Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đánh giá chất lượng thông số vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 85 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG </b>

<b>ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, THƠNG SỐ, VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT </b>

<b>TỈNH HẬU GIANG Mã số: </b>

<b>Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN THANH GIAO </b>

<b>Cần Thơ, Tháng 2/2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG </b>

<b>ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, THƠNG SỐ, VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH </b>

<b>HẬU GIANG Mã số: </b>

<b> Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ Chủ nhiệm đề tài </b>

<i> (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)</i>

<i><b> </b></i>

<i><b> </b></i>

<i><b> </b></i>

<b>Cần Thơ, Tháng 2/2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>

BM. Quản lý Môi trường, Quản lý Môi trường

Quản lý chung và viết báo cáo tổng kết.

Xử lý số liệu và đánh giá chất lượng, thơng số, vị trí quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang. 2 Huỳnh Thị Hồng

Nhiên

BM. Quản lý Môi trường, Quản lý Môi trường

Xử lý số liệu, vẽ bản đồ vị trí thu mẫu.

3 Lâm Thị Kiều Trinh B1708571

Lớp Quản lý tài nguyên và môi trường - MT17X7A1

Sắp xếp và nhận xét diễn biến chất lượng nước

4 Lê Thị Ngọc Linh C1800282

Lớp Quản lý tài nguyên và môi trường - M18X7L1

Sắp xếp và nhận xét diễn biến chất lượng nước

5 Huỳnh Thị Ngọc Hân C1800272

Lớp Quản lý tài nguyên và môi trường - M18X7L1

Sắp xếp và nhận xét diễn biến chất lượng nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 9

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ... 11

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ... 12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12

1.1 Một số vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt ở Đồng Bằng sơng Cửu Long ... 12

1.1.1 Ơ nhiễm bởi chất rắn lơ lửng ... 12

1.1.2 Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ... 13

1.1.3 Ô nhiễm dinh dưỡng ... 15

1.1.4 Ô nhiễm vi sinh ... 17

1.1.5. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật ... 17

1.1.6. Ô nhiễm kim loại nặng ... 20

1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang ... 21

1.2.1 Điều kiện tự nhiên ... 21

1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội ... 23

1.3 Cơ sở pháp lý và sự cần thiết quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang ... 27

1.3.1 Các cơ sở pháp lý ... 27

1.3.2 Sự cần thiết phải quan trắc môi trường ... 27

1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước ... 28

1.4.1 Nghiên cứu ngoài nước ... 28

1.4.2 Nghiên cứu trong nước ... 29

1.5 Tính cấp thiết của đề tài ... 30

1.6 Mục tiêu nghiên cứu ... 31

1.7 Nội dung nghiên cứu ... 32

1.8 Phương pháp nghiên cứu ... 32

1.8.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 32

1.8.2 Giới thiệu về phương pháp thu thập và phân tích số liệu ... 32

1.8.3 Xử lý số liệu ... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH HẬU GIANG ... 42

2.1 Chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018 ... 42

2.2 Chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2019 ... 46

2.3 Biến động chất lượng nước tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 49

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THƠNG SỐ VÀ VỊ TRÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH HẬU GIANG... 58

3.1 Đánh giá thông số quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang... 58

3.2 Đánh giá thời gian quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang ... 61

3.3 Đánh giá vị trí quan quan trắc mơi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang ... 62

CHƯƠNG 4. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 66

LỜI CẢM TẠ ... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH SÁCH HÌNH </b>

<b>Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang ... 22</b>

<b>Hình 2. Vị trí thu mẫu ... 33</b>

<b>Hình 3. Biến động chất lượng nước sơng Hậu năm 2018 ... 44</b>

<b>Hình 4. Biến động chất lượng nước sơng Hậu năm 2019 dựa trên 38 vị trí thu mẫu ... 48</b>

<b>Hình 5. Biến động theo tháng của pH tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 50</b>

<b>Hình 6. Biến động theo tháng của nhiệt độ tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 51</b>

<b>Hình 7. Biến động theo tháng của DO tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 51</b>

<b>Hình 8. Biến động theo tháng của BOD tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 52</b>

<b>Hình 9. Biến động theo tháng của COD tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 52</b>

<b>Hình 10. Biến động theo tháng của TSS tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 53</b>

<b>Hình 11. Biến động theo tháng của ammonia tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 54</b>

<b>Hình 12. Biến động theo tháng của nitrite tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 54</b>

<b>Hình 13. Biến động theo tháng của Nitrate tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 55</b>

<b>Hình 14. Biến động theo tháng của orthophosphate tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 55Hình 15. Biến động theo tháng của Sắt tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 56</b>

<b>Hình 16. Biến động theo tháng của coliform tại Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 ... 57</b>

<b>Hình 17. Phân nhóm chất lượng nước theo tháng quan trắc năm 2018 (a) và 2019 (b) .... 61</b>

<b>Hình 18. Phân nhóm chất lượng mơi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018 ... 63</b>

<b>Hình 19. Vị trí quan trắc sau khi được tinh gọn năm 2018 ... 63</b>

<b>Hình 20. Phân nhóm chất lượng mơi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2019 ... 65</b>

<b>Hình 21. Vị trí quan trắc sau khi được tinh gọn năm 2019 ... 65</b>

<b>DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Mô tả chi tiết đặc điểm vị trí thu mẫu ... 34</b>

<b>Bảng 2. Chỉ tiêu chất lượng nước có ảnh hưởng chính trong năm 2018 ... 59</b>

<b>Bảng 3. Chỉ tiêu chất lượng nước có ảnh hưởng chính trong năm 2019 ... 61</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải tiếng Việt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>TÓM TẮT </b>

Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018-2019. Số liệu tại 38 vị trí quan trắc với 12 chỉ tiêu bao gồm pH, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng (TSS), oxy hịa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), ammonia (NH<small>4</small><sup>+</sup>-N), nitrite (NO<small>2</small><sup>-</sup>-N), nitrate (NO<small>3</small><sup>-</sup>-N), orthophosphate (PO<small>4</small><sup>3-</sup> -P), coliforms, và sắt (Fe) được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang. Chất lượng môi trường nước được đánh giá theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Phân tích cụm (Cluster Analysis, CA) được sử dụng đánh giá vị trí quan trắc trong khi phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis, PCA) để xác định các chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng nước và nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước ô nhiễm hữu cơ (DO thấp, BOD và COD cao), dinh dưỡng (NH<small>4</small><sup>+</sup>-N, NO<small>2</small><sup>-</sup>-N, PO<small>4</small><sup>3-</sup> -P), coliform và sắt. Kết quả phân tích sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước cho thấy rằng giá trị DO và coliform khơng có sự khác biệt theo mùa (p>0.05) trong khi các chỉ tiêu còn lại như pH, nhiệt độ, BOD, COD, TSS, NH<small>4</small><sup>+</sup>-N, NO<small>2</small><sup>-</sup>-N, NO<small>3</small><sup>-</sup>-N, PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P và Fe cho thấy sự khác biệt đáng kể (p<0.05) theo mùa. Các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P, NH<small>4</small><sup>+</sup>-N trong mùa mưa có khuynh hướng cao hơn mùa khô; các chỉ tiêu pH, NO<small>2</small><sup>-</sup>-N, NO<small>3</small><sup>-</sup>-N trong mùa khô cao hơn mùa mưa. Kết quả CA cho thấy có thể giảm 38 vị trí quan trắc xuống cịn 23-24 vị trí, giảm chi phí quan trắc đến 37-40%. Bên cạnh đó, việc thu mẫu 4 lần/năm có thể giảm xuống còn 2-3 lần/năm tiếp tục giảm chi phí quan trắc chất lượng mơi trường nước mặt nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện của việc quan trắc. Kết quả PCA nhận dạng 12 nguồn phát sinh ô nhiễm, trong đó 3 nguồn chính gồm PC1, PC2, PC3 giải thích đến 75% sự biến động chất lượng nước. Các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, TSS, DO, BOD, COD, NH<small>4</small><sup>+</sup>-N, NO<small>2</small><sup>-</sup>-N, NO<small>3</small><sup>-</sup>-N, PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P, coliform, Fe đều có ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Có thể giảm bớt chỉ tiêu NO<small>2</small><sup>-</sup>-N và BOD hoặc COD vì có thể dự đoán qua các chỉ tiêu khác. Các nghiên cứu tiếp theo cần phải điều tra các nguồn phát sinh và từ đó có chiến lược quản lý phù hợp để cải thiện chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang.

<b>Từ khóa: chất lượng mơi trường nước mặt, tần suất, quan trắc, ô nhiễm hữu cơ, coliform, </b>

Hậu Giang

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b> Đơn vị: KHOA MÔI TRƯỜNG&TNTN </b>

<b>THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: </b>

<b>- Tên đề tài: Đánh giá chất lượng, thơng số, vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước </b>

<b>mặt tỉnh Hậu Giang. </b>

- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thanh Giao

- Cơ quan: Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường & TNTN, Đại học Cần Thơ

<b>- Thời gian thực hiện: Tháng 05/2020-05/2021 </b>

<b>2. Mục tiêu đề tài: </b>

Đánh giá chất lượng, thông số và vị trí quan trắc chất lượng mơi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2018-2019 làm cơ sở đề xuất vị trí và thơng số quan trắc chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

<b>3. Tính mới và sáng tạo: </b>

Đề tài cung cấp thông tin quan trọng về việc xác định các thông số, địa điểm quan trọng trong giám sát chất lượng nước mặt hàng năm tại tỉnh Hậu Giang.

<b>4. Kết quả nghiên cứu: </b>

- Đánh giá sự phân bố theo không gian và thời gian chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018-2019.

- Đánh giá việc lựa chọn thơng số và vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2018-2019 làm cơ sở cho việc thiết lập chỉ tiêu và vị trí quan trắc cho những năm tiếp theo.

<b>5. Sản phẩm: </b>

- 01 báo cáo tổng kết - 01 bài báo khoa học

- 01 luận văn tốt nghiệp đại học

<b>6. Công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc nhận xét, đánh giá của cơ </b>

<i><b>sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): </b></i>

<b>nhóm tác giả <sup>Tên tạp chí </sup></b>

<b>Số tạp chí </b>

<b>Năm xuất bản </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1. Spatial Variations of Surface Water Quality in Hau Giang Province, Vietnam Using

Multivariate Statistical Techniques

Nguyen Thanh Giao

Environment and Natural Resources

18(4): 400-410

<b>8. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: </b>

Sẽ cung cấp số liệu cho cơ quan quản lý có liên quan khi được yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: </b>

Project title: Assessing the quality, parameters and locations of the water quality monitoring system in Hau Giang province.

Code number:

Coordinator: Dr. Nguyen Thanh Giao

Implementing institution: Department of Environmental Management, College of Environment & Natural Resources, Can Tho University.

Duration: from 5/2020 to 5/2021

<b>2. Objective(s): </b>

Assessing the quality, parameters and monitoring location of surface water quality in Hau Giang province in the period of 2018-2019 as a basis for proposing future locations and parameters for monitoring surface water quality in Hau Giang province.

<b>3. Creativeness and innovativeness: </b>

The study provides important information on the identification of important parameters and locations in the annual monitoring of surface water quality in Hau Giang province.

