Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 179 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI </b>

<b>ĐÀO ANH HOÀNG </b>

<b>NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG CỦA </b>

<b>VIÊN NÉN CHỨA TIỂU PHÂN NANO FENOFIBRAT </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC </b>

<b> </b>

<b>HÀ NỘI, NĂM 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI </b>

<b>ĐÀO ANH HOÀNG </b>

<b>NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG CỦA </b>

<b>VIÊN NÉN CHỨA TIỂU PHÂN NANO FENOFIBRAT </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC </b>

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐC

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể thầy hướng dẫn khoa học. Trong đó, luận văn có một phần cơng trình nghiên cứu mà tơi là thành viên và thầy hướng dẫn là chủ nhiệm. Tơi được tồn bộ các thành viên đồng ý cho phép sử dụng số liệu trong luận án. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố ở bất kì cơng trình nào khác.

<b>NCS.Đào Anh Hồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ các thầy cô, các nhà khoa hoa học, bạn bè đồng nghiệp ở trong nước, ở nước ngoài và gia đình.

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến, GS.TS. Chi-Ying F.Huang, hai người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa, GS.TS. Phạm Thị Minh Huệ, TS. Nguyễn Trần Linh, PGS.TS Nguyễn Thạch Tùng đã hướng dẫn, chia sẽ những kiến thức quý báu thông qua các chuyên đề chuyên sâu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Duyên cùng tập thể các thầy cô chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc đã tận tình hướng dẫn, góp ý để tơi có thể hồn thành chương trình học tập và hồn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng trường, Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo, bộ phận Sau đại học, cùng các phòng chức năng và PGS.TS. Đỗ Hồng Quảng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh để hoàn thành các thủ tục trong q trình học tập.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc Viện Dược liệu, phịng Tổ chức- Hành chính, Khoa Bào chế- chế biến, các đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tập thể và đồng nghiệp ở phòng nghiên cứu của GS.TS Chi-Ying F.Huang, Đại học Yang Ming Chao Tung- Đài Loan; phòng nghiên cứu của GS.TS. Micheal Hisao, Viện nghiên cứu gen, Viện hàm lâm khoa học công nghệ Đài Loan; công ty Rosetta, Đài Loan; Viện công nghệ dược phẩm Quốc gia, Trường đại học Dược Hà Nội; các em sinh viên Lê Thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Thanh, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Ánh, Doãn Hồng Nhung, Lê Thị Giang, Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp tơi hồn thành các kết quả nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn đến quỹ Nafosted đã tài trợ kinh phí cho đề tài “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng của viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat đạt tiêu chuẩn hàm lượng và độ hòa tan theo dược điển Mỹ” mã số 01/2018/TN và toàn bộ thành viên thực hiện đề tài.

Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin được gửi tới gia đình đã ln ở bên đã động viên, chia sẻ, là động lực lớn lao giúp tơi hồn thành việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này để tiếp tục đóng góp cho nghiên cứu khoa học trong tương lai.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn </b>

<b>Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng </b>

1.1.4. Tổng hợp các thuốc fenofibrat có sinh khả dụng cao trên thị trường ... 5

1.1.5. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng thuốc fenofibrat ... 7

1.2. Một số nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng đường uống của fenofibrat ..

1.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano lipid rắn ... 15

1.3.2. Phương pháp bào chế nano tinh thể ... 19

1.3.3. Phương pháp bào chế viên nén chứa tiểu phân nano ... 22

1.4. Các phương pháp đánh giá tiểu phân nano ... 23

1.4.1. Các phương pháp đánh gía đặc tính lý hóa ... 23

1.4.2. Phương pháp đánh giá giải phóng in vitro của hệ nano ... 25

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.4.3. Phương pháp đánh giá hấp thu, phân bố in vivo của tiểu phân nano gián

tiếp qua các chất thăm dò ... 29

2. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 31

2.1. Nguyên vật liệu, trang thiết bị nghiên cứu ... 31

2.1.1. Nguyên vật liệu, hóa chất ... 31

2.1.2. Trang thiết bị ... 33

2.1.3. Động vật nghiên cứu: ... 34

2.1.4. Địa điểm nghiên cứu ... 34

2.2. Nội dung nghiên cứu ... 34

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 35

2.3.1. Phương pháp bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat ... 35

2.3.2. Phương pháp bào chế và đánh giá viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat ... 46

2.3.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat trên chó ... 54

3. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 56

3.1. Kết quả khảo sát một số phương pháp bào chế tiểu phân nano fenofibrat ... 56

3.1.1. Kết quả bào chế và đánh giá tiểu phân fenofibrat bằng phương pháp kết tủa sử dụng dung môi CO2 siêu tới hạn ... 56

3.1.2. Kết quả bào chế và đánh giá nano lipid rắn fenofibrat ... 60

3.1.3. Kết quả bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt ... 74

3.1.4. Kết quả bào chế tiểu phân nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt ở quy mô 15 g/50mL ... 83

3.2. Kết quả bào chế viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat ... 90

3.2.1. Kết quả tạo hạt tầng sôi từ hỗn dịch nano fenofibrat ... 90

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.2. Đánh giá các tính chất của hạt chứa nano fenofibrat bằng tạo hạt tầng sôi

4.1.2. Về bào chế và đánh giá tiểu phân FB-SLNs ... 122

4.1.3. Về bào chế và đánh giá đặc tính nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt ... 130

4.2. Về bào chế và đánh giá viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat ... 135

4.2.1. Về tạo hạt tầng sôi ... 135

4.2.2. Về phương pháp bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB ... 135

4.2.3. Về phương pháp đánh giá giải phóng in vitro của nano fenofibrat .... 136

4.2.4. Về khả năng giải phóng in vitro và sinh khả dụng fenofibrat ... 136

4.2.5. Về tiêu chuẩn cơ sở viên nén chứa tiểu phân nano FB ... 137

4.2.6. Về độ ổn định của viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat ... 138

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.3. Về đánh giá sinh khả dụng của viên nén chứa tiểu phân nano FB bào chế

được trên chó ... 139

4.4. Những đóng góp mới của luận án ... 142

4.5. Một số hạn chế của luận án ... 143

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ... 144

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 148

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>

%AUCex Tỷ lệ phần trăm giá trị AUC ngoại suy so với AUCinf AFENO Acid fenofibric

ANOVA Phân tích phương sai

ARS Adjusted R-square : R2 hiệu chỉnh AUC Diện tích dưới đường cong

AUCinf hay AUC0-∞

Diện tích dưới đường cong được ngoại suy đến vơ cùng

AUClast hay AUC0-t

Diện tích dưới đường cong tính từ khi uống thuốc đến thời điểm cuối cùng định lượng được

BE Bio equivalence (Tương đương sinh học) BQL Below Quantification Limit: Dưới LLOQ CDH Chất diện hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Từ viết tắt Nội dung </b>

GMS Glyceryl monostearat HDBC Hỗn dịch bào chế

HDL Lipoprotein tỉ trọng cao (high density lipoprotein) HEC Hydroxyethyl cellulose

HHVL Hỗn hợp vật lý

HPC Hydroxypropylcellulose

HPMC E6 Hydroxypropyl methylcellulose

KTTP Kích thước tiểu phân trung bình

LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein) LLOQ Giới hạn định lượng dưới

NaLS Natri lauryl sulfat NTN Người tình nguyện P188 Poloxamer 188

PDI Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index)

RPM Revolutions per minute (Vòng/phút)

RSD Relative standard deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) SCF1 Phương pháp ngâm dung môi CO2 siêu tới hạn

SCF2 Phương pháp giãn nở nhanh dung môi CO2 siêu tới hạn SD Standard deviation (Độ lệch chuẩn)

TĐSH Tương đương sinh học

Tlast Thời điểm lấy mẫu cuối cùng định lượng được

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Từ viết tắt Nội dung </b>

TLDC Tỉ lệ dược chất

tmax Thời gian đạt nồng độ đỉnh

USP United States Pharmacopeia (Dược điển Mỹ) VKNTHCM Viện Kiểm nghiệm thuốc Hồ Chí Minh

VLDL Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (very low density lipoprotein) w/v (weight/volume) Khối lượng trên thể tích

