ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ KHUYÊN
SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ KHUYÊN
SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Văn Doanh
Hà Nội -2018
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Ngô
Văn Doanh, người đã nhiệt tình giảng dạy, nhận hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong khoa Đông phương
học, những thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích, giúp tôi có
thể hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô làm việc ở phòng
Sau đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính giúp tôi hoàn
thành khoá học và bảo vệ luận văn.
Tôi cũng gửi lời cám ơn đến những người bạn, đồng nghiệp đã cho tôi
những ý kiến rất hữu ích, giúp tôi nhanh chóng hoàn thành bài luận văn của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
Học viên
Lê Thị Khuyên
năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo
quy định cho lời cam đoan của mình.
Học viên
Lê Thị Khuyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 7
7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT
SHARI'AH TẠI TRUNG ĐÔNG .................................................................. 9
1.1. Khái quát về địa lý khu vực Trung Đông................................................... 9
1.2. Tổng quan lịch sử Islam giáo và sự hình thành luật Shari‟ah tại Trung Đông ... 12
1.3. Các nguồn của luật Shari'ah ..................................................................... 21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32
Chƣơng 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC
TRUNG ĐÔNG ............................................................................................. 33
2.1. Shari'ah trong đời sống chính trị .............................................................. 33
2.1.1. Ảnh hưởng của Shari'ah trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước .... 33
2.1.2. Ảnh hưởng của Shari'ah trong pháp luật.............................................. 39
2.1.3. Ảnh hưởng của Shari'ah trong các đảng phái chính tri........................
47
̣
2.2. Shari‟ah trong đời sống xã hội ................................................................. 53
2.2.1. Shari'ah và sự định chế hóa hệ thống kinh tế ....................................... 53
2.2.2. Shari'ah và mối quan hệ giữa nam và nữ ............................................. 57
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63
1
Chƣơng 3. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN Ả-RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG ..... 64
3.1. Ảnh hưởng của Shari'ah đối với các hoạt động tôn giáo ......................... 64
3.2. Ảnh hưởng của Shari'ah trong hôn nhân gia đình .................................... 68
3.3. Ảnh hưởng của Shari'ah trong giáo dục ................................................... 74
3.4. Ảnh hưởng của Shari'ah trong một số phong tục tập quán ...................... 77
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước xu thế toàn cầu hóa, việc liên kết giữa các quốc gia khu vực ngày
càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu. Với phương châm "đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ" và "là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế, trong đó có các
quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông . Trong thời gian qua, bất chấp
những khó khăn như tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, bất
ổn an ninh-chính trị tại một số quốc gia trong khu vực, quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Trung Đông vẫn tiếp tục có những bước phát triển quan trọng
trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, kết quả đó còn khiêm tốn so với tiềm năng và
nhu cầu hợp tác của hai bên do có sự khác biệt lớn về chính trị, tôn giáo, văn
hóa và xã hội. Hiện nay, tài liệu tra cứu thông tin về các nước Trung Đông,
giới thiệu văn hóa, tôn giáo, cũng như đặc điểm chính trị, luật pháp của các
quốc gia Trung Đông còn rất sơ sài và chưa có hệ thống. Chính vì vậy, để góp
phần mang đến những thông tin cụ thể hơn về khu vực này, nhằm tạo cơ sở
thuận lợi cho quá trình phát triển mối quan hệ sâu rộng hơn giữa hai bên, học
viên quyết định chọn đề tài “Shari’ah trong đời sống chính trị, xã hội và
văn hóa của cƣ dân Ả rập khu vực Trung Đông” cho luận văn của mình.
Có thể nói Shari‟ah đóng một vai trò rất quan trọng, là nền tảng của tổ
chức xã hội Islam giáo chi phối sự vận hành của xã hội. Để tiếp cận và hiểu rõ
hơn về Trung Đông, chúng ta không thể không biết đến những nguyên tắc luật
pháp của Shari‟ah. Với mục tiêu trên, luận văn mang đến một góc nhìn riêng,
đa chiều về một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với khu vực này, cung cấp các
thông tin cần thiết cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính
sách của chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tìm hiểu cơ hội,
thúc đẩy hợp tác và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh tại Trung Đông.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Islam là một tôn giáo lớn trên thế giới và luôn thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước từ những khía
cạnh tiếp cận khác nhau.
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu thường thấy nhất và tương đối
phong phú là những công trình giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và
phát triển văn hóa Islam giáo nói chung trong đó có đề cập đến khu vực Trung
Đông, nơi ra đời của tôn giáo này, tiêu biểu như cuốn “Hồi giáo” của tác giả
Dominique Sourel với (Do Mai Anh, Thi Hoa, Thu Thủy, Thanh Vân dịch),
Nxb Thế giới, Hà Nội, Năm 2002; cuốn“Lịch sử văn minh Ả Rập” của tác giả
Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nxb văn hóa thông tin, năm 2006; Cuốn
"Lịch sử Trung Đông – 2000 năm trở lại đây" của tác giả Bernard Lewis do
Nguyễn Thọ Nhân (dịch) (2008), Nxb Tri thức, Hà Nội. Cuốn "Lịch sử Trung
Đông – 14 thế kỷ ra đời và phát triển của Hồi giáo" của tác giả Glenn E.
