Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Câu hỏi Ôn tập môn Tố tụng Dân sự - ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.69 KB, 134 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CÂU HỎI ÔN TẬP</b>

<b>MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰMỤC LỤC</b>

<b><small>I. LÝ THUYẾT...6</small></b>

<small>1.Phân tích khái niệm luật tố tụng dân sự?...6</small>

<small>2.Phân tích mối quan hệ giữa luật tố tụng dân sự với luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật laođộng, luật thương mại?...7</small>

<small>3.Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự?...7</small>

<small>4.Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự? So sánh phương pháp điều chỉnh củaluật tố tụng dân sự với phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, luật tố tụng hình sự?...8</small>

<small>5.Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật TTDS?...9</small>

<small>6.Trình bày các giai đoạn của tố tụng dân sự Việt Nam?...9</small>

<small>7.Phân tích các đặc trưng cơ bản của mơ hình tố tụng thẩm vấn trong TTDS?...10</small>

<small>8.Phân tích các đặc trưng cơ bản của mơ hình tố tụng tranh tụng trong TTDS?...10</small>

<small>9.Chứng minh rằng tố tụng dân sự Việt Nam là tố tụng thẩm vấn nhưng có tiếp thu một số yếu tốcủa tố tụng tranh tụng?...12</small>

<small>10.Phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?...12</small>

<small>11.Phân biệt vụ việc dân sự, vụ án dân sự và việc dân sự? Cho ví dụ...12</small>

<small>12.Những điểm khác biệt giữa thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục TTDS thông thường?...14</small>

<small>13.Phân biệt thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục giải quyết việc dân sự?...15</small>

<small>14.Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự?....15</small>

<small>15.Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự?...19</small>

<small>16.Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự?...20</small>

<small>17.Phân tích ngun tắc hịa giải trong TTDS?...21</small>

<small>18.Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?...21</small>

<small>19.Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?...23</small>

<small>20.Phân tích ngun tắc Tịa án xét xử tập thể?...24</small>

<small>21.Phân tích ngun tắc Tịa án xét xử kịp thời, cơng bằng, cơng khai?...24</small>

<small>22.Phân tích ngun tắc bảo đảm sự vơ tư, khách quan trong TTDS?...25</small>

<small>23.Phân tích ngun tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án?...25</small>

<small>24.Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS?...25</small>

<small>25.Tại sao Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm?...26</small>

<small>26.Phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?...27</small>

<small>27.Phân tích sự phát triển từ nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong TTDS theo BLTTDS năm2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đến nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo BLTTDS năm2015?2828.Phân tích nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử?...28</small>

<small>29.Phân tích nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật?..29</small>

<small>30.Phân tích nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự?...30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>31.Phân tích nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền? Mối quan hệ giữa nguyên tắc này với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong</small>

<small>TTDS và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?...31</small>

<small>32.Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của tòa án trong luật TTDS?...31</small>

<small>33.Cơ sở xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc?...32</small>

<small>34.Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền theo loại việc của Tịa án?...32</small>

<small>35.Phân tích các tranh chấp, u cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền theo loại việc củaTòa án? 3536.Phân tích các tranh chấp, u cầu về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền theo loại việc củaTịa án? 3637.Phân tích các tranh chấp, u cầu về lao động thuộc thẩm quyền theo loại việc của Tòa án?...36</small>

<small>38.Phân tích xu hướng mở rộng thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án trong luật TTDS ViệtNam theo tiến trình cải cách tư pháp?...37</small>

<small>39.Vì sao các tranh chấp, u cầu về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao độngđều được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự?...37</small>

<small>40.Phân tích thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức trong giải quyếtvụ việc dân sự?...37</small>

<small>41.Phân tích xu hướng mở rộng thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện trong luật TTDSViệt Nam theo tiến trình cải cách tư pháp?...39</small>

<small>42.Cơ sở phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dâncấp tỉnh? 3943.Phân tích thẩm quyền dân sự của Tịa án nhân dân cấp huyện?...40</small>

<small>44.Phân tích thẩm quyền dân sự của Tịa án nhân dân cấp tỉnh?...40</small>

<small>45.Phân biệt (1) vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngồi, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tưpháp ra nước ngoài và (2) vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi...41</small>

<small>46.Ngun tắc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với vụ án dân sự?...41</small>

<small>47.Phân tích thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?...41</small>

<small>48.So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?...42</small>

<small>49.So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Thẩm tra viên trong tố tụng dân sự?...43</small>

<small>50.So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Thư ký tòa án trong tố tụng dân sự?...43</small>

<small>51.Phân tích các căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân?...43</small>

<small>52.Phân tích mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong TTDS?...44</small>

<small>53.Phân tích vai trị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?...44</small>

<small>54.So sánh thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm và hội đồng xét xử phúc thẩm?...45</small>

<small>55.So sánh thành phần hội đồng xét xử vụ án dân sự và thành phần giải quyết việc dân sự?...45</small>

<small>56.Phân tích khái niệm người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong TTDS?...46</small>

<small>57.Phân tích thành phần đương sự trong TTDS?...46</small>

<small>58.So sánh đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự?...48</small>

<small>59.Phân tích các đặc điểm của đương sự trong tố tụng dân sự?...48</small>

<small>60.Phân tích nội dung năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của đương sự?...49</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>61.Phân tích các quyền và nghĩa vụ của đương sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong</small>

<small>TTDS (Điều 70 BLTTDS 2015)?...50</small>

<small>62.Phân tích các quyền và nghĩa vụ của đương sự thể hiện quyền tranh tụng đương sự trong TTDS(Điều 70 BLTTDS 2015)?...50</small>

<small>63.So sánh địa vị pháp lý của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự?...51</small>

<small>64.Phân biệt nguyên đơn và người khởi kiện trong vụ án dân sự?...51</small>

<small>65.Phân tích khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự?...52</small>

<small>66.Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan khơng có u cầu độc lập? Cho ví dụ...52</small>

<small>67.So sánh địa vị pháp lý của nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độclập? Cho ví dụ...53</small>

<small>68.Khái niệm người đại diện của đương sự? Ý nghĩa việc tham gia tố tụng của người đại diện củađương sự?...54</small>

<small>69.So sánh địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền trong tốtụng dân sự?...55</small>

<small>70.Phân tích những trường hợp khơng được làm người đại diện? Vì sao có những hạn chế đó?...56</small>

<small>71.So sánh địa vị pháp lý của người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự trong tố tụng dân sự?...56</small>

<small>72.Phân tích điều kiện đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?...57</small>

<small>73.Phân tích địa vị pháp lý của người làm chứng?...57</small>

<small>74.Phân tích địa vị pháp lý của người giám định?...57</small>

<small>75.Phân tích địa vị pháp lý của người phiên dịch?...58</small>

<small>76.Phân tích nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?...58</small>

<small>77.Phân tích các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong TTDS Việt Nam?...58</small>

<small>78.Phân tích đối tượng chứng minh trong TTDS?...59</small>

<small>79.Phân tích các tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh trong TTDS?...59</small>

<small>80.Phân tích khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ?...59</small>

<small>81.Phân tích khái niệm và các loại nguồn chứng cứ? Bộ luật TTDS năm 2015 đã bổ sung các loạinguồn chứng cứ nào? Vì sao?...61</small>

<small>82.Phân tích quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ trong BLTTDS năm 2015 và mối quan hệ giữaquy định này với nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?...62</small>

<small>83.Phân tích quy định về xác minh, thu thập chứng cứ trong BLTTDS năm 2015 và mối quan hệgiữa quy định này với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS?...62</small>

<small>84.Phân biệt trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong TTDS?...63</small>

<small>85.Phân biệt định giá tài sản và thẩm định giá tài sản trong TTDS?...63</small>

<small>86.Phân biệt ủy thác tư pháp và ủy thác thu thập chứng cứ?...63</small>

<small>87.Phân tích những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ?...64</small>

<small>88.Phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời?...65</small>

<small>89.Phân tích điều kiện áp dụng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời?...66</small>

<small>90.Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện? Phân tích những điểm mới về thời hiệu khởi kiệntrong BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004?...66</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>91.Phân biệt án phí, lệ phí và chi phí tố tụng?...68</small>

<small>92.Phân tích ý nghĩa, đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?...70</small>

<small>93.Phân tích khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự?...70</small>

<small>94.Phân tích ý nghĩa của các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự?...71</small>

<small>95.Phân tích điều kiện khởi kiện: sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?...71</small>

<small>96.Phân tích trường hợp Tịa án trả lại đơn khởi kiện do “người khởi kiện khơng có quyền khởi kiệnhoặc khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”?...72</small>

<small>97.Phân tích trường hợp Tịa án trả lại đơn khởi kiện do “chưa có đủ điều kiện khởi kiện”? Cho vídụ.7298.Phân tích hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn khởi kiện?...73</small>

<small>99.Phân tích phạm vi khởi kiện vụ án dân sự?...74</small>

<small>100.Nhận xét những khó khăn trong thực tiễn khởi kiện vụ án dân sự hiện nay?...74</small>

<small>101.Phân tích các trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận? Cho ví dụ từng trườnghợp.75102.Phân tích các trường hợp yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đượcchấp nhận? Cho ví dụ...76</small>

<small>103.So sánh thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự với thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩmvụ án dân sự?...76</small>

<small>104.Trình bày những công việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?...77</small>

<small>105.Phân tích ý nghĩa của hịa giải? Phân biệt giữa hoà giải với tự hoà giải trong tố tụng dân sự?. 78106.Phân tích ngun tắc tiến hành hịa giải vụ án dân sự?...79</small>

<small>107.Phân tích đặc trưng của hịa giải vụ án dân sự trong TTDS Việt Nam so với các loại hình hịagiải khác? 80108.Phân tích phạm vi hịa giải vụ án dân sự?...81</small>

<small>109.Trình bày về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải?...82</small>

<small>110.So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp (1) các đương sự tự thỏa thuận được về việc giảiquyết vụ án trước phiên tòa sơ thẩm và (2) các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án khi Tịấn tiến hành hịa giải trước phiên tòa sơ thẩm...82</small>

<small>111.So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp: (1) các đương sự thỏa thuận được với nhau vềviệc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm và (2) các đương sự thỏa thuận được vớinhau về việc giải quyết vụ án trước phiên tịa phúc thẩm?...83</small>

<small>112.Phân tích và so sánh giữa quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở cấp sơ thẩm vớiquyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở cấp phúc thẩm?...83</small>

<small>113.Phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?...83</small>

<small>114.Phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?...84</small>

<small>115.Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự là cá nhân bị chết trong giai đoạn chuẩnbị xét xử sơ thẩm?...85</small>

<small>116.So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?...86</small>

<small>117.Phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ xét xử phúc thẩm?...87</small>

<small>118.So sánh phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tịa dân sự phúc thẩm?...87</small>

