Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 95 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VÀ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG NĂM 2019

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II </b>

<b>HUẾ - 2020 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

AKUADS: Aga Khan University Anxiety and Depression Scale Thang điểm lo âu và trầm cảm của Đại học Aga Khan BDI: Beck Depression Inventory

DASS: Depression, anxiety and stress scale Thang điểm Trầm cảm, lo âu và stress ĐTV: Điều tra viên

GHQ-12: General Health Questionnaire Bộ câu hỏi sức khỏe tổng quát-12 NCSK: Nâng cao sức khỏe

PSS-10: Perceived stress scale-10 Thang đánh giá stress-10 SKTT: Sức khỏe tâm thần THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông

VTN&TN: Vị thành niên và thanh niên WHO: World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Một số khái niệm cơ bản ... 3

1.2. Giới thiệu về các thang đo lường trầm cảm, lo âu và stress ... 4

1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên ... 7

1.4. Một số nghiên cứu liên quan đề tài ... 12

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ... 17

<b>Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19 </b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 19

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 19

2.3. Xử lý số liệu ... 24

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu... 25

2.5. Hạn chế của nghiên cứu ... 25

<b>Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 26 </b>

3.1. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của đối tượng nghiên cứu ... 26

3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên ... 35

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Bảng 1.1. Số sinh viên đại học chính qui tại Đại học Phú Yên và Đại học xây </b>

dựng Miền trung ... 18

<b>Bảng 2.1. Mức điểm tương ứng với mức độ trầm cảm, lo âu và stress ... 23 </b>

<b>Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ... 26 </b>

<b>Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu ... 27 </b>

<b>Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc </b>lá của đối tượng nghiên cứu ... 28

<b>Bảng 3.4. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử dụng Internet, </b>mạng xã hội, game của đối tượng nghiên cứu ... 29

<b>Bảng 3.5. Đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu ... 30 </b>

<b>Bảng 3.6. Đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng nghiên cứu ... 31 </b>

<b>Bảng 3.7. Đặc điểm hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu ... 32 </b>

<b>Bảng 3.8. Điểm số trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên ... 33 </b>

<b>Bảng 3.9. Mức độ các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên ... 33 </b>

<b>Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với trầm cảm của </b>sinh viên ... 35

<b>Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế xã hội với tình trạng trầm </b>cảm của sinh viên ... 36

<b>Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể </b>thao, rượu bia, thuốc lá của sinh viên với trầm cảm ... 37

<b>Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian </b>ngủ, sử dụng Internet, mạng xã hội, chơi game của sinh viên với trầm cảm ... 38

<b>Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng </b>nghiên cứu với trầm cảm ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với </b>

trầm cảm ... 41

<b>Bảng 3.17. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm ... 42 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu của sinh </b>

viên ... 43

<b>Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với </b>

tình trạng lo âu của sinh viên ... 44

<b>Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể </b>

thao, rượu bia, thuốc lá với lo âu của sinh viên ... 45

<b>Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, </b>

sử dụng Internet, mạng xã hội, chơi game với lo âu của sinh viên .... 46

<b>Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng </b>

nghiên cứu với tình trạng lo âu ... 47

<b>Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các đặc điểm về môi trường học tập của đối </b>

tượng nghiên cứu với tình trạng lo âu... 48

<b>Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với </b>

tình trạng lo âu ... 49

<b>Bảng 3.25. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu ... 50 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng stress </b>

của sinh viên ... 51

<b>Bảng 3.27. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình </b>

trạng stress của sinh viên ... 52

<b>Bảng 3.28. Mối liên quan giữa đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể </b>

thao, rượu bia, thuốc lá với tình trạng stress của sinh viên ... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Bảng 3.30. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng </b>

nghiên cứu với tình trạng stress ... 55

<b>Bảng 3.31. Mối liên quan giữa các đặc điểm về môi trường học tập của đối </b>

tượng nghiên cứu với tình trạng stress... 56

<b>Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với </b>

tình trạng stress ... 57

<b>Bảng 3. 33. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress ... 58 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Biểu đồ 3.1. Phân loại tình trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên </b>theo hai mức ... 34

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

<b>Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ... 23 </b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Sức khỏe tâm thần là một cấu phần cơ bản trong các định nghĩa về sức khỏe. Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị các loại rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân. Sức khoẻ tâm thần là một khái niệm đa yếu tố, bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội và môi trường. Các vấn đề sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng đến một phần tư dân số thế giới, trong đó rối loạn trầm cảm đã tác động đến 350 triệu người trên toàn cầu [28],[32]. Lo âu và trầm cảm là những bệnh lý tâm thần phổ biến nhất trong vị thành niên và thanh niên khắp thế giới [28].

Một loạt các yếu tố xã hội và môi trường bao gồm biến đổi xã hội nhanh chóng, di cư, cô lập xã hội, môi trường xung đột/hậu xung đột, thất nghiệp và đói nghèo, khủng hoảng gia đình và cá nhân, thay đổi các giá trị truyền thống và mâu thuẫn với cha mẹ, được nhìn nhận là có vai trò như những căn nguyên dẫn đến bệnh tâm thần và căng thẳng tâm lý xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ [28]. Sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội hay những thói quen cá nhân như tình trạng sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy, sử dụng Internet … kết hợp với đặc điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn. Các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên đang ở mức cao [36],[37],[43],[57]. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã cho thấy tỷ lệ thanh niên có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở thanh niên đang có chiều hướng gia tăng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng (2014) đã tìm thấy có sự liên quan giữa thời gian, môi trường học tập, đặc điểm nhân khẩu với biểu hiện trầm cảm của sinh viên y khoa [47].

Tại Phú Yên có hai trường đại học, trường Đại học Phú Yên là trường đại học đào tạo về lĩnh vực sư phạm và Trường đại học Xây dựng Miền Trung đào tạo đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

học chuyên ngành xây dựng. Với số lượng không nhỏ các sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên từ miền quê, đồng bào dân tộc đến học tập tại trường, họ phải đối mặt với môi trường tự lập, tự quản lý tài chính, sinh hoạt của bản thân, phải thích nghi với hồn cảnh sống tập thể và những phương pháp học tập tại trường đại học. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và học tập của sinh viên. Việc đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần như stress, lo âu và trầm cảm hiện nay của sinh viên để đưa ra những giải pháp dự phòng cho các tình trạng này là

<i><b>hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019” với mục tiêu sau: </b></i>

<i>1. Mô tả tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019; </i>

<i>2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Trầm cảm </b>

Mọi người thỉnh thoảng đều thấy buồn vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua là hồn tồn bình thường, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Nhưng những người khơng thể thốt ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian hai tuần hoặc hơn thì có thể được xem là đang bị rối loạn trầm cảm. Trầm cảm (depression) là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh tâm lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm hay cịn gọi là cảm xúc buồn bã cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống, gia đình và xã hội

<b>[2],[3],[16],[18] </b>

<b>1.1.2. Lo âu</b>

Lo âu được mô tả như một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay còn

là lo sợ đi kèm với những tình trạng vật lý đặc trưng. Đây là một phản ứng bình thường đối với những mối de dọa nhận thức được của một người với tâm sinh lý bình thường. Trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp thích hợp đối phó với những tình huống căng thẳng. Trạng thái lo âu liên quan đến sự rối loạn của hệ thống thần kinh tạo nên hai triệu chứng cơ bản về tinh thần (Ví dụ: lo lắng, sợ hãi, khó tập trung…) và thể chất (Ví dụ: tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy…) [16],[18]. Lo âu sẽ là một vấn đề sức khỏe tâm thần (Rối loạn lo âu) khi nó xảy ra mơ hồ, vơ lý, khơng liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu không tương xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, lo âu gây trở ngại cho cơng việc, học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [16],[18]

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.1.3. Stress</b>

Theo tiếng Latinh, “stress” được bắt nguồn từ “strictus” và một phần của từ “stringere” mang ý nghĩa là sự căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén. Năm 1914, W.B.Cannon lần đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về y sinh học. Tuy nhiên, người có cơng lớn trong việc đưa ra khái niệm stress một cách khoa học đó là H.Selye (nhà sinh lý học người Canada). Ông đã sử dụng thuật ngữ stress để mô tả triệu chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật (GAG). Ông đã đưa ra định nghĩa: Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng.Về sau trong các nghiên cứu của mình, H.Selye nhấn mạnh Stress có tính chất tổng hợp chứ không phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý [18],[35],[62].

