Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng tiêu chuẩn xanh bca green mark vào dự án xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 120 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA <small>--- </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Khoa – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS. Phạm Hải Chiến

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Đỗ Tiến Sỹ Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Văn Tiếp

Luận văn thạc sĩ của học viên được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM vào ngày 17 tháng 01 năm 2024.

Thành phần của Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ bao gồm: 1. PGS. TS Lương Đức Long - Chủ tịch

2. PGS. TS Trần Đức Học - Thư ký 3. PGS. TS Đỗ Tiến Sỹ - Phản biện 1 4. TS. Nguyễn Văn Tiếp - Phản biện 2 5. TS. Đặng Ngọc Châu - Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG PGS.TS LÊ ANH TUẤN

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC </small>

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : Thân Trọng Kích MSHV : 2170872 Năm sinh : 23/08/1985 Nơi sinh : Tây Ninh Chuyên ngành : Quản Lý Xây Dựng

Mã ngành :8580302

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN XANH BCA GREEN MARK VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Tên đề tài Tiếng Anh: Studying on barriers and benefits of Green building criteria BCA-Green Mark applying to construction projects and propose solutions.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN:

- Nhận dạng và tiến hành xác định các yếu tố khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện tiêu chuẩn xanh BCA Green Mark vào dự án xây dựng. - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn và thuận lợi. - Xây dựng mơ hình để đánh giá các yếu tố khó khăn & thuận lợi, đề xuất

chiến lược ứng phó và giải pháp khắc phục tương ứng. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2023IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 24/12/2023V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

<small>1. </small> PGS.TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN

<small>2. </small> TS. PHẠM HẢI CHIẾN

Tp. HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2023 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

PGS.TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS. PHẠM HẢI CHIẾN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. LÊ HOÀI LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS LÊ ANH TUẤN

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CÁM ƠN

Luận văn thạc sĩ này được thực hiện và hồn thành với sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ và sự nỗ lực của bản thân. Ngồi ra, luận văn nhận được sự ủng hộ và ý kiến chân thành từ bạn bè và đồng nghiệp, cũng như những khích lệ và động viên giúp đõ từ gia đình.

Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với tất cả các giảng viên, cán bộ và nhân viên của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM quý thầy, cô nghành “Quản Lý Xây Dựng” đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian học chương trình cao học.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng biêt ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn và TS. Phạm Hải Chiến đã tận tâm hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tơi thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn đặc biệt đến Gia Đình và tất cả các thành viên khác của nhóm đã ln đồng hành, khuyến khích và hỗ trợ tơi ở mọi khía cạnh, mang lại cho tơi sự n tâm để hồn thành tốt luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2023 Người thực hiện luận văn

HV. Thân Trọng Kích

i

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

TÓM TẮT

Phát triển các cơng trình bền vững có tầm quan trọng ở mức toàn cầu và sự quan tâm vấn đề này đang chiếm ưu thế đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, sự hấp thụ của các cơng trình bền vững đối mặt với các thách thức phức tạp. Nghiên cứu này nhằm đến mục đích nhận biết sự những thách thức của việc chấp nhận Green Mark trong các dự án xây dựng. Thông qua cuộc khảo sát khá toàn diện với các chuyên gia xây dựng, đã thu thập 148 phản hồi, dữ liệu được phân tích sâu rộng về 24 rào cản và mười lợi ích bằng cách sử dụng phần mềm “Statistical Package for the Social Science” (SPSS). Sử dụng “Phân Tích Yếu Tố Khám Phá” (EFA) cho các yếu tố chính. Bước tiếp theo, dữ liệu được tiếp tục phân tích bằng phương pháp Quy trình “Phân Tích Thức Bậc” (AHP) để sắp xêp các thứ tự ưu tiên các yếu tố quan trọng. Những yếu tố này bao gồm "Kinh tế và Chi phí" đối với cả rào cản và lợi ích. Kết quả mang lại những góc nhìn thực tế và cung cấp cái nhìn quý báu để hỗ trợ và đánh giá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai tiêu chí Green Mark trong xây dựng và để hỗ trợ việc thúc đẩy các thực hành xây dựng các cơng trình bền vững và có lợi ích với mơi trường. Nhìn chung, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp khả thi để thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi của các cơng trình bền vững, phù hợp với sự ủng hộ của các doanh nghiệp Singapore thông qua tiêu chí xanh Green Mark trong tương lai.

Từ khóa: Green Mark; Rào cản; Lợi ích; Phân tích; Phân Tích Yếu Tố Khám Phá (EFA); Quy trình Phân Tích Thức Bậc (AHP)

ii

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

ABSTRACT

Within sustainable development, its global significance holds substantial sway, particularly in the context of a developing country. Nonetheless, the assimilation of sustainable buildings grapples with multifarious challenges. This research seeks to discern the viability and challenges of embracing the Green Mark in construction projects. Via a comprehensive survey of construction experts, we collected 148 valid responses, subjecting the data to an in-depth analysis of 24 barriers and ten benefits utilizing the Statistical Package for the Social Science software (SPSS). Employing Exploratory Factor Analysis (EFA) for Principal Component. Next step, the collected data were analyzed by the Analytic Hierarchy Process (AHP) method for the prioritization of critical factors. These areas encompass “Economic and Cost” for both barrier and benefit factors. The findings hold significant practical implications and offer valuable insights to support and assess the critical factors that influence of the implementing Green Mark criteria to construction projects and to facilitate pursuit of sustainable, environmentally responsible construction practices. In conclusion, the research proffers viable solutions to foster the widespread adoption of more sustainable buildings, in line with the advocacy of Singaporean companies through the BCA Green Mark in the future.

Keywords: Green Mark; Barriers; Benefits; Analysis; Exploratory Factor Analysis (EFA); Analytic Hierarchy Process (AHP)

iii

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng Luận văn này là sản phẩm của một nghiên cứu độc lập và cẩn thận, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn và Thầy TS. Phạm Hải Chiến. Tôi xác nhận rằng mọi thông tin, dữ liệu thu thập được, kết quả nghiên cứu và thông tin trong Luận văn này đều được thực hiện với tính chính trục và trung thực.

Tôi cam kết tuân thủ nguyên tắc của nghiên cứu khoa học, bao gồm công bằng, trung thực và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Tất cả các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn và tham chiếu một cách chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn về trích dẫn và tham chiếu.

Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của Luận văn này. Tôi xin cam đoan rằng khơng có hành vi sao chép, vi phạm tác quyền hoặc vi phạm bất kỳ quy tắc nghiên cứu nào trong q trình thực hiện.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2023 Người thực hiện luận văn

HV. Thân Trọng Kích

iv

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.1. Các nghiên cứu trong nước về áp dụng cơng trình xanh ... 7

2.2.2. Các nghiên cứu nước ngồi về áp dụng cơng trình xanh ... 11

2.2.3. Thống kê ưu nhược điểm của các nghiên cứu trước đây ... 19

2.3. Nội dung chính nghiên cứu ... 29

2.3.1. Nhận diện các rào cản, khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện tiêu chí xanh BCA Green Mark tại Việt Nam ... 29

2.3.2. Phân tích các khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện tiêu chí xanh BCA Green Mark tại Việt Nam ... 30

2.3.3. Đề xuất giải pháp vượt qua các rào cản, khó khăn trong việc áp dụng tiêu chí xanh BCA Green Mark tại Việt Nam ... 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 31

3.1. Giới thiệu chương ... 31

3.2. Các lý thuyết được sử dụng ... 34 v

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.2. Phân Tích Yếu Tố Khám Phá (EFA) ... 35

3.2.3. Phương pháp trị trung bình ... 36

3.2.4. Phương pháp Analytical Hierarchy Process (AHP) ... 36

3.3. Bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu giai đoạn 1 – khảo sát đại trà ... 40

3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ... 40

3.3.2. Khảo sát các yếu tố ... 48

3.4. Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 – khảo sát chuyên gia ... 49

3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi so sánh cặp ... 49

3.4.2. Lựa chọn chuyên gia ... 49

3.4.3. Cách thức thu thập dữ liệu ... 50

3.5. Thu thập dữ liệu giai đoạn 3 – Case study ... 50

3.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi case study ... 50

3.5.2. Thu thập dữ liệu ... 50

CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG MƠ HÌNH & PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ... 51