<b>5. Products: </b>

- 01 final report

- 01 bachelor students’ thesis - 01 published scientific paper

<b>6. Effects, technology transfer means and applicability: </b>

The use of the multivariate statistical approach to optimize the location and the observed parameters contributes to the scientific and practical basis important for the evaluation of the surface water monitoring system. Choosing the right monitoring location helps to assess well changes in water quality and the reduction of the number of monitoring points reducing monitoring cost. Data and the results are of great help in teaching students of the Faculty of Environment and Natural Resources. Data provide important information to help local managers have a basis to make decisions related to monitoring of the surface water environment in Hau Giang province.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU </b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.1 Một số vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt ở Đồng Bằng sông Cửu Long </b>

Theo luật tài nguyên nước 2012: “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo”. Nước mặt là nước trên sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

<b>cho phép, gây ảnh hướng xấu đến con người và sinh vật (Luật Tài nguyên nước, 2012). </b>

Sự gia tăng dân số và phát triển ồ ạt của các khu đô thị, khu công nghiệp đã tạo ra những thách thức lớn đối với chất lượng nguồn nước, chất lượng đất và khơng khí tại khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Mỗi khu vực nhất định sẽ đặc trưng bởi các dạng ô nhiễm khác nhau.

<i><b>1.1.1 Ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng </b></i>

Tổng lượng khơ của chất rắn cịn lại trên giấy lọc thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phểu lọc rồi sấy ở 105<sup>o</sup>C tới trọng lượng không đổi được gọi là tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Đơn vị TSS là mg/L. Chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc bẩn không thể dùng cho sinh hoạt, thường ở dạng khơng hịa tan khi ở trong nước, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu làm cho nước không sử dụng được để uống và cho nhu cầu sinh hoạt khác. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chất lượng nước có hàm lượng TSS nằm trong giới hạn cột A1 (20 mg/L) sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, cột A2 (30 mg/L) chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 tương ứng là 50 và 100 mg/L dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc chỉ dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Trên các sơng chính và sơng nhánh của sơng Hậu TSS dao động trong khoảng từ

<b>41.2±33.7 đến 89.57±31.31 mg/L (Lien et al., 2016), trên các kênh rạch của tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2016, TSS dao động từ 25.0 ± 11.5 mg/L đến 93.7 ± 28.3 mg/L (Ly and </b>

<b>Giao, 2018); riêng sông Hậu giai đoạn 2009-2016 là 40.1-68.0 mg/L (Ly and Giao, 2018) </b>

<b>và năm 2018 là 41.16±35.81- 48.67±9.07 mg/L (Giao, 2020). Trên các kênh rạch tỉnh Sóc Trăng, TSS dao động từ 16-176 mg/L (Đinh Diệp Anh Tuấn và ctv., 2019). Nghiên cứu của Lien et al. (2016) và Ut et al. (2013) cũng cho thấy chất lượng nước chịu ảnh hưởng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lớn của thời gian trong đó mùa mưa TSS ln cao hơn mùa khô do tác động của nước mưa chảy tràn và xói lở. TSS ở thượng nguồn có xu hướng cao hơn hạ nguồn vì do tốc độ dòng

<b>chảy và lượng phù sa chứa trong cột nước (Giao, 2020). TSS gây tăng chi phí xử lý nước </b>

cấp, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. TSS cịn giúp vận chuyển các tác nhân ơ nhiễm khác như vi sinh vật gây bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh đến nhiều nơi khác nhau trong thủy vực, làm tăng khả năng tiếp xúc với các yếu tố môi trường bất lợi đối với con người và sinh vật.

<i><b>1.1.2 Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ </b></i>

<i>Hàm lượng oxy hoà tan: </i>Các sinh vật sống đều phụ thuộc vào lượng oxy, tuỳ vào môi trường sống mà các sinh vật sẽ sử dụng các dạng oxy khác nhau. Đối với mơi trường nước thì oxy hoà tan (DO) là một yếu tố rất quan trọng, nhằm duy trì quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì hàm lượng DO là ≥6, ≥5, ≥4, ≥2 (mg/L) tương ứng cho các cột A1, A2, B1 và B2. Hàm lượng

<b>DO trung bình ở các thủy vực thượng nguồn An Giang dao động từ 4.0-5.2 mg/L (Ly and </b>

<b>Giao, 2018), sông Hậu năm 2016 là 4.8±1.1- 5.5±0.7 mg/L (Lien et al., 2016), năm 2018 </b>

<b>là 5.29±0.33-5.56±0.56 mg/L (Giao, 2020). Ở các kênh rạch tỉnh Sóc Trăng DO thấp hơn các nghiên cứu khác dao động từ 1.7-6.17 mg/L (Đinh Diệp Anh Tuấn và ctv., 2019). Sự </b>

biến động theo mùa của DO ít hơn so với TSS. DO trung bình ở các tháng 3, tháng 6 và tháng 9 lần lượt là 5.5±1, 5.6±0.3, và 6.1±0.6 mg/L, cho thấy tháng 9 cao hơn so với các

<b>tháng còn lại (Giao, 2020). Hàm lượng DO trên sông Tiền trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2019 thấp hơn giới hạn cho phép của cột A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Ở </b>

các thủy vực như sơng Tiền và sơng Hậu thì DO nên bằng 5 mg/L hoặc cao hơn thì mới

<b>phù hợp cho đời sống thủy sinh vật (Ongley, 2009). Hàm lượng DO trên sông phụ thuộc </b>

vào sự khuếch tán, sự hiện diện của phiêu sinh thực vật và chất hữu cơ. DO có thể sử dụng như một chỉ thị cho sự hiện diện của ơ nhiễm hữu cơ vì các vi sinh vật khi phân hủy chất hữu cơ cần có sự hiện diện của oxy. Oxy trong thủy vực thấp có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học của thủy vực.

<i>Nhu cầu oxy sinh hoá: Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết để oxy </i>

hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật hiếu khí. Đây là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước, giá trị BOD càng lớn thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Chỉ số BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định. Nhu cầu oxy sinh học thường được xác định sau khoảng thời gian 5 ngày ở nhiệt độ 20<small>o</small>C, do sau thời gian này phần lớn các chất hữu cơ bị phân hủy. Nếu quá 5 ngày, quá trình nitrate hóa có thể ảnh hưởng đến kết quả đo đạc giá trị BOD của mẫu. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

lượng nước có nồng độ BOD nằm trong giới hạn cột A1 (4 mg/L) sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác; giới hạn cột A2 (6 mg/L) chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc giới hạn cột B1 (15 mg/L) dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 (25 mg/L) chỉ dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Giá trị BOD và COD có vai trị quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.

BOD trên sông rạch bao gồm các kênh rạch nội đồng và sông Hậu của tỉnh An Giang

<b>trong khoảng 6.6 ±1.2- 8.2 ± 2.5 mg/L (Ly and Giao, 2018), các kênh rạch tỉnh Sóc Trăng trong khoảng 2.2-22.4 mg/L (Đinh Diệp Anh Tuấn và ctv., 2019) hầu hết đã vượt QCVN </b>

<b>08-MT:2015/BTNMT, cột A1. BOD ở các tháng qua các năm có khuynh hướng tăng dao </b>

động trong khoảng từ 5.1±4.2 đến 10.5±3.9 mg/L. Giá trị BOD ở các tháng 3, tháng 6, và tháng 9 lần lượt là 6.1±1.6, 5.1±2.2 và 8.9±2.6 mg/L cho thấy mùa mưa BOD cao hơn có ý

<b>nghĩa so với mùa khơ (Giao, 2020). Sự biến động theo mùa của các hợp chất hữu cơ trong đó mùa mưa cao hơn mùa khơ cũng được ghi nhận bởi các nghiên cứu trước đó (Ly and </b>

<b>Giao, 2018). Nước sơng có hàm lượng BOD vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT gây ra </b>

nhiều rủi ro khi sử dụng làm nước cấp do các hợp chất carbon có thể kết hợp với chlo trong giai đoạn khử trùng sản sinh ra các hợp chất nguy hại đến sức khỏe khi tiếp xúc với cộng

<b>đồng qua quá trình sử dụng nước (Ratpukdi et al., 2019). Cũng giống như TSS, ô nhiễm </b>

hữu cơ do hàm lượng BOD cao là vấn đề chung của các thủy vực ở đồng bằng sơng Cửu Long. Nguồn gốc phát sinh BOD có thể là do chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, bãi chôn lấp rác, sinh hoạt, và dịch vụ đã thải chất thải không qua xử lý vào môi trường

<b>nước mặt (MRC, 2015; Chea et al., 2016; Nhien and Giao, 2019). </b>

<i>Nhu cầu oxy hoá học: Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong </i>

nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ được gọi là nhu cầu oxy hoá học (COD). Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hố tồn bộ các chất hố học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt là nguyên nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT giá trị COD quy định cho các cột A1, A2, B1, B2 tương ứng là 10, 15, 30, 50 mg/L phù hợp cho các mục đích sử dụng nước mặt khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.1.3 Ô nhiễm dinh dưỡng </b></i>

hòa tan phụ thuộc vào pH của nước. Tùy thuộc vào pH của nước mà ln có cân bằng giữa NH<small>4</small><sup>+</sup>/ NH<small>3</small> trong nước. Amonia có mặt trong nước do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ (đặc biệt protein) đó là quá trình amoni hóa protein trong chu trình nitơ trong tự nhiên hoặc nước bị thấm nhiễm nước thải sinh hoạt hoặc cơng nghiệp. Trong nước thải sinh hoạt có tới 65% là nitơ amonia do quá trình phân hủy ure của nước tiểu. Giá trị NH<small>4</small><sup>+</sup>-N được quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT ở cột A1, A2 là 0,3 mg/l sử dụng cho nước cấp sinh hoạt và 0,9 mg/L đối với cột B1, B2 sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ

<b>lợi, giao thông thuỷ. Nồng độ amonia trên sơng Cái Sắn dao động từ 0.29-0.90 mg/L (Tồn </b>

<b>và Trân, 2019). Nghiên cứu trước đó cho thấy kênh xáng Xà No có hàm lượng NH</b><small>4</small><sup>+</sup>-N

<b>chỉ ở mức 0,07- 0,81 mg/l (Đỗ Thùy Lam, 2016). So với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT </b>

hàm lượng NH<small>4</small><sup>+</sup>-N đa số đều vượt giới hạn cho phép trong cột A1 (0,1 mg/l) nhưng nằm trong giới hạn cho phép cột B2 (1 mg/l), chứng tỏ nguồn nước mặt có nguy cơ ơ nhiễm dinh dưỡng.

<i>Nitrite: Nitrite có mặt trong nước là sản phẩm trung gian trong vịng tuần hồn nitơ. </i>

Nitrite rất độc với cá và động vật thủy sinh. Cũng như nitrate, nitrite cần phải kiểm soát chặt chẽ đối với nước thải và nước uống. Nitrite kết hợp với H<small>b</small> trong máu tạo thành Methemoglobin làm máu có màu nâu và mất khả năng kết hợp với oxy, hiện tượng này

<b>được gọi là bệnh thiếu máu hay máu màu nâu (Lê Văn Nãi, 2000). Nitrite có thể phản ứng </b>

hóa học hoặc sinh học với các amin (đặc biệt khi khử trùng nước bằng clo) tạo thành nitroamin, là những hợp chất gây ung thư. Có thể thấy nitrite trong nước có thể do các nguồn ơ nhiễm xâm nhập vào hoặc là hợp chất trung gian của quá trình phân hủy sinh ra từ amonia thành nitrate, là tác nhân gây hại cho động vật thủy sinh.