<small>119.Phân tích các ngun tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm?...89</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>120.Phân tích thành phần tham gia phiên tịa sơ thẩm?...90</small>

<small>121.Phân tích các trường hợp hỗn phiên tịa sơ thẩm?...90</small>

<small>122.Phân biệt hỗn phiên tịa và tạm ngừng phiên tịa?...91</small>

<small>123.Phân tích nội dung của tranh tụng tại phiên tòa?...93</small>

<small>124.So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện (1) tại phiên tòa sơthẩm, (2) trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, (3) tại phiên tòa phúc thẩm?...94</small>

<small>125.Yếu tố tranh tụng được thể hiện như thế nào trong các quy định về trình tự tiến hành phiên tịasơ thẩm theo BLTTDS năm 2015?...94</small>

<small>126.Phân tích khái niệm phúc thẩm dân sự?...94</small>

<small>127.Phân tích đặc điểm của phúc thẩm dân sự?...94</small>

<small>128.So sánh kháng cáo và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?...95</small>

<small>129.Phân tích các tiêu chí xác định tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị?...96</small>

<small>130.Phân tích hậu quả của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm?...96</small>

<small>131.Phân tích việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm?...97</small>

<small>132.Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?...98</small>

<small>133.So sánh tính chất của phúc thẩm và tính chất của giám đốc thẩm?...99</small>

<small>134.So sánh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?...103</small>

<small>135.Phân tích việc cung cấp chứng cứ, tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm?...104</small>

<small>136.Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm?...104</small>

<small>137.Phân tích khái niệm “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”?...105</small>

<small>138.Phân tích sự thể hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong giaiđoạn xét xử phúc thẩm?...106</small>

<small>139.Phân tích khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự?...106</small>

<small>140.So sánh thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm?...107</small>

<small>141.Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Cho ví dụ minh hoạ?...107</small>

<small>142.Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Cho ví dụ minh hoạ?...108</small>

<small>143.So sánh thủ tục tái thẩm với phúc thẩm?...109</small>

<small>144.So sánh thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với thời hạn kháng nghị theo thủ tụctái thẩm?109145.So sánh phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm với phiên tòa giám đốc thẩm?...109</small>

<small>146.So sánh giữa (1) đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự tại toà án cấp sơ thẩm, (2) đình chỉ xétxử phúc thẩm và (3) huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án...109</small>

<small>147.Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử giám đốc thẩm?...109</small>

<small>148.Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử tái thẩm?...110</small>

<small>149.Phân tích các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTDS?...110</small>

<small>150.Phân tích ý nghĩa của việc quy định thủ tục rút gọn trong TTDS?...111</small>

<b><small>II.TÌNH HUỐNG:...112</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>I. LÝ THUYẾT</b>

<i><b>1.Phân tích khái niệm luật tố tụng dân sự? </b></i>

- Luật tố tụng dân sự Việt Nam là:+ Một ngành luật độc lập.

+ Bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trongTTDS để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúngđắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.=> Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là quá trình phức tạp, bao gồmnhiều hoạt động khác nhau của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, ngườiđại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản, và những người có liên đến quan việcgiải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ các chứngcứ tài liệu của vụ việc dân sự,…

=> Các chủ thể này tham gia vào quá trình này với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyềnhạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát,cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người liênquan; quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với nhau và quan hệ giữa cácđương sự với người liên quan.

=> Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng,đúng đắn; bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhànước, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thihành án dân sự được gọi là “tố tụng dân sự”.

<i><b> giai đoạn của TTDS:</b></i>

Khởi kiện/ yêu cầu => Thụ lý => Chuẩn bị xét xử => Xét xử.

=> Thi hành án dân sự được coi là đương nhiên nên k nằm trong các giai đoạn của TTDS.=> Khác với hình sự, hành chính, việc thi hành án dân sự là do sự chủ động của các bên sau khicó phán quyết. Điều đó có nghĩa, chỉ khi đương sự không thực hiện theo đúng bản án của Tịa ánthì mới bị cưỡng chế thực hiện.

=> Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của các bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) do Nhà nước ta đãban hành thì tố tụng dân sự bao gồm khởi kiện, hoà giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của toà án nên thi hành án dân sự phải được coi làmột giai đoạn của tố tụng dân sự. Từ đó, tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệphát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Vụ án dân sự: giữa các bên chủ thể có phát sinh mâu thuẫn hoặc tranh chấp khimâu thuẫn không dàn xếp được => Hoạt động khởi kiện. Ví dụ: Khởi kiện vụ án ly hơn, vụán tranh chấp đất đai,…

+ Việc dân sự: giữa các bên chủ thể tuy khơng có tranh chấp nhưng có u cầu tịa áncơng nhận hoặc khơng cơng nhận một sự kiện pháp lý (Là căn cứ làm phát sinh, chấm dứtcác quyền và nghĩa vụ dân sự hoặc yêu cầu tịa án cơng nhận cho mình một quyền dân sự).Ví dụ: u cầu tịa cơng nhận thuận tình ly hơn, tun bố một người nào đó mất tích,…

<i><b>2.Phân tích mối quan hệ giữa luật tố tụng dân sự với luật dân sự, luật hơnnhân và gia đình, luật lao động, luật thương mại?</b></i>

<i><b>3.Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự?J Đối tượng điều chỉnh:</b></i>

- Là các quan hệ PL phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.

- Đối tượng điều chỉnh của LTTDS Việt Nam là các quan hệ giữa toà án; viện kiếm sát; cơ quanthi hành án dân sự; đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch; người định giá tài sảnvà người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:- Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đạidiện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thểkhác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trìnhgiải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:

+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án với đương sự, ngườiđại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủthể khác có liên quan;

+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau;+ Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.

- Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự khơng có sự bìnhđẳng giữa các chủ thể; trong đó Tịa án; Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trị quyếtđịnh đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

+ Nhóm 2: Các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhhay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự.

+ Nhóm 3: Các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ việcdân sự như người làm chứng, người giám định và người liên quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>4.Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự? So sánhphương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự với phương pháp điều chỉnhcủa luật dân sự, luật tố tụng hình sự?</b></i>

J <i><b>Các phương pháp đ/c của luật TTDS:</b></i>

a) Phương pháp quyền uy mệnh lệnh:

- Địa vị pháp lý của các cơ quan không giống nhau:

+ Các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án, VKS và cơ quan thi hành án.

+ Các quyết định của Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có giá trị bắt buộccác chủ thể khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. => Quy định nàyxuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan trên phải có những quyền lựcpháp lý nhất định đối với các chủ thể khác.

=> Các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh khơng có sự bình đẳng giữa Tịa án, việnkiểm sát và cơ quan thi hành án với các chủ thể khác.

b) Phương pháp mềm dẻo – linh hoạt:- Đặc điểm:

+ Dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng và tự định đoạt của các đương sự. + Xuất phát từ các QHPL nội dung mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết trong các vụviệc dân sự (DS, KD – TM, HNGĐ,…) => Các đương sự có quyền tự quyết định quyền lợicủa mình khi tham gia vào các quan hệ đó.

Ví dụ: Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hay tranh chấp => Đương sự tự quyết địnhviệc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việcvẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rútđơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

- Luật TTHS:

+ Phương pháp quyền uy: quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng với người tham gia tố tụng. => Các quyết định của VKS, cơ quan điều tra, Tịa án,…có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân => không thực hiện sẽ bị cưỡngchế...

+ Phương pháp phối hợp - chế ước: điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểmsát và tồ án... Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mìnhtheo quy định của BLTTHS. Cơ quan này làm sai thì Cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mìnhsửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó. Mức độ chế ước được thể hiện trong quy địnhvề nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự.

<i>* Ngắn gọn:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- LDS: Thỏa thuận, bình đẳng, linh hoạt.- LTTHS: mệnh lệnh, quyền uy

- LTTDS: mệnh lệnh + linh hoạt

=> Lý do: vì là TTDS nên đảm bảo nguyên tắc của dân sự (tự do thỏa thuận), nhưng vẫn phảiđảm bảo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

<i><b>5.Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật TTDS?</b></i>

- Mang đầy đủ đặc điểm của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa: là quan hệ có ý chí, xuất hiệntrên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý màviệc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

– Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: Tòa án là chủ thể đặc biệt,duy nhất được thực hiện quyền lực nhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra quyếtđịnh buộc các cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành. Để thực hiện chức năng, tòa ántham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu của quan hệtố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh trong tố tụng và do luật tố tụng dân sự điềuchỉnh: Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ giữa những cơ quan tổ chức vànhững người tham gia vào đó. => Các quan hệ này được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điềuchỉnh nên trở thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh và tồn tại trong một thể thống nhất. Tuy trongtố tụng, địa vị pháp lí của các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sựlà bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy mỗi hành vi tố tụng của một chủ thể đềuliên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lí đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nênsự vẫn động và phát triển của q trình tố tụng.

Ví dụ: Ngun đơn khởi kiện thì tịa án phải xem xét việc thụ lí vụ án. Khi giải quyết vụ án, tịấn có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia tố tụng… Chính điều này đã làmcho các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự gắn kết lại với nhau, tồn tại cùng nhau

<i><b>6.Trình bày các giai đoạn của tố tụng dân sự Việt Nam? </b></i>

- Các giai đoạn giải quyết việc dân sự (Đ362 – 375):

Yêu cầu giải quyết => Thụ lý đơn => Chuẩn bị xét đơn y/c => Phiên họp giải quyết.- Các giai đoạn giải quyết vụ án dân sự:

Khởi kiện => Thụ Lý => Chuẩn bị xét xử => Xét xử=> Đặc điểm:

+ Trong giai đoạn CBXX có việc hịa giải bắt buộc (trừ 1 số TH luật quy định –Đ206, 207)

+ Yếu tố thỏa thuận của các bên xun suốt q trình tố tụng. + Có thể dài hơn khi có kháng cáo, kháng nghị,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>7.Phân tích các đặc trưng cơ bản của mơ hình tố tụng thẩm vấn trongTTDS?</b></i>

<i><b>J Những ngun tắc chung : </b></i>

- Các bên đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình. Tuynhiên, mơ hình tố tụng dân sự này có những điểm khác biệt căn bản so với mơ hình tố tụng tranhtụng, đó là giải quyết vụ kiện thơng qua hai cơ chế: nghĩa vụ nói sự thật của các bên và nghĩa vụlàm rõ của Thẩm phán.

+ Nghĩa vụ nói sự thật của các bên: có nghĩa là các bên phải xuất trình chứng cứ vànói lên sự thật của sự việc để chứng minh cho u cầu của mình. Tuy nhiên, lại khơng cóchế tài, nên nghĩa vụ phải nói sự thật khơng có hiệu quả: đương sự thường giấu chứng cứvà xuất trình ở bất cứ giai đoạn nào nếu muốn. Đương sự khơng có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ cho bên kia. Có thể nói, đương sự được “thả nổi” trong việc chứng minh vụ kiện.

