Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

tìm hiểu quy trình giao nhận xuất khẩu hàng fcl tại công ty cổ phần vận tải 1 traco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 70 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNHKINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.4. Đối tác của công ty...12

1.5. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp...13

1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy:...13

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban...13

1.6. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...16

1.7. Cơ sở vật chất hạ tầng của công ty...18

1.8. Tình hình lao động trong cơng ty...19

1.9. Những thành tựu mà cơng ty đã đạt được...21

1.10. Tình hình về hoạt động kinh doanh...21

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤTKHẨU NGUYÊN CONTAINER FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1TRACO...25

2.1. Khái quát về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa:...25

2.1.1. Khái niệm...25

2.1.2. Vai trị của giao nhận đối với sự phát triển của thương mại quốc tế252.1.3. Các phương thức giao nhận vận tải...26

2.1.4. Đặc điểm của hoạt động giao nhận...27

2.2. Người giao nhận...28

2.2.1. Khái niệm giao nhận...28

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.2. Khái niệm và địa vị pháp lí của người giao nhận...28

2.2.3. Phạm vi hoạt động của người giao nhận...29

2.2.4. Trách nhiệm của người giao nhận...30

2.2.5. Các bên tham gia vào hoạt động giao nhận...32

2.3. Hàng FCL...33

2.3.1. Khái niệm hàng FCL...33

2.3.2. Lợi ích của vận tải container đường biển...34

2.3.3. Nghĩa vụ các bên theo dịch vụ FCL...34

2.3.4. Những chứng từ liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa...35

2.6.1. Thơng tin chung của lơ hàng...48

2.6.2. Quy trình giao nhận lơ hàng xuất khẩu ngun container FCL tạiCông ty Cổ phần Vận tải 1 TRACO...49

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Logo cơng ty vận tải 1 Traco...9

Hình 2: Sơ đồ bộ máy của cơng ty...13

Hình 3: Bản báo cáo tài chính tóm tắt 2022...22

Hình 4: Các bộ phận của xe container...38

Hình 5: Sơ đồ quy trình về giao nhận hàng xuất khẩu FCL...41

Hình 6: Chọn vỏ, phiếu E và chì cont...54

Hình 7: Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUSS - VNACCS...56

Hình 8: Giao diện phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUSS – VNACCS...56

Hình 9: Thơng báo kết quả phân luồng của tờ khai hải quan...57

Hình 10: Thơng tin xếp, dỡ của lơ hàng...57

Hình 11: Đóng hàng tại kho người bán...58

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1: Ngành nghề kinh doanh của công ty...12

Bảng 2: Các cơ sở vật chất tại văn phịng làm việc Cơng ty Cổ phần vận tải 1TRACO...19

Bảng 3: Tình hình nhân sự tại cơng ty...20

Bảng 4: Bảng so sánh nguồn vốn công ty giai đoạn 2021-2022...22

Bảng 5: Bảng thống kê kết quả hoạt động SXKD của công ty Cổ phần vận tải1 Traco giai đoạn 2021-2022...23

Bảng 6: Bảng DEBIT NOTE...62

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FIATA INTERNATIONAL FEDERATION OF FREIGHTFORWARDERS ASSOCIATIONS

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhậpkhông chỉ ở chiều rộng mà còn cả về chiều sâu với nền kinh tế thế giới. Trongđó, vận tải đường biển là một trong các ngành đóng vai trị quan trọng tronggiao thương hàng hóa quốc tế, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thơng qua cáccảng biển không ngừng tăng cao qua mỗi năm, số lượng các hãng tàu quốc tếcập cảng để bốc xếp hàng hóa ngày càng nhiều, đóng góp một phần khôngnhỏ vào nền kinh tế quốc gia, gia tăng tốc độ hội nhập với nền kinh tế thếgiới.

Được mệnh danh là thành phố Cảng, Hải Phòng từ lâu đã trở thành một đầumối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ rabiển kết nối với thế giới, thành phố có lợi lớn rất lớn trong phát triển dịch vụgiao nhận vận tải. Với quá trình đổi mới và phát triển, hoạt động xuất nhậpkhẩu đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đốingoại và trở thành nguồn tích lũy chủ yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. Với mục tiêu rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thựctế, nhà trường đã quyết định tổ chức kỳ thực tập chuyên ngành cho sinh viên.Điều này không những giúp cho sinh viên kinh tế có cơ hội nghiên cứu vàthực hành, củng cố các kiến thức bộ môn chuyên ngành như về xuất nhậpkhẩu, thanh tốn quốc tế, giao nhận vận tải…mà cịn đưa sinh viên tới cơ hộiđược thử sức trong môi trường làm việc của doanh nghiệp, học tập kỹ nănglàm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng mềm khác cầnthiết cho công việc tương lai.

