Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

khảo sát điều kiện nuôi cấy và khả năng kiểm soát côn trùng của chủng nấm isaria javanica bb t4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 105 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHAM THI THÙY DƯƠNG</b>

<b>KHẢO SAT ĐIEU KIỆN NUÔI CAY VA KHANANG KIEM SOAT CON TRƯNG CƯA</b>

<b>CHỦNG NAM Isaria javanica Bb-T4</b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NAM 2020</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Mã số' chun ngành</b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn</b>

<b>TS. Nguyễn Ngọc Bảo Châu</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Thời gian học tập tại phịng thí nghiệm Động Vật Học – Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh đã cho tơi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Đề tài này được hoàn thành với rất nhiều sự giúp đỡ từ Cô và các bạn trong phịng thí nghiệm Động Vật Học, Cơng nghệ vi sinh và Gia đình.

Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô TS. Nguyễn Ngọc Bảo Châu. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và sẵn sàng tư vấn cho em hướng đi đúng nhất, và động viên em để em hoàn thành tốt đề tài.

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng viên khoa Công nghệ sinh học - Trường Đại học Mở TP.HCM đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm tiền đề cho em thực hiện đề tài thành cơng.

Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn các bạn, các em trong phịng thí nghiệm Động Vật Học và các bạn ở phịng thí nghiệm khác ln nhiệt tình giúp đỡ tơi. Cuối cùng, em xin gửi đến gia đình, tập thể q thầy cơ, cán bộ công nhân viên trường Đại học Mở TP.HCM, các anh chị, bạn bè lời chúc sức khỏe, may mắn và thành cơng.

Một lần nữa, kính chúc q thầy cô, anh chị, các bạn, các em, cả gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn!

<i>Tp Hồ Chí Minh, ngày 27, tháng 07, năm 2020 </i>

Sinh viên thực hiện

<b> Phạm Thị Thùy Dương </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1 Thành phần môi trường thạch ... 35 Bảng 3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển của chủng

<i>nấm Isaria javanica Bb-T4 ... 50 </i>

Bảng 3.2 Mật số bào tử (bt/ml) trên 3 loại môi trường thạch ở thời điểm 6, 8, 10, 12 ngày sau cấy (NSC) ... 52 Bảng 3.3. Mật số bào tử (bt/ml) trên 3 loại môi trường lỏng ở thời điểm 6, 8, 10, 12 ngày sau cấy (NSC) ... 53 Bảng 3.4. Kết quả kích thước và số lượng KLC của chủng nấm khi nuôi lắc ở ba môi trường lỏng ở hai tốc độ lắc. ... 55

<i>Bảng 3.5. Hiệu lực tiêu diệt sâu khoang của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 trong </i>

điều kiện PTN ... 58

<i>Bảng 3.6. Hiệu lực tiêu diệt rệp sáp của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 trong điều </i>

kiện PTN ... 59 Bảng 3.7. Độ che phủ (%) của nấm trên các công thức môi trường sau 24 ngày nuôi cấy. ... 62 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra mật độ bào tử trên 3 CT môi trường chế phẩm sau 24 ngày nuôi cấy ... 64

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 1.1. Hình ảnh sâu khoang hại rau ... 5

<i>Hình 1.2. Hình ảnh bướm của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius ... 6 </i>

<i>Hình 1.3. Hình ảnh trứng của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius ... 7 </i>

Hình 1.4. Hình ảnh ấu trùng sâu khoang <i>Spodoptera litura Fabricius ... 7 </i>

<i>Hình 1.5. Hình ảnh nhộng của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius ... 8 </i>

<i>Hình 1.6. Vịng đời của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius</i> ... 8

<i>Hình 1.7. Hình ảnh sâu khoang hại cây trồng (nguồn: Internet) ... 9 </i>

<i>Hình 1.8. Hình ảnh rệp sáp đang kí sinh gây hại trên cây trồng ... 11 </i>

<i>Hình 1.9. Hình ảnh bên ngồi của rệp sáp ... 11 </i>

Hình 1.10. Hình ảnh vịng đời của rệp sáp khi được chụp dưới kính hiển vi có gắn thị kính 12 Hình 1.11. Chu trình xâm nhiễm của nấm ký sinh cơn trùng ... 14

Hình 1.12. Cơ chế xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng (Thomas, Read, 2007) ... 16

Hình 2.1. Phản ứng PCR ... 31

Hình 2.2. Hình ảnh bố trí thí nghiệm phun dịch bào tử nấm lên sâu khoang ...

... 39

Hình 2.3. Hình ảnh bố trí thí nghiệm phun dịch bào tử nấm lên rệp sáp ... 41

<i>Hình 3.1. Hình thái của nấm Isaria javanica ( a,b: hình cơ thể vật vật chủ bị nấm kí </i>sinh; c, d, e: thể bình của chủng nấm; f: bào tử của nấm) (Nguyễn Thị Thúy, 2016) ... 45

Hình 3.2. Kích thước bào tử bề dọc (A), bề ngang (B) của khuẩn lạc Bb- T4 trên môi trường PDA sau 30 ngày nuôi cấy ... 46

<i>Hình 3.3. Đặc điểm khuẩn lạc của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 ở mặt trên (A) </i>và mặt dưới (B) đĩa petri ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình 3.4. Phổ điện di DNA của chủng nấm ký sinh côn trùng Bb-T4 ... 47 Hình 3.5. Cây phả hệ trình bày mối liên hệ di truyền của Bb-T4 và các chủng nấm ký sinh côn trùng với nhau bằng phần mềm MEGA 6.06 (Cây phả hệ Maximum Likehood - giá trị bootstrap với 1000 lần lặp lại) ... 48

<i>Hình 3.6. Chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 được giữ giống trong giá thể lúa </i>

... 50

<i>Hình 3.7. Đặc điểm khuẩn lạc của Isaria sp Bb-T4 trên 3 loại môi trường thạch sau </i>

10 ngày nuôi cấy ... 51

<i>Hình 3.8. Bào tử nấm Isaria javanica Bb-T4 khi ni lắc trong 3 loại môi trường lỏng </i>

ở tốc độ 150 vòng/ phút (A) và 200 vòng/phút (B). ... 55 Hình 3.9. Hình dạng bên ngồi của các khuẩn lạc khi nuôi cấy ở ba môi trường lỏng lắc ... 56 Hình 3.10. Hình dạng kích thước các KLC khi nuôi lắc ở 3 loại môi trường lỏng (ở môi trường SDAY và SDAY1 KLC được chụp dưới kính hiển vi ở vật kính x4) ... 57 Hình 3.11. Rệp sáp khi bị nấm kí sinh ở các nồng độ sau khi phun dịch bào tử nấm ... 62

<i>Hình 3.12. Hình dạng nấm Isaria javanica Bb-T4 khi nuôi cấy trên 3 công thức môi </i>

trường chế phẩm ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ... 29

<i>Sơ đồ 2.2. Sơ đồ các bước giữ giống chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 ... 32 </i>

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cách khảo sát sự phát triển của nấm trên các môi trường ...

