Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 232 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Cơng trình nghiên cứu được thực hiện và hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - HCM </b>
<b>Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ </b>
<b>Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS. Nguyễn Thanh Việt </b>
ĐHQG-Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
<b>1. TS. Nguyễn Anh Thư : Chủ tịch hội đồng 2. PGS. TS. Lương Đức Long : Thư ký hội đồng </b>
<b>3. PGS. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn : Cán bộ chấm nhận xét 1 4. TS. Lê Thị Thu Hằng : Cán bộ chấm nhận xét 2 5. TS. Phạm Hải Chiến : Uỷ viên hội đồng </b>
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>
Họ và tên học viên: BÙI XUÂN TỰ Ngày, tháng, năm sinh: 24/03/1997 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số học viên: 2070571 Nơi sinh: Bình Định
Mã số chuyên ngành: 8580302
<b>1. TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG MẠNG BAYESIAN ĐỘNG (DBNs) ĐỂ DỰ BÁO XÁC SUẤT VƯỢT CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG, ÁP DỤNG CHO CÁC NHÀ THẦU THI CÔNG TẠI VIỆT NAM/ USING DYNAMIC BAYESIAN NETWORKS (DBNS) TO FORECAST THE PROBABILITY OF COST OVERRUNS FOR HIGH-RISE </b>
<b>CONTRACTORS IN VIET NAM. </b>
<b>2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN:</b>
- Nhận dạng và xác định được các yếu tố rủi ro gây vượt chi phí thi công tại các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá, xếp hạng và đưa ra những nhân tố chính gây vượt chi phí - Xây dựng mơ hình tương quan xác suất Bayesian động (DBNs) tổng quát để
ước lượng xác suất vượt chi phí thi cơng ở các nhà thầu xây dựng.
- Áp dụng vào dự đốn vượt chi phí thi cơng các dự án thực tế, đánh giá tính hiệu quả của mơ hình, đưa ra các kết luận và khuyến nghị về việc sử dụng mơ hình để quản lý chi phí thi cơng xây dựng các dự án nhà cao tầng tại Việt Nam.
<b>3. NGÀY ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023 4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/12/2023 5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐỖ TIẾN SỸ </b>
<b>TS. NGUYỄN THANH VIỆT </b>
<i>TP.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2023 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">i
Lời đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất từ tận đáy lòng của mình đến hai người thầy tuyệt vời của mình là thầy PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ và thầy TS. Nguyễn Thanh Việt - những người đã ln hỗ trợ, dìu dắt em xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những kiến thức chuyên ngành, những phương pháp phân tích, suy luận và những kinh nghiệm quý báu mà Thầy truyền đạt không chỉ giúp em hiểu thêm rất nhiều khía cạnh của nghiên cứu này nói riêng và cơng tác quản lý xây dựng nói chung. Đó chắn chắn sẽ là hành trang quý giá cho em xuyên suốt sự nghiệp phía trước. Em sẽ mãi biết ơn và trân trọng những bài học quý giá mà hai Thầy đã truyền đạt.
Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể giảng viên, cán bộ Bộ môn quản lý xây dựng nói riêng và Khoa kỹ thuật xây dựng Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM nói chung. Đã giảng dạy, dìu dắt và hỗ trợ em xuyên suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Và chắc chắn rồi em xin không quên gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, anh chị em và những người thân yêu đã luôn bên cạnh, hỗ trợ động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em theo đuổi con đường học tập trong suốt những năm tháng đã qua. Sự tin tưởng, sự khích lệ và những lời động viên từ gia đình và bạn bè đã trở thành nguồn động lực lớn lao để em vượt qua những khó khăn hồn thành chương trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người bạn bè đồng nghiệp, bạn cùng khoá cao học ngành quản lý xây dựng khoá K2020, K2021 đã ủng hộ, đồng hành và đóng góp vào q trình nghiên cứu này. Những người đã chia sẻ thông tin, tham gia khảo sát, tham gia phỏng vấn và cung cấp phản hồi vô cùng quý giá, giúp mở rộng nhiều vấn đề đồng thời giúp em nâng cao chất lượng và giá trị của nghiên cứu này. Rất hy vọng nghiên cứu cũng sẽ là một phương pháp hữu ích gửi đến các anh chị, để có thể vận dụng trong công tác quản lý rủi ro và quản lý chi phí tại các dự án trong ngành xây dựng chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng!
TP.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2023 Học Viên
<b> Bùi Xuân Tự </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Ngày nay, khi mức độ canh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ngày càng gay gắt và khóc liệt. Chính vì thế buộc các cơng ty xây dựng phải không ngừng thay đổi và nâng cao hiệu quả công tác quản lý ở các dự án, nhằm đảm bảo lợi nhuận kinh doanh cũng như uy tín trên thương trường.
Bên cạnh chất lượng xây dựng và đảm bảo tiến độ cam kết thì cơng tác tối ưu chi phí thi cơng và lợi nhuận đạt được của gói thầu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ban chỉ huy dự án và ban điều hành cơng ty.
Chi phí thi cơng xây dựng chịu ảnh hưởng và tác động bởi rất nhiều yếu tố xuyên suốt quá trình thực hiện. Các yếu tố rủi ro luôn thay đổi và biến động theo thời gian và làm thế nào để dự đoán các tác động của chúng đến các trạng thái vượt chi phí thi cơng là mục tiêu cần kiểm sốt.
Một mơ hình tương quan xác suất động được xây dựng từ 16 yếu tố và 29 mối quan hệ mạnh nhất là kết quả của quá trình khảo sát, thu thập và phân tích số liệu được thực hiện cẩn thận qua từng giai đoạn. Mơ hình đã thực hiện kiểm chứng với cơng trình A và cơng trình B là các dự án chung cư cao tầng tại Tp. Hồ Chí Minh . Việc kiểm tra qua 3 thời điểm quan sát là t=0: kết thúc giai đoạn thi cơng phần hầm, t=1: thời điểm cất nóc phần thân thơ, t=2 thời điểm hồn thiện và bàn giao dự án. Kết quả thu được là tương đối sát sao với thực tế.
Mơ hình DBNs đã cung cấp một phương pháp mới để quản lý các rủi ro chi phí thay đổi theo thời gian. Kết quả sử dụng mơ hình giúp đưa ra dự đốn xác suất xảy ra của các biến rủi ro đồng thời chỉ rõ trách nghiệm của các bên liên quan. Kết quả suy luận của mơ hình ở ở các giai đoạn tiếp theo theo từ các bằng chứng hiện tại cũng giúp các nhà quản lý có thể dự báo và tầm sốt các rủi ro liên quan đồng thời đó là chuẩn bị các phương pháp để ứng phó nếu rủi ro xảy ra.
Ngạn ngữ có câu “chúng ta khơng thể quản lý những gì chúng ta khơng thể đo lường” và kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm một giải pháp giúp dự báo, đo lường chi phí hữu hiệu cho các nhà quản lý dự án. Việc vận dụng mơ hình DBNs hy vọng có thể mở rộng cho các vấn đề khác của công tác quản lý rủi ro dự án xây dựng và góp phần vào sự thành cơng chung của các gói thầu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">iii
Nowadays, as the level of competition among construction companies intensifies. This is precisely why construction companies must ceaselessly strive to enhance the effectiveness of their management operations and ensure profit maximization as well as maintain their reputation in the market.
In addition to construction quality and ensuring committed progress, optimizing construction costs and achieving profits of the bidding package is the most important task of the project steering committee and the company's executive board. Construction costs are influenced and affected by many factors throughout the implementation process. Risk factors are always changing and fluctuating over time and how to predict their impacts on construction cost overruns is the goal that needs to be controlled.
A dynamic Baysian networks model is built from 16 factors and 29 strongest relationships as a result of a careful survey, data collection and analysis process through each stage. The model has been tested with project A and project B, which are high-rise apartment projects in the Ho Chi Minh City. Through three observation times is t=0: end of the basement construction phase, t=1: time of topping out , t=2 time of completion and handover of the project. The results obtained are relatively close to reality.
The DBNs model has provided a new way to manage cost risks that change over time. The results of using the model help predict the probability of occurrence of risk variables and clearly indicate the responsibilities of relevant parties. The inference results of the model in the next stages based on current evidence also help managers predict and screen related risks and prepare methods to respond. respond if a risk occurs.
The saying goes "You can't manage what you can't measure" and the research results have provided an additional solution to help forecast and measure effective costs for project managers. The application of the DBNs model is hoped to be expanded to other issues of construction project risk management and contribute to the overall success of bidding packages.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Tôi cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ này là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập và thực hiện cẩn thận dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ và Thầy TS. Nguyễn Thanh Việt. Tôi cam kết rằng mọi dữ liệu, kết quả và thông tin thể hiện trong Luận văn này được thực hiện với sự trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tôi cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu khoa học bao gồm sự trung thực và tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Tất cả các nguồn tham khảo được sử dụng trong nghiên cứu này đã được tôi trích dẫn và tham chiếu một cách cẩn thận, chính xác và đầy đủ theo đúng hướng dẫn về trích dẫn và tham chiếu.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của Luận văn này. Tơi xin cam đoan rằng khơng có bất kỳ hành vi sao chép, vi phạm quyền tác giả hoặc vi phạm bất kỳ quy tắc nghiên cứu nào trong quá trình viết Luận văn này.
