Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường đất nước ở khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 127 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC </b>

<b>NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>

<b> </b>

<b>2018 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC </b>

<b>NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>

<b> CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. DƯƠNG VĂN NI </b>

<b> </b>

<b>2018</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TÓM TẮT </b>

<i>Đề tài “Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường đất, nước ở khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang” được thực hiện vào tháng 10/2017 nhằm đánh giá </i>

hiện trạng môi trường đất, nước bên trong, bên ngoài khu bảo tồn phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ. Mẫu đất được tiến hành thu tại 13 vị trí khác nhau trên các sinh cảnh để phân tích các chỉ tiêu pH, EC, Độ mặn, TN, TP, Kali dễ tiêu, Lân dễ tiêu, Axit tổng, CHC, Al<small>3+</small>. Kết quả cho thấy đất tại đây là loại đất phèn nặng do pH thấp, hàm lượng axit tổng và nhôm trao đổi cao. Độ dẫn điện (EC) và độ mặn trong đất tại đây ở mức khá cao, đất giàu hữu cơ nhưng hàm lượng lân, kali trao đổi, hàm lượng lân dễ tiêu đạt mức thấp đến trung bình. Đất trong khu bảo tồn nghèo đạm. Chất lượng nước được đánh giá dựa vào mẫu nước được thu tại 16 vị trí ở các kênh bên trong và ngoài KBT và trên các sinh cảnh. Kết quả phân tích cho thấy nước tại khu vực nghiên cứu có pH thấp, hàm lượng sắt và nhơm tương đối cao. Nhu cầu oxy hóa học (COD) trong nước tại KBT vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của sinh vật thủy sinh trong khi hàm lượng đạm và lân ở mức trung bình thấp. Chất lượng môi trường đất, nước tại KBT Phú Mỹ cho thấy đây là khu vực nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa nên hàm lượng dinh dưỡng thấp vì thế khơng phù hợp cho canh tác lúa. Vùng đất này thích hợp để các lồi cỏ Bàng, Năng và Tràm sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố tự nhiên và tác động của con người có thể làm ảnh hưởng đến tính chất lý hố của đất, nước và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn, do đó Ban quản lý Khu bảo tồn cần quan trắc định kì chất lượng đất và nước trên các sinh cảnh, sự thay đổi thành phần động thực vật để đáp ứng tốt hơn việc phát triển bền vững tại khu bảo tồn.

<i>Từ khoá: đa dạng sinh học, Kiên Giang, môi trường đất, môi trường nước, sinh cảnh. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>ABSTRACT </b>

The research entitled " Assessing the current status of soil and water quality and building an environmental quality map for species – habitat conservation in Phu My commune, Giang Thanh district, Kien Giang province" was October 2017 for the management purposes at Phu My Species – Habitat Conservation Area. Soil samples were collected at 13 different locations on the habitats for analysis of pH, Electrical conductivity, total

<b>nitrogen, salinity, total phosphorus, Organic matter and aluminum. At each </b>

location three samples were collected and then homogeneously mixed into one sample. The results showed that the soil in the study area was acidic characterized by low pH, high acid content and high aluminum content. Value of electricity conductivity (EC) and salinity in the soil were relatively high. The soil was characterized by organic matter. However, concentrations of total phosphorus, potassium, and mobile phosphorus were from low to moderate levels. Nitrogen was also low in concentration. Water samples were collected at 16 different sites including four in the canals inside and outside the conservation area and 12 other samples were collected at various types of vegetation. The findings indicated that water quality in the study area was low in alkalinity, relatively high content in iron and aluminum. Chemical oxygen demand (COD) was still in the acceptable range for living organisms. The quality of soil and water environment at the conservation indicated that this area was heavily acidified, rich in organic, poor in phosphorus so it was not suitable for rice cultivation. This area is more favorable for the species that are able to tolerate acidic condition, for example, Eleocharis, Lepironia and Melaleucas species. The variation of natural condition and human impact could lead to changing in physical and chemical properties of soil, water and biodiversity, therefore, the managers of the conservation area should periodically monitor environmental quality, variation in flora and fauna species to better meet sustainable development of the place.

<i>Keywords: biodiversity, habitat conservation, Kien Giang, soil environment, water environment. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM TẠ </b>

Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Dương Văn Ni người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Kế tiếp, em xin dành lời cám ơn chân thành đến quý thầy, cô trong bộ môn Quản lý Tài nguyên và môi trường đã giảng dạy và giúp đở em trong quá trình thực hiện luận văn.

Cám ơn đến Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu mẫu đất, nước khu vực này.

Cám ơn bộ môn Khoa học môi trường đã tạo điều kiện cho em mượn dụng cụ đo mẫu ngoài hiện trường, thu mẫu và phân tích mẫu để hồn thành đề tài luận văn.

Cám ơn các bạn học viên ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường K23 và các bạn lớp sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường K40 đã giúp đỡ trong quá trình thu mẫu tại KBT Phú Mỹ.

Cuối cùng con xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã quan tâm, giúp đỡ và động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn

<b> Khả Thị Kiều Tiên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG </b>

<i>Luận văn kèm sau đây, với tên đề tài “Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng mơi trường đất, nước ở khu bảo tồn lồi - sinh cảnh tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang”do học viên Khả Thị Kiều </i>

Tiên thực hiện nghiên cứu và báo cáo, đã đƣợc hội đồng chấm luận văn thông qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LÝ LỊCH KHOA HỌC </b>

<b>I. Lý lịch sơ lược </b>

Họ và tên: Khả Thị Kiều Tiên Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/2/1992 Nơi sinh: Hậu Giang Quê quán: Ấp 7 - Xã Vị Thắng - Huyện Vị Thủy - Tỉnh Hậu Giang. Địa chỉ liên hệ: Số nhà 13, Ấp 7 - Xã Vị Thắng - Huyện Vị Thủy - Tỉnh Hậu Giang.

Điện thoại: 0939732429 Email:

<b>II. Quá trình đào tạo 1. Đại học </b>

Hệ đào tạo: Chính qui Thời gian đào tạo: 2012 - 2016 Nơi đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ

Ngành học: Quản lí tài nguyên Môi trường

<b>2. Thạc sĩ </b>

Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo: 2016 - 2018 Nơi đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ

Ngành học: Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

<i>Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường đất, nước ở khu bảo tồn loài - sinh cảnh tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang” </i>

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Dương Văn Ni

<b>3. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn, trình độ B1 theo khung Châu Âu. 4. Học vị chính thức được cấp: Bằng Kỹ sư Quản lý tài nguyên môi </b>

trường, số hiệu bằng: 396263, Số vào sổ: 2147/CQ.16, nơi cấp: Trường Đại học Cần Thơ.

<b>III. Quá trình cơng tác chun mơn từ khi tốt nghiệp đại học </b>

Từ năm 2016 đến nay: Tiếp tục học sau khi đã tốt nghiệp đại học. Ngày tháng 9 năm 2018

Người khai

Khả Thị Kiều Tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài/dự án “Phân khu chức năng chi tiết khu bảo tồn loài – sinh cảnh phú Mỹ”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.

Cần Thơ, Ngày …. Tháng 9 Năm 2018

Khả Thị Kiều Tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 3

2.1 Khái niệm sinh cảnh ... 3

2.2 Khu bảo tồn loài sinh - cảnh Phú Mỹ ... 3

2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ... 3

2.3.1 Vị trí địa lý và diện tích khu bảo tồn ... 3

2.3.2 Điều kiện tự nhiên ... 3

2.3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội ... 7

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.6.3 Các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước ... 20

2.6.4 Các thông số đánh giá chất lượng môi trường đất ... 23

2.7 Hiện trạng quản lý nước tại KBT Phú Mỹ ... 30

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 32

3.2 Phương tiện nghiên cứu ... 32

3.3 Phương pháp nghiên cứu ... 32

3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp ... 32

3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước ... 32

3.3.3 Phương pháp xây dựng bản đồ ... 36

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ... 36

3.3.5 Lập sơ đồ vị trí thu mẫu và bản đồ chất lượng môi trường ... 36

3.3.6 Đặc điểm vị trí thu mẫu mước ... 37

3.3.7 Đặc điểm vị trí thu mẫu đất ... 37

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN... 39

4.1 Kết quả khảo sát ... 39

4.1.1 Đặc điểm vị trí thu mẫu nước ... 40

4.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ... 40

4.2.1 Nhiệt độ và độ sâu ngập ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4.2.2 pH của nước ... 41

4.2.3 Độ dẫn điện của nước ... 42

4.2.4 Độ mặn ... 43

4.2.5 Nhu cầu oxi hóa học ... 44

4.2.6 Oxi hòa tan DO ... 45

4.3.7 Kali trao đổi ... 60

4.3.8 Chất hữu cơ trong đất (%)... 62

4.4 Môi quan hệ giữa môi trường đất và nước tại KBT ... 63

4.5 Bản đồ chất lượng môi trường đất, nước tại KBT ... 64

4.5.1 Bản đồ chất lượng môi trường nước ... 64

4.5.2 Bản đồ chất lượng môi trường đất ... 73

4.5.3 Đánh giá chung về việc lập bản đồ môi trường đất, nước tại KBT ... 84

4.6 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường đất, nước tại KBT ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1 Nghề nghiệp chính của nơng hộ ... 8

