Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu về chi phí cho doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trong bối cảnh chuyển đổi số tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 243 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH </b>

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

<b>1. PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG </b> : Chủ tịch hội đồng

<b>2. TS. HUỲNH NHẬT MINH </b> : Thư ký

<b>3. TS. LÊ HOÀI LONG </b> : Cán bộ phản biện 1

<b>4. TS. ĐINH CÔNG TỊNH </b> : Cán bộ phản biện 2

<b>5. TS. CHU VIỆT CƯỜNG </b> : Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có).

<b>KỸ THUẬT XÂY DỰNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

__________________________

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>

<b>________________________ </b>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>Họ và tên học viên: NGUYỄN PHẠM KỲ QUỐC </b> MSHV: 2170891 Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1997 Nơi sinh: Kiên Giang Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã ngành: 8580302

<b>I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu về chi phí cho doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trong bối cảnh chuyển đổi </b>

<i><b>số tại Việt Nam (Research and propose solutions for database management of expenses for small and medium construction enterprises in the context of digital transformation in Vietnam). </b></i>

<b>II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: </b>

1. Nghiên cứu về các giải pháp xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. So sánh và lựa chọn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

2. Nghiên cứu các công cụ về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm: lưu trữ, quản lý, tích hợp và khai thác dữ liệu.

3. Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm: mơ hình quan hệ dữ liệu, mơ hình ETL dữ liệu và báo cáo thông minh phục vụ cho việc phân tích và khai thác dữ liệu để giải quyết 3 vấn đề: tình trạng thanh tốn hợp đồng dự án, đánh giá tình trạng thanh tốn dự án và dự đoán đơn giá nguyên vật liệu. 4. Liên hệ dự án thực tế để chứng minh tính khả thi của hệ thống.

<b>III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 04/09/2023 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 18/12/2023 </b>

<b>V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS. PHẠM HỒNG LUÂN </b>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 </i>

<b>CÁN BỘ HƯỚNG DẪN </b>

<b>PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN </b>

<b>CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ rất nhiều phía, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa, các q thầy cơ, bạn bè và gia đình đã đồng hành cùng tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Để có thể hồn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô khoa Kỹ thuật Xây dựng đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Phạm Hồng Luân, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện bài luận này.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức còn hạn chế của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu và thực hiện. Tơi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành từ quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa để bài luận văn có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn.

Cuối cùng, tơi kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các anh chị đã và đang học tập tại trường Đại học Bách Khoa luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024

<b> Học viên thực hiện </b>

<b>NGUYỄN PHẠM KỲ QUỐC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng cơng nghệ kỹ thuật số để tạo ra các quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Dữ liệu và phân tích dữ liệu là yếu tố then chốt tạo nên thành cơng của q trình chuyển đổi số. Dữ liệu được xem là một công cụ giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội mới. Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu có thể được sử dụng để hiểu hành vi và xu hướng của người dùng, giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tự động hóa dữ liệu giúp tối thiểu hóa rủi ro, nâng cao giá trị dữ liệu, thuận lợi cho việc quản lý, giảm thời gian và chi phí thực hiện. Để có thể tự động hóa dữ liệu, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database Management System). Việc xây dựng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu bao gồm các cơng việc sau: mơ hình hóa và thiết kế dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, bảo mật dữ liệu, tích hợp dữ liệu và khai thác dữ liệu.

Kho dữ liệu độc lập Data Mart (Independents Data Marts) được sử dụng để nghiên cứu về vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu về chi phí cho doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ vì các lý do sau: phù hợp cho việc thực hiện báo cáo và phân tích dữ liệu, chi phí lưu trữ thấp, u cầu trình độ chun mơn về công nghệ cho việc xây dựng và quản lý dữ liệu là không cao, giải quyết được các vấn đề đang có của doanh nghiệp và việc mở rộng kho dữ liệu là dễ dàng và nhanh chóng.

Luận văn đã xây dựng kho dữ liệu Data Warehouse cho doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ từ việc xây dựng và tích hợp các kho dữ liệu Data Mart. Xây dựng mơ hình ETL dữ liệu giúp q trình tải dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp vào kho dữ liệu được tự đơng hóa. Thiết kế báo cáo thông minh giải quyết 3 vấn đề: báo cáo tình trạng thanh tốn hợp đồng dự án, báo cáo đánh giá tình trạng thanh tốn dự án và báo cáo dự đoán đơn giá nguyên vật liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ABSTRACT </b>

Digital transformation is the process of applying digital technology to create new processes, products, or services. Data and data analysis are crucial factors for the success of the digital transformation process. Data is seen as a tool to help businesses identify new opportunities. In the digital age, data can be used to understand user behavior and trends, helping businesses create a competitive advantage in the market. Automating data helps minimize risks, enhances data value, facilitates management, and reduces time and implementation costs. To be able to automate data, businesses need a Database Management System (DBMS). Building a Database Management System involves tasks such as data modeling and design, data storage, data security, data integration, and data mining.

The Independent Data Mart is used to research cost-related database management issues for small and medium construction businesses for several reasons: it is suitable for generating reports and analyzing data, has low storage costs, requires moderate technological expertise for data construction and management, addresses current business challenges, and facilitates easy and rapid expansion of the data repository.

The thesis has constructed a Data Warehouse for small and medium-sized construction businesses by building and integrating Data Mart repositories. Designing an Extract, Transform, Load (ETL) model automates the process of loading data from the business's database into the automated data repository. The design of Business Intelligence (BI) Reports addresses three issues: reporting on project contract payment status, reporting on project status evaluation, and reporting on the prediction of raw material unit prices.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<b>Tôi xin cam đoan để tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu về chi phí cho doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam” là công việc do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. </b>

TS. Phạm Hồng Luân.