<i> TP.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2023 </i>
Học viên
<b>Bùi Xuân Tự </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">1.2.1 Vấn đề vượt chi phí thi cơng xây dựng. ... 3
1.2.2 Tính cấp thiết của vấn đề vượt chi phí ... 6
1.3 Xác định giai đoạn nghiên cứu ... 6
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu ... 8
2.1.2 Khái niệm nhà cao tầng ... 11
2.1.3 Khái niệm nhà thầu ... 11
2.1.4 Khái niệm về ngân sách thi công dự án ... 11
2.1.5 Định nghĩa vượt chi phí xây dựng ... 12
2.1.6 Định nghĩa rủi ro và tính bất định. ... 13
2.1.7 Định nghĩa xác suất khách quan, xác suất chủ quan ... 13
2.1.8 Định nghĩa về chuyên gia ... 14
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước ... 15
2.2.1 Các phương pháp đã dùng để dự đốn và phân tích rủi ro vượt chi phí ... 15
2.2.2 Vì sao nên lựa chọn phương pháp Dynamic Bayesian Networks (DBNs) để dự báo vượt chi phí thi cơng xây dựng. ... 22
2.3 Lý thuyết về Dynamic Bayesian Networks (DBNs) ... 26
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">2.3.1 Lý thuyết Bayesian Networks ... 26
2.3.2 Lý thuyết về dynamic bayesian networks (DBNs). ... 30
2.3.3 Áp dụng lý thuyết DBNs vào bài tốn dự đốn chi phí xây dựng dự án. ... 38
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 39
3.1 Giai đoạn 1: ... 40
3.1.1 Tổng quan sơ đồ thực hiện ... 40
3.1.2 Các lý thuyết sử dụng để thu thập và phân tích số liệu ... 41
3.2 Giai đoạn 2: ... 57
3.2.1 Tổng quan sơ đồ thực hiện ... 57
3.2.2 Cơ sở xác định các mốc thời gian trong mơ hình động ... 59
3.2.3 Phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kế quả giữa các yếu tố. ... 60
3.2.4 Thiết lập mơ hình DBNs ... 64
3.2.5 Ước lượng xác suất xảy ra cho các biến. Bảng xác suất có điều kiện CPT .... 66
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ... 67
4.1 Giai đoạn khảo sát lần 1 ... 67
4.1.1 Thu thập dữ liệu khảo sát đại trà ... 67
4.1.2 Phân tích dữ liệu ... 67
4.1.3 Xếp hạng các yếu tố gây vượt chi phí mạnh nhất ... 75
4.2 Giai đoạn 2 - khảo sát mối quan hệ ... 78
4.2.1 Kết quả khảo sát ma trận và sơ bộ sơ đồ mối quan hệ ... 78
4.2.2 Kết quả khảo sát chuyên gia đợt 2 ... 82
4.3 Xây dựng mơ hình DBNs tổng qt định lượng rủi ro vượt chi phí ... 86
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">vii
5.1.1 Giới thiệu về cơng trình A ... 92
5.1.2 Giới thiệu về cơng trình B ... 94
5.2 Kiểm chứng tính hợp lý, phân tích kết quả của mơ hình ... 95
5.2.1 Áp dụng mơ hình DBNs vào thực tế cơng trình A ... 95
5.2.2 Áp dụng mơ hình DBNs vào thực tế cơng trình B ... 120
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 136
6.4 Kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 140
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Hình 1. 4 Chu kỳ của một dự án ( Nguồn: PGS. TS Lương Đức Long) ... 7
Hình 2. 1 Sơ đồ mạng ví dụ về mạng BN (nguồn: Bài giảng Quản Lý Rủi Ro Xây Dựng- thầy PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ) ... 27
Hình 2. 2 Mơ hình tính tốn mạng BN bằng phần mềm GeNIe... 28
Hình 2. 3 Kết quả tính tốn mơ hình BN mẫu ... 29
Hình 2. 4 Set Evidence cho biến Grasswet... 29
Hình 2. 5 Kết quả tính tốn mơ hình mẫu bằng phần mềm GeNIe ... 30
Hình 2. 6 Kết quả của biến Mưa khi trạng thái biến quan sát là cỏ ướt ... 30
Hình 2. 7 Mô phỏng cho một mạng DBNs được triển khai qua 5 lát cắt thời gian (nguồn: Hulst, 2006) ... 32
Hình 2. 8 Dữ liệu mơ hình mẫu DBN (Nguồn: [27]) ... 34
Hình 2. 9 Tạo mạng tương quan xác suất trong GeNIe ... 34
Hình 2. 10 Đưa Temoral plate và temporal arc vào mơ hình ... 35
Hình 2. 11 Kết qủa mơ hình dự đốn ... 36
Hình 2. 12 Kết quả dự đốn của biến Rain chạy mơ hình khi khơng set evidence .. 36
Hình 2. 13 Set evidence cho biến quan sát “Umbrella” ... 37
Hình 2. 14 Kết qủa dự đốn của mơ hình cho biến “Rain” khi set evidence cho biến “Umbrella” ... 37
Hình 3. 1 Biểu đồ mơ tả tiến độ và nhân lực trong thi công dự án. ... 59
Hình 3. 2 Sơ đồ ma trận khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố ... 62
Hình 4. 1 Sơ bộ mơ hình đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố gây vượt chi phí thi cơng ... 81
Hình 4. 2 Sơ đồ ngun lý tính tốn xác suất của các biến trong mơ hình DNBs ... 87
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Hình 4. 3 Mơ hình tổng qt dự đốn xác suất vượt chi cơng của các nhà thầu tại Việt
Nam ... 89
Hình 4. 4 Mơ hình tổng qt dự đốn xác suất vượt chi công của các nhà thầu tại Việt Nam khi “Unrolled” ... 90
Hình 5. 1 Xác suất có điều kiện cho nút “ biện pháp thi công không hợp lý” ... 97
Hình 5. 2 Xác suất có điều kiện cho nút “ năng lực quản lý của TVGS/TVQLDA yếu kém” ... 97
Hình 5. 3 Xác suất có điều kiện cho nút “ Giá cả thị trường leo thang” ... 97
Hình 5. 4 Xác suất có điều kiện cho nút “ sai sót trong khảo sát” ... 98
Hình 5. 5 Xác suất có điều kiện cho nút “ Quản lý hợp đồng lỏng lẻo” ... 98
Hình 5. 6 Xác suất có điều kiện cho nút “ Bất khả kháng( thời tiết bất lợi, dịch bệnh…)” ... 98
Hình 5. 7 Xác suất có điều kiện cho nút “ lãi vay tăng cao” ... 99
Hình 5. 8 Xác suất có điều kiện cho nút “ Quản lý vật tư trên công trường yếu kém (mất mát, hao hụt, lãng phí…)” ... 99
Hình 5. 9 Xác suất có điều kiện cho nút “ Năng lực tài chính yếu kém của CĐT chậm trễ thanh tốn” ... 99
Hình 5. 10 Xác suất có điều kiện cho nút “ mất an tồn lao động trong thi cơng” 100Hình 5. 11 Xác suất có điều kiện cho nút “ sự quản lý phối hợp trên công trường kém” ... 100
Hình 5. 12 Xác suất có điều kiện cho nút “ Sai thiếu trong thiết kế” ... 100
Hình 5. 13 Xác suất có điều kiện cho nút “ Bỏ giá đấu thầu khơng chính xác” .... 100
Hình 5. 14 Xác suất có điều kiện cho nút “ Năng lực tài chính yếu kém của chủ đầu tư, chậm trễ thanh tốn” ở giai đoạn t+1 ... 101
Hình 5. 15 kết quả dự đốn hàm vượt chi phí qua các giai đoạn của cơng trình A 102Hình 5. 16 Mơ hình dự đốn xác suất vượt chi phí xảy ra tại cơng trình A ... 104
Hình 5. 17 Chọn trạng thái của biến sai sót trong thi cơng và làm lại là khơng xảy ra ... 107
Hình 5. 18 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến sai sót trong thi cơng và làm lại là khơng xảy ra ... 108Hình 5. 19 Chọn trạng thái của biến sai sót trong thi cơng và làm lại là có xảy ra 108
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">xi
Hình 5. 20 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến sai sót trong thi cơng và làm lại là có xảy ra ... 109Hình 5. 21 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến khơng đáp ứng được tiến độ thi công là “không xảy ra”... 111Hình 5. 22 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến khơng đáp ứng được tiến độ thi cơng là “có xảy ra” ... 112Hình 5. 23 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến mất mát hao hụt vật tư là “không xảy ra” ... 114Hình 5. 24 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến mất mát hao hụt vật tư là “có xảy ra” ... 115Hình 5. 25 Đặt trạng thái cho biến sai sót trong thi cơng và làm lại là “khơng” ... 118Hình 5. 26 Đặt trạng thái cho biến không đáp ứng tiến độ thi cơng là “khơng” .... 118Hình 5. 27 Kết quả dự đốn của xác suất vượt chi phí giai đoạn t=2 ... 118Hình 5. 28 Mơ hình dự báo xác suất vượt chi phí cơng trình B bằng phần mềm GeNIe sau khi hiệu chỉnh ... 121Hình 5. 29 Xác suất có điều kiện cho nút “ năng lực tài chính yếu kém của chủ đầu tư chạm trễ thanh tốn” ... 123Hình 5. 30 Xác suất có điều kiện cho nút “ mất an toàn lao động trong thi cơng” 123Hình 5. 31 Xác suất có điều kiện cho nút “ sự quản lý phối hợp trên cơng trường kém” ... 123Hình 5. 32 Xác suất có điều kiện cho nút “sai thiếu trong thiết kế” ... 124Hình 5. 33 Xác suất có điều kiện cho nút “Bỏ giá đầu thầu khơng chính xác” ... 124Hình 5. 34 Xác suất có điều kiện cho nút “ Năng lực tài chính yếu kém của CĐT châm trễ thanh tốn ”giai đoạn t+1... 124Hình 5. 35 kết quả dự báo xác suất vượt chi phí thi cơng cơng trình B ... 125Hình 5. 36 Mơ hình tương quan xác suất động dự báo vượt chi phí thi cơng cơng trình B ... 127Hình 5. 37 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến không đáp ứng được tiến độ thi công là “không xảy ra” tại dự án B ... 129Hình 5. 38 Giá trị xác suất của hàm vượt chi phí khi trạng thái của biến khơng đáp ứng được tiến độ thi cơng là “có xảy ra” tại dự án B ... 130Hình 5. 39 kết quả dự đốn vượt chi phí giai đoạn t=2 của cơng trình B ... 134
