Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.96 KB, 19 trang )

Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL (1994)


UỶ BAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC (UNCITRAL)


Chương 1: Các quy định chung

Chương 2: Nghĩa vụ của các bên

Chương 3: Hậu quả của việc chuyển tiền không thực hiện được, có lỗi hoặc bị chậm trễ

Chương 4: Hoàn thành chuyển tiền

Giải thích của Ban thư ký UNCITRAL về Luật mẫu của UNCITRAL về chuyển tiền quốc tế
(4)


LUẬT MẪU VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CỦA UNCITRAL

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
(1)

Ðiều 1. Phạm vi áp dụng
(2)

(1) Luật này áp dụng đối với các giao dịch chuyển tiền khi ngân hàng gửi lệnh và ngân hàng nhận
lệnh thanh toán nằm ở các quốc gia khác nhau.

(2) Luật này áp dụng đối với các tổ chức khác khi một bộ phận kinh doanh bình thường của họ tham


gia vào việc thực hiện lệnh thanh toán theo cách thức giống như được áp dụng cho các ngân hàng.

(3) Ðể xác định phạm vi áp dụng của luật này, các chi nhánh và văn phòng của một ngân hàng ở các
quốc gia khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.

Ðiều 2. Các định nghĩa

Theo luật này:

(a) "Chuyển tiền" là means một loạt các hoạt động, bắt đầu bằng lệnh thanh toán của người lập nhằm
mục đích đặt các khoản tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi. Thuật ngữ này có thể bao gồm
các lệnh thanh toán phát hành bởi ngân hàng của người lập lệnh hoặc bất kỳ ngân hàng trung gian
nào nhằm thực hiện lệnh thanh toán của người lập lệnh. Một lệnh thanh toán được phát hành nhằm
thực hiện thanh toán theo một lệnh như vậy được coi là một phần của một giao dịch chuyển tiền
khác;

(b) "Lệnh thanh toán" là một yêu cầu vô điều kiện, dưới bất kỳ hình thức nào, được một người gửi
đến một ngân hàng nhận để đặt một số tiền nhất định hoặc có thể xác định dưới quyền định đoạt của
người hưởng lợi nếu

(i) Ngân hàng nhận lệnh sẽ được hoàn trả bằng cách khấu trừ vào tài khoản của người gửi lệnh hoặc
được người đó thanh toán, và

(ii) Lệnh thanh toán không quy định phải thanh toán theo yêu cầu của người hưởng lợi.Ở đây có
không quy định nào nói rằng một yêu cầu không thể trở thành lệnh thanh toán chỉ vì nó yêu cầu ngân
hàng của người hưởng lợi giữ khoản tiền, cho đến khi người hưởng lợi yêu cầu thanh toán, do người
hưởng lợi không có tài khoản ở ngân hàng đó;

(c) "Người lập lệnh" là người phát hành lệnh thanh toán đầu tiên trong một giao dịch chuyển tiền;


(d) "Người hưởng lợi" là người được chỉ định trong lệnh thanh toán của người lập lệnh sẽ nhận tiền
theo một giao dịch chuyển tiền;

(e) "Người gửi lệnh" là người phát hành lệnh thanh toán, bao gồm cả người lập lệnh và ngân hàng
gửi lệnh;

(f) "Ngân hàng nhận lệnh" là ngân hàng nhận lệnh thanh toán;

(g) "Ngân hàng trung gian" là bất kỳ ngân hàng nhận lệnh nào không phải là ngân hàng của người lập
lệnh và của người hưởng lợi;

(h) "Khoản tiền" hoặc "tiền" bao gồm khoản tín dụng được giữ trong một tài khoản do một ngân hàng
và bao gồm khoản tín dụng được tính theo một đơn vị tiền tệ hình thành bởi một thiết chế Liên chính
phủ hoặc theo thoả thuận của hai hoặc nhiều Quốc gia, với điều kiện là luật này sẽ áp dụng mà
không ảnh hưởng đến các quy tắc của thiết chế Liên chính phủ hoặc quy định của thoả thuận;

(i) "Xác thực" là một thủ tục hình thành bằng thoả thuận để xác định một lệnh thanh toán hoặc việc
sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh thanh toán có được phát hành bởi người gửi lệnh hay không;

(j) "Ngày làm việc của ngân hàng" là phần thời gian của một ngày trong đó ngân hàng tiến hành loại
hoạt động được nói đến;

(k) "Thời gian thanh toán" là khoảng thời gian từ một đến hai ngày bắt đầu vào ngày đầu tiên mà lệnh
thanh toán có thể được thực hiện theo Ðiều 11 (1) và kết thức vào ngày cuối cùng mà lệnh đó có thể
được thực hiện theo điều đó;

(l) "Thực hiện thanh toán", trong phạm vi áp dụng cho một ngân hàng nhận lệnh không phải là ngân
hàng của người hưởng lợi, là việc phát hành một lệnh thanh toán nhằm thực hiện lệnh thanh toán mà
ngân hàng này nhận được;


(m) "Lãi suất" là trị giá của tiền hay khoản tiền liên quan qua thời gian được tính toán theo một tỷ lệ và
trên cơ sở thông lệ được ngành ngân hàng chấp nhận đối với khoản tiền hoặc tiền có liên quan.

Ðiều 3. Lệnh thanh toán có điều kiện

(1) Khi một yêu cầu thanh toán không phải là lệnh thanh toán vì nó phụ thuộc vào một điều kiện
nhưng ngân hàng nhận được yêu cầu vẫn thực hiện thanh toán bằng cách phát hành một lệnh thanh
toán vô điều kiện, người gửi yêu cầu có các quyền và nghĩa vụ theo luật giống như của người gửi
lệnh thanh toán và người hưởng lợi được chỉ định trong yêu cầu sẽ được coi là người hưởng lợi của
lệnh thanh toán.

(2) Luật này không điều chỉnh thời gian thực hiện một yêu cầu có điều kiện mà một ngân hàng nhận
được, cũng như không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền hay nghĩa vụ nào của người gửi yêu cầu thanh
toán có điều kiện khi chúng phụ thuộc vào việc thoả mãn điều kiện đó.

Ðiều 4. Thoả thuận thay đổi

Trừ khi được quy định khác trong luật này, quyền và nghĩa vụ của các bên trong một giao dịch chuyển
tiền có thể được thay đổi bằng thoả thuận giữa họ.

(1)
Uỷ ban gợi ý các nội dung sau đây có thể được các quốc gia phê chuẩn

Ðiều 5. Xung đột pháp luật

(1) Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một lệnh thanh toán phải được điều chỉnh bằng luật do các bên
lựa chọn. Trường hợp không có thoả thuận, luật của quốc gia có ngân hàng nhận lệnh sẽ áp dụng.

(2) Câu thứ hai của khoản (1) không ảnh hưởng đến việc quyết định luật nào điều chỉnh vấn đề liệu
người thực tế gửi lệnh có quyền ràng buộc trách nhiệm đối với người được cho là gửi lệnh hay

không.

(3) Theo Ðiều này:

(a) khi một quốc gia bao gồm nhiều đơn vị lãnh thổ có luật pháp khác nhau, mỗi đơn vị lãnh thổ sẽ
được coi là một quốc gia riêng biệt;

(b) các chi nhánh và văn phòng của một ngân hàng ở các quốc gia khác nhau được coi là các ngân
hàng độc lập.

(2)
Luật này không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng.


Chương II
NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

Ðiều 5. Nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán

(1) Người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc bởi lệnh thanh toán hoặc sự sửa đổi hay huỷ bỏ một lệnh
thanh toán nếu nó được phát hành bởi người đó hoặc bởi người khác có quyền ràng buộc người gửi
lệnh thanh toán.

(2) Khi lệnh thanh toán hay một sửa đổi hoặc huỷ bỏ lệnh thanh toán phụ thuộc vào việc xác thực
thay vì chỉ so sánh thuần tuý về chữ ký, một người gửi lệnh không bị ràng buộc theo (1) vẫn bị ràng
buộc nếu:

(a) việc xác thực tiến hành trong hoàn cảnh có một phương pháp đảm bảo hợp lý về thương mại
tránh các lệnh thanh toán không được uỷ quyền, và


(b) ngân hàng nhận lệnh tuân thủ việc xác thực.

(3) Các bên không được phép thoả thuận rằng một người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc theo

(2) nếu việc xác thực không hợp lý về mặt thương mại trong hoàn cảnh đó.

(4) Tuy nhiên, người gửi lệnh thanh toán không bị ràng buộc theo (2) nếu họ chứng minh được rằng
lệnh thanh toán mà ngân hàng nhận phát sinh từ hành động của một người không phải là:

(a) Người làm thuê trước đây hoặc hiện nay của người gửi lệnh thanh toán, hoặc

(b) Một người có quan hệ với người gửi lệnh thanh toán giúp người đó thực hiện thủ tục xác thực.

Câu trên đây không áp dụng nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán chứng minh được rằng lệnh thanh
toán phát sinh từ hành động của một người đã sử dụng thủ tục xác thực do lỗi của người gửi lệnh
thanh toán.

(5) Người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc bởi một lệnh thanh toán sẽ bị ràng buộc bởi các điều
khoản của lệnh mà ngân hàng tiếp nhận. Tuy nhiên, người gửi lệnh thanh toán không bị ràng buộc
bởi việc trùng lặp do nhầm lẫn, hoặc có lỗi hoặc sai khác trong một lệnh thanh toán, nếu:

(a) Người gửi lệnh thanh toán và ngân hàng nhậnlệnh đó đã thoả thuận về một thủ tục kiểm tra sự
trùng lặp do nhầm lẫn, lỗi hoặc sự sai khác trong lệnh thanh toán, và

(b) Ngân hàng nhận lệnh sử dụng thủ tục cho thấy hoặc đã cho thấy có sự trùng lặp do nhầm lẫn, lỗi
hoặc sự sai khác. Nếu lỗi hoặc sự sai khác mà ngân hàng đã tìm ra là do người gửi lệnh thanh toán
yêu cầu thanh toán một khoản tiền lớn hơn số tiền mà người gửi lệnh đã định, người gửi lệnh sẽ chỉ
bị ràng buộc trong phạm vi số tiền đã định. Ðoạn (5) áp dụng đối với lỗi hoặc sai khác trong một lệnh
sửa đổi hoặc huỷ bỏ giống như được áp dụng cho lỗi hay sai khác trong một lệnh thanh toán.