+ Nghĩa vụ làm rõ của Thẩm phán: nguyên tắc này được xem như một nguyên tắckhông tách rời nguyên tắc nói sự thật của các bên. Theo đó, Thẩm phán sẽ đưa câu hỏi chocác đương sự trong suốt quá trình kiện tụng nhằm làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụkiện và quyết định việc mời những người làm chứng cũng như những người liên quan kháctham gia vào vụ kiện. Tại phiên tịa, Thẩm phán cũng đóng vai trị trung tâm khi thực hiệnviệc hỏi các bên đương sự, người làm chứng.

<i><b>J Trình tự giải quyết vụ án dân sự : </b></i>

Trong mơ hình tố tụng xét hỏi, trình tự giải quyết vụ án dân sự không phân chia thành các bướcnhư trong mơ hình tố tụng tranh tụng mà được thực hiện theo những phiên làm việc không liêntục:

- Sau khi khởi kiện, các bên được triệu tập đến tịa để trình bày miệng về u cầu của mình. Kếtthúc phiên làm việc đầu tiên, Thẩm phán sẽ sắp xếp phiên làm việc tiếp theo. Trong các phiên làmviệc này, Thẩm phán đóng vai trị chính và trực tiếp: các bên trình bày ý kiến của mình bằng cáchtrả lời các câu hỏi mà Thẩm phán đưa ra.

- Sau khi các phiên làm việc đạt kết quả chín muồi, Thẩm phán sẽ hịa giải, nếu khơng thành sẽđưa ra phiên tòa. Tại phiên tòa, sau khi hỏi và nghe các bên trình bày những tranh luận cuối cùngcủa mình, Thẩm phán ra bản án.

- Trong suốt quá trình làm việc, các bên tòa án tự do đưa ra những lập luận mới, những chứngcứ mới, thay đổi những lập luận trước đó, thậm chí thay đổi cả u cầu của mình. Với cách làmviệc này, việc đưa ra những chứng cứ mới gần như không bao giờ là quá muộn, khơng có chuyệnloại bỏ những chứng cứ mới được đưa ra ở giai đoạn muộn của quá trình giải quyết vụ án. Hơnnữa, ngay đến cấp phúc thẩm các bên vẫn được phép đưa ra những lập luận mới hoặc chứng cứmới.

<i><b>8.Phân tích các đặc trưng cơ bản của mơ hình tố tụng tranh tụng trongTTDS?</b></i>

J <i><b>Những đặc điểm căn bản : </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Mang tính đại diện của tố tụng thẩm vấn là giá trị tối cao của việc khám phá sự thật vụ án. Mơhình tố tụng thẩm vấn được xây dựng dựa trên “truth theory” (thuyết sự thật), còn tố tụng tranhtụng lại dựa trên “fight theory” (thuyết đấu tranh). Mục đích cuối cùng của tố tụng thẩm vấn là tìmra sự thật vụ án (seeking the truth). Từ việc khám phá sự thật vụ án thì tịa án mới ban hành phánquyết đúng đắn, và người có tội bị kết án, người vơ tội được tự do. Chính vì sự quan trọng của việckhám phá sự thật vụ án, tố tụng thẩm vấn thường không đặt ra nhiều rào cản về mặt trình tự, thủtục trong quá trình thu thập chứng cứ nếu các trình tự thủ tục đó khơng ảnh hưởng đến tính kháchquan của chứng cứ. Tại Việt Nam, khám phá sự thật vụ án là mục đích cuối cùng và cũng là giá trịcao nhất của tố tụng. Do đó, các vi phạm về mặt tố tụng trong quá trình điều tra thường khơng ảnhhưởng đến phán quyết của Tòa án hay dẫn đến sự loại trừ chứng cứ, nếu những vi phạm đó khơngdẫn đến chứng cứ sai trái.

- Thứ nhất, thủ tục tố tụng được cơ cấu mà theo đó hai bên đương sự chịu trách nhiệm chínhtrong việc làm sáng tỏ vụ kiện. Hai bên đương sự bắt buộc phải xuất trình những chứng cứ liênquan theo yêu cầu của bên đương sự kia, trừ văn bản do đương sự viết ra để chuẩn bị lập luận tạiphiên tịa. Ngồi ra, thủ tục tố tụng cịn bao gồm cơ chế thẩm vấn giữa các bên: đương sự trực tiếptống đạt văn bản thẩm vấn cho bên đương sự kia mà khơng thơng qua Tịa án, bên nhận được thẩmvấn sẽ trả lời các câu hỏi mà bên đương sự kia nêu ra.

- Thứ hai, trong giai đoạn trước phiên tịa, Thẩm phán đóng vai trị tích cực trong việc hướngdẫn các bên đương sự tìm kiếm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Bảo đảm không đểbên đương sự nào lợi dụng quy định của tố tụng để kéo dài thời gian vụ kiện. Tuy nhiên, tại giaiđoạn phiên tịa, Thẩm phán khơng can thiệp vào việc các bên trình bày chứng cứ và việc triệu tậpnhân chứng, kiểm tra nhân chứng chủ yếu do các bên đương sự thực hiện (các bên quyết định triệutập nhân chứng đến phiên tịa chứ khơng phải Tòa án, và thẩm vấn (kiểm tra chéo) các nhânchứng).

- Thứ ba, Luật sư phải trung thực với Tòa án: cấm bịa đặt ra chứng cứ hoặc trình bày nhữngchứng cứ sai. Luật sư có nghĩa vụ tiết lộ những thơng tin trong q trình tìm kiếm chứng cứ vàkhơng phải tiết lộ những chứng cứ bất lợi của các bên nếu khơng thuộc trường hợp quy định củaLuật.

<i><b>J Trình tự thông thường trong việc giải quyết vụ án dân sự : </b></i>

- Thông thường, các vụ án dân sự được giải quyết theo 03 bước:

+ Bước 1: Luật sư của hai bên thu thập tòan bộ chứng cứ của vụ kiện gửi cho Thẩmphán. Sáu tuần sau khi nhận được tòan bộ chứng cứ của hai bên đương sự, Thẩm phán vàluật sư của hai bên sẽ tổ chức một phiên họp xem xét đánh giá chứng cứ của mỗi bên. Nếuthống nhất, vụ án sẽ kết thúc ở bước này, Thẩm phán sẽ ra bản án;

+ Bước 2: nếu hai bên đương sự không thống nhất được việc giải quyết vụ án ở bướcthứ nhất, luật sư hai bên sẽ chuẩn bị lý lẽ và chứng cứ để giải quyết những vấn đề còn chưathống nhất, phiên họp sẽ diễn ra 05 tuần sau phiên họp thứ nhất. Trường hợp hai bên đươngsự thống nhất với nhau, vụ án sẽ kết thúc ở đây, Thẩm phán sẽ ra bản án;

+ Bước 3: phiên tòa xét xử sẽ được tiến hành khi hai bên đương sự không thống nhấtđược với nhau ở phiên họp lần hai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trên thực tế, khoảng 98% các vụ kiện dân sự được giải quyết ở bước thứ nhất và bước thứ 2.Vì tồn bộ chứng cứ đã phải xuất trình và được xem xét ở cấp sơ thẩm, nên có rất ít kháng cáolên cấp phúc thẩm. Và do đó, cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại vụ kiện về khía cạnh luật pháp chứkhơng xem xét lại các tình tiết của vụ kiện, trừ trường hợp có chứng cứ mới mà ở giai đoạn sơthẩm đương sự không thể biết và chứng cứ này có thể làm thay đổi kết quả giải quyết vụ kiện.\

<i><b>9.Chứng minh rằng tố tụng dân sự Việt Nam là tố tụng thẩm vấn nhưng cótiếp thu một số yếu tố của tố tụng tranh tụng?</b></i>

Các yếu tố tranh tụng tiêu biểu được lồng ghép vào, bao gồm (1) quyền thu thập và trình bàychứng cứ của người bào chữa, (2) nguyên tắc tranh tụng và kiểm tra chứng cứ tại phiên tịa

<i><b>10.Phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụnghình sự?</b></i>

<b>Phương pháp đ/c</b>

Mệnh lệnh quyền uy Mệnh lệnh quyền uy + linhhoạt, mềm dẻo

<b>Nguyên nhân</b>

Phát hiện hành vi tội phạm theoBộ luật hình sự.

Các chủ thể phát sinh tranhchấp, u cầu cần cơng nhận củaTịa.

<b>Chủthể tham gia tố tụng</b>

3 Chủ thể: Cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng. Trongđó:

- Cơ quan tiến hành tố tụnggồm: Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát và Toà án.

- Thành phần những người tiếnhành tố tụng gồm: Thủ trưởng,Phó Thủ trưởng Cơ quan điềutra, Điều tra viên, Cán bộ điềutra; Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát, Kiểm sátviên; Chánh án, Phó Chánh ánTồ án, Thẩm phán, Hội thẩm,Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

- Người tham gia TT: các quanhệ xã hội phát sinh từ việc khởitố truy tố, xét sử và thi hành án

3 Chủ thể: Cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng. Trongđó:

- Cơ quan tiến hành tố tụng: Toàán và Viện kiểm sát.

- Những người tiến hành tố tụnggồm: Chánh án Tòa án, Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân, Thưký Tòa án, Viện trưởng việnkiểm sát, kiểm sát viên, thủtrưởng cơ quan thi hành án vàchấp hành viên.

- Những người tham gia tố tụnggồm: Đương sự, ngưởi đại diệncủa đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp củađương sự, người làm chứng,người giám định, người phiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hình sự (bị cáo, bị hại, làmchứng, đại diện,...)

dịch và người định giá tài sản.

<b>Thỏa thuận</b>

Khơng có quyền thỏa thuậnmình có phạm tội hay không.

Tôn trọng sự thỏa thuận tựnguyện, phù hợp với pháp luậtcủa các bên là nguyên tắc tốiquan trọng của pháp luật dân sự.

<b>Xác địnhsự thật, chứng cứ</b>

Muốn buộc tội một ai đó thìcác cơ quan tiến hành tố tụng cónghĩa vụ phải chứng minh vớinhững bằng chứng, lý lẽ thỏađáng.

Đương sự có quyền và nghĩavụ chủ động thu thập, giao nộpchứng cứ cho Tòa án và chứngminh cho u cầu của mình là cócăn cứ và hợp pháp.

<b>Các giai đoạn tố tụng</b>

Khởi tố => điều tra => truy tố=> xét xử => Thi hành án hìnhsự.

Khởi kiện/yêu cầu => Thụ lý=> Chuẩn bị xét xử => Xét xử.

<i><b>11.Phân biệt vụ việc dân sự, vụ án dân sự và việc dân sự? Cho ví dụ.* Phân biệt ngắn gọn:</b></i>

<b>Vụ việc dân sự = việc dân sự + vụ án dân sự</b>

- Việc dân sự: khơng có tranh chấp, 2 bên u cầu Tịa cơng nhận hoặc khơng cơng nhận cj đó=> Tịa ra quyết định.

=> Ví dụ: Cơng nhận thuận tình li hơn.