đối với tơm, cá nhưng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây những biến đổi chất lượng nước khơng có lợi cho tơm, cá ni. Nếu nitơ trong nước chủ yếu là dạng nitrate nghĩa là q trình oxy hóa đã kết thúc. Tuy nhiên, nitrate chỉ bền ở điều kiện hiếu khí, trong điều kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nước, loại trừ sự phát triển của tảo và các loại thực vật khác sống dưới nước. Nồng độ NO<small>3</small><sup>-</sup>-N cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của rong, tảo gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và có thể gây độc hại đối với con người. Chỉ tiêu NO<small>3</small><sup>-</sup>-N được xác định bằng các phương pháp so màu sau khi đã xử lý mẫu hoặc đo trực tiếp tại bước sóng 220 nm và 275 nm. Tuy nhiên, việc đo trực tiếp nitrate có thể bị cản trở dẫn đến sai lệch kết quả do sự hiện diện của

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chất hữu cơ hòa tan và nitrite. Nồng độ NO<small>3</small><sup>-</sup>-N được quy định trong QCVN MT:2015/BTNMT cột A1 (2 mg/L) sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác; giới hạn cột A2 (5 mg/L) chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Các cột B1 và B2 tương ứng 10, 15 mg/L; dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc chỉ dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

08-Nghiên cứu trước đó cho thấy hàm lượng NO<small>3</small><sup>-</sup>-N trên sông Hậu dao động từ

<b>0.002-0.395 mg/L (Lien et al., 2016), các kênh rạch An Giang từ 0.31 ± 0.3 đến 0.58 ± 0.64 mg/L (Ly and Giao, 2018), các kênh rạch tỉnh Sóc Trăng 0.05-0.14 mg/L (Đinh Diệp Anh Tuấn </b>

<b>và ctv., 2019). Như vậy hàm lượng NO</b><small>3</small><sup>-</sup>-N trên các sông rạch đồng bằng sông Cửu Long dao động rất lớn, theo mùa, theo vị trí thu mẫu, tuy nhiên, vẫn còn nằm trong giới hạn cho

<b>phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1(2 mg/L). Nồng độ NO</b><small>3</small><sup>-</sup>-N biến động và cao nhất vào tháng 6 có thể là do tháng mùa kiệt và cũng là thời điểm bón phân cho đồng

<b>ruộng (Ut et al., 2013).Hàm lượng NO</b><small>3</small><sup>-</sup>-N lớn hơn 0.7 mg/L và trong khoảng từ 0.2-10

<b>mg/L có tiềm năng gây phú dưỡng và phù hợp cho đời sống thủy sinh vật (Boyd, 1998; </b>

<b>Ongley, 2009). </b>

nguồn ô nhiễm bẩn có thể do nước thải sinh hoạt, phân bón hóa học phosphat là vật chất quan trọng chủ yếu cho sự phát triển các loài thực vật thủy sinh. Thông thường, trong nước mặt tự nhiên nồng độ lân hòa tan tồn tại từ 0,005-0,02 mg/L. Tuy là một yếu tố cần thiết, song nếu quá nhiều sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh của tảo hoặc thực vật lớn gây tắc nghẽn thủy vực, quá trình này gọi là thừa dinh dưỡng hoặc phú dưỡng hóa. Việc thực vật phát triển quá mức sẽ gây đến vấn đề là làm giảm lượng oxy hòa tan, gây mùi hôi, và tảo sinh ra những chất độc đến động vật, thủy sinh hay con người sử dụng nguồn nước này. Trong các thủy vực, hàm lượng các muối hoà tan của phosphate trong nước thường rất thấp khoảng 5-20 µg/L và ít khi vượt quá 200 µg/L ngay cả đối với thủy vực giàu dinh dưỡng. Hàm lượng lân tổng số (TP) cũng ít khi vượt q 1000 µg/L. Hàm lượng PO<small>4</small><sup>3-</sup>-Pthích hợp cho các ao ni cá là từ 5-200 µg/L, nếu hàm lượng này nhỏ hơn 5 µg/L thì thực vật khơng phát triển nhưng nếu hàm lượng này vượt q 200 µg/L thì thực vật phù du sẽ nở hoa. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì nồng độ PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P ở các cột A1, A2, B1, B2 lần lượt là 0,1; 0,2; 0,3; 0,5 mg/L tương ứng với những mục đích sử dụng khác nhau.

Orthophosphate trên sơng Tiền từ 2011 đến 2019 có giá trị từ 0.038±0.014 (2012) đến

<b>0.183±0.105 mg/L (2014) đạt giá trị trung bình ở mức 0.107±0.017 mg/L (Giao, 2020). </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Giá trị lân hòa tan trên các kênh rạch nội đồng và sông Hậu của tỉnh An Giang dao động

<b>trong khoảng từ 0.02 đến 0.47 mg/L (Ly and Giao, 2018), trên sông Hậu đoạn An Hậu Giang 0.04-0.11 mg/L (Giao, 2020), kênh rạch tỉnh Sóc Trăng 0.05-0.9 mg/L (Đinh </b>

<b>Giang-Diệp Anh Tuấn và ctv., 2019) cho thấy PO</b><small>4</small><sup>3- </sup>-P trong môi trường nước mặt ở đồng bằng

<b>sông Cửu Long đã vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1. Kết quả của các nghiên </b>

cứu cho thấy PO<small>4</small><sup>3- </sup>-P có thể là vấn đề môi trường cho Sông Tiền và các thủy vực khác.

<i><b>1.1.4 Ơ nhiễm vi sinh </b></i>

<i>Coliform là nhóm vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có sự hiện diện của các vi </i>

sinh vật gây bệnh vì chúng là nhóm vi sinh vật quan trọng nhất (chiếm 80% số vi khuẩn) và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loại vi sinh chỉ thị lý tưởng, dễ dàng được xác định hơn trong điều kiện thực địa so với các vi sinh khác. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, quy định về hàm lượng coliform trong nước mặt ở cột A1 là 2500 MPN/100mL sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác; cột A2 là 5000 MPN/100mL chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải áp dụng cơng nghệ xử lý phù hợp; cột B1 là 7500 MPN/100mL dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có u cầu chất lượng nước tương tự và cột B2 với 10000 MPN/100mL chỉ dùng cho giao thơng thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Mật số coliform trên sơng Tiền và sơng Hậu qua các năm 2011-2019 có khuynh hướng

<b>tăng, có giá trị từ 2621±2379 đến 11968±5615 MPN/100 mL (Giao, 2020), vượt QCVN </b>

<b>08-MT:2015/BTNMT, cột A1 từ 1.1 đến 6.5 lần. Giá trị trung bình coliform trong 9 năm </b>

<b>vượt giới hạn từ 2.2 đến 5.7 lần. Nghiên cứu của Ly and Giao (2018) cho thấy coliform </b>

trong nước mặt của tỉnh An Giang giai doạn 2009-2016 vượt giới hạn cho phép 2.14-7.02

<b>lần. Tại các kênh rạch tỉnh Sóc Trăng, coliform vượt từ 1 đến 36 lần (Đinh Diệp Anh Tuấn </b>

<b>và ctv., 2019). Mật số coliforms trung bình ở các tháng 3, tháng 6, và tháng 9 lần lượt là </b>

9607±10729, 6336±5546, 19983±27110 MPN/100 mL, cho thấy mùa mưa coliform trong

<b>nước mặt sông Tiền cao hơn mùa khô (Giao, 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sông </b>

Tiền đã ô nhiễm vi sinh vật và nước trên sông Tiền phải được xử lý phù hợp trước khi sử dụng. Sự hiện diện của coliform cho thấy sông Tiền đang tiếp nhận chất thải bài tiết từ con người và động vật.

<i><b>1.1.5. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật </b></i>

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự hỗ trợ của chính phủ trong việc nâng cao, phát triển công nghệ và tạo ra các giống lúa mới để có thể gia tăng sản lượng đáp úng như cầu

<b>lương thực cho quốc gia và xuất khẩu (Cuc et al, 2007), hiện tại, vùng ĐBSCL canh tác </b>

với 3 vụ lúa chính bao gồm Đông-Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông. Cùng với sự gia tăng hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

động canh tác nông nghiệp, sự gia tăng việc sử dụng hóa chất nơng nghiệp cũng đã được ghi nhận, thuốc trừ sâu được coi là tác nhân hữu ích trong việc kiểm sốt và phịng trừ sâu bệnh. Vì lý do này, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam đã tăng lên từ chỉ 77 loại hoạt chất được phép sử dụng vào năm 1991, đến năm 2010 đã có 437 loại thuốc

<b>trừ sâu, 304 loại thuốc trừ bệnh và 160 loại thuốc trừ cỏ được phép sử dụng (Bộ Nông </b>

<b>nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010). Tuy nhiên, chúng lại độc hại đối với thiên địch, </b>

các sinh vật có ích khác kể cả con người. Việc phun thuốc thiếu khoa học và khơng được kiểm sốt sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng nước, lượng phân bón/ thuốc bảo vệ thực vật dư thừa có thể theo các dòng chảy tràn chảy vào kênh rạch ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực.<b>Nghiên cứu trước đây của Ba và Triết (2005) báo cáo rằng thuốc trừ sâu sau khi phun </b>

chỉ tiếp cận với côn trùng dưới 50%, phần cịn lại có thể phân tán vào khơng khí, rơi vào nước hoặc đất và có thể bị rửa trơi hồn tồn theo các dịng chảy nếu sau khi phun đã xảy ra mưa lớn. Thêm vào đó, các hoạt động như thải vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi có thể làm gia tăng ơ nhiễm mơi trường.

<b>Trong khi đó nghiên cứu của Phạm Văn Tồn (2013) về “Thực trạng sử dụng thuốc </b>

BVTV và một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở ĐBSCL” cho thấy sản xuất lúa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đồng bằng sông Cửu Long. Ðặc biệt để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và nhu cầu xuất khẩu, việc thâm canh tăng vụ đang được đẩy mạnh trong tồn vùng. Song song đó, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa cũng tăng theo. Kết quả điều tra nghiên cứu về thực trạng quản lý và sử dụng thuốc cho thấy người dân thường sử dụng các loại thuốc có độ độc loại II và III theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thuốc thường không được sử dụng hợp lý về tần suất, thời gian và liều lượng. Không an toàn trong việc sử dụng và bảo quản là vấn đề đáng quan tâm trong số hộ dân được phỏng vấn. Ngồi ra, chất thải từ q trình sử dụng thuốc thường không được quản lý và xử lý đúng cách ở đồng ruộng cũng như tại nơi cất giữ. Những thực trạng này tạo rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn người dân được phỏng vấn thờ ơ trong việc tránh sự phơi nhiễm thuốc mặc dù đa số họ nhận thức được những tác hại do ảnh hưởng của thuốc. Làm thế nào để hạn chế việc sử dụng và quản lý thuốc và chất thải từ thuốc không hợp lý là vấn đề rất cần thiết để đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu các tác động không mong muốn từ thuốc bảo vệ thực vật.