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Bảng 2. 1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp (BNNs) để phân tích chi phí xây
dựng dự án ... 19
Bảng 2. 2 Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp DBNs trên thế giới ... 23
Bảng 4. 1 Bảng kết quả thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng ... 68
Bảng 4. 2 Bảng kết quả thống kê công việc hiện tại ... 68
Bảng 4. 3 Bảng kết quả thống kê vai trò của đơn vị đang công tác ... 70
Bảng 4. 4 Bảng kết quả thống kê loại hình dự án đã từng tham gia ... 71
Bảng 4. 5 Bảng kết quả thống kê quy mô dự án lớn nhất từng tham gia ... 72
Bảng 4. 6 Bảng kết quả thống kê có tham gia cơng tác quản lý chi phí hay khơng . 73Bảng 4. 7 Bảng kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các biến khảo sát ... 73
Bảng 4. 8 Bảng kết quả hệ số tương quan biến tổng của các biến khảo sát ... 74
Bảng 4. 9 Bảng kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến ... 75
Bảng 4. 10 Bảng xếp hạng và lựa chọn các yếu tố gây vượt chi phí nhất ... 77
Bảng 4. 11 Bảng sơ bộ các mối quan hệ nhân quả ... 78
Bảng 4. 12 Bảng danh sách các chuyên gia tham gia khảo sát đợt 2 ... 82
Bảng 4. 13 Bảng kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các nhân tố trong mạng tĩnh.. 85
Bảng 4. 14 Bảng kết quả khảo sát mối quan hệ trong tấm thời gian “ Temporal plate” ... 86
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">xiii
Bảng 5. 6 Bảng tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy của biến “mất mát hao hụt vật
tư” đến biến kết quả vượt chi phí thi cơng ... 117
Bảng 5. 7 Bảng so sánh kết quả dự báo xác suất vượt chi phí khi kết thúc dự án của cơng trình A ... 119
Bảng 5. 8 Xác suất có điều kiện của các biến có 1 nguyên nhân cơng trình B ... 122
Bảng 5. 9 Bảng tổng hợp xác suất trạng thái “có xảy ra” của các biến và phân nhóm trách nhiệm quản lý của các bên tại dự án B ... 128
Bảng 5. 10 Bảng tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy của biến “Không đáp ứng được tiến độ thi công” đến biến kết quả vượt chi phí thi cơng ... 132
Bảng 5. 11 Cập nhật các “bằng chứng” cho các biến rủi ro ở cơng trình B ... 133
Bảng 5. 12 Bảng so sánh kết quả dự báo xác suất vượt chi phí ban đầu và sau khi cập nhật bằng chứng cho các yếu tố khi kết thúc dự án của cơng trình B ... 135
Sơ đồ 3. 2 Sơ đồ tổng quan quy trình thực hiện nghiên cứu Giai đoạn 1 ... 40
Sơ đồ 3. 3 Sơ đồ quy trình thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát lần 1 ... 42
Sơ đồ 3. 4 Sơ đồ tổng quan quy trình thực hiện nghiên cứu Giai đoạn 2 ... 58
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Biểu đồ 4. 1 Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình của các yếu tố gây vượt chi phí .... 76Biểu đồ 5. 1 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố sai sót trong thi cơng và làm lại đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=0 ... 109 Biểu đồ 5. 2 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố sai sót trong thi cơng và làm lại đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=1 ... 110Biểu đồ 5. 3 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố sai sót trong thi cơng và làm lại đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=2 ... 110Biểu đồ 5. 4 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố vượt tiến độ thi công đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=0 ... 112Biểu đồ 5. 5 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố vượt tiến độ thi cơng đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=1 ... 113Biểu đồ 5. 6 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố vượt tiến độ thi cơng đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=2 ... 113Biểu đồ 5. 7 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố “mất mát hao hụt vật tư” đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=0 ... 115Biểu đồ 5. 8 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố “mất mát hao hụt vật tư” đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=1 ... 116Biểu đồ 5. 9 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố “mất mát hao hụt vật tư” đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=2 ... 116Biểu đồ 5. 10 Biểu đồ so sánh kết quả dự báo xác suất vượt chi phí khi kết thúc dự án của cơng trình A ... 119Biểu đồ 5. 11 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố vượt tiến độ thi công đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=0 tại dự án B ... 130Biểu đồ 5. 12 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố “vượt tiến độ thi cơng” đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=1 tại dự án B ... 131Biểu đồ 5. 13 Biểu đồ thể hiện độ nhạy của yếu tố vượt tiến độ thi cơng đến hàm vượt chi phí giai đoạn t=2 tại dự án B ... 131Biểu đồ 5. 14 Biểu đồ so sánh kết quả suy luận và kết quả dự đoán ban đầu tại dự án B ... 134
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">1
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
Việt Nam chúng ta đang trên đà đổi mới phát triển và ngành xây dựng luôn là một trong những ngành tiên phong đi đầu dẫn bước. Theo Khảo sát doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam thực hiện bởi Vietnam Report tháng 02/2022, Top 6 ngành tiềm năng tăng trưởng tốt trong 2-3 năm tới bao gồm: (i) Công nghệ thông tin/Viễn thông; (ii) Vận tải/Logistics; (iii) Dược phẩm/Y tế; (iv) Bất động sản/Xây dựng; (v) Nơng nghiệp; (vi) Tài chính/Ngân hàng
<i>Hình 1. 1 Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022 [1] </i>
Dù trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của tình hình kinh tế chung đứng vị trí thứ tư - ngành Bất động sản/Xây dựng có tiềm năng và cơ hội phát triển gắn với bối cảnh thị trường bất động sản “nóng” trở lại sau Đại dịch Covid-19 kéo theo sự hồi phục mạnh mẽ từ các nhóm ngành phụ trợ như vật liệu xây dựng, xây lắp thi công [1].
Trong xu thế mà mức độ tập trung dân cư ngày càng đông đúc trong các thành phố lớn thì xu hướng xây dựng nhà cao tầng, chung cư, căn hộ khu phức hợp thương mại để đáp ứng nhu cầu cao này. Điều này còn đúng đắn với chủ trương của nhà nước ta. Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng chính phủ phê
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
duyệt: Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Năm 2020 tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%, đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới; tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại III trở lên và phấn đấu đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình qn tồn quốc khoảng 30 m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12 m2 sàn/người.