Bảng 2.2 Giá trị kinh tế của Đồng cỏ Bàng ... 20

Bảng 2.3 Độ chua trao đổi (pH<sub>KCl</sub>) ... 24

Bảng 2.4 Thang đánh giá mức độ dẫn điện EC (mS/cm) ... 25

Bảng 2.5 Lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen ... 26

Bảng 2.7 Thang đánh giá Đạm tổng số trong đất ... 28

Bảng 2.8 Thang đánh giá hàm lượng kali trao đổi trong đất của MAFF (1967) ... 29

Bảng 2.9 Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất theo phương pháp walkley Black ... 30

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước ... 34

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mơi trường đất ... 35

Bảng 3.3 Đặc điểm vị trí thu mẫu nước tại các sinh cảnh ... 37

Bảng 3.4 Đặc điểm vị trí thu mẫu đất tại các sinh cảnh ... 38

Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước tại các vị trí thu mẫu ... 65

Bảng 4.2 Kết quả phân tích chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hình 3.1 <i>Biểu đồ vị trí thu mẫu nước ... 33</i>

Hình 3.2 Biểu đồ vị trí thu mẫu đất ... 35

Hình 4.1 Nước tại sinh cảnh Bàng - Tràm ... 39

Hình 4.2 Nước tại sinh cảnh Bàng - Mồm ... 39

Hình 4.3 Nước tại Kênh ... 40

Hình 4.4 Nước tại sinh cảnh Bàng - Năng ngọt ... 40

Hình 4.5 Độ sâu ngập trung bình tại các sinh cảnh... 41

Hình 4.6 Giá trị pH trong nước tại các sinh cảnh ... 41

Hình 4.7 Giá trị EC của nước tại các sinh cảnh ... 43

Hình 4.8 Giá trị độ mặn trong nước tại sinh cảnh ... 44

Hình 4.9 Giá trị COD trong nước tại các sinh cảnh ... 44

Hình 4.10 Giá trị DO trong nước tại các sinh cảnh ... 45

Hình 4.11 Giá trị TN trong nước tại các sinh cảnh ... 46

Hình 4.12 Giá trị TP trong nước tại các sinh cảnh ... 47

Hình 4.13 Giá trị Al<small>3+</small> trong nước tại các sinh cảnh ... 48

Hình 4.14 Giá trị Fe<small>2+</small> trong nước tại các sinh cảnh ... 49

Hình 4.15 Giá trị pH trong đất tại các sinh cảnh... 50

Hình 4.16 Giá trị EC trong đất tại các sinh cảnh ... 51

Hình 4.17 Giá trị độ mặn trong đất tại các sinh cảnh... 52

Hình 4.18 Giá trị axit tổng trong đất tại các sinh cảnh ... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình 4.19 Giá trị nhơm trao đổi trong đất tại các sinh cảnh ... 54

Hình 4.20 Giá trị lân tổng số trong đất tại các sinh cảnh ... 56

Hình 4.21 Giá trị lân dễ tiêu trong đất tại các sinh cảnh ... 58

Hình 4.22 Giá trị đạm tổng số trong đất tại các sinh cảnh ... 59

Hình 4.23 Giá trị kali trao đổi trong đất tại các sinh cảnh ... 61

Hình 4.24 Giá trị CHC trong đất tại các vị trí thu mẫu ... 62

Hình 4.25 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH, DO, COD trong nước tại khu vực nghiên cứu ... 68

Hình 4.26 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu TP, TN, Fe<small>2+</small>, Al<sup>3+</sup> trong nướctại các sinh cảnh ... 70

Hình 4.27 Biểu đồ thể hiện độ dẫn điện EC trong nước tại khu vực nghiên cứu ... 72

Hình 4.28 Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu pH và độ mặn trong đất tại khu vực nghiên cứu ... 77

Hình 4.29 Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu CHC, Lân dễ tiêu, Axit tổng, Al<small>3+</small>trong đất tại khu vực nghiên cứu ... 79

Ghi chú: 1cm trên bản đồ tương đương với giá trị là 5 ngồi thực tế ... 79

Hình 4.30 Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu tổng lân, tổng đạm, kali trao đổi trong đất tại khu vực nghiên cứu ... 81

Hình 4.31 Biểu đồ thể hiện độ dẫn điện EC trong đất tại khu vực nghiên cứu ... 83

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

EC Electrical conductivity - Độ dẫn điện

FAO- UNESCO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU </b>

<b>1.1 Đặt vấn đề </b>

Đất ngập nước (ĐNN) là một vùng đất mà đất bị bão hịa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. ĐNN phân bổ ở hầu khắp các vùng sinh thái của nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trị lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng cỏ Bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang là một dạng đất ngập nước nguyên thủy cịn sót lại diện tích 753 ha, lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với đặc trưng nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi chính yếu là cây cỏ Bàng. Những nghiên cứu trước đây cho thấy nơi đây có 6 kiểu thảm thực vật đặc trưng gồm: Bàng - Mồm mốc, Bàng - Năng, Năng nỉ, Năng ngọt, Tràm và Ruộng lúa.

Tuy nhiên, diện tích cỏ Bàng đang bị thu hẹp nhanh chóng và có nguy cơ bị khai thác kiệt quệ trong thời gian ngắn chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang các mơ hình sản xuất nông nghiệp và do khai thác không kế hoạch với tốc độ khai thác cao hơn khả năng phục hồi tự nhiên của đồng cỏ Bàng (. Việc chuyển đổi các khu vực tự nhiên thành các cảnh quan do con người chi phối thông qua việc sử dụng đất để mở rộng nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường gây hại và làm giảm hoạt tính sinh học trong đất, đất dễ bị thối hóa, giảm độ phì nhiêu (Hội khoa học Đất Việt Nam, 2000). Mặc khác, một số chất được sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới nước, trong điều kiện yếm khí cũng gây độc đối với đời sống sinh vật và thủy sinh, cản trở q trình hơ hấp của các lồi thủy sản. Từ sự biến đổi tính chất của đất, nước sẽ tác động ngược lại đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật theo chuỗi thức ăn dẫn đến mất môi trường sống và đồng thời mất đi sự đa dạng (gen). Bên cạnh đó biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ Bàng, do ảnh hưởng đến chế độ thủy văn làm cho khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng của cỏ Bàng vì chúng sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa mưa. Từ đó dẫn tới việc biến mất đồng cỏ Bàng sẽ có tác hại rất lớn về kinh tế xã hội cũng như chức năng sinh thái môi trường và bảo tồn thiên nhiên

Để góp phần vào sự phát triển bền vững của khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cần phải có sự hiểu biết về điều kiện môi trường của vùng đất ngập nước quan trọng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về vùng đất này cho đến nay vẫn còn hạn chế.

<i>Đề tài “ Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường ở khu bảo tồn loài - sinh cảnh tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm khảo sát </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hiện trạng và phân tích các thơng số hóa học đất, nước tại khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, Kiên Giang.

<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát </b>

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá chất lượng môi đất và nước tại khu bảo tồn lồi - sinh cảnh Phú Mỹ và có giải pháp duy trì đa dạng sinh học để phục vụ công tác bảo tồn.

<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </b>

- Phân tích và đánh giá một số đặc điểm môi trường đất và nước tại khu bảo tồn Phú Mỹ;

- Xây dựng bản đồ môi trường đất và nước tại khu bảo tồn;

- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường đất và nước tại khu bảo tồn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU </b>

<b>2.1 Khái niệm sinh cảnh </b>

Sinh cảnh là một vùng sinh thái hay môi trường có các lồi động thực vật đặc biệt hoặc các sinh vật khác sống ở đó. Nó là mơi trường tự nhiên mà các sinh vật sinh sống, hoặc môi trường vật lý bao bọc xung quanh quần thể loài

<b>2.2 Khu bảo tồn loài sinh - cảnh Phú Mỹ </b>

Khu bảo tồn loài sinh - cảnh Phú Mỹ được UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định 54-QĐ-UBND thành lập ngày 1 tháng 3 năm 2016. Với tổng diện tích trên 2700 ha. Vùng lõi trên 900 ha, vùng đệm 1760 ha. Nằm trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cách biên giới Campuchia 7km về hướng tây nam đa phần là người dân tộc Khrme chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan dệt cỏ Bàng nhỏ lẻ

Tại vùng đồng cỏ Bàng bảo tồn loài thực vật đặc trung như cỏ Bàng, Mồm Mốc, Năng nỉ, Năng ngọt và Tràm. Hệ động thực vật có khoảng 472 lồi. Mục tiêu của KBT loài sinh - cảnh Phú Mỹ là bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ Bàng cịn sót lại duy nhất tại ĐBSCL và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ trên 100 cá thể về đây trú ngụ mỗi năm, quản lý việc khai thác hợp lý không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ.

<b>2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 2.3.1 Vị trí địa lý và diện tích khu bảo tồn </b>

Vị trí khu bảo tồn Phú Mỹ thuộc xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang; cách thị xã Hà Tiên khoảng 10 km về hướng Đông - Bắc.

- Tọa độ địa lý: 10<sup>o</sup>26’413’’ vĩ độ Bắc, 104<small>o</small>36’173’’ kinh độ Đông. - Diện tích có dạng hình chữ nhật với cạnh dài khoảng 7 km, cạnh ngắn 4.5 km, được giới hạn bởi bốn kênh chính: Phía Bắc giáp với kênh Trà Phơ, phía Nam giáp kênh Đơng Hịa, phía Đơng giáp với kênh Nơng Trường, phía Tây giáp với kênh Hà Giang.