(6) Người gửi lệnh thanh toán có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh để thực hiện lệnh
thanh toán khi ngân hàng này chấp nhận lệnh đó, nhưng việc thanh toán phải đợi đến khi bắt đầu thời
hạn thanh toán.

Ðiều 6. Thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán

Theo luật này, việc thanh toán theo nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán theo Ðiều 5 (6) cho ngân
hàng nhận lệnh thanh toán xảy ra

(a) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân hàng đó, khi
thực hiện viêc khấu trừ; hoặc

(b) Nếu người gửi lệnh thanh toán là một ngân hàng và tiểu khoản (a) không được áp dụng,

(i) Khi một khoản tín dụng mà người gửi lệnh chuyển vào một tài khoản của họ ở ngân hàng nhận
lệnh thanh toán được sử dụng hoặc, nếu không được sử dụng, vào ngày làm việc tiếp theo của ngân
hàng mà khoản tín dụng đó có sẵn để sử dụng và ngân hàng nhận lệnh biết về việc đó, hoặc

(ii) Khi một khoản tín dụng mà người gửi lệnh chuyển vào một tài khoản của ngân hàng nhận lệnh
thanh toán ở một ngân hàng khác được sử dụng hoặc, nếu không được sử dụng, vào ngày làm việc
tiếp theo của ngân hàng mà khoản tín dụng đó có sẵn để sử dụng và ngân hàng nhận lệnh thanh
toán biết về việc đó, hoặc

(iii) Khi việc quyết toán được thực hiện cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán ở ngân hàng trung ương
mà ngân hàng đó có tài khoản, hoặc

(iv) Khi việc quyết toán được thực hiện cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán theo

(c).Các quy định về giải quyết nghĩa vụ giữa các bên song phương hoặc theo các quy tắc của hệ
thống chuyển tiền đa phương, hoặc


(d). Một thoả thuận bù trừ song phương với người gửi lệnh thanh toán; hoặc

(e) Nếu tiểu khoản (a) và (b) không được áp dụng, thì theo các quy định khác của luật pháp.

Ðiều 7. Chấp nhận hoặc từ chối lệnh thanh toán bởi ngân hàng nhận lệnh không phải là ngân
hàng của người hưởng lợi

(1) Các quy định của Ðiều này áp dụng đối với ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân
hàng của người hưởng lợi

(2) Ngân hàng nhậnlệnh thanh toán sẽ chấp nhận lệnh thanh toán của người gửi lệnh tại thời điểm
nào sớm nhất trong các thời điểm sau:

(a) Khi ngân hàng nhận được lệnh thanh toán, với điều kiện là người gửi lệnh và ngân hàng đã thoả
thuận rằng ngân hàng sẽ thực hiện lệnh thanh toán khi nhận được từ người gửi lệnh;

(b) Khi ngân hàng gửi thông báo cho người gửi lệnh thanh toán về việc chấp nhận;

(c) Khi ngân hàng phát hành lệnh thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán được gửi tới;

(d) Khi ngân hàng ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh thanh toán ở ngân hàng cho lệnh thanh
toán; hoặc

(e) Khi thời hạn gửi thông báo từ chối theo tiểu khoản (3) đã hết mà không có thông báo.

(3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà không chấp nhận lệnh phải gửi thông báo từ chối không
chậm quá ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán, trừ khi:

(a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân

hàng nhận lệnh, không có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh toán;

(b) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng các biện pháp khác, việc thanh toán đã không được
thực hiện; hoặc

(c) Không đủ thông tin để xác định người gửi lệnh thanh toán.

(4) Lệnh thanh toán không còn giá trị hiệu lực nếu nó không được chấp nhận hay từ chối theo Ðiều
này trước khi kết thúc ngày làm việc thứ năm sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán.

Ðiều 8. Nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người
hưởng lợi.

(1) Các quy định của Ðiều này áp dụng đối với một ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là
ngân hàng của người hưởng lợi.

(2) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà chấp nhận lệnh đó thì phải có nghĩa vụ, theo lệnh thanh toán
đó, phát hành một lệnh thanh toán, trong thời gian quy định tại Ðiều 11, hoặc cho ngân hàng của
người hưởng lợi hoặc cho một ngân hàng trung gian có nội dung thống nhất với lệnh thanh toán mà
họ nhận được và phải có các chỉ dẫn cần thiết để thực hiện chuyển tiền theo cách thức thích hợp.

(3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà thấy rằng không khả thi khi thực hiện yêu cầu của người gửi
lệnh phải sử dụng một ngân hàng trung gian hay hệ thống chuyển tiền để thực hiện chuyển tiền hoặc
thấy rằng việc thực hiện yêu cầu đó sẽ làm tăng thêm chi phí hay gây ra chậm trễ trong việc chuyển
tiền, thì phải tuân thủ theo quy định của khoản (2) nếu, trước khi hết hạn thực hiện thanh toán, người
gửi lệnh không có yêu cầu gì thêm đối với họ.

(4) Khi một yêu cầu được gửi đến như một lệnh thanh toán nhưng lại không có đầy đủ thông tin của
một lệnh thanh toán, hoặc nếu là một lệnh thanh toán nó không thể thực hiện được vì thiếu thông tin,
nhưng người gửi lệnh thanh toán có thể xác định được, thì ngân hàng nhận lệnh phải gửi thông báo

cho người gửi lệnh về việc thiếu thông tin trong thời hạn quy định tại Ðiều 11.

(5) Khi ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà phát hiện thấy rằng không có sự thống nhất về thông tin
liên quan đến số tiền sẽ được chuyển nhượng, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông
báo cho người gửi lệnh về biết về sự không thống nhất đó, nếu có thể xác định được người gửi lệnh.
Lãi suất phải thanh toán theo Ðiều 17 (4) do không thể gửi thông báo theo yêu cầu của khoản này
phải được khấu trừ vào lãi suất phải trả theo Ðiều 17 (1) do không tuân thủ với quy định của khoản
(2) của Ðiều này.

(6) Theo quy định của Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi
đặt tại cùng quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập.

Ðiều 9. Chấp nhận hoặc từ chối lệnh thanh toán bởi ngân hàng của người hưởng lợi

(1) Ngân hàng của người hưởng lợi phải chấp nhận lệnh thanh toán tại thời điểm sớm nhất trong các
thời điểm sau:

(a) Khi đó ngân hàng nhận được lệnh thanh toán, với điều kiện là người gửi lệnh và ngân hàng đã
thoả thuận rằng ngân hàng sẽ thực hiện lệnh thanh toán khi nhận được từ người gửi lệnh;

(b) Khi ngân hàng gửi thông báo chấp nhận cho người gửi lệnh thanh toán;

(c) Khi ngân hàng ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân hàng đó khi thực hiện lệnh thanh
toán;

(d) Khi ngân hàng ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi hoặc đặt khoản tiền dưới sự định đoạt
của người hưởng lợi;

(e) Khi ngân hàng gửi thông báo cho người hưởng lợi biết rằng họ có quyền rút tiền hoặc sử dụng
khoản tín dụng;


(f) Khi ngân hàng sử dụng khoản tín dụng theo chỉ dẫn trong lệnh thanh toán;

(g) Khi ngân hàng sử dụng khoản tín dụng để trả nợ của người hưởng lợi đối với họ hoặc sử dụng
khoản tín dụng theo đúng lệnh của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

(h) Khi thời hạn gửi thông báo từ chối theo khoản (2) đã hết mà không có thông báo nào được gửi.

(2) Ngân hàng của người hưởng lợi mà không chấp nhận lệnh thanh toán thì phải gửi thông báo từ
chối không chậm quá ngày làm việc tiếp theo ngày hết hạn thực hiện thanh toán, trừ khi

(a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh thanh
toán ở ngân hàng của người hưởng lợi, không có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh
toán;

(b) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách khác, việc thanh toán đã không được thực hiện;

(c) Không đủ thông tin để xác định người gửi lệnh thanh toán.

(3) Một lệnh thanh toán không còn giá trị hiệu lực nếu nó không được chấp nhận hoặc từ chối theo
Ðiều này trước khi kết thúc ngày làm việc thứ năm sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán.

Ðiều 10. Nghĩa vụ của ngân hàng của người hưởng lơi

(1) Ngân hàng của người hưởng lợi, khi chấp nhận lệnh thanh toán, có nghĩa vụ đặt khoản tiền dưới
sự định đoạt của người hưởng lợi, hoặc sử dụng khoản tín dụng theo cách khác, theo đúng lệnh
thanh toán và luật điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng và người hưởng lợi.

(2) Khi một yêu cầu nhận được như là một lệnh thanh toán nhưng lại không có đủ thông tin của một
lệnh thanh toán, hoặc nếu là lệnh thanh toán thì nó không thể được thanh toán, nhưng có thể xác

định được người gửi lệnh, thì ngân hàng của người hưởng lợi phải gửi thông báo cho người gửi lệnh
biết về việc thiếu thông tin trong thời hạn quy định tại Ðiều 11.

(3) Khi ngân hàng của người hưởng lợi phát hiện ra rằng có sự không thống nhất về thông tin liên
quan đến khoản tiền sẽ được chuyển nhượng, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông
báo cho người gửi lệnh thanh toán biết về sự không thống nhất đó nếu có thể xác định được người
gửi lệnh.

(4) Khi ngân hàng của người hưởng lợi phát hiện ra rằng có sự không thống nhất về thông tin nhằm
xác định người hưởng lợi, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người gửi
lệnh thanh toán biết về sự không thống nhất nếu có thể xác định được người gửi lệnh.

(5) Trừ khi lệnh thanh toán quy định khác, ngân hàng của người hưởng lợi phải, trong thời hạn quy
định cho việc thanh toán tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người hưởng lợi không có tài khoản ở ngân
hàng này biết rằng họ đang giữ khoản tiền vì lợi ích của người đó, nếu ngân hàng có đủ thông tin để
gửi thông báo như vậy.

