Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

NGÔ THỊ THÚY NGỌC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

NGÔ THỊ THÚY NGỌC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH
Ngành: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã ngành: 8 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của
tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kì cơng trình nào khác. Các thơng tin, số liệu trích
dẫn trong q trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thúy Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hồng, người
đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận được sự chỉ đạo, động viên, đóng
góp ý kiến của các thầy cơ, các nhà khoa học trong Khoa Địa lí, sự chỉ đạo động viên
của các thầy cô trong Khoa Sau đại học. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn
trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả
được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh, Sở Giáo
dục và đào tạo Bắc Ninh, đã cung cấp cho tác giả có được các nguồn tài liệu
nghiên cứu.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình của các bạn
đồng nghiệp, các bạn cùng khóa học trong lớp Cao học Địa K24 đã đóng góp ý kiến,
những người thân trong gia đình đã tạo mọi thời gian cho tác giả hoàn thành luận văn

đúng tiến độ.
Tuy nhiên, nội dung trình bày trong luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ, các nhà khoa
học và các bạn.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thúy Ngọc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các hình ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục tiêu .....................................................................................................................2
3. Nhiệm vụ....................................................................................................................2
4. Giới hạn đề tài ............................................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................................5
7. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 7
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ....................................................................9
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................9

1.1.1. Khái niệm về mơi trường và phát triển bền vững ................................................9
1.1.2. Khái niệm cơ bản về nước .................................................................................11
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước và các tác nhân gây ô nhiễm .....................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................18
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam ...................................................18
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt vùng Đồng bằng sông Hồng .........................23
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TỈNH BẮC NINH ......................................................................................................25
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước mặt ............................... 25
2.1.1. Nhân tố tự nhiên ................................................................................................ 26

iii


2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội .....................................................................................32
2.2. Các thơng số và tiêu chuẩn cho phép phân tích chất lượng môi trường nước mặt ......18
2.3. Thực trạng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh ..................................................38
2.3.1. Thực trạng môi trường nước mặt trong các khu vực sơng, ngịi .......................38
2.3.2. Thực trạng môi trường nước trên các kênh mương nội đồng ............................ 42
2.3.3. Thực trạng môi trường nước mặt tại nguồn tiếp nhận nước thải của các
khu, cụm công nghiệp ..................................................................................................45
2.3.4. Hiện trạng môi trường nước mặt khu vực làng nghề .........................................47
2.3.5. Thực trạng môi trường nước mặt khu đô thị. ....................................................49
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................52
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ...53
3.1. Nhận định chung ...................................................................................................53
3.2. Xây dựng bản đồ đánh giá mức độ ô nhiễm mơi trường nước mặt ......................55
3.3. Ngun nhân chính gây ô nhiễm nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh ............................... 56

3.3.1. Địa hình..............................................................................................................56
3.3.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................... 56
3.3.3. Chất thải công nghiệp ........................................................................................57
3.3.4. Chất thải của các làng nghề truyền thống .......................................................... 57
3.3.5. Hóa chất nơng nghiệp ........................................................................................58
3.3.6. Chất thải sinh hoạt ............................................................................................. 59
3.3.7. Chất thải bệnh viện ............................................................................................ 60
3.4. Một số giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh .....61
3.4.1. Sự cần thiết phải bảo vệ và kiểm soát nguồn nước mặt ....................................61
3.4.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước mặt tỉnh Bắc Ninh ........62
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................69
KẾT LUẬN .................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ph

: Chỉ số xác định tính chất hóa học của nước: độ axit hay bazơ

DO

: Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v...)

TSS


: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, TSS có thể bao gồm bùn,
thực vật và động vật mục nát, chất thải công nghiệp, rác thải.

