Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận: Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.09 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH </b>

<b>��� </b>

<b>NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG Mã số sinh viên: 19071527 </b>

<b>NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY </b>

<b>NỀN KINH TẾ SỐ </b>

<b>Tiểu luận kết thúc mơn học: Luật Hành chính Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Minh Hà </b>

<b>Hà N i - 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu </b>

Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bằng các cơng cụ quản lý của mình, nhà nước đã đóng vai trị định hướng, tạo lập mơi trường cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Ở Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong quá trình đổi mới đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới và sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), … khơng chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Xuất phát từ những yếu tố trên, nhà nước đang đứng trước những yêu cầu mới về quản lí nhà nước khi thúc đầy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội). Trong q trình đó cịn tồn tại những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, vì vậy em chọn

<i><b>đề tài “Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét </b></i>

<i><b>từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)” làm đề tài cho bài tiểu luận. </b></i>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Nghiên cứu về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp đảm bảo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước, thúc đẩy phát triển và hội nhập quốc tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

<b>3. Các phương pháp nghiên cứu </b>

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước theo quan điểm biện chứng, lịch sử - cụ thể, hệ thống, toàn diện, …

Ngồi ra, tiểu luận cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, lơgic và lịch sử, so sánh, ... để thực hiện các nội dung trong nhiệm vụ nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Để phát triển thương mại điện tử, ngày 15 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 645/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đây là kế hoạch có vai trị đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Kế hoạch này đã đưa ra các quan điểm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025<small>1</small>

.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử của từng địa phương mình với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể hơn trong việc phát triển thương mại điện tử ở địa phương. Thực hiện quyết định số 1563/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 08 tháng 8 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, căn cứ vào tình hình ứng dụng thương mại điện tử thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương mình, phê duyệt và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện<small>2</small>

.

<b>1.2. Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thương mại điện tử </b>

Hội nhập quốc tế tại Việt Nam thúc đẩy q trình hồn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có việc xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.

- Luật giao dịch điện tử: Luật Giao dịch điện tử được thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Phạm vi điều chỉnh của luật khá rộng: Giao dịch điện tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại<small>3</small>.

Luật này bao gồm nhiều các quy định về:

+ Thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử + Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

+ An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử + Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử

Luật Giao dịch điện tử ghi nhận nguyên tắc giao dịch điện tử: Tự nguyện, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về cơng nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn.

- Luật thương mại: Luật Thương mại (sửa đổi) được thông qua ngày 14.06.2005 và có hiệu lực từ ngày 01.01.2006 là cơ sở quan trọng đối với các hoạt động thương mại, bao gồm Thương mại điện tử<small>4</small>.

Luật này quy định: Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Ngoài ra, việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet cũng được coi là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ.

- Bộ luật dân sự: Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Đối với các trường hợp giao kết hợp đồng, sửa đổi hợp đồng, thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận, nếu khơng thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Những khái niệm quan trọng này được tính đến khi giao kết và thực hiện hợp đồng qua mạng internet.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

- Luật Hải quan: Luật Hải quan (sửa đổi) được thông qua ngày 14. 06.2005 và có hiệu lực từ ngày 01.01.2006 bổ sung một số quy định như trình tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua phương thức thương mại điện tử<small>5</small>.

- Luật sở hữu trí tuệ: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01.07.2006 đánh dấu mốc quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong luật này có một số điều khoản liên quan đến thương mại điện tử, như các quy định về; Hành vi xâm phạm quyền tác giả, xâm phạm quyền liên quan trong môi trường điện tử (cố ý huỷ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm hoặc dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà khơng được phép của chủ sở hữu quyền liên quan). Tuy không có quy định cụ thể nào liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn có thể được áp dụng đối với lĩnh vực thương mại điện tử.

- Ngoài các Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử và Bộ luật Dân sự, cịn có một số văn bản quan trọng khác cũng cần nhắc đến thương mại điện tử như:

+ Luật Công nghệ thông tin năm 2006

+ Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

<b>2. Quản lí nhà nước về phát triển kinh tế số 2.1 M t số vấn đề về kinh tế số </b>

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng, đặc biệt là sự tác động của đại dịch COVID - 19. Hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là việc trao đổi hàng hoá giữa người với người mà dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Đó chính là nền kinh tế số. Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thơng hàng hóa, giao thơng vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ...) mà cơng nghệ số được áp dụng<small>6</small>. Xét về bản chất, đây là