4.1. Giới thiệu chương ... 51

4.2. Kiểm tra kết quả dữ liệu thu thập ... 51

4.3. Thống kê mô tả ... 51

4.3.1. Mô tả nền tảng của người tham gia khảo sát ... 51

4.3.2. Mô tả đặc điểm của người tham gia khảo sát ... 52

4.4. Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ... 53

4.5. Phân Tích Yếu Tố Khám Phá (EFA) ... 53

4.6. Bảng xếp hạng các yếu tố theo trị trung bình ... 57

4.7. Xây dựng cấu trúc thứ bậc (AHP model) ... 60

4.8. Ứng dụng dự án thực tế ... 65

4.8.1. Giới thiệu dự án thực tế ... 65

4.8.2. Kết quả đánh giá ... 65

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ... 74

5.1. Giới thiệu chương ... 74

5.2. Đánh giá kết quả xếp hạng các yếu tố theo trị trung bình và EFA ... 74

5.3. Đánh giá kết quả phương pháp AHP ... 78

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 80

6.1. Kết luận ... 80 vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

6.2. Giới hạn của nghiên cứu ... 80

6.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 82

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát đại trà ... 89

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát cặp chuyên gia ... 97

vii

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các hệ thống đánh giá CTX trên Thế Giới ... 5

Bảng 2.2 Bốn (4) hệ thống tiêu chí CTX chính tại Việt Nam ... 6

Bảng 2.3 Bảng thống kê ưu nhược điểm của các nghiên cứu trước đây... 19

Bảng 3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo với tiêu chuẩn ... 34

Bảng 3.2 Thang đo so sánh cặp (Saaty 1980) ... 37

Bảng 3.3 Mức độ ưu tiên của các tiêu chí theo ý kiến chuyên gia ... 38

Bảng 3.4 Ma trận trọng số trung bình ... 38

Bảng 3.5 Chỉ số ngẫu nhiên tương ứng với số lượng yếu tố - Random Index (RI) ... 39

Bảng 3.6 Rào cản và lợi ích khi ứng dụng Green Mark tại Việt Nam ... 42

Bảng 3.7 Danh sách chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng CTX ... 50

Bảng 4.1 Nền tảng của những người tham gia khảo sát ... 51

Bảng 4.2 Mơ tả tính chất dự án của người được khảo sát ... 52

Bảng 4.3 Bảng tóm tắt các biến bị loại ... 53

Bảng 4.4 KMO and Bartlett's Test – Các yếu tố rào cản ... 54

Bảng 4.5 KMO and Bartlett's Test – Các yếu tố lợi ích ... 54

Bảng 4.6 Phân tích yếu tố khám phá các yếu tố rào cản ... 55

Bảng 4.7 Phân tích yếu tố khám phá các yếu tố lợi ích ... 56

Bảng 4.8 Bảng xếp hạng các yếu tố rào cản ... 57

Bảng 4.9 Bảng xếp hạng các yếu tố lợi ích ... 59

Bảng 4.10 Bảng thống kê và mã hóa 4 nhóm nhân tố & 20 yếu tố rào cản ... 60

Bảng 4.11 Tổng hợp đánh giá mức độ ưu tiên giữa các cặp yếu tố rào cản theo ý kiến chuyên gia ... 63

Bảng 4.12 Tổng hợp đánh giá mức độ ưu tiên giữa các cặp yếu tố lợi ích theo ý kiến chuyên gia ... 64

Bảng 4.13 Trọng số khi so sánh từng cặp các yếu tố rào cản ... 64

Bảng 4.14 Trọng số khi so sánh từng cặp các yếu tố lợi ích... 65

Bảng 4.15 Bảng kết quả đánh giá yếu tố rào cản trong dự án thực tế ... 66

Bảng 4.16 Bảng kết quả đánh giá yếu tố lợi ích trong dự án thực tế ... 70

viii

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu & phân tích dự án xây dựng sử dụng Green Mark .... 32

Hình 3.2 Cấu trúc thứ bậc AHP các nhân tố chính trong các dự án Green Mark ... 33

Hình 3.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ... 40

Hình 3.4 Thang đo Likert 5 mức độ ... 47

Hình 4.1 Tổng hợp đánh giá yếu tố rào cản theo ý kiến 2 chuyên gia ... 70

Hình 4.2 Tổng hợp đánh giá yếu tố lợi ích theo ý kiến 2 chuyên gia ... 72

ix

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

1 BCA <sup>Building and Construction Authority </sup>(Cơ quan quản lý Xây dựng)

3 BR Barrier (Rào cản) 4 BN Benefit (Lợi ích)

5 SC Social and cognitive (Nhận thức & Xã hội) 6 EC Economic and cost (Chi phí & Kinh tế)

7 TK Technical and knowledge (Kiến thức & Kỹ thuật) 8 LI Legislative and institutional (Cơ chế & Pháp luật) 9 EN Environment (Môi trường)

10 EFA <sup>Exploratory Factor Analysis </sup>(Phân Tích Yếu Tố Khám Phá) 11 AHP <sup>Analytic Hierarchy Process </sup>

(Quy trình phân tích thứ bậc)

12 SPSS Statistical Package for the Social Science

x

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu chung

Tọa lạc ở Đông Nam Châu Á và dọc theo biển Thái-Bình-Dương, Việt Nam là một quốc gia ở bán đảo Đông Dương. Việt Nam giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ở phía Tây và Biển Đơng ở phía Đơng. Diện tích của nó là 331.212 km2, bao gồm đất liền và hàng ngàn hòn đảo, bãi đá ngầm, cũng như hai quần đảo trên Biển Đông là Trường Sa và Hồng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hịa và Đà Nẵng). Đến ngày 31/12/2021, ước tính dân số của Việt Nam là 98.564.407. (Nguồn:

Địa hình của đất nước chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích của nó và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Quá trình Tân kiến tạo đã tạo ra sự đa dạng của cấu trúc địa hình, mang lại sự phân biệt rõ ràng về độ cao từ tây bắc sang đông nam. Đất trồng trọt chiếm ít hơn 20% tổng số đất được sử dụng. Việt Nam có nhiều địa hình khác nhau. Vùng núi ở phía bắc cùng với đồng bằng sông Hồng, dãy núi Trường Sơn ở khu vực Tây Nguyên, các đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sơng Cửu Long ở phía Nam.

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,4%, đặt nó vào số ít 4 nền kinh tế trên tồn cầu có mức tăng trưởng GDP cao nhất. Dựa trên cơ sở của sự phục hồi tích cực này, năm 2021, Việt Nam đã đề ra mục tiêu đạt tỷ suất tăng trưởng GDP khoảng 6%. Giai đoạn từ 2021 - 2025, kế hoạch là duy trì tốc độ tăng bình quân GDP ở mức khoảng 6,5 - 7%. (Nguồn: Bộ Tài Chính).

Kèm theo đà phát triển kinh tế, nhu cầu nhà ở của Việt Nam đến năm 2030 sẽ tăng thêm 70 triệu m2 mỗi năm, tương ứng với 17.500 tòa nhà cao 30 tầng. CTX là xu hướng mạnh mẽ toàn cầu. Chúng tơi biết rằng CTX là có thể được ứng dụng tại Việt Nam, giúp nâng cao nhận thức của người dân và thay đổi quan điểm của xã hội về việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường sống. Từ đó, các nhà đầu tư và các sở ban ngành xây dựng có thể cùng thamgia vào sự phát triển các CTX.

Tuy nhiên, tính đến hết quý 3 năm 2021, Việt Nam mới chỉ ghi nhận hơn 200 dự án cơng trình xanh (Nguồn: Bộ Xây dựng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Các tiêu chí xanh BCA Green Mark chỉ được sử dụng bởi một số ít dự án xây dựng ở Việt Nam. Nghiên cứu này, đặc biệt xem xét các lợi ích và thách thức của việc sử dụng BCA Green Mark vào các dự án xây dựng tại Việt Nam. Sau đó, nó đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng để thúc đẩy các dự án xây dungwjj xanh tại Việt Nam trong tương lai.

