Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tóm tắt: Phân tích tác động trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.97 KB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đào Thị Thu Giang </b>

<b>Phản biện 1:... Phản biện 2:... Phản biện 3:... </b>

<b>Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương </b>

<b>Vào hồi giờ ngày tháng năm </b>

<b>Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại thương </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài </b>

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility được gọi chung là trách nhiệm xã hội là một chủ đề được quan tâm từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến nay chủ đề này vẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu.

Về mặt lý luận, trong các nghiên cứu về tác động trách nhiệm xã hội và hành vi mua của người tiêu dùng tại thị trường đang phát triển, kết quả cho thấy người tiêu dùng chưa phân biệt được các khía cạnh trách nhiệm xã hội (Lasmono, 2010). Việc chưa phân biệt được hay nhận thức thấp người tiêu dùng không phản ứng trước các hoạt động trách nhiệm xã hội (C.B. Bhattacharya, 2004; Fatma & Rahman, 2015). Và ngược lại, nhận thức tốt có tác động tới ý định mua của người tiêu dùng (Rodrigues & Borges, 2015).

Hoạt động trách nhiệm xã hội đang có xu hướng mở rộng, không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất. Từ năm 2010, tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế – ISO đã bỏ từ “công ty” để trách nhiệm xã hội được mở rộng và áp dụng cho mọi quy mô và cấp độ kinh doanh (Fonseca & Ferro, 2016). Các sáng kiến về trách nhiệm xã hội đang trở thành một thành phần quan trọng của toàn bộ kênh phân phối từ nhà thiết kế đến nhà bán lẻ (Bezenỗon & Etemad-Sajadi, 2015). Chớnh vỡ vy, cỏc dn chng mối quan hệ trách nhiệm xã hội tới ý định mua của người tiêu dùng là cần thiết để hướng tới các doanh nghiệp bán lẻ thực hành hoạt động trách nhiệm xã hội nhiều hơn nữa.

Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu vực Đơng Nam Á. Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong những năm gần đây nhờ vào các chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

sách cải cách kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường bán lẻ tiêu dùng tại Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng với dân số hơn 99 triệu người và thu nhập bình quân tăng trong nhiều năm qua.

Việt Nam hiện đang hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật hướng tới hoàn thiện, bổ sung các quy định cũ. Sau khi Quyết định số 1371/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM) ra đời, hệ thống siêu thị đã có sự phát triển vượt bậc, hoạt động với nhiều quy mô khác nhau. Giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh: Từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021). Số lượng siêu thị trong giai đoạn này tăng 10,6% góp phần thúc đẩy lưu thơng hàng hóa theo hướng văn minh hiện đại (Phương Lan, 2022). Hiện nay, Bộ công thương đang lấy ý kiến về dự thảo 2 số 2022/TT-BCT “Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại” năm 2022, mục tiêu hướng tới phân loại các loại hình cơ sở bán lẻ, để phục vụ các mục tiêu sau: bảo vệ các nhà bán lẻ quy mô vừa và nhỏ; bảo vệ môi trường; hỗ trợ ngành bán lẻ phát triển; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc số lượng các cơ sở bán lẻ tăng lên phản ánh vai trị của bán lẻ trong lưu thơng hàng hóa, dự thảo kỳ vọng mang lại những thay đổi tích cực trong hệ thống bán lẻ nói chung, siêu thị kinh doanh tổng hợp nói riêng.

Trong bối cảnh này, cần có nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bán lẻ nói chung và siêu thị kinh doang tổng hợp nói riêng. Bởi các siêu thị kinh doanh tổng hợp nhập hàng hóa từ nhà sản suất, cung cấp dịch vụ thương mại tới người tiêu dùng, hàng hóa được bán trong siêu thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

kinh doanh tổng hợp ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và cộng đồng. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội siêu thị kinh doanh tổng hợp cần được quan tâm.

Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội. Nghiên cứu về vấn đề này tác giả hy vọng sẽ tìm ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng, các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở quá trình từ ý định chuyển đổi thành hành vi mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu có ý nghĩa với doanh nghiệp nhằm xác định những nội dung cần thiết thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng đối với việc mua sắm hàng hóa ở siêu thị kinh doanh tổng hợp.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội – nhận thức của người tiêu dùng – hành vi mua của người tiêu dùng, tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội.

<b>Nghiệm vụ nghiên cứu: </b>

Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội, nhận thức và hành vi người tiêu dùng.

Hai là tìm hiểu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới nhận thức và hành vi mua của khách hàng tại các siêu thị tổng hợp tại Hà Nội. Từ đó làm rõ tác động giữa trách nhiệm xã hội - nhận thức - hành vi mua của người tiêu dùng.

