Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 185 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH </small></b>

<b>NGUYỄN TIẾN KIÊN </b>

<b>XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA TẠI VIỆT NAM </b>

<i><small>Ngành </small></i> <b><small>: Tài chính – Ngân hàng </small></b>

<i><small>Mã số </small></i> <b><small>: 9.34.02.01 </small></b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ</b>

<b><small>HÀ NỘI, NĂM 2024 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH </small></b>

<b>NGUYỄN TIẾN KIÊN </b>

<b>XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA TẠI VIỆT NAM </b>

<i><small>Ngành </small></i> <b><small>: Tài chính – Ngân hàng </small></b>

<i><small>Mã số </small></i> <b><small>: 9.34.02.01 </small></b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ </b>

<b><small>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. Vương Thị Thu Hiền 2. TS. Nguyễn Đình Chiến </small></b>

<b><small>HÀ NỘI, NĂM 2024 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ... 1</small></b>

<b><small>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ... 2</small></b>

<i><b><small>2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 2</small></b></i>

<i><b><small>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3</small></b></i>

<b><small>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3</small></b>

<i><b><small>3.1. Về đối tượng nghiên cứu ... 3</small></b></i>

<i><b><small>3.2. Về phạm vi nghiên cứu ... 3</small></b></i>

<b><small>4. Câu hỏi nghiên cứu ... 3</small></b>

<b><small>5. Phương pháp nghiên cứu ... 4</small></b>

<b><small>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ... 10</small></b>

<b><small>7. Kết cấu của luận án ... 11</small></b>

<b><small>Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA ... 12</small></b>

<b><small>1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 12</small></b>

<b><small>1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam... 20</small></b>

<b><small>1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ... 25</small></b>

<i><b><small>1.3.1. Các nội dung có thể kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đó ... 25</small></b></i>

<i><b><small>1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án ... 26</small></b></i>

<i><b><small>1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án trong thời gian tới ... 27</small></b></i>

<b><small>Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA ... 29</small></b>

<b><small>2.1. Lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 29</small></b>

<i><b><small>2.1.1. Khái niệm về đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 29</small></b></i>

<i><b><small>2.1.2. Ảnh hưởng của đánh thuế trùng ... 34</small></b></i>

<i><b><small>2.1.3. Nguyên nhân của đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 37</small></b></i>

<b><small>2.2. Lý luận về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 41</small></b>

<i><b><small>2.2.1. Khái niệm về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 41</small></b></i>

<i><b><small>2.2.2. Mục tiêu xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 43</small></b></i>

<i><b><small>2.2.3. Nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 47</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b><small>2.2.4. Phương pháp xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 52</small></b></i>

<i><b><small>2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 59</small></b></i>

<b><small>2.3. Tác động của tồn cầu hóa đến đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 63</small></b>

<i><b><small>2.3.1. Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hóa ... 63</small></b></i>

<i><b><small>2.3.2. Tác động của tồn cầu hóa đến đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 65</small></b></i>

<i><b><small>2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa ... 68</small></b></i>

<b><small>2.4. Kinh nghiệm xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước trong bối cảnh tồn cầu hóa và bài học đối với Việt Nam ... 72</small></b>

<i><b><small>2.4.1. Kinh nghiệm của Áo ... 72</small></b></i>

<i><b><small>2.4.2. Kinh nghiệm của Hà Lan ... 74</small></b></i>

<i><b><small>2.4.3. Kinh nghiệm của Pháp ... 75</small></b></i>

<i><b><small>2.4.4. Kinh nghiệm của Anh ... 76</small></b></i>

<i><b><small>2.4.5. Kinh nghiệm của G20 và ASEAN ... 78</small></b></i>

<i><b><small>2.4.6. Xu hướng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước ... 79</small></b></i>

<i><b><small>2.4.7. Bài học đối với Việt Nam... 84</small></b></i>

<b><small>Chương 3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA ... 88</small></b>

<b><small>3.1. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua ... 88</small></b>

<b><small>3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội và kết quả thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2016-2023</small></b><small> ... 90</small>

<b><small>3.3. Thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa ... 98</small></b>

<i><b><small>3.3.1. Thực trạng về cơ sở pháp lý ... 98</small></b></i>

<i><b><small>3.3.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy ... 105</small></b></i>

<i><b><small>3.3.3. Thực trạng quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 108</small></b></i>

<b><small>3.4. Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 114</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>4.2. Các quan điểm cơ bản về xử lý đánh thuế trùng ở Việt Nam trong thời gian tới</small></b>

<i><b><small>4.2.4. Đảm bảo tính cơng khai và minh bạch ... 140</small></b></i>

<b>4.2.5. Đảm bảo tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế ... 141</b>

<b><small>4.3. Giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam ... 142</small></b>

<i><b><small>4.3.1. Giải pháp hồn thiện hành lang pháp lý ... 142</small></b></i>

<i><b><small>4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy ... 150</small></b></i>

<i><b><small>4.3.3. Ban hành Quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ... 153</small></b></i>

<i><b><small>4.3.4. Giải pháp trong đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về thuế ... 158</small></b></i>

<i><b><small>4.3.5. Các giải pháp khác ... 159</small></b></i>

<b><small>KẾT LUẬN ... 168</small></b>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 170</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải </b>

1 APA Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

2 BEPS Dự án Chống xói mịn cơ sở tính thuế và Chuyển lợi nhuận của OECD

7 MAAC Hiệp định đa phương về Hỗ trợ hành chính thuế (Hiệp định MAAC)

9 MLC Hiệp định đa phương thực hiện Trụ cột một để xử lý thách thức phát sinh từ nền kinh tế số (Hiệp định đa phương MLC)

10 MLI Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mịn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (Hiệp định thuế đa phương MLI)

14 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ </b>

3.1 Số liệu kết quả thu NSNN do ngành Thuế quản lý

3.2 Số lượng các Hiệp định thuế đã tiến hành đàm

phán và được ký kết giai đoạn 2016-2023 <sup>102 </sup>3.3 Tình hình trao đổi thông tin theo các Hiệp định

PL3.1 Thống kê các biến số gắn với yếu tố cơ sở pháp lý

để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập <sup>10 </sup>PL3.2 Thống kê các biến số gắn với yếu tố Tổ chức thực

hiện xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập <sup>11 </sup>PL3.3 Thống kê các biến số gắn với yếu tố chỉ đạo điều

PL3.4

Thống kê các biến số gắn với yếu tố về thiện chí của Cơ quan thuế đối tác trong việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập

12-13

PL3.5 Thống kê các biến số gắn với mức độ xử lý đánh

thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam <sup>13 </sup>PL3.6 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach

PL3.8 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 17-18 PL3.9 Ma trận quay các nhân tố Rotated Component

PL3.10 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test 19-20

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

PL3.11 Tổng phương sai giải thích của các nhân tố được

PL3.12 Kết quả của phân tích nhân tố EFA cho số liệu thu

PL3.14 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến

PL3.15 Mức độ phù hợp của mơ hình (Model Summary<small>b</small>) 23

PL3.19 Các nội dung hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối

PL3.20 Thống kê các biến số gắn với các hoạt động xử lý

đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam <sup>28 </sup>

PL3.21

Các lý do ảnh hướng đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập thông qua đàm phán Thủ tục thỏa thuận song phương

31

PL3.22

Thống kê các biến số gắn với lý do ảnh hướng đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập thông qua đàm phán Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP)

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC </b>

Phụ lục 1 <sup>Các trường hợp đánh thuế trùng đối với thu nhập </sup><sub>phổ biến </sub> 1 Phụ lục 2 <sup>Quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập </sup><sub>tại một số Cục Thuế </sub> 6

47

Phụ lục 9 <sup>Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng điển hình </sup><sub>về thuế quốc tế giai đoạn 2019 - 2023 </sub> 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ </b>

Biểu đồ 3.1 <sup>Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam </sup>

29

Biểu đồ PL3.2

Tỷ lệ % các ý kiến đánh giá về lý do ảnh hướng đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập thông qua đàm phán Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP)

32

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án </b>

Thuế có vị trí và vai trị hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước. Trên phạm vi quốc tế, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu, rộng hơn. Điều này làm nảy sinh những vấn đề như đánh thuế trùng giữa các nước hoặc cạnh tranh thuế giữa các nước để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đánh thuế trùng làm ảnh hưởng đến nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy gian lận thuế và gây ra nhiều vấn đề như là rào cản thương mại (không khuyến khích đầu tư xun quốc gia). Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các giao dịch xuyên biên giới và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng lớn, vì vậy yêu cầu xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập càng trở nên cần thiết.