<i><b> Nghiên cứu Phạm Văn Toàn và ctv (2014) về “Dư lượng hoạt chất thuốc BVTV </b></i>

<i>Quinalphos trong nước trên ruộng lúa và sông rạch ở tỉnh Hậu Giang”. Hoạt chất Quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ, được chọn để quan trắc nồng độ nước mặt trong ruộng, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

kênh nội đồng và sông rạch ở tỉnh Hậu Giang vào vụ lúa Đông Xuân 2012 và Hè Thu 2013.

<i>Kết quả nghiên cứu cho thấy dư lượng của hoạt chất Quinalphos đều hiện diện ở các thủy </i>

vực khảo sát với tần suất phát hiện giảm dần từ ruộng lúa, sông rạch đến kênh nội đồng, lần lượt chiếm 40%, 50% và 67%. Nồng độ hoạt chất Quinalphos ở kênh nội đồng và sông ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Trong đó, tại một số vị trí khảo sát, nồng độ của

<i>Quinalphos trong nước đã vượt ngưỡng gây độc cấp tính EC50 đối với động vật thủy sinh </i>

khơng xương sống (0,66 µg/L). Trong chương trình quan trắc nước mặt hằng năm của tỉnh, cần theo dõi dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng phổ biến trong môi trường nước mặt.

<b>Nguyễn Văn Công và ctv. (2015) thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng thuốc bảo về </b>

<i>thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl (CE) lên Cholinesterase (ChE) ở cá lóc giai đoạn </i>

giống”. Nghiên cứu xác định độc cấp tính và ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

<i>chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl (CE) lên Cholinesterase (ChE) ở cá lóc (Channa striata) </i>

cỡ giống đã được thực hiện tại trường Đại học Cần Thơ. Nồng độ gây chết 50% cá lóc (LC50) được thực hiện theo phương pháp nước tĩnh, không thay nước. Ảnh hưởng hoạt chất CE lên ChE khi nồng độ thuốc BVTV thấp hơn ngưỡng gây chết cá được bố trí theo phương pháp hồn toàn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy LC<small>50</small>-96 giờ của CE đối với cá lóc cỡ giống là 27,4ppb. Hoạt tính ChE trong não cá lóc rất nhạy cảm với ChE, ở nồng độ 1,36ppb đã gây ảnh hưởng đáng để đến ChE. Cá bị ức chế cao nhất là 48-60 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc và được phục hồi sau 2 ngày sống trong nước sạch. Nghiên cứu cho thấy thuốc BVTV CE rất độc đối với cá lóc. Những nghiên cứu trên ruộng cần được thực hiện để có đánh giá đầy đủ hơn về ảnh hưởng của hoạt chất này đến cá lóc sống trong tự nhiên.

<b>Nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung và Đỗ Thị Thanh Hương (2009) về “Ảnh </b>

<i>hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos đến hoạt tính men Cholinesterase và </i>

<i>Glutathione-S-Trasnerase của cá chép”. Thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến </i>

trong sản xuất lúa để khống chế dịch bệnh và dư lượng của thuốc có thế ảnh hưởng đến sức

<i>khỏe thủy sinh vật nhất là cá và giáp xác. Sử dụng hoạt tính của men (enzyme) trong cá nhất </i>

là những lồi ni phổ biến trên ruộng như cá chép, mè vinh, để làm chất chỉ thị cho sự ô nhiễm thuốc trừ sâu là xu hướng mới. Nghiên cứu được thực hiện với hai thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất là xác định giá trị LC<small>50</small><i>-96 giờ của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos lên cá chép (Cyprinus carpio) cỡ giống. Thí nghiệm thứ hai là xác định sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos đến những thay đổi hoạt tính men Cholinesterase (ChE) và </i>

<i>Glutathione-S-Transferase (GST) của cá chép (Cyprinus carpio). Thí nghiệm được thực </i>

hiện với 4 nồng độ là 0; 0,076; 0,152 và 0,380 mg/L, mật độ cá thí nghiệm là 15 con/bểkính

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

60 L nước, mỗi nồng độ được lập lại 3 lần, và thời gian thí nghiệm là 28 ngày. Kết quả thí nghiệm đã xác định được giá trị LC<small>50</small><i>-96 giờ của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos đối với cá chép là 0,76 mg/L. Quinalphos làm giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về hoạt tính </i>

men cholinesterase (ChE) ở não, cơ và mang ở tất cả các nồng độ thuốc so với đối chứng. Mức độ ức chế hoạt tính ChE tăng theo sự tăng của nồng độ thuốc. Trong khi đó,

<i>Quinalphos khơng làm thay đổi có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về hoạt tính của men Glutathione-S-Transferase (GST) ở não, cơ và mang của cá trong thời gian thí nghiệm. </i>

Mức độ ức chế hoạt tính ChE có thể sử dụng để đánh giá mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ trên đồng ruộng.

<i><b>1.1.6. Ô nhiễm kim loại nặng </b></i>

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm<sup>3</sup>. Kim loại nặng có mặt nhiều trong nước là do nhiều nguyên nhân như: q trình hịa tan các khống sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong cơng trình xây dựng, các chất thải cơng nghiệp. Các kim loại nặng cũng có thể cần thiết hoặc không cần thiết cho sinh vật. Các kim loại nặng cần thiết chỉ cần cho sinh vật ở một khoảng nhất định, nếu ở nồng độ thấp hơn hoặc cao hơn sẽ gây độc cho sinh vật. Còn đối với các kim loại không cần thiết khi đưa vào cơ thể sinh vật chúng sẽ gây nên những tác động độc hại cho sinh vật.

Mangan (Mn): Mn đi vào mơi trường nước do q trình rửa trơi, xói mịn, do các chất thải cơng nghiệp luyện kim, ắc-quy, phân hóa học,…Chì (Pb) là ngun tố khơng cần thiết cho cơ thể sinh vật. Chì xuất hiện trong nước sử dụng trong nhiều loại hợp kim, ắc-quy acid, các chất phụ da trong xăng dầu, … Chì rất độc, được xem là tác nhân gây ung thư. Độ hòa tan của Pb phụ thuộc vào pH, pH tăng thì độ hịa tan giảm và phụ thuộc vào các yếu tố khác như hàm lượng ion và điều kiện oxy hóa khử. Trong nước lợ thì độ độc của Pb sẽ giảm hơn so với trong nước ngọt. Đồng (Cu) hiện hiện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đơng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước. Cu có độc tính cao với thủy sinh vật, ở nồng độ <0,1mg/L, nó đã gây ức chế sự phát triển của các lồi thủy sinh vật. Nhưng nói chung Cu không quá độc hại với con người ở nồng độ vài mg/L. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ quá cao Cu có thể tích lũy trong cơ thể và gây tổn thương các bộ phận trong cơ thể. Crom (Cr) hiện diện trong nước chủ yếu ở 2 dạng Cr (III) và Cr (VI). Dạng độc nhất là hợp chất Cr (VI), tuy nhiên Cạng Cr (III) lại không gây độc. Crom có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

giấy và gốm sứ. Với người Cr (VI) gây loét dạ dày, ruột non, viêm thận, viêm gan, ung thư phổi. Kẽm (Zn) độc tính thấp, Zn xâm nhập vào mơi trường nước từ các hoạt động khai thác mỏ, nước thải từ phân xưởng, và ăn mòn của hệ thống dẫn mạ kẽm. Nếu trong nước thải xuất hiện nhiều Zn, lớp nước mặt có bọt trắng (nó sẽ được hấp thu và tích lũy trong cơ thể cá). Nikel (Ni) có thể xuất phát từ rác thải cơng nghiệp luyện kim, công nghiệp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ,…Ni có độc tính thấp với con người, nhưng có một số sự kiện cho thấy rằng độc tính Ni qua đường thở cũng có thể sinh ung thư. Trong tự nhiên sắt (Fe) tồn tại ở 2 dạng là Fe<small>2+</small> và Fe<small>3+</small>, các hợp chất hòa tan và khơng hồn tan. Dạng Fe<small>2+</small> thường gây độc cho thủy sinh thực vật vì q trình oxy hóa thành Fe<small>3+</small> làm tiêu hao nhiều oxy trong nước và tạo thành rỉ sắt bám vào mang cá làm cá chết ngạt vì khơng đủ oxy hơ hấp. Dạng Fe<sup>3+ </sup>khơng gây độc nhưng tồn tại quá cao trong thủy vực cũng khơng có lợi đối với thủy sinh thực vật.

<b>1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang </b>

<i><b>1.2.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý </b></i>

Tỉnh Hậu Giang có vị trí trung tâm nằm ở tiểu vùng sơng Hậu thuộc ĐBSCL, tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam, cách thành phố Cần Thơ hơn 47 km theo tuyến đường Quốc lộ 61C.

Tỉnh nằm trong giới hạn: 105<small>0</small>19’39” - 105<small>0</small>53’49” kinh độ Đông 9<small>0</small>34’59” - 9<small>0</small>59’39” vĩ độ Bắc.

Địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang với các mặt tiếp giáp: Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ. Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu. Phía Ðơng giáp sơng Hậu, ranh giới hành chính với tỉnh Vĩnh Long.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Hình 1. <b>Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang </b>

<i><b>b. Diện tích và các đơn vị hành chính </b></i>

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tíchvùng ÐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Các đơn vị hành chính: Hậu Giang có 08 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; trong đó có 12 phường, 10 thị trấn và 54 xã.

<i><b>c. Đặc điểm địa hình </b></i>

Địa hình khá bằng phẳng mang đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thơng đường bộ quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61C,... và các tuyến giao thông đường thủy: kênh xáng Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp,... Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây.

Địa hình trên tồn tỉnh có thể chia thành ba vùng đặc trưng như sau:

+ Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sơng Hậu với diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản.

+ Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều có diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng cơng nghiệp và dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

+ Vùng ngập úng: Nằm sâu trong nội đồng: phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về thương mại và dịch vụ.

chênh lệch quá lớn từ năm 2016-2018, tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 (29,5<small>0</small>C) và thấp nhất vào tháng 12 (26,3<sup>0</sup>C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,2<sup>0</sup>C.

<i>+ Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: Ðộ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ </i>

rệt, năm 2018 độ ẩm trung bình thấp nhất vào các tháng 3, tháng 4 là 77%, độ ẩm trung bình lớn nhất vào tháng 5 là 86%. Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 9%.

<i>+ Số giờ nắng trong năm: Năm 2018, số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 3 </i>

là 268,6 giờ; số giờ nắng trung bình thấp nhất vào tháng 10 là 176,1 giờ.

<i>+ Lượng mưa trong năm: Lượng mưa trung bình năm 2018 là 2062,2 mm/năm, tập </i>

trung cao nhất từ tháng 5, lượng mưa cao nhất vào tháng 5 là 499,5 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 03 là 12 mm.