Ðiều 11. Thời hạn cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán thực hiện thanh toán và gửi thông báo

(1) Về nguyên tắc, ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán thì phải
có nghĩa vụ làm việc đó vào ngày làm việc mà họ nhận được lệnh thanh toán. Nếu không làm như
vậy, thì họ phải làm việc đó vào ngày làm việc sau khi nhận được lệnh. Tuy nhiên, nếu

(a) Trong lệnh thanh toán quy định một ngày thanh toán khác sau đó, lệnh thanh toán phải được thực
hiện vào ngày đó, hoặc

(b) Lệnh thanh toán quy định một ngày khi tiền được đặt dưới sự định đoạt của người hưởng lợi và
ngày đó cho biết rằng việc thực hiện thanh toán sau đó là thích hợp cho việc chấp nhận lệnh thanh
toán và thực hiện thanh toán bởi ngân hàng của người hưởng lợi vào ngày đó, thì lệnh phải được
thực hiện vào ngày đó.


(2) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán thực hiện việc thanh toán vào ngày làm việc sau khi nhận
được lệnh, trừ khi tuân thủ đúng tiểu khoản (a) hoặc (b), ngân hàng nhận lệnh phải thực hiện thanh
toán vào ngày nhận được lệnh.

(3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán bằng cách chấp nhận lệnh
theo Ðiều7(2)(e) thì phải thực hiện việc đó vào ngày nào đến sau trong các ngày nhận được lệnh và
ngày mà

(a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi ở ngân hàng
nhận lệnh, không đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh toán, hoặc

(b) Nếu thanh toán bằng cách khác, việc thanh toán đã không được thực hiện.

(4) Thông báo theo yêu cầu của Ðiều 8 (4) hoặc (5) hoặc Ðiều 10 (2), (3) hoặc (4) phải được gửi
trong ngày hoặc sau ngày làm việc tiếp theo ngày hết hạn thực hiện thanh toán.

(5) Ngân hàng nhậnlệnh thanh toán mà nhận được lệnh sau khoảng thời gian rút để thực hiện thanh
toán cho loại lệnh thanh toán đó.

(6) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán phải thực hiện một hành động vào ngày mà họ không thực
hiện hành động đó, họ phải thực hiện hành động được yêu cầu vào ngày tiếp theo.

(7) Theo Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi nằm trong
cùng một quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập.

Ðiều 12. Huỷ bỏ lệnh thanh toán

(1) Lệnh thanh toán không thể bị huỷ bỏ bởi người gửi lệnh trừ khi lệnh huỷ bỏ được một ngân hàng
nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi nhận tại thời điểm và theo cách

thức đủ để cho phép ngân hàng nhận lệnh có cơ hội hợp lý để hành động trước thời điểm nào xảy ra
sau trong hai thời điểm là khi thực tế tiến hành thanh toán và khi bắt đầu ngày mà lệnh thanh toán lẽ
ra đã được thực hiện theo tiểu khoản (a) hoặc (b) của Ðiều11(1).

(2) Lệnh thanh toán không thể bị huỷ bỏ bởi người gửi lệnh trừ khi lệnh huỷ bỏ được ngân hàng của
người hưởng lợi nhận tại thời điểm và theo cách thức đủ để cho ngân hàng có cơ hội hợp lý để hành
động trước thời điểm nào xảy ra sau trong hai thời điểm là khi việc chuyển tiền được hoàn thành và
khi bắt đầu ngày khi tiền được đặt dưới sự định đoạt của người hưởng lợi.

(3) Bỏ qua các quy định của khoản (1) và (2), người gửi lệnh thanh toán và ngân hàng nhận lệnh có
thể thoả thuận rằng lệnh thanh toán do người gửi lệnh phát hành cho ngân hàng nhận lệnh không thể
huỷ bỏ hoặc lệnh huỷ bỏ chỉ có hiệu lực nếu được nhận tại thời điểm sớm hơn quy định trong khoản
(1) và (2).

(4) Lệnh huỷ bỏ phải được xác thực.

(5) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi mà thực hiện
thanh toán, hoặc ngân hàng của người hưởng lợi mà chấp nhận, một lệnh thanh toán đã bị huỷ bỏ
hoặc sau đó bị huỷ bỏ thì không có quyền đối với khoản tiền thanh toán cho lệnh đó. Nếu việc chuyển
tiền được hoàn thành, ngân hàng sẽ hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào họ nhận được.

(6) Nếu người nhận tiền hoàn trả không phải là người lập lệnh chuyển tiền, họ phải chuyển tiếp khoản
tiền đó đến người gửi lệnh.

(7) Một ngân hàng có nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người gửi lệnh được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó
chừng nào mà họ hoàn trả tiền trực tiếp cho người gửi lệnh trước người đó. Bất kỳ ngân hàng nào
tiếp sau người gửi lệnh trước người đó cũng được giải phóng nghĩa vụ trong phạm vi tương tự.

(8) Một người lập lệnh có quyền được hoàn trả tiền theo Ðiều này có thể đòi lại tiền từ bất kỳ ngân
hàng nào có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả đến mức mà ngân hàng đó chưa từng được hoàn trả. Một

ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó nếu họ hoàn trả trực tiếp
cho người lập lệnh. Bất kỳ ngân hàng nào khác có nghĩa vụ cũng được giải phóng nghĩa vụ với cùng
mức độ.

(9) Khoản (7) và (8) không áp dụng đối với một ngân hàng nếu chúng làm ảnh hưởng đến các quyền
và nghĩa vụ của ngân hàng đó theo bất kỳ thoả thuận nào hoặc bất kỳ quy tắc nào của một hệ thống
chuyển tiền.

(10) Nếu việc chuyển tiền được hoàn thành nhưng ngân hàng nhận lệnh thanh toán lại thực hiện lệnh
đã bị huỷ bỏ hoặc sau đó bị huỷ bỏ, thì ngân hàng nhận lệnh có các quyền đòi người hưởng lợi bồi
hoàn số tiền của giao dịch chuyển tiền như được luật quy định.

(11) Việc người gửi lệnh hay người lập lệnh chết, mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc mất năng
lực hành vi không tự nó huỷ bỏ một lệnh thanh toán hoặc chấm dứt quyền hạn của người gửi lệnh.

(12) Các nguyên tắc trong Ðiều này được áp dụng cho các sửa đổi của lệnh thanh toán.

(13) Theo Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi nằm trong
cùng một quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập.


Chương III
HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN TIỀN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC, CÓ LỖI HOẶC CHẬM TRỄ

Ðiều 13. Hỗ trợ

Ðến khi việc chuyển tiền được hoàn thành, từng ngân hàng nhận lệnh thanh toán được yêu cầu hỗ
trợ người lập lệnh và từng ngân hàng gửi lệnh tiếp sau, và yêu cầu hỗ trợ của ngân hàng nhận lệnh
tiếp theo, trong việc hoàn thành thủ tục ngân hàng cho việc chuyển tiền.


Ðiều 14. Hoàn trả

(1) Nếu việc chuyển tiền không được hoàn thành, ngân hàng của người lập lệnh có nghĩa vụ hoàn trả
cho người lập lệnh bất kỳ khoản tiền nào nhận từ người này, với lãi suất tính từ ngày thanh toán cho
đến ngày hoàn trả. Ngân hàng của người lập lệnh và từng ngân hàng nhận lệnh tiếp sau có quyền đòi
trả lại bất kỳ khoản tiền nào mà họ đã thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán, với lãi suất
tính từ ngày thanh toán đến ngày hoàn trả.

(2) Các quy định của khoản (1) không thể bị thay đổi bằng thoả thuận trừ khi ngân hàng của người
lập lệnh đã không chấp nhận một lệnh thanh toán đặc biệt có rủi ro lớn trong việc chuyển tiền.

(3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải hoàn trả theo khoản (1) nếu không thể hoàn trả vì
một ngân hàng trung gian qua đó họ được chỉ dẫn để thực hiện chuyển tiền đã dừng việc thanh toán
hoặc bị luật cấm thực hiện hoàn trả. Ngân hàng nhận lệnh không được xem là đã được chỉ dẫn sử
dụng ngân hàng trung gian trừ khi ngân hàng nhận lệnh chứng minh được rằng họ không yêu cầu
các chỉ dẫn đó một cách có hệ thống trong các trường hợp tương tự. Người gửi lệnh lần đầu tiên quy
định việc sử dụng ngân hàng trung gian có quyền được hoàn trả từ ngân hàng trung gian đó.

(4) Một ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả cho người gửi lệnh được giải phóng khỏi nghĩa vụ
nếu họ hoàn trả trực tíêp cho một người gửi lệnh trước người đó . Bất kỳ ngân hàng nào tiếp sau
người gửi lệnh trước đó cũng được giải phóng khỏi nghĩa vụ trong phạm vi tương tự.

(5) Một người lập lệnh có quyền được hoàn trả tiền theo Ðiều này có thể thu hồi tiền từ bất kỳ ngân
hàng nào có nghĩa vụ hoàn trả đến mức mà ngân hàng đó chưa từng được hoàn trả. Một ngân hàng
có nghĩa vụ hoàn trả được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó nếu họ hoàn trả trực tiếp cho người lập lệnh.
Bất kỳ ngân hàng nào khác mà có nghĩa vụ như vậy cũng được giải phóng khỏi nghĩa vụ trong phạm
vi tương tự.

(6) Khoản (4) và (5) không áp dụng đối với một ngân hàng nếu chúng làm ảnh hưởng đến các quyền
và nghĩa vụ của ngân hàng đó theo bất kỳ thoả thuận hay quy tắc nào của một hệ thống chuyển

nhượng tiền.

Ðiều 15. Trả đủ tiền do thanh toán thiếu

Nếu trị giá số tiền của lệnh thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng nhận lệnh nhỏ hơn trị giá số
tiền của lệnh thanh toán mà họ chấp nhận, nhưng không phải do việc khấu trừ các chi phí của họ,
ngân hàng nhận lệnh có nghĩa vụ phát hành một lệnh thanh toán cho số tiền chênh lệch.