Quá trình thực hiện luận văn dựa trên kiến thức, hiểu biết của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các tài liệu tham khảo có trích dẫn, khơng có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào. Kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về cơng việc thực hiện của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

<b> Học viên thực hiện </b>

<b>NGUYỄN PHẠM KỲ QUỐC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ... i

LỜI CẢM ƠN ...ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ... iii

ABSTRACT ... iv

LỜI CAM ĐOAN ... v

MỤC LỤC ... vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH ... xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... xiii

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ... xv

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

1.1 Bối cảnh chuyển đổi số trên thế giới ... 1

1.1.1 Tổng quan về chuyển đổi số trên thế giới ... 1

1.1.2 Đặc điểm của quá trình chuyển đổi số ... 2

1.1.3 Tầm nhìn về chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới ... 3

1.1.4 Các giai đoạn chuyển đổi số ... 5

1.1.5 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới ... 6

1.2 Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam ... 6

1.2.1 Tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam ... 6

1.2.2 Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam ... 7

1.2.3 Một số giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ... 9

1.3 Sự cần thiết của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ tại Việt Nam ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.3.1 Lợi ích của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp xây dựng ... 16

1.3.2 Các rào cản chuyển đổi số đối với doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ... 17

1.4 Xác định vấn đề nghiên cứu ... 17

1.5 Mục tiêu của nghiên cứu ... 20

1.6 Phạm vi nghiên cứu ... 21

1.7 Kết quả mong muốn ... 21

1.8 Cấu trúc luận văn ... 21

1.9 Kết luận chương 1 ... 22

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 23

2.1 Các khái niệm cơ bản ... 23

2.1.1 Doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ ... 23

2.1.2 Trình tự đầu tư xây dựng... 23

2.1.3 Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng ... 23

2.1.4 Chi phí của doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án ... 23

2.1.10 Báo cáo thông minh ... 28

2.2 Các nghiên cứu trước đây ... 28

2.3 Tổng quan về cơ sở dữ liệu ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.3.1 Sơ lược về cơ sở dữ liệu ... 35

2.3.2 Thực trạng quản lý cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp xây dựng ... 37

2.3.3 Các giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay ... 38

2.3.4 Lựa chọn giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu ... 45

2.4 Giới thiệu chung về kho dữ liệu - Data Warehouse ... 49

2.4.1 Phân biệt Data Mart và Data Warehouse ... 49

2.4.2 Tổng quan Data Warehouse ... 50

2.4.3 Đặc tính của Data Warehouse ... 51

2.4.4 Ý nghĩa của Data Warehouse ... 52

2.4.5 Kiến trúc Data Warehouse ... 52

2.4.6 Các phương pháp thiết kế Data Warehouse ... 54

2.4.7 Các kiểu dữ liệu trong Data Warehouse ... 54

2.4.8 Các loại bảng (Table) trong Data Warehouse ... 55

2.4.9 Các lược đồ của Data Warehouse ... 56

2.4.10 Trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL) ... 58

2.4.11 Quy trình xây dựng kho dữ liệu Data Mart ... 58

2.5 Giới thiệu công cụ quản lý dữ liệu ... 61

2.5.1 Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu SQL ... 61

2.5.2 Lựa chọn công cụ quản lý cơ sở dữ liệu ... 64

2.6 Giới thiệu công cụ lưu trữ dữ liệu ... 65

2.6.1 Tổng quan về dịch vụ điện toán đám mây ... 65

2.6.2 Tổng quan về Amazon Web Services ... 66

2.6.3 Một số dịch vụ của Amazon Web Services ... 66

2.7 Giới thiệu công cụ tích hợp dữ liệu Pentaho Data Integration... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2.8 Giới thiệu công cụ khai thác dữ liệu Microsoft Power BI ... 68

2.9 Kết luận chương 2 ... 69

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 70

3.1 Quy trình nghiên cứu ... 70

3.2 Kết luận chương 3 ... 78

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG KHO DỮ LIỆU TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY DÙNG CHO QUẢN LÝ DỮ LIỆU VỀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ... 79

4.1 Xây dựng kho dữ liệu RDS trên Cloud Amazon Web Service ... 79

4.1.1 Tạo kho dữ liệu RDS trên Amazon Web Service ... 79

4.1.2 Kết nối kho dữ liệu với MySQL Workbench... 89

4.2 Xây dựng các Data Mart ... 91

4.2.1 Thông tin chi tiết các Table cho Data Mart ... 91

4.2.2 Xây dựng mơ hình dữ liệu theo chủ đề Data Mart ... 96

4.3 Thiết kế mơ hình ETL dữ liệu ... 103

4.3.1 Phân loại dữ liệu ... 103

4.3.2 Trình tự tải dữ liệu ... 103

4.3.3 Thiết kế mơ hình ETL ... 103

4.4 Kết luận chương 4 ... 106

CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG BỘ BÁO CÁO THÔNG MINH ... 107

5.1 Xây dựng bộ báo cáo thông minh từ kho dữ liệu ... 107

5.1.1 Báo cáo tình trạng thanh tốn hợp đồng dự án ... 108

5.1.2 Báo cáo đánh giá tình trạng thanh toán dự án ... 109

5.1.3 Báo cáo dự đoán đơn giá nguyên vật liệu ... 110

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ... 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 124

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

<i>Hình 1.1 Các giai đoạn trong quá trình chuyển đổi số [6] ... 5</i>

<i>Hình 1.2 Trạng thái các doanh nghiệp hướng tới “Trưởng thành” [6] ... 5</i>

<i>Hình 1.3 Sự trưởng thành kỹ thuật số cúa doanh nghiệp ở Châu Á TBD [6] ... 7</i>

<i>Hình 2.1 Kiến trúc Data Warehouse ... 53</i>

<i>Hình 2.2 Mơ hình quản lý tổng thể DBMS của luận văn ... 53</i>

<i>Hình 2.3 Dữ liệu Additive trong Data Warehouse ... 54</i>

<i>Hình 2.4 Mơ tả Transaction Fact Tables ... 55</i>

<i>Hình 2.5 Mơ tả Dimension Tables ... 56</i>

<i>Hình 2.6 Mơ tả lược đồ hình sao ... 56</i>

<i>Hình 2.7 Mơ tả lược đồ bơng tuyết ... 57</i>

<i>Hình 2.8 Mơ tả lược đồ Galaxy... 57</i>

<i>Hình 2.9 Quy trình ETL dữ liệu ... 58</i>

<i>Hình 2.10 Minh họa kiến trúc AWS [34] ... 67</i>

<i><b>Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Chương 1 ... 70</b></i>

<i><b>Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu Chương 2,3 và 4 ... 72</b></i>

<i><b>Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu Chương 5 và 6 ... 75</b></i>

<i>Hình 4.1 Mơ tả bảng lựa chọn dịch vụ trong AWS ... 79</i>

<i>Hình 4.2 Mơ hình quan hệ dữ liệu tổng thể ... 97</i>

<i>Hình 4.3 Lược đồ Galaxy sự kiện thanh tốn ... 98</i>

<i>Hình 4.4 Chi tiết mơ hình dữ liệu sự kiện thanh tốn ... 99</i>

<i>Hình 4.5 Lược đồ Galaxy sự kiện đánh giá tình trạng thanh tốn dự án ... 101</i>