λZ Hằng số tốc độ thải trừ (hay cịn kí hiệu là Kel)

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1.Bảng tổng hợp một số thuốc fenofibrat đang lưu hành ... 6

Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng AFENO trong huyết tương ... 9

Bảng 1.3. Kết quả đánh giá sinh khả dụng [26] ... 10

Bảng 1.4. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu tiểu phân chứa nano FB ... 11

Bảng 2.1. Nguyên liệu, hóa chất ... 31

Bảng 2.2. Danh mục thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ... 33

Bảng 3.1. Công thức và kết quả hàm lượng FB của SCF1, SCF2 ( n=3) ... 56

Bảng 3.2.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược lipid đến sự hình thành của nano lipid rắn FB ... 60

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến đến độ hòa tan của FB-SLNs (TB±SD, n=3) ... 61

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của polyme đến độ hòa tan của FB-SLNs (TB±SD, n=3)... 62

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ hòa tan theo theo gian của hỗn dịch FB-SLNs (CT10) (TB±SD, n=3) ... 64

Bảng 3.6. Bảng tóm tắt thông số dược động học cá thể của AFENO ... 69

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp thông số dược động học của AFENO sau khi dùng thuốc chứng ... 70

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp thông số dược động học của AFENO sau khi dùng thuốc thử ... 71

Bảng 3.9. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của nhóm thử/chứng ... 72

Bảng 3.10. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của điều no/đói ... 73

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của loại polyme đến tỉ lệ dược chất sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 74

Bảng 3.12.Ảnh hưởng của nồng độ HPC đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 77

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số chất ổn định khác đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 78

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ chất ổn định HPMC E6 đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian nghiền bi đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 80Bảng 3.16. Ảnh hưởng của khối lượng bi đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 82Bảng 3.17. Kết quả thử hòa tan của hỗn dịch nano FB bằng phương pháp nghiền ướt (TB± SD, n=3) ... 83Bảng 3.18. Công thức và thông số quy trình nghiền trên thiết bị Retsch MM200 ... 83Bảng 3.19. Ảnh hưởng của CDH anion đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 85Bảng 3.20. Ảnh hưởng của nồng độ HPMC E6 đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 86Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thể tích dịch nghiền đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 88Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) ... 89Bảng 3.23. Công thức và thông số nghiền khảo sát được ... 89Bảng 3.24. Ảnh hưởng của loại đường đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3) ... 91Bảng 3.25. Ảnh hưởng của manitol đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3) ... 92Bảng 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ NaLS đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3) ... 93Bảng 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ HPMC E6 đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3) ... 93Bảng 3.28. Công thức tạo hạt chứa tiểu phân nano FB ... 94Bảng 3.29. Kết quả đánh giá hiệu suất quá trình tạo hạt và các đặc tính của hạt chứa tiểu phân nano FB ... 95Bảng 3.30. Kết quả kích thước và PDI của các cối, mẻ, lô khác nhau ... 99Bảng 3.31. Bảng kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng của hạt chứa tiểu phân nano FB giũa các lô ... 100

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Bảng 3.32. Dự kiến các chỉ tiêu chất lượng của hạt chứa tiểu phân nano FB

Bảng 3.35.Công thức viên nén chứa tiểu phân nano FB ... 104

Bảng 3.36.Thơng số q trình bào chế viên nén bao phim FB 145mg ... 104

Bảng 3.37. Kết quả độ đồng đều khối lượng của 3 lô ... 105

Bảng 3.38. Độ hoà tan của các viên chứng và thử các lô trong môi trường NaLS 0,72% (n=12) ... 106

Bảng 3.39. Kết quả đánh giá viên nén chứa tiểu phân FB 145 mg ... 106

Bảng 3.40.Công thức 1 viên và công thức lô 1000 viên ... 107

Bảng 3.41. Bảng các chỉ tiêu chất lượng đề xuất của viên nén chứa tiểu phân nano FB hàm lượng 145 mg ... 109

Bảng 3.42. Kết quả đánh giá chất lượng viên nén chứa tiểu phân nano FB theo tiêu chuẩn cơ sở ... 110

Bảng 3.43. Kết quả theo dõi độ ổn định của viên nén chứa tiểu phân nano FB ở điều kiện dài hạn (TB±SD) ... 111

Bảng 3.44. Kết quả theo dõi độ ổn định của viên nén chứa tiểu phân nano FB ở điều kiện lão hóa cấp tốc (TB±SD) ... 111

Bảng 3.45. Bảng tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương chó ... 113

Bảng 3.46. Bảng thống kê các thông số dược động học chính ... 115

Bảng 3.47. Bảng phân tích phương sai ... 116

Bảng 3.48. Kết quả xác định khoảng tin cậy 90% ... 117

Bảng 3.49.Kết quả phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến Tmax ... 118

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 1.1.Cơng thức cấu tạo fenofibrat ... 3

Hình 1.2. Minh họa hệ thống NanoDis dùng trong đánh giá q trình hịa tan/giải phóng in vitro hệ tiểu phân nano (Nguồn: Agilent Technologies, Inc.) ... 27

Hình 2.1.Sơ đồ của hệ thống CO2 siêu tới hạn ... 36

Hình 3.1. Đồ thị hịa tan bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2) trong dung dịch NaLS 0,5% (n=3) ... 56

Hình 3.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2) ... 57

Hình 3.3. Phổ phân tích nhiệt vi sai) của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2), Aerosil ... 58

Hình 3.4.Hình ảnh SEM của Aerosil và bột FB/Aerosil ... 58

Hình 3.5. Ảnh đo KTTP của tiểu phân nano lipid FB ... 65

Hình 3.6. Ảnh chụp TEM của tiểu phân nano lipid FB ... 65

Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ tia X vùng 10-25<small>0</small> của FB (1) và bột đông khô FB-SLNs (2) ... 66

Hình 3.8.Hình ảnh phát huỳnh quang của các mẫu: A:nano lipd FB+P2, ... 67

Hình 3.9. Ảnh chụp minh họa q trình giải phóng hịa tan của nano lipid FB trên chuột sau khi uống ... 67

Hnh 3.10. Đồ thị nồng độ AFENO trong huyết tương chuột (n=6)... 69

Hình 3.11. Ảnh hưởng của loại polyme đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano trước và sau ly tâm (n=3) ... 75

Hình 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ HPC đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) ... 77

Hình 3.13. Ảnh hưởng của một số chất ổn định khác đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) ... 78

Hình 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ chất ổn định HPMC E6 đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian nghiền bi đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB (n=3) ... 81Hình 3.16. Ảnh hưởng của khối lượng bi đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB (n=3) ... 82Hình 3.17. Ảnh hưởng của CDH đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) ... 85Hình 3.18. Ảnh hưởng nồng độ HPMC E6 đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) ... 87Hình 3.19. Hình ảnh phổ hồng ngoại của mẫu hạt chứa tiểu phân nano FB, nguyên liệu FB và hỗn hợp vật lý ... 96Hình 3.20. Ảnh chụp TEM của tiểu phân nano FB trước (hình bên trái, hỗn dịch sau nghiền) và sau tạo hạt tái (hình bên phải, hỗn dịch hạt chứa tiểu phân nano phân tán trong nước) ... 96Hình 3.21. Kết quả đo kích thước tiểu phân của hạt chứa tiểu phân nano FB sau khi tái phân tán ... 97Hình 3.22. Kết quả đo DSC của FB (1), manitol (2), HHVL (3) và hạt tiểu phân nano FB(4) ... 98Hình 3.23. Phổ nhiễn xạ tia X vùng 10-22<small>o</small> của FB và hạt chứa tiểu phân nano FB ... 98Hình 3.24. Đồ thị hịa tan của các công thức viên nén chứa nano FB (n=3) 102Hình 3.25. Sơ đồ quy trình bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB ... 108Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn nồng độ trung bình của AFENO trong huyết tương chó theo thời gian (n=12) ... 115Hình 4.1.Hình ảnh TEM của bột FB hấp phụ lên Aerosil lỗ xốp [31] ... 120Hình 4.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, FB-SLNs (1) và hạt chứa nano FB ( 2) ... 124Hình 4.3.Hình ảnh mơ phỏng tương tác của HPMC và Pullulan với nano tinh thể FB [89] ... 131