1.2. Đặt vấn đề

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào năm 2020 có 12 quốc gia và lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Singapore đứng đầu với 9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp, chiếm 31,5% tổng vốn đăng ký; Hàn Quốc đứng thứ hai với 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8%. Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông là những quốc gia tiếp theo. (Nguồn: KIS, Bloomberg, FIA). Các cơng ty Singapore chắc chắn sẽ có những mong muốn áp dụng các tiêu chí CTX của Quốc Gia họ - BCA Green Mark cho các tài sản đầu tư của họ ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, Hội đồng Cơng trình Xanh Việt Nam (VGBC) báo cáo rằng 36 trong số 61 cơng trình đã được Hội đồng CTX Hoa Kỳ cấp chứng nhận hàng đầu về “Thiết kế Năng lượng và Mơi trường” (LEED), 13 cơng trình khác đạt được hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại CTX (LOTUS) do VGBC phát triển; trong lúc đó có 12 cơng trình là được chứng nhận là BCA Green Mark bởi Singapore.

Do vậy mục tiêu của đề tài này là: “Nghiên Cứu Những Khó Khăn Và Thuận Lợi Trong Việc Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xanh BCA Green Mark Vào Dự Án Xây Dựng Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc Phục”. Từ đó đề xuất các giải pháp khả thi giúp ích cho việc phổ biến việc phát triễn các cơng trình xanh và bền vững do Cơng ty Bất động sản Singapore (sử dụng nguồn vốn Singapore) tại thị trường Việt Nam.

1.3. Các mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này có mục tiêu là xác định rõ các khó khăn, các rào cản và cả thuận lợi trong việc ứng dụng tiêu chuẩn CTX BCA Green Mark tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơng trình bền vững, cơng trình xanh. Các mục tiêu cụ thể nhu sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Mục tiêu 1: Xác định các rào cản, thuận lợi tác động đến việc áp dụng tiêu chí CTX BCA Green Mark tại Việt Nam.

- Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá các rào cản, thuận lợi đó trong việc phát triển các cơng trình bền vững theo tiêu chí BCA Green Mark tại Việt Nam.

- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp thích hợp để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển các CTX bền vững theo tiêu chí BCA Green Mark tại Việt Nam.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu này được giới hạn như sau:

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: 2/2023 đến 12/2023.

- Không gian, địa điểm: Các dự án xây dựng dân dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Quan điểm thực hiện phân tích: phân tích theo quan điểm và góc nhìn của đơn vị Tư Vấn Quản Lý Dự Án, Chủ Đầu Tư/ Ban QLDA, Tổng Thầu Thi Công. Các bên tham gia thực hiện dự án có am hiểu về CTX, cụ thể tiêu chuẩn BCA Green Mark. - Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập

thông qua việc khảo sát kỹ sư, kiến trúc sư, nhà tư vấn, nhà quản lý dự án và chỉ huy trưởng cơng trình có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các dự án đã đạt được chứng chỉ CTX, cụ thể tiêu chí xanh BCA Green Mark.

1.5. Đóng góp nghiên cứu

1.5.1. Về mặt học thuật

- Nghiên cứu sẽ góp phần thêm cho giới nghiên cứu một cơ sở dữ liệu nghiên cứu về chủ đề phát triển CTX, thúc đẩy việc mở rộng phát triển thêm nhiều CTX, cơng trình bền vững tại Việt Nam.

- Nghiên cứu giúp xác định được các nhân tố: khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng đến việc áp dụng tiêu chí cơng trình xanh BCA Green Mark vào các dự án CTX; cơng trình bền vững tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Nghiên cứu sẽ đề ra một số đề xuất giải pháp nhằm khác phục các khó khăn trong việc áp dụng tiêu chí cơng trình xanh BCA Green Mark và các dự án.

1.5.2. Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu sẽ giúp các Nhà Đầu Tư Singapore hoặc các Nhà Đầu Tư muốn áp dụng tiêu chí cơng trình xanh của Singapore BCA Green Mark nhận diện được các khó khăn, rào cản và thuận lợi trong tình hình hiện nay. Thơng qua đó, các chiến lược phù hợp được đề xuất nhằm đối phó khó khăn và có các đối sách thích hợp để phát triển các dự án xanh, dự án bền vững tại thị trường Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Các hệ thống tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn xanh

Sau khi kiểm tra tất cả các khía cạnh, đã xác định được mười ba (13) hệ thống tiêu chí xếp hạng cơng trình xanh (CTX) được tìm hiểu bao gồm các nước: khu vực châu Á; châu Âu; Mỹ; Úc và Nam Phi [1], thống kê thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 2.1 Các hệ thống đánh giá CTX trên Thế Giới Stt. Hệ thống đánh giá Quốc gia Các cấp độ chứng chỉ

1 “Green Mark “Singapore “Certified; Gold; Gold Plus; Platinum”2 “GBI “Malaysia “Certified; Silver; Gold; Platinum”3 “LOTUS “Vietnam “Certified; Silver; Gold; Platinum 4 “GRIHA “India “1 Star; 2 Star; 3 Star; 4 Star; 5 Star”5 “HK- BEAM “Hong Kong “Bronze; Silver; Gold; Platinum”6 “GreenSL “Sir Lanka “Certified; Silver; Gold; Platinum”7 “Green Star -NZ “New

Zealand

“Good Practice; Best Practice; NZ Practice; World Excellence”

8 “Pearl -BRS “Abu- Dhabi “1 Pearl; 2 Pearl; 3 Pearl; 4 Pearl; 5 Pearl”

12 “Green Star-AUS “Australia “Best Practice; Australian Excellence; World Leadership”

13 “Green Star -SA “South Africa

“Best Practice; South African Excellence; World Leadership”

Theo Hội đồng Xây dựng Xanh Việt Nam (VGBC), có bốn (4) hệ thống tiêu chí đánh giá CTX chính đang được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam, và những khác biệt chính giữa các hệ thống được tóm tắt trong Bảng 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Bảng 2.2 Bốn (4) hệ thống tiêu chí CTX chính tại Việt Nam Stt. Hệ thống

đánh giá

Tổ chức Quốc gia Các khác biệt chính

1 Leadership in Energy and Environmental Design

(LEED)

U.S. Green Building Council (USGBC)

US Hệ thống chứng nhận CTX toàn diện, được phát triển tại Hoa Kỳ và đặc biệt thích hợp cho các dự án tìm kiếm sự cơng nhận quốc tế. u cầu LEED phù hợp hơn với các thị trường CTX đã phát triển hơn là các thị trường đang phát triển.

Green Building Council (VGBC)

Vietnam VN đã phát triển một hệ thống chứng nhận CTX toàn diện. Các tiêu chuẩn của LOTUS đã được thay đổi để phù hợp với thực tế luật pháp và khí hậu của Việt Nam. điều này cải thiện khả năng hoạt động của LOTUS.

3 Excellence in Design for Greater Efficiencies (EDGE)

International Finance Corporation -WorldBank (IFC-WB)

UK Hệ thống chứng nhận tập trung về tiêu chuẩn năng lượng, nước, và năng lượng tích tụ của vật liệu, đặc biệt thích hợp cho các dự án mong muốn giảm thiểu sử dụng nguồn lực của mình.

MARK

Building and Construction Authority (BCA)

Singapore Hệ thống chứng nhận CTX, được phát triển tại Singapore. Yêu cầu Green Mark được điều chỉnh phù hợp hơn với thị trường CTX ở nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phát triển hơn so với nước đang phát triển.

2.2. Tình hình nghiên cứu

2.2.1. Các nghiên cứu trong nước về áp dụng cơng trình xanh

<small>a. </small> Ngơ Ngọc Tri, Nguyễn Hữu Quang Minh, Nguyễn Thành Lâm, Huỳnh Tiến Lực, Phạm Anh Đức (2020) “Analyzing energy use in buildings using building information model toward sustainability” [2]

Một vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực phát triển bền vững trong tương lai là thực hiện một đánh giá sơ bộ về tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà ở Việt Nam. Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) và các cơng cụ phân tích năng lượng dựa trên đám mây như Insight và Green Building Studio (GBS) đã được sử dụng trong nghiên cứu này để mô phỏng sơ bộ mức tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà. Nghiên cứu tập trung vào tác động của lớp vỏ cơng trình đối với khả năng tiết kiệm năng lượng của tịa nhà. Chi phí và cường độ sử dụng năng lượng, được đánh giá thông qua các yếu tố thiết kế như tường, cửa sổ, tỷ lệ cửa sổ trên tường và hướng của tòa nhà, thể hiện điều này. Ngoài ra, nghiên cứu đã đánh giá chi tiết việc sử dụng năng lượng của các tòa nhà trong ngữ cảnh quy chuẩn và môi trường xanh bằng cách kết hợp các thông số đầu ra với tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và hệ thống đánh giá cơng trình xanh (LOTUS).