<i>Hình 4.6 Chi tiết mơ hình dữ liệu sự kiện đánh giá tình trạng dự án ... 101</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Hình 4.7 Lược đồ hình sao sự kiện dự đốn đơn giá ngun vật liệu ... 102</i>

<i>Hình 4.8 Chi tiết mơ hình dữ liệu sự kiện dự đoán đơn giá nguyên vật liệu ... 102</i>

<i>Hình 4.9 Mơ hình tổng quan tiến trình ETL ... 104</i>

<i>Hình 4.10 Chi tiết ETL của bảng danh mục khơng cập nhật ... 104</i>

<i>Hình 4.11 Chi tiết ETL của bảng danh mục ít cập nhật ... 105</i>

<i>Hình 4.12 Chi tiết ETL của bảng sự kiện ... 105</i>

<i>Hình 5.1 Mơ hình quan hệ dữ liệu trên Microsoft Power BI ... 107</i>

<i>Hình 5.2 Báo cáo tình trạng thanh tốn hợp đồng dự án ... 109</i>

<i>Hình 5.3 Báo cáo đánh giá tình trạng thanh tốn dự án ... 110</i>

<i>Hình 5.4 Báo cáo dự đốn đơn giá ngun vật liệu... 111</i>

<i>Hình 5.5 Báo cáo thanh toán giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư ... 113</i>

<i>Hình 5.6 Báo cáo thanh tốn giữa doanh nghiệp và nhà thầu phụ ... 113</i>

<i>Hình 5.7 Báo cáo thanh toán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nguyên vật liệu</i> ... 114

<i>Hình 5.8 Báo cáo thanh tốn giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp vật tư ... 114</i>

<i>Hình 5.9 Các chi phí khác khơng có trong hợp đồng ... 115</i>

<i>Hình 5.10 Kết quả báo cáo đánh giá tình trạng thanh tốn dự án ... 115</i>

<i>Hình 5.11 Dự đốn đơn giá thép D10 quý 1 năm 2022 ... 116</i>

<i>Hình 5.12 Dự đoán đơn giá thép D10 quý 3 năm 2022 ... 117</i>

<i>Hình 6.1 Lưu trữ dữ liệu tại File Excel được thiết lập sẵn ... 119</i>

<i>Hình 6.2 ETL dữ liệu ở người dùng cuối ... 119</i>

<i>Hình 6.3 Xem kết quả trên cơng cụ Power BI ... 120</i>

<i>Hình 6.4 Kiểm tra kết nối file Excel nguồn. ... 121</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

<i>Bảng 1.1 Mô tả các giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số ... 9</i>

<i>Bảng 1.2 Ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp công nghệ ... 11</i>

<i>Bảng 1.3 Đánh giá mức độ sẵn sàng trên thị trường của các giải pháp [3] ... 19</i>

<i>Bảng 1.4 Các nhà cung cấp tiêu biểu trên thị trường [3]... 19</i>

<i>Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa cơ sở dữ liệu SQL và NoSQL ... 27</i>

<i>Bảng 2.2 Các giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu ... 39</i>

<i>Bảng 2.3 So sánh Database và Data Warehouse ... 41</i>

<i>Bảng 2.4 So sánh OLTP và OLAP ... 43</i>

<i>Bảng 2.5 So sánh Data Warehouse và Data Lake ... 43</i>

<i>Bảng 2.6 So sánh Data Mart, Data Warehouse và Data Lake ... 44</i>

<i>Bảng 2.7 So sánh Data Lake, Data Warehouse và Data Lakehouse ... 44</i>

<i>Bảng 2.8 Sự khác nhau giữa Data Warehouse và Data Mart ... 49</i>

<i>Bảng 2.9 Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu SQL phổ biến hiện nay ... 61</i>

<i><b>Bảng 3.1 Mục đích và kết luận Chương 1 ... 70</b></i>

<i><b>Bảng 3.2 Mục đích và kết luận Chương 2,3 và 4 ... 73</b></i>

<i><b>Bảng 3.3 Mục đích và kết luận Chương 5 ... 75</b></i>

<i>Bảng 4.1 Thơng tin chi tiết của bảng danh mục dự án ... 92</i>

<i>Bảng 4.2 Thông tin chi tiết của bảng danh mục hợp đồng. ... 92</i>

<i>Bảng 4.3 Thông tin chi tiết của bảng danh mục loại hợp đồng ... 92</i>

<i>Bảng 4.4 Thông tin chi tiết của bảng danh mục khu vực ... 93</i>

<i>Bảng 4.5 Thông tin chi tiết bảng danh mục vật liệu ... 93</i>

<i>Bảng 4.6 Thông tin chi tiết của bảng danh mục thời gian ... 93</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Bảng 4.7 Thông tin chi tiết của bảng sự kiện nguyên vật liệu ... 94</i>

<i>Bảng 4.8 Thông tin chi tiết của bảng sự kiện nhà cung cấp ... 94</i>

<i>Bảng 4.9 Thông tin chi tiết của bảng sự kiện nhà thầu phụ ... 95</i>

<i>Bảng 4.10 Thông tin chi tiết của bảng sự kiện chủ đầu tư ... 95</i>

<i>Bảng 4.11 Thông tin chi tiết của bảng sự kiện doanh nghiệp ... 96</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT </b>

<b>CSDL </b> Cơ sở dữ liệu

<b>DNVVN </b> Doanh nghiệp vừa và nhỏ

<b>DNXDVVN </b> Doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ

<b>DBMS </b> Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database Management System)

<b>ETL </b> Trích xuất, Chuyển đổi, Tải (Extract, Transform, Load)

<b>DWH </b> Data Warehouse

<b>DM </b> Data Mart

<b>RDS </b> Relational Database Service

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

<b>1.1 Bối cảnh chuyển đổi số trên thế giới </b>

<i><b>1.1.1 Tổng quan về chuyển đổi số trên thế giới </b></i>

Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng đến kinh ngạc của các cơng nghệ mới mà chỉ có thể là khoa học viễn tưởng. Số hóa hay chuyển đổi số đang trở thành q trình tồn cầu, xã hội đang hướng tới một tương lai số. Nó liên quan đến sự chuyển đổi của các mơ hình kinh doanh và cơng cụ sản xuất dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Ở mức độ này hay mức độ khác, việc sử dụng cơng nghệ kỹ thuật có thể thấy ở mọi nơi và trong mọi lĩnh vực. Quá trình này bao gồm những thay đổi gắn liền với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào trong cuộc sống, thay đổi lối sống và đơn giản hóa đời sống.