Để xử lý vấn đề đánh thuế trùng đối với thu nhập phát sinh từ các giao dịch xuyên biên giới, ngoài các biện pháp đơn phương được quy định tại nội luật một số nước, các nước thường ký kết các cam kết quốc tế (song phương hoặc đa phương) – được biểu hiện ở các Hiệp định (song phương hoặc đa phương) về tránh đánh thuế hai lần (thường được gọi tắt là Hiệp định thuế), Công ước Viên về ngoại giao/quan hệ lãnh sự, ...

Ở Việt Nam, ngoài các Hiệp định song phương về thuế (và gần đây là Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mịn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận – Hiệp định thuế đa phương MLI), Việt Nam chưa tham gia bất kỳ Điều ước quốc tế nào khác về thuế.

Trên thực tế, mặc dù mạng lưới Hiệp định thuế của Việt Nam tương đối rộng (tính đến thời điểm 31/12/2023, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), nhưng một số điều khoản của Hiệp định chưa thực sự phù hợp tình hình kinh tế hiện tại, nhiều Hiệp định đã ký quá lâu, có Hiệp định thiếu những điều khoản để áp dụng hoặc một số điều khoản không phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa bao quát hết các trường hợp, tình huống

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có thể xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ thuế giữa người nộp thuế ở Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong điều kiện hội nhập mới; việc tổ chức thực hiện các Hiệp định thuế tại các Cục Thuế địa phương sau khi Hiệp định có hiệu lực chưa thực sự hiệu quả; ...

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhưng về mặt lý luận đều là các nghiên cứu chung, mang tính khái quát liên quan đến Hiệp định thuế, hoặc định nghĩa về hiện tượng đánh thuế trùng và một số vấn đề chung của thuế quốc tế mà chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu nào hệ thống và đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh về đánh thuế trùng và việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa một cách tồn diện và chun sâu. Về mặt thực tiễn, chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu nào đánh giá và phân tích thực tiễn việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa của Việt Nam thời gian qua như thế nào.

Điều này đặt ra yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu tìm hiểu rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình trên và tìm giải pháp để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có giao dịch xuyên biên giới, qua đó giúp nâng cao tính tn thủ của người nộp thuế trong nền kinh tế toàn cầu ở Việt Nam.

Xuất phát từ tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc tổng hợp các nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn nội

<i><b>dung “Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại </b></i>

<i><b>Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. </b></i>

<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu nghiên cứu </b></i>

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là phát triển, bổ sung lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập, xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập và đề xuất các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam, để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

- Hệ thống hóa, hoàn thiện, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập, xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

- Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam với các nước trong bối cảnh tồn cầu hóa.

- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của hội nhập quốc tế mới đến năm 2030 và tác động đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam; kinh nghiệm xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước và bài học đối với Việt Nam. - Đề xuất giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Về đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập giữa các quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa.

<i><b>3.2. Về phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng xử </i>

lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2016-2023 và đề xuất giải pháp đến năm 2030.

<i>Không gian nghiên cứu: Việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập giữa </i>

các quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam; trong đó tập trung vào một số loại thu nhập của tổ chức/doanh nghiệp và cá nhân có thể bị đánh thuế trùng như: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ lãi tiền cho vay, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc.

<b>4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

(1) Những vấn đề lý luận nào về đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa chưa được làm rõ, cần được phát triển, bổ sung?

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

(2) Thực tiễn việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa của Việt Nam thời gian qua như thế nào?

(3) Nhằm bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam và tuân thủ theo các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam là thành viên, cần làm gì để nâng cao hiệu quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong thời gian tới?

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu chung </b></i>

Để thực hiện nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp luật so sánh, phương pháp tình huống (phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình). Cụ thể:

<i>- Phương pháp phân tích thống kê: Luận án sử dụng các phương pháp phân </i>

tích của thống kê như: phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích theo thành phần chính. Thơng qua các phương pháp phân tích thống kê để thấy được tính quy luật của số lớn, thấy được tính quy luật thơng qua chuỗi thời gian của các sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nguyên nhân của đánh thuế trùng đối với thu nhập thông qua các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến từng nội dung cụ thể của việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Thông qua số liệu thống kê giai đoạn 2016-2023 của từng nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, phân tích sự biến đổi theo thời gian để thấy được chiều hướng phát triển và đánh giá các nhân tố tác động đến sự thay đổi của từng tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập cụ thể, chẳng hạn như: số lượng các cam kết quốc tế về thuế được ký kết, số lượng các hồ sơ đề nghị miễn, giảm và khấu trừ thuế theo các cam kết quốc tế về thuế mà Cơ quan thuế đã xử lý thời gian qua, tỷ lệ % số thuế được xử lý so với tổng số thuế bị đánh trùng, số trường hợp TĐTT đã thực hiện để phục vụ công tác xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có giao dịch xuyên biên giới …

<i>- Phương pháp so sánh: Luận án thực hiện so sánh, đối chiếu các thông tin, </i>

tài liệu số liệu với nhau để thấy sự tương đồng và khác biệt; tìm hiểu ngun nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

và tính quy luật thông qua so sánh, đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự thay đổi theo thời gian của các kết quả cụ thể của từng nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đồng thời, so sánh sự thay đổi của kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trước và sau khi thực hiện các giải pháp do cơ quan quản lý thuế thực hiện. Qua đó, đảm bảo việc đánh giá đúng với thực tiễn và phản ánh đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu.

<i>- Phương pháp luật so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh </i>

các khái niệm, quy định pháp luật và các nội dung khác về đánh thuế trùngđối với thu nhập và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập được quy định trong các cam kết quốc tế và hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới theo yêu cầu của đề tài luận án.

<i>- Phương pháp tình huống (Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình): </i>

Thơng qua nghiên cứu trường hợp điển hình trong hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam với một số nước trên thế giới để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Đồng thời, thông qua nghiên cứu một số trường hợp đánh thuế trùng đối với thu nhập phổ biến ở Việt Nam để hiểu được lý do dẫn đến tình trạng thu trùng thuế giữa các nước.

<i><b>5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu </b></i>

Để thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu, luận án sử dụng các số liệu thứ cấp của cơ quan nhà nước và khảo sát thực tế bằng bảng hỏi. Cụ thể như sau:

<i>5.2.1. Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp </i>

Luận án sử dụng số liệu, tài liệu được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng bố chính thức trên các báo cáo tổng kết công tác năm, các báo cáo chuyên đề và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

<i>5.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế bằng bảng hỏi </i>

Luận án sử dụng bảng hỏi về thu thập thông tin về thực tế hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam. Cụ thể như sau:

<i>a) Mô hình khảo sát và các giả thuyết nghiên cứu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Qua tìm hiểu và tham khảo các mơ hình khảo sát của các học giả trong và ngoài nước, kết hợp với những lý thuyết và lý luận đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập được phân tích ở Chương 2 của luận án. Tác giả sử dụng mơ hình khảo sát cụ thể như sau:

<b>Sơ đồ 1: Mơ hình khảo sát </b>

Trong mơ hình này, luận án đưa ra 4 giả thuyết nghiên cứu như sau:

<b>H1: Yếu tố về cơ sở pháp lý để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập có </b>

tác động tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.

<b>H2: Yếu tố về tổ chức xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập có tác động </b>

tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.

<b>H3: Yếu tố chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế có tác động </b>

tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.

