Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Ứng dụng một số giải pháp tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 126 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Vũ Văn Bình

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

SUẤT KINH DOANH TẠI

CƠNG TY CỔ PHẦN CẤP THỐT NƯỚC KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Chuyên ngành: Cấp thoát nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Vũ Văn Bình

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

SUẤT KINH DOANH TẠI

CƠNG TY CỔ PHẦN CẤP THỐT NƯỚC KHÁNH HỊA

Study On Application Of Automatic Solutions For Improving Business Performance At

Khanh Hoa Water Supply And Sewerage Joint Stock Company

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Mã số: 8580210-1

<small> </small>CB hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Việt Anh

Hà Nội – 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ VĂN BÌNH

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CÁM ƠN

Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, sơng suối có đặc điểm lưu vực nhỏ, độ dốc cao, bắt nguồn từ đỉnh dãy Trường Sơn chảy ra Biển Đông; Độ đục nguồn nước cao nhất 4900 NTU, thấp nhất 18 NTU, Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan nguồn nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, tưới tiêu, trồng trọt là một đề tài nóng trong khu vực; khơ hạn, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt về mùa mưa.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển đang lấn sâu vào đất liền nhanh hơn, với tần suất cao hơn. Sự kết hợp của hai yếu tố nước biển dâng cao hơn và mực nước sông hạ xuống thấp là những nguyên nhân làm cho hiện tượng mặn hóa phát triển nhanh trong thời gian gần đây.

Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa đã nhìn nhận một cách khách quan đó là phải chấp nhận và sống chung với những thách thức trên nhưng phải đưa tri thức, công nghệ tự động hịa vào để nhận diện, có biện pháp ứng phó để giảm bớt rủi ro, đảm bảo cấp nước thơng minh, an tồn, hiệu quả. Chính vì vậy, em đã hoàn thành đề tài "Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa" làm đề tài tốt nghiệp để được sự tư vấn, góp ý của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Cấp thoát nước để Công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu cấp nước thông minh, an toàn, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như giới hạn của luận văn, đề tài nghiên cứu vẫn còn những điểm hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Việt Anh đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn cao học này, cảm ơn các Thầy, Cơ trong Trường, Bộ mơn Cấp thốt nước đã giúp đỡ em rất nhiều về chuyên môn trong thời gian học và thực hiện luận văn. Cảm ơn Bộ mơn Cấp thốt nước, Trường Đại học Xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu, hỗ trợ cho em nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Vũ Văn Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ... I DANH MỤC HÌNH ... II

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài. ... 1

2. Mục đích nghiên cứu. ... 1

3. Mục tiêu nghiên cứu. ... 1

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ... 1

5. Phương pháp nghiên cứu. ... 2

6. Cơ sở khoa học và thực tiễn. ... 2

7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại. ... 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NHA TRANG, DIÊN KHÁNH, CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA. ... 4

1.1. Giới thiệu chung về TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa. ... 4

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ... 4

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ... 6

1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm. ... 10

1.2.1. Nguồn nước. ... 10

Hồ điển hình cung cấp nước ngọt. ... 12

1.2.2. Cơng trình thu nước. ... 12

1.2.3. Hiện trạng về các nhà máy xử lý nước. ... 12

1.2.4. Hiện trạng về mạng lưới đường ống cấp nước. ... 18

1.2.5. Hiện trạng về nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tự động hóa. ... 21

1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm. ... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3.1. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước. ... 21

1.3.2. Cơ cấu tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm. ... 21

1.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống Cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, theo hướng nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ... 23

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về ứng dụng tự động hóa hệ thống cấp nước. ... 30

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế. ... 30

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước. ... 33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NHA TRANG, DIÊN KHÁNH, CAM LÂM THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ... 38

2.1 Cơ sở lý luận hệ thống cấp nước đô thị. ... 38

2.1.1. Đặc điểm của hệ thống cấp nước đô thị. ... 38

2.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống cấp nước đô thị. ... 39

2.1.3. Quản lý hệ thống cấp nước đô thị. ... 40

2.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng tự động hóa hệ thống cấp nước. ... 44

2.2.1. Những yêu cầu đối với ứng dụng tự động hóa hệ thống Cấp nước. ... 44

2.2.2. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa. ... 45

2.2.3. Sơ đồ ngun lý thuật tốn và các thiết bị liên quan. ... 46

2.2.4. Những lợi ích của ứng dụng tự đơng hóa hệ thống Cấp nước. ... 46

2.2.5. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong giám sát nguồn nước. ... 47

2.2.6. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong vận chuyển và phân phối nước. ... 51

2.2.7. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong xử lý nước. ... 55

2.2.8. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong quản lý chất lượng nước. ... 62

2.2.9. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong thất thốt, thất thu nước. ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.2.10. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong quản lý tài sản. ... 66

2.2.11. Nguyên tắc ứng dụng tự động hóa trong quản lý khách hàng. ... 73

2.2.12. Nguyên tắc phân tích lợi ích và chi phí. ... 75

2.2.13. Hệ thống thông tin quản lý MIS. ... 76

2.3. Lựa chọn các nội dung liên quan tự động hóa có thể nghiên cứu, áp dụng cho hệ thống cấp nước tại Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa. ... 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NHA TRANG, DIÊN KHÁNH, CAM LÂM THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNG HÓA. ... 79

3.1. Các nguyên tắc chung về quản lý hệ thống cấp nước TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm theo hướng ứng dụng tự động hóa. ... 79

3.1.1. Các nguyên tắc chung. ... 79

3.1.2. Các yêu cầu đặc thù. ... 83

3.2. Các giải pháp kỹ thuật để ứng dụng tự động hóa hệ thống Cấp nước. ... 83

3.2.1. Giải pháp quản lý quá trình xử lý nước: Lắng, lọc nước. ... 83

3.2.1.1. Giải pháp lắng nước ứng dụng bể lắng PULSTATOR ... 84

a. Nguyên lý cấu tạo ... 84

b. Nguyên lý hoạt động ... 84

c. Ưu điểm ... 85

d. Nhược điểm ... 85

3.2.1.2. Tự động hóa điều chỉnh tốc độ lọc ... 85

a.. Thiết bị điều khiển tốc độ lọc bằng hệ thống đo mức nước- PLC ... 86

b. Tự động hóa trong q trình rửa ngược tự động ... 87

c. Quy trình rửa ngược ... 87

d. Hiệu quả kinh tế khi tự động hóa rửa ngược, điều trình tốc độ lọc, kiểm sốt chất lượng nước sau lọc ... 88

3.2.3. Quản lý chất lượng nước tại Nhà máy xử lý nước. ... 92

3.2.4. Quản lý chất lượng nước trong mạng lưới cấp nước. ... 95

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.4.1. Vị trí lắp đặt, các chỉ tiêu cần kiểm soát Online. ... 95

3.2.4.2. Cấu tạo, nguyên lý vận hành thiết bị kiểm sốt Online ... 96

3.2.5. Quản lý q trình vận chuyển và phân phối nước: ứng dụng biến tần cho trạm bơm cấp 2, tối ưu hóa năng lượng. ... 97

3.2.5.1. Điều chỉnh tự động công suất các máy bơm ... 97

3.2.5.2. Ứng dụng biến tần tối ưu hóa trạm bơm cấp 2 ... 100

a. Nguyên tắc hoạt động, cách điều chỉnh bơm của hệ thống biến tần ... 100

b.Trạm bơm cấp 2 Nhà máy nước Võ Cạnh ... 100

c. Sơ đồ lắp đặt, chế độ vận hành trạm bơm cấp 2 ... 101

d. Tiêu hao năng lượng khi máy bơm cấp 2 điều chỉnh bằng van cửa đẩy ... 102

e. Sơ đồ nguyên lý, đường đặc tính bơm khi sử dụng hệ thống biến tần ... 104

f. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống biến tần ... 106

g. Lợi ích khi lắp đặt hệ thống biến tần Trạm bơm cấp 2 ... 108

3.2.6. Ứng dụng tự động hóa trong quản lý khách hàng Water billing. ... 109

3.3. Đánh giá chi phí – lợi ích của việc ứng dụng tự động hóa tại Cơng ty Cổ phần cấp nước Khánh Hịa. ... 111