Chuyển đổi số là một tiến trình tự nhiên từ chuyển đổi mơ hình kinh doanh truyền thống sang mơ hình mới, phù hợp hơn với thế giới hiện đại. Sự khác biệt quan trọng là cơ hội đổi mới, khả năng mở rộng và sự linh hoạt có thể có trong bất kỳ quy trình chuyển đổi nào. Chuyển đổi số khơng phải là chương trình diễn ra một lần. Một khi đã bắt đầu, nó mở ra cho doanh nghiệp sự tiến hóa liên tục và mang lại nhiều hiệu quả hơn. Chuyển đổi số được hỗ trợ bởi công nghệ, nhưng thành cơng của nó cịn nhiều hơn thế nữa. Điều đó có nghĩa lả thực hiện thay đổi trên tồn doanh nghiệp để phát triển mơ hình hoạt động và mơ hình kinh doanh của tổ chức. Và nó có nghĩa là tích hợp khối lượng lớn dữ liệu để dự đoán, tác động và phản hồi hành vi của khách hàng. Mục tiêu là đảm bảo kết quả kinh doanh rõ ràng [1].

Chuyển đổi kỹ thuật số là một chiến lược toàn diện dựa trên một số cơng nghệ có sẵn của doanh nghiệp hoặc sử dụng một số công nghệ mới. Xây dựng một nền tảng kỹ thuật số hay nền tảng tăng cường kỹ thuật số là điều cần thiết để tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số [2].

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng cơng nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới” [3].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tóm lại, chuyển đổi số là một quá trình áp dụng các cơng nghệ kỹ thuật số vào doanh nghiệp. Q trình này mang lại nhiều lợi ích như: giúp cải thiện năng lực vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo thêm các giá trị mới.

<i><b>1.1.2 Đặc điểm của quá trình chuyển đổi số 1.1.2.1 Tính cấp thiết của chuyển đổi số </b></i>

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay Cách mạng công nghiệp 4.0 là khái niệm khơng cịn xa lạ với tất cả mọi người. Đây là cuộc cách mạng tập trung vào việc phát triển công nghệ kỹ thuật số với sự hỗ trợ của một số công nghệ mới như Internet vạn vật (Internet of Things), Truy cập dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence),… Chuyển đổi số cho phép kết nối, tích hợp cơng nghệ và giúp quá trình tương tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn. Một số khảo sát đánh giá mức độ tác động của chuyển đổi đến GDP các nước trên thế giới như sau:

Theo kết quả nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60% [4].

Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động đến chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36% [4].

Theo các số liệu mới được Microsoft công bố tháng 6 năm 2018, GDP của Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng thêm 1% hàng năm nếu ngành sản xuất của khu vực này thực hiện chuyển đổi số. Vào năm 2021, GDP Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt thêm 387 tỷ USD nhờ vào những chuyển đổi số của ngành sản xuất [5]. Tăng trưởng GDP của Thái Bình Dương thêm 2,6 đến 3,1 nghìn tỷ USD, hoặc lên tới 7,4% GDP bổ sung, vào năm 2024. Nghiên cứu của IDC cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chuyển đổi thành công tạo ra doanh thu và năng suất lao động cao hơn 50%, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu thu được gấp đôi lợi ích [6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Tất cả các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng, chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết và đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đối với mọi tổ chức, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Nó quyết định sự ổn định, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

<i><b>1.1.2.2 Những lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số </b></i>

Đối với quốc gia: chuyển đổi số giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra các giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao cuộc sống người dân,…

Đối với doanh nghiệp: chuyển đổi số giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí, cải thiện năng lực làm việc của nhân viên, nâng cao tính cạnh tranh, tăng doanh thu, tạo ra các trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng,…

<i><b>1.1.2.3 Những hạn chế khi thực hiện chuyển đổi số </b></i>

Còn nhiều rủi ro về an ninh mạng và bảo mật thông tin.

Nhân lực không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị đào thải, thất nghiệp.

<i><b>1.1.3 Tầm nhìn về chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới </b></i>

Chuyển đổi số đang thay đổi tư duy của các nhà quản lý trên toàn cầu. Hiệu quả đáng kinh ngạc như gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, các hành động trong việc áp dụng chuyển đổi số đã được bắt đầu:

Từ nửa sau thế kỷ XX, sự ra đời của công nghệ số được coi là phương tiện khắc phục những hạn chế về không gian và thời gian, những tiêu cực của tính chủ quan cản trở sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong thế kỷ XXI, ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đã tăng lên đáng kể, công nghệ giúp cuộc sống mọi người dễ dàng hơn rất nhiều với những lợi ích như: tiết kiệm thời gian, tiếp cận thông tin mới và đơn giản hóa cuộc sống hằng ngày [7].

Một báo cáo năm 2015 cho biết các doanh nghiệp kỹ thuật số trưởng thành tập trung vào việc tích hợp các cơng nghệ kỹ thuật số như phân tích đám mây để chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kỹ thuật số kém phát triển thì tập trung vào việc giải quyết các vấn đề kinh doanh rời rạc bằng các công nghệ kỹ thuật số riêng lẻ [8].

Năm 2017, mặc dù có vẻ phổ biến nhưng cơng nghệ kỹ thuật số chỉ mới bắt đầu thâm nhập vào các ngành cơng nghiệp. Theo kết quả của nghiên cứu, trung bình các ngành cơng nghiệp được số hóa chưa đến 40% [9].

Năm 2020, 37% doanh nghiệp Châu Âu vẫn chưa áp dụng bất kỹ công nghệ kỹ thuật số mới nào, so với 27% ở Hoa Kỳ. Đáng khích lệ là tỷ lệ các công ty kỹ thuật số ở Liên minh Châu Âu đã tăng gần 5% so với năm 2019, Hoa Kỳ cũng có mức tăng tương tự. Khoảng cách rõ rệt nhất giữa Châu Âu và Hoa Kỳ trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, cũng như trong việc áp dụng công nghệ liên quan đến Internet vạn vật [10].

Trong một cuộc khảo sát 12500 cơng ty được thực hiện vào năm 2021, có khoảng 55% doanh nghiệp nhận thấy nhận thấy nhu cầu sử dụng công nghệ kỹ thuật số tăng do hậu quả lâu dài của đại dịch COVID-19. 45% công ty cho biết sẽ tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số [11].

Báo cáo tài chính ở Châu Phi được chuẩn bị trên cơ sở dữ liệu có sẵn vào tháng 9 năm 2021 cho biết khoảng 89% ngân hàng Châu Phi được khảo sát báo cáo rằng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đối với các quy trình nội bộ của họ, tỷ lệ tương tự tin rằng việc khách hàng chuyển sang các kênh kỹ thuật số sẽ tiếp tục tăng sau khi đại dịch kết thúc [12].