<b>H4: Thiện chí của cơ quan thuế đối tác có tác động tích cực đến mức độ xử </b>

lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.

<i>b) Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu </i>

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan. Kết cấu bảng câu hỏi được chia thành 3 nội dung:

<small>Cơ sở pháp lý cho xử lý đánh thuế trùng đối với </small>

<small>thu nhập </small>

<small>Tổ chức xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập </small>

<small>Chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế </small>

<small>Thiện chí của cơ quan thuế đối tác </small>

<small>Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập H1 </small>

<small>H2 </small>

<small>H3 </small>

<small>H4 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Nội dung thứ nhất: Thu thập thông tin chung về đối tượng được khảo sát và đánh giá chung về hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

- Nội dung thứ hai: Thu thập các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

- Nội dung thứ 3: Thu thập các thông tin cơ bản về quan điểm đề xuất giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

Các thang đo trong nội dung thứ hai được luận án kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và cấu trúc thành 5 tiểu mục ứng với 5 nhân tố gồm:

- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố cơ sở pháp lý cho việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố về tổ chức xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố về năng lực xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của công chức thuế.

- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho nhân tố mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.

Ngoài ra, để đo lường mức độ mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, bao gồm cả kết quả giải quyết thủ tục thỏa thuận song phương (MAP) và thoả thuận trước về giá (APA) song phương và đa phương, luận án xây dựng thang đo, biến quan sát riêng để đo lường cho các lý do ảnh hưởng đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập này.

Công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 7). Trong nghiên cứu của mình, NCS sử dụng thang đo Likert (từ 1- 5) để đo lường các yếu tố: cơ sở pháp lý cho việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, tổ chức thực hiện xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế, năng lực xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của công chức thuế, kết quả xử lý các vướng mắc, khiếu nại của NNT liên quan đến việc đánh thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trùng đối với thu nhập. Các biến quan sát cụ thể được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, từ mức độ 1 = Hồn tồn khơng đồng ý đến mức độ 5 = Hoàn toàn đồng ý.

<i>Kiểm định sự tin cậy của thang đo: Nghiên cứu chính thức được khảo sát </i>

với 4 nhân tố được đưa ra để đo lường đó là: (1) cơ sở pháp lý để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập (PL), (2) tổ chức thực hiện xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập (TC), (3) chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế (CD), (4) thiện chí của cơ quan thuế đối tác (TI). Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, NCS sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định và hệ số tương quan biến tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu và khơng xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0,6 (Hair, 2006) [38] và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo (Nunnally và Bernstein, 1994) [52].

<i>Kích thước mẫu: Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện cho </i>

nghiên cứu này nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu như: Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời [33]. Theo Tabachnick và Fidell (2007) có thể sử dụng cơng thức kinh nghiệm sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là số nhân tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu sử dụng hồi quy [71]. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy [22]. Nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), cỡ mẫu được xác định là 300 đạt mức tốt [33]. Với cỡ mẫu này cũng thỏa mãn nguyên tắc lấy mẫu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và quy tắc lấy mẫu của Tabachnick và Fidell (2007) [17, 22].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Khảo sát thực tế: NCS thực hiện khảo sát đối tượng thông qua bảng hỏi. </i>

Bảng hỏi được thiết kế và gửi bản dưới dạng link google form tới 400 đối tượng được khảo sát.

được trả lời được nhập vào bảng tính Excel.

lời cùng một mức độ cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả lời giữa các mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn bất thường, ...). Kết quả đã loại bỏ 17 bảng hỏi, còn lại 329 (= 346-17) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy, với quy mơ mẫu phân tích là 329, thỏa mãn yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu là 300.

<i>Mô tả mẫu nghiên cứu: Mẫu thu thập được tiến hành phân loại theo nhóm </i>

bằng các kỹ thuật thống kê mô tả như đề cập phần dưới đây và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.

<b>Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra </b>

Lĩnh vực chuyên môn đào tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Bảng số 1 cho thấy, trong tổng số 329 phiếu hợp lệ, tỷ lệ người được hỏi công tác trong ngành Thuế là 300, chiếm 91,19%. Còn lại 29 phiếu được hỏi là các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà báo, quản lý… có mối liên hệ nhất định liên quan đến lĩnh vực xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đối tượng được hỏi chủ yếu có chuyên mơn đào tạo về các lĩnh vực kế tốn - kiểm tốn (35%), tài chính-ngân hàng (34%) và cịn lại là các lĩnh vực khác.

<i><b>Kiểm định độ tin cậy, phương sai, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và kết quả khảo sát được trình bày trong Phụ lục 3 của luận án. </b></i>

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án </b>

<i>* Về lý luận </i>

<i>Thứ nhất, luận án đã hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về đánh </i>

thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập từ khái niệm, mục tiêu đến nguyên tắc, nội dung xử lý đánh thuế trùng và các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đồng thời, luận án đã phát triển và bổ sung thêm những nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập; xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

<i>Thứ hai, luận án xác định luận cứ khoa học cho việc đề xuất cụ thể về các </i>

định hướng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập và các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

<i>Thứ ba, luận án đã tổng hợp được những kinh nghiệm của một số nước trên </i>

thế giới trong việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Từ đó, rút ra được những bài học có thể vận dụng được ở Việt Nam.

<i>* Về thực tiễn </i>

<i>Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng xử lý đánh thuế </i>

trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.

<i>Thứ hai, luận án định hướng các quan điểm cơ bản về xử lý đánh thuế trùng </i>

đối với thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo cho các Cơ quan thuế trong việc xây dựng, triển khai và áp dụng các chính sách có liên quan đến việc xử lý đánh thuế trùng đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

với thu nhập. Bên cạnh đó, luận án cũng là cơng trình khoa học có giá trị tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về các nội dung liên quan đến xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

<b>7. Kết cấu của luận án </b>

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 Chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh thuế trùng đối với thu nhập và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chương 2: Cơ sở lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chương 3: Thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.

Chương 4: Giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>* Nhóm cơng trình nghiên cứu tổng qt và nhiều mặt của đánh thuế trùng </b></i>

<i>Klaus Vogel (1986) với cơng trình nghiên cứu về “Double Taxation Conventions and Their Interpretation” [48], nghĩa là “Hiệp định tránh đánh thuế </i>

hai lần và các vấn đề diễn giải Hiệp định”, được coi là tiêu chuẩn vàng quốc tế trong việc nghiên cứu các vấn đề nảy sinh khi diễn giải các hiệp định thuế và đã được tái bản lần thứ 4 vào năm 2014 với những cập nhật và sửa đổi nhằm cung

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cấp cho độc giả cái nhìn đầy đủ và hiện tại về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Cơng trình nghiên cứu các khía cạnh và các vấn đề quan trọng nảy sinh khi diễn giải các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Một trong những mục tiêu của các hiệp định thuế song phương là giải quyết và giảm mức độ của việc đánh thuế trùng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp tiếp cận hiệp định phụ thuộc vào cách diễn giải chung và khả thi về các điều khoản hiệp định. Cơng trình xem xét các hiệp định thuế của Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu và thảo luận về một số khía cạnh đặc biệt rắc rối của việc diễn giải hiệp định, từ đó tổng kết các trường hợp điển hình dẫn đến đánh thuế trùng như một đối tượng được coi là đối tượng cư trú thuế của cả hai (hoặc nhiều) nước, hoặc nguyên tắc nguồn được cả hai (hay nhiều) nước cùng áp dụng đối với cùng một giao dịch kinh tế hoặc tài sản. Cơng trình nghiên cứu đã gợi ý một cách tiếp cận để diễn giải chung, dựa trên nguyên tắc phân bổ quyền đánh thuế, và nhấn mạnh vai trò quan trọng của mẫu Hiệp định thuế của OECD như một cơ sở để hiểu tất cả các hiệp định thuế khác. Khi các hiệp định thuế được áp dụng rộng rãi hơn và ngày càng chứng tỏ sự thống nhất về mặt câu chữ và cách diễn giải thì việc di chuyển quốc tế của hàng hóa, vốn và con người sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi một hệ thống thuế quốc tế thống nhất và công bằng.