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

<i> BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức </i>

<i> NSKP Ngày sau khi phun NT Nghiệm thức NSKC Ngày sau khi cấy PDA Potato Dextrose KLC Khuẩn lạc cầu PTN Phòng thí nghiệm </i>

<i> PDB Potato D-glucose Broth </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỤC LỤC</b>

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4

1.1. TỔNG QUÁT VỀ SÂU KHOANG ... 5

<i>1.1.1. Phân bố và kí chủ sâu của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius... 5 </i>

<i>1.1.2. Triệu chứng gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura </i>Fabricius) đối với các loại cây trồng ... 5

<i>1.1.3. Đặc điểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura </i>Fabricius) ... 6

1.1.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang (sâu ăn tạp <i>- Spodoptera litura Fabricius.): ... 8 </i>

<i>1.1.5. Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura Fabricius). ... 9 </i>

1.2. TỔNG QUÁT VỀ RỆP SÁP ... 10

<i>1.2.1. Phân bố và kí chủ của rệp sáp (P. citri)... 10 </i>

<i>1.2.2. Tập tinh sinh sống và gây hại của rệp sáp (P. citri) ... 10 </i>

<i>1.2.3. Đặc điểm hình thái của rệp sáp (P. citri) ... 11 </i>

<i>1.2.4. Đặc điểm sinh sản của rệp sáp (P. citri) ... 12 </i>

<i>1.2.5. Vòng đời của rệp sáp (P. citri) ... 12 </i>

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG... 13

1.3.1. Khái niệm nấm kí sinh cơn trùng ... 13

1.3.2. Chu trình sống và lây nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng ... 15

<i>1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG CHI Isaria ... 17 </i>

1.4.1. Ngồi nước ... 17

1.4.2. Việt Nam ... 19

<i>1.4.3. Nghiên cứu sử dụng các lồi Isaria trong phịng trừ sinh học. ... 21 </i>

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.2. VẬT LIỆU ... 27

2.2.1. Nguồn sâu khoang ... 27

2.2.2. Nguồn rệp sáp ... 27

2.2.3. Nấm kí sinh cơn trùng sử dụng trong phịng thí nghiệm ... 27

2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, MÔI TRƯỜNG ... 28

2.4.2. Nhân nuôi nguồn sâu khoang... 29

2.4.3. Nhân nuôi nguồn rệp sáp ... 30

2.4.4. Phương pháp hỗ trợ định danh các dịng nấm kí sinh cơn trùng vừa tìm được dựa trên hình thái và bằng kĩ thuật sinh học phân tử... 30

<i>2.4.5. Tiến hành giữ chủng nấm kí sinh cơn trùng Isaria javanica Bb-T4 và quan </i>sát các đặc điểm hình thái của chủng nấm... 32

<i>2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chung nấm Isaria javanica Bb- T4 ... 34 </i>

<i>2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 khi nuôi cấy </i>trong môi trường lỏng lắc. ... 37

<i>2.4.4. Khảo sát hiệu lực gây chết của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 ở các mật </i>độ bào tử khác nhau đối với sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm. ... 38

<i>2.4.5. Khảo sát hiệu lực gây chết của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 ở các mật </i>độ bào tử khác nhau đối với rệp sáp trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 40

2.4.6. Khảo sát các công thức môi trường để sản xuất chế phẩm từ chủng nấm <i>Isaria javanica Bb-T4 ... 42 </i>

2.4.7. Phương pháp thống kê số liệu ... 43

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.1. KẾT QUẢ ĐỊNH DANH CHỦNG Bb-T4 DỰA TRÊN HÌNH THÁI VÀ BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ. ... 45

<i>3.1.1. Mơ tả đặc điểm hình thái chủng nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica </i>

Bb-T4. ... 45 3.1.2. Kết quả hỗ trợ định danh chủng nấm ký sinh côn trùng Bb-T4 bằng phương pháp sinh học phân tử. ... 46

<i>3.2. KẾT QUẢ GIỮ CHỦNG NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG Isaria javanica </i>

Bb-T4 TRONG PTN. ... 49

<i>3.3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM Isaria javanica </i>

Bb-T4. ... 49 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển của chủng

<i>nấm Isaria javanica Bb-T4 khi nuôi cấy ở ba môi trường khác nhau. ... 49 </i>

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển bào tử của

<i>chủng nấm Isaria javanica Bb-T4. ... 51 3.3.3. Kết quả kiểm tra mật độ bào tử chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 khi nuôi </i>

cấy trong điều kiện môi trường lỏng tĩnh. ... 52

<i>3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦNG NẤM Isaria javanica </i>

Bb-T4 KHI NUÔI CẤY TRONG ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG LỎNG LẮC. ... 53

<i>3.5. KHẢO SÁT HIỆU LỰC GÂY CHẾT CỦA CHỦNG NẤM Isaria javanica </i>

Bb-T4 Ở CÁC MẬT ĐỘ BÀO TỬ KHÁC NHAU ĐỐI VỚI CƠN TRÙNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM. ... 57

<i>3.5.1. Khảo sát hiệu lực gây chết của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 ở các mật </i>

độ bào tử khác nhau đối với sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm. ... 57

<i>3.5.2. Khảo sát hiệu lực gây chết của chủng nấm Isaria javanica Bb-t4 ở các mật </i>

độ bào tử khác nhau đối với rệp sáp trong điều kiện phịng thí nghiệm. ... 58 3.6. KHẢO SÁT TẠO MƠI TRƯỜNG THÍCH HỢP ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM

<i>TỪ CHỦNG NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG Isaria javanica Bb-T4. ... 61 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>3.6.1. Kết quả khảo sát sự phát triển của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 trên </i>

các CT chế phẩm qua các thời điểm nuôi cấy. ... 61

<i>3.6.2. Đánh giá mật độ bào tử của chủng nấm Isaria javanica Bb-T4 trên các </i>công thức môi trường chế phẩm sau 24 ngày nuôi cấy. ... 62

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ... 65

KIẾN NGHỊ ... 65

4.1. KẾT LUẬN ... 66

4.2. KIẾN NGHỊ ... 66

A. Tài liệu tiếng Việt ... 67

B. Tài liệu tiếng Anh ... 69

PHỤ LỤC... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Việt Nam là một nước nông nghiệp có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Đi đôi với cây trồng phát triển là sâu bệnh hại cũng phát sinh, chúng gây hại đáng kể về mặt năng suất. Hằng năm theo thống kê của Chi cục BVTV, các loại sâu bệnh hại đã làm thiệt hại khoảng 40%- 50% năng suất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất của nông sản.

<i>Các nghiên cứu cho thấy, sâu khoang (Spodoptera lilura Fabricius) là đối tượng </i>

gây hại quan trọng nhất trên rau. Chúng có thể gây hại từ 70%- 80% diện tích lá, làm giảm tới 18,0% năng xuất rau và phát triển thành dịch hại rau ở nhiều vùng. Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu, là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loại sâu đa thực có thể phá hoại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh.

Bên cạnh các loại sâu hại rau thì các đối tượng côn trùng gây hại cây ăn quả cũng đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà người nông dân đang gặp phải. Một trong những loại gây hại cây ăn quả khá nghiêm trọng đó là rệp sáp (Planococcus citri). Chúng gây hại trên rất nhiều loại cây các cây thuộc họ cam quýt mà cịn gây hại chủ yếu trên các cây cơng nghiệp như cà phê (cà phê chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm và các cây khác như mãng cầu, nho, chuối, xoài, gừng, tất cả loài hoa, rau…. Rệp sáp được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau, là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê.

Để phòng trừ sâu khoang và các loại sâu hại khác trên rau và cây ăn quả, người nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Thực tế cho thấy các biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh những trận dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện. Vì vậy, các biện pháp hóa học đã trở thành biện pháp chủ yếu trong quy trình canh tác các loại rau ở Việt Nam.Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc hóa học vừa gây lãng phí trong sản xuất, làm tăng khả năng khác thuốc và hơn cả là việc quá lạm dụng sẽ tác động rất xấu đến môi

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí cũng như ảnh hưởng đến các sinh vật xung quanh, kẻ thù tự nhiên của sâu hại bị thuốc hóa học tiêu diệt, phá vỡ cân bằng sinh học trong tự nhiên. Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là sử dụng các chế phảm có nguồn gốc từ sinh học để nhằm tăng cường sức cây trồng cũng như giúp bảo vệ cây phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Nấm kí sinh cơn trùng chưa tạo ra tính kháng thuốc và có khả năng lây nhiễm trên nhiều loại sâu khác nhau, ngoài ra nấm ký sinh côn trùng không chỉ tiêu diệt trực tiếp sâu hại vào thời kì phá hoại mà cịn tích lũy trên đồng ruộng truyền cho thế hệ tiếp theo (Lê Anh Tuấn., 2013). Từ đó cho thấy triển vọng sử dụng nấm kí sinh cơn trùng có hoạt lực mạnh như là một chiến lược kiểm soát sâu bệnh hại thay thế. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY VÀ KHẢ

<i>NĂNG KIỂM SỐT CƠN TRÙNG CHỦNG NẤM Isaria javanica Bb-T4” </i>

❖ <b>Nội dung nghiên cứu: </b>

<i>- Định danh hình thái và SHPT chủng nấm Isaria javanica Bb- T4 </i>

- Khảo sát các loại môi trường để chọn ra môi trường tối ưu nhất ni cấy chủng nấm kí sinh cơn trùng.