3.3.1. Khái tốn chi phí... 111

3.3.2 Đánh giá lợi ích ứng dụng tự động hóa tại Cơng ty Cổ phần. ... 112

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang ... 8

Bảng 1.2 Chất lượng nguồn nước Sông Cái Nha Trang ... 11

Bảng 1.3 Một số trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin đang được áp dụng tại các doanh nghiệp cấp nước. ... 34

Bảng 2.1 Khu vực bảo vệ nguồn nước cấp cho đô thị ... 41

Bảng 2.2. Độ chôn sâu của ống cấp nước. ... 42

Bảng 2.3. Khoảng cách của ống cấp nước tới cơng trình và đường ống khác. ... 43

Bảng 3.1. Bảng khai tốn chi phí ... 111

Bảng 3.2. Khái tốn lợi ích ... 111

Bảng 3.3. Bảng phân tích lợi ích – chi phí ... 112

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Nhà máy nước Võ Cạnh, cơng suất 98.000 m3/ng.đ. ... 14

Hình 1.2. Trạm bơm cấp 2, Nhà máy nước Võ Cạnh, công suất 98.000 m<small>3</small>/ ng.đ ... 14

Hình 1.3. Nhà máy nước Xuân Phong công suất 15.000 m<small>3</small>/ ng.đ ... 15

Hình 1.4. Nhà máy nước Suối Dầu cơng suất 25.000 m3/ngđ. ... 16

Hình 1.5. Bản đồ Nhà máy xử lý nước, hệ thống mạng lưới Cấp nước. ... 18

Hình 1.6. Bản đồ các trạm châm Clor bổ sung trên mạng lưới ... 19

Hình 1.7. Bản đồ các trạm bơm tăng áp, máy bơm đặt trong lòng ống. ... 20

Hình 1.8. Văn phịng Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, địa chỉ 58 YerSin, P. Phương Sài, Tp. Nha Trang, T. Khánh Hịa. ... 22

Hình 1.9. Thơng tin về quá trình quản lý, vận hành. ... 23

Hình 1.10. Sơ đồ tự động hoá lưới chắn rác kiểu quay phẳng ... 26

Hình 1.11. Sơ đồ tự động hố các cơng trình xứ lí hệ thống cấp nước. ... 30

Hình 1.12. Hệ thống SCADA tại Cơng ty CP Cấp thốt nước Khánh Hịa. ... 36

Hình 1.13. Phân bố 145 vùng DMA trên mạng lưới tại Công ty CP Cấp thốt nước Khánh Hịa. ... 37

Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát một hệ thống cấp nước thành phố. ... 39

Hình 2.6. Trạm bơm tăng áp gồm 2 máy bơm. ... 54

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý điều khiến trạm bơm tăng áp cả hai máy bơm... 54

Hình 2.8. Sơ đồ điều chỉnh tốc độ lọc bằng hệ thống cơ phao ... 59

Hình 2.9. Xi phơng đồng tâm. ... 59

Hình 2.10. Sơ đồ tự động hóa quản lý chất lượng nước. ... 62

Hình 2.11. Mơ hình kiểm sốt thất thốt nước sạch sử dụng Máy đọc chỉ số thông minh. ... 64

Hình 2.12. Ví dụ lớp địa chất, lớp sơng ngòi, lớp bản đồ với tỉ lệ 1/25 000, v.v .... 67

Hình 3.6. Van nước ra điều khiển tuyến tính ... 90

Hình 3.7. Thiết bị kiểm sốt chất lượng nước sau lọc ... 91 Hình 3.8. Các chỉ số chất lượng nước thơ được phân tích online, kết nối với hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thống SCADA. ... 93

Hình 3.9. Biểu diễn trên bản đồ các điểm quan trắc Chất lượng nước. ... 95

Hình 3.10. Đồng kiểm sốt lưu lượng tại các nút. ... 96

Hình 3.11. Sơ đồ điều chỉnh tốc độ quay động cơ không đồng bộ và đồng bộ. ... 98

Hình 3.12. Sơ đồ trạm bơm cấp 2 Nhà máy nước Võ Cạnh. ... 101

Hình 3.13. Biểu đồ sử dụng nước của mạng lưới, giờ hoạt động các máy. ... 102

Hình 3.14. Sơ đồ nguyên lý hệ thống biến tần. ... 104

Hình 3.15. Nguyên lý hoạt động của hệ thống biến tần. ... 108

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển đang lấn sâu vào đất liền nhanh, với tần suất cao hơn. Sự kết hợp của hai yếu tố: Nước biển dâng cao hơn và mực nước sông hạ xuống thấp là những nguyên nhân làm cho hiện tượng mặn hóa phát triển nhanh trong thời gian gần đây.

Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa đã nhìn nhận một cách khách quan đó là phải chấp nhận và sống chung với những thách thức trên nhưng phải đưa tri thức, công nghệ tự động hịa vào để nhận diện, có biện pháp ứng phó để giảm bớt rủi ro, đảm bảo cấp nước thơng minh, an tồn, hiệu quả. Chính vì vậy, Em lựa chọn đề tài "Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa" làm đề tài tốt nghiệp để được sự tư vấn, góp ý của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Cấp thốt nước để Cơng ty nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu cấp nước thơng minh, an tồn, hiệu quả và bền vững.

2. Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh nước sạch, cơng tác ứng dụng tự động hóa trong quản lý hệ thống cấp nước tại Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, cơ sở khoa học của các giải pháp tự động hóa hệ thống cấp nước.

3. Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp tự động hóa có thể áp dụng và hiệu quả trong quản lý hệ thống cấp nước tại Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cấp nước thơng minh, an tồn, hiệu quả và bền vững.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Mốt số giải pháp tự động hóa ứng dụng vào hệ thống cấp nước, cụ thể là tại các quá trình xử lý nước và vận chuyển, phân phối nước sạch tại Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Nha Trang, Thị Trấn Diên Khánh, Cam Lâm. 5. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát hiện trạng, điều tra thu thập số liệu. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp. Phương pháp kế thừa.

Phương pháp chuyên gia.

Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn.

Cơ sở khoa học; Căn cứ vào lý luận các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi ngành Cấp thốt nước, kiến thức các chuyên gia, Thầy, Cô Trường Đại học xây dựng, Cơng ty cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, một số đơn vị Cấp thốt nước trong hội Cấp nước Việt Nam.

Tổng hợp cơ sở khoa học về vận hành hệ thống cấp nước, kinh nghiệm về vận hành hệ thống cấp nước từ đó đề xuất áp dụng cho một địa phương cụ thể.

Tổng hợp cơ sở khoa học về tự động hóa, quản lý hệ thống Cấp nước thông minh nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống cấp nước từ đó đề xuất áp dụng cho một địa phương cụ thể.

Đề xuất được một số giải pháp Cấp nước thông minh nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống cấp nước tại Công ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, trong đó tập trung vào nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp tự động hóa hệ thống Cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm.