- Vụ án dân sự: có tranh chấp => khởi kiện, 2 bên yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp. => Tòa rabản án.

=> Ví dụ: Tranh chấp tài sản vợ chồng khi li hơn.

Có tranh chấp xảy ra. Khơng có tranh chấp xảy ra.

Là việc giải quyết tranh chấp vềcác vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổchức này với cá nhân, tổ chứckhác; có nguyên đơn và bị đơn;Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ

Là việc riêng của cá nhân, tổ chức,khơng có ngun đơn, bị đơn mà chỉcó người u cầu Tịa án giải quyết,từ yêu cầu của đương sự, Tòa áncông nhận quyền và nghĩa vụ cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

quyền lợi của người có quyền vàbuộc người có nghĩa vụ thực hiệnnghĩa vụ.

Khởi kiện tại tòa. Yêu cầu Tịa án cơng nhận hoặckhông công nhận một sự kiện pháplý nào đó => căn cứ phát sinh, thayđổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụdân sự.

Có thể trải qua các giai đoạn:- Sơ thẩm

- Phúc thẩm

- Thủ tục xét lại bản án, quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật.

Xác minh, ra quyết định, tuyên bốtheo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Trình tự, thủ tục nhiều, chặt chẽhơn giải quyết việc dân sự.

- Giải quyết vụ án dân sự phải mởphiên tịa.

- Trình tự giải quyết gọn gàng, đơngiản, thời gian giải quyết nhanh.- Giải quyết việc dân sự bằng việcmở phiên họp công khai để xét đơnyêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Giải quyết rút gọn: 7 ngày – Đ322;10 ngày – VKS cấp trên

Kháng cáo, kháng nghị cùng cấp:15 ngày ; cấp trên 1 tháng.

Kháng cáo, kháng nghị: 10 ngày –Đ372; cấp trên – 15 ngày.

Án phí theo giá ngạch (tính theo%) và án phí khơng theo giá ngạch(cố định).

Lệ phí cố định (được quy định cụthể tại Nghị quyết 326/2016).

Tuyên bằng bản án. Tuyên bằng quyết định.

- Tranh chấp thừa kế;

- Tranh chấp hợp đồng dân sự;- Tranh chấp đất đai.

- Yêu cầu tuyên bố một người đãmất tích;

- u cầu hủy kết hơn trái pháp luật;

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Tranh chấp về chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hônnhân.

<i>Theo Điều 316 BLTTSD: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án</i>

<i>dân sự có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyếtcác vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúngpháp luật”.</i>

- Những vụ án đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện thủ tục tốtụng dân sự. Những điều kiện này gồm tranh chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơngiản, tài sản tranh chấp có giá trị khơng lớn,…. Tuy nhiên, điều kiện có thể bị thay đổi tùy theopháp luật tố tụng dân sự của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

- Trình tự thực hiện của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì đơn giản hơn các thủ tục tố tụng dânsự thông thường.

- Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có thời gian giải quyết ngắn hơn thủ tục tố tụng thơng thường.Tuy thời gian ngắn nhưng nó vẫn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

- Khi giải quyết thủ tục tố tụng rút gọn thì Nhà nước và đương sự sẽ giảm thiểu được nhiều chiphí hơn.

- Để thực hiện thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì theo như quy định tại khoản 1 Điều 317Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người tham gia cần phải đáp ứng một số điều kiện dưới đây:

+ Tình tiết vụ án đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng và đương sự đã thừa nhận nghĩavụ.

+ Chứng cứ, tài liệu phải đầy đủ và đảm bảo có liên quan đến vụ án để căn cứ vào vàgiải quyết, tịa án khơng phải thu thập tài liệu, chứng cứ.

+ Địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của đương sự phải rõ ràng.

+ Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự chỉ giải quyết trong trường hợp đương sự ởnước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị tịa án giải quyết hoặc cácđương sự đã có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản và xuất trình được chứng cứ vềquyền sở hữu hợp pháp tài sản. Thủ tục sẽ khơng áp dụng cho đương sự cư trú ở nướcngồi, tài sản tranh chấp ở nước ngoài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>13.Phân biệt thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục giải quyết việc dân sự?</b></i>

<b>Thủ tục rút gọnThủ tục giải quyết việc dân sự</b>

Để giải quyết vụ án dân sựtheo trình tự đơn giản

Tịa án cơng nhận hoặc khôngcông nhận một sự kiện pháp lý làmcăn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ

Trong thời hạn không quá 1tháng kể từ ngày thụ lý vụ ánThẩm phán phải quyết địnhđưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 3 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thẩmphán phải giải quyết đơn yêu cầu

TH đương sự vắng mặt vẫntiến hành xét xử

TH người yêu cầu vắng mặt lần 2thì hủy bỏ đơn yêu cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>14.Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giảiquyết việc dân sự?</b></i>

<b>Thủ tục g/q vụ án dân sựThủ tục g/q việc dân sự</b>

J <i><b> Thủ tục giải quyết vụ án dân sự</b></i>

<b>a ) Cấp sơ thẩm</b>

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện dođương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợpTòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy vàphải ghi vào sổ nhận đơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơthẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụán, trừ những vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hòa giải được quy định tại Điều206 và Điều 207 BLTTDS.

Trong trường hợp hịa giải khơng thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hịa giải lập biên bản hịagiải khơng thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địađiểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trongtrường hợp phải hỗn phiên tịa.

Thành phần tham gia phiên tịa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm:Đương sự; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch và Kiểm sát viên.

- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án sơ thẩm

+ Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237

+ Thủ tục bắt đầu phiên tòa: (Điều 239 - Điều 246)+ Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (Điều 247 – Điều 263)+ Nghị án và tuyên án.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 285 – Điều 292)

- Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩmra một trong các quyết định sau đây:

Bước 3: Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba thẩm phán. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụán dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành. Bản án phúc thẩm có hiệu lực phápluật kể từ ngày tuyên án.

- Thủ tục giám đốc thẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng,kết luận trong bản án không phù hợp Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bảnán.

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm phápluật trong bản án thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Thủ tục tái thẩm

Có căn cứ quy định tại điều 352 khi phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sựđã không thể biết; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ ánhoặc cố ý kết luận trái pháp luật;…

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền khángnghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

J <i><b>Thủ tục giải quyết việc dân sự</b></i>

Bước 1: Thụ lí đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thủ tục thụ lí việc dân sự để đảmbảo cho việc giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

- Thủ tục nhận đơn yêu cầu: Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện tương tự như thủ tụcnhận đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Xử lí đơn yêu Cầu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu,chứng cứ kèm theo, chánh án tịa án phân cơng thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Thẩm phán giảiquyết đơn yêu cầu sẽ kiểm tra đơn yêu cầu về cả nội dung và hình thức.

Bước 2: Chuẩn bị giải quyết việc dân sự

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu 1^01 tháng kể từ ngày tịa án thụ lí đơn u cầu, trừ trườnghợp đối với những việc dân sự Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định cụ thể thời hạn chuẩn bị giảiquyết việc dân sự (Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Để chuẩn bị việc giải quyết việcdân sự, thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu hoặc một thẩm phán trong hội đồng sẽ tiến hành cáccông việc sau:

- Thông báo việc thụ lí đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việckể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu, tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho viện kiểm sát cùng cấp về việctịa án đã thụ lí đơn yêu cầu.

- Nghiên cứu đơn yêu cầu và các chứng cứ, tài liệu do đương sự gửi kèm theo.

Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để tịa án giải quyết thì tịa án u cầuđương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầucủa tịa án. Trường hợp đương sự có u cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì thẩm phán ra quyếtđịnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tạikhoản 1 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sảnthì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.

Bước 3: Phiên họp giải quyết việc dân sự

Nếu để giải quyết vụ án dân sự tòa án phải mở phiên tịa thì để giải quyết việc dân sự tòa án chỉmở phiên họp. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo quy định tại Điều 369 Bộ luậttố tụng dân sự năm 2015.

J <i><b>So sánh sự khác nhau giữa thủ tục giải quyết việc dân sự và vụ án dân sự.</b></i>

Sự khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự thể hiện ởnhững điểm cụ thể sau đây:

1. Trong giải quyết việc dân sự, do đây là vụ việc khơng có tranh chấp nên khơng có ngunđơn, bị đơn như trong vụ án dân sự mà chỉ có người u cầu Tồ án giải quyết việc dân sự. Ngườiyêu cầu cố thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận mộtsự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổchức khác; yêu cầu Tồ án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là một năm, ngắn hơn so với thời hiệu khởi kiện vụán là hai năm, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hiệu yêu cầu, thời hiệukhởi kiện. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì thời hiệu yêu cầu là thời hạn màchủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thìmất quyền u cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời điểm bắt đầu tính thịi hiệu làngày phát sinh quyền yêu cầu.

3. Thành phần giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như trongthành phần xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (gồm một Thẩm phạn và hai Hội thẩm; trong trường hợpđặc biệt gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm). Tuỳ theo tính chất, loại việc dân sự mà việc giảiquyết việc dân sự có thể do ba Thẩm phán thực hiện (đó là các loại việc quy định tại khoản 5 Điều26, khoản 6 Điều 28, khoản 2, 3 Điều 30, Điểu 32 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì thành phầngiải quyết gồm ba Thẩm phán), đối với việc giải quyết các yêu cầu dân sự khác thì thành phần giảiquyết gồm một Thẩm phán (loại này chiếm đa sô).

4. Đối với vụ án dân sự, Toà án mở phiên toà để giải quyết vụ án: cịn đối với giải quyết việcdân sự thì Tồ án mỏ phiên họp để giải quyết. Trong vụ án dần sự thì đương sự phải nộp án phí;cịn trong giải quyết việc dân sự thì đương sự phải nộp lệ phí giải quyết việc yêu cầu.

5. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thòi hạn. mỏ phiên họp đối với giải quyết việc dân sựđược quy định ngắn hơn nhiều so với thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở phiên toà đốỉ với việcgiải quyết vụ án dân sự. Những người tham gia phiên họp để giải quyết việc dân sự và thủ tục tiếnhành phiên họp được quy định đơn giản hơn so với việc giải quyết vụ án dân sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

6. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn so vối thòi hạnkháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm (chỉ trừ một vài việc dân sự cụ thể có thời hạn khángcáo, kháng nghị như thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm).

7. Đối với phiên họp giải quyết việc dân sự thì Viện kiểm sát phải tham gia 100%, nếu vắngmặt phải hỗn, cịn đối với phiên toà giải quyết vụ án dân sự, Viện kiểm sát chỉ tham gia rất hạnchế trong một số trường hợp cụ thể do luật quy định.

8. Có một vài việc sau khi ra quyết định là có hiệu lực pháp luật ngay, khơng có quyền khángcáo, kháng nghị (khoản 2, 3 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) và có một số việc khơngtheo trình tự giám đốc thẩm (ví dụ đó là các việc dân sự quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 27,khoản 5 Điểu 31 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

9. Xét xử vụ ân dân sự phải ra bản án, giải quyết việc dân sự, hình thức văn bản là quyết định.10. Thủ tục giải quyết việc dân sự khơng có phần tranh luận.