Perry, Nguyễn Kim Dân (dịch) (2009), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Liên quan đến đề tài của luận văn, có rất nhiều công trình nghiên cứu
công phu của các học giả khác nhau trên thế giới đề cập đến luật Shari'ah, tiêu
biểu như: "Shari'ah Law: An Introduction" của tác giả Mohammad Hashim
Kamali. Cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn diện và dễ tiếp cận về luật Shari'ah,
từ giới thiệu khái quát về Shari'ah đến xem xét các nguồn luật, các đặc điểm
đặc trưng, cũng như những trường phái chính về Shari'ah. Tác giả thảo luận
các chủ đề khác nhau, từ sự bất đồng về luật pháp đến lý luận độc lập, và các
chủ đề nâng cao hơn như nguyên tắc hợp pháp, vai trò và vị trí của chính sách
theo định hướng Shari'ah. Cuốn sách là một nguồn tham khảo không thể thiếu
cho sinh viên và các học giả nghiên cứu về Islam giáo. Cuốn "An introduction
to Islamic law" của tác giả Wael Hallaq. Nửa đầu của cuốn sách được dành để
thảo luận về luật Shari'ah trong thời kỳ cận đại. Phần thứ hai giải thích cách
thức pháp luật được chuyển đổi và cuối cùng bị xóa bỏ trong thời kỳ thuộc
4
địa. Trong các chương cuối cùng, tác giả liệt kê những phát triển gần đây và
cuộc đấu tranh của những người Islam giáo để thương lượng những thay đổi
chứng kiến luật pháp xuất hiện như một thực thể nguyên bản, chủ yếu tập
trung vào các hình phạt cố định và các yêu cầu về nghi lễ. Cuốn sách, bao
gồm bảng niên đại, bảng các thuật ngữ chính, và danh sách tài liệu cần đọc
thêm, sẽ là điểm dừng đầu tiên cho những ai muốn hiểu các nguyên tắc cơ bản
ác thực hành và lịch sử của luật Shari'ah. Đây thực sự là những tài liệu vô
cùng bổ ích và phong phú đối với việc nghiên cứu về luật Shari'ah và những
vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận những tài liệu này không phải
lúc nào cũng dễ dàng do trở ngại về mặt ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết về Islam giáo, như “Đạo Hồi và Thế giới Ả Rập – Văn minh – Lịch sử”
của tác giả Nguyễn Thọ Nhân, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm
2004; “ Mười tôn giáo lớn trên thế giới” của Hoàng Tâm Xuyên tái bản năm
2001, nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, “Islam giáo” của nhóm tác
giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên (2002);, “Thế giới Hồi giáo xưa và
nay” của Charlie Nguyễn (2004) vv…Trong các công trình này, các tác giả
cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng quan về Islam giáo, sự hình thành và
tư tưởng giáo lý trong Islam giáo nói chung và Qur‟an nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu tại Việt Nam chuyên về vấn đề
Shari'ah và ảnh hưởng của nó đến đời sống cư dân khu vực Trung Đông chưa
thực sự nhiều. Về đề tài này, đáng chú ý nhất là cuốn "Một số vấn đề cơ bản
về Hồi giáo ở Trung Đông (Văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo)" do Ths.
Nguyễn Thị Thu Hằng chủ biên (2013), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lấy tôn giáo học làm cơ sở phát triển, các nhà nghiên cứu đã bước đầu làm rõ
một số kiến thức nền tảng về văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo ở Trung
Đông, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Hồi giáo
cũng như sự chi phối của nó tới các thể chế chính trị xã hội Trung Đông, phân
5
tích hiện trạng và dự báo xu hướng biến chuyển của vấn đề Hồi giáo tại khu
vực này trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề về luật Shari'ah chỉ được đề
cập một cách rải rác tại các chương I, III và IV. Cuốn "Nghiên cứu Hồi giáo
và Hồi giáo ở Việt Nam" của Ban Tôn giáo chính phủ, Nxb. Tôn giáo (2015)
giới thiệu về khái quát Hồi giáo, có đề cập đến giáo lý, giáo luật Hồi giáo,
trong đó có luật Shari'ah. Tuy nhiên cuốn sách chưa đề cập đến những ảnh
hưởng của luật Shari'ah đến đời sống cư dân khu vực Trung Đông. Giáo trình
"Luật so sánh" của Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội. Giáo trình dành một phần để nghiên cứu về luật Shari'ah trong
tương quan với các hệ thống luật khác trên thế giới. Cuốn sách này trình bày
khá cụ thể về luật Shari'ah xét từ góc nhìn pháp luật, cung cấp cho người học
những kiến thức cơ bản nhất về Islam và Shari'ah. Tuy nhiên, việc đề cập đến
ảnh hưởng của luật Shari'ah đến đời sống cư dân khu vực Trung Đông không
nằm trong phạm vi của cuốn giáo trình này.
Ngoài ra, còn phải kể đến các bài báo về vấn đề Shari'ah được đăng tải trên
các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí nghiên cứu Trung Đông – Bắc Phi, Tạp chí
luật học.
Như vậy, xét về tổng quan các công trình nghiên cứu khá toàn diện về
Islam giáo, nhưng việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về luật Shari‟ah
và những ảnh hưởng của Shari‟ah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa
của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông vẫn chưa được đề cập đến. Chính vì
vậy, cần phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu góp phần đưa ra
những góc nhìn khác nhau và đầy đủ về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luâ ̣n văn là tâ ̣p trung làm rõ những tác động,
ảnh hưởng của luật Shari‟ah trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư
dân Ả rập khu vực Trung Đông.
6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần phải thực hiện các
nhiêm vụ sau:
Một là, khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của Islam giáo tại khu
vực Trung Đông trong đó có lịch sử hình thành và phát triển của luật
Shari‟ah.
Hai là, làm rõ khái niệm Shari‟ah và những nguồn luật của Shari‟ah bao gồm
bốn thành tố là Kinh Qur‟an, Sunnah, Ijma và Qias.
Ba là, phân tích những ảnh hưởng của Shari‟ah trong đời sống chính trị, xã
hội, văn hóa tại một số quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bốn nguồn luật Shari‟ah (Kinh
Qur‟an, Sunnah, Ijma và Qias).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản của Shari‟ah và
những tác động, ảnh hưởng của Shari'ah trong đời sống chính trị, xã hội và
văn hóa tại một số quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông, đặc biệt là Vương
quốc Ả-rập Xê-út, Cô-oét, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập,
Ô-man trong suốt quá trình hình thành phát triển của Islam giáo và đặc biệt là
trong thời hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp các
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ những mục tiêu mà
đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt lý luận
7
Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về luật
Shari‟ah từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam trên cơ sở những nguồn tài
liệu đa chiều.