BOD : (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ
COD : (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QCCP : Quy chuẩn cho phép
KCN : Khu công nghiệp.
CCN : Cụm công nghiệp.
TP

: Thành Phố

VSMT: Vệ sinh môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐHKHTN: Đại học khoa học tự nhiên
ĐHQGHN: Đại học quốc gia Hà Nội
NCn: Nước cơng nghiệp
S: Sơng ngịi
K: Kênh mương
A: Ao
Đ: Đơ thị
ĐTH: Đơ thị hóa
HĐH: Hiện đại hóa

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, mức A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) ..................................................18
Bảng 2.2. Kết quả quan trắc một số chỉ số trên sơng, ngịi tỉnh Bắc Ninh năm 2017 ........... 39
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc một số chỉ số trên kênh mương tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ......... 43
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc một số chỉ số môi trường nước tại KCN, CCN tỉnh
Bắc Ninh năm 2017 ...................................................................................46
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc một số chỉ số môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh năm 2017 ...................................................................................48
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc một số chỉ số tại khu đô thị tỉnh Bắc Ninh năm 2017....50
Bảng 3.1. Thang điểm đánh giá chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước sinh hoạt ..... 55

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước sông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, năm 2017............................................................................39
Hình 2.2. Biểu đồ nồng độ BOD, COD tại các điểm quan trắc trên các sơng, ngịi
tỉnh Bắc Ninh, năm 2017............................................................................40
Hình 2.3. Sơ đồ các điểm quan trắc môi trường nước tại các kênh mương trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2017 .....................................................................43
Hình 2.4. Biểu đồ nồng độ BOD, COD trên các kênh mương tỉnh Bắc Ninh,
năm 2017 ......................................................................................... 44
Hình 2.5. Sơ đồ các điểm quan trắc môi trường nước nguồn tiếp nhận nước thải của các
khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ............. 45
Hình 2.6. Biểu đồ nồng độ BOD, COD tại các điểm quan trắc môi trương nước

KCN, CCN tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ........................................................46
Hình 2.7. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước làng nghề trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ............................................................... 48
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện BOD, COD ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ...49
Hình 2.9. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước mặt tại khu đô
thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ..................................................50
Hình 2.10. Biểu đồ nồng độ BOD, COD khu vực đơ thị tỉnh Bắc Ninh, năm 2017 ...51
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh,
năm 2017 ....................................................................................................56

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay ơ nhiễm mơi trường là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu,
nhiều quốc gia đang phải đối mặt với sự suy giảm mạnh mẽ chất lượng của môi
trường sống. Trong thực tế, lợi ích kinh tế và lợi ích mơi trường ln trái ngược nhau,
nên việc dung hịa mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển, giữa hiện tại và tương lai
là vấn đề thách thức lớn đối với loài người.
Trong tất cả các nguồn tài nguyên mà con người sử dụng thì nước là nguồn
tài nguyên quan trọng nhất. Nước góp phần điều hịa khí hậu, nước là dung mơi lý
tưởng để hịa tan và phân bố các chất vô cơ, là nguồn dinh dưỡng cho giới thủy sinh,
các loài động thực vật trên cạn, dưới nước và cho cả con người, do vậy nước quyết
định đến sự sống của sinh vật trên trái đất. Trong các hoạt động sản xuất của con
người, nước là điều kiện không thể thiếu, có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình sản
xuất của nhiều ngành công nghiệp, là tiền đề ra đời của các nền văn minh từ thời cổ
đại… Nước là tài ngun vơ tận, nhưng chính sự phát triển của xã hội loài người, sự
tăng nhanh về dân số và sản xuất đã làm môi trường nước ngày càng bị đe dọa, gây
ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đối với sự sống của con người.

Trước thực trạng hiện nay khi môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng nề, vấn
đề bảo vệ tài nguyên nước đã trở thành nội dung chính, thậm chí trở thành vấn đề
tranh cãi xung đột gay gắt trên các diễn đàn quốc tế cũng như trong khu vực. Vì vậy,
dù ở cấp tồn cầu, khu vực, quốc gia hay đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn thì vấn đề bảo vệ
mơi trường nước cũng cần được nghiên cứu một cách toàn diện và đưa ra những giải
pháp hợp lý.
Bắc Ninh là một tỉnh đông dân thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc - vùng được ưu tiên đầu tư và phát triển, với những chính
sách kinh tế mới, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ trong những
năm gần đây. Bắc Ninh đã có sự thay đổi lớn về kinh tế, tuy nhiên chất lượng mơi
trường nói chung, mơi trường nước mặt nói riêng đã có sự suy giảm nghiêm trọng,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Đứng trước hiện
trạng đó, đã có nhiều chương trình bảo vệ mơi trường nước được thực hiện, nhưng