7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại. 7.1. Kết quả đạt được.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm có ý nghĩa khoa học trong việc đề xuất các giải pháp tự động hóa nhằm hướng đến mục tiêu Cấp nước thông minh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

gồm các nội dung chính như sau:

- Giải pháp quản lý kỹ thuật bảo vệ nguồn nước.

- Giải pháp lắng nước ứng dụng bể lắng PULSTATOR.

- Tự động hóa điều chỉnh tốc độ lọc, kiểm soát chất lượng nước và rửa ngược. - Quản lý chất lượng nước tại nhà máy xử lý nước.

- Quản lý chất lượng nước trong mạng lưới cấp nước.

- Ứng dụng hệ thống biến tần tối ưu hóa năng lượng trạm bơm cấp 2. 7.2. Vần đề còn tồn tại.

Chúng ta đang đang ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển như vũ bão về công nghệ, với kiến thức hạn chế của bản thân, bài luận văn của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế; Thiên về thực tiễn những cơng nghệ, thiết bị tự động hóa đã và tương lai sẽ lắp đặt tại hệ thống Cấp nước thuộc Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hòa, về kiến thức hàn lâm, lý luận chưa được như mong muốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NHA TRANG, DIÊN KHÁNH, CAM LÂM TỈNH

KHÁNH HÒA.

1.1. Giới thiệu chung về TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang là đơ thị trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Khánh Hịa. Ngồi ra, thành phố Nha Trang còn sở hữu Vịnh Nha Trang là một danh thắng tầm cỡ quốc tế, hàng năm đón trên 5 triệu lược khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Khánh Hịa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng liên tục tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 7,6%. Vì vậy hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố, trong đó có hệ thống cấp nước cần được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định 1396/QĐ-TTg, dân số thành phố Nha Trang được dự báo 550.000 người.

Ngoài ra, Nha Trang là một trong các thành phố có tốc độ phát triển du lịch lớn nhất cả nước. Theo thống kờ của Sở Du lịch Khánh Hòa, số ngày khách trong tháng 5/2019: 1.810.000 ngày khách, tương ứng 60.000 khách/ngày (bằng 11% dân số sở tại). Với tốc độ tăng trưởng khách trung bình năm là 8% thì số khách vãng lai năm 2020 ước khoảng 80.000 khách/ngày và 2025 ước khoảng 90.000 khách/ngày (bằng khoảng 25% dân số sở tại theo quy hoạch).

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Thành Phố Nha Trang là trung tâm của Tỉnh Khánh Hòa: - Phía Bắc giáp Huyện Ninh Hịa.

- Phía Nam giáp Thành Phố Cam Ranh. - Phía Đơng giáp Biển Đơng.

- Phía tây giáp Huyện Diên Khánh, Khánh Sơn.

Thành Phố Nha Trang có địa hình đồi nơi trung du, hướng sông theo hướng từ Tây Bắc chảy về Đông nam, cao độ nền biến đổi từ 3 đến 30m, mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của Vùng nam Trung bộ, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mưa khô từ tháng 1 đến tháng 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm 85% lượng mưa cả năm.

Khu vực Nha Trang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên mát mẻ, ơn hịa trong cả năm, mùa hè nắng nhiều nhưng khơng q nóng bức như miền Bắc, mùa đơng có mưa nhưng khơng lạnh. Do địa hình thung lũng theo hướng đơng tây nên ngồi gió mưa thì hàng ngày có lưu thơng gió từ biển thổi và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra. Nha Trang có vị trí nằm ở vịnh kín có các đảo bao bọc, ít khi bị ảnh hưởng của gió bão. Điều kiện khí hậu của Nha Trang là rất phù hợp cho phát triển du lịch và nghĩ dưỡng và đây cũng là một trong những lợi thế rất lớn của Thành phố trong phát triển du lịch.

Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số đặc điểm khí hậu như sau: Bão tuy khơng nhiều nhưng khơng phải là khơng có, cơn bão số 12 mạnh trên cấp 12 vào ngày 4 tháng 11 năm 2017 gây thiệt hại lớn cho Nha Trang và khu vực. Vịnh Nha Trang tuy kín gió nhưng những đảo quá nhỏ nếu không được bảo vệ bởi đảo lớn phía bắc thì vẫn có khả năng bị ảnh hưởng bởi gió bão, cần đề phịng.

Lượng mưa ít, độ bốc hơi cao nên phải có những giải pháp hạn chế sử dụng nước ngọt. Vấn đề cấp nước là một trong những tiêu chí kỹ thuật quyết định mật độ phát triển. Khi tốc độ đơ thị hóa gia tăng, cần có những giải pháp cho nước ngọt từ thượng nguồn sông Cái. Có thể tạo ra những vùng ao hồ liên hồn dọc theo sơng Cái và sơng Qn trường, có thể có đập ngăn từng đoạn, nhằm tạo cảnh quan và có lượng nước ngọt dự trữ.

Nhiệt độ và độ ẩm của Nha Trang tuy tương đối thuận lợi nhưng vẫn là các điều kiện khí hậu nhiệt đới, do đó giải pháp quy hoạch cũng cần để ý đến vấn đề che bóng tự nhiên cho các cơng trình sử dụng q nhiều năng lượng cho mục đích điều hịa nhiệt độ. Những khu vực càng nhiều nắng càng ớt thuận lợi cho phát triển. Không nên làm những trục đường quá lớn, không cần thiết về giao thông mà lại rất nắng.

Theo tài liệu của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa: quy hoạch chỉ giới bờ sông Cái Nha Trang và dự án kè bờ sông Cái đang được triển khai xây dựng theo hệ cao độ quốc gia có các thơng số như sau:

- Mực nước triều cao nhất: h<small>max </small>= + 1,2m - Mực nước triều trung bình: h<small>tb</small> = + 0,1m - Mực nước triều nhỏ nhất: h<small>min</small> = -1,37m

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Mực nước lũ tại cầu đường sắt với tần suất 1% = 2,02m

Các đảo chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của vịnh Nha Trang và sóng biển. Chế độ thủy văn của sơng Cái Nha Trang phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ mưa. Mưa lũ trên sông trùng với mưa, mưa tức là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, mãnh liệt nhất vào tháng 11. Mùa cạn của sông là từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Khi mùa lũ đến, nước được phân về sông cái Nha Trang là chính, một phần ra sông Quán Trường vào sông Đồng Bũ đổ ra biển.

Lưu lượng nước lớn nhất: P<small>1</small>% = 4551,0m<small>3</small>/s Lưu lượng nước lớn nhất trong năm là 4,3 m<small>3</small>/s

Mực nước cao nhất đo được tại thành phố Nha Trang là: H<small>MAX</small> = 2,05 m

Hiện tại trên sông Cái Nha Trang có các cơng trình thủy lợi: 7 hồ chứa với dung tích 6,046 x 106 m3, 9 đập dâng, 21 trạm bơm với 58 máy tổng lưu lượng 46,435 m3/h tưới 6.018 ha và cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp nuôi trồng thủy sản, đẩy mặn ở cửa sông.

Các giải pháp chứa nước, thoát lũ, xây dựng đập ngăn mặn kết hợp cầu giao thông dựa trên phân tích hệ thống nước mặn của khu vực thành phố Nha Trang là hết sức cần thiết.

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 1.1.2.1. Dân số.

