Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đề số 17 chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của bộ luật dân sự năm 2015 về một trong các loại hợp đồng thông dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.24 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Đề số 17: Chỉ ra những điểm hạn chế và kiến nghịhoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về</b>

<b>một trong các loại hợp đồng thông dụng.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>MỤC LỤC</small>

<b>MỞ ĐẦU...1</b>

<b>NỘI DUNG...1</b>

<b>I. Những điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS...1</b>

<b>1. Hạn chế trong quy định về tính đền bù hoặc không có đền bù của HĐTCTS...1</b>

<b>2. Hạn chế trong quy định về tặng cho có điều kiện...1</b>

<b>2.1. Hạn chế trong quy định về điều kiện tặng cho của tặng cho có điều kiện...1</b>

<b>2.2. Chưa có quy định đối với trường hợp bên được tặng cho thực hiện được một phần của điều kiện tặng cho...2</b>

<b>3. Chưa có quy định về hủy HĐTCTS...2</b>

<b>II. Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS...3</b>

<b>KẾT LUẬN...3</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...4</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Trong các hợp đồng thông dụng, TCTS là một hợp đồng có những đặc điểmriêng biệt. BLDS năm 2015 quy định về loại hợp đồng này từ Điều 457 đến Điều462. Bên cạnh những đổi mới so với BLDS năm 2005 thì những quy định về TCTScòn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy trong bài tập lần này, em sẽ chỉ ra những điểmhạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. Những điểm hạn chế trong quy định về HĐTCTS</b>

<b>1. Hạn chế trong quy định về tính đền bù hoặc không có đền bù của HĐTCTS</b>

Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015 thì bản chất của HĐTC là loại hợpđồng không có đền bù. Nhưng theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về

<i>HĐTC có điều kiện thì: "Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho tài sản</i>

<i>thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho". BLDS năm 2015</i>

đã không quy định cụ thể về điều kiện tặng cho, nên nếu bên tặng cho yêu cầu bênđược tặng cho thực hiện một điều kiện nhằm mang lại lợi ích về mặt vật chất chobên tặng cho thì HĐTCTS lúc này lại trở thành hợp đồng có đền bù. Khi đó, điềukiện đưa ra có đúng với tính chất không đền bù của hợp đồng được quy định tạiĐiều 457 hay không? Và với tính chất không đền bù được quy định tại Điều 457thì trong trường hợp này hợp đồng có được thừa nhận hay không? Như vậy, quyđịnh về TCTS đã có sự mâu thuẫn về tính có đền bù hay không có đền bù củaHĐTC.

<b>2. Hạn chế trong quy định về tặng cho có điều kiện</b>

<b>2.1. Hạn chế trong quy định về điều kiện tặng cho của tặng cho có điều kiện</b>

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Khoản 1 Điều 462 đã nhắc tới điều kiện tặng cho của HĐTC có điều kiện, cụ

<i>thể là “không được vi phạm điều cấm của luật” và “không trái với đạo đức xã hội”.</i>

Tuy nhiên, điều luật này quy định chưa rõ ràng về điều kiện tặng cho, gây ra khókhăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tặng cho tài sản có điềukiện. Bên tặng cho có thể đưa ra điều kiện về việc chuyển giao tài sản hay thựchiện hoặc không được thực hiện một công việc. Điều 462 BLDS năm 2015 chưadự liệu đến khả năng thực hiện được của điều kiện tặng cho. Vì vậy, trên thực tế sẽcó khả năng xảy ra trường hợp bên tặng cho đặt ra điều kiện tặng cho mang tínhchất thách đố, nằm ngoài khả năng thực hiện của con người.

Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn trong việc quy định HĐTC là hợp đồng có đềnbù hay không có đền bù cũng làm ảnh hưởng đến điều kiện tặng cho của loại hợpđồng này. Nếu hiểu HĐTC là hợp đồng không đền bù thì điều kiện tặng cho chỉdừng lại ở các công việc không mang lại lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần cho bêntặng cho, ví dụ như: ông A tặng cho con trai căn nhà với điều kiện là chỉ được ở,không được bán. Ngược lại, nếu hiểu HĐTC là hợp có đền bù thì điều kiện tặngcho có thể vì các lợi ích vật chất của bên tặng cho.

<b>2.2. Chưa có quy định đối với trường hợp bên được tặng cho thực hiện đượcmột phần của điều kiện tặng cho</b>

Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 chỉ mới đưa ra quy định giải quyết khibên được tặng cho “không thực hiện” điều kiện mà chưa bao quát phương thức giảiquyết đối với trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều kiện.Thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp bên tặng cho có thực hiện điều kiện nhưng chỉthực hiện một phần. Ví dụ như trường hợp cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất và

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhà cho con trai và dâu với điều kiện là họ phải nuôi dưỡng đứa em bị tâm thầncho đến khi chết. Trong thời gian 8 năm đầu kể từ khi nhận tài sản họ nuôi dưỡng,chăm sóc chu đáo nhưng sau đó thì họ bỏ bê, thậm chí không cho ăn uống... Trongví dụ này người được tặng cho không thuộc trường hợp “không thực hiện điều kiệntặng cho” mà họ vẫn thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ điều kiện.