11. Thủ tục phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự cũng rất đơn giản, giơng việc xétcác quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm.

<i><b>15.Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự?</b></i>

- Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ý chí và nguyện vọngcủa mình trong q trình tố tụng dân sự. Đó có thể là quyền khởi kiện, bổ sung hoặc thay đổi, rútyêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết, tự thỏa thuận hòa giải với đương sự hoặc các vấn đềkhác có liên quan.

- Có thể hiểu nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là nguyên tắc cơbản của tố tụng dân sự, theo đó, các đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việclựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng hoặc lựa chọn pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tráchnhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ.

- Về nội dung của nguyên tắc có thể hiểu như sau:

+ Thứ nhất, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện hay không khởi kiện, việcthỏa thuận dân sự với nhau để tự giải quyết, hòa giải tại cơ sở hay đưa ra cơ quan có thẩmquyền để giải quyết vụ việc;

+ Thứ hai, Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự khi có u cầu từ phíađương sự, chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Mục đích nhằmđảm bảo quyền tự định đoạt của chủ thể, do không giải quyết được với nhau nên đương sựmới yêu cầu Tòa giải quyết, chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định.

+ Thứ ba, mặc dù Tòa án đã thụ lý đơn và đã hoặc chưa giải quyết, thế nhưng đươngsự cũng không bị mất quyền định đoạt. Chấm dứt, thay đổi hoặc thỏa thuận dân sự vớinhau một cách tự nguyện và thiện chí, khơng vi phạm điều cấm và khơng trái đạo đức xãhội thì sẽ được Tịa án cơng nhận và được pháp luật bảo vệ.

<i><b>16.Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dânsự? </b></i>

<i><b>J Nội dung nguyên tắc:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>Quy định tại Điều 6 BLTTDS 2015 bao gồm các nội dung sau: Đương sự có quyền và nghĩa vụ</i>

<i>chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tịa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căncứ và hợp pháp.</i>

• Ngun đơn là người khởi kiện nên nguyên đơn có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho việcthực hiện quyền yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

• Ngược lại, bị đơn nếu khơng chấp nhận tồn bộ hay một phần yêu cầu của nguyên đơn thì bịđơn phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó (phản đối hay phản đối 1 phần).

• Ngồi ra, khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quanđưa ra u cầu độc lập thì cũng có trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng vàđương sự phải trả lời đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyềnlợi và nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm chứng minh cho sự phản đối đó.

• Một số trường hợp khơng có nghĩa vụ phải chứng minh được quy định tại Điều 91 BLTTDS2015

• Những biện pháp thu thập: Đ97 BLTTDS 2015

• Bộ luật TTDS năm 2015 đã bổ sung quy định thời hạn giao nộp chứng cứ nhằm hạn chế sựthiếu trung thực của một bên đương sự khi cung cấp chứng cứ, "đề cao trách nhiệm chứng minhcủa đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo đảm việc giải quyết vụ ánnhanh chóng, đồng thời bảo đảm Tịa án căn cứ vào sự thật khách quan để giải quyết vụ án".

• Tuy nhiên, nếu vì lý do chính đáng quy định tại khoản 4 Điều 96, Điều 287 và Điều 330 Bộluật TTDS năm 2015 thì chứng cứ được cung cấp khi đã hết thời hạn cung cấp chứng cứ hoặc đápứng các điều kiện do pháp luật quy định vẫn có thể được chấp nhận nhằm đảm bảo vụ việc có đầyđủ chứng cứ để giải quyết vụ việc cũng như bảo vệ quyền lợi của các đương sự.

<i><b>J Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cánhân</b></i>

Mặc dù các cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặctranh chấp nhưng các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó là chủ thể đưa ra yêu cầu nên họ cũng phảichứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

Tuy nhiên, đối với trường hợp khi mà cơ quan, tổ chức, cá nhân này khơng có khả năng để thựchiện nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình thì họ cũng được loại trừ nghĩa vụ chứng minh.Đó là, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗicủa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng (khoản 3 Điều 91 Bộ luật TTDS 2015) và TH Người lao động nữaa.

<i><b>J Trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ</b></i>

Khoản 2 Điều 6 Bộ luật TTDS 2015 quy định rõ về trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợđương sự thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo đương sự có đủ chứng cứ để họ bảo vệ quyền và lợiích hợp của mình cũng như khắc phục tình trạng các cá nhân, cơ quan tổ chức gây khó khăn chođương sự trong việc thu thập chứng cứ.

Ngoài ra, để đảm bảo đủ cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự thì Tịa án đã được bổ sung các biệnpháp thu thập chứng cứ mà không cần phải có yêu cầu đương sự. Đó là:

- Biện pháp trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết (khoản 2 Điều 102);

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tịấn khi xét thấy cần thiết (khoản 3 Điều 106).

=> Như vậy, khi khơng có u cầu của đương sự, Tịa án được tiến hành một hoặc một số biệnpháp thu thập chứng cứ sau:

- Lấy lời khai của đương sự (khoản 1 Điều 98), lấy lời khai người làm chứng (khoản 1 Điều99);

- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng (khoản 1 Điều100);

- Xem xét, thẩm định tại chỗ (khoản 1 Điều 101);- Trưng cầu giám định (khoản 2 Điều 102);

- Định giá tài sản (điểm b, c khoản 3 Điều 104); Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ(Điều 105);

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ (khoản 3 Điều 106).

<i><b>17.Phân tích nguyên tắc hòa giải trong TTDS?</b></i>

- Căn cứ: Điều 10, Điều 205- Điều 207 BLTTDS 2015

- Hòa giải là hoạt động bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trừ 2 TH Đ206 và 207.- Hòa giải được chia làm 2 TH:

+ Hòa giải thành: Lập biên bản hòa giải thành + 7 ngày (các bên có quyền thay đổihoặc giữ nguyên quyết định) => Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận (Điểm a khoản 3Điều 203)

+ Hòa giải khơng thành: Lập biên bản hịa giải khơng thành => Ra quyết định đưa vụán ra xét xử (Điểm d khoản 3 Điều 203, Điều 220)

=> Hòa giải là bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (chỉ trừ các TH k hòa giải đcvà k đc hòa giải theo Luật).

<i><b>18.Phân tích ngun tắc quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp?</b></i>

- Căn cứ pháp lý: Điều 4 BLTTDS 2015J <i><b>Phân tích khoản 1</b></i>

Thứ nhất, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việcdân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khởi kiện, u cầu phải có quyền và lợi íchhợp pháp bị xâm phạm hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ.

- Quyền khởi kiện, u cầu ở đây có thể hình thành trong hai trường hợp: + trường hợp chủ thể đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự;

+ trường hợp chủ thể không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhưng được thế quyền, kếquyền hoặc có quyền đối với người thứ ba.

( Kế quyền được hiểu là việc được tiếp nối, chuyển giao quyền từ chủ thể khác. Ví dụ, trong cáctrường hợp hợp nhất, chia, tách pháp nhân thì pháp nhân mới được kế thừa quyền và nghĩa vụ của

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

pháp nhân trước đó, trong đó có quyền khởi kiện hoặc người thừa kế hàng thứ nhất của người chovay tiền có quyền khởi kiện để yêu cầu người vay tiền thực hiện nghĩa vụ.Thế quyền được hiểu làviệc thay thế để thừa hưởng quyền từ chủ thể khác. Ví dụ, bên có quyền u cầu thực hiện nghĩavụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo quy định của Bộ luật dân sựnăm 2015 (BLDS năm 2015).)

- Không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu để bảo vệquyền lợi hợp pháp của người khác. Quyền khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự trongtrường hợp này được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng:

- Cũng giống như trường hợp , không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền để khởikiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Những cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện trongtrường hợp này phải được Nhà nước trao quyền quản lý trong phạm vi lĩnh vực nhất định.

- Ví dụ: cơ quan Tài ngun và Mơi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tồ ánbuộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắcphục sự cố gây ô nhiễm môi trường. Ở đây, cơ quan, tổ chức khởi kiện khơng có quyền lợi hợppháp bị xâm phạm nhưng vẫn được xác định tư cách là nguyên đơn trong vụ án dân sự. Hiện nay,khơng có quy định cho phép cá nhân được khởi kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Có lẽxuất phát từ sự phức tạp trong những vụ án liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng vànhững khó khăn, hạn chế trong hoạt động chứng minh của cá nhân đi kiện cho lợi ích chung nênpháp luật chỉ ghi nhận quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức trong trường hợp này.

J <i><b>Phân tích khoản 2: </b></i>

- Thứ nhất, về điều kiện tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự:

Không phải tất cả các trường hợp khi người dân có đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việcdân sự là Tòa án đều thụ lý giải quyết. Tịa án chỉ có trách nhiệm thụ lý vụ việc dân sự nếu vụ việcdân sự đó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây: (i) quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộcphạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự tức là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cánhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập vềtài sản và tự chịu trách nhiệm; (ii) quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa toà án theo thủ tục tố tụng dân sự, tức là quan hệ đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết củacác cơ quan, tổ chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa án theo thủ tục khác như thủ tục tốtụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản; (iii) quan hệ được yêu cầu giảiquyết chưa có điều luật áp dụng.

- Ví dụ, các bên trong quan hệ hơn nhân u cầu tịa án giải quyết ly thân. Đây được coi là quanhệ dân sự chưa có điều luật áp dụng vì hiện nay ly thân chưa được quy định trong Luật Hôn nhânvà gia đình. Ly thân là vấn đề pháp lý có ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân và tài sản là đốitượng điều chỉnh của pháp luật dân sự và không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chứckhác nên tịa án có trách nhiệm thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Thứ hai, nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng:Theo Điều 45 BLTTDS năm 2015, việc giải quyết vụ việc dân sự chưa có luật áp dụng được thựchiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng nguyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng. Với quy định này, nhận thức về nguồn pháp luật cósự thay đổi mang tính đột phá chứ khơng chỉ bó hẹp trong luật thành văn và tập quán như tư duycũ.

- Khi Toà án giải quyết vụ việc chưa có điều luật áp dụng thì bắt buộc phải có sự tham gia củaViện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 nhằm đảm bảo Toà án giảiquyết vụ việc dân sự này đúng đắn, chính xác. Hoặc để có căn cứ cho Hội đồng thẩm phán Toà ánnhân dân tối cao lựa chọn án lệ thì trong các phán quyết của Tồ án khi giải quyết các vụ việc dânsự chưa có điều luật áp dụng, hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ngoài việc phải căn cứ vào tàiliệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tịa để phân tích, đánhgiá, nhận định về yêu cầu, các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật mà Tịa án áp dụng, thìcịn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu và giải quyết các vấn đềkhác có liên quan (Điều 266, 313 BLTTDS năm 2015).