Qua kỳ thực tập chuyên ngành, em đã có nhiều kiến thức thực tế với bộmôn chuyên ngành Kinh tế vận tải biển, hiểu sâu và cụ thể hơn, biết đượcđiểm mạnh, điểm yếu để có thể cải thiện và phát triển năng lực của bản thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trải qua kỳ thực tập lần này, em đã được quan sát những cơng việc, ngànhnghề có thể là của mình sắp tới, tích lũy và chuẩn bị tốt nhất cho các mơnchun ngành trong kì học sắp tới, có ý nghĩa quan trọng trong việc địnhhướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Trong suốt q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần Vận tải 1 TRACOem xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, các Chị làm việc tại văn phịng và hiệntrường đã ln nhiệt tình chỉ bảo cho em các kiến thức chuyên ngành và chiasẻ kinh nghiệm.

Sau thời gian thực tập vừa qua, em đã có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu vàthực hiện về quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container. Dựa vàosự dẫn dắt của thầy cô, đặc biệt là cô HỒ THỊ THU LAN đã tận tình hướngdẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập cũng như viết báo cáo.Những hiểu biết thực tế nhận được sau thời gian thực tập, kèm theo nghiêncứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, em đã thực hiện bài báo cáo thực tậpchuyên ngành với đề tài: Tìm hiểu nghiệp vụ “Quy trình giao nhận hàngxuất khẩu nguyên container FCL của Công ty Cổ phần Vận tải 1TRACO”. Bài báo cáo gồm có những nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phầnVận tải 1 TRACO.Chương 2: Tìm hiểu nghiệp vụ “Quy trình giao nhận hàng xuất khẩunguyên container FCL của Công ty Cổ phầnVận tải 1 TRACO”.

Chương 3: Chứng từ, giấy tờ liên quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1. Thông tin chung về công ty cổ phần vận tải 1 Traco

<small> Hình 1: Logo cơng ty vận tải 1 Traco</small>

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO

Tên tiếng anh: TRACO TRANSPORT JOINT STOCK CORPORATIONNO.1

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0200380768, đăng ký lần đầungày 16/02/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 09/06/2022.

Địa chỉ: Số 45 Phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận HồngBàng, Thành phố Hải Phịng.

Đại diện pháp luật: ơng Đỗ Minh Tuấn – tổng giám đốc công tySố điện thoại: 0225 3822 440

Số fax: 0225 3745 679E-mail: : traco.vn

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: + Việc thành lập:

Traco là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải,tiền thân là Công ty Đại lý Vận tải (Transport Agentcy Company) được thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lập từ ngày 17/12/1969, là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh đại lý Vận tải vàLogistics tại Việt Nam. Đến năm 1999, Traco cổ phần hóa và đổi tên thànhCông ty Cổ phần Vận tải 1 Traco (Traco Transport Joint Stock CorporationNo.1) tên viết tắt vẫn là Traco.

+ Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước độc lập thành Công ty cổ phần:Tháng 01 năm 2000, theo quyết định số 3589/1999/QĐ-BGTVT ngày17/12/1999 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Hiện là Công ty đại chúng (đã đăng kýUBCKNN năm 2007) chưa niêm yết.

Ngày 11/12/2009 SCIC đã có CV số 2920/ĐTKDV-ĐT1 v/v Chuyểnnhượng cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước(SCIC) sang cho các nhà đầu tư theo danh sách của Công ty Chứng khốnArtex, tồn bộ Cổ phần của Traco là cổ phần phổ thông (không ghi danh)được tự do chuyển nhượng theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp vàĐiều lệ Công ty.

Hiện Traco là Công ty Đại chúng chưa niêm yết, Cổ phiếu được lưu ký tạiTrung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam. Cổ phiếu chính thức được giaodịch, chuyển nhượng trên sàn chứng khoán UPCOM thuộc Sở giao dịchChứng khoán Hà Nội kể từ ngày 24/08/2020 (Mã chứng khoán: TR1) theo cácquy định của pháp luật.

Sau hơn 20 năm cổ phần hóa, Traco luôn đạt mức tăng trưởng qua các năm,từ vốn điều lệ 5 tỷ đồng đến nay đạt gần 40 tỷ đồng. Đây là kết quả chonhững định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của tập thểcán bộ công nhân viên công ty. Traco đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu vềvận tải và logistics tại Việt Nam và trong khu vực.