Từ phát hiện của H.Selye, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về stress. Nhà tâm lý học Richard Lazarus cho rằng: Stress là trạng thái hay cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các u cầu và địi hỏi từ bên ngồi và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được [16],[18]. Như vậy, có thể thấy stress được hiểu từ các góc độ khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau.

<b>1.2.GIỚI THIỆU VỀ CÁC THANG ĐO LƯỜNG TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS </b>

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ cơng cụ được sử dụng để đánh giá trầm cảm, lo âu và stress. Có thể kể đến một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học như bộ câu hỏi đánh giá cảm nhận về stress (PSS – 10), thang đánh giá về stress (GHO – 12), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá lo âu của Beck (BAI), thang đo đánh giá trầm cảm của Beck (BDI), thang đánh giá trầm cảm và lo âu (AKUADS), thang đánh giá stress, lo âu và trầm cảm của Lovibond (DASS – 21, DASS – 42) [61],[62].

<b>1.2.1. Thang đo PSS- 10 (Perceived stress scale -10) của Cohen </b>

Thang đo PSS- 10 bao gồm 10 câu hỏi đánh giá cảm nhận về 14 stress của thanh niên trong vòng 30 ngày trở về trước. Các câu hỏi là các câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 5 mức: không bao giờ, hầu như, thỉnh thoảng, khá thường xuyên và rất thường xuyên. Mức độ stress được đánh giá dựa vào tổng điểm của các câu hỏi.Mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

điểm càng cao thì mức độ stress càng cao.Thang đo PSS-10 được dùng cho đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên [31].

<b>1.2.2. Bộ công cụ DASS [61],[62] </b>

Bộ công cụ DASS là gồm 03 thang đánh giá được thiết kế để đo lường những cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo âu và stress. DASS-21 có một dạng ngắn gồm 21

<b>câu hỏi, với 7 mục cho mỗi thang đo trầm cảm, lo âu, stress. </b>

DASS có thể được áp dụng hoặc là cho những nhóm hoặc cho cá thể cho những mục đích nghiên cứu. Như sự phát triển cơ bản của DASS, nó được sử dụng với những mẫu phi lâm sàng, phù hợp cho việc sàng lọc những người lớn và trẻ vị thành niên.

<b>Cách đánh giá DASS </b>

<b>Bước 1: Tính tổng điểm của mỗi thành tố cho mỗi quan sát (người) bằng cách </b>

cộng điểm của tất cả các câu của thành tố đó lại với nhau. Điểm tối đa của các thành tố trong DASS 21 là 21 và điểm tối thiểu là 0.

<b>Bước 2: Dựa vào bảng phân loại sau đây để phân loại mức độ các rối loạn: </b>

Trầm ảm, Lo âu, và Stress.

- Trầm cảm: gồm các câu số: 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21; - Lo âu gồm các câu số: 2, 4, 7 ,9, 15, 19, 20;

- Stress gồm các câu số: 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18.

Đối với mỗi thành tố (Trầm cảm, Lo âu, Stress) điểm tổng của từng cá nhân được tính bằng cách cộng tổng các điểm của các câu của thành tố đó lại với nhau. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng. Khi sử dụng DASS – 21 để đo lường, tổng điểm của từng phần được nhân đôi trước khi kết luận [61]. Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.2.3. Bộ công cụ PHQ - 9 [50],[54],[64].</b>

Được xây dựng bởi Robert L.Spitzer, Janet B.W. Williams, Kurt Kroenke. Đây là thang đánh giá trầm cảm gồm 9 câu hỏi. Nó là cơng cụ có giá trị giúp cho thầy thuốc trong chẩn đoán trầm cảm và theo dõi tiến trình điều trị. 9 câu hỏi của PHQ - 9 dựa vào 9 tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM - IV. Các câu hỏi đề cập đến các biểu hiện trầm cảm xảy ra thường xuyên ở mức độ nào trong hai tuần qua: không bao giờ - vài ngày - hơn một nửa số ngày - gần như mọi ngày.

Người ta sử dụng Thang đánh giá PHQ - 9 với các mục đích sau: + Để sàng lọc trầm cảm tại cộng đồng.

+ Theo dõi tiến triển biểu hiện trầm cảm.

+ Để bệnh nhân tự nhận thức tình trạng của bản thân.

<b>* Mức độ trầm cảm dựa theo thang điểm PHQ - 9: Điểm Chẩn đoán tạm thời </b>

<b>Well-bệnh nhân. </b>

Mỗi câu hỏi được cho 6 khoảng điểm, từ 0 (không bao giờ) đến 5 (luôn luôn). Tổng điểm cộng lại từ 0 đến 25 điểm, sau đó nhân 4 (0-100). Điểm cao hơn nghĩa là bệnh nhân hạnh phúc hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bằng chứng cho thấy, điểm dưới hoặc bằng 50 thường chỉ sự buồn bã nhưng chưa chắc là bệnh trầm cảm. Điểm dưới hoặc bằng 28 thường đồng nghĩa với bệnh trầm cảm và bệnh nhân nên được chẩn đoán kỹ hơn. Trong khi theo dõi những diễn biến của cảm xúc, khác biệt từ 10% trở lên được tính là khác biệt.

<b>1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở SINH VIÊN </b>

Yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress có thể chia theo các cấp độ cá nhân, gia đình và xã hội. Việc phân chia các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, một cá nhân bị stress có thể do nhiều yếu tố khác nhau cùng tích hợp lại. Ví dụ như: một sinh viên bị stress, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sinh viên này gặp áp lực trong sinh hoạt hàng ngày, công việc và quan hệ xã hội. Tuy nhiên, áp lực của họ đã có thể khơng trở thành yếu tố gây stress nếu như có được sự chia sẻ, động viên của gia đình và bạn bè, người thân. Ngồi ra các thói quen cá nhân không lành mạnh trong đời sống hàng ngày như tình trạng rượu, bia, thuốc lá, ma túy, sử dụng internet và ngủ không đủ giấc… cũng là những nguyên nhân gây nên stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên [28], [40],[42]. Do vậy, việc xác định chính xác yếu tố liên quan tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của cá nhân không phải vấn đề đơn giản.