Thứ nhất, đưa ra những thông tin khái quát về lịch sử hình thành và
phát triển của luật Shari'ah.
Thứ hai, trình bày và phân tích các nguồn luật của Shari‟ah.
Thứ ba, làm rõ những ảnh hưởng của luật Shari'ah đến mọi mặt đời
sống của cư dân Ả rập ở Trung Đông, từ chính trị, xã hội đến văn hóa.
- Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm nguồn tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập liên quan đến Islam giáo, luật
Shari‟ah tại Trung Đông.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cung cấp cho các nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp Việt Nam, người lao
động Việt Nam đang sinh sống, lao động tại khu vực này một góc nhìn
chuyên sâu về hệ thống luật Shari‟ah và những ảnh hưởng của nó trong đời
sốn chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông để có
thể phục vụ cho các hoạt động đánh giá, hoạch định chính sách của Chính phủ
hiệu quả hơn cũng như giúp các doanh nghiệp, người lao động dễ dàng thích
nghi, để đạt được thành công trong công việc của mình.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển luật Shari‟ah tại Trung Đông
Chương 2. Những ảnh hưởng của luật Shari‟ah trong đời sống chính trị - xã
hội của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông
Chương 3. Những ảnh hưởng của luật Shari‟ah trong đời sống văn hóa của cư
dân Ả rập khu vực Trung Đông
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT SHARI'AH TẠI
TRUNG ĐÔNG
1.1. Khái quát về địa lý khu vực Trung Đông
Trung Đông được coi là cái nôi của nhiều nền văn minh nhân loại, nơi
khai sinh ra ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Ki-tô giáo, Islam giáo và Do
Thái giáo. Từ giữa thế kỷ XX cho đến nay, khu vực này đã trở thành một
trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất toàn cầu, và sẽ không bao giờ
mất đi tầm quan trọng của nó trong tiến trình lịch sử do vị trí địa lý đặc biệt.
Với vị trí tiếp giáp ba châu lục lớn, khu vực Trung Đông được coi là cầu nối
giữa châu Âu, châu Á và châu Phi. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan
trọng của khu vực này trong việc kết nối giao thương giữa Đông và Tây, từ
con đường tơ lụa thời kỳ Trung đại đến những đường ống dẫn dầu liên lục địa
thời hiện đại. Ngoài vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế, khu vực này
còn nắm giữ khoảng 2/3 trữ lượng dầu khí của thế giới [3, tr.27]. Trong bối
cảnh có nhiều biến động như hiện nay thì những lợi thế về địa lý và tài
nguyên của Trung Đông đã giúp khu vực này khai thác được những lợi thế
của mình trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị… và có những tiếng
nói gây ảnh hưởng đến cục diện thế giới.
Hiện có một số cách phân loại khác nhau về khu vực Trung Đông, tùy
theo đặc điểm và mục đích của người phân loại, chủ yếu là các cách phân loại
như sau:
- Dựa trên đặc điểm địa lý, Trung Đông là “khu vực nằm giữa bán đảo
Ả rập và Ấn Độ” [32, tr.9]. Còn theo người Anh, Trung Đông là khu vực trải
rộng từ Li-bi đến Áp-ga-ni-xtan [3, tr.10]. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường
được chỉ trích là nghiêng theo chủ nghĩa trọng Âu, coi châu Âu là trung tâm
của thế giới, là hệ quy chiếu cho các khu vực khác trên thế giới.
9
- Dựa trên tính chất văn hóa, Trung Đông là khu vực bao gồm phía đông
của thế giới Ả rập, từ phía đông của Li-bi đến phía đông của Áp-ga-ni-xtan.
- Theo cách nhìn của người châu Á, Trung Đông được gọi là Tây Á,
phân biệt với các khu vực khác của châu Á là Trung Á, Nam Á…
- Dựa trên cơ sở địa – chính trị - kinh tế, Ngân hàng thế giới định nghĩa
khu vực Trung Đông gồm 15 nước là Ba-ranh, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Gioócđa-ni, Cô-Oét, Li-băng, Bờ Tây và Dải Ga-za, Ô-man, Ca-ta, Ả-rập Xêút, Man-ta, Xi-ri, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Y-ê-men.
- Theo Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 2015 đã được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày
25/12/2001 khu vực Trung Đông gồm 16 nước Tây Á trong đó có 12 nước Ả
rập là Ba-ranh, I-rắc, Gioóc-đa-ni , Cô-Oét, Li-băng, Pa-le-xtin, Ô-man, Cata, Ả Rập Xê-út, Xi-ri, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Y-ê-men và
bốn nước không phải Ả rập là I-ran, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ và Síp.
Như vậy, dựa theo quan niệm của Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam –
Trung Đông giai đoạn 2008 -2015, các nước Ả rập khu vực Trung Đông mà
luận văn hướng tới gồm 12 nước là Ba-ranh, I-rắc, Gioóc-đa-ni , Cô-Oét, Libăng, Pa-le-xtin, Ô-man, Ca-ta, Ả Rập Xê-út, Xi-ri, Các Tiểu vương quốc Ả
rập thống nhất và Y-ê-men. Với phạm vi nghiên cứu rộng về Islam và
Shari'ah, 6 nước Bắc Phi là An-giê-ri, Di-bu-ti, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Tuyni-di có gắn bó mật thiết về tôn giáo, văn hóa với 12 quốc gia Ả rập khu vực
Trung Đông được bổ sung trong nghiên cứu này.
Về điề u kiê ̣n tự nhiên, đây là khu vực có nhiề u sa ma ̣c rô ̣ng lớn như Li -bi,
Sahara, Rub Alkhali, điạ hiǹ h có sự đố i nghich
̣ giữa núi cao và các vùng lòng
chảo, lươ ̣ng mưa tương đố i it́ . Khí hậu khu vực là sự đối nghịch khắc nghiệt ,
có sự thay đổ i nhiê ̣t đô ̣ lớn giữa ngày và đêm (tại các vùng ven biển, đô ̣ chênh
là 14oC - 37oC, tại sa mạc là 6oC - 46oC) .