Trong giai đoạn mới Traco đề ra 4 mục tiêu, 6 chiến lược cho nhiệm kỳ2019-2025 với sự phát triển đồng bộ: Tiếp tục tổ chức, định hướng và kiểmsoát dịch vụ chuỗi cung ứng logistics bằng hệ thống phần mềm quản lý tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tiến; cung cấp sản phẩm/dịch vụ có chất lượng ổn định, cải tiến liên tục kếtquả thực hiện và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1.2.Quy mô doanh nghiệp

Trải qua trên 50 năm xấy dựng và phát triển, công ty Traco đã gặp khơng ítkhó khăn, thánh thức song cơng ty ln kiên định với Triết lý kinh doanh:“Đổi mới – Sáng tạo – Chuyên nghiệp – Tận tâm” để giúp công ty luôn ổnđịnh và phát triển vững vàng. Công ty đang trên đà phát triển, mở rộng cácdịch vụ vận tải, xây dựng và đã trở thành một trong những công ty có hoạtđộng mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay. Quy mô của công ty đượcphát triển trong những năm qua được thể hiện dưới những con số biết nói:

+ Số lượng văn phịng: 10 phịng trong tòa 4 tầng.+ Hệ thống kho bãi: 1

+ Số lượng nhân viên: 43 người+ Số lượng xe: 20 xe đầu kéo

+ Doanh thu hàng năm: 300-400 tỷ đồng+ Vốn điều lệ: 45.924.900.000 đồng1.3.Ngành nghề kinh doanh

Cơng ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khácliên quan đến vận tải", do Cục Thuế TP Hải Phịng quản lý. Hoạt động chínhcủa cơng ty là kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận tải, lưu kho bãi, làm thủ tụchải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói, bao bì, kí mã hiệu, các dịch vụ liênquan đến hàng hóa (dịch vụ Logistics); Vận tải hàng hóa; Dịch vụ hàng hải;Làm thủ tục xuất nhập khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

H5011 Vận tải hành khách ven biển và viễn dươngH5012 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dươngH5021 Vận tải hành khách đường thủy nội địaH5022 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địaH5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóaH5224 Bốc xếp hàng hóa

I5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày<small>Bảng 1: Ngành nghề kinh doanh của công ty</small>

(Nguồn: Đối tác của công ty

Ngay từ khi thống nhất quyết định thành lập công ty, ban giám đốc đã xácđịnh cho cơng ty tiêu chí hoạt động đó là: “TRUNG THỰC TRUNG THÀNH– ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐỐI TÁC”. Trải qua hơn 50 năm hoạt động luônkiên định với định hướng phát triển đã xác định rõ từ buổi đầu thành lập:“Lấy sự phát triển của Khách hàng làm nền tảng tăng trưởng của công ty”luôn cam kết chất lượng cao nhất và nỗ lực thực hiện được cam kết, Traco đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có được sự ghi nhận của thị trường và duy trì được quan hệ hợp tác với nhiềukhách hàng.

Minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ của công ty vận tải 1Traco chính là danh sách các đối tác, bạn hàng ngày càng được mở rộng. Cácđối tác của Traco như Tập đồn Vân Thiên Hóa (Trung Quốc), Tập đoànPosco, Liên doanh LG Vina (Hàn Quốc)… đã hợp tác với Traco gần 20 nămnay và đều có sự phát triển qua các năm. Bên cạnh đó, tại thị trường Lào,Traco cũng tổ chức dịch vụ logistics cho bốn nhà máy để vận chuyển sảnphẩm muối kali cho các đối tác tiêu thụ. Tại Khu công nghiệp Vũng Áng (HàTĩnh), Traco cũng tham gia vận chuyển vật liệu xây dựng vào xây dựng khucơng nghiệp. Tại Hải Phịng, Traco được coi là khách hàng lớn nhất của CảngHải Phòng, Cảng Vật Cách…

1.5. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơng ty

<small>Giám đốc</small>

<small>Phó giám đốc</small>

<small>Bộ phận hànhchính, nhân sự</small>

<small>Bộ phận kinhdoanhBộ phận tài</small>

<small>chính kế tốn</small> <sup> Phòng Logistics</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phùhợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Phân chia và điều chỉnh nguồn lựcgiữa các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển vàhiệu quả kinh doanh của công ty.

Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vingành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh của cơng ty.

Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của nhà nước vàchính quyền địa phương nơi đặt cơng ty.

Giám đốc cơng ty có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế tổ chứchoạt động của công ty, làm đầy đủ các thủ tục để kinh doanh.

Tích cực chủ động trong việc tăng vốn hoạt động. Nghiên cứu thực hiệncác biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng kinh doanh,dịch vụ, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tăng dần hiệuquả kinh doanh.

Kinh doanh trong ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh doanh nhữngngành nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung.

Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và kí kết hợp đồng với các kháchhàng trong và ngoài nước, được trực tiếp nhập khẩu theo yêu cầu hoạt độngkinh doanh của công ty và phù hợp với quy định hiện hành của chính phủ.

Được quyền sở hữu cơng nghệ bao gồm: các sáng chế, giải pháp hữu ích,nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghệ, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quyđịnh của pháp luật.

Đầu tư liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần tồn bộ sảnphẩm của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích pháttriển, sản xuất kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hìnhthức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệuquả sản xuất kinh doanh và có quyền khác của người sử dụng lao động theoquy định của bộ luật lao động và quy định khác của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

b) Nhiệm vụ của công ty

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quychế hiện hành mà công ty đã đặt ra.

Đảm bảo việc bảo toàn và sử dụng vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảođảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệuquả các nguồn vốn, làm trịn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.