Ðiều 16. Trả lại tiền do thanh toán thừa

Nếu việc chuyển tiền được hoàn thành nhưng số tiền của lệnh thanh toán được thực hiện bởi ngân
hàng nhận lệnh lại lớn hơn số tiền của lệnh thanh toán mà họ chấp nhận, ngân hàng nhận lệnh có
quyền đòi hoàn trả số tiền chênh lệch từ người hưởng lợi theo quy định khác của pháp luật.

Ðiều 17. Trách nhiệm và lợi ích

(1) Ngân hàng nhận lệnh mà không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Ðiều 8 (2) thì có trách
nhiệm đối với người hưởng lợi nếu việc chuyển tiền được hoàn thành. Trách nhiệm của ngân hàng
nhận lệnh là thanh toán lãi suất trên số tiền của lệnh thanh toán phát sinh trong thời gian chậm trễ
thanh toán do việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện nghĩa vụ. Nếu sự chậm trễ chỉ liên quan
đến một phần số tiền của lệnh thanh toán, trách nhiệm đó chỉ là thanh toán lãi suất trên số tiền bị
chậm thanh toán.

(2) Trách nhiệm của ngân hàng nhận lệnh thanh toán theo khoản (1) có thể được giải trừ bằng việc
thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh của họ hoặc bằng cách thanh toán trực tiếp cho người hưởng
lợi. Nếu ngân hàng nhận lệnh nhận được khoản thanh toán như vậy nhưng lại không phải là người
hưởng lợi, thì ngân hàng nhận lệnh phải chuyển khoản lãi suất này cho ngân hàng nhận lệnh tiếp
sau, hoặc, nếu họ là ngân hàng của người hưởng lợi, cho người hưởng lợi.

(3) Người lập lệnh có thể thu hồi khoản lãi suất mà người hưởng lợi có quyền hưởng, nhưng không

nhận được theo khoản (1) và (2) trong phạm vi số tiền lãi suất mà người lập lệnh đã thanh toán người
hưởng lợi do chậm trễ thực hiện chuyển tiền. Ngân hàng của người lập lệnh và từng ngân hàng nhận
lệnh tiếp theo nhưng không phải là ngân hàng có trách nhiệm theo khoản (1) có thể thu hồi tiền lãi
suất đã thanh toán cho người gửi lệnh từ ngân hàng nhận lệnh của họ hoặc từ ngân hàng có trách
nhiệm theo khoản (1).

(4) Ngân hàng nhận lệnh mà không gửi thông báo theo yêu cầu của Ðiều 8 (4) hoặc (5) thì phải thanh
toán cho người gửi lệnh lãi suất trên bất kỳ khoản tiền nào họ nhận được từ người gửi theo Ðiều 5
(6) phát sinh trong thời gian họ giữ khoản tiền đó.

(5) Ngân hàng của người hưởng lợi mà không gửi thông báo theo yêu cầu của Ðiều 10 (2), (3) hoặc
(4) thì phải thanh toán cho người gửi lệnh tiền lãi suất trên bất kỳ khoản tiền nào mà họ nhận được từ
người gửi lệnh theo Ðiều5(6), tính từ ngày thanh toán cho đến ngày họ gửi thông báo theo yêu cầu.

(6) Ngân hàng của người hưởng lợi có trách nhiệm đối với người hưởng lợi trong phạm vi theo quy
định của pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa người hưởng lợi và ngân hàng đó khi ngân hàng không
thực hiện một trong các nghĩa vụ của họ theo Ðiều 10 (1) hoặc (5).

(7) Các quy định của Ðiều này có thể được thay đổi bằng thoả thuận trong phạm vi trách nhiệm của
một ngân hàng đối với một ngân hàng khác bị tăng lên hay được giảm đi. Thoả thuận làm giảm trách
nhiệm có thể được ghi trong điều khoản mẫu của một ngân hàng. Ngân hàng có thể đồng ý tăng
trách nhiệm của họ đối với người lập lệnh hoặc người hưởng lợi không phải là một ngân hàng, nhưng
không thể giảm trách nhiệm của họ đối với người lập lệnh hay hưởng lợi đó. Ðặc biệt, ngân hàng
không thể giảm trách nhiệm của họ bằng thoả thuận cố định mức lãi suất.

Ðiều 18. Tính duy nhất của biện pháp giải quyết

Các biện pháp giải quyết theo Ðiều 17 sẽ là duy nhất, và không một biện pháp nào hình thành từ các
luận thuyết luật khác được áp dụng trong trường hợp không tuân thủ theo các Ðiều 8 hoặc Điều 10,
trừ biện pháp có thể có khi một ngân hàng đã thực hiện không đúng, hoặc không thực hiện, một lệnh

thanh toán (a) với chủ định rõ ràng nhằm gây thiệt hại, hoặc (b) cẩu thả và biết rằng thiệt hại sẽ xảy
ra.


Chương IV
HOÀN THÀNH CHUYỂN TIỀN

Ðiều 19. Hoàn thành chuyển tiền
(3)

(1) Chuyển tiền được hoàn thành khi ngân hàng của người hưởng lợi chấp nhận lệnh thanh toán vì
lợi ích của người hưởng lợi. Khi chuyển tiền được hoàn thành, ngân hàng của người hưởng lợi trở
thành thụ trái của người hưởng lợi trong phạm vi lệnh thanh toán mà họ chấp nhận. Việc hoàn thành
không ảnh hưởng đến quan hệ giữa người hưởng lợi và ngân hàng của người hưởng lợi.

(2) Chuyển tiền được hoàn thành bất kể số tiền của lệnh thanh toán do ngân hàng của người hưởng
lợi chấp nhận có thấp hơn số tiền trong lệnh thanh toán của người lập lệnh do một hoặc nhiều ngân
hàng nhận lệnh đã khấu trừ lệ phí. Việc hoàn thành chuyển tiền không ảnh hưởng đến quyền của
người hưởng lợi được đòi lại số tiền lệ phí từ người lập lệnh theo luật hiện hành điều chỉnh nghĩa vụ
gốc

(3)
Uỷ ban gợi ý các nội dung sau đây có thể được các quốc gia phê chuẩn:

Nếu một giao dịch chuyển tiền vì mục đích giải trừ môt nghĩa vụ của người lập lệnh thanh toán đối với
người hưởng lợi mà có thể được giải trừ bằng việc chuyển tiền vào tài khoản mà người lập lệnh cho
biết, nghĩa vụ đó được giải trừ khi ngân hàg của người hưởng lợi chấp nhận lệnh thanh toán và trong
phạm vi mà nó sẽ được giải trừ bằng việc thanh toán cùng một số lượng tiền mặt.




GIẢI THÍCH CỦA BAN THƯ KÝ UNCITRAL VỀ LUẬT MẪU
CỦA UNCITRAL VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
(4)

GIỚI THIỆU

1. Luật mẫu của UNCITRAL về Chuyển tiền quốc tế, được Uỷ ban của LHQ về Luật thương mại quốc
tế thông qua năm 1992, được xây dựng nhằm thích ứng với sự thay đổi lớn về phương thức chuyển
tiền quốc tế. Sự thay đổi này liên quan đến hai yếu tố: việc sử dụng ngày càng nhiều lệnh thanh toán
được gửi qua phương tiện điện tử thay cho hình thức văn bản, và việc chuyển từ sử dụng chuyển
tiền ghi nợ sang chuyển tiền ghi có. Một hệ quả là các nỗ lực trước đây nhằm thống nhất luật điều
chỉnh chuyển nhượng nợ quốc tế không còn thích hợp với các nghiệp vụ chuyển nhượng tiền mới.
Luật mẫu này tạo điều kiện cho việc thống nhất luật về chuyển tiền bằng cách ban hành một văn bản
luật nhằm đáp ứng các yêu cầu của nghiệp vụ chuyển tiền hiện đại.

(4)
Lưu ý này được Ban thư ký của UNCITRAL soạn thảo chỉ để phục vụ mục đích tham khảo thông
tin; đây không phải là bình luận chính thức về Luật mẫu. Bản bình luận do Ban thư ký soạn thảo về
dự thảo trước đây của Luật mẫu có trong A/CN.9/346, được tái bản trong UNCITRAL Yearbook, vol.
XXII-1991 (United Nations publication, Sales No. E.93.V.2).


A. Chuyển nhượng tiền nói chung

B. Thống nhất luật

C. Phạm vi áp dụng
1. Các loại giao dịch được Luật mẫu điều chỉnh


2. Các bộ phận cấu thành một giao dịch chuyển tiền quốc tế
D. Phạm vi áp dụng bắt buộc của luật mẫu

E. Các đặc điểm chính của luật mẫu
1. Nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán

2. Thanh toán của người gửi lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh

3. Nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh thanh toán

4. Trách nhiệm của ngân hàng khi không thực hiện nghĩa vụ

5. Hoàn thành chuyển tiền và các hậu quả
Để có thêm thông tin về Luật mẫu, xin liên hệ :
UNCITRAL Secretariat
Vienna International Centre
P.O. Box 500
A-1400 Vienna
Austria
Telefax: (43-1) 26060-5813
Telephone: (43-1) 26060-4060 or 4061




A. CHUYỂN NHƯỢNG TIỀN NÓI CHUNG

2. Cho đến tận giữa những năm 1970, một người nếu muốn chuyển tiền sang một nước khác, dù để
thực hiện một nghĩa vụ hay để có tiền sử dụng ở quốc gia đó, thì chỉ có một số cách thực hiện rất hạn
chế. Họ có thể gửi séc cá nhân hay của công ty cho người sẽ nhận khoản tiền đó, nhưng việc thu tiền

ở nước ngoài vừa chậm vừa tốn kém. Họ có thể mua của một ngân hàng hối phiếu mà ngân hàng đó
ký phát cho ngân hàng giao dịch của họ ở nước nhận tiền. Việc nhờ thu một hối phiếu ngân hàng
quốc tế nhanh hơn thu tiền cho một séc cá nhân hay công ty vì hối phiếu có thể được thanh toán ở
nước tiếp nhận hối phiếu và bằng tiền của nước đó.