Nha Trang là một thành phố lớn của miền trung Việt Nam. Tổng diện tích của Nha Trang khoảng 251 km2 trong đó khu vực nội thành chiếm khoảng 79 km2 chiếm tỷ lệ 31,7%, bao gồm17 Phường: Lộc Thọ, Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh, Phương sài, Phước Tân, Phước Tiến, Vĩnh Phước, Tân Lập, Phương Sơn, Vạn Thắng, Phước Tân, Phước Hải, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp.... và 5 Xã gồm : Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung, Phước Đồng... Theo thống kê năm 2010 dân số của Nha Trang 389.031, trong đó nội thành 290.128 , tỷ lệ đơ thị hóa đạt 74,6%người.

Tỷ lệ tăng dân số trung bình tồn thành phố giai đoạn năm 2000- 2010 là 1,3%/ năm, trong đó tăng tự nhiên 0,8%/ năm, tăng cơ học là 0,3%/ năm, tỷ lệ tăng dân số nội thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

giai đoạn 2000-2010 là 0,8%, trong đó tăng tự nhiên là 0,6%/ năm, cơ học 0,25/năm. 1.1.2.2. Công nghiệp và các hoạt động kinh tế – xã hội khác.

1.1.2.2.1.Thương mại - dịch vụ - du lịch.

Thương mại dịch vụ Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trị quan trọng tạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế đặc biệt cho Nha Trang. Mạng lưới thương mại dịch vụ được xây dựng phát triển đặc biệt là hoạt động du lịch, nhờ đó thành phố Nha Trang đó trở thành trung tâm du lịch mang tính quốc gia, quốc tế, một thành phố đang được đầu tư để trở thành một thành phố Du lịch sinh thái biển. Đến nay thành phố đó có trên 16.556 cơ sở kinh doanh cá thể và 1.080 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH ngoài Nhà nước, 02 khu trung tâm thương mại, 23 chợ, trong đó có 10 chợ chính với khoảng 6.000 hộ kinh doanh. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 là 12.469 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 28,03%, doanh thu du lịch tăng 20,28%.

Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng – 14.178 giường, thu hút được 7.770 lao động trực tiếp. Số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2011, có khoảng 1.700.000 lượt khách du lịch (tăng 18,54% so với năm 2010) trong đó khách quốc tế là 440.000 lượt, số ngày lưu trú bình quan của khách là 2,09 ngày (bằng so với năm trước) với tổng doanh thu du lịch đạt 2.142,9 tỷ đồng (tăng 20,28% so với năm 2010 và tăng hơn 2 lần so với năm 2007).

* Khu vực kinh tế trong nước: 10.515 đơn vị cơ sở sản xuất:

- 92 xí nghiệp quốc doanh (32 xí nghiệp công nghiệp trực thuộc trung ương, 60 xí nghiệp quốc doanh của địa phương)

- 10.423 đơn vị, cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh. * Khu vực đầu tư nước ngồi: 16 xí nghiệp

- Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là chế tạo máy, da giầy, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón, hố chất …

1.1.2.2.2. Nơng nghiệp.

Ngành nơng nghiệp đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau, thực phẩm cao cấp, các loại cây ăn quả đặc sản, các sản phẩm thịt trứng chất lượng cao ... Tạo được hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển đơ thị và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

du lịch, đồng thời cải thiện môi trường và làm phong phú cảnh quan đô thị. Giá trị SX Nông - Lâm - Ngư nghiệp trên địa bàn (Giá so sánh năm 1994) cả năm nước đạt 487 tỷ đồng (bằng 98,4% so với năm trước).

Có thể nhận định một số đặc điểm sau về kinh tế:

Tiềm năng lớn nhất, có khả năng cạnh tranh lâu dài của tỉnh Khánh Hòa là về du lịch, dịch vụ. Riêng với thành phố Nha Trang, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng ngày càng thấp so với khối ngành dịch vụ, và trong thực tế cũng khơng có tiềm năng đáng kể để có thể phát triển lâu dài.

Trong định hướng phát triển đến 2020 của Tỉnh, trọng tâm của công nghiệp tập trung nhiều ở các khu vực Cam Ranh, Vân Phong, Diên Khánh. Tại thành phố Nha Trang gần như không chú trọng phát triển công nghiệp. Như vậy, nếu Nha Trang muốn giữ được vai trò chủ đạo hiện nay trong cơ cấu kinh tế tồn tỉnh, thì phải có chiến lược phát triển du lịch, dịch vụ rất mạnh mẽ, rõ ràng. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tuy không mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vẫn cần duy trì ở một mức độ nhất định vì các lý do: tạo cảnh quan mơi trường cho du lịch, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp thực phẩm tươi, chất lượng cao…

Đối với lĩnh vực ni trồng thủy sản, đóng tàu, hải cảng cần phải xác định ra tính mâu thuẫn với du lịch và môi trường, nhất là ở khu vực Vịnh Nha Trang. Nói chung, nên hạn chế phát triển những lĩnh vực này ở khu vực Nha Trang.

Trong cơ cấu đầu tư, khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm cả trung ương lẫn địa phương, chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là các thành phần kinh tế khác. Như vậy, mọi giải pháp quy hoạch đều rất cần quan tâm đến tính hợp lý về thị trường.

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng du lịch – dịch vụ:

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

1.1.2.2.3.Trường học – Bệnh viện.

Hiện tại Nha Trang có tất cả 133 trường học, trong đó có 116 trường phổ thơng cơ sở và phổ thông trung học, 7 trường đại học cao đẳng, học viện. Thành phố có 7 bệnh viện với khoảng 1800 giường. Ngồi ra, cịn có khoảng hơn 800 giường bệnh tại các cơ sở y tế khác.

1.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất.

Diện tích thành phố Nha trang có thể được phân tích theo 3 khu vực chính:

Khu vực đơ thị trung tâm hiện nay, với diện tích khoảng 1.600 ha, tập trung ở dải đất ven vịnh Nha trang. Trong nhũng khu vực này cịn có một số diện tích đất như: khu vực sân bay, một số cơ sở kho tàng, công nghiệp cần phải sử dụng một cách hợp lý hơn.

Khu vực đô thị dự định mở rộng trong tương lai gần: gồm một vành đai đô thị phát triển từ khu vực hiện nay ra phía tây và phía nam. Khu vực này có diện tích khoảng 2.000 ha, hiện có rất nhiều dự án đơ thị mới đó quy hoạch chi tiết hoặc đã triển khai. Trong số đó có một số dự án có quy mơ khá lớn chưa được đề cập trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2030 đó được phê duyệt năm 1998 như: Khu đô thị mới An Viên (Phú quý) – quy mô 60 ha; Khu đô thị Vĩnh Thái – quy mô 241 ha.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có trên 50 dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (không kể đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 khu vực Tây Nha Trang), trong đó có 15 dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đơ thị mới. Tổng diện tích các dự án và quy hoạch chi tiết các khu dân cư mới là khoảng 1.500 ha, với khoảng 250.000 dân. Thông số của các dự án cho thấy, chỉ riêng với những dự án và quy hoạch chi tiết đó phê duyệt và đang thực hiện, đó đủ để đáp ứng cho thành phố tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới. Như vậy, kể cả về diện tích lẫn dân số, đều đó đủ đáp ứng nhu cầu và khả năng tăng trưởng đến năm 2025 và ngoài năm 2025.