Thông qua các liên doanh và liên kết trong và ngoài nước để thực hiện cácgiao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến hợp lý trêncác luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, bốc xếp,lưu kho, lưu bãi giao hàng hóa và đảm bảo hàng hóa trong trách nhiệm củamình. Phải đảm bảo bảo vệ quyền lợi cho người ủy thác.

Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý tài sản, tài chính, các ngân sáchvà chế độ cho người lao động theo chế độ tự chủ, chăm lo đời sống, đào tạo,bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ công nhân nhằm đáp ứng u cầungày càng cao của cơng ty.

Duy trì và mở rộng ngành vận tải, đóng góp vào sự phát triển chung củaĐại lý hàng hải Việt Nam, tham gia tốt các tổ chức quốc tế.

Phát triển các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như đại lý vận tải, kinh doanhkho bãi, kho ngoại quan, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng mạnglưới kho bãi, đầy đủ phương tiện xếp dỡ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

1.7.Cơ sở vật chất hạ tầng của công ty

Công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu về trang thiết bị máy móc cho từng phịngban để phục vụ cho nhiệm vụ chính của cơng ty là cầu nối giữa khách hàngvới nhà sản xuất, thực hiện chức năng trung chuyển hàng hóa bằng container.Đối với thiết bị văn phòng, mỗi ban đều được trang bị đầy đủ máy tính, điệnthoại, máy in, fax để phục vụ cơng việc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

STT Cơ sở vật chất Số lượng Đơn vị

<small>Bảng 2: Các cơ sở vật chất tại văn phịng làm việc Cơng ty Cổ phần vận tải 1 TRACO</small>1.8. Tình hình lao động trong cơng ty

Trải qua nhiều năm hình thành, hoạt động và phát triển nguồn nhân lực củacông ty ngày càng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng.Đến nay trình độ chun mơn, cũng như kinh nghiệm quản lý kinh doanh củacán bộ công nhân viên cũng tăng một cách đáng kể. Hàng năm công ty đã tạothêm công ăn việc làm cho rất nhiều người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>STTNHÂN SỰSỐ LƯỢNG (Người)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hiện nay, công ty chủ yếu sử dụng lực lượng lao động trẻ, độ tuổi từ 50-60tuổi giảm. Đây cũng là điều hoàn toàn hợp lý và tương đồng với tuổi đời củacông ty cũng như ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. Hoạt động tronglĩnh vực giao nhận vận tải, một cơng việc địi hỏi sự năng động, sáng tạo,nhạy bén. Tuy nhiên điều này cũng vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối vớichiến lược phát triển nguồn nhân lực của cơng ty, vì lực lượng lao động phầnlớn là đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo song địi hỏi phải có sự quantâm thỏa đáng về chế độ đãi ngộ cũng như nhu cầu đào tạo nâng cao, phải cóthời gian tích lũy kinh nghiệm để duy trì và phát triển nhằm tạo ra sức cạnhtranh cho cơng ty trong thời kì đổi mới.

1.9.Những thành tựu mà công ty đã đạt được

Traco đã vận dụng tốt những thuận lợi, thích ứng với khó khăn và hồnthành các mục tiêu đã đề ra. Traco đã từng bước khẳng định ngành nghề kinhdoanh và sản phẩm logistics của Traco, phát huy thương hiệu Traco. Kinhdoanh sản xuất của công ty bước đầu đã đi vào nề nếp, đã và đang trẻ hóa độingũ người lao động.

Thương hiệu Traco Logistics đã được cả nước biết đến, Công ty Tracođược Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) xếp vào top 20 doanh nghiệpLogistics hàng đầu Việt Nam.

Traco vinh dự đứng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất ViệtNam. Đây là năm thứ 11 liên tiếp công bố Bảng xếp hạng FAST500, và lànăm thứ 7 công bố Top 50 Vietnam Best Growth Companies, bởi Công ty cổphần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo VietnamNet – Bộthông tin Truyền thơng.

1.10. Tình hình về hoạt động kinh doanh

Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thịtrường đều luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Cơng ty Cổ phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

vận tải 1 Traco cũng không nằm ngồi mục tiêu đó. Mục tiêu đó được đánhgiá thơng qua hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt đượctrong mỗi năm. Có thế thấy một số kết quả hoạt động kinh doanh của cơng tyqua bảng:

Hình 3: Bản báo cáo tài chính tóm tắt 2022(Nguồn: Bộ phận kế tốn)

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ta có bảng so sánh cụ thể về nguồn vốn trong 2 năm gần đây:

So sánh2022/2021

Vốn chủsở hữu

96.074.504.751 5.095.687.323 5,3

Nợ phảitrả

76.956.935.343 73.163.297.176 3.793.638.167 5,19

169.237.801.927 8.889.325.490 5,25

<small>Bảng 4: Bảng so sánh nguồn vốn cơng ty giai đoạn 2021-2022</small>

Do có tình hình kinh doanh khá tốt nên công ty đã quyết định đầu tư thêmvào nguồn vốn của công ty với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng lên sovới năm 2020 là 5.095.687.323 đồng tương ứng với mức tăng 5,3%.