<b>1.3.1. Yếu tố cá nhân </b>

<i><b>1.3.1.1.Tuổi: những sinh viên có độ tuổi lớn hơn thường có nguy cơ trầm cảm, lo </b></i>

âu, stress cao hơn. Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến hành điều tra trên 442 sinh viên y khoa của trường đại học Fayoum, Ai cập và cho thấy stress và lo âu ở mức cao có mối liên quan với các yếu tố tuổi. Những sinh viên trên 20 tuổi có mức độ stress và lo âu cao hơn sinh viên dưới 20 tuổi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trầm cảm ở mức cao được dự đoán bởi yếu tố tuổi, mức độ trầm cảm ở những sinh viên trên 20 tuổi cao hơn sinh viên ở lứa tuổi nhỏ hơn [66]. Nghiên cứu của Lu Chen và cộng sự năm 2013 đã cho thấy tuổi yếu tố cá nhân liên quan đến trầm cảm ở sinh viên. Những sinh viên trên 25 tuổi có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,8 lần so với những sinh viên nhỏ hơn 25 tuổi [41].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.3.1.2. Giới: kết quả từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra nữ sinh </b></i>

viên thường có khả năng phát triển các dấu hiệu của stress, lo âu cao hơn nam. Trong khi đó, ở nữ thường có khả năng xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm thấp hơn nam. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thu trên 829 sinh viên của trường đại học Quốc Gia Hà Nội đã chỉ ra giới tính tác nhân chủ yếu trong nhóm nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên stress ở sinh viên [22],[56].

<i><b>1.3.1.3.Năm học: các nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ </b></i>

giữa năm học và trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên. Nguy cơ stress giảm dần theo từng năm học, trừ năm cuối. Nguy cơ lo âu và trầm cảm tăng dần theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ đại học Quốc Gia Hà Nội đã chỉ ra các nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân được xếp hàng thứ 2 trong các nhóm nguyên nhân gây stress ở sinh viên. Tác nhân khóa học, là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên stress ở sinh viên [22],[24],[56].

<i><b>1.3.1.4. Khu vực sinh sống và nơi ở hiện tại: những sinh viên sinh sống ở nông </b></i>

thơn thường có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, stress cao hơn sinh viên sống ở thành thị. Những sinh viên sống ở trọ sẽ có biểu hiện trầm cảm lo âu, stress cao hơn sinh viên sống ở kí túc xá và với gia đình. Những sinh viên sống cùng với gia đình khi gặp áp lực, khó khăn thường được nhận chia sẻ từ người thân và bạn bè. Điều này sẽ góp phần giúp sinh viên có được một sức khỏe tinh thần đầy đủ, giảm bớt nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của stress, lo âu và trầm cảm. Nghiên cứu cắt ngang về một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên đai học Y Dược Thành phố HCM của Lê Minh Thuận năm 2011 thực hiện trên sinh viên chỉ ra mức độ stress ở sinh viên sống nhà trọ/ thuê cao gấp 2,52 lần so với sinh viên sống với cha mẹ [24],[25],[27],[38],[55].

<i><b>1.3.1.5. Thói quen sinh hoạt cá nhân của sinh viên </b></i>

<i>Tập thể dục và các hoạt động thể chất khác: tạo ra hóa chất trong não hoạt </i>

động như thuốc giảm đau tự nhiên và cũng cải thiện khả năng ngủ, do đó làm giảm căng thẳng, cải thiện nhanh chóng tâm trạng chán nản, lo âu của con người. Việc tham gia một số hoạt động thể dục thể thao mỗi tuần làm giảm nguy cơ trầm cảm, lo âu so với những người không hoạt động [24],[38],[65].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia, ma túy: tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá và sử </i>

dụng rượu bia tương đối cao.Việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích đã làm cho sinh viên không làm chủ được bản thân mình, ho trở nên kích thích và hưng phấn q mức, thậm chí đơi khi ảo giác. Nguy cơ trầm cảm, lo âu và stress tăng gấp nhiều lần so với những sinh viên khác. Lạm dụng chất rượu, thuốc lá, ma túy cũng được nhiều người tham gia nghiên cứu đề cập đến và phần lớn liên quan đến trẻ em trai, nam thanh niên và người chồng. Lạm dụng chất do áp lực từ nhóm bạn “uống để quên những rắc rối”, buồn và do áp lực xã hội dẫn tới bạo lực và kết hôn sớm ở nhóm trẻ có cha mẹ nghiện ma túy [29],[59],[61],[65].

<i><b>1.3.1.6. Tình trạng tài chính: việc trải qua các khó khăn về tài chính sẽ làm tăng </b></i>

nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm, lo âu, stress. Nghiên cứu của Daniel Eisenberg (2007) ơ Mỹ trên sinh viên các trường đại học đã chỉ ra sinh viên có khó khăn về tài chính có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm

<i>thần cao hơn nhiều so với những sinh viên không gặp khó khăn [25],[41],[43],[60]. </i>

<b>1.3.2. Yếu tố gia đình </b>

<i><b>1.3.2.1. Thu nhập của gia đình </b></i>

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay mức độ ảnh hưởng của thu nhập, tình trạng kinh tế đến sức khỏe tinh thần đang dần tăng lên. Những sinh viên sống trong gia đình nghèo thường phải trưởng thành sớm, phải lo nghĩ, quán xuyến nhiều hơn đến cơng việc của gia đình, chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày của gia đình, họ phải vừa đi học vừa đi làm thêm để trang trải cuộc sống sinh hoạt và học tập. Ngược lại, sinh viên sống trong gia đình khá giả ít phải lo nghĩ đến bữa ăn, cái mặc, chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn đến những sinh viên nghèo, khó khăn thường có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, stress cao hơn sinh viên sống ở những gia đình khá giả. Nhóm nguyên nhân về gia đình là nhóm ngun nhân đứng đầu gây nên stress ở sinh viên. Thu nhập của gia đình là tác nhân chính ảnh hưởng đến stress sinh viên. Những sinh viên sống trong gia đình có thu nhập thấp thường có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, stress cao hơn so với những sinh viên sống trong gia đình có thu nhập cao. Trầm cảm, lo âu, stress có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế gia đình thấp [4],[8],[13],[14].

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>1.3.2.2. Trình độ học vấn của bố mẹ </b></i>

Gia đình có bố mẹ có trình độ học vấn cao thường có khả năng chú ý hơn đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của con cái và họ thường chủ động quan tâm, chia sẻ với con cái. Điều này có thể làm tăng khả năng nhận được hỗ trợ tâm lý từ gia đình, giảm khả năng xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, stress. Những sinh viên sống trong gia đình bố mẹ có trình độ học vấn cao hơn thường ít xuất hiện các dấu hiệu lo âu hơn những sinh viên sống trong gia đình mà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn [9],[15],[27].

<i><b>1.3.2.3. Mối quan hệ với gia đình </b></i>

Mối quan hệ với gia đình là một cấu phần quan trọng trong môi trường gia đình, ảnh hưởng chặt chẽ tới sự gắn kết, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc của bố mẹ là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ cho đến giai đoạn trưởng thành. Sinh viên các em sẽ đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn mới xuất hiện trong cuộc sống. Việc có được sự chia sẻ, hỗ trợ và những lời khun bổ ích của gia đình là một trong yếu tố then chốt trong bảo vệ sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giảm khả năng xuất hiện của trầm cảm, lo âu, stress. Bên cạnh đó, mâu thuẫn trong gia đình cũng là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của sinh viên, làm tăng khả năng mắc trầm cảm, lo âu, stress. Mối quan hệ trái chiều giữa tình trạng lo âu, trầm cảm và sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Những sinh viên nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ sẽ có ít nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu lo âu và trầm cảm. Nếu như một sinh viên thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với cha mẹ, người thân trong gia đình thì nguy cơ stress ít hơn. Sinh viên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình thì nguy cơ stress cao hơn so với những sinh viên không hay mâu thuẫn với người thân trong gia đình [5],[20],[22],[25].