<i>Sol Picciotto (1992) với cuốn sách có tiêu đề “International Business Taxation - A Study in the Internationalization of Business Regulation” [70], nghĩa </i>

là “Thuế kinh doanh quốc tế - Một nghiên cứu về quốc tế hóa quy định đối với kinh doanh”. Mặc dù đã được xuất bản nhiều năm trước đây, cuốn sách này vẫn có giá trị lớn trong việc giúp cho các nghiên cứu sinh tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển của thuế quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên

<i>quốc gia. Bằng cách đặt vấn đề rằng thuế kinh doanh quốc tế là một vấn đề chính </i>

trị, xã hội và kinh tế quan trọng nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp do thuế thể hiện sự tương tác trực tiếp nhất giữa Chính phủ và cơng dân, nhà nước và nền kinh tế, tác giả tập trung nghiên cứu sự phát triển và hoạt động của thuế kinh doanh quốc tế ở mức độ đủ chi tiết để cung cấp hiểu biết đầy đủ về sự phức tạp của thuế kinh doanh quốc tế, đồng thời cũng đi sâu vào phân tích đủ để đưa ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>các vấn đề chính sách quan trọng. Tác giả đã chỉ ra nguồn gốc của đánh thuế trùng </i>

là do sự xung đột và khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia dẫn đến áp lực từ doanh nghiệp đối với việc loại bỏ thuế trùng. Từ đó, một hệ thống hợp tác về thuế giữa các nước đã ra đời dựa trên ba yếu tố. Thứ nhất, các hệ thống thuế quốc gia chấp nhận giới hạn áp dụng các quy định nội luật ở mức độ nhất định. Thứ hai, sự hình thành một mạng lưới các hiệp định thuế song phương, dựa trên các Hiệp định thuế mẫu, được điều chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh kinh tế và chính trị của từng đối tác Hiệp định. Yếu tố thứ ba là sự lớn mạnh của một cộng đồng các chuyên gia tài chính quốc tế, bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia học thuật và cố vấn kinh doanh hoặc đại diện. Chính họ là người đã nghĩ ra các Hiệp định thuế mẫu, đàm phán các hiệp định song phương thực tế dựa trên các Hiệp định thuế mẫu, rút kinh nghiệm từ đó để góp phần vào việc sửa đổi các Hiệp định thuế mẫu tiếp theo. Theo đó, việc phân bổ quyền đánh thuế cho mỗi quốc gia chủ yếu dựa trên nguyên tắc lợi nhuận kinh doanh của một công ty hoặc cơ sở thường trú có thể bị đánh thuế tại nguồn, trong khi lợi tức đầu tư chủ yếu phải chịu thuế theo quốc gia cư trú của chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến sự bất đồng giữa các nước xuất khẩu vốn lớn, đặc biệt là Anh và Hoa Kỳ, và các nước khác chủ yếu là các nước nhập khẩu vốn. Các nước xuất khẩu vốn có quyền đánh thuế thu nhập tồn cầu của công dân hoặc đối tượng cư trú của họ, chỉ chịu một khoản khấu trừ cho các khoản thuế nước ngoài đã nộp hoặc miễn thu nhập bị đánh thuế: về mặt kinh tế, điều này nhằm đảm bảo tính cơng bằng trong việc đánh thuế thu nhập từ đầu tư trong nước và ở nước ngoài. Mặt khác, các nước nhập khẩu vốn nhấn mạnh họ có quyền tài phán riêng đối với hoạt động kinh doanh được thực hiện trong biên giới của họ, bất kể nguồn tài chính hay quyền sở

<i>hữu. Do đó, quyền đánh thuế của mỗi quốc gia đối với thu nhập có được từ các </i>

hoạt động kinh doanh quốc tế phụ thuộc lớn vào vị thế và khả năng thương lượng của mỗi quốc gia.

<i>Thomas Rixen (2008), “The institutional design of international double taxation avoidance” [73], nghĩa là “Thiết kế thể chế về tránh đánh thuế hai lần </i>

quốc tế”. Bài viết đưa ra lập luận cơ bản là tránh đánh thuế hai lần thể hiện cấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>trúc chiến lược của trò chơi phối hợp với xung đột trong việc phân chia quyền đánh thuế. Việc phân bổ nguồn thu từ thuế phụ thuộc vào sự bất cân xứng của </i>

dòng đầu tư giữa các đối tác hiệp định. Vì các dịng đầu tư được xác định trong mối quan hệ đôi bên, thương lượng song phương có thể đáp ứng tốt nhất mối quan tâm của các quốc gia đối với việc phân bổ nguồn thu từ thuế và các lợi ích kinh tế khác liên quan đến cơ sở thuế. Hơn nữa, do không có tác động của ngoại đối với với thỏa thuận song phương, nên giải pháp này cũng khả thi. Đồng thời, cần có một tổ chức đa phương phổ biến thơng tin và chia sẻ thơng lệ dưới hình thức một Hiệp định thuế mẫu cung cấp đầu mối cho các cuộc đàm phán song phương. Cấu trúc chiến lược của trị chơi phối hợp cũng có thể giải thích tại sao các thể chế tránh đánh thuế hai lần khơng cần phải có sự tác động của bên thứ ba. Thay vào đó, Thủ tục thỏa thuận song phương được hiểu là một công cụ để giải quyết thực

<i>tế là các hiệp định đánh thuế hai lần là những hợp đồng khơng đầy đủ. </i>

<i><b>* Nhóm cơng trình nghiên cứu chuyên sâu một hoặc một vài vấn đề trong lĩnh vực đánh thuế trùng </b></i>

<i>Georg Kofler (2012) với bài báo có tiều đề “Indirect Credit versus Exemption: Double Taxation Relief for Intercompany Distributions” [37], nghĩa </i>

là “Cơ chế khấu trừ thuế gián tiếp so với cơ chế miễn thuế: Giảm thiểu đánh thuế trùng cho lợi nhuận phân phối giữa các công ty”. Bài viết thảo luận về xu hướng áp dụng cơ chế miễn thuế liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần đối với tiền lãi cổ phần thu được từ các khoản đầu tư trực tiếp và lưu ý rằng “xu hướng này tạo ra động lực riêng bởi vì những người nộp thuế theo cơ chế khấu trừ thuế cảm thấy bất lợi khi tất cả các đối thủ cạnh tranh đang được áp dụng cơ chế miễn thuế”. Bài viết kết luận rằng xu hướng quốc tế là miễn thuế đối với lợi nhuận được phân phối bởi các công ty con nước ngồi ở cấp cơng ty mẹ, với lý do chính của xu hướng này là sự gia tăng tính cạnh tranh của hệ thống thuế trong nước, tính đơn giản và phù hợp với những phát triển quốc tế gần đây. Tuy nhiên, bài viết cũng lưu ý hiệu quả kinh tế của việc áp dụng cơ chế miễn thuế hay khấu trừ thuế vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Đầu tiên, đó là một câu hỏi chưa được giải đáp về việc liệu vốn có thực sự chịu gánh nặng thuế doanh nghiệp hay khơng, vì vậy thậm chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

có thể nghi ngờ liệu việc miễn thuế ở cấp độ cổ đơng có đúng đắn khi dựa trên giả định rằng tỷ lệ kinh tế của thuế là tính trên khoản đầu tư của họ hay không. Thứ hai, các lý thuyết kinh tế về tính trung lập hay bằng chứng thực nghiệm liên quan đến các rào cản về thuế đối với việc chuyển lợi nhuận về nước đều không đưa ra được chiều hướng rõ ràng cho việc áp dụng cơ chế miễn thuế hay khấu trừ thuế gián tiếp. Theo đó, lý do trung lập về kinh tế cũng đúng với việc giải quyết thuế trùng về mặt kinh tế đối với việc phân phối lợi nhuận giữa các công ty, nghĩa là khơng có sự lựa chọn hiển nhiên là áp dụng cơ chế miễn thuế hay cơ chế khấu trừ thuế gián tiếp cho trường hợp này.