Ba là từ kết quả tìm thấy được, tác giả đề xuất gợi ý cho các siêu thị kinh doanh tổng hợp xây dựng chương trình trách nhiệm xã hội, nhằm tăng cường nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?

2. Nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng là gì?

3. Trách nhiệm xã hội tác động như thế nào tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng?

4. Thực trạng siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội và khía cạnh trách nhiệm xã hội nào tác động tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng hiện nay?

5. Những gợi ý phù hợp cho siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội thực hiện tốt các hoạt động trách nhiệm xã hội nhằm tăng nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng?

<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu: tác động giữa trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng.

<b>4.1 Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi nội dung: </b>

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có nhiều khía cạnh được xác định trong các nghiên cứu trước đó, các khía cạnh rộng như trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường...Trong phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận án này, tác giả tập trung vào trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, cụ thể là các hoạt động trách nhiệm xã hội của siêu thị kinh doanh tổng hợp với người tiêu dùng và cộng đồng.

Người tiêu dùng: cá nhân hay nhóm người sử dụng đầu ra của các quyết định và hoạt động của tổ chức và không nhất thiết là người tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dùng trả tiền cho các sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng có trách nhiệm với những người tiêu dùng đó (ISO, 2010).

Siêu thị kinh doanh tổng hợp: trên thực tế có nhiều loại siêu thị khác nhau, điều này sẽ được tác giả trình bày kỹ hơn trong nội dung luận án về các loại siêu thị tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các siêu thị kinh doanh tổng hợp chứ không đề cập tới các siêu thị chuyên doanh như siêu thị điện máy, siêu thị hoa, siêu thị sách, siêu thị nội thất...

Không gian nghiên cứu: các siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội Thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện trong thời gian 2020 – 2022. Số liệu sử dụng để phân tích trong luấn án được thu thập trong khoảng thời gian trong năm 2022. Số liệu dữ liệu thứ cấp về bối cảnh siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội được thu thập từ 2015 đến 2021, sơ bộ 2022.

Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp trên địa bàn Hà Nội. Bởi nhóm đối tượng này có thể giải thích mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi mua.

<b>5. Những đóng góp mới của luận án </b>

Luận án qua q trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các nội dung và kết quả, có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn. Trong phần này, tác giả sẽ trình bày ngắn gọn những đóng góp của luận án ở hai khía cạnh.

Đầu tiên, luận án xác định cơ sở lý thuyết phù hợp với điều kiện và bối cảnh tại Việt Nam. Cụ thể đã góp vào vào lĩnh vực nghiên cứu trách nhiệm xã hội theo cách tiếp cận nhận thức bằng việc ứng dụng mơ hình hành vi có kế hoạch. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình TPB phù hợp trong nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thứ hai, nghiên cứu đã mở rộng mơ hình đáp lại gợi mở của các nghiên cứu trước đó về chủ đề mối quan hệ trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng.

Thứ ba, mơ hình nghiên cứu được kế thừa và mở rộng, đặt trong bối cảnh siêu thị kinh doanh tổng hợp, tác giả đã mở rộng và phát triển từ các mơ hình trước đó. Luận án đã Việt hóa biến quan sát sao cho phù hợp với bối cảnh và khơng gian nghiên cứu.

Thứ tư, luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Tác giả cho rằng đối với siêu thị, việc họ thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội là việc có ý nghĩa, siêu thị cần biết người tiêu dùng biết hay chưa biết về các hoạt động có ý nghĩa này. Đối với hiệp hội và cơ quan quản lý, đây cũng là tài liệu để tham khảo về nhận biết của khách hàng với các hoạt động trách nhiệm xã hội nói chung.

Thứ năm, kết quả nghiên cứu khuyến nghị cho các siêu thị kinh doanh trên địa ý nghĩa tích cực của thực hành trách nhiệm xã hội, sẽ mang lại hành vi mua của khách hàng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản, phương pháp nghiên cứu tại bàn để tổng hợp các dữ liệu từ các nghiên cứu đã công bố nhằm làm rõ khái niệm, khoảng trống nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin và kiểm định giả thuyết mơ hình nghiên cứu.

<b>6.1 Phương pháp phỏng vấn sâu </b>

Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với nhà quản lý siêu thị kinh doanh tổng hợp và người tiêu dùng. Đối với nhà quản lý, phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

sâu hướng tới thu thập đánh giá nhằm hiệu chỉnh biến quan sát, thang đo mô hình nghiên cứu. Đối với người tiêu dùng, phỏng vấn nhằm thu thập hiểu biết của họ về các hoạt động trách nhiệm xã hội của các siêu thị kinh doanh tổng hợp.