Tuy nhiên bất chấp sự tăng trưởng lớn lao của ngành thì đối với các nhà thầu thi công lớn vẫn đối mặt với thực trạng hết sức khó khăn thậm chí là càng làm càng lỗ với nhiều lý do tác động. Theo báo Đầu tư online đưa ra trong bài “ Nhà thầu xây dựng đang càng làm càng lỗ” số đăng ngày 31/03/2022 có nêu ý kiến của ơng Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Newtecons, Phó chủ tịch VACC cũng cho rằng: “thực trạng hiện nay là các nhà thầu đang bị lợi dụng chiếm dụng vốn, các chủ đầu tư lợi dụng nhà thầu xây dựng cơng trình nhưng nợ đến lúc bán hết sản phẩm mới trả hết tiền hoặc ép nhà thầu lấy nhà đất bán đi trừ nợ. Nhà thầu xây dựng phải nhìn sắc mặt nhân viên chủ đầu tư, quỵ luỵ đơn vị tư vấn giám sát. Khơng cịn cách nào khác là nhà thầu xây dựng phải vươn lên và thay đổi. Văn hóa doanh nghiệp xây dựng phải đủ tầm, đủ văn hóa để đàm phán với chủ đầu tư và các nhà thầu phải bắt tay nhau, chia sẻ với nhau. Phải cùng nhau thống nhất và kiến nghị với chủ đầu tư không trả tiền thì nhà thầu đồng loạt khơng tham gia. Chủ đầu tư gây khó dễ phải có đội ngũ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình”. Hay đồng quan điểm, ơng Hồng Ngọc Tú, Phó tổng giám đốc Nhà thầu xây dựng Delta cho biết: “nhìn chung biên độ lợi nhuận trong các năm gần đây đối với nhà thầu xây dựng rất thấp và có xu hướng giảm dần. Nếu bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, giá ngun vật liệu biến động lớn thì hầu như khơng còn lợi nhuận” [2]. Hay báo Tiên Phong số đăng ngày 12/08/2022 có đề cặp việc “nhà thầu xây dựng nợ đọng chồng chất: Hết ngưỡng chịu đựng” theo đó có viết “nhà thầu xây dựng Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng liên tiếp và chất chồng nợ đọng xây dựng. Doanh nghiệp than rơi vào tình trạng kiệt quệ nguy cơ phá sản khi khơng có tiền trả lãi ngân hàng, lương cơng nhân...”. Ơng Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Cơng ty Cổ phần Tập đồn Xây dựng Hịa Bình bày tỏ lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài thì khơng ít cơng ty xây dựng có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản, do giá tăng đột ngột không thể điều chỉnh kịp giá chào thầu, từ đó cũng khơng điều chỉnh kịp giá thầu. “Với các dự án mới, chủ đầu tư thường chốt một mức giá cố định, khi giá vật liệu leo thang, khơng ít nhà thầu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Tổng kết quý II/ Năm 2022 dòng tiền kinh doanh của Coteccons trong nửa đầu năm 2022 âm hơn 1.298 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ dương 220 tỉ đồng. Về nợ, tổng vay nợ của Công ty tăng lên gần 528 tỉ đồng, trong khi đầu năm là dưới 2 tỉ đồng. Theo đó, Coteccons đã huy động nợ từ cả hai kênh tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. hay một ơng lớn khác là tập đồn xây dựng Hồ Bình cũng cho thấy biên lãi gộp kết thúc quý II giảm nghiêm trọng từ 6,1% cùng kỳ về dưới 3,3%. Bên cạnh sự suy giảm về hiệu quả mảng kinh doanh xây dựng, Hịa Bình cịn ghi nhận chi phí lãi vay tăng vọt 78% so với cùng kỳ lên 143 tỉ đồng, chi phí quản lý trong tập đoàn tăng 30% lên 122 tỉ đồng. Cùng với những tranh chấp quyền lực người đứng đầu diễn ra liên tục trong nội bộ và sức ép tài chính lớn từ các dự án khiến doanh nghiệp có nhiều nguy cơ lỗ nặng và đối mặt với phá sản [4].
Với tình hình biến động của thị trường cũng như phát biểu bày tỏ quan ngại của chủ tịch các nhà thầu xây dựng lớn của Việt Nam như trên chúng ta thấy rằng thực trạng nhà thầu thi công lỗ là thường xuyên và đang quan ngại vì nhiều lý do nằm ngồi dự đốn. Do đó việc kiểm sốt chi phí và hạn chế các rủi ro chi phí trong giai đoạn thi cơng các gói thầu là cần thiết để các nhà thầu chiếm được lợi thế trên thị trường cũng như đánh giá toàn diện việc kinh doanh của công ty.
<b>1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu </b>
<b>1.2.1 Vấn đề vượt chi phí thi cơng xây dựng. </b>
Chi phí ln là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả của một dự án. Đối với những người làm công tác quản lý, việc quản lý chi phí một cách hiệu quả là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất [5]. Nghiên cứu của Davies (2007) cũng chỉ ra rằng cùng với quản lý tiến độ, quản lý chất lượng thì quản lý chi phí là một trong nhân tố quan trọng để đo lường sự thành công của dự án. Trong đó, tiêu chí để đo lường sự thành cơng của nhà thầu trong một dự án xây dựng là: đáp ứng tiến độ, lợi nhuận, trong giới hạn chi phí, đáp ứng chất lượng kỹ thuật, khơng có khiếu nại, an tồn, sự hài lịng của khách hàng [6].
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
Theo Roachanakanan (2005) [7] nhấn mạnh rằng, thậm chí một sự vượt chi phí với tỷ lệ nhỏ thơi cũng có thể tương đương với một số tiền rất lớn, đặc biệt đối với các dự án với quy mô lớn.
Trên thế gới, các nghiên cứu khác như của Kaming và cộng sự (1997) tại Indonesia về các dự án nhà cao tầng, nghiên cứu của Mansfield, Ugwu, và Doran, (1994), đều chỉ ra các yếu tố tác động đến chi phí trong thi cơng, từ việc tăng giá vật liệu do lạm phát, độ phức tạp của dự án, đến quản lý tài chính và hợp đồng kém, thiếu hụt vật liệu, thay đổi điều kiện cơng trường, sai sót trong hợp đồng, đánh giá khơng chính xác, làm việc thêm khơng kế hoạch, cắt giảm thời gian hợp đồng, và các hành vi gian lận hoặc hối lộ [8].
Rủi ro bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau chúng hầu hết có liên đới với nhau và khi khả năng xảy ra cao thì gây hậu quả lớn đến dự án. Tại Việt Nam số các dự án bị đội chi phí ở nhà thầu là khá nhiều tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thơng tin được giấu kín. Một số cơng trình đội chi phí được biết đến có thể dẫn chứng như sự cố sập giàn giáo ở cơng trình trung tâm thương mại khi đang thi cơng đổ bê-tông sàn tầng 3 xảy ra ngày 24/12/2022 tại TP.Vinh, Tỉnh Nghệ An này. Bắt nguồn từ lỗi thiết kế dẫn dến kết cấu chịu lực không đảm bảo kết hợp với thi công không đúng biện pháp dẫn đến sập giàn giáo. Vụ tai nạn gây thiệt hại nặng nề đến tài sản Công ty TNHH xây dựng LMK đơn vị nhà thầu chính thi cơng [9].
<i>Hình 1. 2 Hiện trường vụ tai nạn sàn trong thi công tại TP. Vinh- Nghệ An (nguồn: Báo tuổi trẻ) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Về phương diện nhà thầu, dẫn chứng là cơng ty xây dựng Hồ Bình với việc liên tục thua lỗ trong các dự án của mình, kết hợp với các dư nợ chưa thu hồi từ các chủ đầu tư kéo dài khiến tình hình kinh doanh của công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Cơng ty phải nợ và chậm thanh tốn cho các đơn vị thầu phụ khiến các cuộc biểu tình phản đối, tuyên bố dừng thi công nếu không nhận được thanh tốn. Thậm chí cơng ty đã phải đưa ra đề nghị trả nợ bằng việc thanh lý các máy móc thiết bị xây dựng và các tài sản bất động sản của công ty để cấn trừ nợ theo Báo người lao động (2023) [10].
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>1.2.2 Tính cấp thiết của vấn đề vượt chi phí </b>
Vượt chi phí thi công xây dựng ở các dự án sẽ là thất bại của ban chỉ huy, nhà quản lý dự án. Vượt chi phí ở nhiều dự án của cơng ty sẽ là thất bại chung của cả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng. Không chỉ gây thua lỗ, thiệt hại cho chính các nhà thầu mà điều đó kéo đến nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, đời sống của chính những cơng nhân viên, người lao động. Do đó lợi nhuận của gói thầu và chi phí thực hiện gói thầu là một phần quan trọng sống cịn mà các cơng ty xây dựng cần quản lý không chỉ một dự án mà tất cả các dự án đang thực hiện. Đó là yếu tố quyết định sự thành cơng của gói thầu hay rộng hơn là thành cơng của mơ hình kinh doanh nhà thầu. Vấn đề vượt chi phí thực hiện dự án khơng chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các bên tham gia dựa án, mối quan hệ hợp tác mà còn phản ánh năng lực của nhà thầu cũng như vị thế, sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Từ các vấn đề tồn động ở trên, ta có thể thấy trong ngành xây dựng vấn đề chi phí vượt mức dự kiến ln là mối quan tâm hàng đầu đối với những người quản lý dự án, chủ đầu tư, tư vấn và đặc biệt là các nhà thầu thi cơng. Do đó các phương pháp có thể cho ra dự đốn và cảnh báo vượt chi phí trong giai đoạn thi cơng phải nên được thực nghiệm nghiên cứu. Đó có thể xem như là một giải pháp nên được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện dự án để kịp thời đưa ra ứng phó rủi ro hoặc tìm kiếm ngun nhân nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Từ đó nhà thầu có thể đưa chi phí thi cơng về ngân sách định sẳn và đưa bài tốn chi phí về đúng quỹ đạo như kế hoạch mong muốn giúp gói thầu đạt lợi nhuận tối đa hoặc ít nhất là đạt ngân sách đề ra đáp ứng lợi nhuận kinh doanh dự tính.
<b>1.3 Xác định giai đoạn nghiên cứu </b>
<b>Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP trải qua 3 giai đoạn chủ yếu như sau: </b>
+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: “khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án”.
+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: “chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">7
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi cơng xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành cơng trình xây dựng; bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác”.
+ Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: “Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hồn thành, xác nhận hồn thành cơng trình, bảo hành cơng trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác”.
Biểu đồ dưới đây thể hiện định tính giúp ta hình dung rõ hơn về số lượng rủi ro và mức độ các tác động của rủi ro trong chu kỳ của dự án xây dựng.