1


hiệu quả thực sự chưa cao, tầm ảnh hưởng chưa sâu rộng như mục tiêu đã đề ra. Vấn
đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm
đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục cho hợp lý, vì
vậy tơi lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh ”
2. Mục tiêu
Nhằm làm sáng rõ thực trạng chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc
Ninh. Xác định được các nhân tố tác động đến chất lượng môi trường nước mặt,
trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
nước mặt tỉnh Bắc Ninh.
3. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu trên, cần thực hiện được những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về thực trạng mơi trường nước mặt.
- Thu thập và phân tích xử lý số liệu để làm nổi bật đặc điểm hiện trạng môi

trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh.
- Khảo sát thực tế để tìm ra được những nguyên nhân gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường nước mặt tại địa phương.
- Kiến nghị một số giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt tại Bắc Ninh và một
số định hướng phát triển bền vững trong tương lai.
4. Giới hạn đề tài
- Phạm vi không gian: do nguồn nước luôn lưu thông, nên nguồn nước mặt trên
địa bàn tỉnh nằm trong mối quan hệ trực tiếp với nguồn nước ngầm, nước mưa trong tỉnh
và có quan hệ chặt chẽ với nguồn nước các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu
vực thượng nguồn, nhưng đề tài chỉ đề cập đến thực trạng môi trường nước mặt tỉnh Bắc
Ninh, những nguồn thải phát sinh trong địa bàn tỉnh gây nên thực trạng này, trong đó chú
trọng hơn đối với những khu vực kinh tế phát triển.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Môi trường nước mặt trên các sông, hồ, ao, kênh mương.
+ Các hoạt động kinh tế xã hội tác động đến môi trường nước: sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt…, chú trọng những khu vực kinh tế phát triển.
- Phạm vi thời gian: số liệu sử dụng năm 2017.

2


5. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay vấn đề tài nguyên và môi trường giành được sự quan tâm đặc biệt bởi sự
thay đổi theo hướng tiêu cực của nó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Hàng triệu
người dân ở các nước đang phát triển trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ơ
nhiễm và khan hiếm nước sinh hoạt, đối với Việt Nam, chất lượng nguồn nước trên mặt
bị suy thoái cũng đã và đang là vấn đề thời sự được chú trọng hàng đầu.
Những nghiên cứu có liên quan đến ơ nhiễm nguồn tài nguyên nước nói chung
và nước mặt nói riêng đã xuất hiện từ rất sớm và được thể hiện trong nhiều cơng trình
nghiên cứu khoa học, các dự án và báo cáo.

Cấp quốc gia, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về tình trạng ơ
nhiễm mơi trường nước, tiêu biểu như:
- Nghiên cứu môi trường nước thải, nước bề mặt, trầm tích ao hồ, đất, chất thải
rắn khu vực Cơng ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Đây là đề tài nhánh
thuộc đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức
khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư khu vực Cơng ty Supe Phốt phát và Hóa chất
Lâm Thao, đề xuất giải pháp khắc phục”. Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường. Chủ nhiệm đề tài: TS Nghiêm Trung Dũng. Thời gian thực
hiện 2007-2010.
- Đề tài nghiên cứu “Nguy cơ tăng cao ô nhiễm asen trong nước ngầm ở Việt
Nam do việc khai thác nước tầng sâu trong hơn một thế kỉ” do nhóm các nhà khoa
học Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững, Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN, TS. Phạm Thị Kim Trang và TS. Lenny Winkel, Viện Khoa
học công nghệ nước, Liên bang Thuỵ Sĩ làm trưởng nhóm. Đây là cơng trình có giá
trị khoa học và tính ứng dụng cao trong quản lí và khai thác nước ngầm bền vững.
Cấp khu vực, nghiên cứu về môi trường nước ở Đồng bằng sơng Hồng, do đây
là khu vực có quy mơ và mật độ dân số cao nhất cả nước, là vùng có mức độ tập
trung rất cao các trung tâm công nghiệp, nhất là các làng nghề, thủ công nghiệp nên
vấn đề môi trường đặc biệt là môi trường nước rất được quan tâm, cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu là:
- Chuyên đề “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt” thuộc dự án “Quy
hoạch bảo vệ môi trường Hà Nội đến năm 2020” do PGS.TS Lê Trình – Viện Khoa