Khu vực Tây Nha trang, với diện tích khoảng 2.000 ha, hiện là khu nơng nghiệp, có cảnh quan sinh thái đẹp vào loại nhất tuần miền Trung. Hiện nay đó có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 phát triển toàn bộ khu vực này thành đơ thị và đó bắt đầu triển khai tuyến đường chính là đại lộ Võ Nguyên Giáp làm tiền đề cho khu đô thị này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Nha Trang có 2 cầu tàu: Cầu tàu số 1 có chiều dài 204m, cỡ tàu vào cảng 10.000T, cầu tàu số 2 có chiều dài 215m, cỡ tàu vào cảng 20.000T, độ sâu trước bến là 8,5-9m. Cảng được sử dụng là cảng tổng hợp, phục vụ vận tải hành khách và chuyên chở hàng hóa. Cơng suất cảng năm 2007 là 600.000T/năm và 3.000HK/năm. Nhịp độ tăng trưởng hàng hóa bốc xếp qua cảng tăng nhanh từ 15-20%. Từ năm 2004, công suất thiết kế của cảng là: 1-1,5 triệu tấn.

+ Cảng Hải Quan: Là cảng do Học viện Hải Quan quản lý, là cảng có quy mơ nhỏ, chỉ cho phập tàu có tải trọng nhỏ hơn 2.000T cập bến.

+ Cảng dầu Mũi Chụt: Là nơi cung cấp dầu cho tồn tỉnh Khánh Hịa, chỉ cho phép tàu có công suất nhỏ hơn 7.000T cập bến.

+ Các cảng cá: Cảng Hòn Rớ và cảng Cù Lao mới được cải tạo * Giao thông nội thành.

Mạng lưới đường bộ của thành phố Nha Trang tương đối dày đặc, với số lượng trên 100 tuyến, không kể các tuyến đường thuộc các xã ngoại thành và các tuyến đường hẻm nằm rải rác ở các phường. Do điều kiện địa hình, địa lý, phía Đơng giáp với bờ biển nên mạng lưới đường có dạng nan quạt, gồm các đường hướng tâm và các đường vành đai bao quanh khu trung tâm và đơ thị hiện có. Hình dạng mạng đường đơ thị nhiều khu vực đó được xác định, tuy nhiên, khả năng phục vụ chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu. Đường vành đai chính của Thành phố Nha Trang là Lê Hồng Phong, các đường hướng tâm gồm: Trần Quý Cáp - Phan Bội Châu, Yersin, Thái Nguyễn - Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi - Lý Thánh Tôn. Mạng lưới đường trong các phường có hình dạng ơ bàn cờ.

Mạng lưới giao thông đô thị được phát triển theo 3 hành lang chính: Hành lang du lịch ven biển, hành lang dịch vụ và hành lang dân cư đô thị.

1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm. 1.2.1. Nguồn nước.

Nguồn nước thô cấp cho Thành phố là nước sông Cái Nha Trang. Hiện nay, sông Cái đang được khai thác cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, do vậy dẫn đến những bất cập trong việc khai thác nước về mưa khơ. Trên sơng Cái Nha Trang có các cơng trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

thủy lợi gồm 7 hồ chứa nước dung tích 6,046 x 106 m<small>3</small>, 09 đập dâng và 21 trạm bơm nước với 58 máy tổng lưu lượng 46,435m3/h tưới 6.018 ha và cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp nuôi trồng thủy sản, đẩy mặn ở cửa sông. Nguồn nước sông Cái Nha Trang đang được sử dụng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho công nghiệp và nước sinh hoạt thành phố Nha Trang, tổng công suất là 11,9 m<small>3</small>/s. Lưu lượng nước kiệt nhất trong năm là 4,3 m<small>3</small>/s. Vì vậy, biện pháp tích nước trong mưa mưa để điều tiết cho mưa khô là cần thiết.

Vì vậy biện pháp tích nước trong mưa mưa để điều tiết cho mưa khô là cần thiết, nhằm hạn chế lũ cho đồng bằng hai bên sông và thành phố Nha Trang, đồng thời tích nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Hồ điển hình cung cấp nước ngọt.

+ Hồ suối Dầu F<small>lv</small> = 120km<small>2</small>; H<small>đ</small> = 27,5m; L<small>đ</small> = 3300m; L<small>k</small> = 1km; W<small>tb</small> = 32,78 triệu m<small>3</small>; W<small>i</small> = 66,5 triệu m<small>3</small>; F<small>tưới</small> = 3700ha + sinh hoạt + công nghiệp + thủy sản + du lịch cho khu vực Cam Ranh, Diên Khánh.

+ Ngoài các hồ hiện trạng đang khai thác, tỉnh khánh hoà đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm hồ đa chức năng khác trên các sông, đặc biệt có hồ sơng Chị là hồ lớn trên sơng Cái Nha Trang chủ yếu tích nước cung cấp cho khu vực Cam Ranh, khu vực Ninh Hoà và thành phố Nha Trang, hạn chế một phần lũ cho hạ du, các thông số kỹ thuật: f<small>lv</small> = 200km<small>2</small>; h<small>đ</small> = 43m; l<small>đ</small> = 300m; l<small>k</small> = 15km; h<small>bt</small> = 165m; h<small>c</small>= 155m; w<small>tb</small> = 101triệu m<small>3</small>; w<small>i</small> = 66,5 triệu m<small>3</small>; w<small>c</small> = 34,5 triệu m<small>3</small>; f<small>tưới</small> = 4000ha + sinh hoạt + công nghiệp + thủy sản + du lịch.

1.2.2. Cơng trình thu nước.

Hiện tại cơng suất phát nước tồn cơng ty 145.000 m<small>3</small>/ngđ, có 3 nhà máy nước cung cấp vào hệ thống mạng lưới đó là Nhà máy nước Võ Cạnh công suất 170.000 m<small>3</small>/ngđ, Nhà máy nước Xuân Phong công suất 15.000 m<small>3</small>/ngđ, Nhà máy nước Sơn Thạnh công suất 20.000 m<small>3</small>/ngđ ( đang xây dựng), Nhà máy nước Suối Dầu công suất 20.000 m<small>3</small>/ngđ lấy nước từ hồ chứa nước Suối Dầu làm nguồn nước thô.

Cơng trình thu nước của các nhà máy trên là cơng trình thu nước gần bờ, kết hợp song chắn rác 2 lớp, thô và tinh, vệ sinh song chắn rác theo định kỳ.

1.2.3. Hiện trạng về các nhà máy xử lý nước.

Các Nhà máy xử lý nước được xây dựng và vận hành song song với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong q trình vận hành ln kế thừa khai thác công nghệ cũ và áp dụng những công nghệ mới và dây chuyền sản xuất nước.

1.2.3.1. Nhà máy nước Võ Cạnh.

Công suất thiết kế là 98.000 m3/ngđ, hiện tại nhà máy đạt sản lượng trung bình: 110.000 m3/ngđ. Dây chuyền công nghệ của nhà máy:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Việc kết nối hiển thị các dữ liệu để thực hiện cách mạng công nghệ 4.0 là không thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

.

Hình 1.2. Trạm bơm cấp 2, Nhà máy nước Võ Cạnh, cơng suất 98.000 m<small>3</small>/ ng.đ Hình 1.1. Nhà máy nước Võ Cạnh, công suất 98.000 m3/ng.đ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

1.2.3.2. Nhà máy nước Xuân Phong.

Công suất thiết kế là 15.000 m<small>3</small>/ngđ, hiện tại nhà máy đạt sản lượng trung bình: 12.000 m<small>3</small>/ngđ. Dây chuyền công nghệ của nhà máy:

- Việc kết nối hiển thị các dữ liệu để thực hiện cách mạng công nghệ 4.0 là khó khăn.