<small>b. </small> Hong Trang Nguyen (2018) “Formulating supportive instruments for Green building development in Vietnam” [3]

Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận phát triển, trong đó các phát hiện và kết quả của một giai đoạn được đưa vào các giai đoạn tiếp theo để xác nhận và khảo sát thêm. Với mục đích này, các phương pháp tích hợp và phân tích định lượng cũng như các cơng cụ định tính đã được sử dụng. Những người tham gia được nhắm mục tiêu dựa trên sự tham gia của họ vào phát triển cơng trình xanh ở Việt Nam. Các trang web

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chính để thu thập dữ liệu là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và các trang web chứa thơng tin về chính sách CTX trên Internet. Ba công cụ nghiên cứu được sử dụng cụ thể để thu thập dữ liệu: bảng câu hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc và phân tích văn bản pháp lý. Nghiên cứu sau đó đã phân tích dữ liệu thu thập được thơng qua Phân tích nhân tố khám phá, phân tích so sánh trung bình nhiều lần với quy trình hiệu chỉnh giá trị p, phân tích theo chủ đề, nghiên cứu so sánh và phân tích nội dung định tính.

Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc thể loại này khảo sát điều tra sự thay đổi chính sách và học hỏi chính sách từ cách tiếp cận tiền nghiên cứu, tích hợp hai phương pháp được áp dụng rộng rãi – hướng dẫn rút ra bài học và khung chuyển giao chính sách. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc quan trọng về cách thức khởi xướng chính sách phát triển cơng trình xanh dựa trên sự phức tạp của mạng lưới các bên tham gia. Nó đã nâng cao hiểu biết về phát triển cơng trình xanh, quy trình hoạch định chính sách về chính sách cơng trình xanh và học tập chính sách ngoại sinh, cũng như khả năng áp dụng xuyên quốc gia của các chính sách cơng trình xanh, từ quan điểm của một quốc gia đang phát triển.

<small>c. </small> Nguyen Minh Hung (2017) “Nghiên cứu các rào cản trong việc phát triển cơng trình xanh tại Việt Nam” [4]

Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm ra những vấn đề cản trở sự phát triển của cơng trình xanh tại Việt Nam và đưa ra các đề xuất để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.

<small>d. </small> Nguyễn Quang Trung, Trương Quỳnh Châu, Phan Thị Như Quỳnh, Trần Văn Thành, Mạc Thị Vy(2017) “Investigating the awareness of stakeholders in meeting sustainable construction standards in Danang city” [5]

Các dự án xây dựng liên quan đến phát triển bền vững ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Việc thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chuẩn về "cơng trình bền vững" tại Việt Nam đang đối mặt với

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhiều khó khăn. Trong đó, phát triển bền vững vẫn cịn hạn chế. Một phương pháp được đưa ra trong bài báo này để nghiên cứu và xác định ý kiến của các bên liên quan về các yếu tố đánh giá cơng trình bền vững. Thơng tin từ nghiên cứu trước đây và các bài báo được kết hợp với ý kiến của các chuyên gia và các bên liên quan từ cuộc khảo sát thực tế. Cuối cùng, bài báo đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy việc xây dựng các cơng trình đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của thành phố Đà Nẵng. <small>e. </small> Nguyen, D. L. (2015). “A critical review on Energy Efficiency and

Conservation policies and programs in Vietnam” [6]

Do dân số tăng nhanh và phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng có thể tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới ở Việt Nam. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (EE&C) có tầm quan trọng rất lớn đối với Chính phủ Việt Nam nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong tương lai.

<small>f. </small> Le, T. B. T. (2014). “Xóa bỏ quan niệm cho rằng chi phí cao khi xây dựng cơng trình xanh [Eliminating misconceptions about green building costs]” [7]

Thông qua việc sử dụng các cơng cụ đánh giá cơng trình xanh được cơng nhận trên tồn cầu, chẳng hạn như LOTUS của Hội đồng Cơng trình Xanh Việt Nam, LEED của Hội đồng Cơng trình Xanh Mỹ và Green Mark của Singapore, số liệu thu thập từ các dự án thực tế đã chứng minh sự thành công củ Ngược lại với quan điểm của một số người rằng chi phí đầu tư cho các cơng trình xanh cao hơn so với các cơng trình thơng thường, thực tế đã chứng minh rằng các lợi ích thường xuyên và lâu dài mà việc sử dụng các công trình xanh mang lại.

Việc đầu tư vào cơng trình xanh khơng chỉ giúp bảo vệ mơi trường mà cịn giảm chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng và tăng giá trị của tài sản trong thời gian dài. Do

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đó, chi phí phụ trội này được coi là một khoản đầu tư có lợi cho tương lai và sẽ duy trì lợi ích trong tương lai.

<small>g. </small> Le, T. H. N., & Park, J.-H. (2011). “Applying eco-features of traditional Vietnamese houses to contemporary high-rise housing” [8]

Bài viết này tập trung vào các ứng dụng tiềm năng của tính năng sinh thái trong nhà dân gian Việt Nam truyền thống vào nhà ở cao tầng đương đại. Một trong những đặc điểm chính của những ngôi nhà dân gian truyền thống là chúng được thiết kế với sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng thiên nhiên. Loại nhà ở này cũng thể hiện lối sống của người sử dụng nó, đã phát triển qua nhiều thế hệ trong khi thích ứng với nhu cầu, văn hóa và mơi trường của họ. Trong khi những ngơi nhà truyền thống của Việt Nam có thể là một nguồn quan trọng trong việc tạo ra bản sắc kiến trúc Việt Nam, tuy nhiên, cách tiếp cận thiết kế với thiên nhiên và những đặc điểm độc đáo của nó hiếm khi được tìm thấy trong nhà ở cao tầng hiện đại ở Việt Nam.

<small>h. </small> Nguyen, B. K., & Altan, H. (2011). “Comparative review of five sustainable rating systems” [9]

Bài báo trình bày đánh giá so sánh về năm hệ thống đánh giá bền vững nổi bật là BREEAM, LEED, CASBEE, GREEN STAR và HK-BEAM. Q trình xem xét thơng qua một hệ thống tiêu chí bao gồm tất cả các tính năng của cơng cụ đánh giá bền vững. Mục tiêu chính của nghiên cứu là xem xét tất cả các khía cạnh của hệ thống để tìm ra (những) cái tốt nhất. Nghiên cứu cung cấp góc nhìn sâu sắc hơn về các cơng cụ đánh giá bền vững và có thể là khuyến nghị, tham khảo cho người dùng khi lựa chọn giữa các hệ thống đánh giá.

<small>i. </small> Hoang, V. H. (2011). “Housing and Climate Change: Adaptation Strategies in Vietnam” [10]

Một trong những quốc gia phải đối mặt với số lượng thiên tai lớn nhất thế giới. Bão và bão nhiệt đới, lũ lụt và sạt lở đất có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến dân số đất nước. Mực nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt hơn và thường xuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hơn sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam, theo các dự báo về biến đổi khí hậu gần đây (IPCC 2007). Bởi vì phần lớn dân số nông nghiệp hoặc phụ thuộc vào thiên nhiên, họ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng, xâm nhập mặn và nước biển dâng là những yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến các khu công nghiệp và đô thị phát triển chủ yếu ở ven biển.

<small>j. </small> Le, T. B. T. (2008). “Kiến trúc xanh và những vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam [Green architecture and barriers in Vietnam]” [11]

Trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng, kiến trúc xanh mang lại những lợi ích trực tiếp, và nếu thiết kế được thiết kế theo mô hình xanh, hố đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều. Ngồi ra, nếu thiết kế xanh và mơi trường làm việc và ở sẽ giảm thiểu bụi bặm và hoá chất độc hại, chi phí y tế sẽ giảm. Nhưng việc nhân rộng mơ hình "kiến trúc xanh" tại Việt Nam vẫn chưa hiệu quả vì cịn một số vấn đề.