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 trên tồn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi cơng nghệ tồn cầu. Việt Nam cũng phải hòa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới. Trong một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) đã cho thấy hiện nay Việt Nam đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển số hóa<small>8</small>. Nền kinh tế số Việt Nam đang được đánh giá có sự phát triển nhanh chóng, mang lại những đóng góp quan trọng cho kinh tế của đất nước. Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019” do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 giá trị 12 tỷ USD, cao gấp 4 lần năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi tốc độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

9

tăng trưởng trung bình của cả khu vực là 33% tính từ năm 2015, kinh tế số Việt Nam tăng tỷ lệ 38% trong cùng giai đoạn và đóng góp 5% GDP quốc gia năm 2019<small>9</small>. Điều này đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong mơ hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, là bước ngoặt giúp kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Do đại dịch COVID – 19 kéo dài, các nước đang phát triển như Việt Nam hiện ở mức 2.0 - 3.0 thường mất rất nhiều thời gian để bắt kịp cách mạng 4.0 lại sớm có cơ hội tốt để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số phát triển nhanh hơn tạo lập cách sống mới, văn hoá mới trong xây dựng phát triển đô thị. Cách mạng 4.0 cho Việt Nam phương tiện, cơng cụ “đi tắt đón đầu” đúng hướng cùng thế giới tiến bộ. Vấn đề còn lại là con người, thể chế và niềm tin khát vọng đổi mới, sáng tạo của chúng ta.

<b>2.2 Vai trò quản lí nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay </b>

Đảng ta xác định: “Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và các địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện từ chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số”<small>10</small>. Với 3 trụ cột chính, đó là:

- Hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế.

- Tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao (như các cơ sở dữ liệu quốc gia về nơng nghiệp, tài chính, dân cư, quản lý đất đai...; các dịch vụ công trực tuyến ….)

- Chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an tồn thơng tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ.

Việc thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian qua, nhất là trong phòng, chống đại dịch COVID-19 đã tạo nên những thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ, ngành và chính quyền địa phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

đã đem lại chất lượng, hiệu quả rõ nét. Việt Nam đã có những hệ thống mang tính quốc gia như: hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp... Đối với hệ thống quản lý văn bản - cốt lõi của Chính phủ điện tử, tính đến tháng 12/2019, đã có 30/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hồn thành kết nối liên thơng phần mềm quản lý văn bản với Văn phịng Chính phủ, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan<small>11</small>.

<b>3. Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số ở Việt Nam </b>

<b>3.1 Những thuận lợi cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam </b>

Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong tốp đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh, và sử dụng mạng xã hội. Mặt khác, ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, sắp tới sẽ triển khai 5G, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam.

Để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và tồn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số. Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phịng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trị, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà khơng bảo đảm yêu cầu.

<i><small> “Phát triển chính phủ điện tử trong cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”, egov.chinhphu.vn </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Thứ hai, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Việt Nam đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông chất lượng cao, nhân lực cho các lĩnh vực cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI). Giáo dục Việt Nam chưa theo kịp xu thế phát triển vũ bão của kinh tế số, kinh tế sáng tạo của trong Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Ngồi ra, theo các tính tốn, trong 15 năm tới khoảng 50% công việc tại các nước phát triển sẽ được thay thế bởi các quy trình tự động hóa; tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vì giá trị gia tăng của lực lượng lao động thấp so với mức trung bình thế giới.

Thứ ba, hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là tài ngun. Từ dữ liệu, các mơ hình số hóa tạo ra những dịch vụ cá nhân hóa tối ưu và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội nhàn rỗi. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu ở Việt Nam còn phân tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thơng. Do đó, Việt Nam đối mặt với thách thức lớn đến từ việc xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu chung của quốc gia. Hiện một số bộ, ban, ngành đã tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình nhưng khả năng liên thơng chúng với nhau vẫn còn hạn chế. Việt Nam hiện chỉ có 9 trung tâm dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp, ít hơn rất nhiều so với các nước láng giềng, như: Thái Lan, Singapore, Indonesia...

Thứ tư, việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an tồn thơng tin ở nước ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Nền kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet chứa đựng nguy cơ lớn về bảo mật, an tồn thơng tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ thể tham gia kinh tế số... Đặc biệt, trong một thế giới ngày càng kết nối, khi kỹ thuật số trở nên phổ biến, việc ngăn chặn và giải quyết vấn đề tấn công qua mạng ngày càng trở nên cấp bách vì

</div>

×