<b>1.3.3. Yếu tố học tập </b>

<i><b>1.3.3.1. Áp lực học tập: </b></i>

Áp lực học tập là một vấn đề 'bình thường' và phổ biến mà sinh viên đại học luôn gặp phải.Trong xã hội đang không ngừng phát triển, kiến thức mới phải không ngừng đổi mới bổ dung từng ngày, sinh viên đại học thường phải đối mặt với quá tải

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trong học tập và môi trường cạnh tranh ngày càng tăng lên do cơ hội kiếm được việc làm tốt ngày càng ít.Vì vậy họ phải phấn đấu khơng ngừng để đạt được thành tích xuất sắc, làm hài lịng cha mẹ, tạo tiền đề cho các công việc tương lai.Bên cạnh đó, họ phải tự trang bị cho bản thân những kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Tất cả điều này có thể làm gia tăng mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên [26],[24],[27], [29].

<i><b>1.3.3.2. Lập kế hoạch học tập: </b></i>

Việc lập kế hoạch học tập thường mang lại tính chủ động cho sinh viên trong việc học và chuẩn bị thi cử. Chuẩn bị kế hoạch trước cũng hỗ trợ sinh viên trong việc sắp xếp công việc, thời gian làm việc, học tập một cách khoa học hợp lý, mang lại hiệu quả công việc tối ưu. Điều này sẽ mang lại sự tự tin cho sinh viên, làm giảm nguy cơ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên. Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 cũng cho kết quả những sinh viên có kế hoạch học tập theo tuần, tháng hoặc năm thì stress, lo âu, trầm cảm thấp hơn sinh viên khơng có kế hoạch học tập [27],[28],[33].

<i><b>1.3.3.3. Hài lòng với ngành học: </b></i>

Khi một sinh viên thấy thích ngành mà mình đang học, hứng thú, động lực của họ trong học tập sẽ luôn ở mức cao. Ở Việt Nam, ngành học của con cái thường do bố mẹ lựa chọn, hoặc đôi khi để làm vừa lòng bố mẹ sinh viên thường chọn ngành học không phù hợp với mình. Việc bị bắt buộc phải học ngành khơng mình khơng thích sẽ dẫn đến tác động tâm lý trái chiều, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress trong sinh viên [26],[27].

<b>1.3.4. Yếu tố xã hội </b>

<i><b>1.3.4.1. Có bạn thân và mối quan hệ với bạn thân </b></i>

Việc có bạn thân và có mối quan hệ tốt với bạn thân là yếu tố bảo vệ cho sức khỏe tinh thần của thanh niên khỏi trầm cảm, lo âu, stress. Mối quan hệ với bạn bè là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các dấu hiệu của lo âu ở sinh viên, luôn là mối quan tâm của sinh viên. Dấu hiệu của lo âu xuất hiện khi xảy ra các vấn đề trong mối quan hệ này. Các vấn đề thường bao gồm khơng có đủ bạn bè, gặp áp lực nhóm và xung đột với bạn bè. Việc có bạn thân và thường đi chơi với bạn thân là những yếu tố bảo vệ sinh viên trước stress. Những bất ổn từ các mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

quan hệ xã hội là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến sinh viên stress. Cụ thể là những lời nói và thái độ ứng xử của người khác khác đối với bạn, những rắc rối trong quan hệ với người khác, sự xung đột hiểu lầm trong các quan hệ bạn bè là những nguyên nhân nổi lên hàng đầu [4],[5],[12],[30].

<i><b>1.3.4.2. Hoạt động xã hội </b></i>

Các hoạt động xã hội như là một phần tự nhiên và thiết yếu của cuộc sống, là những hoạt động đươc nhiều sinh viên ưa thích tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động nghệ thuật, thể thao và âm nhạc. Việc thực hiện các hoạt động theo sở thích góp phần giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng đồng thời cũng là cơ hội để thanh niên trao đổi chia sẻ với bạn bè, hạn chế các dấu hiệu lo âu và trầm cảm ở sinh viên [20],[25],[27],[28].

<i><b>1.3.4.3. Sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông </b></i>

Việc sử dụng dịch vụ thông tin và truyền thông như một công cụ giao tiếp, kết nối với mọi người có thể dẫn đến những ấn tượng sai lầm về các đặc điểm thể chất và cá tính của người khác. Những tác động tiềm tàng của việc sử dụng công nghệ thông tin truyền thông lên nhận thức của sinh viên về cuộc sống của người bạn trên mạng. Mặc dù Internet liên quan với xã hội, giáo dục và thể chất. Nhưng sử dụng quá nhiều Internet, chat … có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu, stress, mất ngủ. Trầm cảm là hoạt động như một trạng thái bất thường của sinh viên biểu hiện bằng dấu hiệu và triệu chứng như tâm trạng chủ quan, bi quan, hư vô, mất tự chủ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa dịch vụ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet, chat, facebook có mối tương quan với trầm cảm, lo âu, stress [30],[33],[36], [42],[44].

<b>1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 1.4.1. Trên thế giới: </b>

Mehmet Aktekin (2011) nghiên cứu ở sinh viên Y khoa, kinh tế và giáo dục thể chất Antalya,Thỗ Nhĩ Kỳ cho biết tỷ lệ lo âu sinh viên y khoa năm thứ hai, sinh viên kinh tế và giáo dục thể chất cao hơn. Ngoài ra điểm số stress của sinh viên y khoa tăng từ năm nhất đến năm thứ hai. Phân tích hồi qui đa biến cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thấy có sự liên quan giữa stress và hoạt động xã hội về điểm số kiểm tra tâm lý ở sinh viên Y khoa [52].

Shamsuddin (2013), nghiên cứu ở sinh viên thuộc 4 trường đại học công lập tại Klang Valley tại Malaysia dựa vào thang đo DASS 21 đã cho thấy thực trạng stress ở sinh viên Malaysia như sau:18,6% bị stress ở mức vừa, 5,1% ở mức nặng và rất nặng [60] và Wafaa Yousif Abdel Wahed (2016) về các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên y khoa Đại học Fayoum trên 442 sinh viên, tuổi trung bình 20,15 ± 1,9; 92,3% sống độc thân và 56,6% sống vùng nông thôn kết quả stress nữ chiếm 65,9% trong đó tình trạng nghiêm trọng và rất nghiêm trọng 36,35% và nhẹ, trung bình 29,6%; stress ở nam 57%; rối loạn lo âu nữ chiếm 70,4% và nam 54,7%; trầm cảm 60% khơng có sự khác biệt giữa 2 giới [66].