2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài về áp dụng cơng trình xanh

<small>a. </small> ELG da Trindade, LR Lima, LH Alencar, MH Alencar (2020) “Identification of obstacles to implementing sustainability in the civil construction industry using bow-tie tool” [12]

Ngành xây dựng chịu trách nhiệm gây ra tác động tiêu cực lớn đến môi trường. Để giảm thiểu những tác động này, các thực hành bền vững đang được tìm kiếm chủ yếu trong lĩnh vực lãng phí và chất thải từ ngun liệu thơ. Nhiều trở ngại và khó khăn khi cố gắng thực hiện bền vững trong xây dựng. Vì vậy, một nghiên cứu để xác định trở ngại với việc thực hiện các thực hành như vậy là cần thiết. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra đánh giá về những trở ngại chính đối với việc thực hiện tính bền vững trong xây dựng dân dụng có sử dụng công cụ thắt nơ. Ba trường hợp đã được phân tích: lãng phí vật liệu xây dựng, lãng phí thạch cao và lập kế hoạch cho một dự án xây dựng bền vững. Kết quả cho thấy việc thiếu quy hoạch cho các dự án xây dựng bền vững, thiếu tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiếu kiến thức kỹ thuật của lực lượng lao động và tiêu chuẩn hóa là một trong những trở ngại chính để thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hiện tính bền vững trong xây dựng dân dụng. Nghiên cứu này cung cấp một hình ảnh trực quan về kịch bản được điều tra thông qua sơ đồ được tạo, tạo điều kiện cho sự hiểu biết và phân tích của nó.

<small>b. </small> Yinqi Zhang, He Wang, Weijun Gao, Fan Wang, Nan Zhou, Daniel M. Kammen and Xiaoyu Ying (2019) “A survey of the status and challenges of green building development in various countries” [13]

Bài báo này so sánh sự phát triển trong bối cảnh hiện trạng phát triển cơng trình xanh ở các quốc gia khác nhau. Nó trình bày tổng quan về tình hình phát triển cơng trình xanh ở các quốc gia này, tóm tắt hai ảnh hưởng đối với sự phát triển của GB: một bên ngoài và một bên trong. Yếu tố bên ngoài bao gồm hỗ trợ chính sách phát triển GB, lợi ích kinh tế và các chương trình chứng nhận. Các yếu tố bên trong là sự phát triển ứng dụng các công nghệ GB, trình độ quản lý và cách tương tác với công nghệ GB. Hiện nay, 49 tiêu chuẩn và ứng dụng cơng trình xanh trên tồn thế giới đã được phân loại, trong đó có 18 hệ thống thẩm định tiêu chuẩn chuyên gia. Hơn nữa, nó thảo luận về kết quả và bài học rút ra từ các dự án cơng trình xanh ở các quốc gia khác nhau và tóm tắt những thành tựu và thách thức của chúng. Để hiểu đúng và sử dụng công nghệ cơng trình xanh, điều cần thiết là cải thiện chính sách và hệ thống khuyến khích, nâng cao chất lượng chuyên môn và khả năng kỹ thuật của nhân viên và chuyên gia tư vấn được công nhận, không ngừng phát triển và cập nhật hệ thống đánh giá, tăng cường đổi mới cơng nghệ và tích hợp thiết kế và quản lý. Bài viết này nhằm vạch ra lộ trình rõ ràng cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đề ra chính sách và đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và đề xuất hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.

<small>c. </small> Muhammad Waris Ali Khan, Ng Hwee Ting, Lee Chia Kuang, Mohd Ridzuan Darun, U. Mehfooz, and Mohd Faris Khamidi (2018) “Green procurement in construction industry: a theoretical perspective of enablers and barriers” [14]

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Mơi trường tồn cầu đang dần xấu đi và lĩnh vực xây dựng thường được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến các vấn đề như cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo đến sự nóng lên tồn cầu. Các nước đang phát triển ở châu Á tạo ra hơn 60% lượng khí thải CO2 và lượng khí thải này tăng lên hàng năm trong ngành bất động sản. Vật liệu xây dựng truyền thống thường có hiệu suất mơi trường thấp, và thêm vào đó, chúng có thể gây ra một loạt các rủi ro liên quan đến môi trường trong cả quá trình xây dựng và vận hành tịa nhà, bao gồm cả việc phát thải đa dạng chất thải nguy hại. Vì vậy, mua sắm xanh đã trở thành một phương tiện để cải thiện hiệu suất môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, giai đoạn mua sắm được xem là một cửa ngõ quan trọng để đảm bảo tầm nhìn tương lai của dự án đạt được sự bền vững. Do đó, bài viết này dự định thiết lập một triển vọng lý thuyết để khai thác các yếu tố hỗ trợ và rào cản nhằm thúc đẩy mua sắm xanh trong ngành xây dựng.

<small>d. </small> Albert Ping Chuen Chan, Amos Darko, Ayokunle Olubunmi Olanipekun, Ernest Effah Ameyaw (2018) “Critical barriers to green building technologies adoption in developing countries: The case of Ghana” [15]

Các công nghệ xây dựng xanh (GBT) đã được ngành xây dựng ủng hộ như một giải pháp cho các vấn đề về tính bền vững, nhưng vẫn còn nhiều thách thức khiến chúng trở nên phổ biến hơn. Việc áp dụng GBT cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tập trung vào việc áp dụng GBT ở các quốc gia đang phát triển như Ghana. Nghiên cứu này xem xét thị trường xây dựng Ghana và các rào cản đối với việc áp dụng GBT. Một cuộc khảo sát với 43 chun gia có kinh nghiệm về cơng trình xanh đã được thực hiện để xác định 26 trở ngại để đạt được mục tiêu. Theo kết quả của phân tích xếp hạng, có hai mươi rào cản được coi là rất quan trọng. Chi phí GBT cao hơn, thiếu các ưu đãi của chính phủ và thiếu các chương trình tài chính, bao gồm các khoản vay ngân hàng, là ba trở ngại quan trọng nhất. Một phân tích so sánh cho thấy rằng mặc dù các trở ngại lớn nhất đối với việc áp dụng GBT ở quốc gia đang phát triển Ghana hầu như không giống như ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada và Úc, nhưng ở tất cả các quốc gia, chi phí GBT

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cao hơn vẫn là trở ngại quan trọng nhất. Hơn nữa, phân tích nhân tố cho thấy các rào cản được chia thành 20 nhóm cơ bản, bao gồm các rào cản liên quan đến chính phủ, con người, kiến thức và thơng tin, cũng như chi phí và rủi ro.

Ngồi ra, nghiên cứu này phát hiện ra rằng trong số năm nhóm cơ bản, nhóm chiếm ưu thế nhất là các rào cản liên quan đến chính phủ. Điều này làm nổi bật vai trị của chính phủ trong việc thúc đẩy việc áp dụng GBT ở Ghana. Bằng cách xem xét các thách thức đối với việc áp dụng GBT trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, nghiên cứu này cung cấp dữ liệu về cơng trình xanh. Điều này giúp các nhà hoạch định đưa ra các biện pháp phù hợp để giảm các thách thức này và từ đó thúc đẩy việ Nghiên cứu sắp tới sẽ xem xét mối tương quan giữa các rào cản quan trọng và tác động của chúng đối với việc triển khai GBT.

<small>e. </small> Jayantha Wadu Mesthrige, Ho Yuk Kwong (2018) “Criteria and barriers for the application of green building features in Hong Kong” [16]

Các tính năng của cơng trình xanh (GBF) được phổ biến nhanh chóng trên khắp thế giới. Theo McGraw-Hill Construction (2013), hơn 50% các bên liên quan đến xây dựng toàn cầu dự đốn rằng hơn 60% cơng trình xây dựng của họ sẽ là cơng trình xanh vào năm 2015.