<i><b>19.Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự?</b></i>

Quy định tại điều 9 BLTTDS

Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là một trong những biểu hiện của dân chủ trong tố tụngdân sự là bảo đảm quan trọng cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan và côngbằng. Quyền bảo vệ của đương sự là sự tổng hợp các quyền tố tụng dân sự như: quyền đưa ra yêucầu, thay đổi yêu cầu, cung cấp chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cho nên bảođảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS có ý nghĩa là bảo đảm chođương sự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự.

Đây là nguyên tắc hiến định được quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 2013: “Quyền bàochữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”. Bảo đảmquyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một trong những thể hiện sinh động và cụthể của dân chủ trong TTDS, phù hợp với tinh thần của nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ chính trị về Chiến lược về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Quyền bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm 2 vế:

Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định để họ thựchiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Trợ giúp pháp lý từ trước tới naythường thiên về trợ giúp cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, cịn các vụ việc dân sự ít

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhận được sự quan tâm từ phía các cơ quan trợ giúp. Quy định tại khoản 3 Điều 9 của BLTTDS2015 thể hiện sự nhấn mạnh về quyền bảo vệ của đương sự, tức là trong các vụ việc dân sự các đốitượng chính sách, các trường hợp mà việc tự bảo vệ gặp nhiều khó khăn hay khơng có điều kiện đểthuê luật sư cần đến sự trợ giúp của nhà nước. Trong những trường hợp này, các cơ quan liên quancó trách nhiệm trợ giúp họ theo quy định của pháp luật.

Để làm rõ hơn việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, khoản 4Điều này của BLTTDS 2015 đã bổ sung “Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.” khoản này nhấn mạnh và phản ánh đầy đủ bản chấtcủa Điều luật không những chỉ chỉ đương sự có quyền mà đương sự cịn được đảm bảo để thựchiện quyền của mình.

<i><b>20.Phân tích ngun tắc Tịa án xét xử tập thể?</b></i>

Căn cứ pháp lý: Điều 14 BLTTDS 2015

- Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chấtnghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Đối vớinhững vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thìhội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉdo một thẩm phán xét xử.

- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉdo một thẩm phán tiến hành.

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm gồm 3 hoặc 5 thẩm phán, trong trường hợp bản án hoặcquyết định bị kháng nghị có tính chất phức tạp hoặc hội đồng 3 hoặc 5 thẩm phán không thốngnhất được khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì phải được xét lại bằnghội đồng tồn thể Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng toàn thể thẩm phánToà án nhân dân tối cao.

- Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, các quyết định của toà án đều phải được sự thốngnhất của tập thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quátrình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm phán khơng được tự mình quyết định.

- Khi xét xử, toà án quyết định theo đa số. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyếtmọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng.Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bàng văn bản và được để vào hồ sơ.

<i><b>21.Phân tích ngun tắc Tịa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai?</b></i>

Căn cứ pháp lý: Điều 15 BLTTDS 2015

- Nguyên tắc Tòa án xét xử trong thời hạn luật định đòi hỏi Tòa án phải đưa ra xét xử trongkhoảng thời gian do pháp luật quy định, thời hạn này được quy định như sau, cụ thể: Tại khoản 1ghi nhận: “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.”Như vậy, việc xét xử kịp thời theo đúng thời hạn do Bộ luật quy định nhưng phải bảo đảm côngbằng. Việc xét xử kịp thời là quan trọng nhưng muốn bảo đảm việc xét xử diễn ra kịp thời theothời hạn mà Bộ luật đã quy định đòi hỏi người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phảituân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, phải hợp tác với nhau trong việc cung cấp, giao

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nộp chứng cứ, phải có mặt tại phiên tịa mà khơng được tạo lý do khơng chính đáng để xin hỗnphiên tịa. Xét xử kịp thời nhưng không được qua loa, vi phạm thủ tục tố tụng,

- Ví dụ, lược bớt các bước tố tụng, không tạo điều kiện cho các đương sự, luật sư của họ tranhtụng tại phiên tịa, khơng xem xét đầy đủ các chứng cứ tại Tòa.

- Với tư cách xem xét việc xét xử kín của Tịa án chỉ là ngoại lệ Bộ luật đề cao việc xét xử cơngkhai của Tịa án. Việc xét xử cơng khai tạo cơ hội cho mọi người quan tâm có thể dự phiên tịa, cácnhà báo có thể đưa tin về phiên xử. Đối với những vụ án mà như cầu người tham gia đơng có thểlắp đặt màn hình và loa ngồi phịng xử cho nhiều người được theo dõi công khai. Việc xét xửcông khai tạo điều kiện cho bất kỳ ai cũng có thể theo dõi mọi hoạt động tại phiên tòa của Hộiđồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, Luật sư, từ đó buộc những người này phải có ý thức tráchnhiệm cao hơn đối với hành vi của mình, từ đó tạo cơ hội cho người dân giám sát hoạt động củacác cơ quan tư pháp.

- Tại khoản 2 Điều này có quy định “Tịa án xét xử cơng khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bímật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bímật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u cầuchính đáng của họ thì Tịa án có thể xét xử kín” Việc quyết định xét xử kín hay khơng do Tịa ánnhân dân nơi thụ lý vụ án quyết định. Nếu xét xử công khai đương nhiên mọi người tham dự phiêntòa sẽ tham dự từ đầu tới cuối và trong phần xét hỏi, tranh luận hay xem xét các chứng cứ có thể sẽkhơng bảo đảm việc giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinhdoanh, khơng bảo vệ được người chưa thành niên, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, do đó Tịa án cóthể quyết định xét xử kín thì việc tun án cũng phải được thực hiện cơng khai.

<i><b>22.Phân tích ngun tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong TTDS?</b></i>

Căn cứ pháp lý: Điều 16 BLTTDS 2015

- Theo đó q trình thực hiện hoạt động tố tụng các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tốtụng họ phải xét xử trên cơ sở độc lập, công bằng không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào các yếutố ngoài lề bên ngoài xã hội, các mối quan hệ

<i><b>23.Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tịấn?</b></i>

- Được cụ thể hóa từ quy định trong Điều 106 Hiến pháp 2013: “Bản án, quyết định của Tịa ánnhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cánhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”

- Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự;

- Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Như vậy, bấtcứ vụ án dân sự nào mà Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì Viện kiểm sát có trách nhiệm thamgia phiên tịa, khơng phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tịấn hay khơng.

- Những phiên tịa mà đối tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng. Việc quy địnhViện kiểm sát bắt buộc phải tham gia vào những phiên tịa này là để bảo vệ tài sản cơng, lợi íchcông cộng. Sự tham gia của Viện kiểm sát trong những trường hợp này có vai trị như là “luật sưcủa nhà nước”, “luật sư công” để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, bảo vệ tài sản cơngvà lợi ích cơng cộng đang là đối tượng tranh chấp trong vụ án.

- Những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở. Những vụ án liênquan đến quyền sử dụng đất thường phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việctham gia của Viện kiểm sát trong trường hợp này sẽ giúp cho Tòa án giải quyết vụ án được nhanhchóng, thuận lợi, bảo vệ kịp thời được công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Những vụ án mà đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vihoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS 2015 (Tịa án khơng được từ chối giảiquyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng). So với quy định tại Điều 21 củaBLTTDS 2004, sửa đổi năm 2011 thì quy định này có bổ sung, làm rõ thêm khái niệm “người cónhược điểm về thể chất, tâm thần”, hay nói cụ thể hơn và đúng hơn là thay thế khái niệm “ngườicó nhược điểm về thể chất, tâm thần” bằng “người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

- Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây lànhững thủ tục tố tụng khó khăn, phức tạp so với thủ tục sơ thẩm, vì vậy BLTTDS 2015 lần này,cũng giống như BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia. TheoBLTTDS 2004 thì Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự trong ba trườnghợp: (i) Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm; (ii) Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm; và (iii) Đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa áncấp phúc thẩm.

<i><b>25.Tại sao Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở cấp sơthẩm? </b></i>

Căn cứ pháp lý: Điều 11 BLTTDS 2015

- Khái niệm HTND: có thể là bất kỳ ai => nhưng phải được Ủy ban MTTQVN giới thiệu (xemluật thẩm phán, luật HTND 2013). HTND chỉ tham gia cấp sơ thẩm, không tham gia phúc thẩm,rút gọn, việc dân sự.

- Đây là một nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giúp cho hoạt động xét xử của Tịấn được khách quan, cơng bằng, chính xác. Bản chất của ngun tắc này được thể hiện ở chỗ thuhút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử và tạođiều kiện cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan. Sự tham gia của Hội thẩmnhân dân vào hoạt động xét xử là một trong những biểu hiện, hình thức quan trọng nhất của việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

thực hiện nguyên tắc đó, là một trong những biểu hiện của dân chủ trong hoạt động tư pháp. Thựchiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần vào việc củng cố tốt mối quan hệ giữa Tòa án và nhân dânnâng cao tính chính xác, bảo đảm cơng minh trong công tác xét xử.

- Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử. Với kinhnghiệm sống của mình cùng với kiến thức chun mơn, Hội thẩm nhân dân góp phần quan trọngvào việc làm sáng tỏ, xác định sự thật của vụ án. Hội thẩm nhân dân là người trực tiếp làm việc,sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân. Họ đem đến phiên tòa những suynghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tịa án xử lý vụ án chính xác, công minh.

- Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, mọi vấn đề phải được Thẩmphán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thông qua tại phịng nghị án. Tính chất ngang quyền củaHội thẩm nhân dân với Thẩm phán thể hiện ở quyền bình đẳng của Hội thẩm nhân dân trong việcnghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm hiểu nội dung vụ việc, tham gia phiên tòa với tư cách là thành viênHội đồng xét xử, bình đẳng trong việc biểu quyết về nội dung giải quyết vụ án.

J <i><b> do chỉ tham gia sơ thẩm:Lý</b></i>

- Do HTND là đại diện cho dân tham gia tố tụng => khi vụ án cần góc nhìn chun mơn, đachiều hơn (phúc thẩm, …) thì HTND k thể đáp ứng được.

- Do HTND khơng có chun mơn về luật =>

<i><b>26.Phân tích ngun tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử? </b></i>

Căn cứ pháp lý: Điều 24 BLTTDS 2015

- Thứ nhất, về chủ thể tham gia hoạt động bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự

+ Tịa án là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tranhtụng trong tố tụng dân sự. Trong đó, Tịa án phải thực hiện các chức năng: bảo đảm quyềnbình đẳng của các đương sự trước pháp luật; Tòa án giữ vao trị điều hành tranh tụng; Tịấn xem xét cơng khai mọi tài liệu, chứng cứ, căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án.

+ Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là các chủ thểchính tham gia tranh tụng trong tố tụng dân sự. Chủ thể tham gia tranh tụng trong vụ ándân sự là các đương sự hay cụ thể hơn đó là các nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Để bảođảm tranh tụng trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2015 quy định cho các chủ thể nàybình đẳng trước Tòa án trong việc đưa ra chứng cứ và thể hiện sự đánh giá của mình về cácchứng cứ trong vụ án cũng như quan điểm giải quyết vụ án.