Công ty cũng đã tạo dựng được uy tín và tên tuổi trên thị trường. Vì vậyviệc vay vốn tại các ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Kèm theo đó các ưuđãi từ chính sách vay của ngân hàng khá tốt vì vậy nguồn vốn từ nợ phải trảcủa công ty tăng lên 3.793.638.167 đồng, tương ứng với mức tăng 5,19%.

Việc tăng nguồn vốn nợ phải trả giúp cho cơng ty có thêm vốn sử dụngtrong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Đồng thời nó giúp cho bộ phận tàichính kế tốn có thêm vốn để thanh tốn các đơn hàng lớn từ nhà cung cấp.

Ta có bảng so sánh cụ thể kết quả kinh doanh giai đoạn 2021-2022:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 So sánh 2021-2022

378.901.232.746 402.948.810.394

(24.047.577.650) 94,03

Chi phí 35.804.756.750 33.822.112.860 1.982.643.890 5,86Lợi

Dựa vào phân tích trên, ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đều sụtgiảm so với năm trước tuy nhiên xét trên cùng những điều kiện, yếu tố kháchquan thị trường, mặt hàng…công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng hơn so vớicác công ty khác cùng ngành. Sự giảm sút trong quy mô kinh doanh mặt hàngvì tình hình khó khăn chung, khó khăn do ngun nhân khách quan như hạnngạch, nguồn cung, chi phí vận chuyển, cước phí tàu... chứ khơng phải dongun nhân chủ quan, khơng phải vì yếu kém dẫn đến thua lỗ. Trước tìnhhình diễn biến ngày càng phức tạp của chiến tranh Ukraine - Nga, nhu cầu thịtrường giảm mạnh dẫn tới lượng hàng xuất giảm đi một nửa so với cùng kì

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

năm trước năm 2022 doanh thu đã giảm hơn so với năm 2021. Mặc dù doanhthu năm 2022 giảm hơn so với năm 2021, nhưng đây cũng là tín hiệu đángmừng cho cơng ty để có cái nhìn trực diện hơn về thị trường và đề ra các biệnpháp thiết thực hơn nữa để nâng cấp công ty trong giai đoạn này. Khi nhậnthấy được sự bất ổn định của nền kinh tế sau thời gian dài chống trọi với dịchbệnh, chiến tranh, công ty đã khơng ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc, sửachữa những xe container hay bị hỏng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.Điều này cũng thể hiện sự quan tâm tới trang thiết bị, nhân sự của ban giámđốc, không ngừng cải tiến, đổi mới để đáp ứng nhanh chóng về mặt thời gianvà số lượng khi khách hàng yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNGXUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVẬN TẢI 1 TRACO

2.1. Khái quát về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa: 2.1.1. Khái niệm

Đối với thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hóa quốc tế đóng một vai trịvơ cùng quan trọng, là một khâu khơng thể bỏ qua trong q trình lưu thơnghàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Theo điều 136 Luật Thương mại, nghiệp vụ giao nhận hàng hóa được hiểu:“Là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hố nhậnhàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấytờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷthác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác(gọi chung là khách hàng)”.

Như vậy, dịch vụ giao nhận có thể hiểu một cách ngắn gọn là một dịch vụliên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơinhận hàng đến nơi giao hàng.

2.1.2. Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của thương mạiquốc tế

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộnggiao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càngcó vai trị quan trọng. Điều này được thể hiện ở:

Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hố lưu thơng nhanh chóng, an tồnvà tiết kiệm mà khơng có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như ngườinhận vào tác ngiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củacác phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dungtích và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng nhưcác phương tiện hỗ trợ khác.

Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt cácchi phí khơng cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giaonhận hay do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.

2.1.3. Các phương thức giao nhận vận tải

Căn cứ vào nhu cầu khách hàng, tính chất hàng hóa mà chủ hàng/forwarder sẽ lựa chọn hình thức giao nhận vận tải phù hợp và tiết kiêm tốiưu. Với một hợp đồng vận chuyển, đôi khi sẽ sử dụng 1 loại phương tiệnvận tải khác nhau, trường hợp này được gọi là vận tải đa phương thức. Thịtrường giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu tập trung vào vận tải đường bộ,giao nhân vận tải đường biển, đường thủy nội địa và giao nhận vận tải hàngkhông.

Vận tải đường bộ: Thường có quy mơ nhỏ và mang tính chất nội địa.Thơng thường sẽ là vận chueyenr hàng hóa giữa các tỉnh thành, địa phươngtrong nước. Hoặc đây sẽ là thành phần hỗ trợ cho giao nhận vận tải quốc tế (vídụ chở hàng hóa bằng xe tải hoặc container từ điểm sản xuất hàng tới cảngbiển/ cảng hàng không).