Tại Hồng Kông, xu hướng thiết kế và phát triển đã tăng nhưng chậm của các tòa nhà xanh trong mười năm qua. Để đảm bảo tăng trưởng liên tục và tăng cường hơn nữa việc áp dụng GBF và công nghệ, điều quan trọng là chúng tôi phải hiểu những thách thức và rào cản mà khách hàng và nhà phát triển đang gặp phải khi áp dụng chúng. Tương tự như vậy, sự hiểu biết về các tiêu chí xác định việc áp dụng thành cơng GBF trong bối cảnh các tòa nhà cao tầng là điều cần thiết nếu chúng ta muốn thúc đẩy các tòa nhà xanh ở Hồng Kông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>f. </small> M Salama, O Salama (2017) “The Implementation of Green Building in the UAE: Challenges and Critical Success Factors” [17]

Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ nhận thức về khái niệm cơng trình xanh ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cũng như xác định những trở ngại đối với việc chuyển sang các cơng trình xanh và các yếu tố thành công quan trọng cần thiết để tăng cường việc thực hiện.

<small>g. </small> Saleh M. Algburi1, A. A. Faieza1 (2016) “Review of green building index in Malaysia; existing work and challenges” [18]

Năng lượng đang trở thành một trong những khía cạnh quan trọng và thiết yếu nhất đối với quốc gia, các quốc gia có tỷ lệ năng lượng và tài nguyên cao được coi là hùng mạnh vì ngày nay năng lượng và tài nguyên của đất nước là thước đo chính cho sức mạnh và sự phát triển của quốc gia đó.

Do sự khan hiếm tài sản và sự gia tăng dân số, cải thiện kinh tế hiện đã trở thành một phần bắt buộc của thế giới hiện đại. Điều này làm tăng nhu cầu xây dựng các cơng trình xanh hướng tới phát triển bền vững và giảm tiêu hao tài ngun. Cơng trình xanh bao gồm việc xây dựng các tòa nhà bằng cách sử dụng các quy trình thân thiện với mơi trường và tạo ra tài sản hiệu quả trong suốt vịng đời của nó, từ thiết kế đến phác thảo, phát triển, vận hành, bảo trì, tu sửa và phá hủy. Trong những năm gần đây, một số cơng trình xanh hàng đầu ở Malaysia đã được xây dựng, tuy nhiên ý tưởng về các cơng trình xanh dành cho đại chúng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Trong bài báo này, nó sẽ khám phá tổng thể của phát triển bền vững với khái niệm và tầm quan trọng của cách tiếp cận này và các mục tiêu của cơng trình xanh. Các ưu điểm và yếu tố của việc đánh giá Chỉ số cơng trình xanh đã được thảo luận với một số rào cản đối với ứng dụng và đánh giá các ứng dụng di động hiện có. Ở Malaysia, sự phát triển năng động của việc phát triển thực tiễn do cơ quan lập pháp, các hiệp hội phi chính phủ và hướng dẫn, các quỹ trong những năm gần đây đã chứng tỏ một số tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực này như nó đã tiết lộ trong bài viết này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>h. </small> Asniza Hamimi Abdul Tharim, Aifa Syazwani Zainudin, Noraidawati Jaffar, The Zahariah Nasaruddin, Muna Hanim Abdul Samad(2015) “An overview of the challenges in Malaysian green construction” [19]

Công trình xanh có nghĩa là cải thiện và chỉnh sửa các hoạt động trong thiết kế, xây dựng và quản lý để cơng trình tồn tại lâu hơn, chi phí thấp hơn và có tác động tích cực đến mơi trường sống. Nó cũng cải thiện mơi trường xây dựng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, việc triển khai các quy trình và cơng nghệ mới thường gặp khó khăn.

Mục tiêu chính của bài báo này là tìm hiểu về những vấn đề mà người quản lý dự án gặp phải khi quản lý các dự án xanh ở Malaysia. Vì vậy, bài báo này cũng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về Chỉ số Cơng trình Xanh (GBI) của Malaysia. Chỉ số Cơng trình Xanh (GBI) là một chỉ số cho thấy một cơng trình có khả năng bảo tồn chất lượng mơi trường bên trong và bên ngồi đồng thời tiết kiệm chi phí tiện ích. Do đó, để đánh giá cơng trình có lợi, điều quan trọng là phải xác định những khó khăn trong q trình xây dựng và quản lý các cơng trình xanh. Các nhà quản lý dự án ở Thung lũng Klang, Malaysia, đã được hỏi bằng câu hỏi để đạt được mục đích chính của bài báo này. Sau đó, dữ liệu thu được được phân tích bằng SPSS.

Tác động của cuộc khảo sát cho thấy tám thách thức chính trong quản lý dự án xanh ở Malaysia mà các nhà quản lý dự án phải đối mặt. Phần lớn những người được hỏi đồng ý rằng việc quản lý cơng trình xanh là thách thức lớn nhất mà người quản lý dự án phải đối mặt.

Kết quả này tương tự với những phát hiện của nghiên cứu trước đây, cho thấy việc chuẩn bị trước cho các dự án cơng trình xanh mất nhiều thời gian hơn.

<small>i. </small> Robert J. Korenic (2014) “Assessing the effectiveness of problem and based learning in a green building design and construction course using ETAC criteria” [20]

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

project-Thực hành thiết kế bền vững đã trở nên phổ biến hơn trong các lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng và Xây dựng và Kỹ thuật Xây dựng truyền thống. Do đó, các nhà giáo dục phải chuẩn bị cho thế hệ kỹ sư tiếp theo các khóa học về kỹ thuật bền vững và kết hợp các chủ đề bền vững vào các môn học kỹ thuật truyền thống. Đó là trường hợp tại Đại học Bang Youngstown nơi khóa học đầu tiên về LEED (Lãnh đạo trong Thiết kế Năng lượng và Môi trường) được giảng dạy vào học kỳ mùa thu năm 2012. Khóa học đã sử dụng Hướng dẫn Tham khảo LEED của USGBC về Thiết kế và Xây dựng Cơng trình Xanh làm cơ sở học tập. Các sinh viên được yêu cầu tìm hiểu ấn phẩm USGBC đã nói ở trên thơng qua các bài giảng trên lớp truyền thống, nghiên cứu tình huống và dự án.

Mỗi nghiên cứu điển hình và dự án cuối cùng đều sử dụng các nguyên tắc học tập Dựa trên Vấn đề và Dự án để cho phép học sinh hiểu rõ hơn về tài liệu. Hiệu quả của việc này được đánh giá bằng kết quả học tập ETAC. Điều này được thực hiện bằng cách chọn các kết quả cụ thể để đánh giá, sau đó đánh giá từng bài tập và bài kiểm tra dựa trên các kết quả phản ánh những gì học sinh phải học. Bài báo này mô tả phương pháp dựa trên Vấn đề và Dự án được sử dụng và cách tiếp cận để lựa chọn các kết quả ETAC được sử dụng để đánh giá việc học tập của học sinh. Quá trình thiết lập và phân tích các tiêu chí đánh giá được sử dụng để có được dữ liệu và kết quả học tập có ý nghĩa cũng sẽ được thảo luận.

<small>j. </small> Umberto Berardi (2013) “Sustainable energy performances of green buildings: A review of current theories, implementations and challenges” [21]

Mục tiêu của nghiên cứu này là làm sáng tỏ bản chất của tính bền vững trong việc triển khai thiết kế cơng trình xanh. Về vấn đề này, nghiên cứu thu hút sự chú ý đến hiệu suất năng lượng bền vững của các cơng trình xanh để xác định các thơng số có ảnh hưởng dựa trên những thành tựu thành công đương thời. Nghiên cứu xây dựng các xu hướng và ứng dụng đương đại của thiết kế cơng trình xanh và các tác động tương ứng đối với sự phát triển bền vững. Do đó, đánh giá phân tích xác nhận rằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hiệu suất năng lượng bền vững của các cơng trình xanh đã được chuyển thành một giải pháp hợp lý và thiết thực để giảm lượng khí thải CO2 và giảm mức tiêu thụ năng lượng của ngành xây dựng. Ngoài ra, trước những thách thức và rào cản hiện tại, nghiên cứu kết luận rằng; điều quan trọng vẫn là xác định và phát triển các giải pháp năng lượng hiệu quả gắn với cơng trình xanh để giải quyết nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Tương tự như vậy, các phát hiện nhấn mạnh rằng hiệu suất năng lượng bền vững liên quan đến các công nghệ tích hợp và hệ thống năng lượng tái tạo vẫn đan xen với những thách thức đáng kể liên quan đến các thơng số cơ bản về chi phí, bảo trì và vận hành. Tóm lại, các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà phát triển nên xem xét các kết quả nghiên cứu để phát triển các thành phố sinh thái trong tương lai với quan điểm rõ ràng hướng tới phát triển môi trường xây dựng xanh hơn và thông minh hơn. <small>k. </small> Lim Siao Vern (2011) “The Use of Green Building Materials in The