<b>2.3.2 Điều kiện tự nhiên 2.3.2.1 Khí hậu - Nhiệt độ </b>

Khí hậu khu vực thuộc đới khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa và khí hậu ven biển với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gây tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là trong các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đầu mùa mưa thường có đợt hạn, khi có mưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

trở lại gây tình trạng ơ nhiễm phèn trên đồng ruộng và hệ thống kênh mương làm ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của các loại cây trồng.

Do nằm trong vùng Hà Tiên - Kiên Lương là nơi có lượng mưa tương đối cao nên nơi đây lượng mưa đạt từ 1750 mm đến 2250 mm.

Nhiệt độ trung bình trong khoảng 27<small>o</small>C - 27,5<sup>o</sup>C. Nhiệt độ cao nhất trong khoảng 37<small>o</small>C - 37,5<sup>o</sup>C, nhiệt độ thấp nhất 15<small>o</small>C - 16<sup>o</sup>C.

<b>2.3.2.2 Địa hình, địa chất </b>

Kiên Giang có sự đa dạng về địa hình: từ địa hình đồng bằng, đồi núi nội địa và đồi núi của vùng hải đảo. Ngoại trừ những khu vực núi cao của Hà Tiên, Kiên Lương và Hịn Đất, phần nội địa có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam: vùng Đơng Bắc có độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2 m, vùng Tây Nam có độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4 m (so với mực nước trong bình chuẩn tại Mũi Nai - Hà Tiên). Theo tài liệu địa chất của Trần Kim Thạch (1986) thì địa hình và địa chất trong vùng Kiên Giang có thể phân chia ra những dạng chính sau đây:

<b> Địa hình đồi núi thấp </b>

Vùng đồi núi thấp tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200 m. Về cấu tạo địa chất trong khu vực này có thể chia thành ba loại:

- Núi đá granít: núi Hịn Đất, núi Hịn Me, núi Hịn Sóc...

- Núi đá vơi: núi Chùa Hang, núi Bình Trị, núi Hang Tiền, núi Khoe Lá, núi Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So...

- Núi đá phiến xen núi đá macma phun trào: núi Bãi Ớt, núi Ông Cọp, núi Xoa Ảo, núi Nhọn, núi Tơ Châu, núi Bình San, núi Pháo Đài, núi Đá Dựng....

<b> Địa hình đồng bằng </b>

Vùng đồng bằng tập trung ở các huyện phía Nam của tỉnh như: huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thượng...do phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình 0,2 - 0,4m có nhiều kênh rạch và sơng ngịi chảy qua. Khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều biển Tây, nên thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô.

Khu vực đồng bằng trũng thấp nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang được hình thành từ vật liệu trầm tích trẻ. Vật liệu trầm tích đầm lầy biển mang nhiều nguyên tố và môi trường thuận lợi để hình thành đất

<i>phèn tiềm tàng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrite mineral) trong vùng đồng </i>

bằng trũng thấp (cũng được gọi là đồng lụt hở) ở tỉnh Kiên Giang. Q trình oxi hóa các vật liệu sinh phèn trên vùng này đã hình thành nên những vạt đất phèn hoạt động trong nhiều năm qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Đối với khu vực vùng nghiên cứu thuộc vùng phía Bắc Tứ Giác Long Xuyên - đồng lũ hở, rìa châu thổ sơng Mêkơng. Nằm tiếp giáp với vùng phù sa cổ rộng lớn của Camphuchia đặc trưng chung là vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng với cao trình từ 0 đến 2m giảm dần theo hướng Đơng Bắc xuống Tây Nam. Địa hình hiện tại của đồng bằng được bao phủ bởi tổ hợp trầm tích thuộc thống Holocen, hay cịn gọi là phù sa mới hình thành từ khoảng 6.000 - 7.000 năm trở lại đây. Tổ hợp này bao phủ lên trầm tích phù sa cổ hình thành cách nay hơn 10 ngàn năm. Tầng phù sa cổ thường chìm sâu 3 - 5m và xuất lộ trên bề mặt ở dạng các gị sót nhơ cao hơn 0,5 - 1m so với vùng đất lầy xung quanh ở phía Bắc Hà Tiên. Tuy nhiên, cũng có một số khu vực thấp trũng cục bộ và thường là các “rốn” phèn.

Địa hình xã Phú Mỹ được chia làm 2 khu vực: địa hình cao trên đất phù sa cổ, địa hình thấp trên đất phèn.

- Địa hình cao trên đất phù sa cổ nằm ở khu vực phía Bắc kênh Trà Phô - HT2, cao độ thấp dần theo hướng Đông Bắc (3m) xuống Tây Nam (1m), khá thuận lợi cho xây dựng hệ thồng thủy lợi và hạn chế xâm nhập mặn vào nội vùng.

- Địa hình thấp trên đất phèn nằm phía Nam kênh Trà Phơ - HT2 có độ cao trung bình dưới 1m, phổ biến từ 0,2 - 0,5m, do thấp trũng nên khó tiêu thốt và thường bị xâm nhập mặn vào mùa khô.

<b>2.3.2.3 Thổ nhưỡng khu vực Hà Tiên - Kiên Lương </b>

Theo Trần Triết và cộng sự (2003), vùng Đồng Hà Tiên trong đó có Xã Phú Mỹ gồm các nhóm đất chính bao gồm nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, đất than bùn, nhỏ đất xám, đất đỏ vàng và nhóm đất pha cát. Trong đó nhóm đất phèn chiếm diện tích nhiều nhất trong khu vực xã Phú Mỹ:

- Nhóm đất đồi núi trơ đá: đây là đất hình thành trên vỏ phong hóa và tích tụ tại chỗ từ các núi sót, có sa cấu nhẹ, nhiều dăm sạn khả năng giữ nước thấp và nghèo dinh dưỡng. Tầng đất thường mỏng.

- Nhóm đất mặn: phân bố dọc bờ biển, là nhóm đất tương đối màu mỡ, có điều kiện thốt thủy và được trồng lúa từ lâu đời vào mùa mưa. Trong nhóm đất này có đất mặn mangrove, phèn, đất mặn nặng, đất mặn.

- Nhóm đất phèn: đây là nhóm đất chiếm đa phần trong khu vực. Đất phèn có thuộc tính chua, nhiều muối sulphat và ion sắt, nhôm. Đất phèn rất giàu mùn hữu cơ. Trong nhóm này có đất phèn tiềm tàng nơng; đất phèn tiềm tàng sâu; đất phèn hoạt động nông; đất phèn hoạt động sâu.

- Đất than bùn: trong nhóm này có đất than bùn phèn phân bố cô lập giữa vùng đất phèn.

- Nhóm đất xám: đây là nhóm đất phát triển tập trung thành vùng rộng trên các gò phù sa cổ dọc kênh Vĩnh Tế và trên các gị sót lại giữa vùng đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

ngập nước. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua nhẹ và phản ứng này tăng lên ở rìa tiếp giáp với đất phèn. Trong nhóm này có đất xám phù sa cổ điển hình, đất xám phù sa cổ, đất xám phù sa cổ loang lổ, đất xám trên đá macma axít, đất xám nhiễm phèn.

- Đất đỏ vàng: nhóm đất này chiếm diện tích nhỏ trên các núi đá macma axít.

- Nhóm đất cát: phân bố rải rác trên các giồng cát, phân bố ở địa hình tương đối cao nên nhóm đất này chiếm phần lớn.

<b>2.3.2.4 Chế độ thủy văn </b>

Lũ hàng năm là thuộc tính của sơng Cửu Long. Trên thượng nguồn sơng lũ có nhiều đỉnh nhưng khi đổ vào châu thổ thì trên dịng chính sơng Cửu Long lũ thường có dạng một hoặc hai đỉnh.Tuy nằm trong vùng ngập lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng nơi đây không phải là vùng ngập sâu kéo dài, độ ngập trung bình nhỏ hơn 0,5m ở vùng ven biển và chỉ đến 1,0m - 1,5m ở vùng sâu trong nội địa gần sông Hậu. Nước chảy tràn từ Campuchia chiếm một phần quan trọng trong lượng nước lũ đến vùng (Trần Linh Thước, 2000). Lũ thường bắt đầu từ tháng VIII đến tháng XI- XII thì rút. Đồng Hà Tiên là một cánh đồng bằng phẳng ven biển, một trong những vùng đất ngập nước theo mùa rộng lớn còn lại cuối cùng của ĐBSCL. Phần ở vùng đồng đã bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt và do vậy mang một số đặc trưng nước lợ. Vào mùa mưa, giai đoạn lũ lên từ tháng VIII, do nguồn nước từ phía Bắc Campuchia đổ về theo lưu vực sông Giang Thành. Độ sâu ngập giảm dần từ phía Đơng 1,5- 2m sang phía Tây dưới 1m, và từ Bắc xuống Tây Nam. Giai đoạn lũ rút khi mực nước ở Châu Đốc hạ xuống 1,5m. Phần của vùng đồng ở thị xã Hà Tiên dốc dần ra phía Vịnh Thái Lan, do vậy, nước lụt dễ dàng thoát đi và hầu như cả vùng chỉ bị ngập 1,5 đến 2 m vào mùa lũ.