Trung Đông là mô ̣t đầ u mố i giao thông quố c tế quan tro ̣ng vì vi ̣trí nổ i
bâ ̣t của các vùng biể n trong khu vực n ày. Điạ Trung Hải là cửa ngõ vào châu
10
Âu, biể n Caxpi là cầ u nố i Đông Âu với Trung Á , biể n Ả râ ̣p thông với Ấn Đô ̣
Dương và toàn bô ̣ châu Á , Hồ ng Hải, vịnh Ba Tư tạo thành mối liên hệ nội bộ
khu vực.
Khu vực này có vai trò quan trọng đối với phần còn lại của thế giới xét
trên nhiều khía cạnh. Đầu tiên phải kể đến vai trò của khu vực trong an ninh
năng lượng. Trữ lượng dầu và khí thiên nhiên khổng lồ tại Trung Đông khiến
khu vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống an ninh toàn cầu. Việc
sản xuất bền vững và lưu thông tự do các nguồn năng lượng từ khu vực này là
yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế. Bất kỳ sự bất
ổn trong khu vực cũng sẽ gây ra sự suy giảm đáng kể các nguồn năng lượng,
kèm theo các hậu quả toàn cầu nghiêm trọng có liên quan tới cuộc sống hàng
ngày của mọi người trên thế giới. Việc kiểm soát các mỏ dự trữ dầu đã dẫn đến
nhiều tranh cãi pháp lý giữa các quốc gia về các giới hạn chính xác của lãnh
thổ và ít nhất cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến các xung đột lớn
trong khu vực: Chiến tranh I-ran-I-rắc những năm 1980, Cuộc chiến Vịnh Ba
Tư đầu những năm 1990 và Chiến tranh I-rắc đầu thế kỷ XXI. Một lượng lớn
dầu mỏ được tinh chế tại các nước trong khu vực, nhất là khu vực Vùng Vịnh,
nhưng hầu hết được xuất khẩu sang châu Âu, Đông Á và các khu vực khác trên
thế giới. Các ngành công nghiệp hoá dầu, các ngành công nghiệp dựa trên dầu
khí, cũng như các ngành công nghiệp tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng
trong khu vực. Thứ hai, khu vực Trung Đông có vai trò quan trọng trong việc
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bán đảo Ả rập được bao bọc bởi ba
trong số những tuyền đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới - eo biển
Hormuz, Bab el Mandeb, và Kênh đào Suez. Có tới 90% dầu mỏ xuất khẩu từ
Vịnh Ba Tư vào năm 2000 đều đi qua eo biển Hormuz. Tới năm 2020, lưu
lượng hàng hóa qua eo biển này dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi [29, tr. 18-19].
Thứ ba, khu vực Trung Đông, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Vùng
Vịnh, có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, một vấn đề hầu
11
hết các nước trong khu vực đều đang phải đối mặt. Sự bất ổn định trong khu
vực như là kết quả của các sự kiện vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI (sự
can thiệp của lực lượng vũ trang Liên Xô vào Áp-ga-ni-xtan, Cách mạng Hồi
giáo ở I-ran, Chiến tranh I-ran – I-rắc (1980-1988), cuộc khủng hoảng 1990 –
1991 ở I-rắc, và cuộc xâm lược Mỹ-Anh vào I-rắc năm 2003) đã tạo ra các điều
kiện cho sự xuất hiện của các nhóm vũ trang chống chính quyền, kêu gọi thành
lập nhà nước dựa trên tôn giáo. Vào tháng 8/2014, Các Tiểu Vương quốc Ả rập
thống nhất, cùng với Cô-oét, đã thông qua đạo luật chống khủng bố bằng cách
cấm các nhóm khủng bố hoạt động tại những nước này. Vào giữa tháng
11/2014, Abu Dhabi đã đưa ra danh sách các tổ chức khủng bố bao gồm 83
nhóm, trong đó có Anh em Hồi giáo, Al-Qaeda trên Bán đảo Ả rập (cũng như ở
Y-ê-men và I-rắc), ISIS, Jabhat al-Nusra và phong trào Hussite của Y-ê-men.
Một danh sách đen gồm 68 tổ chức khủng bố (cả phái Shia và Sunni) đã được
soạn thảo tại Ba-ranh vào đầu tháng 4/2016. Các nước Vùng Vịnh đều có kế
hoạch xây dựng bộ luật chống khủng bố.
1.2. Tổng quan lịch sử Islam giáo và sự hình thành luật Shari’ah tại
Trung Đông
Shari'ah (tiếng Ả rập: (انشزٌعخlà một trong những hệ thống pháp luật lớn
của thế giới ngày nay, là tập hợp các chế định, quy tắc xử sự được rút ra từ
những thần khải của Thượng đế và hiện đang điều chỉnh mối quan hệ của
khoảng 1,8 tỉ tín đồ Islam giáo [38]. Rene David trong tác phẩm "Những hệ
thống pháp luật chính trong thế giới đương đại"1 đã xếp luật Shari'ah vào
dòng họ pháp luật tôn giáo và truyền thống [25, tr. 335]. Không giống như các
hệ thống luật khác, luật Shari'ah không gắn liền với nhà nước mà là hệ thống
các quy định mang tính tôn giáo đối với những tín đồ theo đạo. Các quy định
này hoàn toàn độc lập với nhà nước, không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực
1 - Nguyên văn từ cuốn: Major legal systems in the world today – An introdution to the comparative study of
law, Rene David và Jonh E.C.Brierley, Second edition, The Free Press, New York, London, Toronto,
Sydney, Tokyo, Singapore, 1978.