3


học môi trường và Phát triển thực hiện. Chuyên đề đi sâu vào việc phan vùng, đánh
giá đúng thực trạng môi trường nước mặt của Hà Nội – một trung tâm kinh tế, văn
hóa quan trọng số một của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
- Dự án “Sự huy động arsen và mối quan hệ với quá trình tương tác mãnh liệt

giữa nguồn nước ngầm và nước mặt ở Đồng bằng sông Hồng”. Thời gian thực hiện của
dự án kéo dài từ ngày 01/8/2002 tới ngày 31/7/2007 do Jens Christian Refsgaard, Giáo
sư Nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland thực hiện.
Tại tại Bắc Ninh, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo, phóng
sự, dự án quan tâm đến chất lượng môi trường nước:
- Đề tài: “Điều tra đánh giá các yếu tố gây sự suy thối ơ nhiễm tài nguyên
nước dưới đất, đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ” do Hội Địa chất tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện. Trong năm 2016 Hội
đã khảo sát 400km2 chia thành 3 khoảnh, mỗi khoảnh đặc trưng cho các nhóm yếu tố
gây suy thối ơ nhiễm để đánh giá mức độ cạn kiệt, sự ô nhiễm nguồn nước dưới đất
và nguyên nhân,…; đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở tỉnh Bắc
Ninh; lập các bản đồ mặt cắt về tài nguyên nước dưới đất và các yếu tố gây suy thoái tài
nguyên nước dưới đất quy mô 15 bản mỗi loại.
- Đề tài: “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp
nhận ơ nhiễm mơi trường của các nhánh sơng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ” do
Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trường thực hiện. Năm 2017 Trung tâm đã
khảo sát, thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
và hiện trạng các hoạt động sản xuất và sinh hoạt có ảnh hưởng đến chất lượng mơi
trường nước trên các hệ thống sơng chính của Bắc Ninh; đo đạc, quan trắc và phân
tích đánh giá hiện trạng mơi trường nước trên các nhánh sông lựa chọn; nghiên cứu
áp dụng bộ chỉ số chất lượng nước phù hợp với điều kiện địa phương; đánh giá khả
năng chịu tải của từng nhánh sông và xây dựng bản đồ chuyên đề để đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường trên các nhánh sông lựa chọn.
- Đề tài: “Nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá, giám sát chất lượng
môi trường nước các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề
xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước” do Trung tâm quan

4



trắc và phân tích mơi trường Bắc Ninh thực hiện. Năm 2015-2016 Trung tâm đã thu thập
tổng hợp các tài liệu đã có, đã cơng bố liên quan đến sinh vật chỉ thị ở các thuỷ vực nước
ngọt trong nước và trên thế giới, tình hình ni trồng thuỷ sản ở tỉnh Bắc Ninh;
- Báo cáo tóm tắt dự án quy hoạch cấp nước sạch và VSMT nông thôn ở Bắc
Ninh: đề ra các phương hướng giải quyết vấn đề nước sạch và VSMT.
Mỗi đề tài nghiên cứu, dự án hay báo cáo có cách nhìn nhận và đánh giá tài
nguyên nước ở những góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết
quả đó, luận văn thạc sĩ: “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh”
góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn vào hệ thống các chương trình nghiên cứu
về chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng
tạo thành một chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Hệ thống ấy
bao gồm cấp thấp hơn và có quan hệ tương hỗ với nhau. Hệ thống tự nhiên và hệ
thống kinh tế - xã hội vừa có sự tách biệt, vừa có mối quan hệ tương hỗ. Mỗi hoạt
động sống của con người đều làm thay đổi các thành phần tự nhiên và kéo theo sự
biến đổi của cả hệ thống.
Đây là quan điểm chủ đạo khi nghiên cứu đề tài, vận dụng quan điểm hệ thống
vào xem xét tác động của con người tới nguồn nước tại địa phương.
- Quan điểm lãnh thổ: Trong tự nhiên hay kinh tế - xã hội các đối tượng địa lý
tuy là một thể tổng hợp hoàn chỉnh nhưng vẫn có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau và gắn với một lãnh thổ cụ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kì một đối tượng nào
của địa lý (cho dù là đối tượng tự nhiên hay kinh tế - xã hội) ta đều phải xét gắn liền
với một lãnh thổ cụ thể và mối quan hệ với các đối tượng địa lý trong lãnh thổ.
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhưng là một tỉnh đông dân, tập trung với
mức độ cao các hoạt động kinh tế, nên có sự tương tác mạnh mẽ giữa các hoạt động
của con người và môi trường tự nhiên trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh.
- Quan điểm môi trường sinh thái: Môi trường sinh thái là một mạng lưới
chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, khơng khí và các cơ thể