<i>Hình 1. 4 Chu kỳ của một dự án ( Nguồn: PGS. TS Lương Đức Long) </i>
Từ biểu đồ trên ta có thể phân tích như sau:
Giai đoạn 1 - Nhận ý tưởng (GD1): Đây là giai đoạn đầu tiên của dự án, nơi ý tưởng được nảy sinh và bắt đầu được khám phá. Số lượng các rủi ro tiềm tàng là rất lớn tuy nhiên các rủi ro chỉ mới dừng lại ở mức độ ban đầu và lượng tiền đổ vào dự án cịn tương đối nhỏ nên có thể khắc phụ và ứng phó rủi ro ngay được.
Giai đoạn 2 - Phát triển kế hoạch, thiết kế (GD 2): Giai đoạn này liên quan đến việc lập kế hoạch và thiết kế chi tiết cho dự án. Số rủi ro giảm xuống như chất lượng rủi ro bắt đầu tăng lên do bắt đầu có cam kết về tài chính và nguồn lực, cũng như do
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Giai đoạn 4 - Kết thúc (GD 4): Khi dự án tiến đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao. Lúc này số lượng rủi ro giảm xuống nhưng ảnh hưởng của rủi ro trong giai đoạn này đạt cực đại bởi lượng tiền đầu tư đến thời điểm này là nhiều nhất. Và việc khống chế các tác động của rủi ro ở giai đoạn này là cực kỳ khó khăn. Do đó các rủi ro cần được dự báo và lường trước để tránh rơi vào thời điểm càng về cuối của dự án sẽ là khó khăn cho cơng tác quản lý, đó cũng là mục đích của nghiên cứu dự đoán rủi ro.
<b>Như vậy giai đoạn thực hiện và hồn thành hay nói cách khác là giai đoạn thi công dự án của nhà thầu là giai đoạn quan trọng trong chu trình thực hiện dự án, bởi </b>
chiếm chi phí cao, trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng với sự tham của nhiều nguồn lực: con người, máy móc thiết bị và vật tư xây dựng. Đây cũng là giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất điều đó có thể ảnh hưởng hưởng nhiều tới việc phát sinh chi phí xây dựng cho nhà thầu. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý các rủi ro, thiếu thơng tin phân tích, thiếu các giải pháp ứng phó của nhà thầu thi cơng rất có thể sẽ dẫn đến vượt chi phí thi cơng nghiêm trọng [6].
<b>1.4 Các mục tiêu nghiên cứu </b>
Sau khi xác định được tính cấp thiết của vấn đề vượt chi phí thi cơng dự án và hậu quả của nó. Các mục tiêu cốt lõi mà nghiên cứu cần đạt được gồm ba mục tiêu chính như sau:
<b>Mục tiêu thứ nhất: Nghiên cứu phải xác định được các yếu tố gây vượt chi </b>
phí chính cho nhà thầu trong giai đoạn thi công các dự án dân dụng, nhà cao tầng phù hợp với điều kiện tại việt nam. Nghiên cứu phải xác định được sự tồn tại (có hoặc khơng) của các mối tương quan (liên kết) của các yếu tố với nhau trong từng giai đoạn (mạng tĩnh) và tương quan giữa các giai đoạn với nhau (xác định hệ thống động).
<b>Mục tiêu thứ 2: Xây dựng được mơ hình tương quan xác suất Dynamic </b>
Bayesian network (DBNs) tổng qt - là mơ hình hệ thống động theo thời gian để dự
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">9
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
đoán xác suất vượt chi phí thi cơng các cơng trình cao tầng tại các nhà thầu ở các giai đoạn khác nhau của dự án.
<b>Mục tiêu thứ 3: Kiểm định lại tính đúng đắn của mơ hình dự đốn Dynamic </b>
Bayesian network (DBNs): bằng các phân tích, suy luận, so sánh kết quả dự đốn của mơ hình với thực tế chi phí của cơng trình áp dụng. Đưa ra các kết luận và khuyến nghị về tính hiệu quả và khả năng áp dụng của mơ hình để dự đốn vào trong thực tế.
<b>1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Thời gian </b>
Nghiên cứu được triển khai từ 02/2023 tới 12/2023. Dữ liệu được lấy, khảo sát tại ban chỉ huy, các nhà thầu thầu chính thực hiện các dự án nhà cao tầng khu vực TP. HCM và các tỉnh lân cận.
<b>1.5.2 Đối tượng khảo sát </b>
Gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và quản lý chi phí dự án nhà cao tầng như:
+ Các phịng ban chính của nhà thầu như phịng đấu thầu, phịng quản lý ngân sách, phịng kế hoạch thi cơng.
+ Các giám đốc dự án cấp cao, giám đốc dự án, các trưởng bộ phận.
+ Các tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn khối lượng, tư vấn thiết kế thuộc các công ty tư vấn trong nước hoặc nước ngoài nhưng đang hoạt động tại Việt Nam.
+ Ban chỉ huy thi công trực tiếp tại công trường gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, các kỹ sư Qs /hợp đồng, kỹ sư Qa/Qc, quản lý an toàn.
<b>1.5.3 Địa điểm </b>
Khảo sát thực hiện với những người đang công tác trong các công ty xây dựng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khảo sát và nghiên cứu cũng được thực hiện với các ban chỉ huy thi công các dự án nhà cao tầng thuộc các nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>2.1.1 Khái niệm về dự án </b>
Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả duy nhất. Khái niệm này áp dụng cho mọi lĩnh vực, từ kinh doanh, công nghệ, đến xây dựng. Các đặc điểm chính của một dự án bao gồm:
+Tính duy nhất: Mỗi dự án có mục tiêu và yêu cầu riêng biệt.
+Giới hạn về thời gian: Dự án có thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng.
+Ngân sách hạn chế: Dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã được xác định.
+Tính liên kết: Các hoạt động trong dự án thường được phối hợp và liên kết với nhau.
+Độ phức tạp và rủi ro: Mỗi dự án có các rủi ro và độ phức tạp riêng.
Hay theo Clark A. Campbell (2009): Dự án là hoạt động với các thông số được xác định chính xác với khung thời gian và các mục đích cho riêng dự án đó.
Hoặc theo Đỗ Thị Xuân Lan (2008): Dự án được cấu thành từ chuỗi cơng việc tn theo quy trình đã được lập ra trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Dự án này được bắt đầu và kết thúc tại những thời điểm đã được xác định, dựa trên việc sử dụng các nguồn lực có hạn. Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, nâng cấp, mở rộng hoặc cải thiện các cơ sở vật chất hiện có để phục vụ mục đích sử dụng tốt hơn. Một dự án nói chung hay một dự án xây dựng nói riêng bao gồm ba thành tố: quy mơ dự án, chi phí và thời gian thực hiện.
<b>Riêng đối với dự án xây dựng, theo khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng 2014 </b>
(được sửa đổi năm 2020), dự án xây dựng bao gồm việc sử dụng vốn để thực hiện các công việc như xây mới, sửa chữa, cải tạo, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ xây dựng trong khuôn khổ thời gian và chi phí đã được dự tốn. Các dự án này được phân loại dựa trên yếu tố quy mô, tầm quan trọng, công năng sử dụng cũng như tính đặc thù của cơng trình [11].
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">11
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>2.1.2 Khái niệm nhà cao tầng </b>
Theo tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật nhà cao tầng (TCXDVN 194:2006), Nhà cao tầng được định nghĩa là nhà ở và các cơng trình cơng cộng có số tầng lớn hơn 9 tầng. Và có các u cầu đặc biệt liên quan đến cơng tác khảo sát địa chất kỹ thuật.
Theo định nghĩa của Ủy ban quốc tế về các cơng trình cao tầng, một cơng trình được xem là nhà cao tầng khi chiều cao của nhà là yếu tố quyết định đến tính chất quan trọng như thiết kế kỹ thuật, thi cơng, mục đích sử dụng, và đặc điểm khác biệt so với các loại hình nhà ở thơng thường.
Căn cứ vào hai đặc điểm về chiều cao sở hữu và số tầng trên nhà, Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng thành 4 loại như sau:
+ Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m). + Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m). + Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m).
+ Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng).
<b>2.1.3 Khái niệm nhà thầu </b>
<b>Nhà thầu: “là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các </b>
cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu”. (theo Khoản 26, điều 4, Luật đấu thầu số 22/2023/QH15)
<b>Nhà thầu phụ: “là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia </b>
thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; cơng việc thuộc gói thầu hỗn hợp”. (theo Khoản 26, điều 4, Luật đấu thầu số 22/2023/QH15)
<b>2.1.4 Khái niệm về ngân sách thi công dự án </b>
Theo như Wikipedia trích nguồn định nghĩa thì ngân sách hay nói cách khác là ngân quỹ (budget) được định nghĩa chung là một bảng tổng hợp danh sách tất cả các chi phí và doanh thu theo kế hoạch từ trước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>Ngân sách thi công dự án mà nhà thầu xây dựng lập ra chính là dự tốn chi </b>
tiết về tất cả chi phí cần thiết để hồn thành dự án có thể liệt kê như (chi phí nhân cơng, chi phí các gói thầu trọn gói, chi phí vật tư chính, chi phí vật tư phụ, chi phí máy móc thiết bị th khấu hao, chi phí lương nhân viên, cơng nhân cơ hữu, chi phí tài chính (lãi vay), chi phí khác hỗ trợ thi cơng… Ngân sách được lập ra bởi mỗi nhà thầu khác nhau sẽ khác nhau và hầu hết các nhà thầu đều có ngân sách cho tất cả các gói thầu của mình để quản lý và thoi dõi xuyên suốt dự án.