12
nào. Ở các quốc gia theo Islam giáo, bên cạnh luật Shari'ah còn có pháp luật
thực định của quốc gia đó và bản thân pháp luật thực định này cũng chịu rất
nhiều ảnh hưởng của luật Shari'ah.
Khái niệm về Shari'ah được sử dụng trong các bài giảng tôn giáo, pháp
lý và chính trị truyền đạt những ý nghĩa khác nhau. "Trong nghiên cứu so
sánh, Shari'ah được phân biệt thành Shari'ah trừu tượng, Shari'ah cổ điển,
Shari'ah lịch sử và Shari'ah đương đại" [36, tr. 9-10]
Shari'ah trừu tượng: đây là kế hoạch của Thượng đế cho nhân loại, bao
gồm các quy định của Người đối với các hành vi của con người. Những quy
tắc này hướng dẫn cộng đồng tôn giáo của Người. Theo nghĩa này, Shari'ah là
một khái niệm khá trừu tượng, có nhiều không gian cho các cách giải thích cụ
thể khác nhau của con người.
Shari'ah cổ điển: đây là phần chính của các quy tắc, nguyên tắc của
Islam giáo do các học giả tôn giáo biên soạn để tìm kiếm ý muốn của Thượng
đế trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Mohammed qua đời, trước khi việc giải
thích tự do đối với Shari'ah (ijtihad) bị ngừng lại. Trong ý nghĩa này, Shari'ah
có thể được tìm thấy trong các tác phẩm cổ điển của các học giả tôn giáo theo
các trường phái luật pháp chính, và do đó cụ thể hơn so với định nghĩa đầu
tiên. Theo giáo lý thực hành Shari'ah (fiqh), sự đồng thuận hiện hành (ijma)
của các học giả là một nguồn phụ của Shari'ah.
Shari'ah lịch sử: bao gồm toàn bộ các nguyên tắc, quy tắc và các diễn
giải được phát triển và truyền lại trong suốt quá trình lịch sử kéo dài hơn một
nghìn năm của toàn bộ thế giới Islam, kể từ khi việc tự do diễn giải (ijtihad) bị
ngừng lại cho tới hiện tại.
Shari'ah đương đại: bao gồm đầy đủ các nguyên tắc, quy tắc và diễn
giải được phát triển và áp dụng hiện nay, trong toàn thế giới Islam, ở cấp quốc
tế, quốc gia, địa phương bởi tôn giáo, chính trị, pháp lý và các yếu tố khác.
13
Vấn đề di cư, hiện đại hóa và công nghệ thông tin và truyền thông mới đã làm
giảm sự thống trị của các trường phái luật Shari'ah cổ điển.
Về mặt lịch sử, Shari'ah bị ảnh hưởng bởi thời gian, địa điểm và con
người. Các công thức tạo nên Shari'ah là khác nhau tùy thuộc vào sự giải
thích ý muốn của Thượng đế của những người, những nhóm, các thể chế và
các quốc gia khác nhau. Sự giải thích này bao gồm rất nhiều yếu tố, từ niềm
tin cá nhân đến hệ tư tưởng nhà nước, từ các hình thức xã hội hàng ngày đến
luật pháp chính thức, từ giải thích tự do đến thuần khiết. Shari'ah cổ điển,
được giảng dạy và giải thích bởi các học giả tôn giáo, thường được coi là một
điểm tham chiếu trong những quan điểm này, nhưng những học giả cấp tiến
đã nhận thấy và nắm bắt một số cơ hội trong các nguồn tôn giáo cổ điển để
tiến hành những cải cách lớn và nhỏ về luật Shari'ah và luật pháp dựa trên
Shari'ah.
Luật Shari'ah là một phần không tách rời của giới luật Islam, có mối liên
hệ chặt chẽ với Islam giáo nên sự hình thành và phát triển của luật Shari'ah gần
tương đồng với sự hình thành và phát triển của Islam giáo. Vì vậy, muốn hiểu
được khái niệm luật Shari'ah, trước tiên phải hiểu được khái niệm Islam. Islam
giáo, hay còn gọi là Hồi giáo2, ra đời vào đầu thế kỷ VII tại bán đảo Ả rập do
Thiên sứ Mohammed (570-632) sáng lập. Trong tiếng Ả rập, "Islam" ( اإلصالوal'islām) thường được dịch là thuần phục, nghĩa là tín đồ phải thuần phục
Thượng Đế. Như vậy, có thể hiểu rằng tín đồ Islam giáo giao phó toàn bộ tính
mạng mình cho Thượng Đế và không ai khác ngoài Thượng Đế. Đây là điểm
hoàn toàn khác biệt so với những người theo các tín ngưỡng đa thần ở bán đảo
Ả rập vào thế kỷ VII. Ngày nay, từ "Islam" được dùng với nhiều nghĩa khác
nhau. Đối với tín đồ Islam giáo (Muslim), theo nghĩa hẹp, "Islam" biểu thị tôn
2- Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam xuất hiện ở bán đảo
Ả rập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Từ trước tới nay, tên gọi Hồi giáo hay đạo Hồi vẫn được sử dụng rộng rãi
tại Việt Nam, tuy nhiên nó không phải ánh đúng về Islam giáo. Do nhu cầu hội nhập quốc tế và cần phải có
cái nhìn đúng đắn về tôn giáo này, Islam giáo hay đạo Islam nên được sử dụng trong các văn bản nghiên cứu
học thuật thay vì Hồi giáo hay đạo Hồi.
14
giáo chân chính độc nhất đã có từ xa xưa, do Thiên sứ giáo huấn qua kinh
Qu‟ran và qua các lời dạy cùng những hành động của Người được ghi chép và
lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thông qua quá trình ấy, Islam trở thành
một hệ thống về giáo lý, giáo luật, tập tục được thế hệ sau xây dựng và lưu giữ
dựa trên cơ sở những lời dạy được cho là của Thiên sứ [16, tr. 250].