- Khảo sát nồng độ tối ưu của dịch chiết nấm có khả năng kiểm sốt sinh học cơn trùng tốt nhất.

- Khảo sát một số mơi trường thích hợp để tạo chế phẩm từ chủng nấm kí sinh

<i>côn trùng Isaria javanica Bb-T4 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.1. TỔNG QUÁT VỀ SÂU KHOANG </b>

<i>Sâu khoang có tên hoa học là Spodoptera litura Fabricius </i>

Phân loại sâu khoang

<i><b>1.1.1. Phân bố và kí chủ sâu của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius </b></i>

Sâu khoang hay còn gọi là sâu ăn tạp là lồi có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là lồi sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh, ... ( Sở Nông nghiệp và phát triển nông thơn Bắc Cạn., 2018)

<i><b>Hình 1.1. Hình ảnh sâu khoang hại rau (nguồn: Internet) 1.1.2. Triệu chứng gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera </b></i>

<i><b>litura Fabricius) đối với các loại cây trồng </b></i>

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non cịn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất cây trồng và ảnh hưởng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nghiêm trọng đến năng xuất. ( Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Cạn., 2018)

<i><b>1.1.3. Đặc điểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura </b></i>

<b>Fabricius) </b>

Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày.

<i><b>Hình 1.2. Hình ảnh bướm của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius </b></i>

<i><b> ( nguồn: Internet) </b></i>

Trứng: Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng. ( Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Cạn., 2018)

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>Hình 1.3. Hình ảnh trứng của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius </b></i>

<i><b>(nguồn: Internet) </b></i>

Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53mm, hình ống trịn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp cịn được gọi là “sâu khoang”. ( Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Bắc Cạn., 2018)

<b>Hình 1.4. hình ảnh ấu trùng sâu khoang </b><i><b>Spodoptera litura Fabricius (nguồn: Internet) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Hình 1.5. hình ảnh nhộng của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius </b></i>

<i><b>(nguồn Internet) </b></i>

Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đơi gai ngắn. Khi sắp vũ hố, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. ( Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Cạn., 2018)

<b>1.1.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang (sâu ăn tạp </b>

<i><b>- Spodoptera litura Fabricius.): </b></i>

⮚ <b>Vòng đời: 25 - 48 ngày </b>

- Trứng: 3 - 7 ngày - Sâu non: 12 - 27 ngày - Nhộng: 8-10 ngày - Trưởng thành: 2 - 4 ngày

<i><b>Hình 1.6. Vịng đời của sâu khoang Spodoptera litura Fabricius </b></i>

<b>(nguồn: Internet) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.1.5. Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp </b>

<i><b>- Spodoptera litura Fabricius). </b></i>

Ngài: Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn. Sau khi vũ hố vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng.

Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bị phân tán hoặc nhả tơ bng mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đầy sức sâu chui xuống đất hố nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hố. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu cịn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm n trong đó hố nhộng.

<b> Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu </b>

cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. ( Chi cục BVTV., 2015)

<i><b>Hình 1.7. Hình ảnh sâu khoang hại cây trồng (nguồn: Internet) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>1.2.1. Phân bố và kí chủ của rệp sáp (P. citri) </b></i>

Cây ký chủ của nó khơng chỉ có các cây thuộc họ cam quýt mà còn gây hại chủ yếu trên các cây công nghiệp như cà phê (cà phê chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm và các cây khác như nho, chuối, xồi, gừng, tất cả lồi hoa, rau…. Nó được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Rệp sáp

<i>Planococcus citri là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi </i>

trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê.(Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và phát triển Nông thôn., 2018)

<i><b>1.2.2. Tập tinh sinh sống và gây hại của rệp sáp (P. citri) </b></i>

Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non.

Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp. Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến. Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khơ hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị cịi cọc. Rệp sáp

<i>Planococcus citri có khả năng di chuyển hoạt động tích cự trong suốt đời sống của </i>

chúng. Con đực sống khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi trưởng thành và chết),

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

còn đối với con cái sống khoảng 115 ngày. Vòng đời (từ trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 đến 44 ngày.( .(Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và phát triển Nông thôn., 2018)

<b>Hình 1.8. Hình ảnh rệp sáp đang kí sinh gây hại trên cây trồng </b>

<i><b>(nguồn: Internet) </b></i>

<i><b>1.2.3. Đặc điểm hình thái của rệp sáp (P. citri) </b></i>

<i><b> Hình 1.9. Hình ảnh bên ngồi của rệp sáp (nguồn: Internet) </b></i>

Rệp sáp có hình oval (hình bầu dục), thuôn dài. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 - 4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3 mm. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt. Rệp cái khơng có cánh, rệp đực nhỏ hơn có cánh, khơng có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lơng ngắn, miệng thối hóa, khơng ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối.

Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngồi bọc có lớp sáp bơng trắng bao phủ. Rệp sáp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

hại dứa thường đẻ trứng ở phía chân các lá già, cổ rễ sát thân cây.

Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn. Sau nở khoảng 7 - 1 ngày gần đi hình thành hai tua áp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có áp trắng bao phủ và từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm các nơi kín đáo để sinh sống.

Rệp sáp ít di chuyển phần lớn nhờ các lồi kiến tha đi.

<i><b>1.2.4. Đặc điểm sinh sản của rệp sáp (P. citri) </b></i>

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính. Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ, một con cái đẻ khoảng 300 - 400 trứng, tỷ lệ nở của trứng khá cao khoảng 80% trở lên. Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 - 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngưng đẻ và chết là khoảng 20 - 30 ngày. (Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và phát triển Nông thôn., 2018)

<i><b>1.2.5. Vòng đời của rệp sáp (P. citri) </b></i>

Con đực sống khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi trưởng thành và chết), còn đối với con cái sống khoảng 115 ngày. Vòng đời (từ trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 đến 44 ngày.

<b>Hình 1.10. Hình ảnh rệp sáp qua các giai đoạn tuổi từ mới nở cho đến trưởng thành (ảnh được chụp bằng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính được phóng </b>

<b>x2.5 lần) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

❖ Trứng: Trứng được đẻ thành lớp bao phủ bởi túi trứng bằng sợi sáp. Trứng nở trong 2-10 ngày.

❖ Ấu trùng: Con rệp sáp đực có 4 giai đoạn ấu trùng gọi là sâu non (instar). Mỗi giai đoạn sâu non được phân biệt bởi sự thay lông. Những báo cáo nghiên cứu rệp sáp trên lá cà phê nhận thấy giai đoạn sâu non tuổi 1 trải qua 7-14 ngày; trung bình 9,9 ngày; tuổi 2, 6-16 ngày, trung bình 8,7 ngày; tuổi 3, 2-3 ngày, trung bình 2,5 ngày; và tuổi 4, 1-6 ngày, trung bình 3 ngày. Khoảng 4 ngày vào sâu non (instar) tuổi hai, một vết đen phát triển trên cơ thể côn trùng. Hai ngày sau, sâu non bắt đầu se sợi thành một kén quanh cơ thể nó. Kén này được tiếp tục xe làm tăng mật độ sợi cho đến khi rệp sáp trưởng thành có cánh mọc lên sau hai lần thay lông.

Con rệp sáp cái chỉ có 3 giai đoạn ấu trùng, ấu trùng tuổi 1 trải qua từ 7-17 ngày, trung bình 11,5 ngày; tuổi 2, 5-13 ngày, trung bình 8,2 ngày; và tuổi 3, 5-14 ngày, trung bình 8,4 ngày (www.extento.hawaii.edu).