<b>6.2 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi </b>

Nghiên cứu tiến hành khảo sát nhằm thu thập thông tin, đánh giá của người tiêu dùng về những thông tin liên quan trách nhiệm xã hội, nhận thức và hành vi mua. Kết quả khảo sát thu thập đã được luận án sử dụng để phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận căn cứ từ giả thuyết nghiên cứu được hình thành trong phần phương pháp nghiên cứu ở chương 3.

<b>7. Bố cục của luận án </b>

Luận án ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, nội dung chính được trình bày thành 5 chương:

<b>Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<b>Chương 2: Cơ sở xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu </b>

<b>Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

Trách nhiệm xã hội là một trong những chủ đề có sức hút lớn ở thế kỷ thứ 21. Cụ thể, số lượng bài báo cơng tăng trong nhiều năm, trong đó, tăng mạnh 2010 đến nay, ở cả 3 nguồng dữ liệu trực tuyến phổ biến Science Direct, Pro Quest, Web of Science (Latapí Agudelo và cộng sự, 2019). Tác giả tiếp cận theo chủ đề trách nhiệm xã hội và tổng hợp theo các chủ đề, giúp nhìn thấy rõ nét khoảng trống nghiên cứu của đề tài: các yếu tố tác động tới việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thực hành hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hoạt động quản lý.

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội </b>

<i>Các nghiên cứu về các yếu tố tác động tới hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp </i>

Lịch sử trách nhiệm xã hội được xuất phát từ câu hỏi liệu doanh nghiệp có thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào đối với cộng đồng ngoài việc tạo ra lợi nhuận và cung cấp sản phẩm. Các yếu tố bên trong tác động tới hoạt động trách nhiệm xã hội như chiến lược, văn hóa doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp có tác động tới hoạt động trách nhiệm xã hội. Các yếu tố bên ngồi gồm bối cảnh hoặc văn hóa quốc gia được cho rằng có ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

<i>Các nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội tới hoạt động quản lý doanh nghiệp </i>

Các nghiên cứu trong mối quan hệ trách nhiệm xã hội và hoạt động quản lý cho thấy băn khoăn trước những vấn đề doanh nghiệp có nên tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội hay không? Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào? (Fatma & Rahman, 2015). Và hầu hết các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng doanh nghiệp nên tham gia bởi các hoạt động trách nhiệm xã hội có tác động tới các hoạt động quản lý doanh nghiệp và với kết quả kinh doanh. Trong đó, các hoạt động quản lý bao gồm khía cạnh quản lý nhân sự, marketing, hoạt động nhân sự, phát triển bền vững. Các nghiên cứu về tác động trách nhiệm xã hội tới kết quả kinh doanh chỉ ra rằng có mối liên hệ tích cực với lợi nhuận phản ánh qua các chỉ số hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.2. Tổng quan nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội tới nhận thức của người tiêu dùng </b>

Nhận thức là một quá trình tổng hợp thơng tin. Khi các doanh nghiệp thực hành trách nhiệm xã hội và công bố các kết quả thực hành này với công chúng, người tiêu dùng sẽ tiếp nhận thông tin, thông tin này được tổng hợp và sử dụng trong quá trình ra quyết định như thông tin về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Một số ít nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng về thực hành trách nhiệm xã hội thấp do cá nhân thiếu thơng tin. Một số ít nghiên cứu so sánh giữa người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau. Liên quan đến đề tài, nhận thức về trách nhiệm xã hội được coi là biến trung gian giữa hoạt động/ sáng kiến trách nhiệm xã hội tới sức hấp dẫn của trung tâm mua sắm. Có ít nghiên cứu coi nhận thức là biến điều tiết giữa trách nhiệm xã hội tới ý định mua. Chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trách nhiệm xã hội tới nhận thức của người tiêu dùng.

<b>1.3. Tổng quan nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội tới hành vi mua của người tiêu dùng </b>

Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và người tiêu dùng sẽ được tiếp cận theo tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng nhằm làm rõ những nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tìm kiếm và đánh giá thơng tin (thái độ, niềm tin) Mua (ý định và hành vi mua)

Phản ứng sau mua (sự hài lòng và lòng trung thành)

Như vậy, các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và hành vi mua của người tiêu dùng trên thế giới khẳng định có tác động của trách nhiệm xã hội tới hành vi mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên ở Việt Nam, nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội tới hành vi mua chưa có nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>1.4 Tổng quan nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp </b>

Các nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ nói chung gần như chưa được quan tâm. Các nghiên cứu về các siêu thị kinh doanh tổng hợp thường làm rõ các khía cạnh trách nhiệm xã hội của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ.

<b>1.5. Khoảng trống nghiên cứu </b>

Sau quá trình tổng hợp nghiên cứu, tác giả nhận thấy trách nhiệm xã hội thực sự được quan tâm từ rất lâu, phản ánh vai trị của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm xã hội, các học giả trên thế giới có nhiều hướng nghiên cứu như khái niệm, các khía cạnh – hay các yếu tố cấu thành trong nhiều bối cảnh, lĩnh vực và quốc gia khác nhau.