Lu Chen (2013) cho thấy những sinh viên có mối quan hệ khơng tốt với bố mẹ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,4 lần so với nhóm có mối quan hệ tốt với bố mẹ [41]. Nghiên cứu của Kumar và cộng sự năm 2012 trên sinh viên y khoa Ấn Độ cũng cho thấy vấn đề gia đình, đặc biệt là các mâu thuẫn trong gia đình có mối liên quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm của sinh viên [50]

Nghiên cứu Wong ML (2013) về “Sự tương quan giữa giấc ngủ và tâm trạng trong việc dự đoán hoạt động học tập, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần” ở 930 sinh viên Trung Quốc tuổi từ 18- 25 tuổi cho thấy thời gian ngủ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến chức năng học tập, sức khỏe thể chất và tâm thần của sinh viên (18 - 25 tuổi) [51]

Sara Thome´e (2007), Sweden “Liên quan giữa sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông với nguy cơ stress, trầm cảm, mất ngủ ở sinh viên”. Kết quả đối với nữ sinh viên việc sử dụng máy tính, điện thoại di động liên quan với stress, trầm cảm, sử dụng SMS, email liên quan với stress, việc sử dụng email và chat liên quan với trầm cảm, và sử dụng internet liên quan mất ngủ và với nam sinh viên việc sử dụng máy tính, điện thoại di động, internet làm gia tăng nguy cơ stress và trầm cảm [58]

Ở Saudia Arabia, nghiên cứu của Fahad Khalid Al Bahili năm 2016 đã cho kết quả sinh viên năm thứ nhất có khối lượng lớn công việc học tập gây căng thẳng nhưng thiếu sự phản hồi. Sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao về tình trạng lo lắng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

năng lực tương lai, sức chịu đựng và sự thiếu hụt kiến thức. Sinh viên năm thứ 2 cả 2 yếu tố này đều được đánh giá cao hơn các nhóm khác và cả 3 nhóm đều phàn nàn là thiếu sự phản hồi. Nữ sinh chiếm tỷ lệ cao hơn nam sinh đến 4 trong 7 yếu tố và yếu tố stress được xác định có liên quan đến trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên là 12,9% cao đáng kể so với tỷ lệ chung tồn bộ dân số. Trong đó số sinh viên nữ trầm cảm chiếm 8,1% và nam sinh viên là 2,7% [46].

<b>1.4.2. Tại Việt Nam: </b>

Nghiên cứu của Bùi Văn Vân (2009) “Biểu hiện stress của sinh viên đại học Đà nẵng” kết quả cho thấy sinh viên đại học Đà Nẵng báo cáo mức độ tự đánh giá stress của sinh viên các trường đại học bách khoa là 81%, đại học Sư phạm 66% và đại học Kinh tế 77,8 %. Trong đó số sinh viên cảm thấy “rất căng thẳng” và “căng thẳng” ở đại học Bách khoa là 49% nhiều hơn hẳn ở Đại học sư phạm 21% và cũng nhiều hơn đại học Kinh tế 25,5%. Sinh viên đại học Bách Khoa cho rằng chương trình học quá nặng, tập trung vào các thơng số máy móc nên rất khó địi hỏi tư duy cao, thời gian học kéo dài, điểm số thì thường bị cho thấp nên tỉ lệ sinh viên thi lại cũng như ở lại hàng năm nhiều hơn trường khác và tập trung nhiều nam nên hay dùng bia rượu thuốc lá, sống ít nề nếp hơn, có khi thức suốt đêm chỉ để đánh bài hoặc chơi game nên ngủ bù hơm sau, bài vở khơng hồn thành, kết quả dễ bị stress. So sánh giữa sinh viên nam và nữ chứng tỏ có sự khác biệt giữa nam và nữ về các mức độ stress nhưng không đáng kể [29].

<i>Tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2009)“Nguyên nhân stress của sinh viên đại học Quốc gia Hà Nội” kết quả 70,01% sinh viên stress nhẹ và 3,02% sinh viên stress </i>

vừa và tỷ lệ stress nhẹ. Sinh viên đại học Ngoại ngữ chiếm cao nhất 91,1%, đại học Tự nhiên 88,2%, Khoa học và nhân văn 84,4%, đại học kinh tế 81,3%. Sinh viên nữ mắc stress nhiều hơn sinh viên nam, sinh viên những năm trên mức độ stress càng giảm, có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress như nguyên nhân gia đình, đặc điểm cá nhân, khả năng ứng phó tác nhân, mơi trường học tập, tác nhân xã hội, đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến stress sinh viên [22].

Tác giả Nguyễn Thành Trung nghiên cứu: “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan của sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế Công cộng năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

2017 bằng bộ công cụ DASS- 21” tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 34,4%, 42% và 35%, kết quả mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy mối quan hệ giữa các dấu hiệu của stress, lo âu, trầm cảm với một số yếu tố cá nhân, học tập, gia đình và xã hội. Dấu hiệu stress ở sinh viên có mối liên quan với: tình hình tài chính khơng đầy đủ của sinh viên, sống trong gia đình có thu nhập thấp, áp lực học tập cao, có lập kế hoạch học tập, khơng hài lịng với ngành học và không thường xuyên chia sẻ với bạn thân/nhóm bạn thân. Dấu hiệu lo âu có mối liên quan với các yếu tố: thiếu chi phí sinh hoạt, sống trong gia đình có thu nhập thấp và áp lực học tập cao. Dấu hiệu trầm cảm có mối liên quan với các yếu tố: tình trạng tài chính khơng đầy đủ, ít hoặc không thường xuyên chia sẻ với gia đình, thường có mâu thuẫn với gia đình, áp lực học tập cao và khơng có nhóm bạn thân [27].

Tác giả Nguyễn Minh Thuận (2011) “sức khỏe tâm lí sinh viên” kết quả mức độ nặng - lo âu là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2%. Có sự tương quan cao giữa các yếu tố stress, trầm cảm và lo âu của sinh viên, giữa lo âu và stress, giữa lo âu và trầm cảm, giữa stress và trầm cảm [24].

Trần Kim Trang (2012)“Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa” tỷ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa; 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Khơng khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm, nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ [26].

Phan Thị Diệu Ngọc (2014) “Thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường đại học Y khoa Vinh” kết quả tỷ lệ sinh viên rối loạn Trầm cảm nhẹ là 31,2%, vừa 29,8% và nặng là 4,3%. Tỷ lệ sinh viên có áp lực học tập là 47,5%. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn Trầm cảm là: Sinh viên có áp lực học tập cao có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm vừa và nặng gấp 4,4 lần với sinh viên khơng có áp lực học tập, sinh viên gặp rắc rối với các mối quan hệ có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm mức độ vừa và nặng cao gấp 1,9 lần so với sinh viên khơng có rắc rối, gặp khó khăn khi ngủ có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm vừa và nặng cao gấp 4,5 lần so với sinh viên khơng có khó khăn khi ngủ, khơng có ai để nói chuyện khi cần làm tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm vừa và nặng gấp 3,1 lần so với sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

viên có người thân hoặc bạn bè giúp đỡ và sinh viên có sức khỏe yếu có nguy cơ RLTC vừa và nặng cao gấp 2,2 lần so với những sinh viên khỏe mạnh [18].

Phan Thị Trúc Uyên (2016) “Đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên chính quy khoa Dược - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” ghi nhận tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm từ nhẹ trở lên lần lượt 48,08%, 68,79% và 52,63%. Mức độ stress và lo âu cao nhất ở sinh viên năm đầu và thấp nhất ở sinh viên năm cuối, quan hệ xã hội ảnh hưởng tích cực đến mức độ stress, lo âu, trầm cảm. Ngoài ra tham gia câu lạc bộ, thể dục thể thao và học lực ảnh hưởng tích cực đến trầm cảm [33].

Trần Thơ Nhị & CS (2018) “Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ 2 hệ bác sĩ của Trường ĐH Y Hà Nội năm học 2016-2017” kết quả tỷ lệ trầm cảm của sinh viên là 28,46%, có mối liên quan giữa sinh viên có kiểu khí chất ưu tư, nóng nảy và trầm cảm [19].