Vào mùa khô, lưu lượng nước sông giảm rất nhiều. Do thiếu hụt nước ngọt mà nước mặn từ biển sẽ lấn sâu vào nội địa. Lượng nước từ sông Hậu vào kinh Vĩnh tế trong mùa khô là rất nhỏ so với mùa lũ. Bên cạnh đó, muối phèn trong đất rút ra kinh rạch làm nước mặt trên toàn vùng bị chua. Đáng chú ý là có sự lệch pha ảnh hưởng mặn và chua phèn. Ảnh hưởng mặn từ phía Tây vào nội đồng mạnh nhất vào giữa mùa khô (tháng II- V), còn ảnh hưởng chua phèn mạnh nhất vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng V-VII).

<b>2.3.2.5 Độ ngập sâu </b>

Hình 2.1 cho thấy khi lũ lên khu vực Phú Mỹ ngập nước với độ sâu từ 0cm (vùng đê) đến - 300cm, trung bình là 67,60cm, trung vị là 72cm, mode là 80cm, và độ lệch chuẩn là 31,46cm. Như vậy, vùng ngập của Phú Mỹ trong đó có đến 75% diện tích của vùng Dự án là ngập sâu hơn 50cm vào thời điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cuối tháng XI năm 2006. Trong đó, vùng Dự án có dạng trũng ở giữa và về hai góc Tây Bắc (Kênh Hà Giang - Trà Phơ) và Đông Bắc (Kênh Trà Phô - Nông Trường). Hai vùng cao này có độ ngập ít hơn 50cm vào thời điểm khảo sát và cũng là vùng đất canh tác và thổ cư của người dân trong khu vực. Vùng trũng ở trung tâm là nơi ít thích hợp cho canh tác, do đó cịn các kiểu sinh cảnh thực vật tự nhiên của Bàng, Năng và Tràm trồng. Khu vực sinh cảnh tự nhiên giới hạn từ phía Nam của Kênh HT6 đến Kênh Đồng Hịa. Nhìn chung nó là trũng nhưng lại khá bằng phẳng trong toàn khu vực. Với địa hình như vậy thì khả năng vào cuối mùa lũ nước trong khu vực này sẽ chảy tràn theo mọi hướng phụ thuộc vào kênh rạch trong vùng, một phần sẽ thấm xuống đất và bốc hơi. Đây là điểm cần lưu ý trong chế độ quản lý nước của khu vực này

Hình 2.1 Bản đồ độ sâu tương đối khu vực dự án (Trần Triết và cộng sự, 2006)

<b>2.3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 2.3.3.1 Đặc điểm xã hội </b>

Theo số liệu điều tra năm 2011 xã Phú Mỹ, huyện Giang Thanh tỉnh Kiên Giang có 6 ấp bao gồm Trà Phơ, Trà Phọt, Kinh Mới, Trần Thệ, Rạch Dứa và Thuận Án với 1.170 hộ với 4.574 nhân khẩu trong đó các hộ dân tộc Khmer chiếm 46.39%, dân tộc Kinh chiếm 53.30% và dân tộc khác (Chăm) chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.30%. Tổng diện tích xã Phú Mỹ hiện nay là 8419,70 ha, (diện tích đất trồng lúa là 3743,54 ha) trong đó khu vực dự án đề xuất năm 2004 là 2.890,5 ha.

Khu đất dự án có nguồn gốc là do nhà nước quản lý, nay giao lại cho người dân (vùng đệm) và dự án quy hoạch thành khu bảo tồn (vùng lõi). Diện tích có cỏ Bàng tự nhiên do dự án Hội Sếu Quốc tế (ICF) quản lý là 1.200 ha (vùng lõi). Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao do sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Cụ thể, chính quyền địa phương đã chỉ đạo đắp 3 đập ngăn mặn là 10 km sâu 3,8 m và đào

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

kênh tiếp nước ngọt của Công ty nuôi tôm Hạ Long. Địa phương đã xây dựng 2 tuyến dân cư vượt lũ tại hai ấp Trần Thệ và ấp Trà Phọt, xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 13 km, 85% dân cư (khoảng 1000 hộ) có điện thấp sáng. Hơn thế nữa, một trạm y tế với 8 giường bệnh, 1 trường mẫu giáo, 2 trường cấp 1, 1 trường cấp 2 đã khích lệ và cải thiện rõ rệt điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

<b>2.3.3.2 Đặc điểm kinh tế </b>

Cộng đồng dân cư xã Phú Mỹ sống chủ yếu bằng các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, chăn nuôi và khai thác giá trị cỏ Bàng, bắt cua cá (Dương Văn Ni và Lê Đăng Khoa, 2004).

Bảng 2.1 Nghề nghiệp chính của nơng hộ

<small>Nguồn Trần Triết và cộng sự (2004) </small>

Qua quá trình điều tra khảo sát lại của Trần Triết và cộng sự (2011) cho thấy rằng kinh tế vùng có sự thây đổi rỏ rệt

 Thay đổi về diện tích đất và năng suất lúa

Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy diện tích đất ở đây có sự thay đổi theo hướng những hộ có vốn lớn thì có xu hướng mua thêm đất để sản xuất. Số hộ có diện tích đất từ 5.000 - 10.000 m<small>2</small> là 25%, 10.000 - 20.000 m<sup>2</sup> chiếm 24% trong khi số hộ có diện tích trên 30.000 m<small>2</small> chiếm 16%.

 Thay đổi về kinh tế

Sau 7 năm, tổng thu nhập hàng năm của cộng đồng dân cư tăng từ 17.382.000 đồng năm 2004 lên đến 33.034.098 đồng năm 2011, tăng 30%. Tuy nhiên sự gia tăng này không phân biệt giữa làm lúa và cỏ Bàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

 Kinh tế từ hoạt động sản xuất lúa

Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy rằng sau 5 năm (so với năm 2006) thì năng suất lúa đã tăng lên đáng kể. Vụ Đông Xuân, năng suất lúa tăng từ 3.5 tấn/ha lên 4.53 tấn/ha và vụ Hè Thu tăng từ 2.5 tấn/ha lên 3.14 tấn/ha. Giá lúa bán ra trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tăng lên lần lượt là từ 2.400 đồng/kg và 2.300 đồng/kg lên 5.282 đồng/kg và 4.489 đồng/kg. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người dân thu được từ trồng lúa là 7.7 triệu đồng/ha và 388.000 đồng/ha vào các vụ Đơng Xn và Hè Thu. Nếu tính cơng lao động vào, thì lợi nhuận sẽ rất ít, thậm chí bị lỗ vào vụ Hè Thu.

 Kinh tế từ hoạt động khai thác cỏ Bàng

Trong số 111 hộ được phỏng vấn thì có đến gần 70% số hộ thu hoạch cỏ Bàng trên đất của người khác trong khi chỉ có 4.3% là thu hoạch cỏ Bàng trên đất của chính họ. Theo kết quả điều tra năm 2011, thu nhập từ việc nhổ Bàng và đan đệm là những hoạt động truyền thống mang lại thu nhập trung bình cho người dân địa phương từ 5.288.258 đồng đến 7.931.764 đồng tăng hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2006. Gần đây, một số hộ đã mua máy ép Bàng để gia công cho cộng đồng xung quanh và mang lại doanh thu khoảng 7.500.000 đồng. Như vậy, từ đồng cỏ Bàng cộng đồng dân cư có thể có thểm thu nhập từ việc nhổ Bàng, ép Bàng và đan đệm với thu nhập trung bình khơng dưới 5.2 triệu đồng/năm.

<b>2.4 Đất phèn 2.4.1 Định nghĩa </b>

Đất phèn là tên gọi chung cho các loại đất có chứa sunfua kim loại. Trong một trạng thái yên tĩnh và ngập nước, các loại đất có thể không gây hại hoặc gây hại thấp. Tuy nhiên, khi bị xáo trộn hoặc tiếp xúc với oxy, đất phèn trải qua một phản ứng hóa học được gọi là q trình oxy hóa. Q trình oxy hóa tạo ra axit sulfuric ở những vùng đất được gọi là đất phèn. Phần lớn đất phèn xuất hiện các khu vực ven biển, phát triển từ các trầm tích gần đây hoặc bán gần đây. Về tính chất đất phèn là loại đất có độ pH dưới 4 trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi axit sulfuric được hình thành bởi q trình oxy hóa của pyrit (USDA, 1999).

<b>2.4.2 Đặc điểm </b>

Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng lưu huỳnh tổng số lớn, lượng sắt (Fe<sup>3+</sup>), muối (NaCl) cao hàm lượng CaCO<small>3</small> thấp nghèo lân và chua hoặc rất chua. Vì vậy vi sinh vật hoạt động khó khăn, q trình phân huỷ chất hữu cơ gặp trở ngại, hạn chế giải phóng chất dinh dưỡng trong đất, cây trồng sinh trưởng kém và thường đạt năng suất thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đất hình thành ở địa hình thấp trũng, khó thốt nước, có nhiều chất hữu cơ, thường chịu ảnh hưởng của nước mặn hoặc nước lợ hiện tại hoặc q khứ, mơi trường tích lũy nhiều lưu huỳnh từ nước biển, nước lợ hay xác hữu cơ.

<i>Thực vật phổ biến là cỏ Bàng (Lepironia articulata),cỏ năng (Heleochasia dulcis), lác (Cyperus malaceensiss), tràm,... Hình thái phân hóa khá rõ xuất </i>

hiện tầng chứa vật liệu phèn và tầng phèn có các đốm màu vàng rơm

<i>(Jarosite), lớp mặt thường có màu xám hơi đen, tầng kế tiếp thường có màu </i>

vàng có các đốm đỏ, một vài nơi gặp kết von hình ống. Thành phần cơ giới thường nặng, đất rất chua, hàm lượng mùn ở tầng mặt khác, đạm và kali tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu rất nghèo.