- Thứ hai, về thời điểm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự.

+ Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một quá trình bắt đầu từ khi nguyên đơn có yêucầu khởi kiện và kết thúc khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Qtrình này khơng chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, chuẩn bị xét xử, thu thập, trao đổichứng cứ, tài liệu, quan điểm về việc giải quyết vụ án, đối chất, hòa giải giữa các bên, xétxử sơ thẩm, phúc thẩm mà cả khi vụ án được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, táithẩm. Trong đó, tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì việc bảo đảmtranh tụng được thể hiện một cách rõ nét, tập trung nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng gắn liền với hoạt động thu thập, giao nộp, đánhgiá chứng cứ.

+ Vấn đề chứng cứ là vấn đề trung tâm trong tố tụng dân sự và trong thực tiễn hoạtđộng xét xử. Nghệ thuật tranh tụng đồng nghĩa với nghệ thuật sử dụng chứng cứ. Hoạtđộng chứng minh suy cho cùng là hoạt động sử dụng chứng cứ trên cơ sở cung cấp, thuthập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Do vậy, hoạt động chứng minh sẽ không thể thựchiện được nếu không có chứng cứ.

+ Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất để chứng minh trongcác vụ việc dân sự. Nếu không dựa vào chứng cứ Tịa án khơng thể tái hiện lại đúng tínhtiết các vụ việc dân sự, khơng xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự, vìvậy, việc nhận thức đúng đắn về vấn đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắncho hoạt động chứng minh cũng như hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự trong quá trình tố tụng dân sự.

<i><b>27.Phân tích sự phát triển từ nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trongTTDS theo BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đến nguyên tắc bảođảm tranh tụng trong xét xử theo BLTTDS năm 2015?</b></i>

- Tại BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, “tranh tụng trong xét xử” chưa được ghinhận mà chỉ ghi nhận quy tắc về “tranh luận trong phiên tòa” được quy định tại điều 23a Bộ luậtTố dụng Dân sự 2004 như sau:

“Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự”.

- Tại BLTTDS năm 2015 đã có sự thay đổi từ tranh luận sang tranh tụng và được quy định tạiđiều 24 BLTTDS năm 2015:

=> BLTTDS năm 2015 đã thay đổi, bổ sung một số điểm mới so với BLTTDS năm 2004 như:– Quy định rõ ràng và cụ thể Tòa án là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiệnquyền tranh tụng trong xét xử.

– Quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự. Các bên tham gia tố tụng có nghĩa vụ liên quan có các quyền: thu thập, giao nộp tài liệu,chứng cứ, trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận và thông báo cho nhau các tài liệu,chứng cứ đã giao nộp.

– Thời điểm để các bên thực hiện tranh tụng là kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi giảiquyết xong vụ án, các bên được thực hiện hoạt động tranh tụng trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm,phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, công khai, trừ trường hợpkhông được cơng khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phongmỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theou cầu chính đáng của đương sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>28.Phân tích nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử?</b></i>

Căn cứ pháp lý Điều 17 BLTTDS 2015

- Thứ nhất, các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay màđược trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị. Hếtthời hạn đó mà các chủ thể khơng kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực phápluật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tụcphúc thẩm.

- Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị màcó hiệu lực pháp luật ngay. Nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tìnhtrạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp luật quy định chỉ chophép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần mà thôi.

- Thứ ba, nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáovà bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Nói cách khác, toà phúc thẩm chỉ xétxử trong phạm vi những nội dung mà tòa sơ thẩm đã xét xử và, đương nhiên, chỉ những phầnđương sự kháng cáo.98 Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽvừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuynhiên việc đề xuất các chứng cứ mới trước tòa phúc thẩm để biện giải cho các yêu cầu của mình làquyền của đương sự và nó hồn tồn khác với các u cầu mới.

- Thứ tư, những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được mọi chủ thể tuyệtđối chấp hành. Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hay bãi bỏ.Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xétlại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp đặc biệt do phápluật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước ta, các đương sự khơng có quyềnkháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà chỉ những người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan tịấn hoặc viện kiểm sát mới có quyền quyết định.

<i><b>29.Phân tích nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉtuân theo pháp luật?</b></i>

- Thứ nhất, có thể nói nguyên tắc thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theopháp luật là một quy định nền tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền của hệ thống pháp luậtnước ta. Ngun tắc này là cơng thức pháp lí chứa đựng có giá trị được thừa nhận chung trong nhànước pháp quyền đối với không chỉ trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự mà cả trong hoạt độngđiều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự theo quy định. Bởi vì hệ thống tư pháp có độc lập mớiđảm bảo được tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, có khả năng kiểm sốt và giới hạn quyềnlực cũng như đảm bảo cho quyền con người. Thể hiện việc độc lập xét xử của tòa án là một nhântố thiết yếu trong việc kiểm chế những hoạt động tùy tiện của các cơ quan nhà nước

- Thứ hai, thực hiện nguyên tắc góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dânsự của tòa án, đồng thời khẳng định được vị trí, vai trị và trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩmnhân dân trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự. Ở nước ta, tòa án là cơ quan duy nhất có chứcnăng xét xử, là nơi người dân đặt niềm tin vào cơng lí, nơi thể hiện tính nghiêm minh của pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

luật, nơi mà ở một mức độ nhất định phản ánh tính dân chủ của một xã hội. Những yêu cầu nàyphụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, cụ thể là ý thức trách nhiệm trình độ vận dụng pháp luậtcủa thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏimỗi thẩm phán và hội thẩm nhân dân cũng như những cán bộ làm trong các cơ quan tư pháp phảituân theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chí cơng, vơ tư, khơng được để tình cảm của các nhân,quyền lợi riêng tư ảnh hưởng đến việc xét xử. Những người có thẩm quyền trong tố tụng dân sựphải có lịng trung thực, dám chịu trách nhiệm, đồng thời chống khuynh hướng phủ nhận tính độclập trong hoạt động tư pháp; lợi dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo để một số cá nhân có chức, cóquyền trong tổ chức Đảng hoặc cơ quan nhà nước tác động hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hoạt độngxét xử của tòa án

- Thứ ba, thực hiện nguyên tắc này góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của nhân dân và ổn định các quan hệ kinh tế- xã hội trong giao lưu dân sự. Có thể nóimục đích của việc thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền là nhằm thực thi công lí vàbảo vệ quyền con người. Để đạt được mục đích đó thì hoạt động xét xử của tịa án phải được tiếnhành một cách công bằng và nghiêm minh theo những nguyên tắc tố tụng đã đề ra trong đó nguyêntắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật chiếm một vị trítrung tâm trong hoạt động xét xử của tịa án

<i><b>30.Phân tích ngun tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự?</b></i>

- Căn cứ pháp lý: Điều 11 BLTTDS 2015

- Thứ nhất, Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia. Theo Bộ luật tố tụngdân sự 2015 , Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự còn đối với việc dân sự thìHội thẩm nhân dân khơng tham gia.

=> Điều đó là hồn tồn phù hợp bởi tính chất của vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫnmang tính phức tạp hơn, quyền và lợi ích của các đương sự ảnh hướng lớn hơn, nên sự tham giacủa Hội thẩm nhân dân là đảm bảo sự tham gia của người dân vào việc xét xử của Tòa án, tăngcường tính cơng khai, minh bạch.

- Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy việc tham gia của Hội thẩm nhân dân giúp cho Tịa án xétxử khơng chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân dâncó đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên họ hiểu sâu hơn tâm tư nguyệnvọng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm nhân dân,Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị mình. Với vốn hiểubiết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự am hiểu về phong tục tập quán địa phương, Hội thẩmnhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để cóđược một phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ.

- Thứ hai, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử vụ án, mọi vấn đề phảiđược Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thơng qua tại phịng nghị án. Pháp luật khôngchỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khixét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩmphán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng. Mặc dùHội thẩm không phải là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

quan Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xétxử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọchồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án. Đây là điều quantrọng để Hội thẩm nhân dân thực sự phát huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dâncủa mình.

<i><b>31.Phân tích ngun tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền? Mối quan hệ giữa nguyên tắc này vớinguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS và nguyên tắc bảođảm tranh tụng trong xét xử?</b></i>

- Căn cứ pháp lý: Điều 6,7, 106 BLTTDS 2015

- Bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập chứng cứ và chứng minh củađương sự, Điều 6, Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức,cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúngthời hạn các tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý khi có u cầu của đương sự, Tịa án,Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó.Trường hợp khơng cung cấp được thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 1 Điều106 BLTTDS năm 2015).

- So sánh trong tương quan với quy định của BLTTDS năm 2004 về nội dung trên, tác giả chorằng đây là điểm tiến bộ của BLTTDS năm 2015. Trước đây, Điều 94 BLTTDS năm 2004 khôngquy định về quyền của đương sự trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tàiliệu, chứng cứ cung cấp. Điều này vơ hình trung gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho đương sự. Dovậy, việc BLTTDS năm 2015 ghi nhận tại Điều 106 về quyền cũng như phương thức yêu cầu cungcấp chứng cứ, đồng thời đặt ra nghĩa vụ đối ứng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tàiliệu, chứng cứ (trách nhiệm pháp lý, thời hạn phải tuân thủ) được xem là “bước tiến đáng kể”trong quá trình cụ thể hóa và bảo đảm giá trị của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh.Thiết nghĩ đây là quy định hợp lý, vừa đảm bảo quyền của đương sự, vừa nâng cao trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cùng với việc quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của chủ thể đang lưu giữthì pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng đặt ra chế tài tương ứng nếu các chủ thể này vi phạm.Điều 495 BLTTDS năm 2015 quy định về việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng thihành quyết định của Tịa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ.

<i><b>32.Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của tòa án trong luậtTTDS?</b></i>

Việc xác định thầm quyền giữa các toà án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéotrong việc thực hiện nhiệm vụ giữa toà án với các cơ quan nhà nước, giữa các toà án với nhau, gópphần tạo điều kiện cần thiết cho tồ án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự,nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyềngiữa các toà án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp trước tồ án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các toà án một cách hợp lý và khoa học cịn có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũcán bộ ở mỗi toà án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho toà ánthực hiện được chức năng, nhiệm vụ.

<i><b>33.Cơ sở xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc?</b></i>

Được quy định tại mục 1 Chương II từ các Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015thì Tịa án có thẩm quyết giải quyết những tranh chấp dân sự trong lĩnh vực hơn nhân gia đình,kinh doanh thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ…Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số quy địnhnhư:

– Tịa án khơng được từ chối u cầu giải quyết vụ việc dân sự vì khơng có lý do khơng có điềuluật để áp dụng (Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng thìTịa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng (Điều 43, 44, 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã sửa đổi bổ sung nhiều loại việc mới thuộc thẩm quyền củaTòa án được quy định trong các luật nội dung bảo đảm thống nhất, phù hợp với Hiến pháp và cácluật khác như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hơn nhân & Gia đình, Luật doanh nghiệp,Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật lao động, Luật đấu thầu, Luật cơng đồn….