Trần Quỳnh Anh (2016) “Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên hệ dự phòng trường đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan” nghiên cứu trên 450 sinh viên ngành y học dự phòng và y tế công cộng cho kết quả: tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm 38,9%,yếu tố học lực và tình trạng kinh tế gia đình có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên. Sinh viên học lực trung bình và yếu có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,65 lần sinh viên khá/giỏi. Sinh viên gia đình nghèo có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,52 lần sinh viên khơng nghèo. Có sự liên quan giữa trầm cảm với các mối quan hệ cá nhân như tình bạn, tình yêu, quan hệ với cha mẹ; khơng hài lịng với kết quả học tập, gặp khó khăn về tài chính; các yếu tố liên quan đến sức khỏe như bị ốm, bị đánh. Trong đó các yếu tố như kết thúc tình bạn, bị ốm, bị đánh, khó khăn về tài chính có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với những sinh viên khơng gặp phải khó khăn tương tự [1].

Tơ Gia Kiên (2019) “Trầm cảm ở sinh viên khoa y tế công cộng” kết quả 50,3% sinh viên khoa y tế công cộng có biểu hiện trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm được ghi nhận cao hơn ở nhóm sinh viên kinh tế gia đình khó khăn,tình trạng sức khỏe ở mức bình thường hoặc không tốt, cảm thấy người khác không thân thiện, tình trạng stress trong tuần qua [14].

Nguyễn Thu Hằng (2019) “Khảo sát rối nhiễu lo âu của sinh viên năm thứ 4 đại học Điều dưỡng Nam Định” kết quả tỷ lệ lo âu của sinh viên năm thứ 4 của

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trường là 59,7 % . Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên năm thứ 4: nhóm yếu tố học tập được đánh giá là yếu tố chủ đạo gây lo âu là rất cao so với các nhóm yếu tố khác [9].

<b>1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU </b>

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung được thành lập theo Quyết định số 1279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3. Qui mô đào tạo gồm các hệ đào tạo cao học, đại học chính qui, đai học liên thơng, cao đẳng, trung cấp chính qui, trung cấp tại chức, công nhân kĩ thuật, dạy nghề ngắn hạn. Trong đó hệ đại học chính qui gồm 08 ngành kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật Cơng trình xây dựng, Kiến trúc, kinh tế xây dựng, quản lý xây dựng, kỹ thuật cấp thốt nước, kỹ thuật mơi trường, kế toán với số lượng sinh viên đào tạo đại học chính qui năm 2018 - 2019 là 1.737 sinh viên. Trong đó có 784 sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp nên số sinh viên còn lại trong đối tượng khảo sát tại trường là 953 sinh viên [7].

Trường Đại học Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 24/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Trung học Kinh tế – Kĩ thuật Phú Yên. Qui mô đào tạo gồm chủ yếu thuộc các nhóm ngành: Sư phạm, Kỹ thuật – Cơng nghệ, Nông nghiệp, Kinh tế, Khoa học Xã hội – Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Ngoại ngữ. Trường có 13 mã ngành đại học, 7 mã ngành cao đẳng; quy mô đào tạo 2.841 học sinh, sinh viên và học viên bao gồm tất cả các hệ, các loại hình đào tạo: chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết sau đại học, đại học chính quy, vừa làm vừa học, liên thơng, liên kết.

<b>Riêng hệ đào tạo đại học chính qui 04 năm tại trường năm 2018 -2019 có 366 sinh </b>

viên với các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm ngữ văn, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Việt Nam học

<b>[6]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Bảng 1.1. Số sinh viên đại học chính qui tại Đại học Phú Yên và Đại học xây dựng </b>

Miền trung

<b>STT Ngành học <sup>Số lƣợng sinh </sup></b>

<b>viên <sup>Số lớp </sup>Đai học Xây dựng Miền Trung </b>

<b>1 </b> Kỹ thuật cơng trình xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>

Sinh viên hệ đại học chính quy của trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung .

<b>2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng </b>

- Sinh viên đại học chính quy đang theo học tại trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019

- Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b>

- Sinh viên năm thứ nhất vì mới vào trường do các em mới bắt đầu làm quen với môi trường đại học và sinh viên năm cuối do các em hầu hết đang đi thực tập tốt nghiệp ở ngoài trường.

- Sinh viên khơng có mặt trong thời gian nghiên cứu

<b>2.1.3. Thời gian và địa điểm: </b>

Nghiên cứu triển khai từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019

Địa điểm: tại trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung.

<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>

Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

<b>2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu </b>

Chọn mẫu toàn bộ tất cả sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu của hai Trường đại học. Tổng cộng có 930 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu, cụ thể số lượng như sau:

- Đại học Phú Yên: 173

- Đại học Xây dựng Miền Trung: 757

<b>2.2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Các yếu tố cá nhân bao gồm: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>- Tuổi chia theo nhóm (3 nhóm): < 20 tuổi, 20- 25 tuổi, >25 tuổi - Dân tộc (2 nhóm): Kinh, Thiểu số. </b></i>

<i><b>- Giới tính (2 nhóm): Nam, nữ </b></i>

<i><b>- Tơn giáo(2 nhóm): có, khơng </b></i>

<i><b>- Năm học (3 nhóm): năm thứ 2, năm thứ 3, năm thứ 4 </b></i>

<i><b>- Nhận định về tình hình tài chính bản thân (4 nhóm): Khơng đủ đóng học </b></i>

phí, khơng đủ chi phí sinh hoạt, gần đủ, đắn đo trong chi tiêu, đủ.

<i><b>- Nơi cư trú (2 nhóm): Thành thị, Nông thôn </b></i>

<i><b>- Nơi ở hiện tại (4 nhóm): ký túc xá, nhà người thân, nhà riêng, thuê trọ. - Tập thể dục thể thao (2 nhóm): có, khơng. </b></i>

Có: khi tập từ 30 phút/lần; chia làm 3 nhóm: Thường xuyên: 4-5 lần/tuần, Thỉnh thoảng: 1-3 lần/tuần, Hiếm khi: 2-3 lần/1 tháng

<i><b>- Uống rượu bia (3 nhóm): có, khơng, đã bỏ </b></i>

Có: uống từ 330 ml bia trở lên hoặc từ 40 ml rượu; chia thành 3 nhóm: Thường xuyên: 3 lần/tuần trở lên, Thỉnh thoảng: uống 1-2 lần/tuần hay ít hơn lượng trên với tần suất thường xuyên, hiếm khi: uống ít hơn 1 lần/ tuần hay ít hơn lượng trên với tần suất thỉnh thoảng

<i><b>- Hút thuốc lá (3 nhóm): có, khơng, cai thuốc </b></i>

Có chia làm 3 nhóm: Hút ≥ 10 điếu/ngày, 5 - < 10 điếu/ngày, < 5 điếu/ngày

<i><b>- Số giờ ngủ/ngày (2 nhóm): ngủ ≤ 8 giờ, >8 giờ </b></i>

<i><b>- Thời gian sử dụng Internet (4 nhóm): Thường xuyên (> 3 lần/tuần), Thỉnh </b></i>

thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ.

<i><b>- Thời gian sử dụng mạng xã hội (4 nhóm): Thường xuyên (>3 lần/tuần), </b></i>

Thỉnh thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ.