Thành trùng: Rệp sáp đực sống trong 2-4 ngày sau khi thay lông giai đoạn ấu trùng sau cùng. Con cái sống trung bình 87,6 ngày khi trưởng thành và có thể bắt đầu đẻ trứng 15-26 ngày trong thời gian trưởng thành của nó. Con cái đẻ từ 200-400 trứng, trung bình 300 trứng trong một vịng đời.(Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và phát triển Nông thôn., 2018).

<b>1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG </b>

<b>1.3.1. Khái niệm nấm kí sinh cơn trùng </b>

Khái niêm “Nấm kí sinh cơn trùng- Entomopathogenic fungi (EPF)” hay “nấm côn trùng- Insect fungi” được các nhà khoa học sử dụng như là thuật ngữ đồng nghĩa, đề cập về nhóm nấm kí sinh gây bệnh cho cơn trùng. Nấm kí sinh cơn trùng dùng để mơ tả hiện tượng nhiễm vào kí chủ cơn trùng khỏe mạnh gây bệnh và sau đó giết chết cơn trùng. Trong khi đó, nấm kí sinh thứ phát chỉ có thể kí sinh trên cơn trùng đã bị

<i>suy yếu bởi một loại bệnh nào đó hoặc cơn trùng bị thương (Samon el al., 1998; Tzean </i>

<i>el al., 1997). </i>

Nấm kí sinh cơn trùng được phân chia thành 4 nhóm chính:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

(1) Kí sinh trong tức là nấm kí sinh trong các nội quan, xoang cơ thể của cơn trùng.

(2) Kí sinh ngoài tức là nấm phát triển trên lớp cuticun vỏ cơ thể côn trùng và gây nên bệnh hại cho côn trùng vật chủ.

(3) Nấm mọc trên cơ thể côn trùng tức là những nấm đã được trực tiếp hoặc gián tiếp chứng minh chúng kí sinh trên cơn trùng.

(4) Cộng sinh có nghĩa là cả nấm và cơn trùng cùng mang lại lợi ích cho nhau trong mối quan hệ cùng chung sống (Samson et al., 1998).

Nấm cịn được chia ra thành nhóm ký sinh sơ cấp (Primery pathogen) và nhóm ký sinh thứ cấp (Secondery pathogen) (Pu et al., 1996). Nấm ký sinh sơ cấp thường nhiễm vào ký chủ côn trùng khoẻ mạnh, gây bệnh và sau đó giết chết cơn trùng. Trong khi đó, nấm ký sinh thứ cấp chỉ có thể ký sinh trên những côn trùng yếu hoặc bị thương. Các mầm bệnh ký sinh trên côn trùng trưởng thành hoặc côn trùng bị bệnh được gọi là ký sinh cơ hội hoặc ký sinh khơng chun tính, loại ký sinh này có thể nhiễm vào ký chủ thơng qua sự xâm nhập qua lớp cuticun vỏ cơ thể côn trùng (Trần Ngọc Lân et al., 2008).

Như vậy, nấm ký sinh côn trùng (EPF) được dùng để mô tả hiện tượng nấm ký sinh trên hoặc trong ký chủ côn trùng. Khái niệm này cũng được dùng cho nấm ký sinh trên nhện bởi vì nhện và cơn trùng là 2 nhóm (lớp) trong một ngành động vật chân khớp, chúng có cùng kiểu sinh thái ăn thực vật hoặc ăn thịt và sinh sống chủ yếu trên cây (Trần Ngọc Lân et al., 2008).

<b>Hình 1.11. Chu trình xâm nhiễm của nấm ký sinh cơn trùng (Đinh Trang Thơ, 2015) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.3.2. Chu trình sống và lây nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng </b>

Nấm ký sinh cơn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng qua con đường hơ hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhưng phần lớn là qua lớp vỏ cuticun của chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và bề mặt cơ thể vật chủ. Bào tử nấm bám vào bề mặt cơ thể vật chủ, khi đủ điều kiện ẩm độ bào tử mọc mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp vỏ cuticun. Khi nấm xâm nhiễm vào bên trong, nấm mọc khắp cơ thể của côn trùng và sản xuất các độc tố để tăng tốc độ giết côn trùng hoặc ngăn chặn sự cạnh tranh của các loài vi sinh vật khác.

Cơ chế xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng trải qua ba giai đoạn chính:

<i>1.3.2.1. Giai đoạn xâm nhập </i>

Giai đoạn xâm nhập được tính từ khi bào tử nấm mọc mầm cho đến lúc hoàn thành việc xâm nhập vào trong xoang cơ thể côn trùng. Bào tử nấm sau khi mọc mầm phát sinh mầm bệnh, giải phóng các enzyme ngoại bào tương ứng với các thành phần chính của lớp vỏ ticutin của côn trùng để phân hủy lớp vỏ này như protease, chitinase, lipase, aminopeptidase, carbonxypeptidase A, esterase, cenlulase. Các enzyme tạo ra nhanh chóng, liên tục và với mức độ khác nhau giữa các loài và trong các chủng của một loài nấm. Hai enzyme quan trọng nhất là protase và chitinase tham gia phân hủy lớp da côn trùng (cuticula) và lớp biểu bì (thành phần chính là protein), liên quan trực tiếp đến hiệu lực diệt côn trùng của nấm kí sinh cơn trùng (Luangsa-ard et al., 2006)

<i>1.3.2.2. Giai đoạn phát triển nấm trong cơ thể côn trùng đến khi côn trùng chết </i>

Đây là giai đoạn sống kí sinh của nấm. Trong xoang cơ thể côn trùng nấm tiếp tục phát triển, hình thành rất nhiều sợi nấm, chúng phân tán khắp xoang cơ thể theo dịch máu, phá hủy các tế bào máu và làm giảm tốc độ lưu thông máu. Toàn bộ các bộ phận nội quan bị xâm nhập. Nấm thường xâm nhập vào khí quản làm suy yếu hô hấp, hoạt động của côn trùng trở nên chậm chạp và phản ứng kém với các tác nhân kích thích bên ngồi, kết quả là vật chủ mất khả năng kiểm soát hoạt động sống và dẫn đến chết (Phạm Văn Lâm., 2000).

<i>1.3.2.3. Giai đoạn sinh trưởng của nấm sau khi vật chủ chết </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Đây là giai đoạn sống hoại sinh của nấm kí sinh. Xác của côn trùng chết là nguồn dinh dưỡng có giá trị cho các vi sinh vật. Thông thường, các bộ phận trong cơ thể côn trùng sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn hoại sinh. Trên bề mặt ngoài của cơ thể côn

<i>trùng, các nấm hoại sinh như Aspergillus spp., Pennicillium spp. Và Fusarium spp. </i>

định cư ở lớp biểu bì và cạnh với vi khuẩn ở bên trong cơ thể cơn trùng chết. Do nấm cơn trùng có khả năng sinh ra các chất có hoạt tính sinh thuốc kháng sinhh ức chế hoạt động vi khuẩn của nấm hoại sinh khác nên chúng có thể cạnh tranh với các sinh vật này để tồn tại và phát triển, làm cho xác vật chủ khi bị phân hủy. Sau khi nấm côn trùng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể cơn trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bảo tử.

Ở giai đoạn nấm đâm xuyên, mọc thành sợi ra bên ngoài nó sử dụng tồn bộ tác động cơ học, sau đó các bào tử được hình thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ. Nhiều côn trùng bị bao bọc toàn bộ lớp vỏ bên ngoài bởi hệ sợi nấm và bảo tử, vì vậy mà rất khó xác định lồi cơn trùng vật chủ (Luangsa-ard et al., 2006).