– Trong q trinh giải quyết vụ án dân sự nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quanđến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật thì Chánh án Tịa án có văn bảnkiến nghị Chánh án Tồ án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái pháp luật (Điều 221 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật củacơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụviệc dân sự. (Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

<i><b>34.Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền theo loạiviệc của Tòa án?</b></i>

Điều 26, 27 BLTTDS

=> Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc

J <i><b>Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại điều26 BLTTDS năm 2015 bao gồm:</b></i>

– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

Ví dụ: A (quốc tịch Việt Nam) kết hơn với B (quốc tịch Hoa kỳ). C là con của A và B sinh ra ởAnh. A và B tranh chấp về việc đặt quốc tịch cho C.

– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

Bao gồm tranh chấp các quyền về chiếm hữu, sử dụng định đoạt hoặc tranh chấp về bồi thườngthiệt hại với tài sản. Trong trường hợp đối tượng của việc tranh chấp là các vật khác nhau của thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

giới vật chất nhưng không phải tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì tịa án khơng cóthẩm quyền thụ lý giải quyết.

Ví dụ: A cho B mượn 1 chiếc xe máy hon da mang biển kiểm soát 78 – H1 20097, B sau mộtthời gian sử dụng đã cố ý không trả lại cho A và ngang nhiên cho rằng đây là tài sản thuộc quyềnsở hữu của mình, A kiện B ra tịa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng; liên quan đến việcthực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng. Ngồi ra tịa án cũng cóthẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dânsự như cầm cố, đặt cọ, ký ước…

Ví dụ: A và B hợp đồng kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa về linh kiện điện tử, A là bên bán,đã có hành vi giao hàng chậm hơn thỏa thuận của hợp đồng 10 ngày và không đủ số lượng hàng,hai bên không thỏa thuận được với nhau để giải quyết, B kiện ra tòa yêu cầu A giao đủ số lượnghàng hóa trong hợp đồng và yêu cầu A bồi thường tổn thất cho B.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ, trừ trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

Đối với tài sản là động sản và bất động sản, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩmquyền dân sự tòa án bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,quyền sở hữu công nghệ và quyền đối với quyền đối với giống cây trồng. Ngồi ra cịn tranh chấpvề hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng thuộc thẩm quyền của tịa án.

Ví dụ: A là một ca sĩ nổi tiếng, A có sáng tác 1 bài hát đã đăng ký quyền tác giả. B cũng là mộtnghệ sĩ, B đã sử dụng bài hát của A để trình diễn nhiều nơi mà không được sự cho phép của A. Dođó, A kiện B ra tịa vì B đã xâm phạm quyền tác giả đối với bài hát mà A đã sáng tác.

– Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế như yêu cầu tòa án buộc người thừakế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ tài sản do ngườichết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế. Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bácbỏ quyền thừa kế của người khác.

Ví dụ: A con ruột của B, A là người bị mất khả năng lao động do mắc bệnh bại liệt, B mất đểlại di chúc trong di chúc B không để lại di sản cho A nên những người thừa kế cùng hàng với Akhông chấp nhận chia tài sản cho A. A kiện ra tịa với lí do A là người được hưởng di sản thừa kếtheo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc và được hưởng 2/3 một suất thừa kế.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Là tranh chấp xảy ra mà trước đó người bị thiệt hại và người gây thiệt hại khơng có quan hệhợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra khơng có liên quan tới hợp đồng giữacác bên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Ví dụ: A đá bóng ngồi lề đường, vơ ý đá quả bóng vào gian hàng bán quà lưu niệm của B, làmmột số quà lưu niệm bị vỡ, sự kiện đó làm phát sinh việc bồi thường ngồi hợp đồng giữa A và B.

– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định củaLuật tài nguyên nước.

– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyềnsử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

+ Thứ nhất, về tranh chấp đất đại theo quy định của pháp luật về luật đất đai năm2013 Theo quy định tại K24 Đ3: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ củangười sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

+ Thứ hai, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng được quy định tại điều84 Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Ví dụ: A và B có hai thửa đất liền kề nhau, A có hành vi lấm chiếm đất của B, sau đó A khẳngđịnh phần đất mà A đã lấn chiếm thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, B kiện ra tịa để giảiquyết.

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.Là nhưng tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyềncủa tòa án như tranh chấp về việc khơng đăng bài cải chính, những tin tức xúc phạm danh dự, nhânphẩm công dân, bồi thường thiệt hại …thì được tịa án thụ lý giải quyết.

Ví dụ: A là ca sĩ đang rất nổi tiếng, B là một nhà báo đưa tin thất thiệt về việc A đạo nhạc củangười khác. Sau khi A phản ánh B khơng thực hiện việc cải chính, nên A kiện ra tòa để giải quyết.

– Tranh chấp liên quan đến u cầu tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu.

Ví dụ: A có mua 1 căn nhà, đã làm hợp đồng mua bán công chứng và đã sang tên A. Nhưng khiđến nhận nhà theo hợp đồng thì bên bán khơng giao nhà và khởi kiện A ra tịa u cầu hủy hợpđồng mua bán, tòa thụ lý, tới ngày ra tịa thì bên bán rút đơn, tịa ra quyết định đình chi vụ án. Sauđó, bên bán lại khởi kiện với yêu cầu là “tuyên bố văn bản công chứng vơ hiệu” Từ những quyđịnh trên, có thể khẳng định việc bên bán khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên văn bản công chứng vôhiệu không trái pháp luật, bên bán có quyền khởi kiện (Điều 52 Luật cơng chứng năm 2014)

– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật vềthi hành án dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng AB nhận chuyển nhượng căn nhà của anh C, đã hoàn tất việc sang tên quyềnsở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Do có nhu cầu vay vốn để kinh doanh vợ chồng AB đã thế chấpnhà cho Ngân hàng, việc thế chấp có lập hợp đồng cơng chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theođúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do làm ăn không thuận lợi nên vợ chồng AB khơng cókhả năng trả nợ, Ngân hàng đã khởi kiện và chi cục thi hành án đã cưỡng chế xử lý tài sản thế chấpcủa vợ chồng tAB để thu hồi nợ. Lúc này thì có anh M có đơn tranh chấp với lý do anh C nợ tiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

của anh và hứa bán nhà sẽ trả nợ để không đồng ý cho chi cục thi hành án bán nhà trên để thi hànhán.

Trường hợp này tài sản bị cưỡng chế thi hành án có tranh chấp giải quyết theo quy định tạikhoản 1 Điều 75 luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014.

– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh tốn phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giátheo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh tốn phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giátheo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự quy định tại điều 102 luật thi hành án dân sự2008 sửa đổi bổ sung năm 2014

– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổchức khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 203, Luật Đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranhchấp đất đai là Tòa án hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện.

J <i><b>Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tạiĐiều 27 BLTTDS 2015 bao gồm:</b></i>

– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bịhạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định vềdân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồihoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết địnhhình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.

– u cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

– Yêu cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án.

– u cầu cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu củangười đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2Điều 470 của BLTTDS 2015.

– Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành ánvà yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

– Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chứckhác theo quy định của pháp luật.

<i><b>35.Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩmquyền theo loại việc của Tòa án?</b></i>

Điều 30, 31 BLTTDS

Các vụ việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại rất đa dạng và phức tạp, các bên cóthể lựa chọn phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu toà án giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

quyết. Đối với trường hợp các bên có thoả thuận trọng tài thì các vụ việc này sẽ thuộc thẩm quyềngiải quyết của trọng tài thương mại. Tồ án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụngdân sự nếu các bên khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài bị vơ hiệu.

Theo đó, tồ án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các tranh chấp về kinhdoanh, thương mại sau:

- Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức cóđăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận ;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệgiữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượngphần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty.

Cùng với ba loại việc nói trên, tồ án cịn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa công tyvới các thành viên của công ty, giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạnhoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thànhviên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

Ngồi ra, tồ án cũng có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các việc vềkinh doanh, thương mại như yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, nghị quyết củahội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biểntheo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam; các việcliên quan đến trọng tài thương mại Việt Nam như yêu cầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên; yêu cầuáp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranhchấp; yêu cầu huỷ quyết định trọng tài v.v..

<i><b>36.Phân tích các tranh chấp, u cầu về hơn nhân và gia đình thuộc thẩmquyền theo loại việc của Tịa án?</b></i>

Điều 28, 29 BLTTDS

Về nguyên tắc, hầu hết các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình do Luậthơn nhân và gia đình điều chỉnh đều thuộc thẩm quyền dân sự của toà án. Toà án có thẩm quyềngiải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự những vụ việc về hôn nhân và gia đình sau đây:

- Ly hơn, tranh chấp về ni con, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn;- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

Hiện nay, toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xácđịnh con cho cha, mẹ. Tuy nhiên, đối với các yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con tự nguyện,khơng có tranh chấp, khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tồ án. Trong trường hợp này, đươngsự có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch giải quyết theo thủ tục đăng ký hộ tịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>37.Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền theo loạiviệc của Tịa án?</b></i>

Điều 32, 33 BLTTDS

Về ngun tắc, tồ án có thẩm quyền giải quyết những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luậtlao động do pháp luật lao động điều chỉnh. Các vụ việc về lao động thuộc thẩm quyền của toà ánbao gồm các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, các tranh chấp liên quanđến lao động và các yêu cầu về lao động. Đối với các tranh chấp lao động cá nhân, tồ án có thẩmquyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp đó đã được hồ giải viên lao động hồ giải khơngthành hoặc hồ giải thành thành nhưng các bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khơnghồ giải trong thời hạn do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, đối với một số tranh chấp lao động cá nhân tồ án có thẩm quyền thụ lý giải quyếtngay mà khơng nhất thiết phải qua hồ giải (quy định trong BLLD).

Các tranh chấp lao động tập thể bao gồm các tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranhchấp lao động tập thể về lợi ích. Các tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền dânsự của toà án bao gồm tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, nội quylao động đã được đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợppháp khác ở doanh nghiệp đã được chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh giải quyết mà tập thể người lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý hoặcchủ tịch uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết trong thờihạn pháp luật quy định.

Ngoài các tranh chấp lao động cá nhân và tập thể nói trên, tồ án cịn có thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình cơng bất hợp pháp; các tranh chấp liên quan đến laođộng như tranh chấp về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp vềquyền cơng đồn, kinh phí cơng đồn; tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bên cạnhđó, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thẩm quyền của toà án đối với những yêu cầu về lao động, baogồm yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợppháp của cuộc đình cơng.

<i><b>38.Phân tích xu hướng mở rộng thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tịa ántrong luật TTDS Việt Nam theo tiến trình cải cách tư pháp?</b></i>

</div>

×