Hình 1.3. Nhà máy nước Xuân Phong công suất 15.000 m<small>3</small>/ ng.đ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

1.2.3.3. Nhà máy nước Suối Dầu.

Công suất thiết kế là 25.000 m3/ngđ, hiện tại nhà máy đạt sản lượng trung bình: 20.000 m3/ngđ., Dây chuyền cơng nghệ của nhà máy:

Hình 1.4. Nhà máy nước Suối Dầu công suất 25.000 m3/ngđ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Việc kết nối hiển thị dữ liệu để thực hiện cách mạng cơng nghệ 4.0 là khó khăn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

1.2.3.4. Nhà máy nước Sơn Thạnh.

Đang trong quá trình lập dự án, xây dựng; Giai đoạn 1 công suất 25.000 m3/ng.đ, giai đoạn 2 công suất 50.000 m<small>3</small>/ng.đ.

1.2.4. Hiện trạng về mạng lưới đường ống cấp nước. 1.2.4.1. Mạng lưới đường ống.

Mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước sạch gồm 165.512m đường ống  Ống cấp 1 (D ≥ 800 mm): 7,1 km;

 Ống cấp 2 (400 < D < 800 mm): 49,34 km;  Ống cấp 3 (150 < D < 400 mm): 114,93 km;  Ống cấp 4 (D ≤ 150 mm): 1.153,07 km;

Hình 1.5. Bản đồ Nhà máy xử lý nước, hệ thống mạng lưới Cấp nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đường ống cấp 3,4 chủ yếu bằng ống HPE và một tỷ lệ nhỏ ống PVC. Về tổng thể, hiện nay TP Nha Trang có mạng lưới đường ống được lắp đặt đều khắp đô thị.

1.2.4.2. Đài điều hoà.

Thành phố Nha Trang có hai bể điều hịa (đài nước), các bể này đều đặt trên đồi cao làm chức năng điều hòa lưu lượng và áp lực nước trong mạng lưới phân phối. Bể 2.000m3 cốt đáy là 29 m xây dựng năm 1993 tại đồi La San; Bể 3.000m3 cốt đáy là 32 m xây dựng xong năm 2003 tại đồi Trại Thủy (đồi Phương Sơn). Các bể chứa này đều xây dựng bằng bê tông cốt thép, hiện chất lượng đang còn tốt.

1.2.4.3. Trạm bơm tăng áp.

Thành Phố Nha Trang hiện đang vận hành 10 trạm bơm tăng áp nhằm đảm bảo đủ áp lực cung cấp nước trên tồn mạng lưới: trạm tăng áp Đơng Mương, Điện Biên Phủ, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Hòa, Đất Lành, Vĩnh Phương, Hòn Rớ, An Viên.

Hình 1.6. Bản đồ các trạm châm Clor bổ sung trên mạng lưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

1.2.4.4. Tình hình cấp nước.

Hệ thống cấp nước thành phố Nha Trang đã được đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng nâng cơng suất và cơ bản hồn thành vào năm 2003. Hiện đang lập dự án nâng công suất nhà máy nước Võ Cạnh lên 170.000 m3/ngđ. Hệ thống cấp nước xây dựng đã cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nước của thành phố. Cho đến nay hệ thống cấp nước đang vận hành tốt, phát huy được công suất cấp nước. Chế độ quản lý và vận hành hệ thống cấp nước đang duy trì tốt, đã đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục cho thành phố gúp phần thúc đẩy nền kinh tế du lịch phát triển ổn định, nâng cao mức sống của nhân dân thành phố.

Phạm vi cấp nước của Cơng ty Cấp thốt nước Khánh Hịa rất lớn, hiện nay phục vụ trên 160.000 khách hàng, tỷ lệ người dân được cung cấp trên 95%, chủ yếu cho 3 Đô thị là thành phố Nha Trang và thị trấn Diên Khánh, Cam Lâm.

Hình 1.7. Bản đồ các trạm bơm tăng áp, máy bơm đặt trong lòng ống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

1.2.5. Hiện trạng về nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tự động hóa.

Việc nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tự động hóa của Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hòa trong những năm trước đây còn rất hạn chế;

Theo dõi kiểm soát chất lượng nguồn nước, sau lắng, lọc còn thủ công, công nghệ mới, tiên tiến chưa được áp dụng, chất lượng nguồn nhân lực chưa được đào tạo kịp thời để khai thác vận hành thiết bị , cơng nghệ mới tiên tiến.

Khó khăn trong việc duy trì áp lực theo tính tốn ở những nơi có cao trình lớn, cuối mạng lưới, đặc biệt vào những thời điểm nhu cầu sử dụng nước tăng cao.

Đảm bảo áp lực, chất lượng nước, Clor dư cuối mạng lưới là một thách thức lớn , địi hỏi phải đầu tư thiết bị, cơng nghệ, tài chính để thực hiện.

Phân vùng tách mạng, ứng dụng phần mềm chun dụng dị tìm, sửa chữa kịp thời ống vỡ, duy trì tỷ lệ thất thốt ở mức tối ưu, bền vững.

Giám sát, theo dõi áp lực vận hành, chất lượng nước sau lọc, điều chỉnh tốc độ lọc, rửa ngược tự động cịn thủ cơng phụ thuộc rất nhiều sự chuyên cần của công nhân vận hành.

Vận hành điều chỉnh áp lực vận hành trạm bơm cấp 2 bằng cách đóng bớt van đầy là mộ biện pháp cổ điển, áp lực vận hành khơng theo với đường đặc tính ống, chi phí điện năng cao.

1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước TP Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm.

1.3.1. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước.

Công tác quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước được đơn vị chun nghành đó là Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Khánh Hịa quản lý, vận hành, đơn vị có đội ngũ cán bộ quản lý kinh nghiệm, nhân viên được đào tạo cơ bản, hiện nay Công ty áp áp dụng ISO 1900-2008, ISO 17025 , Kế hoạch Cấp nước An toàn, một số phần mềm chuyên dụng vào công tác vận hành, quản lý hệ thống Cấp nước.

1.3.2. Cơ cấu tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hòa là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống Cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, mơ hình hoạt động, cơ cấu tổ chức Công ty bao gồm:

Vốn điều lệ: 260.000.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi tỷ đồng chẵn)  Nhà nước chiếm: 51 %;

 Cổ đông trong công ty chiếm: 4,97 %;  Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE: 43,88 %;  Các cổ đơng cá nhân bên ngồi chiếm: 0,15 %. 1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức.

Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, cơ cấu tổ chức như sau:

- Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị. - Ban Kiểm sốt.

Hình 1.8. Văn phịng Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hịa, địa chỉ 58 YerSin, P. Phương Sài, Tp. Nha Trang, T. Khánh Hòa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

1.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống Cấp nước Thành Phố Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, theo hướng nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong những năm gần đây Cơng ty Cổ phần Cấp thốt nước Khánh Hòa rất quan tâm đến yếu tố ứng dụng giải pháp tự động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc Hình 1.9. Thơng tin về quá trình quản lý, vận hành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

biệt trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp thì một số khâu trong sản xuất kinh doanh cần phải tự động hóa để thay thế cơng nhân vận hành, hướng đến mục tiêu không bị đứt gãy về nhân lực trong các khâu sản xuất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, tăng lợi nhuận, có thêm nguồn tài chính để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư, trang bị công nghệ mới tiên tiến cụ thể như:

- Tự động hóa trong giám sát, cảnh báo lưu lượng, chất lượng nguồn nước.

- Tự động hóa trong giám sát chất lượng sau lắng, sau lọc, điều chỉnh tốc độ lọc, rửa ngược tự động.