<b>Hình 1.12. Cơ chế xâm nhiễm của nấm kí sinh cơn trùng (Thomas, Read, 2007) </b>

Những cá thể sâu hại bị nhiễm nấm thường có các vệt chấm đen xuất hiện trên bề mặt, có thể tại nơi bào tử bám vào mọc mầm xâm nhiễm vào bên trong cơ thể vật

<i>chủ. Nơi xâm nhập của nấm Beauveria basiana thường có vệt chấm đen hình dạng </i>

bất định. Khi bị bệnh do nấm, sâu hại ngưng hoạt động khoảng 2-3 ngày trước thời điểm phát triển hoàn toàn của nấm ở trong cơ thể vật chủ. Nếu bị bệnh do nấm

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Beauveria basiana thì cơ thể sẽ ngưng hoạt động 7 ngày trước khi chết. Cơ thể côn </i>

trùng bị chết do nấm côn trùng không bao giờ bị nát, mà thường vẫn giữ nguyên hình dạng như khi cịn sống. tồn bộ bên trong cơ thể côn trùng chết chứa đầy sợi nấm. Sau đó, các sợi nấm này mọc ra ngồi qua vỏ cơ thể và bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể sâu chết bệnh. Đây là đặc điểm rất đặc trưng để phân biệt sâu chết bệnh do nấm côn trùng với các bệnh khác (Phan Văn Lâm., 2000).

<b>1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM KÍ SINH CƠN TRÙNG </b>

<i><b>CHI Isaria</b></i>

<b>1.4.1. Ngoài nước </b>

Cho đến nay, trên thế giới đã phát hiện có khoảng 1,5 triệu loại nấm, với khoảng 2000 lồi nấm kí sinh cơn trùng. Trong đó, đa dạng nhất là chi Cordyceps với

<i>500 loài, tiếp theo chi Verticilium với 261 loài, chi Entomophthora với 152 loài, chi </i>

<i>Hypocrella 112 loài, chi Torrubiella 83 loài, chi Aschersonia 79 loài, chi Isaria 42 </i>

loài… (Aung et al., 2008; Luangsa- ard và cs., 2006, Sung et al., 2007a).

<i> Trước đây chi Isaria và chi Peacilomyces javanicus. Vấn đề này đã gây ra </i>

nhiều tranh luận cho các nhà khoa học và đến nay đã tách biệt thành 2 chi, 3 họ riêng

<i>biệt, trong đó chi Isaria thuộc họ Cordyceps, chi và Ophiocordycipitaceae, bộ </i>

<i>Hypocreales. Kết quả phân tích phát sinh lồi dựa trên trình tự RNAs riboxom, </i>

<i>β-tubulin cho thấy chi Isaria cùng chi với chi Cordyceps. Cac loài thuộc chi Isaria có </i>

sinh sản dạng vơ tính (Anamorph), cịn sinh sản hữu tính (Telemorph) khơng có hoặc chưa được biết (Luangsa- ard et al., 2009; Sung et al., 2007a; Petch., 2009).

Đi tiên phong trong phòng trừ sinh học của nấm kí sinh cơn trùng chủ yếu có

<i>2 loài B. bassiana và M. anisoplie. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các loài nấm chi Isaria cũng có nhiều triển vọng để phịng trừ sâu hại nơng nghiệp. Hiện nay, một số lồi nấm chi Isaria được sử dụng trong phòng trừ sinh học cây trồng như </i>

<i>I. javanica, I. fariosa, I. fumosorosea. Các loài nấm này được nghiên cứu và ứng dụng </i>

<i>vào phòng trừ một số đối tượng sâu hại thuộc bộ Lepidoptera, Hemiptera, Diptera, </i>

<i>Cleoptera, Hymenoptera, …ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, </i>

Brazil, Thái Lan và cho kết quả tốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i> Shimazu và Takatsuka ,2010 lần đầu tiên phát hiện và phân lập được loài I. </i>

<i>javanica ký sinh trên sâu non sâu róm Lymantria dispar ở miền Bắc Nhật Bản vào </i>

năm 2008. Nấm phát triển trên môi trường SDAY với nhiệt độ 10℃-30℃, tốt nhất ở

<i>25℃. Loài I. Javanica đang nghiên cứu ứng dụng được xem là giai pháp riển vọng </i>

để phịng trừ lồi sâu nguy hiểm này ở Nhật Bản.

<i> Các nghiên cứu của Nigel và Hywel- Jones .,2005 cho thấy chi Isaria có triển vọng trong phịng trừ sâu hại cây trồng điển hình như loài I. fumosorosea, I. javanica, </i>

<i>I. tenuipes. Năm 2008 ở Argentina đã sử dụng nấm Isaria phòng trừ sâu hại cây trồng </i>

ở nồng độ 107 bào tử/ml đạt hiệu quả từ 26,6%- 76,6% sau 7 ngày sau lây nhiễm.

<i>Mặt khác các loài nấm thuộc chi Isaria thường dễ phân lập, phát triển nhanh, có số </i>

lượng bảo tử nhiều nên có lợi thế nhân ni và ứng dụng phòng trừ.

<i> Nghiên cứu của Hong Z.et al.,2013 nấm I. javanica có khả năng gây hại cho </i>

loài bọ phấn hại khoai lang trong phạm vi nhiệt độ khá rộng 15℃-35℃. Tỉ lệ chết của bọ phấn đạt thấp ở độ ẩm tương đối thấp và không đổi, nhưng khi giữ độ ẩm cao trong 24 giờ đầu rồi chuyển sang độ ẩm thấp các mẫu phân lập có thể xâm nhiễm gây bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển từ trứng đến nhộng. Những kết quả này cho thấy

<i>lồi I. javanica có tác dụng phòng trừ tốt loại bọ phấn ở các điều kiện khác nhau, có </i>

triển vọng để phát triển thành một loại thuốc vi sinh vật để kiểm soát bọ phấn trắng.

<i> Hiệu lực của nấm I. javanica đối với loài mối Coptotermes gestroi đạt hiệu </i>

lực khá cao với tât cả nồng độ thí nghiệm từ 104 đến 108 bào tử/ ml ở nhiệt độ 25℃

<i>± 1℃ và độ ẩm 80% ± 10%. Kết quả cho thấy, nấm I. javanica có hiệu quả trong </i>

phịng trừ loài mối này (Lopes et al., 2011)

<i> Isaria fumosorosea, được gọi là P. fumosoroseus trong hơn 30 năm trước sửa </i>

đổi phân loại, phân bố trên toàn thế giới và được phân lập từ nhiều côn trùng, đặc biệt

<i>là Lepidoptera, cũng như khơng khí, nước, thực vật, các loại nấm khác và thường từ đất. Isaria fumosorosea được coi là một phức hợp lồi với ít nhất ba nhóm đơn thể (Zimmermann, 2008). Tổ hợp loài I. fumosorosea đã thu hút được sự chú ý trong </i>

những năm gần đây do hiệu quả của chúng kiểm sốt sinh học các lồi bướm trắng

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Bemisia và một số chủng thương mại được bán, đặc biệt ở Châu Âu dùng để kiểm </i>

sốt sinh học ruồi trắng và các lồi sâu bệnh trong nhà kính (Faria et al., 2007). Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến khả năng nảy mầm của bào tử

<i>nấm I. fumosorosea cho thấy, sự nảy mầm yếu trong điều kiện có ánh sáng ( 43% </i>

RH, 28℃) và ổn định trong điều kiện khơng có ánh sáng hoặc ln phiên (98% RH, 15℃) với mơ phỏng khí hậu ơn đới. Sự nảy mầm giảm khi nhiệt độ tăng cao và khả năng tồn tại của bào tử khá cao ở nhiệt độ 45℃ và 50℃, 33% RH trong 160 giờ (Bouamama et al., 2010).

Kết quả nghiên cứu của Gabiel et al.,2010 đã lựa chọn được môi trường nhân

<i>sinh khối nấm I. fumosorosea trên môi trường gạo vỡ 3mm dài × 2mm dày (ngâm </i>

nước 40 phút) và gạo nguyên (ninh 8- 10 phút với nước) đều cho kết quả tốt về khả năng phát sinh bào tử.