<i>UN (2013) với ấn phẩm mang tên “UN Handbook on Selected Issues in Administration of Double Tax Treaties for Developing Countries” [76], nghĩa là </i>

“Sổ tay hướng dẫn của UN về một số vấn đề trong quản lý hiệp định thuế dành cho các nước tiếp nhận đầu tư”. Sổ tay đề cập tới những vấn đề chủ chốt trong quản lý Hiệp định thuế và trình bày những thơng lệ quốc tế tốt nhất để các nước tiếp nhận đầu tư có thể tìm hiểu và ứng dụng, trong đó có nội dung về giải quyết đánh thuế trùng. Theo hướng dẫn tại Sổ tay, quốc gia cư trú có nghĩa vụ miễn giảm thuế trùng đối với bất kỳ thu nhập nào phải chịu thuế một cách hợp pháp tại quốc gia nguồn theo quy định tại Điều 23 của cả Hiệp định thuế mẫu của UN và OECD. Điều 23 quy định áp dụng cơ chế miễn thuế hoặc khấu trừ đối với khoản thuế đã nộp cho quốc gia nguồn đối với thu nhập liên quan. Cả hai phương pháp này đều có những ưu nhược điểm và phát sinh các vấn đề liên quan đến việc áp dụng. Do đó, hầu hết các quốc gia sử dụng đồng thời cả phương pháp miễn thuế và khấu trừ thuế để giảm thiểu việc đánh thuế trùng. Thường thì phương pháp miễn thuế được áp dụng đối với lợi nhuận kinh doanh thu được ở nước kia, trong khi phương pháp khấu trừ thuế được sử dụng cho các loại thu nhập khác.

Nhóm tác giả Julia Braun and Martin Zagler (2014) với bài báo khoa học

<i>có tiêu đề “An Economic Perspective on Double Tax Treaties with(in) Developing Countries” [46], nghĩa là “Góc độ kinh tế về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần </i>

đối với (ở) các nước tiếp nhận đầu tư”. Bài viết này áp dụng các phương pháp kinh tế lượng để phân tích dữ liệu tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tâm của phân tích nằm ở các nền kinh tế đang phát triển. Kết quả phân tích của bài viết đã đưa ra ba kết luận quan trọng. Thứ nhất, các yếu tố quyết định làm tăng khả năng các quốc gia ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần là do quy mô thị trường và tìm kiếm thị trường (thơng qua đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong trường hợp các hiệp định giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Quy mô thị trường và tiềm năng thị trường (được đo bằng mức độ mở cửa) được cho là quan trọng trong trường hợp hiệp định thuế giữa các nền kinh tế đang phát triển. Đáng chú ý nhất, bằng chứng từ việc phân tích các dữ liệu cho thấy các nước cơng nghiệp phát triển có thể bù đắp cho các nước tiếp nhận đầu tư đối với khoản thất thu thuế do hiệp định thuế thông qua hỗ trợ phát triển chính thức. Thứ hai, thông qua nghiên cứu cụ thể một số hiệp định thuế, kết quả cho thấy yếu tố địa lý cũng có thể được tính đến, và sự gần nhau về mặt địa lý rõ ràng là làm tăng xác suất ký kết một hiệp định. Ngoài ra, tác động lan truyền từ các hiệp định thuế của các nước láng giềng có thể được xác định chắc chắn, cả từ nước nguồn cũng như nước cư trú, điều này làm tăng xác suất ký kết hiệp định. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nước có điểm chung về ngôn ngữ phổ biến và chung lịch sử (thuộc địa) cũng sẽ có khả năng cao là ký kết hiệp định thuế với nhau. Thứ ba, động cơ ký kết hiệp định thuế được phân tích dựa trên sự cân bằng giữa khả năng gia tăng dòng vốn FDI và khả năng thất thu thuế TNDN. Bằng chứng cho thấy rõ ràng việc ký kết hiệp định thuế làm tăng dòng vốn FDI, trong khi bằng chứng về việc giảm thu thuế là không thực sự rõ ràng. Điều này có thể là do các yếu tố khác ngồi hiệp định thuế có thể đã tác động tích cực đến số thu thuế trong cùng kỳ mà hiệp định thuế được ký kết.

<i>Charles R. Irish (2014) với bài viết có tên “Private and public dispute resolution in international taxation” [32], nghĩa là “Giải quyết tranh chấp công </i>

và tư trong thuế quốc tế”. Bài viết làm sáng tỏ một số vấn đề về giải quyết tranh chấp thuế quốc tế trên cơ sở ba nội dung chính. Thứ nhất, bài viết mơ tả các tranh chấp thuế quốc tế công và tư (người nộp thuế và Chính phủ) phát sinh như thế nào và giải thích ngắn gọn cách chúng được giải quyết thơng thường. Theo đó, tranh chấp thuế quốc tế giữa người nộp thuế và Chính phủ có thể được chia thành hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

loại: tranh chấp trong đó người nộp thuế cho rằng có đánh thuế trùng quốc tế và tranh chấp có thể dẫn đến việc khơng bị đánh thuế trùng. Nguyên nhân là do hầu hết các nước đánh thuế thu nhập toàn cầu đối với cá nhân/doanh nghiệp cư trú, đồng thời cũng đánh thuế cá nhân/doanh nghiệp nước ngồi khơng cư trú đối với thu nhập phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của họ theo nguyên tắc nguồn. Thứ hai, bài viết tập trung đặc biệt vào một lĩnh vực giải quyết tranh chấp thuế quốc tế tương đối mới: trọng tài giải quyết tranh chấp thuế quốc tế; đồng thời mô tả và so sánh các hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp thuế quốc tế quan trọng nhất hiện đang được sử dụng, bao gồm các quy tắc trọng tài của EU, Quy tắc trọng tài mẫu của OECD và các điều khoản trọng tài có trong một số hiệp định thuế song phương gần đây trong đó Hoa Kỳ là đối tác Hiệp định. Thứ ba, bài viết phân tích các quy tắc trọng tài hiện có và đề xuất cách cải thiện chúng.

<i>OECD (2015) với Hành động số 14 có tên “Making Dispute Resolution Mechanisms More Effective” [56], nghĩa là “Thúc đẩy các cơ chế giải quyết tranh </i>

chấp hiệu quả hơn”. Đây là một trong 15 Hành động nằm trong chương trình hành động chống Xói mịn cơ sở tính thuế và Chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD phối hợp với các nước G20 nhằm xóa bỏ các cơ hội tránh thuế qua biên giới, trốn thuế và ngăn ngừa có hiệu quả việc đánh thuế hai lần với mục tiêu xây dựng một hệ thống thuế quốc tế hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và một nền kinh tế tồn cầu lành mạnh. Trong đó, việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp là một phần không thể thiếu của các công việc về BEPS để tránh dẫn đến việc người nộp thuế tuân thủ một cách mơ hồ và bị đánh thuế trùng ngoài ý muốn. Các biện pháp phát triển theo Hành động 14 của Kế hoạch hành động BEPS là để tăng cường hiệu quả quá trình thực hiện thủ tục thỏa thuận song phương (MAP). Mục tiêu là giảm thiểu các rủi ro không chắc chắn và bị đánh thuế trùng ngoài ý muốn bằng cách đảm bảo thực hiện Hiệp định thuế phù hợp và chính xác, bao gồm các biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả và kịp thời trong việc diễn giải hoặc áp dụng Hiệp định thuế thông qua MAP. Những biện pháp này được củng cố bởi cam kết chính trị mạnh mẽ về các biện pháp giải quyết tranh chấp có hiệu quả và kịp thời thơng qua MAP và về q trình giải quyết nhanh chóng các tranh chấp. Cụ thể, một tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chuẩn tối thiểu cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thuế đã được phát triển nhằm: (i) đảm bảo nghĩa vụ về Hiệp định liên quan đến thủ tục thỏa thuận song phương được thực hiện đầy đủ, có thiện ý và các trường hợp MAP được giải quyết kịp thời; (ii) đảm bảo việc thực hiện thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy việc ngăn ngừa và giải quyết kịp thời tranh chấp liên quan đến Hiệp định; và (iii) đảm bảo người nộp thuế có thể đề nghị MAP khi đủ điều kiện. Các nước tham gia BEPS đều cam kết nhanh chóng thực hiện và đồng ý đảm bảo thực hiện hiệu quả tiêu chuẩn tối thiểu này thơng qua việc thành lập cơ chế rà sốt đồng cấp (peer review) mạnh mẽ và sẽ thường xuyên báo cáo với G20 thông qua Ủy ban các vấn đề tài chính.