<b>2.4.3 Phân bố và quá trình hình thành đất phèn 2.4.3.1 Phân bố </b>

Diện tích đất phèn ở việt nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên tồn quốc. phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ , Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hải Phịng, Thái Bình… ngồi ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh miền Trung.

<b>2.4.3.2 Quá trình hình thành </b>

Đất phèn thường hình thành ở những nơi có địa hình thấp, có thời gian dài chịu ảnh hưởng của nước biển xâm nhập (van Mensvoort, 1996). Đây là nơi tích lũy các trầm tích biển, thảm thực vật là sú, vẹt, đước.

Vi khuẩn trong môi trường tự nhiên chuyển đổi sunfat (muối hòa tan) từ nước biển, nước ngầm hoặc nước mặt thành sunfua (một loại hợp chất chứa lưu huỳnh). Sunfua này phản ứng với kim loại đặc biệt là sắt trong các trầm tích đất hoặc trong nước, để tạo ra các sunfua kim loại (là các thành phần chính của đất phèn).

Lưu huỳnh (S) trong xác bã hữu cơ (nhiều nhất trong xác bã sú, vẹt, đước…) được vi sinh vật phân giải trong điều kiện yếm khí hình thành H<sub>2</sub>S. Trong điều kiện có hàm lượng sắt cao:

H<sub>2</sub>S + Fe(OH)<sub>3</sub> = FeS.nH<sub>2</sub>O hay FeS<sub>2</sub>.nH<sub>2</sub>O

<i>Khi đất bị khơ (có sự xâm nhập của oxygen), pyrite sẽ bị oxy hóa do các vi khuẩn phân giải S như Thiobacillus thiooxidans hình thành nên sulfuric </i>

acid:

FeS<sub>2</sub> + 7/2O<sub>2</sub> + H<sub>2</sub>O = FeSO<sub>4</sub> + H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>

<i>Và khi có sự hiện diện của vi khuẩn Thiobacillus ferroxydans, FeSO</i><small>4</small> sẽ bị oxy hóa rất nhanh hình thành Fe<small>3+</small>

:

2FeSO<sub>4</sub> + H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> + ½ O<sub>2 </sub>= Fe<sub>2</sub>(SO<sub>4</sub>)<sub>3</sub> + H<sub>2</sub>O

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Fe<sup>3+</sup> sẽ phản ứng nhanh với FeS<sub>2</sub> để hình thành nên nhiều sulfuric acid hơn nữa:

FeS<sub>2</sub> + 14Fe<sup>3+</sup>+ 8H<sub>2</sub>O = 15Fe<sup>2+</sup> + 16H<sup>+</sup> + 2SO<sub>4</sub><sup>2- </sup>

Nếu môi trường đầy đủ oxygen, Fe<small>2+</small> tiếp tục bị oxy hoá, kết hợp với kali

<i>(sunfidic horizon) và tầng phèn (sunfuric horizon). Nếu đất này chỉ có tầng </i>

sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (đơi khi có cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt động.

<i>- Tầng sinh phèn (sunfidic horizon) là tầng tích lủy các vật liệu chứa phèn (sunfuric materia) là tầng sét hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm </i>

khí có chứa SO<sub>3</sub> trên 1,7% (tương đương với 0,75% S); khi oxy hóa cho pH

<i>3,5. </i>

<i>- Tầng phèn (sunfuric horizon) là một dạng tầng B xuất hiện trong quá </i>

trình hình thành và phát triển của đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là

<i>khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt màu vàng rơm có pH thường dưới 3,5. </i>

Đặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét > 50%), đất rất chua (pH<sub>KCl</sub> là 3 - 4,5). Hàm lượng hữu cơ (OC) trong đất khá (OC% là 2 - 4%). Hàm lượng lân nghèo đến rất ngèo cả tổng số và dễ tiêu (P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> < 0,06%, P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> dễ tiêu < 6 mg/100g đất, có nơi chỉ thấy vệt). Hàm lượng kali từ khá đến giàu K<sub>2</sub>O<sub>5</sub> là 1,5 - 2%), hàm lượng S% tương đương hoặc lớn hơn 0,75%. Hàm lượng nhôm di động Al<small>3+</small> trong tầng sinh phèn cao (có chổ lên đến > 50

<i>mg/100gam đất). </i>

<b>2.4.5 Nhận diện đất phèn </b>

Hai thuật ngữ chính được sử dụng khi xác định loại đất phèn là: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động.

<i>- Đất phèn tiềm tàng (Protothinonic Gleysols) là các loại đất có chứa </i>

sulfua sắt (thường là pyrit) có tiềm năng để tạo ra axít sulfuric nếu đất đang tháo nước hoặc xáo trộn.

<i>- Đất phèn hoạt động (Protothinonic Fulvisols) đã trải qua q trình oxy </i>

hóa tạo ra axit, dẫn đến đất có độ pH nhỏ hơn 4. Thường thể hiện những vết

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

lốm đốm màu vàng hoặc màu đỏ trên phẩu diện đất. Nếu các loại đất này vẫn

<i>chứa sulfide, sẽ có nhiều axít được tạo ra hơn. </i>

 Cách đơn giản nhất để nhận diện đất phèn là xem xét bề mặt đất - nước và các loại cây chỉ thị đất phèn.

 Đất - nước bị nhiễm phèn sắt - nhơm thì trên bề mặt có biểu hiện đóng váng màu đỏ - trắng. Các loại cỏ chỉ thị đất phèn: Cỏ năng, lác

Hình 2.2 (A) Đất phèn sắt với váng đỏ; ( B ) Cỏ năng cây chỉ thị đất phèn

(<small>nguồn: internet</small>)

<b>2.4.6 Tính chất của đất phèn 2.4.6.1 Tính chất vật lý </b>

- Gần 100% đất phèn hình thành trên đất có sa cấu nặng (tức sét > 40%).

- Cấu trúc kém hoặc khơng có cấu trúc.

- Mặc dù có hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do trong điều kiện chua và yếm khí nên hầu hết chất hữu cơ phân giải rất kém, phân giải khơng hồn tồn. Vì vậy hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao nhưng hàm lượng mùn thấp, thể hiện bằng tỷ số C/N cao (C/N > 25).

- Cũng chính vì trong đất ngập nước và đất chua, phần lớn hoạt động phân giải của vi sinh vật tham gia rất kém, có khi khơng có, nên đất phèn rất chậm hình thành cấu trúc của nó.

<b>2.4.6.2 Tính chất hóa học </b>

 Bất lợi đầu tiên của đất phèn là chứa hàm lượng H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> quá cao, do đó pH thấp (khoảng 3,5 ở tầng phèn), và chính acid này phá vỡ cấu trúc của

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

khống sét để giải phóng nhơm. Ngun tố có hàm lượng cao nhất trong đất phèn là H<small>+</small>

, SO<sub>4</sub><sup>2-</sup> và Al<sup>3+</sup>, nếu nó hịa tan với hàm lượng cao thì khơng có cây trồng nào sống nổi.

 Một bất lợi nữa của đất phèn là hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số tuy cao nhưng khả năng hữu dụng rất thấp (đặc biệt là lân).

 Do có sa cấu sét và hàm lượng chất hữu cơ cao nên dung tích trao đổi cation trong đất (CEC) cao, tính đệm pH rất cao, rất khó để cải thiện pH đất.

<b>2.4.6.3 Tính chất sinh học </b>

Hầu hết các vi sinh vật hoạt động trong đất phèn là những sinh vật không có ích cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, nếu có thì cũng

<i>khơng đáng kể. Chủ yếu là vi khuẩn Thiobacillus tham gia vào q trình </i>

chuyển hố lưu huỳnh.

Qua các đặc điểm trên, có thể thấy, trở ngại chính của đất phèn trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Al<sup>3+ </sup>: có trong đất phèn với nồng độ 150 – 3000 ppm (Lê Huy Ba, 1982). Đó là các cation độc nhất trong số các độc chất. Al<small>3+</small>

làm kết tủa các keo sét và các chất lơ lửng trong nước nên nước phèn càng trong, càng nhiều Al<sup>3+</sup> thì càng độc. Trong dung dịch đất ở thực địa Al<sup>3+</sup> = 500 ppm đã gây độc cho cây lúa, đến 800 ppm là gây chết và đến 1000 ppm gây chết nhanh chóng.

<i>Trong đất phèn hoạt tính (actual acid sulphate soil) Al</i><small>3+</small>

mới xuất hiện nhiều, còn trong đất phèn tiềm tàng, Al<small>3+</small> vẫn chưa được xuất hiện mà chỉ ở trong keo đất. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa pH môi trường và Al<small>3+ </small>là một đường hyperbol, mà đường tiệm cận dưới pH = 2,95, nghĩa là pH giảm từ 6 xuống còn 2,95 thì Al<small>3+</small> tăng cao. Nhưng pH < 2,95, Al<sup>3+</sup> khơng tăng. Khi pH > 4,1, Al<sup>3+</sup> có khả năng trầm lắng và pH = 6 thì Al<sup>3+ </sup> 0. Khi cây bị ngộ độc, trong cây tích lũy cao Al trong các bộ phận cơ thể, nhất là ở rể.