Nghiên cứu của Jae và đồng tác giả .,2014 cho thấy bảo quản bào tử bột của

<i>nấm I. fumosorosea trên môi trường rắn của gạo để duy trì các bào tử chịu nhiệt tốt </i>

với điều kiện àm khô ở nhiệt độ thấp (10℃ và 20℃) trong vòng 48 giờ (độ ẩm < 5%).

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu, ứng dụng nâm ký sinh cơn trùng trong phịng trừ sinh học sâu hại. Bên cạnh các loài nấm truyền thống

<i>thuộc chi Beauvera và Metarhizium, thì chi nấm Isaria cũng đã bắt đầu được nghiên </i>

cứu và hứa hẹn có thể tạo ra chế phẩm hiệu quả. Kết quả bước đầu cho thấy các lồi

<i>nấm chi Isaria có triển vọng trong phòng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng. </i>

<b>1.4.2. Việt Nam </b>

Ở Việt Nam có một số điều tra khảo sát về thành phần các loài nấm kí sinh

<i>cơn trùng chi Isaria ở hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp. </i>

Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nguồn lợi lớn về nấm kí sinh cơn trùng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân et al.,2018 ab đã thu thập và xác định được 71 loài nấm thuộc 17 chi kí

<i>sinh trên vật chủ thuộc 3 bộ cơn trùng khác nhau, trong đó có chi Isaria có 4 lồi là </i>

<i>I. farinosa, I. javanica, I. tennuiqes, Isaria sp … Trần Ngọc Lân et al.,2011a đã xác </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

định được 101 loài nấm thuộc 21 chi kí sinh trên 11 bộ cơn trùng, 1 bộ nhện. Chi

<i>Isaria có 10 lồi, 143 mẫu, trong đó I. tenuipes phổ biến nhất, tiếp theo là I. javanica. </i>

<i> Theo Trần Ngọc Lân et al.,2011a, b loài nấm I. tennuipes thu thập tại VQG Pù </i>

Mát, Nghệ An chủ kí sinh trên sâu nhộng, sâu cánh vải, quả thể có 4 dạng hình thái ( hoa cúc trắng, lục bình trắng,bơng tuyết, dạng vơ tính kết hợp hữu tính), sinh trưởng nhanh trên PDA, bào tử dạng bột và có triển vọng phịng trừ sâu hại cây trồng.

Ở hệ sinh thái nông nghiệp, Phan Thị Vượng et al.,2014 đã thu thập, phân lập và xác định được tên khoa học của 6 loài nấm kí sinh rầy nâu hại lúa tại Thái Bình,

<i>loài I. javanicus chiếm ưu thế với 20.83% so với các lồi nâm kí sinh cơn trùng khác. Trần Thị Tho et al.,2014 đã thu thập được 7 chủng P. javanicus kí sinh trên rệp sáp </i>

giả gây hại vườn cây ăn quả tại Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng.

Theo Nguyễn Thị Thúy et al.,2012b đã phát hiện dạng sinh sản hữu tính của

<i>lồi I. tenuipes là Cordyceps takaomontana tại VQG Pù Mát. Nấm Cordyceps </i>

<i>takaomontana kí sinh trên cơn trùng bộ cánh vảy, quả thể từ 2- 4 cái; màu nâu nhạt </i>

đến da cam nhạt; hình trụ hoặc hình chùy; dài 3,90 đến 11,20mm. Nuôi cấy trên PDA ở 25℃ nấm phát triển tương đối nhanh, đường kính tản nấm sau 12 ngày đạt

<i>38,18±4,47mm. Đây là một trong ít lồi nấm thuộc cho Isaria xác định thuộc dạng hữu tính và thuộc chi Cordyceps. </i>

<i> Theo Nguyễn Thị Thủy et al., 2012a, nấm I. javanica sinh trưởng và phát triển </i>

nhanh trên môi trường lên men rắn, với hàm lượng cơ chất 150g gạo lứt và 3g nhộng tằm trong bình 500ml. Nấm bao phủ tồn bộ mơi trường sau 10 ngày và đạt nồng độ bào tử cao nhất là 67,58 ×106 bt/g sau 12 ngày ni cấy. Bên cạnh đó, mơi trường SDAY3 gồm 10g cao thịt (pepton), 40g đường (dextrose), 2g cao nấm men (yeast extract), khoáng, 1000ml nước cất) cũng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển

<i>của nấm P. javanica, mật độ đạt 108 bào tử/cm</i><sup>2</sup>. Hai hoạt chất Hexaconzole và Carbendazim trong thuốc trừ nấm ức chế hoàn toàn khả năng phát triển của nấm này theo Trần Thị Tho et al.,2014.

Trên sâu khoang nấm xâm nhiễm, gây bệnh và phát triển nhanh quá 5 giai đoạn, với vòng đời 7,82 ±0,23 ngày và chu kì 12,79±0,36 ngày. Mỗi giai đoạn có

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

những triệu chứng khác nhau và điểm đặc trưng là bảo tử hình thành sớm sau 5-6 ngày sâu chết, mật độ cao 7,1×10<small>7</small> bào tử/con, dạng bông xốp, màu xanh nhạt hoặc xám tro (Nguyễn Thị Thùy., 2016).

Phan Thị Thu Hà et al.,2014 đã nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm tím

<i>Paecilomyces sp. phòng chống rầy nâu hại lúa. Kết quả cho thấy, sử dụng công nghệ </i>

sản xuất lên men xốp với môi trường gạo hấp 100g trộn 30ml dung dịch CaCO3 0,5% từ chủng PaeR2 có thể sản xuất chế phẩm nấm đạt nồng độ 2,5×10<sup>9</sup> bào tử/g chế phẩm khô, Chế phẩm có hiệu lực trừ rầy đạt 82,26- 86,09% sau 11-14 ngày trong điều kiện nhà lưới; đạt 57,24% hiệu lực sau phun 10 và 14 ngày tương đương với thuốc hóa học Actara 25WG khi sử dụng trên đồng ruộng tại Thái Bình trong vụ mùa 2012.

<i> Nấm I. javanica có hiệu lực cao đối với 2 loại rệp Brevicoryme brasiceae (Linn.) và rệp muội Aphis medicaginis (Koch) với tỷ lệ chết đạt trên 90% ở nồng độ </i>

8,5×10<sup>7</sup> bt/ml sau 10 ngày lây nhiễm ở cả trong phịng thí nghiệm và ơ lưới (Nguyễn Thị Thanh et al., 2011b.

Nhìn chung các nghiên cứu về đa dạng sinh học hay nguồn lợi tự nhiên của

<i>chi nấm Isaria cịn ít. Một số kết quả bước đầu cho thấy, các loại nấm Isaria phân bố </i>

khá rộng ở nhiều nước trên thế giới nhưng không phổ biến. Chi nấm này chủ yếu thu thập được ở hệ sinh thái rừng nhiệt đới với phổ vật chủ ký sinh khá đa dạng thuộc bộ Cánh màng, bộ Cánh vảy, bộ Cánh nửa, bộ Nhện lớn, ở pha sâu non nhộng và trưởng

<i>thành. Ngoài ra một số loài I. fumosorosea và I. javanica cũng mới phát hiện có phân </i>

bố ở cả rừng trồng và hệ sinh thái nông nghiệp nhưng không phổ biến, sinh trưởng nhanh trên môi trường PDA (Nguyễn Thị Thủy., 2016).

<i><b>1.4.3. Nghiên cứu sử dụng các lồi Isaria trong phịng trừ sinh học. </b></i>

<i>Trên thế giới nấm Isaria đã từng được sử dụng để phòng trừ sâu hại cây trồng như các loài Isaria javanica, Isaria fariosa, Isaria fumosorosea. Ở Thái Lan loại nấm </i>

<i>Isaria fariosa đã phòng trừ sâu hại cây trồng rất thành công. Nấm ký sinh côn trùng </i>

<i>thuộc giống Isaria là một loại nấm phát triển nhanh, có số lượng bào tử nhiều, dễ phân lập. Loài nấm Isaria javanica được đánh giá là rất có triển vọng trong việc ứng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dụng để phòng trừ sâu hại cây trồng. Loài nấm này đã được nghiên cứu và ứng dụng

<i>vào phòng trừ một số đối tượng sâu hại (thuộc bộ Lepidoptera, Diptera, Coleoptera, </i>

<i>Hymenoptera,…) ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazin,... và </i>

cho kết quả rất tốt.