3. Một quy trình khác nhanh hơn đã có từ giữa thế kỷ thứ 19. Ngân hàng của người lập lệnh có thể
gửi một lệnh thanh toán bằng điện báo đến ngân hàng giao dịch của họ ở nước tiếp nhận lệnh yêu
cầu ngân hàng nhận lệnh thanh toán cho người được chỉ định nhận tiền (Lệnh thanh toán có thể
được chuyển giữa các ngân hàng bằng văn bản. Ðây là phương thức phổ biến để thực hiện chuyển
tiền ở nhiều nước. Tuy nhiên, nó ít được dùng trong chuyển tiền quốc tế). Mặc dù nhanh hơn hai
phương thức kia, điện báo tương đối đắt tiền và thường có lỗi. Khi điện tín thay chỗ cho điện báo,
giao dich ngân hàng cơ bản không thay đổi nhưng chi phí đã giảm xuống và mức độ chính xác được
cải thiện. Ðiều này dẫn tới việc người ta dần dần ít sử dụng séc ngân hàng để chuyển tiền quốc tế.
Với việc đưa vào sử dụng hệ thống thông tin viễn thông liên ngân hàng bằng máy tính vào giữa
những năm 1970, chi phí giảm thêm nhiều, trong khi tốc độ và độ chính xác tăng lên đáng ngạc
nhiên. Việc ngày càng mở rộng hệ thống thông tin viễn thông liên ngân hàng bằng máy tính ở nhiều
nước có nghĩa là việc sử dụng séc ngân hàng trong chuyển tiền quốc tế đã giảm đi rất nhiều và vai
trò của điện tín trong chuyển tiền cũng đã giảm xuống.

4. Việc thu tiền từ séc ngân hàng, lệnh chuyển tiền bằng điện tín và qua máy tính đều có chung một
đặc điểm quan trọng: giá trị được chuyển từ người lập lệnh sang người hưởng lợi bằng việc ghi nợ
vào tài khoản ngân hàng của người lập lệnh và ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi. Việc thanh
toán giữa các ngân hàng cũng được hoàn thành bằng việc ghi nợ và ghi có vào các tài khoản thích
hợp. Các tài khoản này có thể được giữ ở các ngân hàng liên quan hoặc ở ngân hàng thứ ba, bao
gồm cả ngân hàng trung ương của một trong hai nước.

5. Có một sự khác nhau rất lớn giữa một bên là việc thu tiền bằng séc ngân hàng (hoặc séc cá nhân
hay công ty) và bên kia là chuyển tiền bằng điện tín hay qua máy tính. Séc được chuyển tới người
hưởng lợi bằng thư hoặc phương tiện khác ngoài kênh ngân hàng. Do đó, thủ tục ngân hàng để thu
tiền bằng séc được khởi đầu bởi người hưởng lợi của giao dịch chuyển tiền. Việc chuyển tiền theo

phương thức trên được gọi là chuyển tiền ghi nợ.

Việc thu tiền một hối phiếu hay kỳ phiếu cũng là chuyển tiền ghi nợ vì người hưởng lợi từ việc chuyển
tiền khởi đầu việc chuyển tiền và có nhiều nghiệp vụ chuyển tiền ghi nợ, bao gồm cả việc sử dụng
máy tính.

6. Trong giao dịch chuyển tiền bằng điện tín và máy tính, người lập lệnh là người khởi đầu các thủ tục
ngân hàng bằng cách phát hành một lệnh thanh toán cho ngân hàng để ghi nợ vào tài khoản của họ
và ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi . Việc chuyển tiền trong đó người lập lệnh chuyển tiền
khởi đầu thủ tục ngân hàng thường được gọi là chuyển tiền ghi có, và đó là thuật ngữ được sử dụng
trong Luật mẫu.


B. THỐNG NHẤT LUẬT

7. Do việc sử dụng rộng rãi trên thế giới phương thức chuyển tiền ghi nợ từ việc thu tiền séc và hối
phiếu, đã có nhiều nỗ lực để thống nhất luật điều chỉnh các công cụ thanh toán và việc thu tiền. Trái
lại, mãi gần đây mới có sự quan tâm ít nhiều đến việc thống nhất luật điều chỉnh việc sử dụng
phương thức chuyển tiền ghi có dưới dạng văn bản và điện tín.

8. Tình hình bắt đầu thay đổi vào năm 1975 khi hệ thống thông tin máy tính liên ngân hàng đầu tiên
được đưa vào sử dụng. Ðồng thời, bắt đầu xuất hiện các hệ thống chuyển tiền điện tử cho doanh
nghiệp hoặc cá nhân ở nhiều nước. Vì không rõ là các quy tắc điều chỉnh việc chuyển tiền bằng văn
bản có nên được áp dụng toàn bộ hay một phần cho chuyển tiền điện tử hay không, UNCITRAL đã
soạn thảo lần đầu tiên bản Hướng dẫn pháp lý của UNCITRAL về Chuyển tiền điện tử
(A/CN.9/SER.B/1, Sales No.E.87.V.9). Bản Hướng dẫn pháp lý này tìm hiểu các vấn đề pháp lý phát
sinh do việc chuyển từ chuyển tiền bằng văn bản sang chuyển tiền bằng phương tiện điện tử. Vì tiêu
điểm của Hướng dẫn pháp lý là hướng vào tác động của việc chuyển từ văn bản sang điện tử, nó đề
cập đến cả chuyển tiền ghi nợ và ghi có.


9. Khi UNCITRAL cho xuất bản Hướng dẫn pháp lý vào năm 1986, họ cũng quyết định sẽ soạn thảo
các quy tắc pháp lý mẫu để "tác động đến sự phát triển" của các thông lệ và luật quốc gia điều chỉnh
các phương thức chuyển tiền mới hình thành. Tiếp đó, họ cũng quyết định rằng các quy tắc pháp lý
mẫu này cần được thông qua dưới dạng một luật mẫu và luật mẫu này cần được soạn thảo để các
quốc gia thông qua.


C. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các loại giao dịch được Luật mẫu điều chỉnh

10. Như theo tên gọi, và ngược lại với bản Hướng dẫn pháp lý, Luật mẫu áp dụng đối với chuyển tiền
ghi có. Nó không áp dụng cho chuyển tiền ghi nợ, ngay cả khi được thực hiện dưới hình thức điện tử.
Luật mẫu không bị hạn chế chỉ trong các giao dịch chuyển tiền ghi có được thực hiện bằng máy tính
hay các phương tiện điện tử khác, mặc dù sự bùng nổ của các hệ thống chuyển tiền điện tử đặt ra
yêu cầu cần có Luật mẫu. Rất nhiều giao dịch chuyển tiền ghi có, cả trong nước và quốc tế, bắt đầu
bằng lệnh chuyển tiền dưới dạng văn bản của người lập lệnh gửi đến ngân hàng của họ để sau đó
được chuyển thành lệnh thanh toán liên ngân hàng dưới dạng điện tử. Ðịnh nghĩa về chuyển tiền
điện tử, do vậy, rất khó thực hiện và không cho kết quả. Giải pháp thích hợp cho một vài vấn đề pháp
lý hình như phụ thuộc vào việc liệu lệnh thanh toán dưới dạng điện tử hay văn bản. Các quy tắc thích
hợp đã được soạn thảo cho những tình huống này.

11. Trong khi nhiều giao dịch chuyển tiền ghi có chỉ yêu cầu sự tham gia của ngân hàng của người
hưởng lợi và người lập lệnh, các giao dịch chuyển tiền ghi có khác lại yêu cầu sự tham gia của một
hay nhiều ngân hàng trung gian. Giao dịch chuyển tiền ghi có còn yêu cầu thanh toán bởi ba người
gửi lệnh cho các ngân hàng nhận lệnh của họ. Như trong Ðiều 2(a), một giao dịch chuyển tiền ghi có,
và do vậy là giao dịch chịu sự điều chỉnh của Luật mẫu, bao gồm toàn bộ " các hoạt động, bắt đầu
bằng lệnh của người lập lệnh, được thực hiện nhằm đặt tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi."

12. Luật mẫu bị giới hạn, bởi các điều khoản của nó, trong phạm vi các giao dịch chuyển tiền quốc tế.

Một phần, quyết định đó được đưa ra nhằm công nhận thực tế là UNCITRAL được tạo ra là để thống
nhất luật điều chỉnh thương mại quốc tế. Một lý do khác là, trong khi nhiều nước đang gặp phải các
vấn đề pháp lý và thực tiễn giống nhau trong việc thực hiện chuyển tiền quốc tế, các hoàn cảnh trong
đó việc chuyển tiền trong nước được thực hiện khác nhau rất nhiều.

13. Các tiêu chí trong Ðiều 1 để xác định xem liệu giao dịch chuyển tiền có mang tính quốc tế hay
không, và do đó chịu sự điều chỉnh của Luật mẫu, và liệu ngân hàng gửi lệnh và ngân hàng nhận lệnh
trong giao dịch chuyển tiền có ở các quốc gia khác nhau hay không. Nếu các ngân hàng đó nằm ở
các quốc gia khác nhau, mọi khía cạnh của giao dịch chuyển tiền phải nằm trong phạm vi áp dụng
của Luật mẫu.

14. Mặc dù các phương tiện chuyển tiền nội địa ở một số nước khác nhau rất nhiều so với các
phương tiện chuyển tiền quốc tế, Uỷ ban công nhận rằng không có quy tắc nào trong Luật mẫu chỉ
thích hợp cho các giao dịch chuyển tiền quốc tế. Do đó, một vài quốc gia có thể muốn áp dụng Luật
mẫu để điều chỉnh các giao dịch chuyển tiền nội địa cũng như quốc tế, qua đó đảm bảo sự thống nhất
của luật. Tất cả những gì cần thiết là việc thay đổi pham vi áp dụng trong Ðiều 1.

15. Các giao dịch chuyển tiền ghi có có thể được thực hiện bởi cá nhân vì lý do riêng tư cũng như bởi
doanh nghiệp vì lý do thương mại. Một vài nước có luật bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt, điều chỉnh
một số khía cạnh của một giao dịch chuyển tiền ghi có. Ghi chú ở Ðiều 1 công nhận rằng luật bảo vệ
người tiêu dùng như vậy có thể được áp dụng trước các quy định của Luật mẫu. Nếu một cá nhân là
người lập lệnh hoặc người hưởng lợi trong một giao dịch chuyển tiền, các quyền và nghĩa vụ của họ
được điều chỉnh bởi Luật mẫu, nhưng tuỳ thuộc vào luật bảo vệ người tiêu dùng có thể được áp
dụng.