Vận tải đường thủy (bao gồm thủy nội địa và vận tải biển): Trong khi thủynội địa chủ yếu vận chuyển hàng nhỏ lẻ trong nước thì tại nước ta, vận tảibiển thực sự là “con át chủ bài” trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Theo đó, vậntải biển chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Thường phùhợp với các laoij hàng rời, hàng có trọng tải lớn, giá trị không quá cao và

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

không yêu cầu gấp rút về thời gian. Trung bình thời gian chuyển hàng kéo dàitừ vài ngày đến khoảng 45 ngày tùy khoảng cách.

Vận tải đường hàng không: So với vận tải đường biển thì vận tải hàngkhơng sẽ ít thơng dụng hơn. Bởi loại hình này hạn chế về chủng loại cũng nhưkhối lượng, kích cỡ của hàng hóa. Thơng thường chỉ phù hợp với vận chuyểnhàng hóa nhỏ lẻ, hàng nhẹ, hàng có giá trị cao, bưu kiện, thư tín hoặc các mặthàng có u cầu cao về thười gian giao hàng gấp rút. Chi phí cũng cao hơn sovới giao nhân vận tải đường biển. Tuy nhiên trên quốc tế, đây được xem là thịtrường hấp dẫn và tiềm năng bởi các ưu điểm nhanh chóng và an toàn.

Đường sắt: Hệ thống đường sắt Bắc - Nam tại nước ta giúp giao nhận hàngvới chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được nội địa, thời gian giao nhậnkhá lâu và buộc phải sử dụng thêm phương tiện khác (xe tải, xe container) đểchuyên chở hàng hóa đi đến các ga

Đường ống: Hình thức giao nhận vận tải này rất đặc thù và không phổ biến.Thường chỉ áp dụng cho các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt, khí hóa lỏng,.. Chủyếu được sử dụng bởi các tập đồn lớn của nhà nước, các cơng ty đa quốc gia.

2.1.4. Đặc điểm của hoạt động giao nhận

Hoạt động giao nhân hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm sau:

Hoạt động giao nhận hàng hóa khơng tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉtác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi về mặt khônggian chứ không phải là sự tác động về mặt kĩ thuật vào đối tượng lao động.

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thụ động do phụthuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, cácrang buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước ngoài nhậpkhẩu, nước thứ ba…

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thời vụ: hoạt độnggiao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhậpkhẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng mang tính thời vụ.

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế phụ thuộc vào cơ sở vật chất vàtrình độ của người giao nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

2.2.Người giao nhận

2.2.1. Khái niệm giao nhận

Theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận:

Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hànghóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cảcác vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từliên quan đến hàng hoá.

Theo luật Thương mại Việt nam:

Giao nhận hàng hố là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giaonhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng chongười nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của ngườigiao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệpvụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyểnhàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhậnhàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thôngqua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

2.2.2. Khái niệm và địa vị pháp lí của người giao nhận

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là “người giao nhận- Freight forwarder- Forwarding Agent”. Họ người thực hiện các dịch vụ giaonhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác,người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giaonhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giaonhận cho hàng hố của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủhàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Forwarder-người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một Forwarder-người nào khác thực hiện dịchvụ đó.

Theo Liên đồn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhậnlà người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hànhđộng vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là ngườichuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liênquan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủtục hải quan, kiểm hoá …

Người giao nhận có chun mơn nghiệp vụ sau:

Kết hợp nhiều phương thức vận tải, tìm ra tuyến đường vận tải ngắnnhất. Biết gom hàng để tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của phương tiệnvận tải.

Kết hợp vận tải- giao nhận- xuất nhập khẩu, liên hệ với hãng vận tải, cơquan Hải quan, Cơng ty bảo hiểm.

Ngồi ra người giao nhận giúp người kinh doanh xuất nhập khẩu tiết kiệmchi phí cho xây dựng kho bãi, quản lí hành chính vì có thể sử dụng khó bãi,nhân sự của người giao nhận.

2.2.3. Phạm vi hoạt động của người giao nhậnĐại diện cho người gửi hàng( Người xuất khẩu)

Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, người vận chuyển phù hợp, lưucước. Nhận hàng và cung cấp chứng từ liên quan.

Nghiên cứu kĩ điều khoản của thư tín dụng (L/C), luật pháp, luật lệ củanước xuất nhập khẩu, kể cả nước chuyển tải và chuẩn bị các chứng từ cầnthiết.

Đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã được đóng gói từ trước khi giaocho người nhận), cân đo, kiểm đếm hàng hóa, nhắc nhở người gửi hàng vềbảo hiểm và mua bảo hiểm (nếu người gửi hàng yêu cầu).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Vận chuyển hàng hóa tới cảng, làm thủ tục thông quan, giao hàng chongười vận chuyển. Chi các khoản phí, lệ phí, cước phí. Nhận vận đơn từngười vận chuyển và giao cho người xuất khẩu. Theo dõi quá trình vậnchuyển hàng hóa tới cảng đích thơng qua các hợp đồng với người vận chuyểnvà liên hệ với đại lí nước ngồi.