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Fenofibrat (FB) là một trong những thuốc hạ lipid máu được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, sinh khả dụng đường uống của FB thường thấp và bị ảnh hưởng bởi thức ăn [1]. Theo phân loại sinh dược học bào chế, FB thuộc nhóm II: có độ tan kém, tính thấm tốt nên các nghiên cứu tập trung cải thiện độ tan và độ hòa tan FB để tăng sinh khả dụng đường uống [2], [3]. FB đã được cấp phép là thuốc điều trị tăng lipid máu với liều sử dụng hàng ngày là 300 mg từ năm 1993 [1]. Cho đến nay, các kỹ thuật bào chế hiện đại như hệ phân tán rắn, bào chế nano FB đã được sử dụng để cải thiện sinh khả dụng, nên liều quy ước đã thay đổi từ 300mg đến 200mg, 160mg, 150mg, 145mg, 130mg, 120mg, 90mg. Trong số đó, các biệt dược có sinh khả dụng FB cải thiện tốt nhất đều có chứa tiểu phân nano FB được bào chế bằng phương pháp nghiền ướt tạo nano tinh thể. Biệt dược chứa FB dạng tiểu phân nano lần đầu tiên thương mại hóa vào năm 2004 [4].

Ngoài ra, FB cũng được nghiên cứu nhiều phương pháp tăng sinh khả dụng như bào chế tiểu phân nano như nano lipid, hệ tự vi nhũ hóa, liposome, cubosome, hấp phụ silica lỗ xốp, nano polyme. Các hệ tiểu phân nano này đều thể hiện khả năng tăng sinh khả dụng đáng kể, tuy nhiên hạn chế của các phương pháp trên là tỉ lệ FB trong hệ nano thấp, sử dụng nhiều tá dược trong khi FB là thuốc phải sử dụng lâu dài, nên các hệ nano trên chưa được ứng dụng sản xuất biệt dược chứa FB [5], [6], [7], [8].

Ở Việt Nam, các tác giả đã bắt đầu nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng FB bằng kĩ thuật tạo vi hạt, hệ phân tán rắn, bào chế tiểu phân nano [2]. Đến nay, theo thống kê các số đăng ký thuốc, có 143 số đăng thuốc FB trong đó có chỉ 10 số đăng ký fenofibrat dạng nano hàm lượng 145 mg là thuốc nước ngoài hoặc thuốc trong nước được sản xuất từ nhà máy liên doanh [9]. Với sự tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nano ngày càng nhanh trong lĩnh vực bào

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

2

chế dược phẩm ở Việt Nam, cùng sự gia tăng của bệnh rối loạn lipid máu, việc nghiên cứu bào chế chế phẩm chứa nano FB có sinh khả dụng cao, có khả năng ứng dụng cơng nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất được thuốc generic sử dụng cơng nghệ cao của chính phủ là rất cần thiết [10].

<i><b>Với các lý do trên, luận án: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano Fenofibrat” được thực hiện với các mục tiêu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

3

<i>Hình 1.1.Cơng thức cấu tạo fenofibrat </i>

1. Chương 1. TỔNG QUAN

<b>1.1. Tổng quan về fenofibrat 1.1.1. Tính chất hóa lý </b>

Cơng thức phân tử: C20H21ClO4. Khối lượng phân tử: 360,8.

Tên khoa học: Isopropyl 2-[4-(4-chlorobenzoyl) phenoxy]-2-methylpropanoat [11].

Tính chất: FB là bột kết tinh màu trắng, thực tế không tan trong nước (độ tan <0,5 mg/L), tan ít trong ethanol và methanol, tan tốt trong methylenclorid, aceton, benzen, cloroform [11]. FB thân dầu, trung tính, hệ số phân bố Dầu/Nước logP = 5,24. FB thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học bào chế. Bền vững ở nhiệt độ thường, nhiệt độ nóng chảy 79-82ºC [11], [2].

FB có khối lượng riêng 1,177 g/cm<small>3 [12]. </small>

FB kết tinh có 4 dạng thù hình, trong đó dạng I bền nhất, có nhiệt độ nóng chảy khoảng 80<small>o</small>C và là dạng chủ yếu được thương mại hóa [13].

<b>1.1.2. Tác dụng dược lý </b>

FB là một dẫn chất của acid fibric, có tác dụng hạ lipid máu. Sau khi uống FB nhanh chóng bị thuỷ phân bởi các enzym esterase tại gan thành một chất chuyển hố có hoạt tính là acid fenofibric (AFENO) [11], [1].

Cơ chế tác dụng: fibrat có chức năng chính như là chất gắn kết với thụ thể PPAR–α (peroxisome proliferator activated receptor–α). Chúng tăng điều tiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

4

lipoprotein lipase, apoA–I và apoA–II và giảm điều tiết apoC–III, một chất ức chế q trình phân giải lipid. Tác dụng chính của fibrat là tăng oxy hoá acid béo ở gan và cơ trơn, làm tăng phân giải triglycerid thông qua lipoprorein lipase và giảm phân giải lipid nội bào trong các mô mỡ [11], [1].

Tác dụng: các dẫn xuất của acid fibric (gemfibrozil, clofibrat, FB, bezafibrat, ciprofibrat) có tác dụng giảm đáng kể VLDL, giảm triglycerid từ 20 – 30%, giảm LDL khoảng 10–15% và tăng HDL khoảng 10%.

Ngoài ra, FB cịn có những tác dụng khác như: làm chậm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp II [11]. Có thể làm tăng creatinin và homocystein nhưng không tăng nguy cơ với các triệu chứng của bệnh suy thận [11].

Liều dùng:

- Người lớn: liều dùng hàng ngày phụ thuộc vào loại chế phẩm:

1 viên Lipanthyl 200M (chứa FB dạng vi hạt) hoặc 1 viên Lipanthyl Supra 160 mg (chứa FB kích thước micromet), 1 viên Lipanthyl NT 145 mg (chứa tiểu phân nano FB) hoặc 3 viên 100 mg (dạng thuốc quy ước) [11].

<b>1.1.3. Dược động học </b>

<i>Hấp thu </i>

FB được hấp thu ngay ở đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Hấp thu thuốc bị giảm nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm. Thuốc nhanh chóng bị thủy phân bởi enzym carboxylesterase 1 ở gan thành AFENO có hoạt tính. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện khoảng 5 giờ sau khi uống thuốc. Trên người tình nguyện uống liều uống 300 mg ở trạng thái đói có Cmax 6 - 6,9 mg/L, Tmax 4-6 giờ [1], [11], [14].

<i>Phân bố </i>

Khi sử dụng liên tục, nồng độ AFENO trong máu đạt giá trị ổn định sau 9 ngày, cao gấp đôi so với sử dụng 1 liều. 99% AFENO gắn vào albumin ở người bình thường và người bị mỡ máu [4], [14].

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

5

<i>Chuyển hóa </i>

Sau khi hấp thu qua đường uống, fenofibrat bị chuyển hóa nhanh qua gan bởi enzyme carboxyesterase thành AFENO, khơng tìm thấy FB trong huyết tương [4], [14]. AFENO hoặc bị glucuronid hóa hoặc có nhóm carbonyl bị khử thành benzhydrol và sau đó được glucuronid hóa. Q trình glucuronid hóa các chất chuyển hóa của FB được thực hiện bởi bởi UGT1A9. Q trình khử hóa nhóm carbonyl chủ yếu thông qua CBR1 và một phần nhỏ bởi AKR1C1, AKR1C2, AKR1C3 và AKR1B1 [1].