<i><b>- Thời gian chơi game trên Internet (4 nhóm): Thường xuyên (>3 lần/tuần), </b></i>

Thỉnh thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ.

<b>Các yếu tố gia đình </b>

<i><b>- Tình trạng hơn nhân của bố mẹ (2 nhóm): Hiện đang sống với nhau, Ly </b></i>

thân/ ly dị/ bố mẹ qua đời

<i><b>- Kinh tế gia đình (3 nhóm): Nghèo, Cận nghèo, Trung bình </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đánh giá tình hình kinh tế gia đình, chuẩn nghèo dựa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 59/2015/QĐ-TTg ngày 30/01/2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020 tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện và xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo [23].

* Thành thị

+ Nghèo: thu nhập ≤ 900.000 đồng/người/tháng

+ Cận nghèo: thu nhập > 900.000 - 1.300.000 đồng/người/tháng * Nông thôn:

+ Nghèo: thu nhập ≤ 700.000 đồng/người/tháng

+ Cận nghèo: thu nhập > 700.000 - 1.000.000 đồng đồng/người/tháng

+ Khối ngành Khoa học tự nhiên,

+ Khối ngành Sư phạm mầm non, Tiểu học, + Khối ngành kỹ thuật

+ Khối ngành Kinh tế - Năm học: Năm thứ 2, 3,4

- ESSA – 1: áp lực học tập - ESSA – 2: áp lực về điểm số - ESSA – 3: Khối lượng bài tập

Áp lực học tập được phân thành 3 nhóm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

+ Áp lực cao: điểm trung bình cộng các câu hỏi  4

+ Áp lực trung bình: điểm trung bình cộng các câu hỏi từ 3 đến < 4+ Áp lực thấp: tổng điểm trung bình < 3 điểm

<i><b>- Hài lịng với ngành học (02 nhóm): có, khơng. - Lập kế hoạch học tập ( 02 nhóm): có, khơng </b></i>

<i><b>- Xếp loại học tập năm trước: yếu, trung bình, khá, giỏi </b></i>

<i><b> Các yếu tố xã hội bao gồm </b></i>

<i><b>- Sự hỗ trợ xã hội cảm nhận được </b></i>

Thang đo yếu tố hỗ trợ xã hội được áp dụng trong nghiên cứu này là thang đo MSPSS tác giả Zimet (1988) với mục tiêu để đo lường sự nhận thức về sự hỗ trợ xã hội. Bộ câu hỏi này gồm 12 câu hỏi với 3 nhóm về hỗ trợ xã hội của (1) Người thân (4 câu hỏi), (2) Gia đình (4 câu hỏi), và (3) Bạn bè (4 câu hỏi). Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1“rất đồng ý” đến 7 “rất không đồng ý”. Tổng điểm dao động từ 12 đến 84 điểm. Phân nhóm hỗ trợ xã hội cảm nhận được dựa vào tổng điểm trung bình của thang đo [67]:

+ Hỗ trợ xã hội thấp: 1-2,9 + Hỗ trợ xã hội trung bình: 3-5 + Hỗ trợ xã hội cao 5,1-7

<i><b>- Tham gia câu lạc bộ/ nhóm/đồn thể trong trường (2 nhóm): có, khơng - Số lượng câu lạc bộ/nhóm/đồn thể đã tham gia (3 nhóm): 1; 2; ≥ 3 2.2.3.2. Trầm cảm, lo âu và stress </b></i>

Mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên bao gồm mức độ trầm

<i><b>cảm,lo âu,stress được đo lường bằng Bộ công cụ DASS -21 </b></i>

Thang đo DASS -21 (Depression, Anxiety, Stress Scale - 21) là bộ công cụ tự

<i><b>điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục; </b></i>

+ Cấu phần Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21; + Cấu phần Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20;

+ Cấu phần Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18.

Điểm cho mỗi tiểu mục từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng. Khi sử dụng DASS - 21 để đo lường, tổng điểm của từng phần được nhân đôi

<b>trước khi kết luận [62],[65]. Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Bảng 2.1. Mức điểm tương ứng với mức độ trầm cảm, lo âu và stress Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress </b>

- Đặc điểm chung cá nhân

+Đặc điểm nhân khẩu học: nhóm tuổi, giới, dân tộc, tơn giáo, nơi cư trú, nơi ở hiện tại. + Đặc điểm kinh tế xã hội:tơn giáo,nhận định về tình hình tài chính bản thân.

- Thói quen cá nhân: tập thể dục thể thao, uống rượu bia, hút thuốc lá, số giờ ngủ trong ngày, thời gian sử dụng internet,sử dụng mạng xã hội, chơi game trên internet.

<i><b>Gia đình: Tình trạng hôn nhân của bố mẹ, kinh tế gia đình, cấu trúc hộ gia đình. </b></i>

<i><b>Môi trường học tập: trường, ngành học, năm học,áp lực học tập, hài lòng với ngành học, lập kế hoạch học tập, xếp loại học tập năm trước </b></i>

<i><b>Hoạt động xã hội: Sự hỗ trợ xã hội, tham gia </b></i>

câu lạc bộ/ nhóm/ đồn thể, số lượng câu lạc bộ/ nhóm/ đồn thể đã tham gia.

TRẦM CẢM,LO

ÂU, STRESS

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>2</b>

<b>.2.4. Phương pháp thu thập số liệu </b>

<i><b>2.2.4.1. Kỹ thuật thu thập số liệu </b></i>

Phát Bộ câu hỏi tự điền khuyết danh.

<i><b>2.2.4.2. Công cụ thu thập số liệu: </b></i>

Bộ câu hỏi có sẵn được chia làm 4 phần (xem phụ lục): + Thông tin chung

+ Thang đo DASS - 21

+ Thang đo áp lực học tập sinh viên + Thang đo hỗ trợ xã hội

<i><b>2.2.4.3. Các bước tiến hành thu thập số liệu </b></i>

- Công tác điều tra thử: được tiến hành nghiêm túc, có giám sát, để tìm những điểm hạn chế, những điểm không phù hợp cần thay đổi, bổ sung trước khi tiến hành điều tra chính thức. Chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên tại 2 trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung để phát bộ câu hỏi tự điền, khuyết danh. Sau đó, đánh giá thời gian trung bình hỏi xong 1 bộ câu hỏi, đánh giá mức độ thực tế, dễ hiểu, dễ trả lời, dễ ghi chép của bộ câu hỏi và điều chỉnh lại bộ câu hỏi cho phù hợp.

- Điều tra viên: là nhân viên hành chính của 2 trường đại học Phú Yên và đại học Xây dựng miền trung đã được tập huấn về bộ câu hỏi và học viên là người giám sát tồn bộ q trình thu thập thông tin.

- Được sự đồng ý của ban giám hiệu các trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung, các điều tra viên đến lớp vào cuối giờ học mỗi buổi chiều trong tuần (theo lịch đã thống nhất với trường), giải thích mục đích thực hiện nghiên cứu và mời sinh viên nhận phiếu tự điền. Không phát phiếu cho những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu ln có mặt trong q trình sinh viên điền vào bộ câu hỏi, sẵn sàng giải thích làm rõ các câu hỏi của sinh viên liên quan đến bộ công cụ.