2. Các bộ phận cấu thành một giao dịch chuyển tiền quôc tế

16. Khi Luật mẫu được soạn thảo để áp dụng cho toàn bộ "các hoạt động thực hiện vì mục đích đặt
khoản tiền dưới sự định đoạt của một người hưởng lợi", và không chỉ áp dụng đối với lệnh thanh toán
dịch chuyển từ một ngân hàng ở quốc gia này sang một ngân hàng ở một quốc gia khác, cũng cần

phải quyết định là có nhất thiết mọi khía cạnh của một giao dịch chuyển tiền quốc tế phải chịu sự điều
chỉnh của Luật mẫu được ban hành ở một nước hay không. Tất cả đều công nhận rằng đó là kết quả
mong muốn vì nó sẽ đảm bảo việc áp dụng một chế độ pháp lý duy nhất cho toàn bộ giao dịch
chuyển tiền. Ðã có lúc người ta đưa ra đề xuất đưa một quy định như vậy vào trong Luật mẫu.
UNCITRAL quyết định rằng quy định như vậy, mặc dù là rất cần thiết, không khả thi cả về mặt kỹ
thuật và chính trị. Do đó, UNCITRAL chấp nhận rằng mỗi hoạt động được thực hiện trong giao dịch
chuyển tiền sẽ tuỳ thuộc vào luật áp dụng cho hoạt động đó. Tất nhiên, người ta hy vọng rằng Luật
mẫu sẽ được chấp nhận rộng rãi để các hoạt động khác nhau trong một giao dịch chuyển tiền nhất
định sẽ chịu sự điều chỉnh của một chế độ pháp lý thống nhất.

17. Trong suốt thời gian chuẩn bị Luật mẫu, UNCITRAL quyết định rằng mỗi hoạt động được thực
hiện trong một giao dịch chuyển tiền sẽ chịu sự điều chỉnh của luật áp dụng cho loại hoạt động đó
bằng một điều khoản về xung đột pháp luật. Ðiều khoản đó cho phép các bên lựa chọn luật áp dụng
cho quan hệ giữa họ. Sự lựa chọn đó có thể được đưa vào thoả thuận trước khi có giao dịch chuyển
tiền. Trường hợp không có thoả thuận, luật của quốc gia nơi có ngân hàng nhận lệnh thanh toán sẽ
áp dụng đối với các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ lệnh thanh toán được gửi cho ngân hàng đó.

18. Tại phiên họp năm 1992 khi Luật mẫu được thông qua, quy định về điều khoản xung đột pháp luật
được loại bỏ khỏi Luật mẫu. Tuy nhiên, điều này được đưa vào một chú giải trong Chương I của Luật
mẫu "vì các quốc gia có thể muốn thông qua".


D. PHẠM VI ÁP DỤNG BẮT BUỘC CỦA LUẬT MẪU

19. Ðiều 4 quy định rằng "Trừ khi luật này có quy định khác. các quyền và nghĩa vụ của các bên trong
một giao dịch chuyển tiền có thể bị thay đổi bằng thoả thuận giữa họ". Câu đơn giản này hàm chứa
ba ý:

Về nguyên tắc, Luật mẫu không bắt buộc phải áp dụng. Các bên trong một giao dịch chuyển tiền có
thể thay đổi các quyền và nghĩa vụ của họ bằng thoả thuận.


Thoả thuận phải là giữa các bên có quyền và nghĩa vụ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là, ví dụ, thoả thuận
của một nhóm ngân hàng liên quan đến các giao dịch giữa họ có thể làm thay đổi các quyền và nghĩa
vụ của những ngân hàng này như được quy định trong Luật mẫu.

Tuy nhiên, thoả thuận sẽ không có hiệu lực đối với các quyền và nghĩa vụ của khách hàng của họ, trừ
khi khách hàng cũng đồng ý với sự thay đổi như vậy về quyền và nghĩa vụ của họ. Quy tắc này được
thay đổi đôi chút trong Ðiều12 (9) và Điều 14 (6), cả hai đều quy định rằng các khoản cụ thể trong
Luật mẫu điều chỉnh phương tiện thực hiện hoàn trả tiền trong một số trường hợp hạn chế "không áp
dụng đối với một ngân hàng nếu chúng ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng theo
bất kỳ thoả thuận hay quy tắc nào của một hệ thống chuyển tiền". Các quyền và nghĩa vụ nhất định
của các bên có không bị thay đổi bằng thoả thuận hoặc chỉ bị thay đổi trong phạm vi hạn chế hoặc
trong các trường hợp hạn chế. Có thể xem các ví dụ trong các Ðiều 5 (3), Điều 14 (2) và Điều 17 (7).


E. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA LUẬT MẪU

1. Nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán

20. Người gửi một lệnh thanh toán có thể là người lập lệnh chuyển tiền, vì người lập lệnh gửi lệnh
thanh toán đến ngân hàng của họ, hoặc có thể là một ngân hàng, vì mọi ngân hàng trong chuỗi giao
dịch chuyển tiền, trừ ngân hàng của người hưởng lợi, phải gửi lệnh thanh toán của chính họ cho
ngân hàng tiếp sau trong chuỗi giao dịch chuyển tiền.

21. Ðiều 5 (6) quy định rằng một nghĩa vụ thực sự của người gửi lệnh, nghĩa là "thực hiện lệnh thanh
toán cho ngân hàng nhận lệnh khi ngân hàng chấp nhận lệnh đó." Có một quy tắc đặc biệt đối với
lệnh thanh toán có ghi ngày thực hiện trong tương lai; trong trường hợp đó nghĩa vụ thanh toán phát
sinh khi ngân hàng nhận lệnh thanh toán chấp nhận, "nhưng việc thanh toán không phải thực hiện
cho đến khi bắt đầu thời hạn thực hiện thanh toán".


22. Nhưng hậu quả sẽ ra sao nếu không thể biết được liệu lệnh thanh toán có thực sự được gửi bởi
một người được coi là người gửi lệnh hay không? Trong trường hợp lệnh thanh toán dưới dạng văn
bản, vấn đề này sẽ phát sinh do giả mạo chữ ký của một người gửi lệnh. Trong trường hợp lệnh
thanh toán điện tử, một người không được uỷ quyền có thể đã gửi lệnh đi nhưng việc xác thực bằng
mật hiệu, mã khoá hay biện pháp tương tự sẽ đảm bảo sự chính xác.


23. Luật mẫu giải đáp câu hỏi này theo ba bước.

Bước thứ nhất được mô tả trong Ðiều 5 (1): "Người gửi lệnh bị ràng buộc bởi một lệnh thanh toán
nếu nó được phát hành bởi một người gửi lệnh hoặc một người khác có quyền ràng buộc trách nhiệm
đối với người gửi lệnh." Câu hỏi là liệu người kia trên thực tế và theo luật có quyền ràng buộc trách
nhiệm đối với người gửi hay không chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật thích hợp nằm
ngoài Luật mẫu.

24. Bước thứ hai được mô tả trong Ðiều 5 (2) là quan trọng nhất:

"Khi lệnh thanh toán phụ thuộc vào việc xác thực [bằng thoả thuận giữa người gửi lệnh và ngân
hàng nhận lệnh], người gửi lệnh bị ràng buộc nếu

(a) việc xác thực trong các trường hợp đó là phương pháp đảm bảo hợp lý về mặt thương mại đối với
một lệnh thanh toán không được phép, và

(b) ngân hàng nhận lệnh tuân thủ việc xác thực"

25. Giả sử trong trường hợp của lệnh thanh toán điện tử, ngân hàng nhận lệnh quyết định về thủ tục
xác thực mà họ sẵn sàng thực hiện. Do đó, ngân hàng sẽ chịu mọi rủi ro về một lệnh thanh toán
không được phép khi thủ tục xác thực không đạt được mức độ "hợp lý thương mại" tối thiểu. Việc
quyết định như thế nào là hợp lý về thương mại sẽ thay đổi tuỳ thời điểm và địa điểm khác nhau, phụ
thuộc vào công nghệ hiện có, chi phí thực hiện công nghệ so với rủi ro và các nhân tố khác có thể

ảnh hưởng tại thời điểm đó. Ðiều 5 (3) tiếp tục nói rằng Ðiều 5 (2) quy định mọt nghĩa vụ mà ngân
hàng nhận lệnh không thể từ chối bằng thoả thuận ngược lại. Tuy nhiên, Ðiều 5 (2) không áp dụng
khi thủ tục xác thực "chỉ là sự đối chiếu chữ ký", trong trường hợp đó các luật khác điều chỉnh hậu
quả của hành vi giả mạo chữ ký phải được áp dụng.

26. Nếu thủ tục xác thực hợp lý về thương mại và ngân hàng thực hiện thủ tục này, người gửi sẽ bị
ràng buộc bởi lệnh thanh toán. Ðiều này phản ánh hai nhận định. Thứ nhất, ngân hàng không có
phương tiện để phân biệt việc sử dụng thủ tục xác thực được phép và việc sử dụng thủ tục xác thực
không được phép. Ngân hàng sẽ không thể thực hiện chuyển tiền bằng phương tiện điện tử với mức
giá chấp nhận được nếu họ phải chịu rủi ro là lệnh thanh toán được xác thực một cách hợp thức
nhưng lại không được phép. Thứ hai, nếu thủ tục xác thực hợp lý về thương mại và ngân hàng có thể
cho thấy rằng nếu họ thực hiện thủ tục đó, có nhiều khả năng là do lỗi của người gửi lệnh mà người
khác không được phép nhưng biết về thủ tục xác thực lệnh thanh toán.

27. Ðiều này dẫn đến bước thứ ba trong phân tích được mô tả trong Ðiều 5 (4). Người gửi hoặc ngân
hàng nhận lệnh, tuỳ trường hợp, sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ lệnh thanh toán nào không được phép
mà cho thấy đã được gửi do lỗi của bên đó. Về quy định ai phải chịu trách nhiệm chứng minh, xin
xem Ðiều 5 (4).