<i>Thải trừ </i>

Sau khi hấp thu, FB được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa, chủ yếu là AFENO và acid fenofibric glucuronid. Sau khi dùng fenofibrat có đánh dấu phóng xạ, khoảng 60% FB xuất hiện trong nước tiểu và 25% được bài tiết qua phân. AFENO đào thải chủ yếu theo nước tiểu (70% trong vòng 24 giờ, 88% trong vòng 6 ngày), chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid, ngồi ra cịn có AFENO dưới dạng khử và chất liên hợp glucuronid của nó. AFENO được thải trừ với thời gian bán thải là 20 giờ, nhưng thời gian này tăng lên rất nhiều ở người mắc bệnh thận và AFENO tích lũy đáng kể ở người bệnh suy thận uống FB hàng ngày. Ở người cao tuổi, độ thanh thải là 1,2 L/giờ, ở người trẻ tuổi là 1,1 L/giờ [1], [4], [11], [14].

Sinh khả dụng của fenofibrat liên quan đến các chủng tộc chưa được nghiên cứu, tuy nhiên fenofibrat không bị chuyển hóa bởi enzym nào mà thay đổi do khác biệt chủng tộc [4], [14].

<b>1.1.4. Tổng hợp các thuốc fenofibrat có sinh khả dụng cao trên thị trường </b>

Luận án đã thống kê từ một số cơ sở dữ liệu về số đăng ký thuốc như FDA, drugbank.com. Các thuốc FB đã và đang được lưu hành trên thế giới có sinh khả dụng được cải thiện, tương đương với thuốc FB dạng quy ước được tóm tắt trong bảng 1.1 dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

6

<i>Bảng 1.1.Bảng tổng hợp một số thuốc fenofibrat đang lưu hành </i>

<b>Tên thuốc, hàm lượng </b>

<b>FB </b>

<b>Kích thước tiểu </b>

<b>phân </b>

<b>Phương pháp bào </b>

<b>chế </b>

<b>Đặc điểm sinh khả dụng </b>

<b>Tài liệu tham khảo </b>

Tricor 54,160mg

Kích thước micro ~5 µm

Tạo hạt tầng sơi, dập thẳng

lipanthyl 200 ở cùng liều

US6652881 [15]

Tricor hoặc lipanthyl 48, 145mg

<2000 nm, D50 < 500 nm

Nghiền bi, tạo hạt tầng sôi, dập thẳng

đương Tricor 160 mg, không ảnh hưởng bởi thức ăn

US7320802 [16]

Fenoglide 40, 120mg

Hệ phân tán rắn

Đun chảy, tạo hạt tầng sôi, dập thẳng

SKD cao hơn Tricor 160, tương đương Antara 130

US9173847 [17]

Antara

130mg, 43mg

Kích thước nano

Nghiền bi, tạo hạt tầng sôi, dập viên

đương Tricor 160, không ảnh hưởng bởi thức ăn

US7863331 [18]

Antara 30mg, 90mg

Kích thước nano

Nghiền bi, tạo hạt tầng sôi, dập viên

Sinh khả dụng tương đương Antara 130, không ảnh hưởng bởi thức ăn

US9314447 [19]

Lipofen 50mg,150mg

Hệ phân tán rắn

Dạng lidose, đun chảy, đóng nang

Tương đương Tricro 160

EP0801562 [20]

Nhận xét: hai phương pháp chủ yếu được dùng để cải thiện sinh khả dụng các thuốc FB đang lưu hành là phương pháp làm giảm kích thước tiểu phân bằng phương pháp nghiền ướt tạo nano tinh thể và bào chế hệ phân tán rắn. Trong đó, việc tạo kích thước nano có ưu điểm là khắc phục được ảnh hưởng của thức ăn đến sinh khả dụng của thuốc. Đây là một trong các lợi ích của việc bào chế các thuốc có độ tan kém thành dạng có kích thước nano [21].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

7

<b>1.1.5. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng thuốc fenofibrat </b>

FB là thuốc có sinh khả dụng bị ảnh hưởng bởi thức ăn, sinh khả dụng ở trạng thái no cao hơn khi đói. Dạng bào chế chứa tiểu phân nano đã khắc phục được nhược điểm này. Theo hướng dẫn của FDA về thử tương đương sinh học của thuốc FB, cần thực hiện ở trạng thái no và đói. Đối với dạng viên nén, FDA quy định thuốc đối chứng là viên nén Tricor 145 mg [3].

<i><b>1.1.5.1. Mơ hình nghiên cứu </b></i>

<i>a. Thử tương đương sinh học [3]. </i>

Áp dụng mơ hình nghiên cứu mù đơn, chéo đôi, ngẫu nhiên, đơn liều, hai giai đoạn [3]. Thời gian nghỉ giữa hai lần dùng thuốc là 14 ngày.

Thuốc đối chứng: theo hướng dẫn của Cục quản lý Dược, thuốc đối chứng là viên nén Lipanthyl 145 mg [22].

Quy trình uống thuốc:

Người tình nguyện được lựa chọn đủ tiêu chuẩn, được đánh số và chia ngẫu nhiên vào hai nhóm. Nhóm 1 uống thuốc thử (A) ở đợt thứ nhất và thuốc đối chứng (B) ở đợt thứ hai cịn nhóm 2 thì uống theo thứ tự ngược lại.

Đối với thử nghiệm ở trạng thái đói, người tình nguyện được nhịn đói ít nhất 10 giờ.

Đối với thử nghiệm ở trạng thái no, người tình nguyện được cho uống thuốc sau 30 phút ăn.

Lấy mẫu và bảo quản mẫu:

Số lượng mẫu lấy phải đủ để có thể mô tả đầy đủ đường biểu diễn nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian [23]. Tham khảo các tài liệu thử đương đương sinh học của thuốc FB, các thời điểm lấy máu như sau: 0; 0,5; 1;1,5; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 10; 12; 24; 48; 72; 96 giờ sau uống thuốc. Máu sau khi lấy được chống đông bằng một trong các chất phổ biến như Na-EDTA, heparin, natri citrat, sau đó được ly tâm lấy huyết tương và bảo quản lạnh chờ phân tích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

8

Phương pháp phân tích sinh học: cần đảm bảo khả năng chấp nhận và độ tin cậy của kết quả bao gồm độ chọn lọc, giới hạn định lượng dưới, độ tuyến tính, độ chính xác, độ đúng và độ ổn định.

<i>b. Đánh giá sinh khả dụng trên động vật </i>

Đối với các nghiên cứu so sánh sinh khả dụng của FB trên động vật, thường thực hiện trên chuột cống hoặc chó ở trạng thái đói. Thời điểm lấy máu ngắn hơn do t1/2 của thuốc trên động vật thường ngắn hơn trên người [24]. Máu thường được lấy tại các thời điểm 0; 0,5; 1;1,5; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 10; 12; 24; 36 [2], [8], [5], [6]. Việc định lượng nồng độ AFENO, tính tốn các thơng số dược động học và so sánh sinh khả dụng tuân thủ như với nghiên cứu tương đương sinh học trên người tình nguyện.

Có một số nghiên cứu so sánh sinh khả dụng FB trên chó cũng được thực hiện theo mơ hình chéo đôi, đơn liều, 2 thuốc, 2 giai đoạn tương tự như thử tương đương sinh học [2]. Nghiên cứu sinh khả dụng trên chuột cống thường được thực hiện theo mơ hình ngẫu nhiên, đơn liều, một giai đoạn.

<i><b>1.1.5.2. Phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương </b></i>

AFENO là chất chuyển hóa có hoạt tính của FB. Sau khi hấp thu qua đường uống, FB bị chuyển hóa nhanh qua gan bởi enzym carboxyesterase thành AFENO, khơng tìm thấy dạng FB trong huyết tương. Do đó, định lượng AFENO trong huyết tương được sử dụng trong nghiên cứu sinh khả dụng đường uống FB. Tham khảo các tài liệu về xây dựng phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương, việc định lượng AFENO thường được thực hiện bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, mẫu huyết tương có thể được xử lý bằng 2 cách: chiết lỏng lỏng hoặc kết tủa để loại bỏ protein. Tóm tắt các phương pháp định lượng AFENO bao gồm: phương pháp chiết mẫu, điều kiện sắc ký, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, đường chuẩn được trình bày cụ thể trong bảng 1.2 như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

9

<i>Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng AFENO trong huyết tương </i>

<b>Phương pháp định lượng </b>

<b>Phương pháp chiết </b>

<b>Điều kiện sắc ký </b>

<b>Kết quả </b>

Định lượng fenofibrat và acid fenofibric trong huyết tương chó bằng HPLC [25].