<i>Ignat (Neacsu) Ioana (2017) với bài viết có tựa đề “Advance Pricing Agreements and Double Taxation – Key Concepts in the Context of Transfer Pricing” [41], nghĩa là “Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế </i>

và đánh thuế hai lần – Các khái niệm chính trong bối cảnh giá chuyển nhượng”. Bài viết trình bày những ưu và nhược điểm chính của cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), minh họa một ví dụ thực tế về tình trạng đánh thuế trùng, kết quả và trình bày phân tích so sánh giữa số lượng APA và số lượng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà các nước EU đã ký kết. Kết quả cho thấy APA thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, nhưng nhược điểm của APA (liên quan đến chi phí và khoảng thời gian cần thiết để ký kết) có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của một công ty và hầu hết người nộp thuế quyết định lựa chọn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết thay vì đề nghị áp dụng APA. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các quốc gia đã ký kết một số lượng lớn các Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần có xu hướng ký nhiều APA hơn so với các quốc gia khác có số lượng các Hiệp định

<i>về tránh đánh thuế hai lần ít hơn. </i>

<i><b>Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu nước ngồi: </b></i>

Các cơng trình khoa học quốc tế đã nghiên cứu vấn đề đánh thuế trùng trên nhiều phạm vi và phương diện khác nhau. Có cơng trình nghiên cứu ở phạm vi rộng tồn cầu, có cơng trình nghiên cứu ở phạm vi các thể chế khu vực như Hoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Kỳ, EU hay các nước tiếp nhận đầu tư, có cơng trình nghiên cứu riêng về từng cơ chế giải quyết tranh chấp trong quá trình xử lý đánh thuế trùng và đánh giá ưu nhược điểm của từng cơ chế… Các công trình này đã chỉ rõ nguyên nhân phát sinh việc đánh thuế trùng và bản chất xung đột giữa các luật thuế là không thể tránh khỏi. Vấn đề là các nước trước hết cần xem xét động cơ ký kết các Hiệp định thuế của mình và mức độ sẵn sàng giải quyết việc đánh thuế trùng. Rõ ràng là các cơ chế giải quyết đánh thuế trùng không thiếu, từ việc quy định trong nội luật (như cơ chế miễn thuế hay khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài), hay thực hiện đàm phán với các nước để giải quyết tranh chấp (thông qua cơ chế MAP, APA), cho đến cần một bên thứ ba để phân xử (như biện pháp hòa giải, trọng tài). Tuy vậy, việc giải quyết thuế trùng trên thực tế vẫn chưa thực sự hiệu quả và vì thế Hành động BEPS 14 của OECD có thể coi là nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy các nước cam kết hơn trong việc giải quyết tranh chấp thuế quốc tế. Đây là những kết quả có thể tham khảo để hồn thiện công tác xử lý việc đánh thuế trùng của Việt Nam.

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam </b>

Hiện nay, chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu và bài báo khoa học nào tiến hành thống kê, hệ thống và đánh giá về đánh thuế trùng và việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu một cách toàn diện mà mới chỉ có một số nghiên cứu chung liên quan đến Hiệp định thuế và một số vấn đề của thuế quốc tế tại Việt Nam. Một số nghiên cứu trong nước gồm có:

Lê Thị Thanh Huyền (2015) với bài viết đăng trên website của Bộ Tài chính

<i>(www.mof.gov.vn) có tiêu đề “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra” [11]. Bài viết nêu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng </i>

kết quả ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở số lượng, trong khi chất lượng vẫn chưa như mong muốn (chất lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa cao; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp so với các nước; hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi vẫn cịn khá phổ biến). Một trong những ngun nhân xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam với các nước đó là: (i) Xác định thu nhập từ cung cấp dịch vụ trong các hiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

định; (ii) Thủ tục tránh đánh thuế hai lần; (iii) Nước và vùng lãnh thổ ký kết hiệp định; (iv) Trao đổi thông tin về thuế giữa các nước ký kết Hiệp định.

Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị giải pháp cho việc thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đạt kết quả như mục tiêu đặt ra là “Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa cơng tác thuế…”.

<i>Nguyễn Phương Linh và cộng sự (2019), Luận cứ khoa học tham gia Hiệp định thuế đa phương về thực thi các biện pháp để chống xói mịn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận đối với Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính [13]. </i>

Đề tài đã nghiên cứu các luận cứ khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) để Việt Nam tham gia Hiệp định thuế đa phương về thực thi các biện pháp để chống xói mịn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận, trên cơ sở đó đánh giá các tác động (bao gồm cơ hội và thách thức) khi Việt Nam tham gia Hiệp định và đề xuất lộ trình tham gia và thực thi Hiệp định thuế đa phương của Việt Nam. Bao gồm: Tổng quan về Hiệp định thuế đa phương, gồm quá trình hình thành, mục tiêu thành lập, các nội dung cơ bản của Hiệp định thuế đa phương; Quan hệ giữa hiệp định thuế đa phương và các hiệp định thuế song phương và hiệu quả của hiệp định thuế đa phương trong việc xử lý các vướng mắc trong đàm phán và thực thi các hiệp định thuế song phương hiện nay; Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc tham gia và thực thi hiệp định thuế đa phương; Đánh giá các tác động (bao gồm thuận lợi và thách thức) đối với Việt Nam khi tham gia hiệp định thuế đa phương; Đề xuất chính sách về việc Việt Nam tham gia Hiệp định thuế đa phương và lộ trình, điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Hiệp định thuế đa phương quy định hoặc điều chỉnh một số Điều khoản chính của các Hiệp định thuế song phương như: quy định cụ thể về tránh lạm dụng Hiệp định; Điều 4 về xác định đối tượng cư trú của Vùng lãnh thổ ký kết; Điều 5 về xác định cơ sở thường trú; Điều 23 về các biện pháp tránh đánh thuế trùng; Điều 26 về thủ tục thỏa thuận song phương; đặc biệt bổ sung quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế trọng tài; và một số quy định khác về hiệu lực, phê duyệt hoặc phê chuẩn, bảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lưu, sửa đổi và rút khỏi Hiệp định thuế đa phương. Đề tài chưa đề cập đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

Phan Lê Nga (Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2020) với bài viết đăng trên website Tạp chí Cơng Thương (www.tapchicongthuong.vn) có tiêu đề “Đánh giá Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [14]. Bài viết đánh giá khái quát các hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 1992 – 2018, từ đó nhận định các Hiệp định thuế Việt Nam đã ký kết đóng góp một phần vào việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam (thể hiện ở phần lớn các đối tác FDI lớn của Việt Nam cũng đều có ký kết hiệp định thuế với Việt Nam). Từ đó bài viết đề xuất một số gợi ý về chính sách đối với việc ký kết và triển khai hiệp định tránh đánh thuế trùng ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: Việt Nam cần rà soát lại các hiệp định đã ký kết và điều chỉnh, bổ sung thêm các nội dung liên quan đến chống xói mịn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS), cũng như đưa nội dung này vào các hiệp định đang chuẩn bị đàm phán và ký kết. Bên cạnh đó, Việt Nam không nên coi ký kết hiệp định thuế là cách để thu hút FDI, mà cần thực hiện các biện pháp khác và giành sự tin tưởng của nhà đầu tư như tạo môi trường đầu tư và kinh doanh minh bạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách các thủ tục hành chính.