Mục đích của việc lập ngân sách là để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động từ nguyên vật liệu, nhân cơng, máy móc, và các chi phí khác được quản lý một cách hiệu quả, giúp dự án tiến triển đúng tiến độ và không vượt quá chi phí đã định. Ngân sách cũng là cơ sở để nhà thầu đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và là công cụ quan trọng trong việc giám sát và điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện.
<b>2.1.5 Định nghĩa vượt chi phí xây dựng </b>
<b>Theo Wide man (2002) vượt chi phí là khoản tiền mà chi phí thực tế vượt quá </b>
so với chi phí cơ sở hoặc chi phí được phê duyệt.
<b>Theo Avots (1983) đưa ra khái niệm vượt chi phí được mơ tả là sự chênh lệch </b>
giữa chi phí ban đầu và chi phí thực tế khi dự án hoàn thành.
<b>Trong xây dựng, Vượt chi phí gói thầu được hiểu là tình huống mà việc cung </b>
cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo hợp đồng được yêu cầu phải sử dụng nhiều nguồn lực tài chính hơn so với con số đã được thỏa thuận ban đầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu [8].
<b>Vượt chi phí thi cơng gói thầu của nhà thầu xảy ra khi tổng chi phí thực tế </b>
để hồn thành công việc vượt quá ngân sách đã được duyệt cho gói thầu đó. Điều này có thể do nhiều yếu tố như tăng giá nguyên vật liệu, thay đổi thiết kế, yêu cầu công việc phát sinh không lường trước được, hoặc sự khơng chính xác trong việc ước lượng ban đầu... Vượt chi phí có thể dẫn đến việc phải điều chỉnh ngân sách, tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung, gây lỗ và tác động mạnh đến tình hình kinh doanh của cơng ty.
Để dự án khơng bị vượt chi phí cần chú trọng vào cơng tác quản lý chi phí dự án bao gồm tất cả các chi phí thi cơng trực tiếp và gián tiếp, đồng thời kiểm soát chúng trong phạm vi ngân sách của dự án. Quản lý chi phí thi công xây dựng không chỉ là vấn đề của việc tuân thủ ngân sách đã định mà còn liên quan đến việc quản lý chi tiêu một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính và kỹ thuật của dự án, đồng thời duy trì chất lượng cơng trình và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan [12].
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">13
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>2.1.6 Định nghĩa rủi ro và tính bất định. </b>
<b>Định nghĩa rủi ro theo Allan Willett cho rằng “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể </b>
liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi” hay JohnHaynes thì định nghĩa rằng rủi ro là “khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Ngoài ra một quan điểm về rủi ro nhận được sự đồng tình cao của Frank H. Knight được đề cập trong cuốn kinh tế học hiện đại là “Rủi ro là sự khơng chắc chắn có thể đo lường được”.
<b>Rủi ro của dự án là một sự kiện hoặc điều kiện khơng chắc chắn, mà nếu nó </b>
xảy ra sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực trên một hoặc nhiều mục tiêu dự án như phạm vi, thời gian , chi phí và chất lượng. Một rủi ro có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân và nếu nó xảy ra có thể có một hoặc nhiều tác động. theo Viện quản lý dự án Project Management Body of knowledge [13], [14].
Trong nghiên cứu này nguồn rủi ro quan sát bao gồm tất cả các rủi ro ảnh hưởng đến chi phí trong giai đoạn thi cơng của dự án. Đó là các yếu tố rủi ro chính hay thường gặp trong thi công các dự án cao tầng xuất phát từ chính nhà thầu thì cơng, từ chủ đầu tư, từ đơn vị tư vấn hay những yếu tố khách quan chung của kinh tế chính trị xã hội.
<b>Tính bất định thường đề cập đến sự khơng chắc chắn hoặc khơng thể dự đốn </b>
trước được kết quả của một sự kiện hay tình huống. Nó là khái niệm dùng để mô tả các điều kiện hoặc biến số trong đó có sự thiếu vắng thơng tin đầy đủ, làm cho việc dự báo chính xác trở nên khơng thể. Trong lý thuyết xác suất, tính bất định được liên kết chặt chẽ với các khả năng và phân phối xác suất của các sự kiện có thể xảy ra.
Tính bất định khơng thể được đo lường một cách trực tiếp nhưng có thể được ước lượng qua các biến số khách quan và qua việc áp dụng các mơ hình tốn học để đánh giá và giải quyết rủi ro [15], [16].
<b>2.1.7 Định nghĩa xác suất khách quan, xác suất chủ quan </b>
<b>Xác suất khách quan là xác suất dựa trên việc quan sát một số lượng lớn các </b>
phép thử lặp đi lặp lại một cách khách quan. Dù thực tế không cho phép chúng ta thực hiện vơ số lần thí nghiệm để xác định xác suất này, nhưng nó vẫn là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết xác suất [16].
<b>Xác suất chủ quan là một hình thức đánh giá xác suất dựa trên niềm tin cá </b>
nhân hoặc đánh giá cá nhân về khả năng xảy ra của một sự kiện cụ thể. Khác với xác
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
suất khách quan, nơi mà xác suất được xác định dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc các nguyên tắc toán học, xác suất chủ quan phụ thuộc vào nhận định cá nhân và kinh nghiệm của người đánh giá. Người ta thường sử dụng xác suất chủ quan trong các tình huống mà thông tin không đầy đủ hoặc khơng có cơ sở dữ liệu vững chắc để tham chiếu [15].
Xác suất chủ quan cũng rất phổ biến trong lĩnh vực dự báo rủi ro, nơi mà các chuyên gia sẽ đánh giá xác suất dựa trên kinh nghiệm và nhận định chun mơn của mình. Mặc dù không dựa trên dữ liệu cụ thể, nhưng các đánh giá này vẫn rất quan trọng và hữu ích trong việc hỗ trợ quyết định trong nhiều hoàn cảnh.
<b>2.1.8 Định nghĩa về chuyên gia </b>
Theo Wikipedia định nghĩa, thuật ngữ “chun gia” là những người có chun mơn cao được rèn giũa qua quá trình học tập chuyên sâu và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Họ thường nắm vững và sở hữu kiến thức sâu rộng hơn, phân tích và lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, đồng thời cũng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn so với kiến thức chung. Những chuyên gia này thường có khả năng đưa ra các phán đốn chính xác và tham mưu, tư vấn cho các dự án hay nhiệm vụ cụ thể, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Sở hữu kỹ năng và nghiệp vụ nổi bật so với những người làm cùng lĩnh vực. + Luôn đạt được kết quả công việc chính xác và đáng tin cậy.
+ Am hiểu sâu sắc về cơng việc mình đảm nhận và có khả năng ứng dụng kiến thức một cách linh hoạt.
+ Được các tổ chức có thẩm quyền công nhận qua việc cấp các chứng chỉ chuyên nghiệp hoặc bằng cấp liên quan.
+ Có năng lực tư vấn và tham vấn hiệu quả trong những vấn đề chuyên môn của lĩnh vực họ chuyên sâu.
Như vậy việc sử dụng, phân tích các ý kiến chuyên gia xây dựng trong các tham vấn, khảo sát cho nghiên cứu là cần thiết. Điều đó có thể làm tăng mức độ tin cậy và mở rộng vấn đề nghiên cứu hơn rất nhiều.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">15
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<b>2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước </b>
<b>2.2.1 Các phương pháp đã dùng để dự đốn và phân tích rủi ro vượt chi phí </b>
Dự đốn và phân tích chi phí xây dựng là một vấn đề phức tạp, địi hỏi sự xem xét nhiều yếu tố khác nhau như vật liệu, nhân công, thời gian, và điều kiện địa lý, vấn đề kinh tế xã hội… một số phương pháp hay dùng để dự đốn và phân tích rủi ro vượt chi phí trong các dự án xây dựng có thể liệt kê như sau:
<b>Phương pháp cơng nghệ thơng tin thường được sử dụng trong dự đốn chi </b>
phí xây dựng là Mạng Nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks - ANN). ANN bắt chước cách thức hoạt động của não người, với các nơ-ron ảo được sắp xếp trong các lớp và kết nối với nhau. Mỗi nơ-ron nhận đầu vào, xử lý thơng tin và truyền tín hiệu đến nơ-ron tiếp theo. Và đối với ngành xây dựng thì ANN có thể được huấn luyện để nhận diện mẫu từ dữ liệu lịch sử của các dự án xây dựng, bao gồm chi phí, thời gian hồn thành, và các yếu tố khác. Mạng nơ-ron sau khi được huấn luyện có thể dự đốn chi phí dựa trên các thơng số của dự án mới.