5


sống. Sự tương tác hoà đồng giữa các thành phần tự nhiên trong hệ thống tạo ra môi
trường tương đối ổn định. Sự rối loạn ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra
nhiều hậu quả liên hoàn nghiêm trọng. Quan điểm môi trường sinh thái ngày càng
được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành
phần tự nhiên với nhau và với con người.
Trong nghiên cứu về chất lượng môi trường nước nhất thiết cần sử dụng quan
điểm môi trường sinh thái để làm rõ nguyên nhân và hậu quả phát sinh.
- Quan điểm phát triển bền vững: là khái niệm phát triển bền vững ra đời trên cơ
sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các nước, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và
định hướng tương lai. Nghiên cứu theo quan điểm phát triển bền vững có thể xem vừa là
quan điểm, vừa là nhiệm vụ nghiên cứu, hướng sự nghiên cứu tới phân tích thực trạng,
tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp phát triển lâu dài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu.
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập số
liệu, tài liệu về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các thông số đo đạc về môi trường
nước mặt tỉnh Bắc Ninh. Các số liệu quan trắc về môi trường nước mặt được lấy từ
kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt của tỉnh Bắc Ninh năm 2017. Đây
là phương pháp cần thiết trong vấn đề tiếp cận và nghiên cứu đề tài

Cụ thể là các tài

liệu: Sơ đồ các điểm quan trắc nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh; Số liệu thống kê,
bảng biểu tại các điểm quan trắc về hiện trạng môi trường nước tỉnh Bắc Ninh; Danh
sách và vị trí các khu, cụm, điểm công nghiệp…
Trên cơ sở thu thập tài liệu, cùng với những hiểu biết từ thành tựu nghiên

cứu trước đây, tiếp tục làm rõ vấn đề đang đặt ra hiện nay, từ đó sẽ xác định được
vấn đề trọng tâm của đề tài. Thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, như: các
số liệu điều tra, báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm nước sạch và
vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, tài liệu về địa lí địa
phương của Sở giáo dục, các nguồn thông tin trên sách báo, trên mạng Internet...
6.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Dựa trên số liệu sưu tầm về thực trạng tài nguyên nước tỉnh Bắc Ninh của các
đề tài nghiên cứu trước đó, tài liệu quan trắc của Sở Tài nguyên môi trường... tiến
6


hành phân tích, tổng hợp, so sánh, kiểm tra tính xác thực và độ tin cậy của tài liệu.
Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu cần thiết để rút ra những nhận xét, đánh giá khái
quát về vấn đề nghiên cứu
6.2.3. Phương pháp thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm
kênh tiếp nhận nước thải đô thị tại thành phố Bắc Ninh; thành phố Bắc Ninh; kênh
tiếp nhận nước thải của KCN Tiên Sơn; kênh tiếp nhận nước thải của KCN Quế Võ;
KCN Thuận Thành; CCN... ảnh tư liệu, nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu với
thực tế, đồng thời xác định các nguồn gây ô nhiễm từ nơi phát nguồn, điều tra khảo
sát và lấy ý kiến của người dân về thực trạng nguồn nước ở một số địa phương.
6.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Dựa trên các bản đồ tự nhiên, bản đồ các hệ thống sông, sơ đồ các điểm quan
trắc, biểu đồ kết quả nghiên cứu các chỉ số đánh giá chất lượng nước mặt của tỉnh
Bắc Ninh, thành lập một số bản đồ, biểu đồ đánh giá chất lượng môi trường nước và
các bản đồ, biểu đồ có liên quan đến đối tượng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh để minh
họa làm rõ.
6.3. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá
Xây dựng chỉ tiêu đánh giá dựa trên các quy chuẩn cho phép. Đánh giá theo 3
mức độ:

