Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.57 KB, 14 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>0 </small>
<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>
<b>ĐỀ TÀI: BẦU CỬ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI </b>
<b> Giảng viên : TS. Nguyễn Minh Tâm Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Trang </b>
<b> Mã sinh viên : 19063165 </b>
<i><b><small>Hà Nội, tháng 6 năm 2021 </small></b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Lời mở đầu: </b>
Trong đời sống xã hội dân chủ, bầu cử là một trong những sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước, là cơ sở pháp lý để hình thành các cơ quan đại diện, người đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt mình lãnh đạo và quyết định những vấn đề cấp thiết của xã hội. Tầm ảnh hưởng của chính trị là vơ cùng to lớn. Chính trị ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và tồn nhân loại. Vì lẽ đó, chính trị ln là một vấn đề nóng và vơ cùng phức tạp, bầu cử cũng khơng nằm ngoại lệ. Với tính chất phức tạp ấy, xung quanh mỗi hệ thống bầu cử đều để lại tranh cãi về mặt khuyết điểm và những góc khuất sau mỗi cuộc bầu cử diễn ra là đề tài thu hút sự chú ý, bàn tán của giới chính trị gia và những người quan tâm đến chính trị. Đó chính là lý do em quan tâm và chọn đề tài “Bầu cử trong đời sống chính trị hiện đại” để nghiên cứu. Qua bài tiểu luận này, tác giả sẽ tìm hiểu những nội dung cơ bản của bầu cử, thực trạng bầu cử tại Việt Nam, của một số quốc gia trên thế giới và đưa ra đánh giá, nhận xét.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Về góc độc chính trị: Bầu cử là cách thức được hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay sử dụng để thiết lập lên cơ quan lập pháp Quốc Hội, nghị viện và cơ quan đại diện của chính quyền địa phương nghị viện, Quốc hội, địa phương. Ở một số nước bầu cử còn được sử dụng để bầu các cơ quan đứng đầu cơ quan hành pháp ví dụ như bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ hoặc bầu thị trường ở một số quốc gia.<sup>2</sup>
<b>1.2. Vai trò của bầu cử </b>
Bầu cử là phương tiện dân chủ để công dân lựa chọn trong số các ứng cử viên cho vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước và trao quyền cho người được bầu hành động nhân danh công chúng trong nhiệm kỳ được bầu. Trên thế giới, các cuộc bầu cử ở cấp toàn quốc thường nhằm đến hai mục tiêu:
Thứ nhất, lựa chọn nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu hành pháp và chính sách lớn mà chính quyền sẽ theo đuổi.
Thứ hai, lựa chọn các thành viên của cơ quan lập pháp (Nghị viện), những người sẽ quyết định về việc làm luật và nhân danh nhân dân giám sát chính phủ.<sup>3</sup>
<b>1.3. Ý nghĩa của bầu cử </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Bầu cử có ý nghĩa rất trong trọng trong đời sống chính trị cũng như xã hội của mỗi quốc gia, giúp người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bầu ra những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước địa phương. Bầu cử còn là phương diện để xác định tính chính đáng của cơ quan quyền lực nhà nước, cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với người lãnh đạo và ngược lại giúp các chính trị gia củng cố được quyền lực. Bầu cử cũng đem lại sự nghiêm ngặt và xác định tính nghiêm minh trong giới chính trị, những nhà lãnh đạo khơng có năng lực, tài năng, phẩm chất đạo đức sẽ bị thay thế không thể tiếp tục duy nắm giữ quyền lực.
<b>1.4. Các hệ thống bầu cử trên thế giới </b>
Hệ thống bầu cử của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng, có thể chia thành ba hệ thống lớn: hệ thống theo đa số, hệ thống tỷ lệ và hệ thống hỗn hợp. Hệ thống theo đa số: ứng cử viên (hoặc đảng chính trị) nào thu được nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử. Hệ thống này có năm biến thể (có thêm những quy định bổ sung) là:
Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past The Post - FPTP), được áp dụng ở một số nước châu á, như Bangladesh, Burma, Malaysia, Nepal...
Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote - BV), được áp dụng tại nhiều nước như Bermuda, Laos, Thailand, Philippines…
Phương pháp lá phiếu khối theo đảng chính trị (Party Block Vote - PBV). Phương pháp này hiện nay được áp dụng ở Djibouti, Lebanon. Ngồi ra, nó cịn được thực hiện trong hầu hết các cuộc bầu cử ở Singapore, Tunisia và Senegal…
Phương pháp lá phiếu thay thế (Alternative Vote - AV), được áp dụng tại Australia, cuộc bầu cử tổng thống tại Iceland…
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><small>4 </small>
Phương pháp hai vòng (Two-Round System - TRS), được áp dụng trên 22 quốc gia như Pháp, Iran, Cuba trong việc bầu cử quốc hội và phổ biến hơn trong việc bầu cử tổng thống.
Hệ thống đại diện tỉ lệ: được áp dụng để bầu cơ quan lập pháp, trên cơ sở các đảng chính trị. Các đảng chính trị nhận được số ghế theo tỉ lệ số phiếu bầu mà đảng mình nhận được. Ba biến thể của hệ thống này là:
Phương pháp đại diện tỉ lệ theo danh sách (List Proportional Representation - List PR).
Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Single Transferable Vote - STV).
Hệ thống hỗn hợp: thường là sự kết hợp giữa hệ thống đa số với hệ thống đại diện tỉ lệ. Hai biến thể của hệ thống này là:
Phương pháp đại diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional - MMP). Phương pháp song song (Parallel systems - PR).
<b>II. Bầu cử trong đời sống chính trị Việt Nam </b>
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là 5 năm (<i>Điều 71 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014)</i>, tương tự, 5 năm cũng là nhiệm kỳ của Hội đồng Nhân dân các cấp. Chính vì vậy, 5 năm một lần, ở Việt Nam định kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân
<b>dân các cấp. </b>
<b>2.1. Chế độ bầu cử ở Việt Nam </b>
Điều 6, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Như vậy, ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Việt Nam, các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, là ngày hội của toàn dân, là một khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương và đồng thời là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của Hiến pháp. Quyền lực đó phải có các hình thức và biện pháp thực hiện nhất định. Cho đến nay, có hai hình thức cơ bản để nhân dân ta thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình đó là: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện).
Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà khơng cần thơng qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp….
Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các cơng việc chung của cộng đồng, đất nước. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ đại diện là bầu cử đại biểu Quốc hội. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu để thực hiện quyền lực Nhà nước.
<b>2.2. Các nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau khơng phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tơn giáo.
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ khơng qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm sốt từ bên ngồi đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri.<sup>5</sup>
<b>2.3. Thực trạng bầu cử tại Việt Nam </b>
Số liệu thống kê tỉ lệ cử tri cả nước đi bỏ phiếu qua các kì bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp gần đây đều đạt trên 98%. Có thể nói, tỉ lệ người dân đi bỏ phiếu ở Việt Nam là rất cao. Điều này phản ánh nhân dân ta thực
<small> </small>
<small> Điều 7, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 </small>
<small>5 PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Các nguyên tắc cơ bản của bầu cử ở Việt Nam hiện nay (2021), Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">sự quan tâm đến vấn đề chính trị, quan tâm đến việc lựa chọn ai sẽ là người đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của mình để quyết định những vấn đề trọng trách của đất nước.
Về phía chính phủ, cơng tác bầu cử đặc biệt được chú trọng, tổ chức, Hội đồng bầu cử quốc gia luôn phấn đấu tuyên truyền, vận động để đạt tỉ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất, đồng thời phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá ngày bầu cử của nhân dân. Đặc biệt trong kì bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp khóa XV vừa diễn ra vào ngày 23/5/2021 trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn khi nhiều tỉnh thành của cả nước tình hình dịch Covid 19 diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên theo số liệu từ Bộ Nội vụ, tính đến 21 giờ ngày 23/5, cả nước có 99,57% cử tri đi bầu cử, trong đó nhiều địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu rất cao, như: Hậu Giang (99,99%); Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%); Lai Châu,Vĩnh Long, Bến Tre (99,97%); Bình Phước, Hà Giang, Quảng Nam (99,96%)...<sup>6</sup>
Để có được kết quả này, ngay từ rất sớm, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương… đã tập trung nỗ lực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cuộc bầu cử. Việc triển khai thực hiện rất cụ thể, chi tiết, tích cực của các địa phương, đơn vị và các Tổ Bầu cử cũng như sự hưởng ứng tích cực, đồng thuận, thống nhất, đồn kết của người dân… đã góp phần làm nên thành cơng của cuộc bầu cử.
Nhìn chung, những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc sửa đổi, cải cách và hoàn thiện hệ thống bầu cử. Chẳng hạn như: phát huy tốt tính dân chủ, đảm bảo được tình hình an ninh, trật tự trong suốt quá trình diễn ra bầu cử, thu hút được sự quan tâm của tuyệt đại đa số cử tri tham gia bầu cử, trình độ học vấn của các đại biểu quốc hội ngày càng được nâng cao, việc tổ chức bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra vào cùng một ngày đã tạo điều kiện
<small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><small>8 </small>
thuận lợi cho công tác bầu cử, tiết kiệm được thời gian, chi phí, tiền của và công sức của nhân dân, tạo được không khí rộn ràng, sơi nổi để bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, là sự kiện chính trị sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích này, bầu cử ở Việt Nam vẫn còn những điểm bất cập:
Thứ nhất, công tác vận đồng bầu cử được chú trọng nhưng cơng tác tranh cử chưa thực sự được hình thành bài bản dẫn đến cử tri không nắm bắt được cụ thể thông tin các ứng viên. Thực tế cho thấy, hầu hết những cử tri từng đi bầu ở nhiệm kì trước khơng nhớ tên đại biểu mình đã lựa chọn, và cũng không ai thực sự chú ý đến việc người trúng cử của nhiệm kì đó đã phát biểu đưa ra chính sách gì trong các kì họp Quốc hội, đã có quan điểm như thế nào trước vấn đề trọng trách của đất nước, đã bỏ phiếu như thế nào cho các dự luật.