Mohammed sinh năm 570 ở thành phố Mecca trong một gia đình Ả rập
thuộc bộ lạc Quraysh ở một thành phố ốc đảo nhỏ tên là Mecca nằm trên bờ
Tây bán đảo Ả rập. Mohammed mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được ông nội, sau
đó là chú nuôi nấng. Từ bé Mohammed đã phải học buôn bán và điều khiển
lạc đà. Đến năm hai mươi lăm tuổi, ông vào làm việc cho Khadija, một goá
phụ giàu có lớn hơn 15 tuổi. Khadija đã sinh cho ông cô con gái Fatima trước
khi ông chính thức lấy bà làm vợ. Kể từ đó, Mohammed có điều kiện để suy
nghĩ nhiều hơn về các vấn đề của dân tộc.
Năm 611, khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái hang trên
núi, Mohammed thấy Thiên thần Gabriel hiện lên trước mặt, ra lệnh cho ông
phải nói lại những lời của Thượng đế, đọc to cho ông nghe những lời lẽ là
những lời đầu tiên hình thành nên kinh Qur'an3, sau này trở thành nền tảng
giáo lý của Islam giáo.
Trong vài năm sau lần khải thị đầu tiên, Mohammed vẫn chưa công
khai nói về tôn giáo mới của ông mà chỉ truyền lại cho những người thân và
bạn bè của mình. Sau đó, khi ông bắt đầu thuyết giảng trong công chúng thì
một số người đã tin theo. Ông rao giảng những tư tưởng về sự bình đẳng và
lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng đa thần và thờ ngẫu tượng. Ông cũng
chống lại cách kiếm tiền bằng cách cho vay lấy lãi đối với những người nghèo
khó, hoạn nạn.
Từ năm 611 đến năm 621, Mohammed đã kêu gọi người dân thành
Mecca hãy nghe theo lời dạy của Thượng đế, chấp nhận một Thượng đế độc
3 - Qur'an theo tiếng Ả rập có nghĩa là "sự xướng đọc"
15
tôn, tuy nhiên những cố gắng của ông không gặt hái được nhiều thành công.
Những người họ hàng giàu có của Mohammed và bạn bè của họ rất tức giận,
từ chối làm ăn với những người tin theo ông. Thậm chí những người thuộc bộ
tộc Quraysh còn tìm cách sát hại ông. Trong tình hình nguy nan đó, một cơ
hội may mắn đã đến với ông. Hai bộ tộc Ả rập chính ở thành phố Yathrib (sau
đổi tên thành thành phố Medina), một ốc đảo nằm cách Mecca 350 km về
phía Bắc, đã thù địch và chống lại nhau từ nhiều năm nay. Một số người của
hai bộ tộc này đã nghe Mohammed giảng đạo ở Mecca và họ thấy ông là
người có thể hoà giải những bất đồng của họ. Những dàn xếp bí mật được
thực hiện để cho những người tin theo Mohammed rời Mecca thành từng
nhóm nhỏ và cuối cùng chính Mohammed cũng đến Yathrib vào năm 622.
Cuộc di cư này được xem là thời điểm quyết định trong sự nghiệp truyền giáo
của Mohammed và năm 622 được coi là năm mở đầu của kỉ nguyên Islam
giáo, là năm đầu tiên trong lịch Hijra4. Kể từ thời gian này, Mohammed được
tự do truyền đạo.
Sau khi đến Medina, vị trí của Mohammed đã thay đổi hoàn toàn. Nếu
như trước đây tại Mecca, ông chỉ là một người dân thường cố gắng chống lại
sự thờ ơ và thù địch của nhiều người dân và chức sắc thì tại Medina, ông trở
thành một nhà lãnh đạo có chức quyền trong các lĩnh vực chính trị, quân sự và
tôn giáo. Không lâu sau đó, chính quyền bao gồm nhiều người tin theo Islam
giáo đã phát động chiến tranh chống lại các nhà lãnh đạo Mecca theo đa thần giáo.
Sau khoảng tám năm chiến đấu, năm 630, Mohammed cùng cộng đồng Islam
quay về chinh phục Mecca và đưa Islam giáo thay thế tục thờ phụng đa thần.
Sau khi chinh phục được Mecca, cộng đồng Islam tiếp tục mở rộng ra
khắp bán đảo Ả rập và những nơi khác bằng chiến tranh. Ở vào thời điểm
4 - Lịch Hijra là loại âm lịch được sử dụng để xác định ngày tháng các sự kiện tại nhiều quốc gia với dân cư
chủ yếu là theo Islam giáo, cũng như được các tín đồ Islam giáo tại các quốc gia khác sử dụng để xác định
chính xác các ngày lễ linh thiêng của Islam giáo. Loại lịch này có 12 tháng âm lịch trong mỗi năm với
khoảng 354 ngày.
16
chiến thắng của đoàn quân Islam vẫn đang diễn ra vang dội thì Mohammed
đột ngột qua đời. Tuy vậy, cộng đồng Islam vẫn tiến hành các cuộc viễn chinh
để truyền bá sang các khu vực khác như Ba Tư, Ấn Độ, Bắc Phi, Tây Ban
Nha và các quốc gia châu Âu khác. Từ thế kỷ VIII đến XI, Islam giáo tiếp tục
được mở rộng vào lục địa châu Phi, sang Trung Quốc và cả khu vực Trung Á.
Đến thế kỷ XI, Islam giáo đã dựng nên một đế chế rộng lớn trải dài từ Địa
Trung Hải đến Vịnh Ba Tư [22, tr. 20].
Người Muslim cho rằng mình cần phải hoàn thành năm nghĩa vụ cơ
bản nhất, cũng được coi là năm "rường cột" của Islam giáo (tiếng Ả rập: ٌأركب
) اإلصالو انخًضخ, như những nguyên lý trụ cột của tôn giáo này.
Cột thứ nhất là Shahadah (( )انشهبدحlời tuyên chứng) nghĩa là xác nhận
một cách trung thực rằng "không có thượng đế nào ngoài Allah, và
Mohammed là sứ giả của Allah" ((ال انه إال أهلل ويحًذ رصىل هللا.