Ghi chú tổn thất, mất mát hàng hóa (nếu có), giúp người gửi hàng khiếu nạinhững mất mát, tổn thất này.

Đại diện người nhận hàng( Người nhập khẩu)

Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi ngườinhận hàng giành được quyền vận tải.

Nhận hàng từ người vận chuyển, thanh tốn cước phí (nếu cần), thu xếpkho chuyển tải (nếu cần). Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho ngườinhận hàng.

Giúp người nhận hàng khiếu nại với người vận chuyển nếu hàng hóa bị hưhại, tổn thất. Giúp người nhận hàng gửi hàng vào kho và phân phối hàng hóa(nếu cần).

Các dịch vụ khác

Ngồi các dịch vụ trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ phụ trợkhác như gom hàng, tư vấn (có thể miễn phí) về thị trường xuất nhập khẩu,logistics, hoạt động quản lí chuỗi cung ứng, các điều kiện incoterms phùhợp…

2.2.4. Trách nhiệm của người giao nhận

Khi là đại lý của chủ hàng: Tuỳ theo chức năng của người giao nhận,người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồngđã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

- Giao hàng không đúng chỉ dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hố mặc dù đã có hướngdẫn.

- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan- Chở hàng đến sai nơi quy định

- Giao hàng cho người không phải là người nhận- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

- Tái xuất khơng theo những thủ tục cần thiết hoặc khơng hồn lại thuế- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gâynên.

- Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu tráchnhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc ngườigiao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết

- Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanhtiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

Khi là người chuyên chở (principal)

- Khi là một người chun chở, người giao nhận đóng vai trị là một nhàthầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ màkhách hàng yêu cầu.

- Phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyênchở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tảinhư thể là hành vi và thiếu sót của mình.

- Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệcủa các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàngkhoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ khơng phải là tiềnhoa hồng.

- Người giao nhận đóng vai trị là người chun chở khơng chỉ trongtrường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chính mình (Perfoming Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việcphát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận tráchnhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier)

- Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải nhưđóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối.... thì người giao nhận sẽ chịu tráchnhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trênbằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

- Khi đóng vai trị là người chun chở thì các điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các cơng ước quốc tế hoặc các quytắc do Phịng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhậnkhông chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từnhững trường hợp:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hố

- Do chiến tranh, đình cơng- Do các trường hợp bất khả kháng.

Ngồi ra, người giao nhận khơng chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà khơngphải do lỗi của mình.

2.2.5. Các bên tham gia vào hoạt động giao nhận

- Người bán hàng (Seller): là người bán hàng hóa cho người tiêu dùng.Họ chịu trách nhiệm giới thiệu, cung cấp các thông tin về số lượng, đặc tínhcủa sản phẩm cho khách hàng.

- Người mua hàng (Buyer): là những người tham gia vào việc đàm phánvà thoải thuận với nhà cung cấp để mua được số lượng sản phẩm lớn có chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lượng tốt nhất cho công ty của họ, sau đó bán cho khách hàng hoặc sử dụngchúng trong các quy trình kinh doanh và sản xuất các hoạt động cuối cùng.

- Người gửi hàng (Consignor/shipper): là người thực hiện việc gửi hàng,làm việc và hợp đồng dịch vụ vận tải với người giao nhận vận tải.

- Người nhận hàng (Consignee) là người có quyền hoặc ủy quyền nhận: hàng hóa. Thực tế, rất nhiều người mua khơng có chức năng nhập khẩu, hoặckhơng đảm nhiệm được hết các nghiệp vụ trong quá trình làm hàng nhập,muốn đơn giản hóa thủ tục giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Thì khiđó consignee sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mớigiao lại cho người nhập khẩu là Buyer.

- Người chuyên chở (Carrier): là người thực hiện nhiệm vụ chuyển hàngtừ điểm đi tới điểm nhận, căn cứ vào hợp đồng vận chuyển.

- Người giao nhận vận tải (Forwarder): Là bên trung gian tiếp nhậnhàng hóa của khách hàng và làm các thủ tục để vận chuyển hàng hóa đến nơikhách hàng yêu cầu. Họ sẽ đứng tên là người gửi hàng trong hợp đồng ký vớingười vận tải.

- Hải quan (Customs): Là bên có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hàng hoáxuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuếxuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu...

2.3.Hàng FCL

2.3.1. Khái niệm hàng FCL

FCL (Full container load) có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Ngườigửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡhàng khỏi container. Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau), của mộtchủ hàng đủ đóng 1 container.

2.3.2. Lợi ích của vận tải container đường biển

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Lợi ích của container hóa: tạo ra một đơn vị vận chuyển đồng nhất bảo vệhàng hóa tốt hơn, giảm thiểu cho việc hàng hóa bị mất, khuyến khích cho hoạtđộng “door to door”, tăng hiệu quả tiết kiệm chi phí và vận tải.