Chiết lỏng- lỏng (1:5) huyết tương-

ethyl acetat

Cột RP18, 150 x4,6 mm, 5 µm. Nhiệt độ 40<small>o</small>C. Pha động MeOH: đệm phosphat pH 3 (70:30 -> 90:10), thể tích tiêm 50µL chuẩn nội diclofenac, bước sóng phát hiện 286 nm

LOQ: 0,1 µg/mL

Khoảng tuyến tính: 0,20 - 50 µg/mL

Định lượng acid fenofibric trong huyết tương chó [26]

Chiết lỏng lỏng (1:3) Huyết tương-

-hỗn hợp hexan-ethyl

n-acetat (:1)

Cột shim-pack VP-ODS 150 x 4,6mm, 5µm. Tốc độ dịng 1,2 mL/phút, pha động ACN- đệm phosphat pH 2,5. Bước sóng phát hiện 295 nm, thể tích tiêm 100 µL.

Khoảng tuyến tính: 0,02 -5 µg/mL

Định lượng acid fenofibric trong huyết tương chuột [8]

Kết tủa protein bằng acetonitril, tỉ

lệ huyết tương: acetonitril

(1:3,3)

Cột Kromasil C18 (250 x4,6 mm, 5 µm), nhiệt độ cột 30<small>o</small>C, dung môi pha động MeOH: đệm phosphat pH 4,0 (75:25), tốc độ dịng 1 mL/phút, thể tích tiêm 20 µL, bước sóng phát hiện 286 nm

Khoảng tuyến tính 0,4-200 µg/mL, LOD 0,15 µg/mL

Định lượng acid fenofibric trong huyết tương chuột [27]

Kết tủa dung môi bằng acetonitril, tỉ

lệ huyết tương- dung

môi (1:1,5)

Cột C18 (250 x 4,6 mm, 5 µm), pha động ACN- đệm ammonium acetat 0,02M (65:35), tốc độ 1 mL/phút, thể tích tiêm 20 uL, chuẩn nội sidenefil, bước sóng phát hiện 280 nm.

Khoảng tuyến tính 0,03-10 µg/mL, LOQ 0,03 µg/mL

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

10

<i><b>1.1.5.3. Phân tích thơng số dược động học </b></i>

Khi nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học sau khi dùng liều đơn, cần xác định AUC0-t, AUC0-∞, Cmax và tmax. Sử dụng mơ hình khơng ngăn để xác định các thông số dược động học. Các thơng số này có khoảng tin cậy 90% của tỉ số giữa thuốc thử và thuốc đối chứng cần nằm trong giới hạn chấp nhận là 80,00 - 125,00% được coi là tương đương [23].

<b>1.2. Một số nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng đường uống của fenofibrat </b>

<b>1.2.1. Nghiên cứu bào chế nano tinh thể fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt </b>

Baoyan zu và cs (2013) bào chế nano FB bằng phương pháp nghiền ướt với công thức FB 30 g, 0,09 g NaLS và 300 mL dung dịch 2% HPMC E5, khối lượng bi 300 g, đường kính 0,4 mm; rắn hóa hỗn dịch nano bằng phương pháp sấy phun với các tá dược như lactose, manitol, glucose, maltose; dập viên nén khối lượng 300 mg chứa 48 mg FB. Tiểu phân FB trong hỗn dịch sau khi nghiền có kích thước trung bình 606 nm, D10 = 197 nm, D50 = 452 nm, D90 = 1903 nm. Đánh giá độ hòa tan của viên cho thấy kết quả tương tự với viên đối chứng Lipidil<small>TM</small>ez 145 mg. Trong môi trường thử hòa tan là dung dịch 0,5% NaLS có độ hịa tan 100% sau 10 phút, trong mơi trường 0,2% NaLS và 0,1% NaLS cho độ hịa tan ở trạng thái cân bằng đạt 68% và 35%. Kết quả sinh khả dụng trên chó của chế phẩm tạo thành tương đương với viên đối chiếu Lipidil chứa tiểu phân nano FB [28].

<i>Bảng 1.3. Kết quả đánh giá sinh khả dụng [28] </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

11

- Hua Yang và cs (2014), đã bào chế nano tinh thể FB bằng phương pháp nghiền bi, sử dụng polymer Soluplus và so sánh với HPMC E5, đồng thời so sánh với chế phẩm chứa nano FB trên thị trường là viên nang Antara 130 mg. Công thức hỗn dịch nano FB bao gồm: 40 g FB, 0,4 g NaLS và 200 mL dung dịch 5% polyme. Bi nghiền có đường kính 0,4-0,6 mm, tốc độ nghiền 3500 vòng/phút, thời gian nghiền 2 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước tiểu phân FB khi sử dụng HPMC E5 và Soluplus lần lượt là 642 nm và 344 nm. Thử hòa tan trong môi trường 0,02 mol/l NaLS (~0,5%), bột đông khô nano FB dùng tá dược Soluplus đạt 95% sau 5 phút, trong môi trường 0,01 mol/L NaLS là 48% sau 5 phút. Hỗn dịch nano FB được theo dõi ổn định ở 4<small>o</small>C trong 3 tháng có kích thước trung bình tăng từ 344 nm lên 527 nm, mẫu nano FB sử dụng tá dược HPMC E5 tăng đáng kể kích thước từ 642 nm lên 1363 nm. So sánh sinh khả dụng trên chuột cống ở mức liều 11,7 mg/kg cho thấy hỗn dịch nano FB sử dụng tá dược Soluplus có sinh khả dụng cao nhất, AUC0-72h = 602 µg*h/mL, Cmax =33 µg/mL [29].

<b>1.2.2. Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano chứa fenofibrat </b>

Tổng hợp một số nghiên cứu bào chế tiểu phân nano chứa FB trình bày trong bảng 1.4 như sau:

<i>Bảng 1.4. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu tiểu phân chứa nano FB </i>

<b>Loại tiểu phân nano </b>

<b>Tá dược sử dụng </b>

<b>Phương pháp bào chế </b>

<b>Đặc tính tiểu phân nano </b>

<b>Kết quả đánh giá sinh khả dụng </b>

<b>Tài liệu tham khảo </b>

Nano lipid bao

chitosan

Acid stearic, acid oleic, phosphatidyl choline, chitosan

Đồng nhất nóng trong dung dịch Tween 80

-Hàm

lượng FB 5,7%

Kích thước tiểu phân 278,5 nm -Tốc độ giải phóng: 92% sau 5

SKD trên chuột cống (AUClast 416,8

h*µg/mL) liều100mg/kg cao hơn thuốc đối chứng Lipidid Supra

[5]

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

12

giờ ở môi trường 0,3% NaSL Nano lipid

FB

Compritol ATO 888, Labrafil, Tween 80, lecithin

Đống nhất nóng phân cắt tốc độ cao kết hợp đồng nhất áp lực cao

KTTP 90 nm

Hàm lượng FB 10% Tốc độ giải phóng 60% sau 4 giờ

SKD trên chuột cống ở liều 25 mg/kg cao gấp 4 lần hỗn dịch FB (AUClast 400µg*h/mL, t1/2 30,96h)

[6].

liposome

Nano-Lecithin đậu nành,

cholesterol

Hydrat hóa màng mỏng, đồng nhất siêu âm

KTTP122,1 nm

Hàm lượng FB 7,44% Tốc độ giải phóng 82,9% sau 24 giờ trong môi trường 2% Cremophor EL

SKD trên chuột nhắt với mức liều 20 mg/kg liposome FB có Cmax đạt 25µg/mL, AUClast khoảng 125µg*h/mL, tmax =0,83 giờ, t1/2 = 5,41 giờ Cmax gấp 11,3 lần so với hỗn dịch FB

[7].