Cột thứ hai là Salah (( )انصالحcầu nguyện). Nghi thức cầu nguyện diễn
ra ở năm thời điểm mỗi ngày – bắt đầu trước khi mặt trời mọc và kết thúc vào
buổi tối. Các Muslim có thể thực hiện việc cầu nguyện ở bất kỳ nơi nào,
nhưng họ thường đến tham dự buổi lễ cầu nguyện vào trưa thứ Sáu tại một
thánh đường cùng với những tín đồ khác. Nếu phụ nữ tham gia vào buổi cầu
nguyện tại thánh đường thì họ được tách riêng khỏi khu vực cầu nguyện của
nam giới. Ở bất cứ nơi nào, lễ cầu nguyện cũng diễn ra theo hàng loạt các
nghi thức bao gồm: cảm ơn Allah và thuật lại những đoạn kinh Qur'an, cúi
người và phủ phục cho đến khi trán chạm đến nền đất trong khi mặt hướng về
phía Mecca. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong tình trạng sạch sẽ, tức
là sau khi đã rửa chân, tay, mặt và miệng. Ngoài năm lần cầu nguyện mỗi
ngày theo quy định, các tín đồ cũng có thể lựa chọn cầu nguyện thêm nhiều
lần nữa.
Cột thứ ba trong năm rường cột của Islam chính là Zakat (( )انزكبحbố thí
cho người nghèo). Luật Shari'ah chỉ rõ số tiền quy định phải nộp Zakat, theo
17
cấp độ giàu nghèo khác nhau, ngoài ra, tín đồ được khuyến khích đóng góp tự
nguyện thêm cho người nghèo.
Cột thứ tư Syam ( )انصٍبوlà nhịn chay trong tháng Ramadan từ lúc mặt
trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Đây là dịp buộc mọi người trong xã hội trải qua
một số gian khổ tạm thời để có thể thông cảm với những người kém may mắn
hơn họ. Trong suốt tháng Ramadan, các tín đồ sẽ không được ăn, uống, hút
thuốc, quan hệ nam nữ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; tránh có
những ý nghĩ không tốt đẹp, tránh thốt ra những lời nói lăng mạ, cay nghiệt.
Việc nhịn chay trong tháng Ramadan không áp dụng cho người già yếu, trẻ
em, phụ nữ mang thai hay người ốm. Kinh Qur'an cũng có sự linh động khi
cho phép những người đi xa và những người ốm hoặc những người vì lý do
nào đó mà không thể thực hiện việc nhịn chay, có thể thực hiện nghĩa vụ này
ở một thời điểm khác. Kết thúc tháng Ramadan được đánh dấu bằng một dịp
lễ quan trọng trong năm gọi là Eid Al-Fitr.
Rường cột thứ năm của Islam là Hajj ( )انحجcuộc hành hương đến thánh
địa Mecca vào tháng Dhul Hijjah5, đây là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện ít
nhất một lần trong đời nếu có đủ khả năng tài chính và sức khỏe để tự thực
hiện nghĩa vụ này. Bất kỳ tín đồ nào cũng có thể tham gia cuộc hành hương
nhỏ hơn ở bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng hành hương là một loạt các
lễ hội diễn ra trong một dịp đặc biệt mỗi năm6. Năm 2017, số lượng người
hành hương tới Mecca lên tới hơn hai triệu người, hơn hai phần ba trong số
này đến từ các quốc gia khác ngoài Ả rập Xê-út7. Điều này không chỉ mang
lại một biểu tượng của sự hợp nhất quốc tế trong cộng đồng Islam không phân
biệt quốc tịch hay chủng tộc, mà còn thể hiện trạng thái trong sạch của mỗi cá
nhân khi bắt đầu cuộc hành hương, mọi người đều cạo râu hay cắt tóc và mặc
5- Tháng thứ mười hai theo lịch Hồi giáo
6- Xem thêm:Nguyễn Thanh Huyền, Vài nét về Hajj của Hồi giáo, Tạp chí nghiên cứu Trung Đông và Châu
Phi số 01 (149) tháng 01/2018, tr. 53-60.
7- ngày truy cập 30.3.2018.
18
quần áo đơn giản, đàn ông mặc hai lớp áo trắng – biểu tượng sự bình đẳng đối
với tất cả mọi người.
Cả năm trụ cột trên là những nghĩa vụ mang tính chất áp đặt, bắt buộc
thực hiện đối với mọi tín đồ. Bên cạnh đó, còn có một loạt các mệnh lệnh cấm
đoán khác, nếu thực hiện chúng thì có nghĩa là phạm tội. Rất nhiều trong số
những mệnh lệnh ấy, ví dụ như lệnh cấm giết người cướp của, cũng chỉ là
những quy tắc cơ bản của cuộc sống trong xã hội. Tuy nhiên, những mệnh
lệnh khác thì mang tính chất tôn giáo hơn, đáng kể là cấm ăn thịt lợn, cấm
uống rượu, cấm tà dâm và cấm cho vay nặng lãi. Tác dụng của các điều cấm
này rất sâu xa và hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế
và xã hội tại các quốc gia Islam giáo.