Đối với chủ hàng: bảo quản hàng hóa một cách hữu hiệu tình trạng mấtcắp; khơng phải đóng kiện sẽ tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó việc bốchàng nhanh gọn sẽ rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa.

Đối với hãng tàu: tiết kiệm được thời gian để tăng số chuyến đi trong năm,tận dụng được tối đa dung tích của tàu, ít làm hỏng hóc hàng hóa sẽ ít bị khiếunại hơn.

Đối với người giao nhận: tập trung được hàng hóa và giao nhận thuận lợihơn, vận tải đa phương thức được ưu tiên, giảm được khiếu nại từ phía cácchủ hàng.

2.3.3. Nghĩa vụ các bên theo dịch vụ FCLĐối với người gửi hàng FCL

- Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về khođể đóng hàng.

- Cung cấp chi tiết thơng tin cho hãng tàu để làm vận đơn.

- Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàngđóng đầy khơng bị xê dịch trong q trình vận chuyển.

- Tính tốn hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhậndễ nhận biết loại hàng

- Niêm chì (seal) cho container.

- Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh tốn các chiphí nâng hạ tại cảng.

- Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí Terminal Handling Charge, phíDEM/DET... nếu có.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Đối với người chở hàng FCL

- Cấp cont rỗng và chì vận chuyển cho người gửi hàng.

- Nhận nguyên container hàng và đã niêm phong, cặp chì từ cảng ngườigửi hàng tại container yard của cảng xếp.

- Bảo quản, vận chuyển đến giao cầu cảng, bốc lên tàu, cấp – Master billof lading dưới dạng FCL cho phong người gửi.

- Chở container tới cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu và đưa vềcontainer yard cảng đích.

- Cấp D/O cho người nhận hợp pháp và giao container nguyên niêmphong kẹp chì cho người nhận tại container yard của cảng đích.

Đối với người nhận hàng FCL

- Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắpxếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quanthông quan lô hàng.

- Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu.

- Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúngnơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

- Hồn tất các phí local charges, D/O, phí cược container.

- Nhận container nguyên niêm phong kẹp chì tại Container Yard cảngđích.

2.3.4. Những chứng từ liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóao Hợp đồng mua bán (Sale contract): Là sự thỏa thuận của bên mua(người nhập khẩu) và bên bán (người xuất khẩu) giữa hai nước khác nhau,theo đó quy định các quyền và nghĩa vụ của hai bên, thực hiện hoạt độngngoại thương dựa trên các điều khoản trong hợp đồng. Bên bán phải cung cấphàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sởhữu đối với hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Một hợp đồng ngoại thương đầy đủ thường có những nội dung sau: mơ tảhàng hóa; phẩm chất hàng; số lượng, trọng lượng hàng; đơn giá hàng, kèmtheo điều kiện thương mại; thời hạn, địa điểm giao hàng; phương thức, thờihạn thanh tốn; quy cách đóng gói và ghi nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm hànghóa (nếu có); bất khả kháng, khiếu nại, trọng tài, các quy định khác.

o Proforma invoice (PI) – hoá đơn chiếu lệ là một loại hóa đơn đượccung cấp trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ thực sự được giao hoặc hoàn tất đểkhẳng định sự cam kết giữa người mua và người bán về việc giao hàng hoặccung cấp dịch vụ tại một thời điểm và giá cả cụ thể trong tương lai.

o Booking, lệnh cấp container rỗng là giấy tờ mà văn phòng hãng tàucấp cho người/ doanh nghiệp công ty xuất khẩu sau khi người xuất khẩu đãlấy được book container, họ phải trình lệnh này cho bộ phận ở bãi củaCY/Depot/ICD Cảng nơi mà hãng tàu để containers rỗng của mình ở đấy.

o Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là một trong những chứngtừ quan trọng do người xuất khẩu phát hành để thu tiền từ người mua cho lôhàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn làchứng từ thanh tốn, thể hiện đầy đủ các thơng tin như số và ngày lập hóađơn; Tên, địa chỉ người bán và người mua; Thông tin hàng hóa: mơ tả, sốlượng, đơn giá, số tiền; Điều kiện cơ sở giao hàng; Điều kiện thanh toán;Cảng xếp-dỡ; tên tàu, số chuyến…

o Vận đơn đường biển (Bill Of Lading): B/L – Bill Of Lading là mộtchứng từ vận tải hàng hoá do người chuyên chở hoặc đại lý của hãng tàu kýphát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến. Vận đơn có chức năng rất quan trọng,nhất là trong vận tải đường biển, như là một bằng chứng giao dịch hàng hóa,xác định trách nhiệm giữa người gửi hàng với người vận tải, và với ngườinhận hàng. Theo đó, người vận chuyển xác nhận đã nhận hàng để vận chuyểnbằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại

</div>

×