Thứ hai, sau nhiều cuộc bầu cử và nhất là cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp khóa XV vừa diễn ra tại Việt Nam, một câu hỏi lớn đặt ra với lỗ hổng về quá trình bầu cử đó chính là: Liệu có phải tất cả lá phiếu 100% là do cử tri trực tiếp đi bầu như nguyên tắc hay không? Thực trạng bầu cử tại nhiều địa phương ghi nhận rõ sự lỏng lẻo trong công tác tổ chức, một người trong gia đình có thể cầm phiếu cử tri của cả nhà đi bầu. Mặc dù đã ban hành Luật bầu cử 2015 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này nhưng sự việc vẫn diễn ra và hầu như không được Tổ bầu cử ghi nhận lại. Và có lẽ, những con số thống kê tỉ lệ cử tri trực tiếp đi bầu cử lên tới 99%dường như chỉ là bề nổi thành tích.
Thứ ba, việc Quốc hội khóa cũ bầu các chức danh trong chính phủ khóa mới trước khi cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp diễn ra đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới chính trị. Nhiều quan điểm cho rằng việc này mang tính sắp đặt, người được bầu làm các chức danh Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng… là đại biểu khóa cũ (Khóa XIV) chứ họ không phải là người đại diện
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">cho Quốc hội khóa XV bởi cuộc bầu cử khóa mới còn chưa được diễn ra. Như vậy, rốt cuộc lá phiếu của người dân liệu cịn có giá trị khi những người đại diện họ bầu vào Quốc hội khóa mới khơng được quyền quyết định các chức danh trong chính phủ khóa XV?
Thứ tư, hệ thống bầu cử của Việt Nam đang bị Đảng chi phối quá mạnh, áp dụng một cách máy móc, rườm rà, thiếu tính tơn trọng ý chí của nhân dân. Cơ cấu đại biểu đang có “sự dàn xếp” của các cấp ủy Đảng tại đơn vị bầu cử của mình diễn ra rất phổ biến làm hạn chế vai trò cũng như sự tích cực của nhân dân trong quá tình giới thiệu, đề xuất nhân sự.
<b>III. Bầu cử tại một số quốc gia trên thế giới 3.1. Bầu cử tại Hoa Kỳ </b>
Bầu cử tại Hoa Kỳ ln là một vấn đề chính trị nóng khơng chỉ đối với người dân nước này mà cịn thu hút sự quan tâm đặc biệt của tồn thế giới.
Bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ là một quá trình gián tiếp. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, chỉ có Đại cử tri đồn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Luật bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ quy định các cử tri không trực tiếp bầu ra Tổng thống. Lá phiếu của họ, gọi là lá phiếu phổ thơng chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại cử tri cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại trong một cử tri đoàn của bang. Các thành viên trong đại cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang được người dân tiểu bang đó chọn, và theo tục lệ bầu cho ứng viên Tổng thống giành đa số phiếu phổ thông ở tiểu bang của mình.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, ứng cử viên thắng tại nhiều bang hơn và giành nhiều phiếu phổ thông hơn chưa chắc đã giành chiến thắng cuối cùng. Điều quan trọng là phải giành thắng lợi ở những bang có dân số đơng, tức là bang có
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Theo thống kê qua các kì bầu cử hiện đại, hầu hết tỉ lệ cử tri Mỹ đi bỏ phiếu chỉ giao động ở mức 50% - 60%. Trong khi đó các cuộc chạy đua vận động tranh cử của ứng viên là cực kì tốn kém đa số liên quan đến chi phí truyền thơng. Hoạt động vận động bầu cử đã trở thành một nếp sống sinh hoạt trong đời sống chính trị Mỹ, là một cơng đoạn khơng thể thiếu trong q trình bầu cử và ln được ứng viên quan tâm, đầu tư nhất đặc biệt là cuộc chạy đua tranh chức tổng thống tuy nhiên vẫn chưa thực sự thu hút được đông đảo hơn tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử.
<b>3.2. Bầu cử tại Cộng hòa Liên bang Nga </b>
Ở Nga, mọi cơng dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu. Miễn người đó khơng bị tịa án tun bố khơng có khả năng bầu cử và khơng đang bị tù giam vào thời điểm bầu cử. Vì khơng thơng qua cử tri đồn nên người dân có quyền bầu cử tự do hơn. Kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào sự ủng hộ của công chúng. Nếu khơng có ứng viên nào nhận được đa số trên 50% phiếu bầu, vòng 2 sẽ được tiến hành giữa hai ứng viên có số phiếu bầu lớn nhất.
Từ năm 2000 đến nay, trải qua ba nhiệm kỳ tổng thống và một nhiệm kỳ thủ tướng, Vladimir Putin trở thành gương mặt lãnh đạo nổi bật nhất nước Nga. Ngày
18/3/2018, Putin tiếp tục giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kì 2018 - 2024, bước vào nhiệm kỳ thứ 4 lãnh đạo đất nước với tỉ lệ 76,66%
<small> </small>
<small>7 </small>
</div>