<b>Theo như nghiên cứu của Phan Văn Khoa [17] với đề tài liên quan đến việc </b>
“Ước lượng chi phí đầu tư xây dựng dự án chung cư bằng Neural Networks”. Tác giả đã đưa ra một phương pháp mới để thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào và đầu ra. Một mơ hình tính tốn được phát triển để dự đốn chi phí dựa trên dữ liệu hiện có, và việc mơ phỏng mơ hình này được thực hiện thơng qua phần mềm Matlab. Cụ thể, mơ hình được phát triển dựa trên 14 dự án xây dựng với 7 biến số đầu vào chính như chiều cao của cơng trình, tổng diện tích sàn xây dựng, năm hồn thành, chi phí ban đầu và giá của các vật liệu chủ yếu như xi măng, sắt thép. Mơ hình này, sau q trình huấn luyện, đã cho thấy khả năng dự đốn chính xác với sai số huấn luyện chỉ 0,335% so với sản phẩm thực tế, điều này được coi là khá chính xác trong ngành xây dựng. Thêm vào đó, khi so sánh với dữ liệu thực tế, mơ hình đã cho thấy một mức độ chính xác lên đến 5,5% là tương đối tốt. tuy vậy nghiên cứu vẫn còn một số tồn tại như số lượng mẫu thu thập hạn chế, khơng ước lượng được chi phí cho từng giai đoạn và khơng bám sát vào tồn bộ q trình xây dựng.
<b>Hay Trong nghiên cứu của Đặng Trần Đăng Khoa [18] đã tiến hành ước </b>
lượng chi phí xây dựng cầu đơn giản sử dụng mơ hình Mạng Neuron nhân tạo (ANN). Mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và áp dụng mơ hình ANN để phát triển một mơ hình ước lượng chi phí chính xác hơn. Đánh giá mơ hình được tiến hành thơng qua việc so sánh với dữ liệu từ các dự án thực tế và được thực hiện bằng
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
cách sử dụng Excel cùng phương pháp Bootstrap để đánh giá sự chính xác của các ước lượng. Kết quả thu được cho thấy mơ hình ANN có thể dự đốn chi phí ở giai đoạn đầu của dự án với độ chính xác cao đến 80% và đối với giai đoạn 2 là 95%, không khác biệt với chi phí thực tế đáng kể, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết giúp cải thiện việc đánh giá và quản lý chi phí xây dựng ngay từ giai đoạn đầu dự án.
Nhận xét phương pháp ANN: Nhìn chung các phương pháp ước lượng chi phí dựa mạng Neural nhân tạo mang tính định lượng rất tốt tuy nhiên cho ra sai số còn lớn >5% . và việc thu thập dữ liệu từ quá khứ một cách chính xác cũng là một vấn đề rất lớn và khó khăn. Bên cạnh việc dự đốn vượt chi phí chưa thể bám sát vào thực tế theo chiều thời gian xuyên suốt quá trình thực hiện dự án.
<b>Một phương pháp khác cũng hay sử dụng là Phương pháp Mô phỏng Monte Carlo sử dụng mô phỏng ngẫu nhiên để dự đoán kết quả trong điều kiện không chắc chắn. Dẫn chứng là trong nghiên cứu của mình Ngơ Minh Liêm [19] đã sử dụng mơ </b>
hình mơ phỏng Monte Carlo và mơ hình Fuzzy Delphi để “Nghiên cứu phân tích rủi ro chi phí của dự án tổng thầu thiết kế thi công khi xét sự tương quan” .Bằng cách phân tích sự khơng chắc chắn về chi phí các cơng tác của dự án thiết kế thi công đã được xây dựng, nghiên cứu đã phát triển được mơ hình có khả năng dự đốn và quản lý chi phí trong dự án thiết kế và thi công xây dựng một cách hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu sự không chắc chắn và tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro.
Nhận xét phương pháp mô phỏng Monte Carlo : Phương pháp này địi hỏi máy tính có khả năng xử lý mạnh mẽ do số lượng lớn các phép tính cần thiết cho mơ phỏng. Việc chọn phân phối xác suất phù hợp cho các biến số đầu vào là rất quan trọng, nhưng cũng khá phức tạp và đôi khi dựa vào sự phán đốn chủ quan.
<b>Bên cạnh đó cịn có phương pháp ứng dụng logic mờ để dự đoán vượt chi phí </b>
trong các dự án đầu tư xây dựng là một cách tiếp cận độc đáo và linh hoạt trong việc quản lý rủi ro. Logic mờ, một nhánh của lý thuyết mờ, cho phép xử lý thông tin không chắc chắn hoặc mơ hồ điều rất thường gặp trong quản lý dự án xây dựng. Trong
<b>nghiên cứu của mình Nguyễn Hồng Hà [20] với đề tài “ Dự đốn chi phí đầu tư xây </b>
dựng bị vượt dựa trên ứng dụng logic mờ” đã dự báo vượt chi phí đầu tư xây dựng của 3 dự án mẫu bằng cách sử dụng VBA (Visual Basic for Applications) trong Microsoft Office Excel và thuật toán của Karla Knight và Aminah Robinson Fayek để xây dựng mơ hình. Mơ hình đã được huấn luyện với 47 mẫu dữ liệu và đã kiểm định với kết quả thực tế của các dự án cụ thể ở 2 dự án đầu được áp dụng cho thấy
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><b>Phương pháp dự đoán dự vào mạng tương quan xác suất (BN): Mạng </b>
Bayes là một loại mạng lý luận xác suất dựa trên lý thuyết đồ thị và xác suất có điều kiện Bayes. Các nút trong mạng Bayes đại diện cho các biến ngẫu nhiên và các mũi tên đại diện cho các mối quan hệ nhân quả (ảnh hưởng trực tiếp) giữa các biến. Tính khơng chắc chắn của các biến ngẫu nhiên được biểu thị bằng xác suất trước của các nút gốc và xác suất có điều kiện của các nút khơng gốc. Do đó, sự kiện rủi ro được biểu thị dưới dạng sơ đồ liên kết có hướng (DAG) bao gồm các nút và mũi tên có hướng [21]. Mạng Bayes tương đối hữu hiệu với các ưu điểm so với các phương pháp
<b>trên như sau: </b>
+ Cho phép xử lý dữ liệu khơng đầy đủ: BN có khả năng xử lý các bộ dữ liệu khơng hồn chỉnh, cho phép suy luận ngay cả khi thông tin bị thiếu. Đồng thời BNNs cung cấp cách tiếp cận để đánh giá sự khơng chắc chắn trong dự đốn.
+ Cải thiện việc ước lượng dự đốn: Trong các mơ hình truyền thống, đầu ra thường là một giá trị cố định hoặc một điểm dự đốn. Trong khi đó, BNNs cung cấp một phân phối xác suất cho mỗi dự đoán, cho phép hiểu rõ hơn về phạm vi các kết quả có thể.
+ Học hỏi mối quan hệ: Cho phép người dùng hiểu và học hỏi về mối quan hệ giữa các biến.
+ Kết hợp kiến thức và dữ liệu: Có thể tích hợp cả kiến thức của chuyên gia và dữ liệu đã thu thập vào trong một mơ hình duy nhất.
+ Tránh overfitting: Sử dụng phương pháp Bayesian giúp ngăn chặn việc mơ hình q khớp với dữ liệu trong quá trình học.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">HVTH: BÙI XN TỰ- 2070571
+ Mơ hình hóa mối quan hệ nguyên nhân: BN có thể mơ hình hóa các mối quan hệ ngun nhân giữa các biến, điều này quan trọng trong việc hiểu và dự đoán sự tác động của các biến này lên nhau.
Việc vận dụng và thiết lập mô hình BN sẽ giải quyết được 2 bài tốn: Một là bài tốn định tính (Qualitative): Hiểu được mạng lưới tương tác giữa các biến nghiên cứu được biểu diễn bởi cấu trúc của mạng, hay cách các nút (biến) liên kết với nhau. Hai là bài toán định lượng (Quantitative): Được thể hiện qua việc gán các phân phối xác suất có điều kiện cho các nút. Từ đó trả về kết quả dự đoán xảy ra các trạng thái của các biến.
Trong nhiều năm trở lại đây Mạng tương quan xác suất Bayesian Belief network (BBNs) được sử dụng rộng rãi để đưa ra xác suất dự đoán khả năng xảy ra vấn đề vượt chi phí. Phương pháp này cho ra kết quả dự đốn nhanh và độ chính xác phụ thuộc vào mối tương quan thông qua khảo sát tất cả các mối quan hệ ảnh hưởng đến mục tiêu. Có thể liệt kê ra các nghiên cứu trước theo bảng dưới đây.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">19
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<i>Bảng 2. 1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp (BNNs) để phân tích chi phí xây dựng dự án </i>
1 Lê Thanh Trúc - ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa
2020 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn cần trục tháp trên cơng trường xây dựng và ứng dụng mạng BBNs dự báo rủi ro. [22]
Nghiên cứu đưa ra các dự báo rủi ro liên quan đến vấn đề an tồn cần trục tháp trên cơng trường. kết quả khảo sát sơ bộ đưa ra chỉ ra 22 yếu tố tác động mạnh nhất từ 24 yếu tố sơ bộ. đồng thời cũng chỉ ra 39 mối quan hệ nhân quả từ các yêu tố trên.Một mơ hình BBNs được xây dựng và áp dụng vào một cơng tình thực tế ở tỉnh Bình Dương từ đó định lượng được rủi ro liên quan đến cần trục tháp và đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp để ứng phó với rủi ro liên quan đến vấn đề an toàn lao động.