- Fe<sup>2+</sup>: Đây cũng là nguyên tố độc trong môi trường sinh thái đất phèn. Fe<sup>2+</sup> xuất hiện trong đất phèn trước Al<sup>3+</sup>. Trong đất yếm khí chúng có thể ở dạng FeSO<small>4</small> không màu hay Fe(OH)<sub>2</sub>. Trong dung dịch, Fe<small>2+</small>

là cation linh động. có thể Fe<small>2+</small> kết hợp H<sub>2</sub>S  FeS bám vào rể cây làm cây bị ngộ độc. Khi nồng độ Fe<small>2+</small>  600 ppm bắt đầu có ảnh hưởng, trên 1000 ppm gây chết cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cây lúa. Tuy nhiên, Fe<small>2+</small>

dể bị ơxi hóa thành Fe<sup>3+</sup> có màu vàng nâu đỏ, mà Fe<sup>3+</sup>có độ hịa tan thấp nên ít độc. Tuy khơng độc bằng Al<small>3+</small>

nhưng nó gây độc cho cây non, bộ phận rể bị đen, chóp rể bị vẹt, trong cây tích lũy cao Fe do Fe đã xâm nhập vào cây (Lê Huy Bá, 1982).

- H<sup>+</sup>: là một cation gây độc thông qua pH mơi trường thấp và làm cho độ hịa tan chuyển hóa dinh dưỡng kém.

- Fe<sup>3+</sup>: ít tác dụng độc hóa tính mà chủ yếu là sự bám dính của nó quanh rể, làm khả năng trao đổi chất của thực vật bị hạn chế.

- Đối với các động vật và người sống trong môi trường sinh thái đất phèn dễ bị bệnh mơi trường: lão hóa, vì tắm, ăn, uống nhiễm q nhiều Al<small>3+</small>

, Fe<sup>2+</sup>, pH thấp làm đối kháng với sự hấp thụ caxi. Độc chất bám vào da, làm bịt lổ chân lông, làm giảm sự hô hấp của ếch nhái, làm nổ mắt cá.

Sự biến động của các độc chất trong đất phèn phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết là sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp độc chất như trong tầng sinh

<i>phèn, tầng pyrite nhiều hay ít. Nó cịn phụ thuộc lượng phân bón, nhất là chất </i>

hữu cơ, lân và vôi. Áp lực nước cũng tác động lên độ biến động, nước ngập làm giảm độc chất, nhưng nếu vừa đủ ẩm (30 - 40%) thì lại làm tăng độc chất. Hệ thực vật cũng bị ảnh hưởng mạnh đến SO<sub>4</sub><small>2-</small>, Fe<sup>2+</sup> và Al<sup>3+</sup>. Và Fe<small>2+ </small>và Fe<small>3+ </small>phụ thuộc nhiều vào độ yếm khí và háo khí trong mơi trường đất.

<b>2.4.8 Thực vật trên đất phèn </b>

Thực vật sống trên vùng đất phèn thay đổi theo tính chất đất. Đất nào cũng có một hệ thực bì thích ứng với nó.

 Thực vật chỉ thị ở vùng đất phèn tiềm tàng

- Nếu là vùng tiềm tàng nằm giữa đất mặn và đất phèn thì gồm các loại:

<i>chà là (Phoenix paludosa Roxb) mọc thành bụi dày ở vùng cao, có độ ngập </i>

thủy triều lúc cao nhất là 10 - 20cm và có thể rải rác cả ở những vùng thấp hơn hoặc dọc các kênh rạch. Ráng dại mọc ở vùng đất thấp hơn, có độ ngập thủy

<i>triều lúc cao nhất là 25 - 30cm. Cỏ Lác (Cyperus tagetiformis Roxb) mọc tốt ở </i>

<i>- Năng ngọt (Eleocharis dulcis), phát triển tốt ở vùng phèn có pH 4-5. </i>

Trong thân tích lũy nhiều SO<sub>4</sub><small>2-</small> và Al<sup>3+</sup> ochrostachys), mọc sát đất thành thảm, lá nhỏ, nhọn, rễ không ăn sâu như năng ngọt. Có thể sống được ở nước ngập

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nhưng yếu hơn. Năng kim có thể chịu được ở đất có mức độ phèn cao hơn năng ngọt (Al<small>3+</small>

từ 1.500 – 2.500ppm)

<i>- Bàng (Lepironia articulata), thường xuất hiện cùng với năng thành </i>

những bãi cỏ lớn và những vùng thấp trũng, thường bị ngập vào mùa lũ

<i>- Sậy (Phragmites karka), thường mọc ở chỗ cao hơn, so với vùng ngập </i>

sâu có nhiều năng và bàng, độ mặn phèn giảm hơn so với đất mọc các cây năng kim.

 Thực vật chỉ thị cho vùng đất phèn ít và trung bình

<i>- Năng ngọt (Eleocharis dulcis) </i>

<i>- Cỏ ống (Panicum repens), xuất hiện và mọc tốt ở những vùng có thời </i>

gian ngập nước và khơ xen kẽ của đất phèn trung bình, phèn ít

<i>- Lác (Cyperus tegetiformis), mọc tốt ở ruộng có pH từ 4 - 6,5, thân ba </i>

cạnh có căn hành. Phân bố ở nơi ngập nước thường xuyên hay gần các sông rạch, kênh mương có nước triều ra vào thường xuyên.

Ngoài ra, trong các vùng nước phèn đứng yên hay trong ruộng lúa, có sự hiện diện của một nhóm lớn các lồi rong tảo, có khoảng 99 loài, trong 44 giống thuộc 22 họ. Phần lớn các loại này là khuê tảo chiềm 50,5%, kim tảo chiếm 28,2%, thanh tảo chiếm 18,18%.

<b>2.5 Đặc điểm sinh học và phân bố của cỏ Bàng 2.5.1 Đặc điểm sinh học </b>

Theo Phạm Hồng hộ (1999), vị trí phân loại của cây cỏ Bàng được mô

<i>tả như sau: Cỏ Bàng thuộc giới: Thực vật (Plantae), thuộc ngành: Hiển hoa bí tử (Magnoliophyta), lớp: Một lá mầm (Liliopliophyta), bộ: Bộ lác (Cyperales), họ: lác (Cyperaceae), chi: Lepironia và thuộc loài: Lepironia ariculata (Retz.) Domin. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hình 2.3 Cây cỏ Bàng

<i><small>Nguồn: Phạm Hồng Thía, 2007 </small></i>

<i>Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), cỏ Bàng (Lepironia articulata) căn hành </i>

cứng, nằm to từ 8 - 10 mm. Thân cứng có 3 - 4 vảy dài từ 15 - 20cm, thân có đốt, cao đến 1m, mang 1 gié hoa nâu sậm dài từ 1,5 - 2m, to 1cm; hoa có 9 - 12 tiểu nhụy, mỗi tiểu nhụy ở trước có một vảy. Bế quả cao 3 - 4mm; vòi nhụy chẻ hai.

Theo Thái Văn Trừng (1998), cỏ Bàng thường mọc thành từng đám dày

<i>và cao, trên đất úng phèn nặng, lớp hữu cơ trên mặt nông, tầng phèn Jaroxite </i>

xuất hiện gần mặt đất từ 10 - 25cm, mức độ ngập ít khi vượt quá 50cm, thường khi mọc đơn thuần và đôi khi tầng dưới có Năng nỉ mọc thành thảm dày.

<i> Cỏ Bàng (Lepironia articulata) là loài cỏ lớn, sống lâu năm. Cọng thẳng </i>

đứng, dạng ống, không lông, màu xanh xám hoặc lục xám, cao 40 - 200cm, đường kính 2 - 10mm, đốt dày (chỉ có thể thấy khi khô). Bẹ lá không phiến, màu nâu vàng. Kiểu phát hoa hình trứng hẹp hay bầu dục hẹp, nhọn, dài 1 - 4cm, đường kính 5 - 10mm (đôi khi đến 15mm); lá bắc ngoài dài 2 - 6cm. Trong mỗi một bông chét giả, mày thấp nhất dạng tù, thường có rìa nham nhở, dài 4 - 6mm và thường rộng, màu nâu xậm hoặc đen; 2 mày cánh thìa và 15 - 26 mày phía trên thường dạng phẳng, dài 4 - 6mm, màu nâu. Quả hạch dạng hình trứng ngược hoặc gần hình cầu, dài 3 - 6mm, đường kính 2,5 - 3mm, có khía theo chiều dọc, khơng có lơng ngoại trừ phần góc nhọn phía trên, màu nâu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Theo Nguyễn Tiến Bân (2003), cỏ Bàng phân bố ở Quảng Ninh (Vân Đồn, Cẩm Phả), Thừa Thiên - Huế, Bình Dương (Bến Cát), Long An (Mộc Hoá, Tân Thạnh, Đức Hoà, Đức Huệ, Thủ Thừa), Đồng Tháp (Tam Nơng, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh), Tiền Giang (Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè), Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn Đất, Phú Quốc) mọc tập trung trên diện tích lớn vùng Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên. Cịn có ở Trung Quốc, Thái Lan, Xri Lan Ka, Malaixia, Inđơnêxia, Niu Ghinê, Ơxtrâylia.