Construction Industry in Malaysia” [22]

Các tác động xấu đến môi trường từ ngành xây dựng đã dẫn đến nhận thức ngày càng tăng rằng cần có một cách tiếp cận bền vững và có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động hiện tại. Sự chú ý ngày càng tăng này thúc đẩy chính phủ và các cơ quan chuyên môn ở Malaysia chủ động hơn trong việc giảm bớt vấn đề này mà không cản trở nhu cầu phát triển. Nhưng, những điều này có sinh hoa trái khơng? Việc tạo ra cơng trình bền vững phụ thuộc vào kiến thức và sự tham gia của tất cả những người tham gia vào ngành. Vì vậy, mức độ hiểu biết về khái niệm và ứng dụng này là gì? Báo cáo này nhằm khám phá các vấn đề về vật liệu xây dựng xanh trong ngành xây dựng ở Malaysia. Thơng qua nghiên cứu tài liệu chun sâu, nó đã mang lại sự hiểu biết tốt hơn về định nghĩa và mục đích của việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh. Ngoài ra, nghiên cứu này bao gồm quy trình xây dựng cơng việc đối với vật liệu xây dựng xanh, quản lý rủi ro đối với vật liệu xây dựng xanh, mối quan hệ thiết kế và xây dựng và đánh giá môi trường của vật liệu. Nghiên cứu này cũng khuyến nghị một số vật liệu xây dựng xanh được sử dụng trong ngành xây dựng ở Malaysia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập thông qua khảo sát bảng câu hỏi và phỏng vấn với các chuyên gia phù hợp. Khuyến nghị sẽ được đề xuất để ngành xây dựng hướng tới sự bền vững. Tóm lại, cần phải nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và giáo dục các tổ chức và công chúng để tạo ra các con đường cho hành động tiếp theo hướng tới cải tiến hiệu suất liên tục.

2.2.3. Thống kê ưu nhược điểm của các nghiên cứu trước đây

Bảng 2.3 Bảng thống kê ưu nhược điểm của các nghiên cứu trước đây

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Stt Tên nghiên cứu Năm Thành Quả Hạn Chế A Các nghiên cứu trong

nước về áp dụng cơng trình xanh

1 “Analyzing energy use in buildings using building information model toward sustainability” [2]

2020 1. Sử dụng mơ hình Revit đã được xây dựng và dữ liệu từ Green Building Studio và Insight để xác định cường độ sử dụng năng lượng của công trình cũng như chi phí-năng lượng và các trường hợp thay thế để xác định phương pháp năng lượng tối ưu và phù hợp.

2. Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho việc thiết kế, tư vấn và đánh giá mức tiêu hao năng lượng của một công trình và mức độ tác động của nó đối với môi trường.

1. Nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí về năng lượng, hiệu suất tiêu thụ năng lượng.

2 “Formulating supportive instruments for Green building development in Vietnam” [3]

2018 1. Nghiên cứu tìm ra những trở ngại đối với việc thực hiện các công trình xanh tại Việt Nam, xem xét chúng và đưa ra một số giải pháp để giải quyết những trở ngại này. 2. Ngoài ra, nghiên cứu đã phát triển một khn khổ liên quan đến quy trình hệ thống thực hiện các cơng trình xanh tại Việt Nam.

1. Nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ và kinh nghiệm của người trả lời, vì nó mang tính chủ quan.

2. Nghiên cứu cho thấy hơn 80% người tham gia không biết dự án gần đây của họ đã được chứng nhận bởi hệ thống xếp hạng GB hoặc khơng. Ngồi ra, khi đánh giá ảnh hưởng của các rào cản đối với GB, cho thấy rằng người trả lời có thể khơng được cung cấp đầy đủ thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

3 “Nghiên cứu các rào cản trong việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam” [4]

2017 1. Tìm ra những trở ngại đối với việc thực hiện các cơng trình xanh tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp.

1. Nghiên cứu này có thể ảnh hưởng bởi thái độ và kinh nghiệm thực tiễn của người trả lời, vì nó mang tính chủ quan.

4 “Investigating the

awareness of stakeholders in meeting sustainable construction standards in Danang city” [5]

2017 1. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các bên liên quan có nhận thức cao về việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế cơng trình xanh ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng các bên liên quan đã có được sự hiểu biết cần thiết về các phương pháp đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế cơng trình xanh ở Đà Nẵng.

1. Nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ và kinh nghiệm của người trả lời, vì nó mang tính chủ quan.

2. Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi khảo sát hẹp, cục bộ địa phương.

5 “A critical review on Energy Efficiency and Conservation policies and programs in Vietnam.” [6]

2015 1. Nghiên cứu phát hiện rõ ràng các vấn đề về sử dụng năng lượng hiệu quả trong công trình xanh.

2. Phân tích và đề xuất giải pháp.

1. Nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí về năng lượng, hiệu suất tiêu thụ năng lượng.

6 “Xóa bỏ quan niệm cho rằng chi phí cao khi xây dựng cơng trình xanh.” [7]

2014 1. Phân tích yếu tố chi phí đầu tư và so sánh giữa cơng trình áp dụng tiêu chí xanh và cơng trình khơng áp dụng tiêu chí xanh.

1. Bài báo chỉ là nghiên cứu rất khái quát, chưa chuyên sâu vào phân tích chi phí đầu tư giữa dự án xanh và dự án thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

7 “Applying eco-features of traditional Vietnamese houses to contemporary high-rise housing.” [8]

2011 1. Nghiên cứu điều tra các ứng dụng tiềm năng của các tính năng sinh thái trong nhà dân gian truyền thống Việt Nam vào nhà ở đô thị cao tầng đương đại.

2. Nghiên cứu này xem xét các đặc điểm không gian độc đáo của những ngôi nhà dân gian truyền thống điển hình ở miền Bắc Việt Nam.

1. Một số yếu tố thiết kế sinh thái được rút ra từ bố cục không gian của những ngôi nhà dân gian Việt Nam điển hình liên quan đến điều kiện khí hậu địa phương và lối sống của người Việt Nam (văn hóa bản địa). Bài viết này cố gắng phát triển các mơ hình nhà ở mới ở đô thị Việt Nam, sử dụng các yếu tố sinh thái học được từ đánh giá trước. 2. Nghiên cứu lĩnh vực hẹp, cục bộ. 8 “Comparative review of

five sustainable rating systems.” [9]

2011 1. Khái quát về sự khác biệt của các hệ thống tiêu chí đánh giá cơng trình xanh.

1. Khơng xác định các yếu tố khó khăn và đề xuất giải pháp.

9 “Housing and Climate Change: Adaptation

Strategies in Vietnam.” [10]

2011 1. Khái quát về ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến các quốc gia và đặc biệt là Việt Nam.

2. Gợi ý về xu hướng phát triển cơng trình xanh tại Việt Nam.

1. Bài nghiên cứu mang tính khái quát.

10 “Kiến trúc xanh và những vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam.” [11]

2008 1. Để sử dụng mơ hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta phải thực hiện các bước khảo sát, chuẩn bị và nghiên cứu lý thuyết trước khi có thể áp dụng nó một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, điều quan trọng là phải tạo ra một mơ hình hợp lý để sử dụng năng.

1. Bài viết mang tính khái quát, gợi mở về mặt định hướng. Chưa có nghiên cứu và phân tích theo chiều sâu.

B Các nghiên cứu nước ngồi về áp dụng cơng trình xanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

1 “Identification of obstacles to implementing

sustainability in the civil construction industry using bow-tie tool” [12]

<sup>1. Xác định các rào cản và đề xuất </sup>một số biện pháp phòng ngừa và bảo vệ đtrong các hoàn cảnh khác nhau.