- Mức I: trong QCCP - cho phép sử dụng: Chưa ô nhiễm
- Mức II: vượt QCCP từ 1,1 đến 5 lần - sử dụng được nhưng phải xử lí : Ơ
nhiễm nhẹ.
- Mức III: vượt QCCP trên 5 lần - khơng nên sử dụng vào mục đích cấp nước
sinh hoạt: Ô nhiễm nặng
Trên cơ sở xây dựng chỉ tiêu và vị trí các điểm đo, tiến hành xây dựng bản đồ
phân vùng theo mức độ ô nhiễm.
7. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh, phân tích được
các nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm chất lượng nước, trên cơ sở đó các cơ quan,

7


ban, ngành có liên quan sẽ xem xét hiệu quả kinh tế của các dự án phát triển, đồng
thời đưa ra được các giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá chất lượng môi trường nước mặt.
Chương 2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nuớc mặt tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Đánh giá chất lượng nước mặt tỉnh Bắc Ninh, nguyên nhân gây ô
nhiễm và một số giải pháp khắc phục.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về môi trường và phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái
đất, nên môi trường của lồi người chính là khơng gian bao quanh Trái đất, có quan
hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người
ta gọi đó là mơi trường xung quanh hay mơi trường địa lí.
Mơi trường sống của con người, tức là hồn cảnh bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống của con
người. Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên (bao gồm các
thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất, khí hậu, nước, sinh vật), mơi
trường xã hội (bao gồm các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong
giao tiếp), môi trường nhân tạo (bao gồm các đối tượng lao động do con người sản
xuất ra và chịu sự chi phối của con người) [7].
Môi trường có ba chức năng chính đối với con người: là không gian sống của
con người, là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên, là nơi chứa đựng các chất phế
thải do con người tạo ra. Do vậy, con người có thể làm nâng cao chất lượng mơi
trường, cũng có thể làm suy thối chất lượng mơi trường, chính điều này đã làm ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội lồi người [7].
1.1.1.2. Khái niệm ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất vật lí, hóa học... của môi
trường bởi các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm là những chất độc hại được thải ra
trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác. Chất
thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng, hoặc các chất khác.
Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của các thành phần
tạo ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.

9



Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
sản xuất của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên gây suy thối mơi
trường nghiêm trọng gồm: bão lụt, hạn hán, sạt lở đất, hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ
thuật gây nguy hại đến môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh, cơng trình kinh tế,
khoa học, kĩ thuật [7].
1.1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm đầu vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng đén sự phát triển kinh tế mà phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [8].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua báo cáo Brundtland
(còn gọi là báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới – WCED. Báo cáo này ghi rõ Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp
ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng những nhu cầu trong tương lai…”.
Hội nghị mơi trường tồn cầu tại Rio de Janerio (6/1992) đưa ra khái niệm:
phát triển bền vững nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo
vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and
Environment and Development, (WCED) thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai
trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới và phát triển bền vững nhóm họp
với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và
môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết và đưa ra quyết sách liên quan đến các
vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Khái niệm Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều
quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa


10


lý, văn hóa…riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó, nhằm đảm
bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ,
giữ gìn.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về nước
1.1.2.1. Khái niệm môi trường nước
Môi trường nước bao gồm tất cả các nguồn nước trong sơng ngịi, ao, hồ chứa,
đầm lầy, nước ngầm, biển, đại dương và hơi nước trong khí quyển. Mơi trường nước
có quan hệ chặt chẽ với mơi trường nói chung, là thành phần quan trọng của cảnh
quan và sự sống. Nước là thành phần phổ biến của bề mặt Trái Đất. Nước có vai trị
điều hịa khí hậu, đóng vai trị quyết định trong thế cân bằng nhiệt độ trên Trái Đất
thông qua khả năng hấp thụ, tỏa nhiệt và khả năng giữ lại được khối lượng lớn bức xạ
Mặt Trời đi vào khoảng không gian của Trái Đất.
1.1.2.2. Cơ cấu nguồn nước trên trái đất
Nước trên trái đất chủ yếu là nước mặn (chiếm 97%), nước ngọt chỉ chiếm
3%. Trong tổng lượng nước ngọt: nước ở thể băng chiếm 68,7%, nước ngầm chiếm
30,1%, nước mặt ngọt chỉ chiếm 0,3%, còn lại là tồn tại ở thể khác 0,9%.
Trong tổng lượng nước mặt ngọt: nước trong các hồ chiếm 87%, nước trong
các đầm lầy 11%, nước trong các sông chỉ chiếm 2% [12], [Error! Reference source
not found.].
1.1.2.3. Khái niệm về nước mặt
Dòng chảy mặt: lượng lớn nước trong sơng là do dịng chảy trực tiếp trên
mặt đất cung cấp và được định nghĩa là dịng chảy mặt. Thơng thường, một phần
nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng thái bão hồ hay khơng
thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dòng chảy. Trong một trận mưa lớn, các
dòng nước nhỏ chảy xuôi sườn dốc. Nước sẽ chảy theo những kênh trên mặt đất trước
khi chảy vào trong các sơng lớn. Dịng chảy mặt chảy vào sơng, lại bắt đầu hành trình
quay trở về đại dương.

Cũng giống như tất cả các thành phần khác trong vịng tuần hồn nước, quan
hệ giữa mưa và dòng chảy cũng biến đổi theo thời gian và khơng gian. Dịng chảy
mặt bị chi phối bởi các nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ khoảng 1/3 lượng
nước mưa rơi trên bề mặt đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại dương. 2/3 còn

11


lại bị bốc thoát hơi hoặc thấm vào nước ngầm. Con người thường sử dụng nước cho
các mục đích khác nhau từ dịng chảy nước mặt.
Dịng chảy sơng ngịi: là lượng nước chảy trong sơng, suối, hoặc lạch nước.
Sơng ngịi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi
nơi. Con người sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra
điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thơng thuỷ, và kiếm thức ăn. Sơng ngịi
cịn là mơi trường sống cho tất cả các lồi động và thực vật dưới nước. Sơng ngịi bổ
sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lịng sơng, và cho đại dương.
Dịng chảy sơng ngịi ln thay đổi từng ngày. Mưa rơi làm tăng mực nước
sông, và mực nước sơng có thể tăng ngay cả khi mưa ở rất xa trên lưu vực sông.
Nước ngọt mặt: Nước ngọt trên mặt đất là yếu tố cần thiết cho mọi sự sống
trên Trái Đất. Nước ngọt mặt bao gồm nước trong các dịng sơng, ao, hồ, hồ nhân tạo,
và các đầm lầy nước ngọt. Con người chủ yếu sử dụng nước ngọt mặt cho các nhu
cầu thiết yếu của mình. Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngọt
trên bề mặt Trái Đất tương đối khan hiếm. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước Trái
Đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm nước ngọt chiếm 0,29% tổng lượng
nước ngọt trên Trái Đất, các sông chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt
trên Trái Đất. Ta có thể nhận thấy rằng nước ngọt, yếu tố cần thiết cho sự tồn tại cuộc
sống trên Trái Đất, chỉ chiếm một phần cực nhỏ "một giọt nước trong biển cả mênh
mông" của tổng lượng nước trên Trái Đất [Error! Reference source not found.].
1.1.2.4. Thành phần và tính chất của nước trong tự nhiên
Nước tự nhiên thường chứa các chất hịa tan hoặc hạt bé khơng tan. Chất tan

khơng làm đục nước, chẳng hạn như nước biển chứa nhiều muối nhưng vẫn trong.
Tuy nhiên, chất tan có thể làm nước có màu, ví dụ thuốc tím, khi tan cho nước màu
tím. Các chất vơ cơ khơng tan trong nước tự nhiên thường là canxi hydrocacbonat
Ca(HCO3)2, natri clorua NaCl, magie sunfat MgSO4 … nhưng chúng không ở dạng
phân tử mà phân ly thành các cation và anion. Các chất hữu cơ trong tự nhiên có rất
nhiều loại như các axit hữu cơ, các loại protein phân tử bé, các loại đường và
polisaccarit, đáng chú ý nhất là axit humic và axit funvic, thể không tan gồm các hạt
keo và thể lơ lửng [14].
12