- Tối ưu hóa năng lượng trong nhà máy xử lý nước cấp; lắp đặt biến trạm bơm cấp 2, sử dụng năng lượng tái tạo.

- Lắp đặt các trạm bơm tăng áp cục bộ trong lòng đường ống, châm Clor bổ sung để đảm bảo chất lượng nước cuối mạng lưới.

- Phân vùng tách mạng, tìm ra vùng thất thoát cao, điểm bể vỡ ống , lắp đặt hệ thống SKDA mạng lưới, nhà máy để vận hành mạng lưới, nhà máy an toàn, chất lượng, hiệu quả.

- Trang bị thiết đọc, truyền chỉ số đồng hồ nước từ xa, khơng tiếp xúc.

- Sử dụng chương trình quản lý chăm sóc khách hàng để năng cao chất lượng phục vụ, hạn chế khiếu nại, giảm tồn thu, thất thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.4. Tổng quan cấp nước trong mối liên hệ với tự động hóa.

Hệ thống cấp nước thành phố, kể từ đầu nguồn đến cuối mạng bao gồm các cơng trình riêng rẻ, nhưng lại có liên quan mật thiết với nhau về mặt cơng nghệ nên nó là một đối tượng rất phù hợp để áp dụng tự động hóa liên hợp.

Trong tư động hóa liên hợp con người vẫn tham gia vào công việc lựa chọn chế độ hợp lý và kinh tế nhất của q trình cơng nghệ; theo dõi các tác động của các thiết bị tự động. Song sự tham gia đó cần hạn chế sao cho có thể là nhỏ nhất.

Để tiến hành thuận lợi tự động hóa liên hợp, có sử dụng rộng rãi các thiết bị khác nhau của kỹ thuật từ xa, nhờ đó chúng ta có thể thực hiện dễ dàng việc đo lường các thông số và truyền các tín hiệu trực tiếp trên một khoảng cách khá lớn (hàng chục km và lớn hơn) khi điều khiển một q trình cơng nghệ.

1.3.4.1. Tự động hóa liên hợp hệ thống cấp nước với nguồn nước mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Đối với hệ thống cấp nước có nguồn nước mật, việc tự động hóa liên hợp điều khiển cho tồn hệ thơng phức tạp hơn. bới vì ta phải tự động hóa cả trạm xử lý nước cấp phức tạp. Thường đối với trường hợp này, trạm điều độ trung tâm được chọn đặt tại một ngơi nhà của cơng trình xử lý nước cấp và điều khiển từ xa các trạm bơm cấp I và cấp II.

Trên trạm điều khiển của trạm điều độ trung tâm có hai loại sơ đồ: sơ đồ điện và sơ đồ thủy lực.

Sơ đồ điện cho các tín hiệu về vị trí của các máy cắt điện, các dao cách ly và nhờ vào đó mà ta thấy rõ được từ hệ thống thanh cái nào động cơ máy bơm được cấp nguồn điện.

Trên sơ đỏ thủy lực cho biết tín hiệu về trạng thái của các máy bơm, vị trí của các khóa van trên đường ống đầy.

Ngồi ra ở trạm điều độ trung tâm còn đo dòng điện của các động cơ, áp suất, lưu lượng nước trên đường ống ra của bơm và của các điểm được quan tâm trên mạng đường ống, điện áp trên thanh cái của trạm, mực nước trong bể thu nước, mực nước trong tất cả các bề chứa, các thông số về chất lượng nước sạch ...

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tự động, việc điều khiển hệ thống cấp nước cũng được cải thiện lên mức sử dụng các thiết bị công nghệ cao để đạt được chế độ làm việc tối ưu của hệ thống cấp nước. Mục đích của tối ưu hóa thực chất là để giảm được tiều hao năng lượng điện. giám các chỉ phí phụ khác và tảng độ tin cậy cấp nước cho thành phố. Các bài tốn về tối ưu hóa của hệ thống cấp nước được nghiên cứu.

Việc ứng dụng các thiết bị tự động lập trình cơng nghiệp ngày được rộng rải hơn cùng với các phần mềm ứng dụng ra đời để phục vụ cho mục đích này.

1.3.4.2. Nhiệm vụ tự động hóa các cơng trình thu nước mặt.

<small> </small>

1.3.4.3.Tự động hóa điều khiển việc rửa lưới chắn rác ở cơng trình thu nước.

Lưới chắn rác có thể là đạng hình trống cũng có thể có dạng quay phẳng. Đơn giản vẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

là đạng quay phẳng.

Tự động hóa điều khiển việc rửa lưới chắn có thể thực hiện theo hai phương án: 1. Điều khiển tự động theo tín hiệu vẻ độ chênh mực nước giới hạn trước và sau song chắn.

2. Điều khiển tự động theo chương trình thời gian cho trước.

Phương án 1: Điều khiển tự động theo tín hiệu vẻ đó chênh mức nước giới hạn trước và sau lưới chắn rác (hình 1.10).

Độ chênh mức giới hạn cao nhất trước và sau lưới chắn cho biết độ bẩn giới hạn của lưới chắn hay cho biết lưới chắn cần phải được đưa vào rửa.

Sơ đồ hình 1.10 làm việc như sau: khi độ chênh mức nước trước và sau lưới chắn đã đến giới hạn vào rửa, áp kế vi sai 6 cho tín hiệu đóng tiếp điểm 5 trong mạch điều khiển khởi động từ của động cơ mở khóa van 4 cho nước rửa phun vào mặt lưới. Khi đường ống 8 có nước, áp kế tiếp điểm 3 đóng tiếp điểm của động cơ 1 quay lưới và lưới được quay trong lúc rửa, nước sau rửa theo máng và đường ống thốt ra ngồi. Thời điểm lưới sạch có thể đưa vào vận hành là lúc độ chênh mức nước trước và sau lưới ở giới hạn nhỏ nhất. Lúc đó áp kế vi sai 6 lại đóng tiếp điểm trong mạch điều khiển khởi động từ đóng khóa van 4. Sau đó khi khơng cịn nước trên ống 8, áp kế 3 cũng ngắt tiếp điểm trong mạch khởi động từ động cơ quay lưới và lưới dừng lại. Quá trình rửa kết thúc, lưới được đưa vào vận hành.

Hình 1.10. Sơ đồ tự động hố lưới chắn rác kiểu quay phẳng

<small>1- Động cơ quay lưới; 2- Lưới chắn rác kiểu quay phẳng; 3- Áp kế tiếp điểm điện; 4- Khóa van nước rửa lưới; 5-Bộ tiếp điểm mạch điều khiển khóa van; 6- Áp kế vi sai do độ chênh mức trước và sau lưới chắn rác; 7- Bể thu nước; 8- Ống dẫn nước rửa lưới. </small>

Phương án 2: Điều khiển tự động lưới chắn rác theo chương trình thời gian cho trước. Trong phương án này có sử dụng thiết bị cho lệch theo thời gian KEP -12.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Chu kỳ rửa của lưới đã được tính tốn qua thực tế vận hành lưới để chọn thời gian cho thiết bị KEP -12 ra lệnh điều khiển.