<b>3. Chưa có quy định về hủy HĐTCTS</b>

Khác với hợp đồng mua bán, trao đổi, vay có lãi, các bên trong hợp đồngđều nhận được lợi ích vật chất thì HĐTCTS là hợp đồng mà chỉ có một bên thuđược lợi ích vật chất. Khi xác lập hợp đồng này, tài sản của bên tặng cho bị giảmsút mà không mang lại lợi ích vật chất nào cho họ. Do vậy, việc hủy bỏ hợp đồngtặng cho cũng cần có một số điểm đặc biệt so với các loại hợp đồng khác.

Bên tặng cho xác lập hợp đồng tặng cho tài sản thường nhằm giúp đỡ bênđược tặng cho về mặt vật chất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người được tặng chovô ơn, làm hại tới người tặng cho. Ví dụ: cha mẹ cho con cái toàn bộ tài sản họ làmra được, sau khi nhận được tài sản thì họ có những cư xử không đúng với cha mẹnhư đánh đập, chửi bới, mặc kệ khi cha mẹ họ bệnh tật, ốm đau. Theo như đạo lýcủa người Việt Nam ta, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thì việc vô ơn đã là không thểchấp nhận, việc xâm hại tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người đãcó ơn với mình là càng khó chấp nhận hơn. Vì vậy, cần có những quy định về việchủy bỏ HĐTC để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp người được tặng chovô ơn, xâm phạm đến một số quyền con người cơ bản của người tặng cho.

<b>II. Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về HĐTCTS</b>

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy một số điểm hạn chế trong quy địnhvề HĐTCTS trong Bộ luật Dân sư năm 2015. Sau đây là một số kiến nghị để hoànthiện các quy định đó:

<i>Thứ nhất, hoàn thiện những yêu cầu cụ thể đối với điều kiện trong HĐTCTS</i>

có điều kiện về việc: Điều kiện tặng cho là thực hiện một công việc cụ thể thì cầnxét đến việc công việc ấy có thể thực hiện được hay không? Nó có đem lại lợi íchcho bên tặng cho tài sản hay không? Từ đó thống nhất tính có đền bù hay không cóđền bù của loại hợp đồng này.

<i>Thứ hai, bổ sung khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng</i>

quy định bao quát trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện một phần điều kiện:

<i>“Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho</i>

<i>khơng thực hiện thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản và yêu cầu bồi thườngthiệt hại. Nếu bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì được thanhtoán chi phí tương ứng khi bên tặng cho địi lại tài sản”.</i>

<i>Thứ ba, bở sung quy định về việc hủy bỏ HĐTCTS theo hướng: bên được</i>

tặng cho không thực hiện các điều kiện tặng cho; bên được tặng cho có hành vi cốý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm với bên tặng cho; bên đượctặng cho vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng bên tặng cho.

<b>KẾT LUẬN</b>

Qua những phân tích và kiến nghị trên, có thể thấy các quy định hiện hànhvề HĐTCTS còn tồn tại nhiều hạn chế. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽcủa kinh tế và sự gia tăng nhanh chóng của các giao dịch dân sự trong đời sống,

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

các quy định về hợp đồng nói chung và HĐTCTS nói riêng ngày cần phải hoànthiện để đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn.

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Bộ luật Dân sự năm 2015;

<i>2. Trường Đại học Ḷt Hà Nợi (2021), Giáo trình Ḷt Dân sự Việt Nam Tập II,</i>

Nxb. Công an nhân dân;

<i>3. TS. Lê Thị Giang (2020), Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam</i>

<i>– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Sách chuyên khảo, Nxb. Tư pháp;</i>

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ – PGS.TS. Trần Thị Huệ (Đờng chủ biên, 2017),

<i>Bình ḷn khoa học Bộ ḷt dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, Nxb. Công an nhân dân;</i>

<i>5. Ngô Hoàng Oanh (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm</i>

<i>2015, Nxb. Lao đợng;</i>

<i>6. Đỡ Văn Đại (2016), Bình ḷn khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự</i>

<i>năm 2015, NXB, Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;</i>

<i>7. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của</i>

<i>nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp;</i>

<i>8. Luật sư Đặng Hờng Dương (2020), Đánh giá và kiến nghị hồn thiện quy định</i>

<i>pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho có điều kiện theo quy định của Bộ luậtDân sự 2015, Truy cập: 01/08/2022</i>

Nguồn: hien-hanh-ve-hop-dong-tang-cho-co-dieu-kien-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-2015.html;

<i> Phạm Thị Hằng (2018), Tặng cho tài sản có điều kiện và một sớ vướng mắc từ</i>

<i>thực tiễn, Truy cập: 01/08/2022</i>

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nguồn: mac-tu-thuc-tien.

<small>

×