Cubosome Glycerin mono oleat, poloxamer 127

Đồng nhất hóa áp lực cao

KTTP 235 nm

Hàm lượng FB 4,7% Tốc độ giải phóng 99,5% sau 11 giờ trong môi trường 1% NaSL

SKD trên chuột cống với mức liều 20 mg/kg cho kết quả Cmax đạt 88,6 µg/mL, Tmax 4,6 giờ, AUClast đạt 1345µg*h/mL, gấp gần 15 lần so với hỗn dịch FB ở cùng mức liều

[8]

Các phương pháp bào chế tiểu phân chứa nano FB đều làm tăng sinh khả dụng đáng kể của FB so với hỗn dịch thô hoặc với thuốc đối chứng trên chuột cống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

13

Tuy nhiên, các phương pháp này có điểm hạn chế là hàm lượng FB rất thấp (<10%), nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi rắn hóa và bào chế dạng viên nén. Để tạo được viên nén có hàm lượng FB 145mg, viên cần có khối lượng rất lớn, khơng phù hợp. Vì vậy, việc bào chế viên nén có hàm lượng FB145 mg từ phức hợp có hàm lượng FB thấp là ít khả thi. Do đó, luận án sẽ nghiên cứu tăng tỉ lệ FB trong phức hợp nano tạo điều kiện thuận lợi cho q trình rắn hóa và bào chế viên nén.

<b>1.2.3. Một số nghiên cứu khác </b>

<i>Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn </i>

Nguyen Ngoc Chien và cs (2019), bào chế pellet giải phóng ngay chứa hệ phân tán rắn FB có sinh khả dụng trên chó tương đương chế phẩm thương mại Lipanthyl 160 mg. Hệ phân tán rắn FB với hỗn hợp tá dược HPMC E6, NaLS bằng cách hòa tan vào hỗn hợp dung môi diclormethan, ethanol. Dung dịch này được phun lên pellet trơ trên thiết bị tạo hạt tầng sơi. Pellet bào chế được có độ hịa tan FB ở môi trường 0,72% NaLS là 100% sau 15 phút, ở môi trường NaLS 0,4% pellet bào chế được đạt độ hòa tan 80% sau 60 phút, viên đối chiếu đạt 70% sau 60 phút. Phân tích nhiệt vi sai và nhiễu xạ tia X cho thấy FB tồn tại trong pellet ở trạng thái vơ định hình. So sánh sinh khả dụng trên chó ở liều 160 mg với chế phẩm Lipanthyl 160 mg (chứa FB kích thước micromet) cho kết quả tương đương, có AUC0-24h = 19,28 µg*h/mL, Cmax = 1,78 µg/mL [2]. Joseph P.O’shea và cs (2015), bào chế hệ phân tán FB với hỗn hợp tá dược 40% triglycerid mạch dài, dầu oliu, Cremophor RH40, Tween 80, PVP bằng phương pháp bốc hơi dung môi dichloromethan. FB tồn tại trong bột bào chế được ở dạng vơ định hình làm tăng độ hịa tan của FB và tăng độ tan FB, tăng hấp thu ở trạng thái đói. So sánh sinh khả dụng trên lợn với chế phẩm thương mại Lipanthyl 160 mg - chứa tiểu phân FB kích thước micromet cho thấy có sinh khả dụng tương đương, tuy nhiên Cmax cao hơn và Tmax nhanh hơn [30].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

14

Các nghiên cứu bào chế hệ phân tắn rắn chứa FB nêu trên sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại, do đó rất khó khả thi triển khai quy mô công nghiệp, đặc biệt là ở điều kiện ở Việt Nam. Mặt khác, sinh khả dụng của FB ở các nghiên cứu trên mới tương đương với chế phẩm Lipanthyl 160 mg - dạng bào chế chứa tiểu phân FB có kích thước micromet. Vì vậy, luận văn sẽ sử dụng phương pháp này để nghiên cứu.

<i>Nghiên cứu thay đổi trạng thái kết tinh của dược chất </i>

Abir Bouledjouidija và cs (2015), làm tăng sinh khả dụng FB bằng cách hấp phụ FB trên vật liệu silica lỗ xốp bằng cách ngâm trong dung môi CO2 siêu tới hạn với mục đích làm giảm tỉ lệ kết tinh của FB, dẫn đến làm tăng độ hòa tan và tăng sinh khả dụng. Điều kiện tốt nhất nghiên cứu đạt được là 16 MPa và 308 <sup>o</sup>K, cho khả năng tải được 485 mg FB/1 g silica, tỉ lệ FB ở trạng thái kết tinh là <1% [31].

Bên cạnh dung môi CO2 siêu tới hạn, FB cũng được nghiên cứu hấp phụ lên Aerosil lỗ xốp bằng các dung môi hữu cơ khác như ethyl acetat, aceton, ethanol [12], [32] [33], [34]. Các dung mơi hịa tan FB và lấp đầy các lỗ xốp có kích thước cỡ nm, sau khi bốc hơi dung môi để lại các tiểu phân FB có kích thước nm và tồn tại ở trạng thái vơ định hình để làm tăng độ hòa tan và sinh khả dụng FB.

Phương pháp dùng dung môi siêu tới hạn là phương pháp hiện đại để cải thiện độ hòa tan của FB, sử dụng dung môi thân thiện với môi trường, có tỉ lệ FB/Aerosil tương đối cao. Đây là phương pháp mới được sử dụng để cải thiện độ hòa tan FB.

<i>Nghiên cứu thay đổi dạng bào chế </i>

Nghiên cứu của Fang Li và cộng sự (2019), bào chế pellet giải phóng kéo dài chứa tiểu phân FB kích thước nhỏ hơn 10 µm, hàm lượng 250 mg FB/viên nang, sử dụng các công thức màng bao khác nhau (R1: Eudragit RS, Eudragit

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

15

E100), (R2: EC, HPMC E5). Nghiên cứu so sánh sinh khả dụng của viên bào chế được với viên giải phóng kéo dài Lipilfen 250 mg và viên giải phóng ngay Lipanthyl 200 mg trên chó, cho kết quả như sau: viên R1 có sinh khả dụng tương đương với viên đối chiếu Lipanthyl, viên R2 có sinh khả dụng gấp 2 lần viên Lipanthyl, viên Lipilfen có sinh khả dụng thấp nhất, 67,2% so với viên Lipanthyl [26].

<b>1.3. Phương pháp bào chế tiểu phân nano và viên nén chứa tiểu phân nano </b>

Thông qua tổng quan các tài liệu, luận án thấy rằng việc bào chế FB dạng nano có ưu điểm vượt trội giúp tăng sinh khả dụng, giảm liều sử dụng, loại bỏ ảnh hưởng của thức ăn đến sinh khả dụng của thuốc, giúp cho việc sử dụng thuốc hiệu quả, thuận tiện. Điều này phù hợp với các quy định của FDA về thuốc có sử dụng công nghệ nano [35]. Phương pháp bào chế nano FB được nghiên cứu nhiều nhất là tạo nano tinh thể bằng phương pháp nghiền ướt và tạo phức hợp nano FB trong đó hệ nano lipid là chủ yếu. Hệ nano lipid FB được nghiên cứu cải thiện tốt sinh khả dụng của FB nhưng chưa đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và cũng chưa có sản phẩm thương mại nào chứa nano lipid FB. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu phương pháp nghiền ướt tạo nano tinh thể FB và bào chế nano lipid rắn FB (FB-SLNs) định hướng ứng dụng vào dạng bào chế viên nén.

<b>1.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano lipid rắn </b>

<i><b>1.3.1.1. Sơ lược về tiểu phân nano lipid rắn </b></i>

Hệ tiểu phân nano lipid rắn (solid lipid nanoparticles - SLNs) là một hệ gồm có dược chất và lipid có cấu trúc nhân vỏ (siêu vi nang) hoặc cấu trúc cốt (siêu vi cầu) kích thước từ 10-1000 nm có thể ứng dụng vào dạng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc nhãn khoa, thuốc thấm qua da, thuốc dùng qua đường hô hấp, thuốc đặt trực tràng và phân phối thuốc tới não. Cấu trúc của hệ phụ thuộc vào sự phân bố của dược chất và tá dược vào nhau, có thể ở dạng dung dịch rắn (cốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>- </small> Các chất diện hoạt được sử dụng để ổn định trạng thái phân tán các tiểu phân lipid trong nước kiểu nhũ tương Dầu/Nước, hoặc để giúp quá trình đồng nhất dễ dàng hơn do chất diện hoạt được phân bố trên bền mặt phân cách Dầu/Nước, đồng thời cản trở sự kết khối của các SLNs khi để nguội trong quá trình bào chế SLNs bằng kỹ thuật đồng nhất hố nóng. Khi khơng có chất diện hoạt hoặc sử dụng chất diện hoạt với nồng độ thấp thì các SLNs nhanh chóng kết tập ngay trong khi làm nguội do sự hấp dẫn thân dầu giữa các bề mặt lipid kết tinh. Các chất diện hoạt bao gồm cả chất diện hoạt thân nước và thân dầu, thường lựa chọn các chất rắn ở nhiệt độ thường như các poloxamer, span 60, natri lauryl sulfat, các PEG-stearat, polyoxyethylen glycol-stearat, PEG-hydrogenated castor oil [36], [39].