Theo Pasco et al.,2008 đã nghiên cứu khả năng phát triển và lây nhiễm của nấm

<i>Isaria fumosoroseus đối với bọ phấn trắng Trialeurodes vaporariorum trên đĩa petri. </i>

<i>Kết quả cho thấy, sử dụng bào tử nấm I. fumosoroseus lây nhiễm lên thiếu trùng tuổi </i>

4 làm cho tỷ lệ lột xác sang trưởng thành ít hơn ở điều kiện 16L : 8D so với 24L. Tỷ lệ lột xác thành trưởng thành của thiếu trùng ruồi trắng phụ thuộc vào tốc độ lây nhiễm nấm và chế độ chiếu sáng.

<i>Kết quả nghiên cứu của Jason et al.,2008 đã chỉ ra rằng nấm Isaria fumosorosea Wize (Ifr) (Paecilomyces fumosoroseus) (Hypocreales : Cordycipitaceae) là tác nhân </i>

kiểm soát quan trọng đối với rầy chổng cánh Diaphorina citri (Hemiptera : Psyllidae) vecto truyền bệnh Greening trên cây có múi tại Florida, Mỹ. Cho trưởng thành rầy chổng cánh tiếp xúc với nguồn bệnh là mẫu thu ngoài đồng ruộng sau 72h, nhiệt độ 24 - 25oC thì 100% số rầy thí nghiệm chết và khơng có cá thể chết ở công thức đối chứng. Triệu chứng gây bệnh, gây co giật chân râu, sau 2-3 ngày xuất hiện sợi nấm mọc ở chân, ổ chậu, sau một tuần toàn bộ bên trong cơ thể sợi nấm bao phủ, sau đó xuất hiện bào tử khơ, dạng bột màu xám xuất hiện.

<i>Đánh giá khả năng kết hợp và riêng biệt của nấm Isaria fumosoroseus và ong kí sinh Encarsia formosa đối với bọ phấn trắng Trialeurodes vaporariorum trên cây đậu cô ve Phaseolus vulgaris L. và cây Pelargonium x domesticum. Trên cả hai cây, </i>

cho tiếp xúc bọ phấn trắng với ong kí sinh trong hai ngày và 4 ngày sau đó phun nấm cho tỷ lệ chết lần lượt đạt 99,5% và 75,5% ; 94,6% và 59,4%. Kết quả cho thấy, trên cây đậu co ve sự kết hợp giữa nấm và ong kí sinh mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên

<i>trên cây Pelargonium x domesticum sự kết hợp không mang lại hiệu quả so với tác động riêng biệt, theo đó nấm I. fumosoroseus là cần thiết đối với hiệu quả kiểm soát </i>

bọ phấn trắng (Pasco et al., 2008).

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Năm 2008 ở Argentina đã phòng trừ sâu hại cây trồng đạt hiệu quả phòng trừ từ 26,6 - 76,6% với nồng độ 10<small>7</small> CFU/ml sau 7 ngày sau xử lý các lại nấm ký sinh côn

<i>trùng khác nhau trong đó có nấm Isaria. </i>

Năm 2009, Universidade Estadual Paulista (Unesp) đã tiến hành thử nghiệm

<i>phun chế phẩm tạo ra từ nấm Isaria sp3 lên đối tượng ruồi trưởng thành và nhộng </i>

ruồi ở ba mức nồng độ là 10<small>6</small>, 10<small>7</small>, 10<small>8</small> CFU/ml cho kết quả rất khả quan. Trong đó, ở mức nồng độ 108 CFU/ml cho tỷ lệ ruồi chết đạt cao nhất, trên 60% đối với nhộng và 56,6% đối với ruồi trưởng thành.

<i>Theo Pasco et al.,2009, sử dụng nấm Isaria fumosorosea gây bệnh cho rầy chổng cánh Diaphorina citri trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy, với thí </i>

nghiệm sử dụng lá sạch hoặc thẻ vàng chứa môi trường nhân tạo phun nấm (1.2 - 1.7×103 CFU/mm2) rầy trưởng thành chết sau khi tiếp xúc nguồn bệnh từ 4,9 ± 0,21 đến 6,1 ± 0,37 ngày.

Kết quả nghiên cứu tại Lower Rio Grande Valley bang Texas, Mỹ cho thấy,

<i>Isaria sp. là tác nhân gây bệnh loài rệp phấn trắng Bemisia tabaci G. (biotype B) hại </i>

khoai lang. Thử nghiệm trong điều kiện phịng thí nghiệm (270C, 70%RH, thời gian chiếu sáng 14L : 10D) ở các nồng độ bào tử khác nhau 20, 200, 1000 CFU/mm2 đối với rệp non tuổi 2, 3 và 4 đã thu được kết quả như sau: nồng độ gây chết trung bình rệp non tuổi 2 là 72 -118 CFU/mm2, tuổi 3 là 101 – 170 CFU/mm2, tuổi 4 tương ứng là 166 – 295 CFU/mm2 (Enrique and Walker., 2009).

<i>Nghiên cứu sử dụng nấm Isaria fumosorosea và Isaria farinosa ở nồng độ 108 </i>

CFU/ml đối với nhộng của ruồi sừng hút máu bò chăn thả Haematobia irritans đạt tỷ lệ chế 56,6% trong khi đối với trưởng thành không đáng kể (Dinalva et al., 2010).

<i>Yin et al.,2010 ghi nhận nấm Isaria javanicus có khả năng sử dụng để kiếm soát sâu tơ Plutella xylostella hại rau họ hoa thập tự. </i>

<i>Kết quả nghiên cứu của Murat et al.,2011 cho thấy nấm Isaria farinosa là tác nhân gây chết đối với trưởng thành bọ xít Aelia rostrata với tỷ lệ chết đạt 70% sau </i>

12 ngày xử lý ở điều kiện nhiệt độ 27 ± 1°C ; 16L : 8D, 70% RH và nồng độ bào tử 108 CFU/ml.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Pasco et al.,2011 đã nghiên cứu ảnh hưởng của nấm Isaria fumosorosea đến tỷ lệ chết và sức ăn của rầy chổng cánh Diaphorina citri trong điều kiện phòng thí </i>

nghiệm. Sức ăn của rầy giảm khi xử lý bằng blastospore của nấm với số giọt mật tiết ra không vượt quá 2,4 giọt so với 4 và 8 khi xử lý bằng bào tử bột và đối chứng. Tỷ lệ chết đạt 100% sau 7 ngày tiếp xúc nguồn bệnh.

<i>Kết quả sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm soát rầy chổng cánh ở Nam </i>

Texas cho thấy, ở 27°C phịng thí nghiệm, 70% rầy chết trong vòng một tuần khi tiếp xúc với thẻ vàng đã được phun blastospore. Trong nhà kính, 25 - 37°C sử dụng thẻ vàng cho tỷ lệ chết thấp < 40% (Patrick et al., 2011).

<i>Thử nghiệm trong điều kiện phịng thí nghiệm sử dụng nấm Isaria fumosorosea </i>

Wize đối với rầy chổng cánh Diaphorina citri. Tỷ lệ chết đạt 100% rầy trưởng thành ở nồng độ 106 và 10<small>7</small> blastospores/ml sau 12 ngày lây nhiễm, LC50 (sau 7 ngày lây nhiễm) đạt 1.4 x 105 và 2.0 x 106 (Karen et al., 2012).