Vào năm 2022, 53% công ty báo cáo đã hành động hoặc đầu tư để trở nên kỹ thuật số hơn. Trung bình, 69% doanh nghiệp EU sử dụng ít nhất một công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, gần bằng với báo cáo của các doanh nghiệp Hoa Kỳ (71%) [13].

Để có thể tạo nên sự đột phá, chuyển đổi số là động lực lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nó mang tính tổng thể và toàn diện từ cơ quan chức năng đến địa phương, từ doanh nghiệp đến các phòng ban trong mọi lĩnh vực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>1.1.4 Các giai đoạn chuyển đổi số </b></i>

Theo nghiên cứu của Cisco vào năm 2020, có 4 giai đoạn trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm: Xuất phát, Quan sát, Thách thức, Trưởng thành.

<i>Hình 1.1 Các giai đoạn trong quá trình chuyển đổi số [6] </i>

Trong báo cáo, Cisco và IDC nhấn mạnh trong 1424 doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2020, 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp “Quan sát”, tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn “Thách thức” và 3% các doanh nghiệp đã “Trưởng thành” [6].

<i>Hình 1.2 Trạng thái các doanh nghiệp hướng tới “Trưởng thành” [6] </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>1.1.5 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới </b></i>

Rất khó để có thế nắm bắt được những thay đổi nào là cần thiết trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có một số xu hướng được thiết lập để định hình quá trình chuyển đổi số như sau:

<i>Điện toán đám mây (Cloud computing): thuật ngữ cloud computing ra đời giữa </i>

năm 2007, được sử dụng để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra những năm qua. Công nghệ này đã thay đổi phương thức hoạt động của các doanh nghiệp, cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu bất cứ khi nào từ mọi nơi trên thế giới. Từ đó tăng hiệu quả làm việc và giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.

<i>Mơ hình làm việc hỗn hợp (The hybrid work model): đây là mơ hình làm việc kết </i>

hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa, làm thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Mơ hình này cho phép nhân viên tối ưu năng suất làm việc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, lịch làm việc sẽ tùy vào mỗi doanh nghiệp, khơng có quy tắc chung cho mơ hình này.

<i>Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI & Machine Learning): phần mềm tự động hóa </i>

được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng chủ đạo trong bối cảnh chuyển đổi số trên thế giới. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ để cải thiện năng suất.

<i>Blockchain, NFT và Metaverse: đây cũng là một công nghệ được ưu tiền hàng </i>

đầu đối với các doanh nghiệp, với các tính năng tự động hóa và thực thi thỏa thuận, giúp doanh nghiệp dễ dàng mua, bán hoặc cấp quyền truy cập như mong muốn.

<b>1.2 Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1 Tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam </b></i>

Theo kết quả từ khảo sát khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Cisco vào năm 2020 cho thấy Việt Nam đang ở giai đoạn “Xuất phát”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Hình 1.3 Sự trưởng thành kỹ thuật số cúa doanh nghiệp ở Châu Á TBD [6] </i>

Nhìn chung, tất cả các thị trường Châu Á Thái Bình Dương đang trở nên trưởng thành hơn về mặt kỹ thuật số, với những tiến bộ đáng chú ý là Indonesia và Việt Nam. Singapore, Nhật Bản và NewZealand tiếp tục dẫn đầu nhóm “Quan sát”, khơng có thay đổi về thứ hạng so với năm 2019. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Thái Lan lần lượt vượt qua Hàn Quốc, Hồng Kông và Malaysia [6].

<i><b>1.2.2 Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam </b></i>

Đứng trước xu hướng chuyển đổi số đang phát triển nhanh chóng trên thể giới Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản pháp luật để thúc đẩy chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về “Chương trình chuyển đổi số số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với ba trụ cột chính gồm: xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:

<i>Chính phủ số: 80% dịch vụ cơng trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương </i>

tiện; 90% hồ sơ cấp bộ tỉnh, 80% hồ sơ cấp huyện và 60% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê được báo cáo, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thơng tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Kinh tế số: kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh </i>

vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hằng năm tăng 7%.

<i>Xã hội số: tỷ lệ dân số có tài khoản thanh tốn điện tử trên 50%; Việt Nam thuộc </i>

nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng [14].

Khảo sát của VCCI và JETRO với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy thực trạng khiêm tốn trong chuyển đổi số doanh nghiệp với các rào cản chính gồm:

• Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số cịn cao.

• Hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện tại kém phát triển.

• Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng. • Nguồn lực chuyển đổi số cịn hạn chế.

• Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa. • Khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin về công nghệ số [3].

Theo kết quả khảo sát của VCCI, tuy khối SMEs chiếm tới gần 98% số lượng doanh nghiệp của Việt Nam, song trình độ khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo cịn thấp, có đến 80 - 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là công nghệ cũ từ thập niên 1980 - 1990 [15].

Theo kết quả khảo sát của VINASA năm 2020, 72% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào và 69% còn lúng túng trong việc lựa chọn đối tác để triển khai chuyển đổi số [16].

Đối với chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp, dù rằng việc chuyển đổi số còn chậm, thể hiện qua số lượng nhiều các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm cơng, tính lương,… có một tỷ lệ tương đối lớn các doanh nghiệp đã chuyển đổi số hoạt động quản trị, vận hành ở mức cơ bản:

• 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế tốn.

• Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử. • Hầu như các doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

• Các phần mềm khai báo thuế, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến được ứng dụng tại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam [3].

Từ thực trạng chuyển đổi số như trên, có thể thấy, chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều khó khăn để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện chuyển đổi số. Các tác nhân ảnh hưởng chính đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm: con người, quy trình và cơng nghệ. Để thành cơng thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải lựa chọn lộ trình và giải pháp phù hợp.

<i><b>1.2.3 Một số giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam </b></i>

<i>Về con người: </i>

• Chuyển đổi số bắt đầu từ tư duy và nhận thức của người lãnh đạo, lựa chọn lộ trình phù hợp với doanh nghiệp là yếu tố tất yếu dẫn đến chuyển đổi số thành cơng.

• Đào tạo nhân sự để ứng phó kịp thời với các cơng nghệ đang thay đổi nhanh chóng.

Sử dụng các thiết bị cảm biến để thu thập thông tin một cách liên tục, giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ hoạt động, giám sát, phân tích và đưa ra các quyết định ứng phó một cách nhanh chóng [3].