2. Là phương tiện hỗ trợ thực hiện tính bền vững trong ngành xây dựng dân dụng

1. Nghiên cứu của bài viết này là các kết quả được thảo luận đề cập đến nghiên cứu thực địa về các thực tiễn được thảo luận bởi các chuyên gia trong khu vực được nghiên cứu. Những thơng lệ này có thể thay đổi tùy theo quốc gia nghiên cứu, văn hóa tổ chức địa phương và luật pháp cụ thể.

2 “A survey of the status and challenges of green building development in various countries” [13]

2019 1. Bài báo này tổng hợp các nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển hiện tại của GB trên toàn cầu.

2. Các yếu tố tác động đến bài báo này được chia thành hai khía cạnh. Đầu tiên là các yếu tố bên ngoài, bao gồm hỗ trợ chính sách, lợi ích kinh tế và các chương trình chứng nhận GB; và thứ hai là các yếu tố bên trong, bao gồm cấp độ quản lý tòa nhà,

3. Bài viết này cung cấp các khuyến nghị từ phía cơng nghệ, quản lý và người sử dụng, nhận thấy sự tham gia thấp của các bên liên quan, đặc biệt là những người sử dụng tham gia vào việc phát triển GB ở nhiều quốc gia.

1. Bài viết này đề xuất liên quan đến quản lý tích hợp và khám phá hành vi và phản hồi của người cư ngụ để cải thiện hiệu quả GB. Trong khi đó, việc cung cấp đào tạo và giáo dục về cách sử dụng các công nghệ GB cho người dân, cũng như nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường địa phương, được mong đợi trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

3 “Green procurement in construction industry: a theoretical perspective of enablers and barriers” [14]

2018 1. Nghiên cứu này đã xem xét các yếu tố thúc đẩy, thách thức và lợi ích của việc thực hiện tính bền vững trong mua sắm xanh trong ngành xây dựng. Mua sắm xanh tính đến các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn về mơi trường để bảo tồn môi trường tự nhiên và tài nguyên bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động của con người. Đây là tiêu chuẩn sống còn trong việc tạo ra sự bền vững.

1. Bài viết này chủ yếu tập trung vào giai đoạn mua sắm trong vịng đời của dự án. Tính chất nghiên cứu đi vào cục bộ không phổ quát.

4 “Critical barriers to green building technologies adoption in developing countries: The case of Ghana” [15]

2018 1. Nghiên cứu này chỉ ra các rào cản quan trọng đối với việc áp dụng GBT ở Ghana. 26 rào cản đã được xác định.

2. Nghiên cứu này không chỉ đưa ra những phát hiện, mà còn giúp giải quyết những thiếu sót về kiến thức về các rào cản đối với cơng trình xanh ở các nước đang phát triển.

1. Nghiên cứu này có khả năng bị ảnh hưởng bởi thái độ và kinh nghiệm của người trả lời, vì nó mang tính chủ quan. 2. Mặc dù cỡ mẫu và giá trị KMO là đủ để tiến hành các phân tích thống kê, tuy nhiên chúng vẫn tương đối nhỏ.

3. Nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn sẽ hữu ích để xem liệu kết quả có khác biệt so với kết quả được báo cáo trong nghiên cứu này hay không.

5 “Criteria and barriers for

the application of green building features in Hong Kong” [16]

2018 1. Nghiên cứu này điều tra các tiêu chí và rào cản. Các phát hiện cho thấy rằng:

1. Danh sách các tiêu chí và rào cản được xác định trong nghiên cứu này làm cho bài báo này hữu ích cho các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu sâu

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

a. Nâng cao hiệu suất mơi trường là tiêu chí thành cơng quan trọng nhất, b. Chất lượng sống của người cư ngụ (ví dụ: IEQ và sự hài lòng của người cư ngụ)

c. Chi phí “xanh” (ví dụ: chi phí bảo trì) xác định ứng dụng thành cơng của các tính năng xanh.

Điều này cũng minh họa rõ ràng quan điểm rằng phát triển cơng trình bền vững cần tính đến các khía cạnh kinh tế và xã hội cũng như các khía cạnh mơi trường – tạo ra sự cân bằng giữa chúng.

2. Nghiên cứu này xác định các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của việc áp dụng cơng trình xanh và những thách thức đối với việc thực hiện các tính năng đó, điều này sẽ có lợi cho những người đưa ra quyết định.

hơn ở các vị trí địa lý khác nhau bằng cách sử dụng một phương pháp khác hoặc chỉ đơn giản là sao chép phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này và so sánh kết quả.

6 “The Implementation of Green Building in the UAE: Challenges and Critical Success Factors” [17]

2017 1. Xác định rõ ràng là có sự thiếu nhận thức và được minh họa trong sự xuất hiện của kết quả sẵn có như một trong những thách thức chính mặc dù các kết quả đã có sẵn ở dạng

1. Có rất ít tài liệu về các yếu tố thành cơng quan trọng đối với triển khai các cơng trình xanh và đặc biệt là trong bối cảnh UAE.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

hệ thống hiện có và được chính phủ UAE triển khai ở cả Abu Dhabi và Dubai.

2. Phân tích thống kê đã xác định năm loại thách thức chính đối với việc thực hiện cơng trình xanh ở UAE và phân tích thống kê đã xác định bốn loại CSF chính có thể tăng cường việc thực hiện cơng trình xanh ở UAE.

2. Ngồi ra, bối cảnh cụ thể của UAE với phần lớn dân số là người nước ngoài sống ở UAE trong một số năm hạn chế và chủ yếu là người thuê nhà hơn là chủ sở hữu, khiến UAE trở nên khá độc đáo về khía cạnh xã hội. Do đó, đáng để điều tra mức độ nhận thức, thách thức trong bối cảnh độc đáo này.

a. Chính sách khơng rõ ràng từ chính phủ và thiếu các chương trình để thúc đẩy và thực hiện.

b. Chưa có cơng cụ Kiểm định tiêu chuẩn nào có thể đánh giá và cơng nhận cơng trình xanh theo kiểm tốn.

d. Thiếu sự hỗ trợ từ các chuyên gia và ngành dịch vụ cho Thiết kế Cơng trình Xanh.

e. Sự phản kháng và thiếu hiểu biết của các cơ quan nhà nước và địa phương về Cơng trình xanh.

1. Cần phải giáo dục công chúng về các vấn đề hiện tại. Làm được như vậy sẽ tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan đấu tranh, ứng dụng và triển khai xây dựng cơng trình xanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

8 “An overview of the challenges in Malaysian green construction/Asniza Hamimi Abdul Tharim...[et al.]” [19]

2015 1. Nghiên cứu xác định: các nhà quản lý dự án đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp thành cơng một cơng trình xanh. Tuy nhiên, nhận thức của họ về những thách thức trong dự án là rất quan trọng khi họ đang quản lý cơng trình xanh.

2. Do đó, tất cả kiến thức và kỹ năng của họ có thể giúp đảm bảo rằng họ có thể thực hiện đúng vai trị mình trong thời gian xây dựng xanh, từ đó giảm thiểu các thách thức

1. Kết quả này tương tự với những phát hiện từ nghiên cứu trước đó cho thấy rằng cần có thời gian dài hơn để chuẩn bị trước cho các dự án cơng trình xanh.

9 “Assessing the

effectiveness of problem and project-based learning in a green building design and construction course using ETAC criteria” [20]

2014 1. Nghiên cứu cung cấp kiến thức thực hành về phát triển bền vững. Nghiên cứu cũng phác thảo các nguyên tắc LEED.

1.Cần cung cấp thêm chi tiết về số lượng tiêu chí LEED thu được một số phân loại LEED nhất định (tức là Cần bao nhiêu tiêu chí để đạt được xếp hạng dự án bạc, vàng và bạch kim).

2. Cần có nhiều nghiên cứu tình huống hơn vì các nghiên cứu tình huống cho phép hiểu sâu hơn.

10 “Sustainable energy performances of green buildings: A review of current theories, implementations and challenges” [21]

2013 1. Nghiên cứu phát hiện rõ ràng các tham số linh hoạt để cải thiện hiệu suất năng lượng của các tòa nhà xanh. Các thông số này từ các nghiên cứu liên ngành nhằm phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng, bảo trì và nghiên cứu người dùng.

1. Nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí về năng lượng, hiệu suất tiêu thụ năng lượng và các yếu tố khác liên quan đến giai đoạn vận hành.

</div>

×