Muhammad et al.,2012 đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học

<i>phun trên bọ phấn (Bemisia tabaci Genn.) và ve bét (Tetranychus urticae Koch) hại </i>

bông đến sự nảy mầm của bào tử và sinh trưởng của sợi nấm. Kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, tất cả các loại thuốc trừ sâu thí nghiệm đều ức chế nảy mầm của bào tử và sự tăng trưởng sợi nấm đáng kể. Azocyclotin đã được chứng minh là có độc tính cao sau đó đến Pyridaben, Acetamiprid và propargite trong khi

<i>Buprofezin là độc nhất. I. fumosorosea rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu ở liều lượng </i>

khuyến cáo, tỷ lệ nảy mầm của bào tử đạt 0 - 75%.

Theo David et al., 2012 đã nghiên cứu đánh giá khả năng tương thích của nấm

<i>Isaria fumosorosea và ong kí sinh Lysiphlebus testaceipes đối với rầy nâu hại cam </i>

<i>quýt tại Florida, Mỹ. Thí nghiệm cho thấy sử dụng đơn lẻ nấm Isaria fumosorosea </i>

trong vòng hai tuần đầu tỷ lệ chết của rầy không sai khác so với đối chứng. Tuy nhiên, sau đó rệp có hiện tượng nhiễm bệnh. Hai tác nhân này có khả năng tương thích với nhau vì vậy có thể kết hợp trong kiểm sốt rệp nâu hại cam quýt.

Kết quả nghiên cứu của Pasco et al.,2013 xác định khả năng tương thích của

<i>nấm Isaria fumosorosea với các hóa chất nơng nghiệp được sử dụng để kiếm soát rầy </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>chổng cánh Diaphorina citri. Sự tăng trưởng của I. fumosorosea trong phòng giảm ít </i>

nhất với các loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ và lớn nhất với cấc hóa chất từ dầu

<i>thực vật và borax. Do đó khơng nên trộn I. fumosorosea với các sản phẩm trên. Rahim et al.,2013 đã ghi nhận kết quả bước đầu về sử dụng nấm Isaria </i>

<i>fumosorosea kiểm soát bọ phấn (Bemisia tabaci Genn.) tại Malaysia. Trong điều kiện </i>

phịng thí nghiệm, nồng độ bào tử 106 CFU/ml, nấm có khả năng gây chết cao đối với bọ phấn, tỷ lệ chết đạt 91, 90, 86 và 89% đối với trứng, thiếu trùng tuổi 2, 3 và tuổi 4.

<i>Theo Manana et al.,2013 sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm sốt thử nghiệm trong phịng với hai lồi sâu hại cây lá kim là Lymantria monacha và L. dispar tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy, hiệu lực gây chết của I. fumosorosea với L. dispar đạt </i>

30% (10<sup>9</sup><i> CFU/ml). Hiệu quả đạt 28,8% được ghi nhận đối với L. monacha (4x10</i><sup>8</sup>

CFU/ml).

Nghiên cứu mô bệnh học của Jinming xia et al.,2013 đối với 3 loài nấm

<i>Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và Isaria fumosorosea trên sâu tơ. Kết </i>

<i>qủa cho thấy, Metarhizium anisopliae và Isaria fumosorosea có tốc độ lây bệnh chậm và tương tự nhau trong khi Beauveria bassiana xuất hiện nhiều điểm bệnh trên cơ thể </i>

và nhanh chóng xuyên qua lớp vỏ cơ thể vật chủ. Điều này chứng tỏ trên cơ thể trên cơ thể và nhanh chóng xuyên qua lớp vở cơ thể của vật chủ. Điều này chứng tỏ

<i>Beauveria bassiana có khả năng gây chết nhanh đối với sâu tơ. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU</b>

Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2019- 04/2020 tại phịng thí nghiệm Động vật học và phịng thí nghiệm Cơng nghệ Vi sinh Trường Đại học Mở Tp. HCM, cơ sở 3 Bình Dương số 68 Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

<b>2.2. VẬT LIỆU 2.2.1. Nguồn sâu khoang </b>

Thu thập nguồn sâu khoang tại các vườn rau tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đem về phịng thí nghiệm Động vật học, khoa Cơng nghệ sinh học, trường Đại học Mở Tp. HCM, cơ sở 3 Bình Dương. Việc xác định lồi sâu khoang được dựa vào tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

<b>2.2.2. Nguồn rệp sáp </b>

Thu thập nguồn rệp sáp từ các vườn mãng cầu huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đem về phịng thí nghiệm Động vật học, khoa cơng nghệ sinh hoc, trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, cơ sở 3 Bình Dương. Việc xác định loài rệp sáp hại cây ăn quả được dựa vào tài liệu Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn.

<b>2.2.3. Nấm kí sinh cơn trùng sử dụng trong phịng thí nghiệm </b>

Nguồn nấm kí sinh cơn trùng được phân lập từ mẫu cơn trùng bị nhiễm nấm kí sinh ngồi tự nhiên gồm mẫu ve sầu bị nấm kí sinh thu tại vườn cà phê, xã Sơ Pai, K’bang, tỉnh Gia Lai.

<i>Mẫu nấm kí sinh sinh cơn trùng Isaria javanica Bb-T4 sau khi phân lập và làm </i>

thuần sẽ tiến hành giữ giống tại phịng thí nghiệm Động vật học.

Sau đó các thí nghiệm được thực hiện tại Phịng thí nghiệm Động vật học, Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở, cơ sở 3 Bình Dương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, MÔI TRƯỜNG 2.3.1. Thiết bị </b>

Các thiết bị và dụng cụ: tủ cấy vô trùng, đĩa petri, ống nghiệm, que cấy, nồi hấp, nồi đun, máy lắc, máy xay, becher, cân, bình serum, thùng xốp, kính hiển vi, kính soi nổi, trắc vi thị kính, buồng đếm hồng cầu, máy vortex...

<b>2.3.3. Mơi trường, hóa chất và thuốc nhuộm </b>

- Mơi trường: Môi trường Potato Dextrose Agar (PDA)

- Thuốc nhuộm: Thuốc nhuộm Lactophenol Control blue (LPCB)

- Hóa chất: Nacl, đường Glucose, cồn 960, cồn 700, Tween 80, pepton, cao nấm men.

- Nguyên liệu: cám gạo, đậu tương, trấu, bột ngô, lúa, khoai tây

<b>2.4. </b>

<b> PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN </b>

<b>2.4.1. Bố trí thí nghiệm </b>

Dựa vào mục tiêu của đề tài đưa ra, chúng tối tiến hành bố trí thí nghiệm theo

<b>sơ đồ: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>2.4.2. Nhân nuôi nguồn sâu khoang </b>

Nguồn sâu khoang sau khi được thu thập đem về trường Đại học Mở- cơ sở 3 Bình Dương sẽ được tiến hành nhân nuôi nguồn bằng cách trồng rau vào các thùng xốp đặt tại vườn trường, tiếp đó thả sâu vào các thùng rau, vây lưới lại. Trong quá trình nhân ni, sâu sẽ trải qua các giai đoạn vòng đời và bắt đầu sinh sản , tiến hành quan sát sự phát triển của sâu qua các tuổi, chọn sâu làm thí nghiệm là sâu ở tuổi trưởng thành.

<b>Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm </b>

<i>Chủng nấm Isaria </i>

<i>javanica Bb- T4 đã </i>

phân lập & giữ chủng

Nghiên cứu đặc điểm hình thái,

<i>sinh học của chủng nấm Isaria </i>

<i>javanica Bb- T4 </i>

Khảo sát hiệu lực tiêu diệt sâu

<i>khoang của chủg nấm Isaria </i>

<i>javanica Bb- T4</i>

Định danh các chủng nấm kí sinh cơn trùng vừa tìm được dựa trên

hình thái bằng kĩ thuật sinh học phân tử

Khảo sát các công thức mơi trường thích hợp để tạo chế phẩm tiêu diệt

<i>côn trùng từ chủng nấm Isaria </i>

<i>javanica Bb-T4</i>

Khảo sát đặc điểm của chủng nấm

<i>Isaria javanica Bb- T4 khi nuôi </i>

cấy trên ba loại môi trường lỏng lắc

Khảo sát hiệu lực tiêu diệt rệp sáp

<i>của chủng nấm Isaria javanica Bb- </i>

</div>

×