<b>2.6 Các kiểu thảm thực vật và giá trị của cỏ Bàng ở khu bảo tồn Phú Mỹ </b>

<b>2.6.1 Các kiểu thảm thực vật </b>

Trong các dạng đồng cỏ ngập nước theo mùa tại khu vực Đồng Hà Tiên thì đồng cỏ Bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang là một dạng đất ngập nước của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích lớn nhất cịn sót lại. Có đặc điểm độc đáo là giàu hữu cơ, ngập theo mùa, thực vật thích nghi phần lớn là cây cỏ Bàng (Trần Triết và cộng sự, 2004).

Theo Trần Triết (2001), thảm thực vật Xã Phú Mỹ là một thể khảm bao gồm nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Trong đó khu nghiên cứu thực hiện đề tài bao gồm 7 kiểu thảm thực vật dựa trên mức độ ưu thế của các loài thực vật, sự thay đổi của địa hình, đất đai và tình trạng ngập nước:

<i>(1) Bàng - Mồm mốc (Lepironia articulata - Ischaemum rugosum): là </i>

kiểu thực vật hiện diện chỗ trũng thấp, hoặc khu vực ven rìa các gị phù sa cổ, ít ngập nước vào mùa khô. Mồm mốc mọc xen lẫn trong Bàng với chiều cao khoảng 1,2m - 1,4m. Tầng dưới cũng có Năng nỉ và một số lồi cỏ khác.

<i>(2) Bàng- Năng nỉ (Lepironia articulata - Eleocharis ochrostachys): kiểu </i>

thực vật trên đất phèn nặng, hơi trũng thấp, ngập không sâu vào mủa khô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Năng nỉ mọc ưu thế ở dưới với chiều cao khoảng 0,2m - 0,3m. Bàng mọc thuần loại với chiều cao khoảng 1,2m - 1,4m.

<i>(3) Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys): mọc ở những nơi phèn nặng, </i>

trũng thấp và lớp đất mặt bị khô vào cuối mùa khô. Năng nỉ tạo ra một lượng lớn củ vào mùa khô, củ năng nỉ là nguồn thức ăn quan trọng cho loài Sếu đầu đỏ

<i>(4) Năng ngọt (Eleocharis dulcis): kiểu tiêu biểu của vùng bưng trũng, </i>

thời gian ngập nước gần như quanh năm, độ phèn trong đất biến thiên nhiều. Năng ngọt mọc gần như thuần loại với chiều cao khoảng 0,8m - 1,0m.

<i>(5) Tràm - Năng ngọt (Melaleuca cajuputi - eleocharis dulcis): thường </i>

mọc tự nhiên theo lung nước.

(6) Mồm vàng - Xuân thảo: hiện diện ở khu vực đất cao, khơ của vùng rìa phù sa cổ. Thành phần loài thực vật bao gồm nhiều loài khác nhau như Mồm vàng, cỏ Song chằng, Xuân thảo, Túc hình

(7) Ruộng lúa: khai phá từ lâu chủ yếu canh tác lúa hai vụ.

Trong đó các kiểu (1),(2),(3),(4),(6) là kiểu đồng cỏ đặc sắc phân bố ở khu vực chuyển tiếp từ đất phèn lên thềm phù sa cổ và một diện tích lớn cá vùng lung Tràm - Năng ngập quanh năm phân bố trên địa hình lịng sơng cổ. Các hệ sinh thái đất ngập nước này có giá trị lớn về bảo tồn thiên nhiên với những chức năng duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, là vùng duy nhất cịn xót lại cây cỏ Bàng tự nhiên.

Xen kẻ trong đồng cỏ là mạng lưới các lung bàu tự nhiên. Lung là những vùng trũng dạng kéo dài, phân bố trên các lịng sơng cổ. Bàu là những nơi trũng dạng ao đìa. Đặc điểm chung của lung, bàu là ngập sâu và thời gian ngập kéo dài, thường là có nước quanh năm. Lung, bàu rất quan trong cho các loài thủy sinh vật và chim nước, đóng góp vào mức độ đa dạng sinh học chung cho khu vực.

Theo Trần Triết và cộng sự (2006), tổng cộng ghi nhận được 35 taxa thuộc 26 giống, 14 họ thực vật bậc cao, trong đó nhận diện được 23 lồi.

<i>Trong đó, các họ có nhiều lồi là Poaceae 8 lồi và Cyperaceae 9 lồi. Các </i>

lồi ưu thế có thể kể như Năng ngọt, Năng nỉ, Tràm, Bàng, và Mồm mốc. Nhiều lồi thực vật có các giá trị như Bàng có giá trị kinh tế và văn hóa

<i>và bảo tồn, hay Mua đa hùng (Melastoma affine D.Don) có tiềm năng làm </i>

cảnh. Cũng ghi nhận được sự hiện diện của một lồi cỏ dại mơi trường với có

<i>tiềm năng là lồi ngoại lai xâm hại là Sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk.) </i>

<b>2.6.2 Giá trị của cỏ Bàng 2.6.2.1 Giá trị sinh thái </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Những khảo sát về đa dạng sinh học vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm gần đây cho thấy rằng hệ sinh thái đồng cỏ chính là nơi chứa đựng mức độ đa dạng sinh học cao nhất. Căn cứ trên những lớp phủ thực vật, ba loại đồng cỏ chiếm diện tích lớn nhất vùng Đồng Hà Tiên trong đó có Xã Phú Mỹ là đồng cỏ Năng, đồng cỏ Mồm mốc và đồng cỏ Bàng. Trên tồn vùng ĐBSCL, đồng cỏ Bàng với diện tích lớn hiện chỉ cịn tìm gặp ở vùng Đồng Hà Tiên. Giá trị đa dạng sinh học của đồng cỏ vùng Đồng Hà Tiên đã vượt ra khỏi ranh giới của tỉnh Kiên Giang và mang ý nghĩa ở cấp quốc gia, nếu không muốn nói của cả khu vực hạ lưu sơng Mêkơng (Trần Triết và cộng sự, 2003)

Cỏ Bàng mọc trong môi trường ngập nước cung cấp nơi ở cho nhiều loài phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật, cá, lưỡng cư và các loài sinh vật khác. Khi thân cỏ Bàng già và mục cùng với các loài cỏ khác tạo thành lớp thảm mục phía trên mặt đất cung cấp nguồn thức ăn có giá trị cho các loài động vật.

Theo Roger Jaensch và Kylie Joyce (2005), các đồng cỏ ngập nước trong đó có thảm thực vật cỏ Bàng, là nơi giàu đa dạng sinh học, cung cấp nơi sinh sản và trú ngụ cho các loài chim nước và cá. Thật vậy, theo kết quả nghiên cứu tại khu vực Hà Tiên, Kiên Lương của các tác giả như Muckton và cộng sự (1999) xác định có 13 loài chim, Safford và cộng sự (2000), ghi nhận thêm 13 loài chim và Nguyễn Phúc Bảo Hoà (2003) xác định tổng cộng có 96 lồi chim thuộc 35 họ đã ghi nhận trong này. Như vậy cho đến nay tại vùng đồng Hà Tiên tổng cộng có 132 lồi chim thuộc 42 họ đã được ghi nhận, chín lồi trong số này có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn do chúng nằm trong danh sách các loài bị đe dọa của Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN 2000).

<i>Các kiểu đồng cỏ như: Cỏ Bàng (Lepironia articulata), Năng xoắn (Eleocharis spiralis), Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys), Mồm mốc (Ischaemum rugosum),… là sinh cảnh thích hợp cho </i>

các lồi chim nước sinh sản và trú ngụ. Trong đó quần xã Năng xoắn, Năng

<i>ngọt, Năng nỉ là nơi trú ngụ và bãi ăn của loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), một lồi chim q hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Củ của Năng </i>

xoắn, Năng ngọt và Năng nỉ là nguồn thức ăn chính của Sếu đầu đỏ. Số lượng củ thay đổi tùy theo chế độ ngập của khu vực. Ở khu vực ngập nước quanh năm khơng tìm được củ của Năng và vào mùa khô cũng làm cho cây Năng chết trước khi tạo củ hoặc có củ nhưng nền đất cứng nên chim Sếu không thể dùng mỏ lấy lên được. Điều kiện lý tưởng để Năng tạo củ là thời gian ngập nước vào mùa lũ và một khoảng thời gian tương đối khô hay cịn ẩm trong mùa khơ. Theo Trần Triết và ctv (1993), nghiên cứu bước đầu về dinh dưỡng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

trong củ năng cho thấy hàm lượng tinh bột trong củ năng tương đối cao. Hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước mang nhiều giá trị sinh thái như: giữ nước làm thay đổi chất lượng nước vào mùa nắng, tác động dòng chảy nước vào mùa mưa, lắng tụ phù sa làm thay đổi chất lượng đất, cung cấp hữu cơ làm thay đổi chất lượng đất.

Sự thích ghi trên vùng đất phèn và vết tích của nhóm đất phù sa cổ trên rìa vùng đất phèn của các dạng đồng cỏ có giá trị về sinh thái. Nhưng, hiện nay vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm diện tích đất phèn tự nhiên ngày càng giảm. Do đó, cần có biện pháp bảo tồn để bảo vệ nguồn tài nguyên này.

<b>2.6.2.2 Giá trị kinh tế </b>

Theo Thái Văn Trừng (1998), cỏ Bàng được khai thác, bó thành từng bó, phơi khơ và dùng để đan nóp, bao lúa, làm chiếu nằm và làm mũ, giỏ xách. Gần đây đã phát hiện một công dụng mới của cỏ Bàng là làm bột giấy bao bì rất dai.