2. Thanh toán của người gửi lệnh cho ngân hàng nhận lệnh

28. Việc này xảy ra, đặc biệt trong giao dịch chuyển tiền của cá nhân, khi người lập lệnh không có tài
khoản ở ngân hàng của họ và họ thanh toán bằng tiền mặt số tiền trong lệnh thanh toán cộng với phí
phải trả cho ngân hàng của họ. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, người lập lệnh, tức là người gửi
lệnh, có tài khoản ở ngân hàng của họ, tức là ngân hàng nhận lệnh. Trong trường hợp đó, thanh toán
cho ngân hàng nhận lệnh thường được thực hiện bằng cách ghi trừ vào tài khoản của người gửi lệnh
ở ngân hàng nhận lệnh. Vì ngân hàng nhận lệnh có thể xác định liệu có đủ tiền trong tài khoản hay
không, hoặc quyết định liệu họ có sẵn sàng cấp tín dụng cho người gửi lệnh trong phạm vi số tiền cần
thêm hay không, Ðiều 6 (a) quy định rằng thanh toán được thực hiện khi việc ghi nợ được tiến hành.


29. Tình huống ngược lại cũng có thể xuất hiện, khi ngân hàng nhận lệnh có tài khoản giao dịch với
ngân hàng gửi lệnh. Hoặc có thể cả hai ngân hàng này đều mở tài khoản ở một ngân hàng thứ ba.
Lúc đó, ngân hàng gửi lệnh có thể thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh bằng cách ghi có vào tài
khoản của ngân hàng nhận lệnh hoặc bằng cách chỉ thị cho ngân hàng thứ ba ghi có vào tài khoản
của ngân hàng nhận lệnh, tuỳ trường hợp. Kết quả trong từng trường hợp là số dư trong tài khoản
của ngân hàng nhận lệnh ở ngân hàng gửi lệnh hoặc ở ngân hàng thứ ba tăng lên, đồng thời cũng
tăng thêm khả năng rủi ro không được thanh toán. Thường thì điều này được ngân hàng nhận lệnh
chấp nhận. Tuy nhiên, có trường hợp số dư trong tài khoản ở ngân hàng gửi lệnh hoặc ngân hàng
thứ ba, và khả năng rủi ro không được thanh toán, có thể lớn hơn mong muốn của ngân hàng nhận
lệnh. Do đó, Luật mẫu quy định trong Ðiều6(b)(i) và (ii) rằng thanh toán sẽ được thực hiện khi số tiền
ghi có "được sử dụng [bởi ngân hàng nhận lệnh] hoặc, nếu không được dùng, vào ngày tiếp theo
ngày mà số dư có sẵn để sử dụng và ngân hàng nhận lệnh biết về việc đó." Nói cách khác, nếu ngân
hàng nhận lệnh không sử dụng số tiền ghi có và không muốn chịu rủi ro không được thanh toán, họ
có một khoảng thời gian ngắn để thông báo với ngân hàng gửi lệnh là họ không chấp nhận việc thanh
toán.

30. Khi ngân hàng thứ ba, nơi ngân hàng nhận lệnh có tài khoản ở đó, là ngân hàng trung ương, dù
là ngân hàng trung ương của nước đó hay của một nước khác, thì không có rủi ro không được thanh
toán (ít nhất là khi số tiền ghi có được tính bằng đồng tiền của ngân hàng trung ương). Do đó, Ðiều 6
(b)(iii) nói rằng việc thanh toán được thực hiện "khi việc thanh toán lần cuối cùng được thực hiện vì
lợi ích của ngân hàng nhận lệnh."

31. Một biện pháp chủ yếu thứ tư để thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh là khấu trừ nghĩa vụ của
ngân hàng gửi lệnh bằng các nghĩa vụ phát sinh từ các lệnh thanh toán khác. Việc khấu trừ có thể
theo thoả thuận khấu trừ song phương giữa hai ngân hàng. Việc khấu trừ có thể theo "các quy tắc
của một hệ thống chuyển tiền quy định việc giải quyết nghĩa vụ giữa các thành viên hoặc theo quan
hệ song phương hoặc đa phương". Nếu việc khấu trừ diễn ra trong số các trường hợp này, Ðiều 6 (b)
(iv) quy định rằng việc thanh toán cho nhiều ngân hàng nhận lệnh khác nhau cho từng lệnh thanh
toán xảy ra "khi việc thanh toán lần cuối cùng được thực hiện vì lợi ích của ngân hàng nhận lệnh
theo" thoả thuận hoặc quy tắc.


32. Cần phải lưu ý ở điểm này. Việc khấu trừ và hậu quả của nó trong trường hợp mất khả năng
thanh toán của một trong các bên là vấn đề còn tranh cãi. Ðây là vấn đề đang được Ngân hàng
Thanh toán quốc tế tiếp tục nghiên cứu. Luật mẫu không điều chỉnh vấn đề liệu thoả thuận khấu trừ
có giá trị hiệu lực hay không theo luật hiện hành. Tất cả những gì nó làm là đưa ra các quy định trong
trường hợp ngân hàng gửi lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh khi có một thoả thuận khấu trừ
có hiệu lực.

3. Nghĩa vụ của ngân hàng nhân lệnh

33. Các nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh được chia thành nghĩa vụ khi việc chuyển tiền thành công
và các nghĩa vụ phát sinh khi việc chuyển tiền có vấn đề. Phần lớn lệnh thanh toán mà một ngân
hàng nhận được thường được thực hiện ngay và việc chuyển tiền được hoàn thành trọn vẹn. Xét về
ý nghĩa thực tế, ngân hàng nhận lệnh trong giao dịch chuyển tiền đó chưa bao giờ có một nghĩa vụ
nào mà không được thực hiện liên quan đến lệnh thanh toán.

34. Luật mẫu quy định trong Ðiều 8 (2) và Điều 10 (1) các nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh khi
thực hiện lệnh thanh toán mà họ chấp nhận. Nghĩa vụ của một ngân hàng nhận lệnh không phải là
ngân hàng của người hưởng lợi là phải phát hành một lệnh thanh toán để thực hiện một cách thích
hợp lệnh thanh toán mà họ nhận được. Nghĩa vụ của ngân hàng của người hưởng lợi là đặt khoản
tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi. Cho đến khi ngân hàng nhận lệnh "chấp nhận" lệnh
thanh toán, họ không có nghĩa vụ phải thực hiện lệnh đó. Quy tắc về việc khi nào ngân hàng nhận
lệnh chấp nhận một lệnh thanh toán được nêu trong Ðiều 7 (2) và Điều 9 (1).

35. Trong đa số trường hợp, một ngân hàng nhận lệnh không phải là ngân hàng của người hưởng lợi
chấp nhận một lệnh thanh toán khi họ phát hành lệnh thanh toán của riêng họ để thực hiện lệnh thanh
toán nhận được. Ngân hàng của người hưởng lợi chấp nhận một lệnh thanh toán khi họ ghi có tài
khoản của người hưởng lợi. Trong các trường hợp này, ngân hàng nhận lệnh, cho dù có phải là ngân
hàng của người hưởng lợi hay không, cam kết nghĩa vụ gốc của họ và giải trừ nghĩa vụ đó bằng hành
vi tương tự. Tuy nhiên, ngân hàng nhận lệnh có thể chấp nhận lệnh thanh toán bằng cách khác trước

khi họ thực hiện lệnh thanh toán nhận được.

36. Một số hệ thống chuyển tiền có một quy tắc là ngân hàng nhận lệnh phải thực hiện lệnh thanh
toán nhận được từ một thành viên khác của hệ thống chuyển tiền đó. Luật mẫu quy định rằng trong
trường hợp đó, ngân hàng nhận lệnh chấp nhận lệnh đó khi họ nhận được nó.

37. Ngân hàng nhận lệnh mà ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh như là cách nhận tiền thanh
toán, hoặc thông báo cho người gửi lệnh biết rằng họ chấp nhận lệnh thanh toán, thì sẽ chấp lệnh
thanh toán khi ghi nợ vào tài khoản hoặc gửi thông báo.

38. Phương pháp cuối cùng cho việc chấp nhận lệnh thanh toán cũng đáng quan tâm. Tư tưởng của
Luật mẫu là ngân hàng nhận được lệnh thanh toán và tiền thanh toán cho họ phải thực hiện lệnh
thanh toán hoặc gửi thông báo từ chối. Nếu ngân hàng nhận lệnh không thực hiện hai hành vi trên
trong thời gian bắt buộc, ngân hàng nhận lệnh được coi là đã chấp nhận lệnh thanh toán và các
nghĩa vụ kèm theo. Ðiều 11 quy định rằng thông thường ngân hàng nhận lệnh phải thực hiện lệnh
thanh toán vào ngày làm việc sau khi nhận được lệnh và với trị giá số tiền vào ngày nhận được lệnh.

39. Ngân hàng nhận lệnh cũng có nghĩa vụ khi có sai sót. Một số lệnh thanh toán, hoặc có thể cho là
lệnh thanh toán, cũng có lỗi. Một thông điệp nhận được có thể không có đủ thông tin của một lệnh
thanh toán hoặc, nếu là một lệnh thanh toán, nó không thể thực hiện được vì không đủ thông tin. Ví
dụ, lệnh thanh toán thể hiện số tiền sẽ được chuyển bằng hai cách, bằng chữ và con số, có thể cho
biết số tiền đó theo một cách thức không thống nhất. Ðiều tương tự cũng có thể xảy ra khi xác định
người hưởng lợi, ví dụ, bằng tên và bằng số tài khoản. Khi không đủ thông tin, ngân hàng nhận lệnh
có nghĩa vụ thông báo cho người gửi lệnh về việc đó, Khi có sự không thống nhất về thông tin và
ngân hàng nhận lệnh phát hiện ra điều đó, ngân hàng nhận lệnh cũng có nghĩa vụ thông báo cho
người gửi lệnh biết.