<i><b>đ. Thủy văn </b></i>

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sơng rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Thủy văn được chi phối bởi hai nguồn chính: Sơng Hậu (triều biển Đông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây). Theo niên giám thống kê năm 2018, mực nước sông Cái Côn cao nhất là 151cm và thấp nhất là (- 87cm); mực nước sông Xà No cao nhất là 75cm và thấp nhất là (- 8cm).

<i><b> 1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội a. Về kinh tế </b></i>

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,5%, trong đó, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I): 2,77%, khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II): 10,19%, khu vực thương mại - dịch vụ (khu vực III): 6,51%. GRDP bình quân đầu người đạt 45 triệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đồng/người/năm, tương đương 1.945 USD, tăng 15,63% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 19.275 tỷ đồng, tăng 8,07% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 9.564 tỷ đồng, bằng 96,31% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa là 3.500 tỷ đồng, tăng 4,54% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương là 8.667 tỷ đồng, tăng 21,19% so cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển là 4.005 tỷ đồng, tăng 35,35% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.068 triệu USD, bằng 95,84% so cùng kỳ. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ 667 triệu USD, bằng

<i>89,94% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 401 triệu USD, tăng 7,58% so cùng kỳ. </i>

<i><b>b. Về văn hóa-xã hội </b></i>

Dân số trung bình 733.500 người; tỷ lệ tăng dân số trung bình -55,3%o, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,5 %o. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,17%, giảm 2,1% so với cùng kỳ. Số lao động được tạo việc làm là 17.950 lao động, tăng 2,57% so cùng kỳ, đạt 119,67% KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,68%, tăng 6,5% so cùng kỳ, đạt 106,67% KH; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,4%, giảm 0,1% so cùng kỳ; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nơng thơn cịn 1,45%, giảm 0,05% so cùng kỳ.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 66,26% tổng số trường, tăng 5,43% so cùng kỳ (tăng 15 trường); số sinh viên trên 10.000 người dân là 185 sinh viên, tăng 10 sinh viên so cùng kỳ. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh

<i>dưỡng 12%, giảm 0,3% so cùng kỳ; số bác sĩ trên 10.000 người dân là 7,8 bác sĩ, tăng 0,5 </i>

bác sĩ so cùng kỳ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 30,7 giường, tăng 1,24 giường

<i>so cùng kỳ; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,50%, tăng 4,09% so cùng kỳ; t̉i </i>

<i>thọ trung bình 75 t̉i. </i>

Xây dựng cơng nhận mới 03 xã nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 29/53 xã, đạt 54,72% tổng số xã, số tiêu chí bình qn 16,5 tiêu chí/xã. Công nhận xã Đại Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Công nhận 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Châu Thành A), 01 đơn vị hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới (thành phố Vị Thanh), nâng tổng số là 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Công nhận mới 03 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

<i><b>c. Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững </b></i>

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 2,65%, tăng 0,69% so cùng kỳ. Tỷ lệ dân số nông thôn được

<i>cấp nước hợp vệ sinh 97% tăng 0,5% so cùng kỳ, đạt 100% KH; tỷ lệ dân số thành thị </i>

được cấp nước sạch 95%, tăng 3% so cùng kỳ. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị 84%, tăng 1% so cùng kỳ, đạt 100% KH; tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

80%, tăng 6,7% so cùng kỳ; tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn 42,85%, tăng 9,55% so cùng kỳ.

<i><b>d. Tình hình sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp </b></i>

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 176 doanh nghiệp và hơn 4.644 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp, những ngành chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng cao so với mức tăng chung của tỉnh là sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất giày dép, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy... Trong năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp so với các năm trước và so KH đề ra, nguyên nhân do một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, bị thua lỗ và phải tạm ngưng hoạt động hoặc giảm sản lượng sản xuất như: Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ; Cơng ty Cổ phần Dầu khí Bình Minh; Cơng ty Cổ phần Minh Phú Hậu Giang...

Tình hình phát triển các khu, cụm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là về cơng tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cho thuê đất để nhà đầu tư triển khai dự án. Tính đến nay các khu cơng nghiệp và cụm công nghiệp tập trung đã thu hút được 53 dự án, tổng mức đầu tư trong nước 71.212 tỷ đồng tăng, ngoài nước 488 triệu USD. Tại các Cụm công nghiệp do UBND các huyện thị xã, thành phố quản lý đến nay đã thu hút được 29 nhà đầu tư thực hiện 29 dự án, tổng vốn đăng ký 3.221 tỷ đồng. Tính chung tồn tỉnh đã thu hút được 82 dự án, tăng 3 dự án so cùng kỳ, tổng mức đầu tư 74.433 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ và vốn ngoài nước 488 triệu USD, tăng 15,9% so cùng kỳ.

<i><b>e. Hoạt động thương mại, dịch vụ </b></i>

Khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,51% so cùng kỳ, giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 tăng 8,7% so cùng kỳ. Chất lượng các dịch vụ từng bước được cải thiện; ước thực hiện năm 2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt gần 38.000 tỷ đồng, bình quân mức tiêu dùng của một người dân đạt 4,3 triệu đồng/tháng, tăng 9% so cùng kỳ.

Hoạt động xúc tiến thương mại đã có chuyển biến tích cực. Tỉnh đã chủ động tham gia và tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư trong nước và khu vực. Tổ chức 31 hội chợ, tham gia kết nối cung cầu sản phẩm với các tỉnh, thành phố. Công tác phát triển hạ tầng thương mại có phát triển, tổng số chợ trên địa bàn tỉnh là 72 chợ, 06 siêu thị hạng 2 và 01 trung tâm thương mại hạng 3.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu ước cuối năm 2019 đạt 1.068 triệu USD, bằng 95,84% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 667 triệu USD, bằng 89,94% so cùng kỳ;

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

kim ngạch nhập khẩu đạt 401 triệu USD, tăng 7,58% so cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu năm 2019 gặp nhiều khó khăn do các rào cản thương mại, nhất là về dư lượng thuốc kháng sinh và truy xuất nguồn gốc trong các sản phẩm chế biến. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể, chuyển hoạt động về nơi khác nên giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp. Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của tỉnh năm 2019, hàng thủy sản chế biến giảm 18% so cùng kỳ, nhưng hàng dệt may tăng 34%, giày dép tăng 25%, sản phẩm gỗ tăng 18%. Trong cơ cấu nhập khẩu, có nhiều mặt hàng tăng mạnh như: giấy tăng 67%, hóa chất tăng 48%, xăng dầu tăng 45%, nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 23%. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục phát triển, các dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, quảng cáo, thương mại... đều có bước phát triển.

<i><b>f. Nơng nghiệp </b></i>

Diện tích gieo trồng lúa cả năm 196.124 ha. Năng suất ước 6,35 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 1.245.387 tấn, tăng 0,47% (bằng 5.823 tấn) so cùng kỳ. Cây mía trồng được 8.147 ha, giảm 2.435 ha so cùng kỳ. Ước năng suất trung bình 105 tấn/ha; sản lượng cả năm ước đạt 856.355 tấn, giảm 18% so cùng kỳ. Công ty CASUCO thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu 4.392 ha, chiếm 49,6% tổng diện tích trồng với sản lượng ký hợp đồng là 301.000 tấn. Cây rau màu: diện tích gieo trồng 21.200 ha, tăng 8% so cùng kỳ, sản lượng

<i><b>265.000 tấn, tăng 8% so cùng kỳ. Cây ăn trái, diện tích 39.330 ha, tăng 8,7% so cùng </b></i>

kỳ (tăng 3.150 ha). Sản lượng ước đạt 370.000 tấn, tăng 8,2% so cùng kỳ.

<i>Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của tình hình </i>

dịch bệnh, đàn heo 80.000 con, giảm 46% so cùng kỳ (tổng số heo chết và tiêu hủy do dịch bệnh 54.914 con); đàn gia cầm 4.172.000 con, tăng 0,9% so cùng kỳ; đàn trâu 1.640 con, tăng 7,7% so cùng kỳ; đàn bò 3.300 con, giảm 8% so cùng kỳ.

<i><b>g. Thủy sản </b></i>

Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá, các mơ hình ni hiệu quả đang được nhân rộng. Tổng diện tích ni thủy sản 7.687 ha, tăng 4,2% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 70.767 tấn, tăng 9,1% so cùng kỳ, trong đó: Sản lượng ni 68.032 tấn (cá tra 35.795 tấn), khai thác nội địa 2.735 tấn.

<i><b>h. Nhóm đất và sử dụng đất </b></i>

Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Hậu Giang có 02 nhóm đất chính là đất phèn và đất phù sa, diện tích của hai nhóm đất này chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh.

<i>Nhóm đất phèn : Có diện tích lớn nhất 67.763ha, chiếm 42,29% diện tích tự nhiên, </i>

phân bố đều trên địa hình trũng thấp và tập trung nhiều ở khu vực phía Tây – Tây nam của

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tỉnh thuộc các huyện Phụng Hiệp (27.000ha), Long Mỹ (22.459ha),Vị Thủy (11.320ha) và Tp. Vị Thanh (4.178 ha).

<i><b>Nhóm đất phù sa: Có diện tích lớn thứ hai xấp xỉ với diện tích đất phèn 45.834ha </b></i>

chiếm 28,64% diện tích tự nhiên, tập trung phía Bắc và Đơng Bắc của tỉnh thuộc các huyện như Phụng Hiệp (11.878ha),Châu ThànhA (9.025ha), Châu Thành (4.362ha), TX. Ngã Bảy (3.692ha) và phân bố rải rác ở các huyện cịn lại.

<i>Nhóm đất mặn: Chỉ có diện tích 6.682 ha, chiếm 4,17% diện tích tự nhiên, chủ yếu </i>

là loại đất mặn ít nên đã được khai thác sử dụng có kết quả, phân bố ở vùng đất có địa hình thấp ven các sơng rạch đang bị nhiễm mặn ở phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, chủ yếu ở huyện Long Mỹ.

<i>Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là: 162.170 ha, </i>

trong đó đất nơng nghiệp 21,051 ha, chiếm 12,98%; đất chưa sử dụng 36 ha, chiếm 0,02%.

<b>1.3 Cơ sở pháp lý và sự cần thiết quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang </b>

<i><b>1.3.1 Các cơ sở pháp lý </b></i>

Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và

<b>Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; </b>

Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính tốn và cơng bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN<small> – </small>WQI);

QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

Quyết định số 445/QĐ.UBND ngày 22 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Hậu Giang vê việc Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới Quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang đến năm 2020”;

Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang năm 2019 đã được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

<i><b>1.3.2 Sự cần thiết phải quan trắc môi trường </b></i>

Tỉnh Hậu Giang nói riêng và đồng bằng sơng Cửu Long nói chung đang cùng cả nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ phát triển kinh tế đang được đẩy mạnh với nhiều hoạt động kinh tế đa dạng, hình thành các khu, cụm cơng nghiệp, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp…Cùng với việc đẩy mạnh phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

kinh tế và quá trình đơ thị hóa cũng đã và đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường; môi trường đô thị và nông thôn ngày càng bị ô nhiễm do nước thải, rác thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của cộng đồng thải ra mơi trường khơng qua xử lý; Ngồi các ơ nhiễm trên thì chất thải trong sản xuất nơng nghiệp cũng góp phần gây ơ nhiễm mơi trường. Mặt khác, tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị tăng nhanh, cùng với việc chưa kiểm soát hết được việc xử lý các chất thải đã làm cho môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước ngày càng ô nhiễm.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thì vấn đề suy thối và ơ nhiễm mơi trường xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do đó, công tác quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng mơi trường tại các khu vực, nơi có nguồn phát sinh chất thải cao như khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung…là cần thiết để nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu khoa học, mang tính liên tục để phục vụ công tác đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng môi trường.