<i>Bộ Tài chính (2020), Đề án “Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mịn nguồn thu NSNN giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025” ban hành kèm theo Quyết định </i>

số 276/QĐ-BTC ngày 28/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [4]. Đề án nêu tổng quan về mở rộng cơ sở thuế và chống xói mịn nguồn thu của NSNN; Đánh giá thực trạng, dự báo khả năng mở rộng cơ sở thuế và chống xói mịn nguồn thu của NSNN trong 03 năm 2016-2018, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thu 03 năm 2016-2018; Từ đó đưa ra 04 nhóm giải pháp chủ yếu của Đề án, bao gồm: giải pháp về quản lý thuế; hoàn thiện cơ chế, chính sách về hóa đơn, chứng từ; giải pháp chống xói mịn cơ sở tính thuế, chống chuyển lợi nhuận, ngăn ngừa trốn, tránh thuế; và giải pháp về chính sách thuế. Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu khả năng tham gia diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS (IF) để sửa đổi các Hiệp định

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thuế đã ký trước đây (20 - 25 năm) có các nội dung khơng cịn phù hợp; và tham gia Diễn đàn toàn cầu về Minh bạch và trao đổi thông tin về thuế. Sau khi gia nhập Diễn đàn tồn cầu về trao đổi thơng tin, Việt Nam sẽ triển khai các bước để ký kết Hiệp định đa phương về Hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) để tạo cơ sở cho việc trao đổi CbC/CRS tự động. Để tổ chức thực hiện các giải pháp này, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

<i>Bùi Việt Hùng (2020), “Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính [10]. Luận án đã hệ </i>

thống hóa, hồn thiện, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế về thuế bao gồm: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về thuế. Luận án cũng tổng hợp được những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Ấn Độ và Hà Lan) trong triển khai hợp tác quốc tế về thuế. Qua đó, luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới đến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là các giải pháp: Ưu tiên đàm phán và xác định nội dung phù hợp khi ký kết Hiệp định thuế đa phương; đổi mới nội dung và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các hiệp định thuế song phương; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các hiệp định thuế; tận dụng các ưu thế của hợp tác quốc tế về thuế để tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá, chống thất thu thuế… Cơng trình này tuy không nghiên cứu chuyên sâu về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập nhưng có một số nội dung có liên quan đến nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các hiệp định thuế, đặc biệt là các xu hướng hợp tác quốc tế về thuế và tác động đến việc đàm phán, ký kết các hiệp định thuế song phương và đa phương của Việt Nam.

<i>Tơ Hồng (2020): Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính [8]. Đây là bản </i>

luận án nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản có tính lý luận về hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam. Luận án đã tham khảo kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia trên thế giới để vận dụng vào công tác chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam. Phân tích,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đánh giá thực trạng về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhằm tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở nước ta trong thời gian tới. Công trình này tuy khơng nghiên cứu chun sâu về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập nhưng có nội dung liên quan đến việc tăng cường ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các hiệp ước quốc tế với các quốc gia, các tổ chức thương mại quốc tế - đây là một trong các giải pháp tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam thời gian tới.

<i>Vũ Chí Hùng (2021), Xây dựng bộ nguyên tắc đàm phán và mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cho Việt Nam trong bối cảnh mới, Đề tài NCKH cấp Bộ, </i>

Bộ Tài chính [9]. Đề tài đã hệ thống và đánh giá mẫu Hiệp định thuế và bộ nguyên tắc đàm phán hiện hành của Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan về tình hình đàm phán, ký kết, và các mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được Việt Nam sử dụng qua các thời kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu cũng như đánh giá thực tiễn hệ thống hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng như bộ nguyên tắc đàm phán hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam hiện nay, đề tài đề xuất hai nội dung: (1) dự thảo bộ nguyên tắc đàm phán phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn mới; và (2) dự thảo Mẫu Hiệp định thuế phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn mới. phân tích. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.

<i>Vương Thị Thu Hiền, Lý Phương Duyên (2021), Giáo trình thuế thu nhập, </i>

Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội [7]. Tại Chương 5 có đề cập đến vấn đề đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng giữa các quốc gia nói chung, bao gồm một số khái niệm về đánh thuế trùng, nguyên nhân đánh thuế trùng. Tuy nhiên, Giáo trình chưa đề cập đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

<i>Nguyễn Thị Thùy Dương, Phạm Xn Hịa (2023), Giáo trình Thuế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội </i>

[5]. Tại Chương 2 có đề cập đến vấn đề đánh thuế trùng quốc tế và ảnh hưởng của

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

đánh thuế trùng. Tuy nhiên, Giáo trình chưa đề cập đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam.

Như vậy các nghiên cứu, luận án và giáo trình thuế ở Việt Nam nêu trên về cơ bản chưa đề cập chuyên sâu đến lý luận về đánh thuế trùng, xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập; chưa có nghiên cứu làm rõ các nhân tố tác động đến xử lý đánh thuế trùng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Do đặc thù của việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập mà các nghiên cứu và luận án nêu trên chưa đề cập đến, đây chính là khoảng trống mà tác giả nghiên cứu trong luận án của mình.

<b>1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án </b>

<i><b>1.3.1. Các nội dung có thể kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đó </b></i>

<i>Nhiều nội dung nghiên cứu về đánh thuế trùng đã đạt được sự thống nhất giữa các tổ chức quốc tế (OECD, UN), các nước và các tác giả, đó là đã làm rõ về cơ bản nền tảng lý luận và thực tiễn của đánh thuế trùng và vẫn còn nguyên giá trị trong bối ngày nay. Đó là: một số nội dung cơ bản về đánh thuế trùng như: </i>

một số nguyên tắc thuế quốc tế cơ bản, khái niệm đánh thuế trùng, nội dung đánh thuế trùng, các nguyên tắc xử lý đánh thuế trùng, phần lớn các nhân tố ảnh hưởng đến đánh thuế trùng.

Một số vấn đề có liên quan đến đánh thuế trùng đã được nghiên cứu, đã có

<i>sự thống nhất giữa các tác giả, các kết quả nghiên cứu nhưng khơng cịn phù hợp với bối cảnh ngày nay đó là: Những đánh giá về vị trí, vai trò của Hiệp định thuế </i>

song phương; các cách thức xử lý những vấn đề phát sinh khi tổ chức thực hiện trong Hiệp định thuế song phương; cách thức sửa đổi, bổ sung Hiệp định thuế song phương để phù hợp với điều kiện mới.

Một số vấn đề rất thời sự của đánh thuế trùng đã được một số tác giả đề cập

<i>và thống nhất về sự cần thiết và định hướng chung nhưng chưa thống nhất về những nội dung cụ thể, cách thức cụ thể hoặc chưa mang tính thời sự, đó là: nghiên </i>

cứu khả năng tham gia của Việt Nam vào Hiệp định thuế đa phương (MLI) nhằm thực thi các biện pháp chống lợi dụng Hiệp định thuế đã được đưa ra tại Dự án BEPS qua việc quy định hoặc điều chỉnh một số Điều khoản chính của các Hiệp định thuế song phương như: quy định cụ thể về tránh lạm dụng Hiệp định; xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

định đối tượng cư trú của Bên ký kết; xác định cơ sở thường trú; các biện pháp tránh đánh thuế hai lần; thủ tục thỏa thuận song phương; đặc biệt bổ sung quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế trọng tài; Hiệp định MAAC để mở rộng mạng lưới TĐTT (tối thiểu 146 đối tác so với 80 đối tác thuộc phạm vi áp dụng của MLI đối với Việt Nam), phạm vi TĐTT (thuế TNCN, TNDN và thuế GTGT), đối tượng TĐTT (đối tượng cư trú thuế, đối tượng mang quốc tịch của một Bên Tham gia) và các hình thức trao đổi thông tin và hỗ trợ thu hồi nợ thuế giữa các Bên tham gia; và các hành động hợp tác để chống xói mịn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) nhằm mục tiêu ngăn chặn các hành vi, hoạt động trốn, tránh thuế qua biên giới, qua đó gián tiếp giúp tránh thất thu cho NSNN và thực hiện mục tiêu tránh đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới; Hiệp định đa phương thực hiện Trụ cột một để xử lý thách thức phát sinh từ nền kinh tế số (Hiệp định đa phương MLC).