40. Các nghĩa vụ khác có thể phát sinh sau khi ngân hàng nhận lệnh đã phát hành lệnh thanh toán
theo đúng yêu cầu. Việc hoàn thành một giao dịch chuyển tiền quốc tế có thể bị làm chậm và cả
người lập lệnh và người hưởng lợi không biết điều gì đã xảy ra. Ðể khắc phục tình trạng này Ðiều 13

quy định rằng từng ngân hàng nhận lệnh được yêu cầu phải hỗ trợ người lập lệnh và yêu cầu sự hỗ
trợ từ ngân hàng tiếp sau để hoàn thành thủ tục ngân hàng cho giao dịch chuyển tiền.

41. Nếu giao dịch chuyển tiền không được hoàn thành, Ðiều 14 (1) quy định rằng "ngân hàng của
người lập lệnh có nghĩa vụ hoàn trả cho người lập lệnh bất kỳ khoản tiền nào mà họ nhận được từ
người đó, cùng với lãi suất tính từ ngày thanh toán cho đến ngày hoàn trả tiền". Ngân hàng của
người lập lệnh đến lượt lại có thể thu hồi những gì đã thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh của họ ,
với lãi suất, và ngân hàng đó có thể thu hồi lại tiền từ ngân hàng nhận lệnh của họ. Chuỗi trách nhiệm
hoàn trả tiền dừng lại ở ngân hàng không thể hoàn thành giao dịch chuyển tiền.

42. Trong thực tiễn, chuỗi hành vi hoàn trả tiền có thể dừng lại ở một ngân hàng đứng trước ngân
hàng không thể hoàn thành chuyển tiền. Một giao dịch chuyển tiền có thể không thực hiện được vì
một ngân hàng nhận lệnh bị mất khả năng thanh toán trước khi họ thực hiện lệnh thanh toán nhận
được., hoặc vì quốc gia đã ban hành lệnh cấm vận đối với các giao dịch chuyển tiền đang nói đến
hoặc vì chiến tranh hoặc tình trạng bất ổn định ở nước có ngân hàng nhận lệnh. Trong các trường
hợp đó, các sự kiện tương tự làm cho việc chuyển tiền không thực hiện được khiến cho ngân hàng
không thể hoàn trả lại tiền cho ngân hàng gửi lệnh. Ðôi khi, rõ ràng là việc sử dụng một ngân hàng cụ
thể hoặc các nhiều ngân hàng ở một quốc gia có thể rủi ro. Trong trường hợp đó, một ngân hàng, và
đặc biệt là ngân hàng của người lập lệnh, có thể từ chối chấp nhận lệnh thanh toán trừ khi họ được
người gửi lệnh yêu cầu sử dụng một ngân hàng trung gian để hoàn thành việc chuyển tiền. Khi một
ngân hàng nhận lệnh được yêu cầu sử dụng một ngân hàng trung gian và họ không thể nhận lại tiền
hoàn trả từ ngân hàng trung gian đó vì ngân hàng đó đã ngừng thanh toán hoặc bị luật cấm thực hiện
hoàn trả, thì ngân hàng nhận lệnh không phải thực hiện hoàn trả tiền cho người gửi lệnh. Tuy nhiên,
để chắc chắn là các tình huống đặc biệt đó không được sử dụng như lý do để từ chối nghĩa vụ hoàn
trả tiền, ngân hàng nhận lệnh mà yêu cầu hướng dẫn của người gửi lệnh về việc sử dụng ngân hàng
trung gian trong giao dịch chuyển tiền vẫn có nghĩa vụ hoàn trả trong mọi trường hợp.

4. Trách nhiệm của ngân hàng khi không thực hiện một nghĩa vụ

43. Ðiều đã được lưu ý là ngân hàng của người lập lệnh phải hoàn trả cho người lập lệnh số tiền cần

chuyển và lãi suất nếu việc chuyển tiền không được hoàn thành. Tuy nhiên, cái gọi là "bảo đảm trả lại
tiền" đó là nội dung của việc hoàn nguyên vị trí chứ khôn phải là nội dung trách nhiệm khi không thực
hiện được một nghĩa vụ.

44. Khi phân tích kỹ hơn về giao dịch chuyển tiền, điều trở nên rõ ràng là nếu việc chuyển tiền được
hoàn thành, sự cố duy nhất có thể xảy ra làm ngân hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ chính là
sự chậm trễ trong việc hoàn thành chuyển tiền. Dù là ngân hàng nhận lệnh nào gây ra sự chậm trễ thì
tài khoản của người lập lệnh cũng được ghi nợ vào thời điểm mong đợi, nhưng tài khoản của người
hưởng lợi sẽ được ghi có sau thời điểm đó. Do đó, Luật mẫu đưa ra một tình huống Ðiều 17 (1) rằng
trách nhiệm của ngân hàng nhận lệnh trong sự chậm trễ chuyển sang người hưởng lợi. Tình huống
đó được chấp nhận mặc dù người hưởng lợi không có bất kỳ quan hệ hợp đồng nào với bất kỳ ngân
hàng nào trong chuỗi giao dịch chuyển tiền trừ ngân hàng của người hưởng lợi.

45. Trách nhiệm của ngân hàng về việc gây ra chậm trễ là phải thanh toán lãi suất. Thông lệ hiện nay
trong nhiều giao dịch chuyển tiền khi một ngân hàng chậm trễ trong việc thực hiện lệnh thanh toán
nhận được là phát hành lệnh thanh toán của họ cho số tiền cần chuyển cộng với lãi suất do việc
chậm trễ. Nếu ngân hàng đó làm như vậy, ngân hàng nhận lệnh của họ có nghĩa vụ phải chuyển tiếp
số tiền lãi đó cho người hưởng lợi. Vì ngân hàng gây chậm trễ đã hành động theo cách thức có tính
toán để bồi thường cho người hưởng lợi, ngân hàng gây chậm trễ được giải phóng khỏi trách nhiệm.
Nếu lãi suất không được chuyển cho người hưởng lợi theo Ðiều 17, người hưởng lợi có quyền trực
tiếp thu hồi lãi suất từ ngân hàng giữ số tiền lãi đó.

46. Nếu mục đích của việc chuyển tiền là để giải phóng nghĩa vụ của người lập lệnh đối với người
hưởng lợi, người hưởng lợi đã có thể thu hồi lãi suất từ người lập lệnh do sự chậm trễ trong việc giải
trừ nghĩa vụ đó. Trong trường hợp đó Ðiều 17 (3) cho phép người lập lệnh, chứ không phải là người
hưởng lợi, thu hồi tiền lãi từ ngân hàng gây ra chậm trễ.

47. Trừ một ngoại lệ, biện pháp thu hồi tiền lãi quy định trong Ðiều 17 là biện pháp duy nhất đối với
người lập lệnh hoặc người hưởng lợi. Không một biện pháp nào khác được xây dựng từ các luận
thuyết pháp lý khác được phép sử dụng. Theo Ðiều 18, ngoại lệ duy nhất là khi không thực hiện lệnh

thanh toán, hoặc thực hiện không đúng,

"(a) với mục đích gây thiệt hại, hoặc

(b) cẩu thả và biết rằng sẽ có thiệt hại". Trong các trường hợp mà ngân hàng có các hành vi quá khác
thường đó, việc thu hồi tiền lãi có thể dựa vào bất kỳ luận thuyết pháp lý nào trong hệ thống pháp luật
nằm ngoài Luật mẫu.

5. Hoàn thành chuyển tiền và các hậu quả

48. Theo Ðiều 19 (1), "một giao dịch chuyển tiền được hoàn thành khi ngân hàng của người hưởng
lợi chấp nhận một lệnh thanh toán vì lợi ích của người hưởng lợi". Tại điểm này, hệ thống ngân hàng
đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với người lập lệnh. Việc sau đó ngân hàng của người hưởng lợi
không thực hiện đúng, nếu điều đó xảy ra, là vấn đề của người hưởng lợi. Vấn đề này không được đề
cập trong Luật mẫu mà để các luật khác điều chỉnh quan hệ tài khoản giải quyết.

49. Ðiều 19 (1) quy định thêm rằng " khi việc chuyển tiền được hoàn thành, ngân hàng của người
hưởng lợi có trách nhiệm đối với người hưởng lợi trong phạm vi lệnh thanh toán mà họ chấp nhận".
Luật mẫu không đi sâu vào vấn đề khi nào thì ngân hàng của người hưởng lợi phải ghi có vào tài
khoản của người hưởng lợi hoặc khi nào phải chuẩn bị sẵn tiền. Ðây là những vấn đề được giải quyết
bởi luật liên điều chỉnh quan hệ về tài khoản, bao gồm các giao dịch hợp đồng giữa người hưởng lợi
và ngân hàng của họ.

50. Trong nhiều giao dịch chuyển tiền, người lập lệnh và người hưởng lợi cùng là một người; ngân
hàng của khách hàng chỉ chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Trong trường hợp đó,
việc hoàn thành chuyển tiền rõ ràng không làm thay đổi quan hệ pháp lý giữa người lập lệnh và
người hưởng lợi. Việc hoàn thành chuyển tiền chỉ thay đổi quan hệ giữa khách hàng là người lập lệnh
và ngân hàng của người đó và giữa khách hàng là người hưởng lợi và ngân hàng của người đó.

51. Các giao dịch chuyển tiền khác là nhằm mục đích giải trừ nghĩa vụ của người lập lệnh đối với

người hưởng lợi. Nhiều thành viên của UNCITRAL nghĩ rằng Luật mẫu nên quy định rằng việc hoàn
thành chuyển tiền sẽ giải trừ nghĩa vụ trong phạm vi mà nghĩa vụ đó được giải trừ bằng việc thanh
toán cùng một số tiền bằng tiền mặt. Các đại biểu khác không cho rằng Luật mẫu nên có quy định
như vậy, hoặc là vì họ không tin rằng một quy định về giải trừ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc vì
lý do khác cần được đưa vào một luật về giao dịch ngân hàng hoặc vì họ không tin rằng quy định này
chính xác. Cuối cùng, UNCITRAL chấp nhận tình huống là đưa quy định này một chú giải trong Ðiều
19 "vì các quốc gia có thể muốn phê chuẩn".

×