<b>1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước </b>

<i><b>1.4.1 Nghiên cứu ngoài nước </b></i>

<b>Cho et al. (2009) sử dụng phân tích thành phần chính (Principal Component </b>

Analysis, PCA) giải thích sự thay đổi chất lượng nước ở Hồ Yeongsan, Hàn Quốc với 18 chỉ tiêu bao gồm nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD, SS, TC, TN, TP, SD, Chlorophyll-a, EC, NO<small>3</small><sup>-</sup>-N, NH<small>4</small><sup>+</sup>, FIB, PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P, DTN, DTP. Kết quả nghiên cứu đã xác định 05 thành phần chính quan trọng nhất bao gồm khí tượng thủy văn, tải lượng nitơ, phốt-pho, Chlorophyll-

<b>a và vi khuẩn chỉ thị phân FIB quyết định chất lượng nước hồ Yeongsan. Chounlamany et </b>

<b>al. (2017) sử dụng phân tích cụm (Cluster Analysis, CA) và PCA để nghiên cứu chất lượng </b>

nước ở sông Markina, Philippines sử dụng bộ dữ liệu gồm 12 thơng số hóa lý (pH, EC, TDS, TSS, độ đục, DO, COD, BOD, Cl<small>-</small>, NO<small>3</small><sup>-</sup>-N, SO<small>4</small><sup>2-</sup>, PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P) của 05 trạm quan trắc trong 12 tháng. Kết quả nghiên cho thấy việc quan trắc chất lượng môi trường nước sông chỉ cần 04 trạm, 09 thông số chất lượng nước (TDS, Cl<small>-</small>, DO, COD, BOD và PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P) với tần suất 03 tháng trong năm. Kết quả PCA cịn cho thấy nước sơng Marikina ơ nhiễm chủ yếu là từ các nguồn nhân tạo như dinh dưỡng, TSS, độ đục và SO<small>4</small><sup>2- </sup>và yếu tố tự nhiên như sự thay đổi của thời tiết, xói mịn.<b>Tương tự như vậy, Feher et al. (2016) cũng đã sử dụng </b>

CA và PCA để giảm số lượng trạm quan trắc mơi trường nước từ 9 trạm xuống cịn 3 trạm, và chỉ ra 5 nguồn phát sinh ô nhiễm cũng như các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước cần đưa vào thực hiện quan trắc.

<b>Nghiên cứu của Ouyang (2005) đã tiến hàn đánh giá các trạm quan trắc chất lượng </b>

nước sơng bằng phương pháp phân tích thành phần chính. Nghiên cứu này đã áp dụng các kỹ thuật phân tích thành phần chính (PCA) để đánh giá hiệu quả của mạng lưới quan trắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chất lượng nước mặt trong một con sông. Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các trạm quan trắc quan trọng trong việc đánh giá các biến động hằng năm của chất lượng nước. Có 20 trạm quan trắc được sử dụng để theo dõi các thông số lý, hóa, và sinh học trên hạ lưu của sông Staint John, Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy 3 trạm giám sát được xác định là ít quan trọng hơn trong việc giải thích biến động hàng năm của bộ số liệu, và do đó có thể được xem là các trạm phụ.Ngoài ra, kỹ thuật PFA cũng được sử dụng để xác định các thông số chất lượng nước quan trọng. Kết quả cho thấy tổng carbon hữu cơ, carbon hữu cơ hòa tan, tổng nitơ, nitrate và nitrite, orthophosphate, độ kiềm, độ mặn, Mg và Ca là những thông số quan trọng nhất trong việc đánh giá sự thay đổi của chất lượng nước trên sông. Nghiên cứu này cho thấy các kỹ thuật PCA và PFA là các cơng cụ hữu ích để xác định các trạm và thông số quan trắc chất lượng nước mặt quan trọng.

Bên cạnh đó, việc đánh giá chất lượng nước trong khu vực nghiên cứu, các mạng lưới không được thiết kế dựa trên các hướng dẫn của tiêu chuẩn. Số lượng các vị trí lớn hoặc nhỏ trong các mạng lưới quan trắc sẽ gây ra các vấn đề. Do đó, nghiên cứu của

<b>Hosseinimarandi et al. (2014) đã được thực hiên nhằm đánh giá các mạng lưới quan trắc </b>

về sự thay đổi chất lượng nước ngầm của đồng bằng Shib-Kuh ở Tây Nam Iran. Mục đích của nghiên cứu này là cải thiện mạng lưới quan trắc và tiết kiệm chi phí. Trong tầng chứa nước này, các anion hóa học chính của nước ngầm, cation, EC, TDS, TH, SAR và pH được đo trong 20 vị trí. Các phương pháp phân tích cụm thống kê được sử dụng và các quan sát, thơng số và vị trí lấy mẫu được phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy xác suất giảm 25% vị trí quan trắc. Nó cũng cho thấy rằng có thể một số tham số đo đã bị loại bỏ. Phương pháp phân tích cụm là một cách phù hợp để đánh giá chất lượng thành lập cũng như chức năng của các mạng lưới giám sát tài nguyên nước. Thông qua việc áp dụng phương pháp này, số lượng vị trí, thơng số hoặc cả hai yếu tố này có thể được tối ưu hóa và tối ưu hóa này dẫn đến việc nâng cấp các mạng quan trắc.

<i><b>1.4.2 Nghiên cứu trong nước </b></i>

<b>Nguyễn Hồng Thảo Ly và Nguyễn Thanh Giao (2018) đã nghiên cứu “Chất lượng </b>

nước mặt ở các kênh rạch nội đồng tỉnh An Giang, Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2016”. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tại các kênh rạch nội đồng đã ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật. Nguồn nước không phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt và bảo tồn thực vật thủy sinh. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu như DO, BOD, TSS, P-PO<small>4</small><sup>3-</sup>, và coliform trong mùa mưa cao hơn mùa khô. Vấn đề ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật diễn ra trong thời gian dài và chưa có giải pháp xử lý làm cho chất lượng nước suy giảm dẫn đến suy giảm về trữ lượng. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nông nghiệp là hoạt động chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

góp phần làm ơ nhiễm nguồn nước mặt trên các kênh rạch nội đồng bên cạnh các kênh rạch nội đồng. Ngoài ra nghiên cứu này kiến nghị thực hành sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường cần sớm được triển khai để hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt quan trọng của khu vực ĐBSCL.

<b>Nguyễn Thanh Giao (2020) cũng sử dụng PCA và CA đánh giá hệ thống quan trắc </b>

chất lượng môi trường nước mặt sông Hậu sử dụng số liệu quan trắc trong 12 tháng của năm 2018 với các tiêu pH, nhiệt độ, DO, TSS, N-NO<small>3</small><sup>-</sup>, P-PO<small>4</small><sup>3-</sup>, COD và coliform. Kết quả PCA tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều có ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và chất lượng nước mặt trên sông Hậu chịu tác động của nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau. Kết quả CA cho thấy từ 8 điểm quan trắc trên sơng Hậu có thể giảm xuống cịn 3 - 4 điểm, từ 12 lần thu mẫu trong năm xuống cịn 3 - 4 lần giúp giảm chi phí quan trắc.

<b>1.5 Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hậu Giang có vị trí trung tâm nằm ở tiểu vùng sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 160.058,69 ha. Địa hình khá bằng phẳng, hệ thống sơng ngịi chằng chịt và nối liền nhau có tổng chiều dài khoảng 2.300 km, đặc biệt, có vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành chảy dài 2 km. Chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang chịu sự chi phối chính từ sơng Hậu và sơng Cái Lớn. Hòa cùng sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Hậu Giang đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình đơ thị hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Dân số trung bình 733.500 người, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, trên 176 doanh nghiệp và hơn 4.644 cơ sở sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh. Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản cũng phát triển mạnh với 196.124 ha

<b>diện tích lúa gieo trồng cả năm; ni trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá (Cục thống </b>

<b>kê tỉnh Hậu Giang, 2019). Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế vượt bật, đơ thị hóa thiếu </b>

kiểm sốt đã đặt ra nhiều thách thức trong đó có vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Nước cần thiết cho sự sống; điều này đã được chứng minh rằng nước có chất lượng

<b>tốt là một thành phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững (Bartram et al., </b>

<b>1996). </b>Do đó, việc đánh giá chất lượng nước sông là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và đời sống thủy sinh.Tuy nhiên, do sự thay đổi không gian và thời gian của chất lượng nước thường sẽ gây khó khăn cho việc xác định một chương trình quan trắc cung cấp ước tính đại diện và đáng tin cậy về chất lượng nước mặt tiếp tục

<b>mơ hồ (Dixon và Chiswell, 1996). Quan trắc chất lượng nước là nhiệm vụ quan trọng để </b>

quản lý duy trì chất lượng nước phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thường số lượng điểm quan trắc và thời gian và thông số quan trắc là một vấn đề thách thức. Đối với việc quan trắc chất lượng mơi trường nước mặt, các chỉ tiêu lý-hóa học và sinh học

<b>có thể được lựa chọn (Cao et al., 2007; Wijeyaratne and Kalaotuwave, 2017; Giao, </b>

<b>2019; Giao and Nhiên, 2020). Các chỉ tiêu lý hóa học bao gồm nhiệt độ, pH, tổng chất rắn </b>

lơ lửng (TSS), độ đục, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), ammonia (NH<small>4</small><sup>+</sup>-N), orthophosphate (PO<small>4</small><sup>3-</sup>-P), kim loại nặng (Fe, Al, Mn, Cr, Cd), chloride (Cl<small>-</small>), sulfate (SO<small>4</small><sup>2-</sup>), thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh hay các yếu tố

<b>sinh học như E. coli, coliform (MPN/100mL) (Cho et al., 2009; Chounlamany et al., </b>

<b>2017; Zeinalzadeh and Rezaei, 2017). Việc lựa chọn chỉ tiêu quan trắc, vị trí quan trắc </b>

chất lượng môi trường nước mặt ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào kinh phí và đặc

<b>điểm của các nguồn phát sinh chất ô nhiễm (Cao et al., 2007; MONRE, 2012). Trong khi </b>

đó, trên thế giới phương pháp phân tích đa biến bao gồm được ứng dụng rộng rãi để đánh

<b>giá chất lượng nước (Chounlamany et al., 2017; Zeinalzadeh and Rezaei, 2017) bao gồm đánh giá biến động chất lượng nước sông, hồ (Cho et al., 2009; Chounlamany et al., </b>

<b>2017). Phương pháp phân tích đa biến cịn được sử dụng để nhận dạng nguồn phát sinh chất </b>

ô nhiễm, đánh giá tính hiệu quả của mạng lưới quan trắc bao gồm vị trí, tần suất và chỉ tiêu

<b>quan trắc (Vega et al., 1998; Singh et al., 2005; Ouyang, 2005; Chounlamany et al., </b>

<b>2017; Zeinalzadeh and Rezaei, 2017; Giao, 2020). Trong số các phương pháp, CA và </b>

PCA đã được sử dụng rộng rãi, có khả năng phát hiện sự tương đồng giữa các mẫu và/hoặc

<b>thông số môi trường (Wenning và Erickson 1994; Battegazzore và Renoldi 1995; </b>

<b>Voutsa et al. 1995; Wang et al. 2006; Mendiguchia et al. 2007). </b>Kỹ thuật CA và PCA đã được áp dụng để đánh giá sự phân bố của các loại biến động mực nước khác nhau nhằm xác định xem có thể đo ít vị trí hơn hay không trong khi vẫn đạt được các mục tiêu giám

<b>sát dài hạn hiệu quả tại bốn địa điểm nghiên cứu nhỏ ở Hoa Kỳ (Winter et al. 2000). </b>

Từ những nghiên cứu trên cho thấy phương pháp thống kê đa biến có thể được sử dụng để đánh giá mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, thời gian quan trắc, vị trí quan trắc và thơng số quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu là thơng tin quan trọng để hồn thiện hệ thống các vị trí, chỉ tiêu và thời gian quan trắc chất lượng nước tỉnh Hậu Giang.