<i><b>1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án </b></i>

Từ những phân tích về kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố nêu trên có thể thấy mặc dù các cơng trình nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau đã đề cập đến vấn đề đánh thuế trùng đối với thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa tại Việt Nam. Đây chính là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở Việt Nam. Cụ thể là các vấn đề sau:

<i>* Về lý luận: Có thể thấy, mặc dù một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập </i>

đến vấn đề đánh thuế trùng, tuy nhiên, những vấn đề lý luận nói chung về đánh thuế trùng đối với thu nhập chưa hình thành được một cách chuyên sâu trên góc độ lý thuyết (lý luận về đánh thuế trùng chưa phản ánh đầy đủ hiện tượng đánh thuế trùng về mặt pháp lý và đánh thuế trùng về mặt kinh tế). Bên cạnh đó, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu những nội dung lý luận về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa.

<i>* Về thực tiễn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Một là, chưa có đánh giá chuyên sâu và cập nhật về thực trạng công tác xử </i>

lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa. Đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc xử lý đánh thuế trùng của Việt Nam giai đoạn 2016-2023 làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong thời gian tới.

<i>Hai là, chưa làm rõ bối cảnh tác động đến việc xử lý đánh thuế trùng, xác </i>

định đúng phương hướng và các nội dung trọng tâm trong xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam thời gian tới. Nghiên cứu làm rõ cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn những cách thức, nội dung cụ thể để tham gia Hiệp định thuế đa phương và Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế của Việt Nam.

<i>Ba là, chưa có cơng trình nào đề xuất có hệ thống các giải pháp nhằm tăng </i>

cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở Việt Nam đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030.

<i><b>1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án trong thời gian tới </b></i>

Trong nội dung, phạm vi nghiên cứu của mình, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ thêm và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở Việt Nam đến năm 2030.

<b>Kết luận Chương 1 </b>

Trong Chương 1, Luận án đã tổng hợp và phân tích tóm lược một số nội dung về một số cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan tới đề tài nghiên cứu của luận án; đồng thời, đưa ra những nhận xét đánh giá về các cơng trình nghiên cứu này. Từ đó, NCS chỉ ra khoảng trống ở các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. Đây chính là các vấn đề mà luận án này tập trung giải quyết. Theo đó, một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập đã được nghiên cứu rõ, đã đạt được sự thống nhất cao giữa các kết quả nghiên cứu như: khái niệm đánh thuế trùng, phần lớn các nhân tố ảnh hưởng đến đánh thuế trùng, các nguyên tắc thuế quốc tế cơ bản, ... Ngồi ra, vẫn cịn một

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

số nội dung đã được nghiên cứu, đã đạt được sự thống nhất giữa các tác giả nhưng khơng cịn phù hợp với bối cảnh ngày nay hoặc chưa mang tính thời sự; một số nội dung chưa đạt được sự thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, một số nội dung chưa được nghiên cứu như: nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Chương 2 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH </b>

<b>TOÀN CẦU HÓA </b>

<b>2.1. Lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm về đánh thuế trùng đối với thu nhập </b></i>

Đánh thuế là quyền đặc quyền của mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ có chủ quyền (gọi chung là quốc gia). Theo nội luật của mình, mỗi quốc gia thực thi đặc quyền của mình để đánh thuế một đối tượng dựa trên mối quan hệ hoặc sự liên hệ của đối tượng đó đối với quốc gia đó. Một quốc gia khơng thể thực thi đặc quyền đánh thuế của mình nếu như khơng có mối quan hệ hoặc sự liên hệ như vậy. Ngoài ra, chắc chắn cũng cịn có một số liên hệ giữa các quyền tài phán thuế trên phương diện Đối tượng nộp thuế (“Tax Subject”) và sự kiện chịu thuế (“Đối tượng chịu thuế - Tax Object”) để thực thi đặc quyền đánh thuế thu nhập [68, tr.15].

Để thực hiện quyền đặc quyền đó, nhìn chung, các quốc gia đánh thuế dựa trên cơ sở sự cư trú, quốc tịch, hoặc nơi ở của người nộp thuế (Đối tượng nộp thuế - Tax Subject) và dựa trên vị trí nơi phát sinh (accrue/arises) của thu nhập (Đối tượng chịu thuế - Tax Object). Các yếu tố khác cũng có thể tạo ra một yếu tố có tính chất liên hệ để khẳng định quyền đánh thuế đối với một giao dịch, bao gồm địa điểm nơi giao dịch diễn ra hoặc tài sản được hiện diện.

Trong thực tế, khái niệm “đánh thuế trùng” được sử dụng trong rất nhiều bối cảnh nghiên cứu và thực tiễn khác nhau; do đó, cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về đánh thuế trùng là phù hợp với mọi bối cảnh. Ngay cả OECD và UN là các định chế quốc tế có vai trị dẫn dắt về mặt chính sách và thực tiễn áp dụng tồn bộ hệ thống hơn 3.000 các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần trên phạm vi toàn cầu đến nay cũng không đưa ra một định nghĩa về đánh thuế trùng. Theo tác giả Nguyễn Văn Ngọc trong Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học

<i>Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2006: “Đánh thuế trùng (double taxation) có thể được hiểu theo hai nghĩa: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>1. Đánh thuế thu nhập và lợi nhuận ở nước tạo ra thu nhập và đánh thuế một lần nữa khi những khoản thu nhập và lợi nhuận này được chuyển về nước của người kiếm được thu nhập. Việc đánh thuế hai lần như vậy có thể cản trở đáng kể sự di chuyển quốc tế của lao động và tư bản. Vì vậy, các nước thường ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các khoản thu nhập thường chỉ phải chịu thuế ở nước kiếm được thu nhập. </i>

<i>2. Một số khoản thuế bị đánh nhiều lần. Ví dụ: các cơng ty phải nộp thuế lợi nhuận, sau đó khi lợi nhuận được chia dưới dạng cổ tức, người nhận cổ tức lại phải nộp thuế thu nhập một lần nữa.” [15, tr 114] </i>

Khái niệm nêu trên đã đề cập đến vấn đề đánh thuế trùng đối với thu nhập, nhưng chủ yếu phát sinh tại nước của người kiếm được thu nhập, không đề cập đến việc đánh thuế trùng cũng có thể xảy ra tại nước tạo ra thu nhập.

Từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary 10<small>th</small> Edition (Oxford University Press 2020) khơng có/định nghĩa thuật ngữ “double taxation”, chỉ định nghĩa từng từ “double” và “taxation” như sau: (1) double - twice as much/many:

<i>twice as much or as many as usual: a double helping, two double whiskies; (nghĩa là: (1) trùng - gấp đơi/nhiều: gấp đơi hoặc nhiều hơn bình thường: giúp đỡ gấp đôi, hai ly whisky, ...) [35, tr.464]; (2) taxation - means money that has to be paid </i>

as taxes: to reduce taxation, or the system of collecting money by taxes: changes

<i>in the taxation structure. (nghĩa là: đánh thuế - có nghĩa là tiền phải trả dưới dạng thuế: giảm đánh thuế, hoặc hệ thống thu tiền bằng thuế: thay đổi cấu trúc thuế) </i>

[35, tr.1606].

Khái niệm nêu trên chỉ đề cập đến vấn đề đánh thuế trùng, không đề cập đến việc đánh thuế trùng đối với thu nhập do bản chất của mỗi sắc thuế của mỗi nước.

<i>Theo tác giả Mike Enright, “Đánh thuế hai lần là hành vi nộp thuế thu nhập hai lần trên cùng một khoản thu nhập. Điều này có thể xảy ra trong ba trường hợp sau: (i) Thu nhập từ các công ty bị đánh thuế công ty và các thành viên của </i>

</div>

×