Sau khi Thiên sứ Mohammed qua đời mà chưa kịp căn dặn về người kế
tục, Islam giáo đã chứng kiến những tranh cãi lớn và sự chia rẽ nội bộ liên
quan đến việc ai sẽ là người lãnh đạo cộng đồng Islam. Điều này đã khiến
Islam tách thành hai dòng lớn: Islam dòng Sunni và Islam dòng Shia. Người
Islam dòng Shia tập trung chủ yếu tại bốn nước là I-ran (gần 93% tín đồ Islam
tại nước này là dòng Shia), A-zéc-bai-gian (gần 70%), Ba-ranh (gần 70%) và
I-rắc (gần 67%)8. Người Islam dòng Sunni tự coi mình là dòng chính thống và
truyền thống của Islam giáo, sùng kính tất cả các đấng tiên tri được nêu trong
kinh Qur'an, đặc biệt là Mohammed. Trong khi đó, người Islam dòng Shia tự
coi mình là những người thừa hưởng các quyền lợi của Ali, con rể Nhà tiên tri
Mohammed, nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Islam. Người Islam dòng
Shia coi Ali là lãnh đạo tôn giáo quan trọng thứ hai sau Mohammed và họ
cũng cho rằng Mohammed đã nhiều lần chỉ ra rằng Ali sẽ là người kế thừa vị
trí lãnh đạo cộng đồng Islam sau khi Người mất. Ali với tư cách người kế
thừa của Mohammed không chỉ nắm quyền lãnh đạo mà còn có quyền diễn
8 - Pew Research Center, The future of the global Muslim population – projections for 2010-2013, January
2011.
19
giải luật Shari'ah. Ali được coi là vị Imam9 đầu tiên, là người hoàn hảo và tín
đồ dòng Shia chỉ chấp nhận các hadith10 về Mohammed và các Imam. Sự
khác biệt trong chấp nhận các hadith được coi là một trong những khác biệt
và mâu thuẫn lớn giữa Islam dòng Sunni và Shia. Qua nhiều thế kỷ phát triển,
sự khác biệt giữa hai dòng ngày càng gia tăng với những tranh cãi liên quan
tới quan điểm chính trị, những khác biệt về lý luận logic và một số khác biệt
khác về cách thức thực hiện nghi lễ tôn giáo. Cho đến nay, sự tách biệt giữa
hai dòng Sunni và Shia vẫn là biến động quan trọng nhất trong lịch sử hình
thành Islam giáo từ thời hậu Mohammed [4, tr.50].
Trong các xã hội Islam giáo không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn
giáo với chính trị và luật pháp. Điều này có nguồn gốc ngay từ lịch sử hình
thành của tôn giáo này. Kinh Qur'an chứa đựng rất nhiều các luật lệ và quy
định áp dụng cho xã hội Islam giáo lúc bấy giờ, một phần là do Mohammed
được khải thị khi ông đang củng cố và phát triển cộng đồng tín đồ tại Medina,
ở đó ông không chỉ là lãnh tụ tôn giáo mà còn là thủ lĩnh chính trị và nhà lập
pháp. Vai trò lãnh tụ tôn giáo của Mohammed gắn liền với vai trò là thủ lĩnh
chính trị. Ông không chỉ tổ chức cộng đồng tôn giáo mà còn tổ chức xã hội
với chính quyền của nó. Vì thế các giáo lý của ông cũng phục vụ cho mục tiêu
chính trị như là phần không thể tách rời của tôn giáo này.
Ở Medina, mỗi khi có vấn đề gì nảy sinh, về tôn giáo hay về chính trị,
xã hội mà các tín đồ thấy cần phải hỏi ý kiến của vị tiên tri thì họ chờ đợi ông
sẽ nhận được thần khải từ Thượng đế để chỉ đường cho họ. Những chỉ dẫn đó
sau này được đưa vào kinh Qur'an, vì đó là giáo huấn của Thượng đế. Cũng
chính vì thế mà kinh Qur'an trở thành nguồn gốc đầu tiên và quan trọng nhất
của luật Shari'ah. Trong trường hợp tiên tri không nhận được thần khải từ
9 - Imam ở đây nghĩa là lãnh tụ tôn giáo.
10 - Hadith là những ghi chép lại những lời giáo huấn, thực hành và phương thức sống của Thiên sứ
Mohammed. Nó cũng bao gồm những việc làm của các bạn hữu của Người dưới sự chứng kiến của Người,
và những việc làm đó được Người chấp thuận hoặc không nghiêm cấm.
20
Thượng đế để giải đáp cho những vấn đề đó thì các tín đồ được phép tự do
phát biểu các ý kiến cá nhân, cùng nhau thảo luận dựa trên những nguyên tắc
được nêu trong các khải thị trước đó để đưa ra quyết định. Đó chính là nguồn
gốc của Ijma hay là sự nhất trí trong cộng đồng. Những phán quyết này sau đó
sẽ trở thành một phần nguồn của luật Shari'ah.
1.3. Các nguồn của luật Shari'ah
Không giống như các hệ thống luật pháp khác trên thế giới, luật
Shari'ah có nguồn gốc thần thánh, thể hiện mệnh lệnh của đấng tối cao, chứ
không phải quyền lực của nhà nước. Bản chất thần thánh này thể hiện ở chỗ
pháp luật là ý chí của Thượng đế, không có gì có thể thay đổi được, và các tín
đồ phải tuân thủ chúng. Theo nguyên tắc, luật Shari'ah bao trùm toàn bộ khía
cạnh đời sống Islam giáo, cả công và tư, cả cộng đồng và cá nhân [16, tr.
255]. Shari'ah điều chỉnh và quy định hành vi của các tín đồ, hoạt động của
các cơ quan tổ chức, đưa ra các quy phạm để áp dụng trong đời sống của một
con người như: ăn kiêng, cách phục sức, cách ứng xử trong gia đình, cách
nuôi dạy con cái... Ở phạm vi rộng hơn, luật Shari'ah được áp dụng để giải
quyết những tranh chấp trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với
nhau, đồng thời giải quyết những tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề
chiến tranh [8].
Trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên Islam giáo, giáo luật chủ yếu dựa
vào kinh Qur'an, nhưng trong quá trình phát triển, các quy định và luật lệ mới
được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh lịch sử. Từ đó, luật
Shari'ah ra đời, được soản thảo từ thế kỷ VII đến thế kỷ X và là một sáng tác
tập thể [22, tr. 43].
Về mặt ngôn ngữ, Shari'ah ) (انشزٌعخcó hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là
"nguồn nước chảy có thể uống được", nghĩa thứ hai là "con đường ngay thẳng
và kiên định", như Allah đã nói “Và TA đặt Ngươi (Mohammed) trên con đường
21