<b>1.6 Mục tiêu nghiên cứu </b>

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, và thống kê đa biến để đánh giá chất lượng, thơng số và vị trí quan trắc mơi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018 và 2019.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>1.7 Nội dung nghiên cứu </b>

<b>- Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2018 và 2019 thông </b>

qua các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng (TSS), oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), ammonia (NH<small>4</small><sup>+</sup>-N), nitrite (NO<small>2</small><sup>-</sup>-N), nitrate (NO<small>3</small><sup>-</sup>-N), orthophosphate (PO<small>4</small><sup>3-</sup> -P), coliforms, và sắt (Fe). Chất lượng nước mặt được đánh giá so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

- Ứng dụng thống kê đa biến bao gồm phân tích cụm (CA), phân tích thành phần chính (PCA) nhằm đánh giá vị trí quan trắc và xác định các thông số quan trắc chất lượng nước quan trọng trong chương trình Quan trắc mơi trường tỉnh Hậu Giang năm 2018 và 2019 sử dụng số liệu trung bình của các chỉ tiêu đề cập bên trên.

<b>1.8 Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.8.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b></i>

Nghiên cứu được thực hiện trên 17 tuyến sông/kênh thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2018-2019.

<i><b>1.8.2 Giới thiệu về phương pháp thu thập và phân tích số liệu </b></i>

Số liệu được thu thập tại 38 vị trí quan trắc chất lượng mơi trường nước tỉnh Hậu Giang vào năm 2019. Trong đó 33 vị trí trên các kênh rạch tỉnh Hậu Giang và 6 vị trí sơng Hậu chảy qua thuộc Hậu Giang. Các vị trí được quan trắc trên các kênh rạch như, Kênh Xà No (từ XN1 đến XN7), kênh Xáng Nàng Mau (từ NM8 đến NM12), Sông Ba Láng (BL13, BL14, BL15), Kênh Cái Côn (CCO16, CCO17, CCO18), Kênh Cái Dầu (CD19, CD20), Kênh Lái Hiếu (LH21, LH22), chợ Vĩnh Viễn (VV23), Vàm Cái Cui (CC24), Vàm Mái Dầm (MD25), Kênh Cựa Gà (CG26), Kênh Búng Tàu (BT27), Kênh Mang Cá (MC28), Kênh Xẻo Xu (XX29), Chợ Kinh Cùng (KC30), Kênh Cái Lớn (CL31), Kênh Hậu Giang 3 (HG32), và sông Hậu thuộc Hậu Giang (SH33, SH34, SH35, SH36, SH37, SH38). Trong đó, các kênh như kênh xáng Nàng Mau, Xáng Xà No, Vàm Cái Cui, kênh Cái Côn, Sông Ba Láng, Vàm Mái Dầm và kênh Cái Dầu là các nhánh sơng chính của sơng Hậu vào địa

<b>phận Hậu Giang. Sơ đồ vị trí thu thập số liệu quan trắc được trình bày trong Hình 2 và </b>

<b>Bảng 1. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Hình 2. </b><i><b>Vị trí thu mẫu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 1. </b><i><b>Mơ tả chi tiết đặc điểm vị trí thu mẫu </b></i>

Đánh giá chất lượng nước mặt ở vị trí giao giữa 2 sơng lớn tại Vị Thanh: sông Cái Tư và Kênh xáng Xà No. Đây là khu vực tiếp giáp với các nhánh sông thuộc tỉnh Kiên Giang, nên có thể gây việc thốt nước chậm vì vậy ảnh hưởng các nguồn thải trên cả 2 tỉnh.

2 XN2 9<sup>0</sup>45<sup>’</sup>01.7<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>24<sup>’</sup>47.4<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Xà No, cách Xí nghiệp đường Vị Thanh 50m

Vị trí quan trắc này đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hoạt động của chợ, dân cư sinh sống và một phần từ hoạt động sản xuất của xí nghiêp đường đối với chất lượng nước mặt khu vực xung quanh.

3 XN3 9<sup>0</sup>47<sup>’</sup>18.7<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>28<sup>’</sup>20.4<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Xà No, gần nhà máy nước Vị Thanh

Vị trí quan trắc nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của việc xả thải của khu dân cư sinh sống dọc kênh và các hoạt động phát triển đô thị trong thành phố Vị Thanh đến chất lượng nguồn nước mặt kênh Xáng Xà No. Điểm này cũng gần nhà máy nước Vị Thanh., quan trắc tại đây để phản ánh kịp thời diễn biến của nguồn nước cấp tại khu vực nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân khi sử dụng.

4 XN4 9<sup>0</sup>50<sup>’</sup>68.6<sup>’’</sup> 105<sup>0</sup>32<sup>’</sup>06.5<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Xà No, gần UBND xã Vị Thanh

Nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước dưới tác động của các hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, trồng lúa…) và sinh hoạt dân cư nông thôn

5 XN5 9<sup>0</sup>53<sup>’</sup>22.2<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>34<sup>’</sup>97.9<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Xà No chợ Bảy Ngàn

Kiểm tra chất lượng nước nhánh kênh Xáng Xà No gần huyện Vị Thủy, khảo sát những tác động từ sinh hoạt khu vực chợ, tuyến dân cư TT Bảy Ngàn và các hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

động nông nghiệp xung quanh.

6 XN6 9<sup>0</sup>55<sup>’</sup>69.1<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>37<sup>’</sup>76.4<sup>’’ </sup>

Kênh xáng Xà No, gần chợ Một Ngàn

Theo dõi diễn biến chất lượng nước tại nhánh kênh Xáng Xà No dưới ảnh hưởng của hoạt động giao thông đường thủy và lượng xả thải từ khu vực chợ và dân cư tại TT Một Ngàn.

7 XN7 9<small>0</small>57<sup>’</sup>01.5<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>39<sup>’</sup>36.8<sup>’’ </sup>

Ngã 3 sông Cái Răng – kênh Xáng Xà No, xã Nhơn Nghĩa A

Điểm quan trắc tại vị trí này nhằm xem xét tác động của các nguồn thải tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại CCN Nhơn Nghĩa A, các hoạt động giao thông đường thủy tuyến Hậu Giang – Cần Thơ

8 NM8 9<sup>0</sup>42<sup>’</sup>03.6<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>28<sup>’</sup>49.0<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Nàng Mau – chợ xã Vĩnh Thuận Tây

Là khu vực chợ và dân cư nông thôn Vị Thủy, tiếp giáp thị xã Long Mỹ, do vùng có tiềm năng nuôi trồng thủy sản quy mô (cá rô đầu vuông), nên các hoạt động này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt.

9 NM9 9<sup>0</sup>45<sup>’</sup>06.0<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>32<sup>’</sup>07.6<sup>’’ </sup>

Ngã tư Kênh Xáng Nàng Mau, TT Nàng Mau

Nhằm đánh giá chất lượng nước mặt gần TT. Nàng Mau nơi có mật độ dân cư cao và ảnh hưởng nước thải từ hoạt động của chợ. Mặt khác cũng theo dõi chất lượng nước từ khu vưc tiếp giáp giữa kênh Xáng Nàng Mau với kênh thủy lợi khác.

10 NM10 9<sup>0</sup>49<sup>’</sup>02.6<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>35<sup>’</sup>20.3<sup>’’ </sup>

Kênh Xáng Nàng Mau, chợ xã Vĩnh Tường

Nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực chợ và nước thải từ các kênh rạch sản xuất nông nghiệp xã Vĩnh Tường.

11 NM11 9<sup>0</sup>50<sup>’</sup>09.1<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>41’53.5<small>’’ </small>

Ngã tư kênh Xáng Nàng Mau – kênh Đông Lợi

Nhằm đánh giá nguồn nước mặt tại khu đô thị, dân cư nông thôn nằm trên trục giao thông đường thủy chính, chịu ảnh hưởng từ hoạt động nơng nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. 12 NM12 9<sup>0</sup>52<sup>’</sup>06.5<sup>’’ </sup>

105<small>0</small>46’24.8<small>’’ </small> Kênh Xáng Nàng Mau

Điểm này phản ánh chất lượng nước tại khu vực chợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

gần chợ Cầu Trắng Lớn

nông sản của huyện. nơi tập trung buôn bán nông sản lớn. tấp nập, có nhiều ghe tàu qua lại.

13 BL13 9053’48.8’’ 105<sup>0</sup>39’52.6’’

Nhánh sơng Ba Láng, chợ Rạch Gịi

Đánh giá nguồn nước mặt tại khu vực chợ và dân cư tại thị trấn trung tâm ven sông rạch chịu tác động từ các công ty chế biến thủy sản. hoạt động chợ và sinh hoạt dân cư ven sông.

14 BL14 9<sup>0</sup>55<sup>’</sup>27.6<sup>’’</sup> 105<sup>0</sup>43<sup>’</sup>18.9<sup>’’ </sup>

Ngã 4 sông Ba Láng – chợ Cái Tắc, TT Cái Tắc

Xây dựng điểm quan trắc tại đây để giám sát. đánh giá những tác động của các nguồn thải từ chợ Cái Tắc và các khu dân cư lân cận.ảnh hưởng từ nước thải của KCN Tân Phú Thạnh đến nguồn nước mặt.

15 BL15 9<sup>0</sup>58<sup>’</sup>03.8<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>44<sup>’</sup>10.3<sup>’’ </sup>

Nhánh sông Ba Láng, bến đò số 10

Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp, thủy sản, nước thải từ bệnh viện số 10.