SLNs có ưu nhược điểm [36]:

<small>- </small>Sử dụng các lipid là tá dược tương hợp sinh học cao, không độc.

<small>- </small>Các dược chất thân dầu, thân nước và các sinh phẩm đều có thể phối hợp vào hệ.

<small>- </small>Hiệu suất nạp dược chất cao.

<small>- </small>Có thể áp dụng bào chế thuốc giải phóng kiểm sốt và/hoặc giải phóng tại đích khi hệ được bao hoặc gắn thêm ligand.

<small>- </small>Cải thiện được độ ổn định của thuốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

17

<small>- </small>Không sử dụng dung môi hữu cơ khi bào chế. SLNs cũng có các nhược điểm [40], [41]:

<small>- </small>Tăng kích thước tiểu phân trong quá trình bảo quản.

<small>- </small>Dược chất có xu hướng bị đẩy ra khỏi hệ do thay đổi dạng thù hình của lipid rắn trong quá trình bảo quản.

<small>- </small>Khó dự đốn được xu hướng đơng tụ lại.

<i><b>1.3.1.2. Các phương pháp bào chế </b></i>

<i>Đồng nhất nóng </i>

Trong bào chế hệ nano lipid rắn, đồng nhất hóa nóng được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid. Sản phẩm chính của q trình đồng nhất hóa nóng là nhũ tương nano do lipid ở trạng thái lỏng. Các nano lipid rắn thu được khi hạ nhiệt độ của mẫu xuống nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ thấp hơn [42], [43]. Đồng nhất hố nóng có thể thực hiện bằng thiết bị đồng nhất hoá áp suất cao hoặc thiết bị đồng nhất hoá chia cắt tốc độ cao hoặc thiết bị đồng nhất hoá siêu âm [43], [44], [45].

Ví dụ: T.H Tran và cs (2014) bào chế hệ nano lipid (Compritol ATO 888/Labrafil) chứa FB (10%), tỷ lệ lipid: chất diện hoạt (Tween 80 và lecithin) (1:2), quy mơ thí nghiệm 50 mg FB/15 mL, bằng phương pháp đồng nhất nóng bởi thiết bị phân cắt tốc độ cao (13,500 vòng/ phút trong thời gian 3 phút) kết hợp đồng nhất áp lực cao thu được nano lipid có kích thước khoảng 90 nm, hiệu suất tạo nano đạt 99%. FB tồn tại ở trạng thái vơ định hình, nano FB ổn định về kích thước và trạng thái kết tinh sau 3 tháng ở điều kiện thường [6].

<i>Đồng nhất lạnh </i>

Sau khi hòa tan hoặc phân tán hoạt chất trong lipid đã đun chảy, hỗn hợp được làm lạnh nhanh bằng băng khô hoặc nitơ lỏng. Lipid rắn chứa hoạt chất được nghiền mịn thành bột kích thước 50-100 μm. Phân tán bột vào pha nước chứa chất nhũ hóa ở nhiệt độ lạnh, sau đó đem đồng nhất hóa. Hỗn dịch lipid thô

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Phương pháp nhũ hóa - bốc hơi dung mơi </i>

Trong kỹ thuật này, lipid và hoạt chất được hòa tan trong dung môi hữu cơ không đồng tan với nước, sau đó được phân tán vào pha nước chứa chất nhũ hóa để tạo nhũ tương Dầu/Nước. Bốc hơi dung môi ở áp suất thấp, lipid và hoạt chất kết tủa tạo thành nano lipid rắn [44], [47].

Ví dụ: Singh B. và cộng sự (2014) bào chế nano lipid rắn cefuroxime axetil, các tá dược lipid bao gồm stearic acid, tristearin, soya lecithin và dược chất được hịa tan vào hỗn hợp dung mơi hữu cơ chloroform- dicloromethan (3:1), quy mô 20 mg dược chất/ 10 mL. Pha dung môi hữu cơ được phân tán vào pha nước có poloxamer 188 bằng thiết bị phân tán tốc độ cao và siêu âm ở mức cường độ 60%, trong 10 phút, sau đó bốc hơi dung mơi ở áp suất giảm và nhiệt độ 40<small>o</small>C thu được nano lipid cefuroxime axetil có kích thước tiểu phân nhỏ hơn 300 nm [48].

<i>Phương pháp tạo vi nhũ tương </i>

Vi nhũ tương có thể được bào chế từ 10% lipid nóng chảy, 15% chất diện hoạt, 15% chất đồng diện hoạt. Đầu tiên, lipid được đun chảy lỏng ở nhiệt độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

19

cao hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid 5-10°C, sau đó phân tán trong pha nước chứa chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt ở nhiệt độ cao tạo thành vi nhũ tương Dầu/Nước. Tiếp tục pha loãng vi nhũ tương nóng trong nước lạnh (2-3°C) và kết hợp khuấy (tỷ lệ giữa vi nhũ tương và nước từ 1:25 đến 1:50). Sự thay đổi nhiệt độ nhanh sẽ làm cho lipid kết tinh đồng thời ngăn chặn sự kết tụ của các tiểu phân [45], [47].

<b>1.3.2. Phương pháp bào chế nano tinh thể </b>

<i><b>1.3.2.1. Sơ lược về nano tinh thể </b></i>

Nano tinh thể là các tinh thể có kích thước nhỏ hơn 1000 nm. Kích thước tiểu phân (KTTP) giảm xuống dưới 1000 nm làm tăng tốc độ hồ tan và độ tan dược chất, từ đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Việc giảm KTTP dẫn đến việc tăng diện tích bề mặt, qua đó làm tăng tốc độ hoà tan. Việc đưa các tiểu phân nano tinh thể vào dạng bào chế có ý nghĩa trong việc giảm liều, giải phóng thuốc hằng định và tăng cường tính tuân thủ điều trị ở bệnh nhân [49]. Nano tinh thể gồm các dược chất rất ít tan trong nước, thường được bào chế ở dưới dạng bột hay hỗn dịch bằng phương pháp giảm kích thước tiểu phân (top - down).

Thành phần: hệ tiểu phân nano được bào chế từ phương pháp nghiền có diện tích bề mặt lớn, các tiểu phân ln có xu hướng kết tập với nhau để thu nhỏ năng lượng bề mặt, làm giảm độ ổn định của chế phẩm. Với những tiểu phân dược chất kỵ nước kích thước nhỏ hơn 5 µm đặc biệt dễ bị kết tụ. Do vậy trong và sau quá trình nghiền kéo dài, việc dược chất bị kết tụ là vấn đề cần được giải quyết. Kết hợp dược chất với tá dược trong quá trình nghiền là giải pháp để ngăn cản sự kết tụ đó. Các tá dược trơ đóng vai trị như một chất tăng độ nhớt, chất ổn định, tăng tính thấm. Thơng thường, tỷ lệ dược chất: tá dược dao động từ 1:3 đến 50:1(kl/kl) [50]. Cụ thể, các tá dược thường dùng là polyme thân nước trong tự nhiên và các chất diện hoạt như sau [51], [52], [53], [54]:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

20

<i>Polyme </i>

Các polyme thường dùng như: hydroxypropyl cellulose, hypdroxypropyl methyl cellulose, hydroxyethyl cellulose, povidone, polyvinyl alcohol, natri carboxymyethyl cellulose, gôm arabic.