2 Huỳnh Hữu Minh Đăng- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa
2020 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền dự án của nhà thầu chính và xây dựng mơ hình BBNS đánh giá rủi ro. [23]
Nghiên cứu khảo sát và đưa ra đưa ra 26 nhân tố ảnh hưởng chính đến dịng tiền dự án cùng với 61 mối quan hệ được hình thành từ đo xây dựng một mơ hình BBNs. Case study áp dụng vào một cơng trình thực tế. Sau khi tinh chỉnh mơ hình để phù hợp với các đặc điểm của dự án. mô hình cịn lại 20 yếu tố và 47 mối quan hệ ảnh hưởng nhất, Bằng công cụ MSBNX được sử dụng để tính tốn khả năng xảy ra của từng trạng thái của mỗi nhân tố, kết quả so sánh với dữ liệu thực tế tương đối chính xác và có hiệu quả trong việc hỗ trợ quyết định trong quản lý dự án xây dựng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
3 Phan Quốc Việt – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa
2011 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng trúng thầu bằng mơ hình BBNs và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh áp dụng tại công ty CPXD&KD Địa ốc Hịa Bình. [24]
Tác giả đã khảo sát và đưa ra 30 nhân tố chia làm 3 nhóm là các yếu tố khách quan, yếu tố liên quan đến chủ đầu tư/ tư vấn và nhóm các yếu tố liên quan đến nhà thầu. Từ đó xây dựng mối quan hệ nhân quả của các nhân tố để dự báo sự ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu. Kết quả dự đốn của mơ hình đồng thời kết hợp với phân tích độ nhạy tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị thi công và áp dụng cho cơng ty xây dựng Hồ Bình.
4 Trần Khoa - ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa
2009 Mô hình phân tích biến động thời gian và chi phí dự án xây dựng dân dụng & công nghiệp bằng phương pháp BBNs. [25]
Nghiên cứu đưa ra 38 yếu tố sơ bộ ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ xây dựng dự án. qua đó thực hiẹn khảo sát và rút gọn lại còn 17 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, cùng với đó kết quả khảo sát mối quan hệ nhân quả thu được 29 mối quan hệ giữa các yếu tố. Một mơ hình BBN được xây đựng từ kết quả khảo sát này để định lượng mức độ vượt chi phí và vượt tiến độ của 2 case study tại tp. HCM cho kết quả tương đối phù hợp với thực tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">21
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
5 Trần Việt Thành- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa
2007 Định lượng rủi ro chi phí của dự án bằng mơ hình BBNs và hồi quy tuyến tính bội. [26]
Nghiên cứu đưa ra 32 yếu tố gây rủi ro đến chi phí và đưa ra được 13 mối quan hệ nhân quả của 12 biến tác động nhiều nhất dựa vào khảo sát và ý kiến chun gia. Từ đó xây dựng mơ hình tương quan xác xuất BBN để dự báo xác suất vượt chi phí đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó tác giả cũng đã xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính bội từ dữ liệu thu thập trong quá khứ cho 4 biến ảnh hưởng trực tiếp đến hàm vượt chi phí đã khảo sát ở bước trước. Cuối cùng kiểm định lại 2 mơ hình với một case study cụ thể và kết quả cho thấy là khá sát sao với thực tế và có thể chấp nhập được.
Nhận xét chung về các nghiên cứu trên: Mạng Bayesian (BN) hữu ích trong các lĩnh vực mà trạng thái của thế giới được coi là cố định tức là mỗi biến có một giá trị duy nhất và khơng đổi. Tuy nhiên, giả định về một thế giới tĩnh là khơng đủ, bởi vì trong nhiều tình huống, các biến có thể thay đổi theo thời gian. Tất cả các nghiên cứu áp dụng (BBNs) vào trong ngành quản lý xây dựng được nêu ở trên đều thể hiện xuất sắc khả năng dự đoán vấn đề một cách nhanh gọn tuy nhiên điểm hạn chế rất lớn và chung của các nghiên cứu trên là mơ hình BN tĩnh không kể đến những thay đổi theo thời gian của các biến rủi ro. Điều này đặc biệt quan trọng bởi xác suất của biến rủi ro đến dự án xây dựng không thể như nhau ở tất cả các giai đoạn của dự án mà sẽ có các biến liên tục thay đổi trạng thái tương quan với nhau theo thời gian. Do đó kết quả dự đốn cho ra cũng không sát sao với thực tế từng giai đoạn của quá trình xây dựng. Mạng BN trong các nghiên cứu trên khơng thể mơ tả được sự tích luỹ và tương tác của các biến rủi ro trong một hệ thống động qua tất cả các giai đoạn dự án. Có thể một biến rủi ro có xác suất ít xảy ra ở một giai đoạn t nhưng sang giai đoạn t+1 lại có khả năng xảy ra lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng ở thời điểm này, các ảnh hưởng gây ra rủi ro cục bộ này thường khó lường hơn các rủi ro do các biến tĩnh gây ra cho tồn q trình. Do đó cần có một phương pháp mơ phỏng hệ thống tương quan xác suất động theo thời gian, đó là tiền đề xuất hiện của mơ hình DBNs (dynamic Bayesian networks).
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">
Vì các thành phần và thuộc tính của dự án xây dựng tương tác ở dạng không chắc chắn, nên mạng Bayesian động rất mạnh mẽ để điều tra những điều không chắc chắn bằng cách xem xét mạng lưới các sự kiện có xác suất. DBN có khả năng phân tích dữ liệu rời rạc, liên tục, định tính và định lượng để nghiên cứu các hệ thống dự đoán, phản ứng và chủ động. Thuộc tính duy nhất của DBN là khả năng phân tích dữ liệu từ một nút này sang nút khác. Nó kiểm tra sự phụ thuộc lẫn nhau từ dấu thời gian này sang lát cắt thời gian khác, không giống như các phương pháp trước đây hay BN chỉ thể hiện ở một thời điểm hoặc chung cho toàn bộ dự án [28].
Sự tác động của node này lên node khác theo thời gian, sự tác động của giai đoạn này lên giai đoạn khác theo thời gian, điều đó dẫn đến sự tích luỹ mức độ ảnh hưởng của rủi ro theo thời gian và khiến vấn về có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian, có thể một yếu tố ở giai đoạn đầu tiên (ví dụ phần móng) khơng gây ra vượt chi phí nhưng sang giai đoạn kế tiếp lại có tác động mạnh mẽ đó là sự biến thiên và tích luỹ tác động theo thời gian mà cái này thì BNNs khơng thể hiện được. Do đó cần thiết phải sử dụng mạng DBNs là hiệu quả nhất để có thể thực hiện nghiên cứu.
Dưới đây là một số nghiên cứu đã áp dụng DBNs được thực hiện ở nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">23
HVTH: BÙI XUÂN TỰ- 2070571
<i>Bảng 2. 2 Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp DBNs trên thế giới </i>
1 Wang et al. - năm 2021. [29]
Dynamic Bayesian networks for reliability evaluation of subsea wellhead connector during service life based on Monte Carlo method
<b>Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp phân tích độ tin cậy dựa trên Mạng Bayesian Động, nhằm đánh giá xác suất hỏng hóc của bộ phận kết nối đầu giếng dưới biển trong suốt </b>
thời gian hoạt động. Lấy thành phần vòng đai của bộ phận kết nối đầu giếng dưới biển làm ví dụ, để chứng minh tính hợp lý của mơ hình được đề xuất. kết quả cho thấy độ tin cậy của cấu trúc vịng đai đạt 96.26%. Mơ hình cũng được đề xuất để việc xem xét đến sự lão hóa của độ bền vật liệu và các yếu tố ảnh hưởng nhất định được xác định. Đồng thời, đưa các biện pháp kiểm soát tương ứng được đề xuất một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro hỏng hóc của bộ phận kết nối đầu giếng dưới biển trong thời gian sử dụng.
2 Li, Zhang, Abbassi, Khan, & Chen-năm 2021. [30]
Probabilistic fatigue failure assessment of free spanning subsea pipeline using dynamic Bayesian network
Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp dự đốn xác suất động có thể nắm bắt sự không chắc chắn và sự phụ thuộc vào thời gian của hư hỏng liên quan đến độ bền mỏi của đường
<b>ống tự do dưới biển. Mạng Bayesian Động (DBN) được áp dụng để phát triển tình huống </b>
tai nạn bằng cách tìm ra nguyên nhân gây ra các tác động và sự kiện phát sinh. Xác suất của các nguyên nhân cơ bản được ước lượng bằng tập mờ và lý thuyết chứng cứ xem xét đặc điểm khơng chắc chắn của chúng. Mơ hình đã thiết lập có thể nắm bắt được sự tích tụ mệt mỏi động của đường ống qua tồn bộ vịng đời sử dụng và đánh giá xác suất hư hỏng mệt mỏi động tại các khoảng thời gian khác nhau (t và t+1). Ngoài ra, các nguyên nhân đáng tin cậy nhất của hư hỏng mệt mỏi có thể được xác định thơng qua khả năng chẩn đốn của mơ hình. Case study thực tế được sử dụng để minh họa việc áp dụng các bước khác nhau của
</div>