<b>2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU </b>

- Kiểm tra dữ liệu: mỗi bộ câu hỏi phỏng vấn được yêu cầu trả lời đầy đủ và sau khi hoàn tất được kiểm tra ngay bởi người giám sát và người nghiên cứu về tính phù hợp của những câu trả lời để có biện pháp bổ sung, hồn chỉnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Mã hóa những câu trả lời phỏng vấn: tất cả những dữ liệu thu thập, sau khi

<b>kiểm tra tính phù hợp sẽ được mã hóa bởi người nghiên cứu. </b>

- Phân tích dữ liệu: dữ liệu được mơ tả và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 - Các đặc điểm của sinh viên và tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm, lo âu, stress được trình bày bằng tần số và tỷ lệ %

- Test χ<sup>2</sup> được áp dụng để tìm các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của đối tượng. Ba mô hình hồi quy đa biến logistic được thực hiện để tìm ra các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên sau khi đã loại trừ các yếu tố nhiễu. Các biến số độc lập được đưa vào mơ hình là các biến số được tìm thấy liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm, lo âu và stress từ kết quả phân tích <small>2</small>

. Mức độ α = 0,05 được chọn để xác định các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê.

<b>2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU </b>

- Nghiên cứu được tiến hành sau khi đề cương được phê duyệt bởi hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học của trường Đại học Y Dược Huế và của đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tơn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu.

- Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, khơng nêu danh cá nhân.

- Các số liệu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đề tài nghiên cứu, khơng phục vụ mục đích nào khác.

- Những sinh viên phát hiện có dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress sẽ được tư vấn, giới thiệu đến các cơ sở y tế để được chẩn đốn xác định và có hướng điều trị kịp thời.

<b>2.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU </b>

Vì thiết kế nghiên cứu là mơ tả cắt ngang, ghi nhận tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, stress của sinh viên tại một thời điểm. Kết quả chỉ có giá trị sàng lọc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Chương 3 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. TỶ LỆ TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm thông tin chung về đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1.1.1. Đặc điểm về cá nhân đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tuổi </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Nhận xét: Tuổi trung bình của sinh viên tham gia nghiên cứu là 20,7 (SD = 1,4), </b>

thấp nhất 19 tuổi và cao nhất 28 tuổi. Nhóm tuổi từ 20 - 25 tuổi chiếm đến 78%. Nam giới chiếm đa số với 73,4%. Đa số sinh viên là người Kinh chiếm 99,6%. Sinh viên đã lập gia đình chỉ chiếm 2,5%. Phần lớn sinh viên đến từ vùng nông thôn chiếm 72,7%. Có 27,2 % sinh viên đang sống ở nhà riêng, còn lại tới 72,8 % sinh viên ở tại ký túc xá trường hoặc thuê trọ hoặc ở nhờ nhà người thân, trong số họ có 44,2% số sinh viên phải đi thuê trọ.

<b>Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tơn giáo </b>

<b>Tình hình tài chính bản thân </b>

<b>Nhận xét:</b>

c

hỉ một số rất ít sinh viên có tham gia tổ chức tơn giáo chiếm 1,4%. Phần lớn sinh viên cảm thấy tình trạng tài chính của mình đủ và gần đủ, tỷ lệ này chiếm lần lượt 27,5% và 49,5 %. Số sinh viên khơng đủ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,9% và 12,1%

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá </b>

của đối tượng nghiên cứu

<b>Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tập thể dục thể thao </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Nhận xét: sinh viên có thói quen tập thể dục thể thao chiếm 67%, tuy nhiên </b>

sinh viên tập thể dục thể thao thường xuyên chỉ chiếm 34,2%. Sinh viên có sử dụng rượu bia chiếm 51,2% và tần suất uống thường xuyên thấp chỉ 6,3%. Hầu hết sinh viên không hút thuốc lá chiếm 89%, trong số đó có 25 sinh viên tự báo cáo tần suất hút thuốc hơn 10 điếu/ngày, chiếm tỷ lệ 30,1%.

<b>Bảng 3.4. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử dụng Internet, mạng </b>

xã hội, game của đối tượng nghiên cứu

<b>Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Số giờ ngủ/ngày </b>

<b>Thời gian sử dụng mạng xã hội </b>

<b>Thời gian chơi game trên Internet </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Nhận xét: Đa số sinh viên ngủ ≤ 8 giờ chiếm 68,2%. Có đến 73,7% sinh viên </b>

sử dụng Internet thường xuyên, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ rất thấp 3,4% sinh viên chưa bao giờ sử dụng. Mạng xã hội là một trong những kênh thông tin được sinh viên ưa chuộng với tỷ lệ sinh viên sử dụng tần suất từ thỉnh thoảng đến thường xuyên chiếm đến 90,1%. Tần suất sinh viên chơi game trên mạng Internet từ thỉnh thoảng đến thường xuyên cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 58,6%.

<i><b>3.1.1.2. Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 3.5. Đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tình trạng hơn nhân của bố mẹ </b>

<b>Nhận xét: Trong số sinh viên tham gia nghiên cứu có 93,2% sinh viên đang </b>

sống trong gia đình với đầy đủ cả bố và mẹ, cịn 6,8% sống trong gia đình tan vỡ do bố mẹ ly di, ly thân hoặc đã mất. Có 193 sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, chiếm tỷ lệ 20,8%. Đa số sinh viên sống trong gia đình có 1 hoặc 2 thế hệ, chiếm tỷ lệ 83,8%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>3.1.1.3. Đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 3.6. Đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Sinh viên trường </b>

<b>Ngành học </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b> Nhận xét: Trong số 930 sinh viên tham gia nghiên cứu sinh viên Đại học </b>

Xây dựng Miền Trung chiếm 81,4% và Đại học Phú Yên 18,6%. Tỷ lệ sinh viên đang theo học các ngành cao nhất là sinh viên khối ngành Kỹ thuật 76,3% và thấp nhất là Khoa học tự nhiên 4,25% và sinh viên năm thứ 2 tham gia nghiên cứu nhiều nhất chiếm 52,7%. Đa số sinh viên cho biết họ có kế hoạch học tập, chiếm 70,9% và hài lòng với ngành học chiếm 80,1%. Hầu hết sinh viên cảm thấy khơng có nhiều áp lực học tập (80,1%), có 43 sinh viên chiếm tỷ lệ 4,6% cho biết họ chịu áp lực học tập cao. Về kết quả học tập năm học trước, đa số sinh viên được khảo sát đạt mức học tập khá và trung bình chiếm tỷ lệ 76,7%, có đến 134 sinh viên, chiếm tỷ lệ 14,4% xếp loại học tập yếu.

<i><b>3.1.1.4. Đặc điểm về hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 3.7. Đặc điểm hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu </b>

<b>Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ khá </b>

thấp chỉ chiếm 42,9%, trong số đó hầu hết họ chỉ tham gia 1 câu lạc bộ (72,4%). Về hỗ trợ xã hội, hầu hết sinh viên đều cảm nhận họ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè ở mức trung bình và cao, chiếm tỷ lệ 47,7% và 45,6%, theo thứ tự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>3.1.2. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.8. Điểm số trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên </b>

<b>Đặc điểm Trầm cảm Lo âu Stress </b>

Trung bình (SD) 7,1 (5,0) 6,9 (4,9) 7,9 (5,1)

<b>Nhận xét: Điểm số trung bình trầm cảm, lo âu, stress theo Thang đo DASS -21 </b>

của nhóm sinh viên nghiên cứu lần lượt là 7,1 (SD = 5,0); 6,9 (SD = 4,9) và 7,9 (SD = 5,1).

<b>Bảng 3.9. Mức độ các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Trầm cảm </b>

</div>

×