1.3.4.4. Tự động hóa điều khiển mạng lưới cấp nước.

Khi thiết kế mạng cấp nước với những dữ kiện cho phép ban đầu để tính tốn, ta tưởng chừng như đã thỏa mãn nhu cầu cấp nước thành phố. Song khi vận hành chế độ thủy lực của mạng có thể lại rất khác với tính tốn. Phân tích lý do thì có rất nhiều, có thể do sự thay đổi rất lớn về lưu lượng thực tế hằng năm tại các điểm lấy nước ở nguồn, có thể do tổn thất áp lực khơng tính đến do thi cơng cịn có thiếu sót ở mạng đường ống, do dao động quá lớn bởi các hộ tiêu dùng... Dù là lý do nào đi nữa cũng đem lại những điều không mong muốn là lưu lượng, áp lực của mạng cấp nước không ăn nhập với sự dao động của nhu cầu dùng nước ở các hộ tiêu thụ.

Khi tự động hóa toàn mạng cấp nước, ta thực hiện được nhiệm vụ chính của mạng là điều chỉnh tự động lưu lương, áp lực nước trong mạng cho phù hợp với biểu đồ dùng nước của các hộ tiêu thụ nước trong thành phố, mạng cấp nước có thể tiến đến làm việc ở chế độ tối ưu về cấp nước.

Muốn giải quyết được khó khăn đó chỉ có cách duy nhất là tự động hóa điều khiển tồn mạng cấp nước.

1.3.4.5. Bảo vệ, tìm sự cố của đường ống, ngắt làm việc các đường ống bị sự cố cũng có thể thực hiện bởi các thiết bị tự động.

Để tìm chỗ hư hỏng của đường ống thường phải dùng thiết bị đò vết nứt, lỗ thủng của đường ống. Thực chất thiết bị này cũng là các cảm biến dùng để phát hiện sự biến dạng của đường ống hay phát hiện độ thay đổi đột xuất về lưu lượng, áp lực của môi trường chất lỏng ở hai đầu đoạn ống có chỗ dị so với lúc làm việc bình thường. Các cảm biến này có thể là cảm biến phát hiện sự biến dang, cảm biến đo áp lực nước hay lưu lượng nước...

Ngoài ra có sự kiểm tra và báo tín hiệu vẻ mức nước các bể chứa, áp lực của các đài nước hay bể có áp trong mạng về trạm điều độ trung tâm.

<small>TỰ ĐỘNG HĨA CÁC Q TRÌNH KEO TỤ NƯỚC </small>

1.3.4.6. Tự động hóa q trình keo tụ nước.

Quá trình keo tụ nước là giai đoạn đầu tiên của đây truyền công nghệ làm sạch nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

cấp trong trạm xử lý. Mục đích của quá trình xử lý nước là làm giảm lượng muối dư thừa của các chất không cần thiết theo tiêu chuẩn nước sạch (như sắt, magan, silic), đôi khi cùng với q trình xử lý nước cịn làm mất mùi vị trong nước hay còn làm bớt độ cứng dư thừa của nước. Muốn đạt được mục đích đó ta phải:

1. Nghiên cứu chất lượng nước ban đầu cần đưa vào làm sạch mà đưa ra được tỷ lệ thích hợp giữa lưu lượng các chất làm keo tụ cần thiết và lưu lượng nước được xử lý nhằm điều tiết chất làm keo tụ nước có hiệu quả cao.

2. Xác định và chuẩn bị các chất làm keo tụ cần cho quá trình keo tụ nước.

3. Thực hiện việc điều tiết tỷ lệ các chất làm keo tụ với lưu lượng nước cần xử lý sao cho phù hợp với các chỉ số chất lượng của nước sạch.

1.3.4.7. Tự động hóa trong quá trình lọc nước.

Tự động hóa q trình lọc nước trong các nhà máy xử lý nước cấp gồm 3 cơng việc: 1. Tự động hóa điều chỉnh tốc độ lọc.

2. Tự động hóa việc rửa bể lọc. 3. Kiểm sốt chất lượng nước sau lọc.

Trong đó tự động hóa điều chỉnh tốc độ lọc là q trình chính được quan tâm đối với các bể lọc, để đạt được chế độ làm việc tối ưu về mặt công nghệ. Ở chế độ làm việc tối ưu của bể lọc ta có thể hiểu là khi có mức nước ở bể lọc là mức nước cao trong giới hạn cho phép, còn tốc độ lọc là tốc độ lọc của bể được tính tốn qua cát sạch, và ở chế độ rửa với chi phí về nước rửa, điện năng tiêu thụ để bơm nước rửa bể là ít nhất và thời gian rửa bể là ngắn nhất. Vậy tốc độ lọc vào thời điểm ban đầu công tác cửa bể có thể coi là tốc độ tốt nhất của bể, vì cát lọc lúc này là sạch nhất. Cho nên tốc độ đó sẽ được giữ khơng đổi trong tồn hộ thời gian cơng tác của bể. Với mục đích này chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp áp dụng tự động kiểm soát chất lượng nước sau lọc và vận tốc lọc.

1.3.4.8. Các phương pháp điều tiết tự động clo hóa và nước. Thường có 3 cách điều tiết tự động clo và nước đó là: 1. Giữ tự động liều lượng clo đã cho trước.

2. Điều tiết tự động liều lượng clo tỷ lệ với lưu lượng nước.

3. Điều tiết tỷ lệ clo với lưu lượng nước có tính đến lượng clo dư trong nước.

Việc giữ tự động liều lượng clo cho trước chỉ nên tiến hành khi nguồn nước tới cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

trình làm sạch là khơng đổi. Phương pháp này có yếu điểm là khơng tính đến sự thay đồi về độ hấp thụ clo của nước và ảnh hưởng của nhiệt độ tới nó.

Đối với các trường hợp có dao động mạnh về nguồn nước tới cơng trình làm sạch, cần điều tiết clo với liều lượng tỷ lệ với lưu lượng nước. Trong cách này ta chưa quan tâm đến lượng clo có cịn dư lại sau các phản ứng giữa nước với clo hay không. Vậy tốt nhất vân là điều tiết tự động tỷ lệ về lưu lượng giữa clo và nước vừa kết hợp dịch chỉnh tỷ lệ đó theo lượng clo dư còn lại trong nước sau các phản ứng khử khuẩn. Lưu ý một điều rằng do sự thẩm thấu clo châm của nước nên thời điểm xác định lượng clo dư chỉ được tiến hành sau một khoảng thời gian >30 phút kể từ lúc dẫn clo vào hoà trộn với nước cần khử trùng. 1.3.4.9, Tự động hóa kiểm tra các thơng số cơng nghệ trong các trạm xử lý nước cấp.

Hệ tự động có được độ chính xác cao, khi có được mối liên hệ ngược giữa đổi tượng điều khiển (ĐTĐK) và thiết bị điều khiển (TBĐK).

Để có được mối liên hệ ngược chúng ta phải thực hiện đo lường các thơng số cần điều khiển. Có những q trình điều khiển chỉ cần điều chỉnh một thông số; những cũng có q trình phụ thuộc vào rất nhiều thơng số khác nhau và cần phải điều chỉnh một lúc nhiều thơng số. Do đó đối với các quá trình cần điều chỉnh nhiều thông số phải sử dụng rất nhiều dụng cụ đo (cảm biến, dụng cụ đo thứ cấp), nhiều kênh truyền thơng tín hiệu về kết quả đo và viéc quản lý số liệu đo cũng rất phức tạp. Lại cần phải có các cảm biến nhạy, có độ tin cậy cao phù hợp với từng thông số cần đo.

Tóm lại là việc đo lường các thơng số cơng nghệ trong trạm xử lý nước rất phức tạp nhưng lại khơng được phép bỏ qua.

Trên hình 1.11 là một sơ đồ ví dụ về tự động hố các cơng trình xử lý của hệ thống cấp nước.

</div>

×