16 CCO16 9<sup>0</sup>55<sup>’</sup>95.1<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>53’37.2<small>’’ </small> Vàm Cái Côn, TT. Mái Dầm

Đây là vị trí tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng nên đây cũng là giao điểm của các nguồn thải của 2 tỉnh. Điểm quan trắc tại đây giúp kiểm soát nguồn nước chịu tác động từ các nhà máy: sản xuất thiết bị xử lý nước thải. sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện tử - thông tin – viễn thông…tại CCN Phú Hữu A – GĐ2. Nước tại khu vực có thể bị ô nhiễm bởi hàm lượng dầu khoáng, các chất vô cơ, kim loại nặng…rất cao và lượng nước thải từ khu dân cư đơ thị Cái Cơn ở tỉnh Sóc Trăng.

17 CCO17 9<sup>0</sup>45<sup>’</sup>37.3<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>49’11.9<small>’’ </small>

Kênh Cái Côn, gần nhà lồng chợ Ngã Bảy

Vị trí quan trắc tại đây nhằm đánh giá tác động đến môi trường nước của chợ Ngã Bảy, là một trong những chợ lớn của tỉnh.

18 CCO18 9<small>0</small>47<sup>’</sup>52.9<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>49’05.6<small>’’ </small> Điểm quan trắc này nhằm đánh giá sự tác động từ hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Kênh Ba Ngàn – kênh Cái Côn

động của dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất của Nhà máy đường ảnh hưởng đến nguồn nước của khu vực.

19 CD19 9<small>0</small>55<sup>’</sup>60.7<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>48’06.6<small>’’ </small>

Kênh Cái Dầu, gần chợ Ngã Sáu, TT Ngã Sáu

Điểm quan trắc được chọn nhằm đánh giá tác động của lượng xả thải từ hoạt động khu vực chợ trung tâm của TT Ngã Sáu (hàng tiêu dùng, nông sản và thiết bị công nghiệp liên quan, theo định hướng sẽ phát triển thành chợ hậu cần của các K/CCN của huyện), sinh hoạt dân cư đến chất lượng nguồn nước mặt.

20 CD20 9<sup>0</sup>57<sup>’</sup>41.1<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>50’63.6<small>’’ </small>

Vàm Cái Dầu, TT. Mái Dầm

Là khu vực tiếp giáp với 3 K/CCN: KCN sông Hậu, CCN Phú Hữu (GĐ3), CCN Đông Phú, nên chịu ảnh hưởng ô nhiễm chung từ nhiều nguồn. Nguồn nước tại đây có thể bị ô nhiễm hữu cơ, cặn lơ lửng, dầu mỡ rất nghiêm trọng từ nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là các nhà máy chế biến thủy hải sản với quy mô công suất lớn đang hoạt động tại đây vì vậy, chất lượng nước mặt tại đây phải được theo dõi chặt chẽ nhằm giúp các cơ quan chức năng có những xử lý, khắc phục kịp thời.

21 LH21 9<sup>0</sup>43<sup>’</sup>38.2<sup>’ </sup> 105<sup>0</sup>37’09.0<small>’’ </small>

Ngã 3 kênh Lái Hiếu – kênh Cái Cao

Đánh giá nguồn nước mặt tại khu dân cư và vùng nông nghiệp nông thôn Phụng Hiệp, giáp thị xã Long Mỹ, một phần nước thải ra từ khu tập trung nuôi trồng thủy sản Phương Bình.

22 LH22 9<sup>0</sup>46<sup>’</sup>43.5<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>44’06.2<small>’’ </small>

Ngã 4 kênh Lái Hiếu,gần chợ Cây Dương, TT Cây Dương

Đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực chợ và khu dân cư tại TT Cây Dương, trung tâm đô thị hành chính của huyện Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, điểm quan trắc này cũng nằm gần trục giao thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

đường thủy giữa kênh Lái Hiếu và sơng Ngang, nên có nhiều thuyền bè qua lại cũng góp phần gây ô nhiễm đến nguồn nước khu vực.

23 VV23 9<sup>0</sup>39<sup>’</sup>53.48<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>27’55.05<small>’’ </small>

Chợ Vĩnh Viễn – huyện Long Mỹ

Quan trắc tại đây để giám sát, đánh giá những tác động của các nguồn thải từ chợ và các khu dân cư lân cận ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

24 CC24 9<small>0</small>58<sup>’</sup>43.0<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>49’69.6<small>’’ </small>

Vàm Cái Cui, xã Đơng Phú

Vị trí này nhằm đánh giá tác động của các nguồn gây ô nhiễm tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp của KCN Sơng Hậu. Bên cạnh đó đây là vị trí tiếp giáp với Thành phố Cần Thơ. khu vực Cảng Cái Cui có lượng tàu thuyền ra vào cảng tương đối lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

25 MD25 9<sup>0</sup>56<sup>’</sup>92.0<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>52’26.2<small>’’ </small> Vàm Mái Dầm. TT. Mái Dầm

Đây là vị trí quan trắc thuộc ranh giới đường thủy giữa 2 K/CCN: Sông Hậu đợt 1 – GĐ3 (2010 - 2015) và Phú Hữu. Vị trí trên được chọn nhằm giúp kiểm soát ảnh hưởng các nguồn ô nhiễm đối với chất lượng nước mặt tại khu vực, ngồi ra cịn đánh giá những tác động từ hoạt động nuôi cá da trơn trên 1 phần khúc sơng. Ngồi ra vị trí này cũng là nơi tiếp giáp giữa Sông Hậu và nhánh kênh có dịng chảy từ Thị trấn Ngã Sáu ra Sông Hậu nên cần được theo dõi chất lượng nước trước khi hòa vào dòng chảy Sông Hậu và ngược lại.

26 CG26 9<small>0</small>42<sup>’</sup>18.6<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>34’11.9<small>’’ </small>

Kênh Cựa Gà, gần cầu Long Bình – phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ

Quan trắc khu vực này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hoạt động dân cư sinh sống và một phần từ hoạt động nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất đối với chất lượng nước mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

27 BT27 9<sup>0</sup>47<sup>’</sup>52.9<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>49’05.6<small>’’ </small>

Kênh Búng Tàu, gần NMĐ Phụng Hiệp

Điểm quan trắc này nhằm đánh giá sự tác động từ hoạt động của dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất của Nhà máy đường ảnh hưởng đến nguồn nước của khu vực.

28 MC28 9<sup>0</sup>48<sup>’</sup>03.4<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>51’15.9<small>’’ </small> Kênh Mang Cá – TX. Ngã Bảy

Là điểm tiếp giáp giữa TX. Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng, đánh giá những ảnh hưởng tới nguồn nước tại khu vực cửa ngõ thông thương giữa 2 tỉnh.

29 XX29 9<small>0</small>38<sup>’</sup>55.1<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>41’05.9<small>’’ </small>

Kênh Xẻo Xu, Phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ

Đánh giá chất lượng nước tại vùng tiếp với tỉnh Sóc Trăng và ảnh hưởng ơ nhiễm nguồn nước từ khu vực trồng lúa trên địa bàn, cũng như những tác động từ khu vực đô thị thuộc phường Trà Lồng.

30 KC30 9<sup>0</sup>48<sup>’</sup>00.4<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>38’32.1<small>’’ </small>

Gần chợ Kinh Cùng, TT Kinh Cùng

Đánh giá sự tác động của nguồn nước khu vực chợ và dân cư ven sông rạch nhỏ của TT. Kinh Cùng.

31 CL31 9<small>0</small>41<sup>’</sup>05.2<sup>’’ </sup> 105<small>0</small>33’10.8<small>’’ </small>

Nhánh sông Cái Lớn, gần NMĐ Cồn Long Mỹ Phát

Đánh giá sự tác động của Nhà máy đường Cồn Long Mỹ Phát đến môi trường nước mặt và tác động từ nguồn nước thải chợ, sinh hoạt từ dân cư tại trung tâm thị xã Long Mỹ.

32 HG32 9<sup>0</sup>43<sup>’</sup>43.2<sup>’’ </sup> 105<sup>0</sup>41’58.6<small>’’ </small>

Kênh Hậu Giang 3, Cạnh Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, xã Phương Bình

Đây là khu bảo tồn lớn nhất trên địa bàn tỉnh, việc đánh giá nguồn nước, thủy sinh, trầm tích tại đây có ý nghĩa quan trọng đến việc theo dõi những diễn biến mơi trường tại vùng có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng của tỉnh.

33 SH33 9°56′15.14″ 105°8′30.19″

Trên sơng Hậu, phía thượng nguồn vàm sông Mái Dầm

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

34 SH34 9°56′47.88″ 105°7′45.70″

Trên sơng Hậu, phía thượng nguồn vàm sơng Mái Dầm

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

35 SH35 9°57′16.17″ 105°7′7.59″

Trên sông Hậu, đoạn từ vàm Mái Dầm đến vàm Cái Côn

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

36 SH36 9°57′44.23″ 105°6′32.25″

Trên sông Hậu, đoạn từ vàm Mái Dầm đến vàm Cái Côn

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

37 SH37 9°58′14.40″ 105°5′59.42″

Trên sông Hậu, đoạn từ vàm Mái Dầm đến vàm Cái Côn

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

38 SH38 9°58′42.46″ 105°5′32.26″

Trên sông Hậu. đoạn từ vàm Mái Dầm đến vàm Cái Côn

Quan trắc tác động từ nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt trên sông Hậu

<b>Mẫu nước mặt được thu theo hướng dẫn của TCVN 6663-6:2018 chất lượng nước </b>

– lấy mẫu vào các thời điểm tháng 3 (cuối mùa khô), tháng 5 (đầu mùa mưa), tháng 8 (cuối

<b>mùa mưa) và tháng 10 (đầu mùa khô). Các mẫu nước được thu theo hướng dẫn của TCVN </b>

<b>6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) - hướng dẫn thu mẫu đối với sông và suối. Mẫu nước </b>

được thu ở giữa dòng (điều này phụ thuộc vào độ rộng của kênh) với độ sậu 30 cm dưới lớp nước mặt. Tại mỗi vị trí, ba mẫu đơn được trộn đều và tiến hành thu mẫu gộp. Dụng cụ thu mẫu bao gồm chai nhựa 2 lít có nút vặn và trán ít nhất 3 lần bằng nguồn nước tại vị trí thu mẫu trước khi tiến hành thu mẫu. Riêng đối với chỉ số coliform, mẫu được thu bằng dụng cụ chuyên dụng (lọ thủy tinh) đã được tiệt trùng ở 175<small>0</small>C trong khoảng 2 giờ. Có tổng cộng 12 chỉ tiêu đã được phân tích để đánh giá chất lượng nước bao gồm pH, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng (TSS), oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), ammonia (NH<small>4</small><sup>+</sup>-N), nitrite (NO<small>2</small><sup>-</sup>-N), nitrate (NO<small>3</small><sup>-</sup>-N), orthophosphate (PO<small>4</small><sup>3-</sup> -P), coliforms, và sắt (Fe). Các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, DO được đo tại hiện trường bằng máy đo cầm tay Hanna HI 8224 (Rumani) và Milwwaukee SM 600 (Rumaini) theo quy định của

<b>TCVN 6942:2011 (ISO 10523:2008) và TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012), các chỉ tiêu </b>

còn lại được thu, bảo quản, vận chuyển, phân tích tại phịng thí nghiệm Trung Tâm quan

<b>trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang bằng các phương pháp chuẩn (APHA, </b>

<b>1998). </b>

</div>

×