Sự có mặt của các polyme này trong hỗn dịch nano có thể làm giảm năng lượng bề mặt tiểu phân bằng cách hấp phụ lên trên bề mặt tạo thành lớp áo thân nước đa phân tử, ngăn chặn quá trình kết tụ hoặc tạo sự cồng kềnh về mặt khơng gian và tích điện cho bề mặt tiểu phân.

<i>Chất diện hoạt: chất diện hoạt thường dùng bao gồm chất diện hoạt ion hóa </i>

(NaLS, natri docusat, …) hoặc khơng ion hóa như (Tween 80, Tween 60, Cremophor RH40, …)

Chất diện hoạt có khả năng định hướng trên bề mặt hai pha rắn – lỏng tạo thành một lớp đơn bao xung quanh các tiểu phân dược chất rắn, đồng thời làm giảm sức căng bề mặt, cải thiện tính thấm của các dược chất rắn với mơi trường phân tán. Trong đó các chất diện hoạt ion hóa tăng khả năng tích điện bề mặt, tăng thế zeta của hỗn dịch, hạn chế kết tập tiểu phân nhưng lại dễ gây kích ứng.

<i>Ưu nhược điểm: </i>

- Ưu điểm:

+ Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện.

+ Không sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại.

+ Là thiết bị nghiền kín nên có thể sử dụng để nghiền cả khơ và ướt, nghiền trong mơi trường khí trơ [55].

+ Có thể duy trì được trạng thái vơ khuẩn của ngun liệu. + Có khả năng nâng cấp quy mơ.

- Nhược điểm:

+ Nghiền khô: Thời gian nghiền kéo dài (có thể tới hàng ngày), gây nóng thiết bị và dược chất nên không phù hợp với dược chất nhạy cảm với nhiệt, đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Phương pháp nghiền ướt </i>

Dược chất siêu mịn được đưa vào các máy nghiền bi chuyên dụng năng lượng cao có chứa vật liệu nghiền bền chắc như thép không rỉ mạ bề mặt, zirconi oxyd, polystyrene,... Phương pháp nghiền ướt được dùng phổ biến do dược chất ít bị tác động của nhiệt và thời gian nghiền ngắn. Dược chất được nghiền trong môi trường là nước tinh khiết hoặc môi trường khan nước (dầu, PEG, Miglyol 812,...) [43].

Ví dụ: Baoyan zu và cs (2013) bào chế tiểu phân nano FB bằng phương pháp nghiền ướt với công thức FB 30 g, 0,09 g NaLS và 300 mL dung dịch 2% HPMC E5, khối lượng bi 300 g, kích thước bi 0,4 mm. Hỗn dịch sau khi nghiền bi có kích thước trung bình 606nm, D10 = 197 nm, D50 = 452 nm, D90 = 1903 nm, nồng độ FB trong hỗn dịch là 10%, kích thước ổn định sau 7 ngày [28].

<i>Phương pháp đồng nhất hóa ở áp suất cao </i>

Có hai mơ hình đồng nhất hóa thường được sử dụng là "piston-gap" và "jet-stream". Với mơ hình "piston-gap", hỗn dịch ban đầu được cho đi qua một khe hẹp cỡ 10 μm và tiểu phân được làm giảm kích thước nhờ các lực cắt, lực va đập. Trong mơ hình "jet-stream", hai dịng hỗn dịch sẽ va chạm vào nhau ở vận tốc rất lớn giúp làm giảm kích thước tiểu phân nhờ lực va đập [43].

Ví dụ: Bhaskar và cộng sự (2018) bào chế nano tinh thể cefixim trihydrat bằng phương pháp đồng nhất áp suất cao. Hỗn dịch được phân tán thô bằng máy phân tán tốc độ cao ở 10.000 vòng/phút trong 15 phút, sau đó đồng nhất áp lực cao ở nhiệt độ 10<small>o</small>C, áp suất 800 bar. Chất ổn định tốt nhất được lựa

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

22

chọn là PVP-K30, kích thước tiểu phân nano cefixim trihydrat là Zaverage =143,5 nm, PDI = 0,269 [56].

<i>Phương pháp dung môi lỏng siêu tới hạn </i>

Dược chất được hòa tan trong CO2 ở áp suất cao trong bình khí nén, sau đó xả CO2 để giảm áp suất đột ngột, dược chất kết tủa lại dưới dạng siêu mịn hoặc hòa tan dược chất vào dung môi rồi bơm vào thùng chứa cùng với CO2 siêu tới hạn, dung môi chuyển sang CO2 làm kết tủa dược chất, sau đó giảm áp suất để thu sản phẩm [43], [57], [58], [59].

Ví dụ: Ranjit Thakur và cộng sự (2008) bào chế nano tinh thể phenytoin bằng phương pháp trương nở nhanh CO2 siêu tới hạn và trương nở nhanh dung môi kết hợp với methol làm tăng độ tan của dược chất trong dung môi siêu tới hạn. Kết quả cho thấy ở điều kiện 96 bar, 45<small>o</small>C, phương pháp trương nở nhanh dung mơi tạo tiểu phân phenytoin kích thước 200 nm, phương pháp trương nở nhanh kết hợp đồng dung môi tạo tiểu phân kích thước120 nm. Tương tự như vậy, ở điều kiện 196 bar và 45<small>o</small>C, kich thước tiểu phân phenytoin lần lượt là 150 và 75 nm. [60].

<b>1.3.3. Phương pháp bào chế viên nén chứa tiểu phân nano </b>

Để phát triển dạng bào chế thuốc rắn chứa tiểu phân nano sử dụng theo đường uống thường trải qua 3 giai đoạn: tạo nano dược chất, tạo sản phẩm trung gian dạng rắn chứa nano dược chất, tạo dạng bào chế thích hợp. Một thuốc được coi là sử dụng công nghệ nano, khi chứng minh được trong thành phẩm có chứa ngun liệu có kích thước nano (<100 nm) hoặc có kích thước tới 1000 nm nhưng chứng minh được sự khác biệt có lợi do dược chất ở dạng nano đem lại như sinh khả dụng cao, sinh khả dụng không phụ thuộc thức ăn, lợi ích về tính an toàn, hiệu quả [35]. Do vậy, trong các giai đoạn của quá trình sản xuất thuốc nano phải được kiểm soát chặt chẽ những thay đổi liên quan đến kích thước tiểu phân, và hiệu quả do kích thước nanomet mang lại [35]. Tham khảo các tài liệu về quy trình sản xuất một số thuốc nano dạng viên nén như Tricor 145 mg

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>1.4. Các phương pháp đánh giá tiểu phân nano 1.4.1. Các phương pháp đánh gía đặc tính lý hóa </b>

<i>Đánh giá kính thước tiểu phân và thế zeta </i>

Nguyên tắc: đánh giá kích thước tiểu phân nano thông qua sự phát hiện các ánh sáng tán xạ gây ra bởi các hạt trong mẫu tuân theo nguyên lý tán xạ ánh sáng động (DLS) hay tương quan quang phổ photon. Ngồi KTTP trung bình, phép đo còn đưa ra kết quả về độ đồng nhất của KTTP gọi là hệ số đa phân tán (PDI). Giá trị PDI từ 0,1 - 0,25 chứng tỏ KTTP phân bố hẹp, PDI > 0,5 được coi là phân bố rộng. KTTP còn được biểu thị theo thể tích và số lượng tiểu phân [43]. Nguyên tắc DLS cũng dùng để xác định thế Zeta- điện tích trên bề mặt trượt. Điện thế zeta của 1 mẫu thường được sử dụng để làm chỉ số về độ ổn định phân tán. Điện thế Zeta lớn dự đoán mẫu phân tán ổn định [43].

<i>Đánh giá hình thái cấu trúc tiểu phân nano </i>

Kích thước tiểu phân, hình thái có thể được xác định 1 cách trực quan thông qua một số kỹ thuật hiển vi hiện đại như kính hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và hiển vi lực nguyên tử (AFM).

- Chụp ảnh SEM: phân tích ảnh SEM giúp đánh giá về thái bên ngoài, và trạng thái tinh thể của mẫu bằng cách quan sát trực tiếp. Mặc dù có những thuận lợi về việc phân tích hình thái và KTTP, SEM cung cấp ít thơng tin về sự phân bố

</div>

×