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>STT Giải pháp Mô tả </b>

2 Công nghệ AR/VR

Là các giải pháp thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ có mức độ tương tác hoặc trực quan cao hơn [3].

3 Dịch vụ an toàn, an ninh mạng

Là dịch vụ của bên thứ ba nhằm đảm bảo an tồn khơng gian mạng, chống tấn công, chống giả mạo, giúp đảm bảo hoạt động trực tuyến của doanh nghiệp không bị gián đoạn và gian lận [3].

4 Phân tích dữ liệu

Là các giải pháp phần mềm, cho phép doanh nghiệp tập trung hóa dữ liệu, kết nối các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tổ chức một cách khoa học, tiện lợi để có thể khai thác, phân tích, tìm ra những mối liên kết, thống kê, thông tin về khách hàng,… có lợi và phục vụ cho hoạt động, việc ra quyết định kinh doanh một cách hiệu quả hơn, tự động hơn, chính xác hơn [3].

5 Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI & Machine Learning)

Là sự tích hợp của khoa học máy tính và sinh lý học. Trí thơng minh là khả năng suy nghĩ để tưởng tượng, tạo ra ghi nhớ và hiểu biết, nhận dạng các mẫu, đưa ra lựa chọn và học hỏi kinh nghiệm. Trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc làm cho máy tính hoạt động giống con người hơn và trong thời gian ngắn hơn [17].

6 Blockchain, NFT và Metaverse

Là một sổ cái kỹ thuật số phi tập trung, nơi dữ liệu được lưu trữ, bảo mật bằng các nguyên tắc mật mã. Là một công nghệ dựa trên Internet được đánh giá cao nhờ khả năng xác thực công khai, ghi lại và phân phối các giao dịch trong sổ cái được mã hóa, bất biến [18].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>STT Giải pháp Mô tả </b>

7 Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn là trung tâm của khoa học hiện đại. Dữ liệu này có khối lượng lớn và phức tạp đến mức khó thể thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu bằng các phần mềm truyền thống. Nguồn dữ liệu được lấy từ giao dịch, email, video, hình ảnh, âm thanh, nhật ký, truy vấn tìm kiếm,… được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu lớn [19].

8 Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện tốn đám mây mơ tả các ứng dụng để mở rộng có thể truy cập thơng qua Internet. Các ứng dụng đám mây này sử dụng các trung tâm dữ liệu lớn và máy chủ mạnh để lưu trữ các ứng dụng Web và dịch vụ Web. Bất kỳ ai có kết nối Internet phù hợp và trình duyệt tiêu chuẩn đều có thể truy cập ứng dụng đám mây [20].

<i>Bảng 1.2 Ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp công nghệ </i>

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

1

Công nghệ Internet of Things (IoT)

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

• IoT là một mạng lưới đa dạng và phức tạp, vì vậy bất cứ lỗi hoặc lỗi trong phần mềm hoặc lỗi trong phần cứng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

• Vì được kiểm sốt bởi cơng nghệ nên sẽ có nguy cơ mất dữ liệu, quyền riêng tư.

• Thơng tin trên các thiết bị được kết nối với Internet, do đó có thể bị tấn cơng bởi tin tặc.

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>u cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ: Cao. </i>

2 <sup>Cơng nghệ </sup>AR/VR

<i>Ưu điểm: </i>

• AR và VR linh hoạt sẽ mang đến cơ hội để tham gia thị trường kỹ thuật số tiên tiến. Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thực tế sẽ làm tăng tỉ lệ tương tác của người tiêu dùng.

• Sau đại dịch, mọi người thường thích các dịch vụ và sản phẩm trực tuyến hơn là ghé cửa hàng hoặc văn phòng ngoại tuyến. AR/VR cung cấp cho người dùng sự dễ dàng trong việc trải nghiệm sản phẩm và tránh lãng phí thời gian. • Tiết kiệm thời gian và tăng độ hài lòng của khách hàng hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

• Mặc dù một số công ty đã bước đầu thử nghiệm AR/VR tuy nhiên đa phần các công ty chưa tìm ra cách ứng dụng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>Yêu cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ: Cao. </i>

3

Dịch vụ an tồn, an ninh mạng

<i>Chi phí đầu tư: Trung bình. </i>

<i>u cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ: Trung bình. </i>

4 <sup>Phân tích dữ </sup>liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>u cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ: Trung bình. </i>

5

Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI & Machine Learning)

<i>Nhược điểm: </i>

• Có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của con người. • Tính sáng tạo phụ thuộc vào người lập trình. • Thiếu sự tiếp xúc của con người.

• Tăng sự phụ thuộc vào cơng nghệ. • Tăng vấn đề thất nghiệp.

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>u cầu trình độ chuyên môn về công nghệ: Cao. </i>

6

Blockchain, NFT và Metaverse

<i>Ưu điểm: </i>

• Cải thiện sự chính xác bằng cách loại bỏ sự tham gia của con người vào quá trình xác minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

• Cơng nghệ minh bạch.

• Giao dịch an tồn, riêng tư và hiệu quả.

• Giảm thiểu chi phí bằng cách loại bỏ quá trình xác minh của bên thứ ba.

<i>Nhược điểm: </i>

• Tốc độ và dữ liệu kém hiệu quả.

• Do tính bảo mật trên hệ thống bảo vệ khỏi các vụ tấn công và quyền riêng tư nên có thể dẫn tới các giao dịch và hoạt động bất hợp pháp.

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>u cầu trình độ chun mơn về công nghệ: Cao. </i>

7 <sup>Dữ liệu lớn </sup>(Big Data)

<i>Ưu điểm: </i>

• Ghi nhận dữ liệu lớn và dự báo những thay đổi giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian chuẩn bị và lên kế hoạch ứng biến. • Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, cho phép đề xuất,

đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu trải nghiệm.

• Giúp doanh nghiệp điều hành hệ thống thông suốt, thông báo nhanh các lỗi và vấn đề khi phát sinh.

<i>Nhược điểm: </i>

• Vì dữ liệu là vơ cùng lớn nên doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực và chi phí cao.

• Có thể mất dữ liệu do bị tấn cơng mạng.

<i>Chi phí đầu tư: Cao. </i>

<i>u cầu trình độ chuyên môn về công nghệ: Cao. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>STT Giải pháp Ưu điểm và Nhược điểm </b>

8

Điện tốn đám mây (Cloud Computing)

<i>Ưu điểm: </i>

• Tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng.

• Giảm mức độ phức tạp trong cơ cấu doanh nghiệp. • Có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu.

• Khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mơ cơ sở dữ liệu.

<i>Nhược điểm: </i>

• Phụ thuộc vào Internet.

• Dữ liệu được lưu trữ trong khơng gian của nhà cung cấp. Tìm ẩn rủi ro đánh cấp thông tin nếu hệ thống bảo mật của nhà cung cấp kém.

<i>Chi phí đầu tư: Thấp. </i>

<i>u cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ: Thấp. </i>

<b>1.3 Sự cần thiết của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ tại Việt Nam </b>

<i><b>1.3.1 Lợi ích của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp xây dựng </b></i>

Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê cho biết vốn đầu tư tồn xã hội năm 2022 đạt 9,513 nghìn tỷ đồng, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng chiếm 38,24% [21]. Giá trị thặng dư là vô cùng lớn khi chuyển đổi số ngành Xây dựng, tăng sức cạnh tranh của dịch vụ và sản phảm, tối ưu năng xuất. Đối với doanh nghiệp, việc khai thác sức mạnh của các công nghệ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả với các lợi ích sau:

<i>Gia tăng năng suất: công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng năng </i>

suất bằng cách tối ưu hóa giai đoạn lập kế hoạch, gia tăng sự phối hợp giữa các phịng ban trong suốt q trình thực hiện dự án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>Nâng cao hiệu quả quản lý: hỗ trợ nhà điều hành nâng cao hiệu quả trong công </i>

tác quản lý công nhân, vật tư, nhân sự, máy móc và giám sát các hoạt động ngồi cơng trường dễ dàng hơn. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

<i>Tối ưu chi phí vận hành: làm việc trên mơi trường số giúp doanh nghiệp tự động </i>

hóa quy trình, giảm thiểu nhân sự để tối ưu chi phí vận hành.

<i>Cải thiện hợp tác: cơng nghệ kỹ thuật số tạo ra mơi trường mà trong đó các bộ </i>

phận có thể dễ dàng kết nối và chia sẽ dữ liệu giúp cải thiện sự hợp tác giữa nhà thầu, nhà cung cấp, bộ phận quản lý,… trong chuỗi cung ứng xây dựng.

<i><b>1.3.2 Các rào cản chuyển đổi số đối với doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam </b></i>

<i>Tính chất phức tạp của dự án: đa số các dự án xây dựng đòi hỏi các yêu cầu khác </i>

nhau, các hạng mục thi công phức tạp và ít có sự lặp lại.

<i>Khó đào tạo nhân lực ứng dụng cơng nghệ: có lực lượng lao động chun môn </i>

về công nghệ là điều kiện thiết yếu để triển khai chuyển đổi số trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật lại rất khan hiếm khiến, việc tiếp nhận các cơng nghệ mới trở nên khó khăn.

<i>Chi phí thực hiện: sử dụng các cơng nghệ mới địi hỏi doanh nghiệp phải có sự </i>

đầu tư vào cơng tác đào tạo, phần mềm, và thiết bị. Trong khi lợi ích của q trình chuyển đổi số thường khơng thể hiện ngay lập tức.

<i>Khó tìm được giải pháp phần mềm phù hợp: một số bài toán đặc thù của ngành </i>

xây dựng như làm sao kiếm soát tiến độ thi cơng, vật liệu, chi phí dự án hay việc quản lý chất lượng làm việc của đội ngũ công nhân ngồi cơng trường,… của nhiều dự án đang triển khai cùng một lúc là trở ngại lớn đối với các nhà quản lý.

<b>1.4 Xác định vấn đề nghiên cứu </b>

Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp là ưu tiên cho các nền tảng công nghệ số trước tiên hay còn gọi là “Digital-First”. Theo khảo sát về Kinh doanh số (Digital Business Survey) của IDG năm 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cho thấy khoảng 89% doanh nghiệp vừa và nhỏ và 93% doanh nghiệp lớn có kế hoạch áp dụng hoặc đã đưa vào áp dụng chiến lược “Digital Fist” [3].

Theo Báo cáo khảo sát tác động của đại dịch Covid-19 lần 2 đối với doanh nghiệp vào năm 2020 cho thấy, 20% doanh nghiệp trả lời phải tạm dừng hoạt động; 76% doanh nghiệp cho biết không cân đối được thu chi; 2% doanh nghiệp đã giải thể, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch [22]. Khơng nằm ngồi số liệu trên, doanh nghiệp xây dựng đang đổi mặt với nhiều thách thức sau đại dịch Covid-19. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã tạm gác lại vấn đề lợi nhuận để tập trung tồn lực tìm kiếm và áp dụng các công nghệ để từng bước chuyển đổi doanh nghiệp, nhưng kết quả không đạt được như kỳ vọng. Bởi vì khơng phải giải pháp cơng nghệ nào cũng phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng và đáp ứng được các nhu cầu về dự án.

Quản lý CSDL là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với DNVVN. CSDL của doanh nghiệp xây dựng là tương đối lớn, dữ liệu khơng chỉ cần được bảo mật mà cịn phải dễ dàng tìm kiếm, xử lý, phân tích và được lưu trên một nền tảng chung của doanh nghiệp. Quản lý CSDL hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

• Tạo được sự thống nhất trong dữ liệu của trong doanh nghiệp, khai thác thơng tin nhanh chóng do dữ liệu đã được sếp theo một trình tự nhất định.

• Cung cấp cái nhìn tổng quan về dữ liệu mà doanh nghiệp đang có, giải quyết các bài tốn về chi phí dự án, chi phí doanh nghiệp cũng như tiến trình thanh tốn của doanh nghiệp xây dựng một cách nhanh chóng và chính xác.

• Hỗ trợ đưa ra các quyết định là yếu tố then chốt của việc lựa chọn quản lý CSDL. Đặc thù của ngành xây dựng là thời gian, mất nhiều thời gian để phản ứng sẽ làm tăng chi phí trong q trình thực hiện dự án.

• Khi dữ liệu mang tính nhất quán và được kết nối hiệu quả sẽ là nền tảng cho việc phát triển các công nghệ tiếp theo của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn vấn đề quản lý CSDL là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp xây dựng vì các lý do sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

• Chi phí đầu tư cho cơng nghệ: Thấp.

• u cầu trình độ đào tạo chun mơn cho nhân lực: Trung Bình. • Chất lượng giải pháp: Trung Bình - Tốt [3].

• Xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu: Nhanh. • Quy mô mở rộng dữ liệu: Không giới hạn.

Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã đưa ra các chỉ dẫn về giải pháp, mức độ sẵn sàng và các nhà cung cấp của việc phát triển hạ tầng công nghệ thơng tin, dữ liệu, phân tích dữ liệu như sau:

<i>Bảng 1.3 Đánh giá mức độ sẵn sàng trên thị trường của các giải pháp [3] </i>

Các hệ thống CSDL, lưu trữ dữ liệu Cao Tốt Trung bình

<i>Bảng 1.4 Các nhà cung cấp tiêu biểu trên thị trường [3] </i>

Giải pháp Nhà cung cấp trong nước Nhà cung cấp nước ngoài

Thiết bị mạng IGate <sup>Cisco, Tplink, Juniper, </sup>Fortinet, HPE, Linksys

Máy chủ Không sẵn sàng Dell, HP, IBM, Fujitsu

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Giải pháp Nhà cung cấp trong nước Nhà cung cấp nước ngoài

Trung tâm dữ liệu <sub>CMC, FPT, Viettel, VNPT, </sub>VNG,…

Amazon AWS, Azure, Google Cloud

Dịch vụ đám mây

Các hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu

Không sẵn sàng

MySQL, Postgres, Microsoft SQL, Elastics, MongoDB, Hortonworks

Phân tích dữ liệu <sup>Chủ yếu cung cấp dưới dạng </sup>dịch vụ triển khai

PowerBI, Tableau, Jasper, Pentaho, Birt, SpagoBI

Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, luận văn sẽ nghiên cứu về vấn đề quản lý CSDL về chi phí cho DNXDVVN tại Việt Nam. So sánh và đề xuất giải pháp xây dựng DBMS cho doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng mơ hình quan hệ, mơ hình ETL dữ liệu và các báo cáo thông minh giúp doanh nghiệp khai thác dữ liệu một cách tự động hóa.

<b>1.5 Mục tiêu của nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được tiến hành nhằm thực hiện các cơng việc sau đây:

• Nghiên cứu các giải pháp quản lý CSDL. So sánh và lựa chọn giải pháp phù hợp với DNXDVVN tại Việt nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

• Nghiên cứu các công cụ về quản lý CSDL, bao gồm: lưu trữ, quản lý, tích hợp và khai thác dữ liệu.

• Xây dựng mơ hình quan hệ dữ liệu, mơ hình ETL dữ liệu và các báo cáo thơng minh phục vụ cho việc phân tích và khai thác dữ liệu về chi phí của doanh nghiệp xây dựng.

• Liên hệ dự án thực tế để đánh giá tính khả thi của DBMS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>1.6 Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở các DNXDVVN tại Việt Nam. Dữ liệu về chi phí doanh nghiệp xây dựng được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn bao gồm: chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

Nghiên cứu về giải pháp quản lý CSDL trong bối cảnh chuyển đổi số bao gồm: điện toán đám mây, cơng cụ quản lý, tích hợp và khai thác dữ liệu.

Nghiên cứu mơ hình dữ liệu nhằm xây dựng các báo cáo thông minh để giải quyết 3 vấn đề:

• Vấn đề 1: Báo cáo tình trạng thanh tốn hợp đồng dự án. • Vấn đề 2: Báo cáo đánh giá tình trạng thanh tốn dự án. • Vấn đề 3: Báo cáo dự đoán đơn giá nguyên vật liệu.

<b>1.7 Kết quả mong muốn </b>

Đề xuất giải pháp hữu ích cho cơng tác quản lý CSDL về chi phí cho DNXDVVN tại Việt Nam.

Xây dựng DBMS nhằm tự động hóa dữ liệu về chi phí cho doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng các báo cáo ứng dụng thực tiễn hỗ trợ nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về dữ liệu chi phí.

<b>1.8 Cấu trúc luận văn Chương 1: Đặt vấn đề Chương 2: Cơ sở lý thuyết </b>

<b>Chương 3: Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>Chương 4: Xây dựng kho dữ liệu trên nền tảng đám mây dùng cho quản lý dữ </b>

liệu về chi phí của doanh nghiệp xây dựng

<b>Chương 5: Xây dựng bộ báo cáo thông minh Chương 6: Kết luận và kiến nghị </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>1.9 Kết luận chương 1 </b>

Chương này đã trình bày về bối cảnh chuyển đổi số, cũng như những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp như: gia tăng năng suất, nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí vận hành và cải thiện sự hợp tác. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều hạn chế khiến cho DNXDVVN khó thực hiện chuyển đổi số như: tính chất phức tạp của dự án, khó đào tạo nhân lực ứng dụng cơng nghệ, chi phí thực hiện cao và khó tìm được giải pháp phần mềm phù hợp. Luận văn đã so sánh 8 giải pháp về công nghệ giúp DNXDVVN thực hiện chuyển đổi số. Lựa chọn giải pháp xây dựng DBMS vì 5 lý do: chi phí đầu tư thấp, u cầu trình độ chun mơn về cơng nghệ trung bình, chất lượng của giải pháp là trung bình - tốt, xây dựng hạ tầng nhanh và quy mô mở rộng là khơng giới hạn. Ngồi ra, việc có một DBMS hiệu quả sẽ mang lại 4 lợi ích cho doanh nghiệp: tạo được sự thống nhất trong dữ liệu, giải quyết được những bài toán phức tạp của dự án, hỗ trợ đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác và là nền tảng cho việc phát triển các công nghệ tiếp theo của doanh nghiệp. Chương này cũng đã trình bày các mục tiêu, phạm vi và kết quả mong muốn của nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của CSDL, so sánh các giải pháp quản lý CSDL phổ biến hiện nay và lựa chọn giải pháp phù hợp với DNXDVVN trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT </b>

<b>2.1 Các khái niệm cơ bản </b>

<i><b>2.1.1 Doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ </b></i>

Theo Điều 5 tại Nghị định 80/2021 NĐ-CP về tiêu chí xác định doanh nghiệp

<i>xây dựng vừa và nhỏ (chi tiết xem Phụ lục 1): </i>

Doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng [23].

<i><b>2.1.2 Trình tự đầu tư xây dựng </b></i>

Theo điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết

<i>thúc dự án [24] (chi tiết xem Phụ lục 1). </i>

<i><b>2.1.3 Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng </b></i>

Theo điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng bao gồm: hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp

<i>đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng tư vấn [25] (chi tiết xem Phụ lục 1). </i>

<i><b>2.1.4 Chi phí của doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án </b></i>

Chi phí của doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: chi

<i>phí xây dựng và chi phí thiết bị [26] (chi tiết xem Phụ lục 1). </i>

Theo Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về cơ cấu chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng [26].

</div>

×