Riêng đối với lĩnh vực bán lẻ nói chung, các quy định mới đang thực hiện sửa đổi đòi hỏi các doanh nghiệp xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội trước đó, chưa có nghiên cứu nào xem xét đồng thời tác động tới nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng. Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả xác định khoảng trống luận án mong muốn lấp đầy.

Thứ nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cấu trúc quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh đã được khám phá rộng rãi trong các tài liệu trước đây. Siêu thị kinh doanh tổng hợp không trực tiếp sản xuất, chỉ nhập hàng hóa từ nhà sản xuất, bán cho người tiêu dùng. Các khía cạnh trách nhiệm xã hội có sự khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Thứ hai, mối quan hệ trách nhiệm xã hội, nhận thức người tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng tương đối hạn chế

Thứ ba, sau ba năm nhiều biến động do dịch Covid – 19, theo nghiên cứu của Ac Nielson và The Conference Board (Ac Nielson & The Conference Board, 2020), sức khỏe là mối quan tâm thứ hai của người Việt Nam sau sự ổn định công việc. Lấy dấu mốc năm 2014 theo báo cáo của Ac Nelson, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến trách nhiệm xã hội.

Từ khoảng trống lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả cho rằng nghiên

<i><b>cứu về “Phân tích tác động của trách nhiệm xã hội tới nhận thức và </b></i>

<i><b>hành vi mua của người tiêu dùng tại các siêu thị tổng hợp tại Hà Nội” </b></i>

là cần thiết và có nhiều điểm mới.

<b>Chương 2 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội </b></i>

<i>Trách nhiệm xã hội được hiểu là cam kết của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm phát triển kinh tế bền vững, thơng qua việc tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường, đạo đức, cộng đồng, người tiêu dùng, người lao động, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như xã hội. </i>

<i><b>2.1.2. Các cách tiếp cận lý thuyết về trách nhiệm xã hội </b></i>

<i>a. Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Carroll b. Lý thuyết các bên liên quan – Freeman </i>

<i>c. Thể chế hóa trách nhiệm xã hội </i>

<b>2.2 Cơ sở lý luận về nhận thức và hành vi mua 2.2.1 Khái niệm nhận thức, hành vi mua </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Nhận thức của người tiêu dùng là tập hợp những thông tin được thu thập, xử lý và lưu trữ trong bộ nhớ. Lượng thông tin càng nhiều, được tổ chức càng hợp lý, con người nói chung, người tiêu dùng nói riêng càng có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, khi đó, trình độ nhận thức của người tiêu dùng được đánh giá là cao. </i>

<i>Hành vi mua của người tiêu dùng là hành động dùng tiền hoặc tương đương tiền để đổi lấy hàng hóa/ dịch vụ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Hành vi mua của người tiêu dùng gắn liền với tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng. </i>

<b>2.2.2 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng </b>

<i>a. Nhận biết nhu cầu b. Tìm kiếm thơng tin c. Đánh giá các phương án d. Quyết định mua </i>

<i>e. Đánh giá sau mua </i>

<b>2.2.3 Các mơ hình nhận thức và hành vi mua của người tiêu dùng </b>

<i>a. Lý thuyết kích thích – phản ứng b. Lý thuyết học tập </i>

<i>c. Lý thuyết hành động hợp lý d. Lý thuyết hành vi có kế hoạch </i>

<b>2.3 Cơ sở lý luận về siêu thị kinh doanh tổng hợp 2.3.1 Khái niệm siêu thị kinh doanh tổng hợp </b>

<i><b>Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc </b></i>

<i>chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>khách hàng. Siêu thị thường được chia thành siêu thị kinh doanh tổng hợp </i>

<i><b>và siêu thị chuyên doanh. </b></i>

<b>2.3.2 Phân loại siêu thi kinh doanh tổng hợp </b>

Theo Quy chế quản lý siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương Mại Việt Nam năm 2004, siêu thị tổng hợp được đánh giá trên 5 tiêu chí: 1. Diện tích kinh doanh, 2. Danh mục hàng hóa kinh doanh, 3. Cơng trình kiến trúc và cơ sở vật chất, 4. Hệ thống quản lý và các thiết bị kỹ thuật, 5. Tổ chức bố trí hàng hóa

<b>2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất </b>

Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm

- Nhóm biến độc lập: trách nhiệm xã hội – người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội – cộng đồng.

- Nhóm biến phụ thuộc: nhận thức được biểu hiện qua mô hình hành vi có kế hoạch, và hành vi mua.

Người tiêu dùng

Cộng đồng

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn chủ quan

Ý định mua

Hành vi mua

Nhận thức Nhận thức

KSHV Trách nhiệm xã

hội

</div>

×