên mẫu chuẩn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 2 </b>

<b> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại hai xã trọng điểm thuộc tỉnh Ninh Bình và Phú Yên (2018-2020) </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu </b></i>

- Đối tượng nghiên cứu: Người dân ≥ 18 tuổi sống liên tục trên 1 năm tại 2 xã của tỉnh Ninh Bình và tỉnh Phú Yên.

<b>- Thời gian: Năm 2018, 2020: 459 người tại Ninh Bình. Năm 2019, </b>

2020: 460 người tại Phú Yên. - Địa điểm nghiên cứu

+ Thực địa: xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

+ Khoa sinh học phân tử, Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

<i><b>2.1.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả có phân tích với các đợt điều </i>

tra cắt ngang.

<i>- Cỡ mẫu nghiên cứu </i>

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả để xác định một tỷ lệ:

<i>Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu tại 1 xã của mỗi tỉnh. </i>

thì Z<small>1—α/2</small><i> = 1,96. p : Tỷ lệ nhiễm ước đoán, theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương tỷ lệ này là 0,21. d: Sai số tuyệt </i>

đối cho phép, chọn d = 0,038. Với các giá trị lựa chọn cỡ mẫu tính được là 441 người/địa điểm. Thực tế, nghiên cứu 460 người ở xã An Mỹ (Phú Yên), 459 người ở xã Yên Lộc<small> (</small>Ninh Bình).

<i>- Tiêu chuẩn và phương pháp chọn mẫu </i>

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu chùm (Cluster Sampling) kết hợp với phương pháp chọn mẫu hệ thống (Systematical Sampling) tại mỗi chùm. Thu mẫu phân theo từng cá thể cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. Chọn đối tượng có khả năng trả lời phỏng vấn, đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp mẫu phân. Loại trừ: Người bị bệnh tâm thần và đã uống thuốc tẩy sán trong 6 tháng gần thời gian điều tra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>- Nội dung nghiên cứu </i>

Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ trên đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ.

<i>- Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu </i>

Kỹ thuật phỏng vấn, điều tra KAP. Kỹ thuật Kato-Katz. Kỹ thuật real time PCR xác định sán lá gan nhỏ.

<i>- Các chỉ số đánh giá </i>

Tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ.

<i>- Các biến số nghiên cứu </i>

Gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, có ao ni cá, sử dụng phân tươi để nuôi cá và trồng trọt, có ni chó/mèo, tiền sử ăn gỏi cá (cá sống).

<i>- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: </i>

Xử lý thống kê bằng phương pháp y sinh học. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

<i><b>2.2. Mục tiêu 2: Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini trên người ở quy mô phịng thí nghiệm </b></i>

<i><b>2.2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu </b></i>

<i>2.2.1.1.<b> Đối tượng: </b></i>

<i><b>- Sán lá gan nhỏ O. viverrini, sán lá gan nhỏ C. sinensis. </b></i>

<b>- Con trưởng thành hoặc ấu trùng của một số loài sán, giun khác thu </b>

<i>thập từ người hoặc động vật gồm: H. taichui; H. pumilo; F. gigatica; P. </i>

<i>heterotremus; T. solium; An. duodenale; As. lumbricoides. O. viverrini. 2.2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </i>

- Thời gian: Năm 2018 – 2020. - Địa điểm nghiên cứu

Thực địa: xã An Mỹ(Phú Yên), xã Yên Lộc<small> (</small>Ninh Bình). Phịng Thí nghiệm Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Kiểm định kit LAMP tại Viện kiểm định Quốc gia Vacxin và sinh phẩm Y tế, Bộ Y tế.

<i><b>2.2.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thực nghiệm trong Phòng Thí nghiệm và </i>

trên thực địa.

<i>2.2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu </i>

- Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của kit tại Phịng Thí nghiệm: n<small>se</small> =<sup>z</sup>

<small>1−α/2 Pse (1− Pse)</small>

<small>W2 . P </small> = 72,9 n<small>sp</small> = <sup>z</sup><small>2</small>

<small>1−α/2 Pse (1− Pse)W2 . (1−P) </small> = 24,3

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong đó: z<small>1-α/2</small>: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z<small>1-α/2</small> =1,96. Ước tính tỷ lệ dương tính là (P): 25%. Độ nhạy mong đợi của kít LAMP (Pse): 95%. Độ đặc hiệu mong đợi của kít LAMP (Psp): 95%. Sai số tuyệt đối cho phép của độ nhạy và độ đặc hiệu (W): 10%. Tính được cỡ mẫu tối thiểu xác định độ nhạy là 72,9 và độ đặc hiệu là 24,3. Thực tế, tiến hành đánh giá trên 100 mẫu: 73 mẫu dương tính và 27 mẫu phân âm tính.

<i>- Đánh giá bộ kít tại thực địa hẹp tại thực địa: 150 mẫu/địa điểm. </i>

<i>2.2.2.3. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu </i>

- Thiết kế mồi sử dụng các phần mềm tin sinh chuyên dụng. Kỹ thuật real-time PCR. Xử lý thống kê bằng phần mềm MedCalc 19.4.1.

<i>2.2.2.5. Nội dung nghiên cứu </i>

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chế tạo các bộ kít LAMP

<i>2.2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu </i>

Phân tích số liệu bằng các phần mềm tin sinh, phần mềm Quickcalc, phần mềm Medcalc.

Tối ưu hóa các điều kiện phản ứng LAMP: Nhiệt độ, nồng độ MgSO<small>4</small>, thời gian phản ứng, chỉ thị màu.

Tạo chứng chuẩn dương plasmid tái tổ hợp mang gen của các tác nhân

<i>đích sán lá gan nhỏ(sản phẩm đề tài </i>

<i>nghiên cứu khoa học cấp quốc gia). </i>

- Xác định ngưỡng phát hiện của bộ kít - Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ kít

- Xác định điều kiện bảo quản, tính ổn định của kit .

- Đánh giá bộ kít tại thực địa.

- So sánh bộ kít với bộ mồi có mục đích tương tự - Đánh giá ngoại kiểm kít LAMP

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>2.2.2.7. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu </i>

Kiểm sốt q trình phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và quy trình xét nghiệm phân. Mã hóa số liệu.

<b>2.3. Đạo đức trong nghiên cứu </b>

Có đầy đủ hồ sơ đạo đức trong nghiên cứu; Đảm bảo cam kết nghĩa vụ và trách nhiệm của người nghiên cứu và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Chỉ nghiên cứu ở người tự nguyện. Tất cả những người có kết quả dương tính với ký sinh trùng được hướng dẫn điều trị tại cơ sở y tế địa phương theo phác đồ quy định của Bộ Y tế.

<b>CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại hai xã trọng điểm thuộc tỉnh Ninh Bình và Phú Yên (2018-2020) </b>

<i><b>3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=919) <small>Chỉ số Phân loại </small></b>

<b><small>Xã Yên Lộc (459) (Ninh Bình) </small></b>

<b><small>Xã An Mỹ (460) </small></b>

<b><small>Phú Yên Tổng (919) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) </small></b>

</div>

×