1.1.2.5. Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước trong, không màu.
- Không mùi vị lạ, khơng có tạp chất.
- Khơng chứa chất tan có hại.
- Khơng có mầm gây bệnh.
Hay nói cách khác, nước sạch là nước hợp vệ sinh. Khi mang đi thử nghiệm đạt
giới hạn cho phép tất cả các chỉ tiêu theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN
01:2009/BYT), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt [3].
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước và các tác nhân gây ơ nhiễm
1.1.3.1. Khái niệm ơ nhiễm nước
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước khơng đáp ứng
cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng
xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hố học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ơ nhiễm đất. Ơ nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh

hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại
rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hố chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc
ngấm xuống nước dưới đất mà khơng qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá
khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sơng, suối [13].
Ơ nhiễm nước gồm: ơ nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và ơ nhiễm có nguồn gốc
nhân tạo.

13


- Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão…
hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây
cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ
ngấm vào lịng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ơ nhiễm hoặc theo dịng nước
ngầm hịa vào dịng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động
những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ
rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ơ
nhiễm do hố chất dùng trong nơng nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở
các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kĩ nghệ bị lụt có thể bị
tác hại bởi nước ơ nhiễm hố chất. Ơ nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói
mịn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải
là ngun nhân chính gây suy thối chất lượng nước tồn cầu.
- Ơ nhiễm có nguồn gốc nhân tạo
+ Từ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ
quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh

học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất
có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống
càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
+ Từ các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Nước thải công
nghiệp từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp khơng có
thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất cơng nghiệp cụ thể.
Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các
chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngồi các chất hữu cơ cịn có các
kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population
equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công
nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung

14


bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác
nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD, BOD, TSS..., ngồi
các nguồn gây ơ nhiễm chính như trên thì cịn có các nguồn gây ơ nhiếm nước khác như
từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người [13].
1.1.3.2. Các chất gây ơ nhiễm
- Các ion vơ cơ hịa tan
Nhiều ion vơ cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước
biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+,
K+. Trong nước thải cơng nghiệp, ngồi các ion kể trên cịn có thể có các chất vơ cơ
có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr,...
+ Các chất dinh dưỡng (N,P): Muối của nitơ và photpho là các chất dinh
dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo
phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các

nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng
nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại đối với người, song
khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng). Theo nhiều tác giả, khi
hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C
vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Từ
eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được ni dưỡng tốt”. Phú
dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu
tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong
hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm
suy giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ,
hoặc các vùng nước ít lưu thơng trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng
nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian,
do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy
của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt
đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên
có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần,

15


hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật
thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.
+ Sulfat (SO42-): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn,
thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo
ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mịn đường ống và bê tơng. Ở nồng độ cao,
sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
+ Clorua (Cl-): Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải.
Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có
nồng độ clorua cao có khả năng ăn mịn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ

của các cơng trình bằng bê tơng,... Nhìn chung clorua khơng gây hại cho sức khỏe
con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến
mục đích ăn uống và sinh hoạt.
+ Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải
công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các
động vật khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui,
luyện kim, hóa dầu. Chì cịn được đưa vào mơi trường nước từ nguồn khơng khí bị ơ
nhiễm do khí thải giao thơng. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần
kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh.
- Các chất hữu cơ
+ Các chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học: Cacbonhidrat, protein, chất béo…
thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế
biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có
khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ
các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tơm cá.
+ Dầu mỡ: Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung
môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thơ có chứa hàng ngàn
các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26.
Trong dầu thơ cịn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu
sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc
hại. Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước.
16


×