<i>Cỏ Bàng (Lepironia articulata) là cây có giá trị kinh tế đối với cộng </i>

đồng địa phương. Tổng diện tích cỏ Bàng có giá trị kinh tế có thể khai thác được chiếm 753 ha chủ yếu tập trung trong vùng xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Theo điều tra năm 2004 tại xã Phú Mỹ, tổng giá trị của nguyên liệu Bàng thu được từ đồng cỏ Bàng này từ 2,29 - 2,75 tỷ đồng trong mùa khơ. Trung bình 1 hecta Bàng tự nhiên trong mùa khô sẽ cung cấp giá trị nguyên liệu thô từ 3,07 - 3,65 triệu đồng (Trần Triết và cộng sự, 2004).

Bảng 2.2 Giá trị kinh tế của Đồng cỏ Bàng

<b>Giá trị sử dụng trực tiếp </b>

- Xuất Khẩu Sinh Khối - Khai thác làm nhiên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

<b>Giá trị sử dụng gián tiếp </b>

- Nạp và tiết nước ngầm - Khống chế lũ lụt

- Giữ lại chát cặn/ chất độc - Giữ lại chất dinh dưỡng - Tính đa dạng sinh học - Tính độc đáo văn hố di sản - Giá trị khai thác du lịch.

<b>2.6.3 Các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước 2.6.3.1 pH </b>

pH là đại lượng biểu thị nồng độ hoạt tính ion H<sup>+</sup> trong nước (pH = log[H<sup>+</sup>]). Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tính axid hay tính kiềm của dung dịch nước, bùn. pH phụ thuộc vào quá trình quang hợp của thực vật thủy

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

-sinh, quá trình phân hủy của hợp chất hữu cơ, tính chất của đất và các tác động

<i>của con người (Trương Quốc Phú, 2006). Các dung dịch nước có giá trị pH </i>

nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm. pH trung hịa khơng chính xác bằng 7; nó chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H<small>+</small> là chính xác bằng 1×10<sup>−7</sup> mol/L. Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14.

<b>2.6.3.2 Độ dẫn điện </b>

Độ dẫn điện (EC) là đại lượng biểu thị nồng độ cation và anion hòa tan trong nước. Qua độ dẫn điện có thể đánh giá tổng số muối tan trong nước.

<b>2.6.3.3 Oxy hòa tan </b>

<i> Oxy hòa tan (DO : Dissolved Oxygen) là hàm lượng oxy có trong một </i>

lít dung dịch ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. DO trong nước thường được tạo ra do sự hịa tan của khơng khí và một phần nhỏ là sự quang hợp của tảo… rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước. Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẩn tới hiện tượng khó hơ hấp, giảm hoạt động ở các lồi động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8 - 10ppm mức độ dao động này phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất và một số tác nhân khác. DO còn là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự ô nhiễm nước.

Oxy có trong mơi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, hay sự khuếch tán từ khơng khí vào. Oxy trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước (Đặng Kim Chi, 1999).

Oxy hòa tan trong nước được sử dụng trong q trình hơ hấp của sinh vật, cung cấp cho các phản ứng oxy hóa khử, sự hình thành một số chất hữu cơ, cung cấp cho các vi sinh vật phân giải để chúng phân hủy các chất hữu cơ (Hauer F. R. & Lamberti G. A., (1996)).

<b>2.6.3.4 Nhu cầu oxy hóa học </b>

Nhu cầu oxy hóa học (COD: chemical oxygen demand) là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đó là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, nước càng nhiễm bẩn thì hàm lượng chất hữu cơ càng cao. Nước bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho các loại vi sinh vật phát triển. Theo Lê Văn Cát và cộng sự (2006), COD trong nước khoảng 20 - 30 mg/L thì mơi trường nước được đánh giá là rất giàu dinh dưỡng và khi COD lớn hơn 30 mg/L môi trường nước được xem là ô nhiễm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Thông số COD có ý nghĩa quan trọng để khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm, xác định hiệu quả của các cơng trình xử lý nước (Lâm Minh Triết và cộng sự, 2007).

COD của nước tăng cùng với sự tăng của các chất hữu cơ, theo Boyd (1998) và Smith et al (2002). Hàm lượng COD trong mùa mưa thường cao hơn mùa nắng vì hàm lượng chất hữu cơ trong mùa mưa cao hơn và tốc độ khống hóa chậm hơn trong mùa nắng (Sansanayuth et at, 1998).

<b>2.6.3.5 Đạm tổng số </b>

Nitơ là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, nitơ trong nước tồn tại ở dạng hợp chất nitơ hữu cơ, dạng protein hay các sản phẩm phân rã, amoniac và các muối amôn như: NH<small>4</small>OH, NH<sub>4</sub>NO<sub>3</sub>, (NH<sub>4</sub>)<sub>2</sub>SO4…Các hợp chất dưới dạng nitric, nitrat, nitơ tự do...(Lê Huy Bá, 2000).

Nitơ là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật do nó là nguyên tố cần thiết tạo nên các protein và acid nucleic (Lê Hoàng Việt, 2003). Tuy nhiên, khi hàm lượng nitơ trong nước cao không những gây ra hiện tượng phú dưỡng, mà khi chỉ tiêu N-NO<sub>3</sub> trong nước cấp sinh hoạt vượt quá 45mg/L cũng gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người. Việc xác định nitơ bằng phương pháp Kjeldahl là kết quả không bao gồm nitơ ở những dạng khác nhau: azit, azin, hydrazon, nitrat, nitrit, nitro, nitriso, oxim, semicacbazon. Nếu không loại Nitơ - amonia trước đó thì giá trị nhận được sẽ là lượng nitơ tổng cộng, vì vậy để xác định riêng nitơ hữu cơ cần xác định nitơ - amonia trước khi tiến hành chưng cất mẫu.

<b>2.6.3.6 Lân tổng số </b>

Trong mơi trường nước photpho có 4 dạng như sau: Hợp chất vô cơ không tan, hợp chất vô cơ tan, hợp chất hữu cơ không tan và hợp chất hữu cơ tan. Phosphorus là một dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho các vi sinh vật tổng hợp và phân hủy các vật chất hữu cơ. Photpho hữu cơ trong môi trường gồm hai chức năng: Góp phần hình thành cấu trúc phân tử axit nucleic và giúp sản xuất, dự trữ và sử dụng năng lượng hóa học trong suốt quá trình hoạt động.

Photpho hiện diện trong môi trường nước tự nhiên chủ yếu là dạng photphate. Nguồn gốc của photphate trong môi trường nước là do các chất tẩy rửa, phân bón (nơng thơn và thành thị), phân của các lồi động vật (từ các trại nuôi hoặc thức ăn thừa), bùn thải, và một vài chất thải công nghiệp. Photpho là nguyên tố rất quan trọng đối với sinh vật. Chúng có mặt trong thành phần ATP

<i>(Adenosin Diphosphat) là phân tử mang năng lượng, AMP ( Adenosine Monophosphate vòng) là đạng chuyển hóa từ ATP, ADP (Adenosine Diphosphat) là sản phẩm của ATP</i><small> , photpholipit, acid nucleic. Chính vì thế </small>ngun tố photpho rất cần thiết cho sinh vật nhất là thực vật trong nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

(Nguyễn Đức Lượng & Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003). Tuy nhiên, hàm lượng photpho trong nước cao gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa thúc đẩy sự phát triển của tảo gây ô nhiễm nguồn nước, gây tắc nghẽn dòng chảy, hạn chế lượng oxy khuếch tán trong nước làm chết tôm, cá (Lê Văn Khoa và cộng sự, 1999).

<b>2.6.3.7 Al<sup>3+</sup> trong nước </b>

Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khống đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn thuốc nhuộm sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao. Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 02 mg/L.

<b>2.6.3.8 Fe<sup>2+</sup> trong nước </b>

Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm trong điều kiện thiếu khí sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe<small>2+</small> và hoà tan trong nước. Khi được làm thống sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý.

Ngồi ra, nước có độ pH thấp sẽ tăng hàm lượng sắt trong nước. Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh màu vàng độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0 5 mg/L.

Sắt có mặt khắp nơi, cấu tạo nên vỏ trái đất. Trong nguồn nước mặt, hàm lượng thay đổi nhưng ít khi vượt quá 1mg/L đặc biệt khi nước có độ kiềm. Đơi với nước ngầm, pH thấp, hàm lượng sắt có thể cao hơn. Gặp mơi trường khử , oxi hịa tan thấp, sắt thường gặp dưới dạng sắt II hòa tan, nhất là trường hợp pH < 5. Sắt II dễ bị oxi hóa thành sắt III và bị thủy giải, sau đó bền ở dạng sắt III hyđroxit. Đây là hình thái thường gặp của sắt trong các mẫu được đưa đến phịng thí nghiệm để phân tích. Phản ứng oxi hóa có thể do oxi từ khơng khí hịa tan khi lấy mẫu hoặc bởi sự hoạt động của các vi khuẩn sắt ln sẵn có khi gặp điều kiện thuận lợi. Những nguồn thải có độ axit cao (pH < 3,5) là mơi trường thích hợp để sắt III hòa tan trở lại.

<b>2.6.4 Các thông số đánh giá chất lượng môi trường đất 2.6.4.1 pH đất </b>

pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính lý hóa học đất.Vì thế ảnh hưởng đến trạng thái dinh dưỡng trong đất và sự sinh trưởng phát dục của cây. Đất có phản ứng kiềm mạnh hoặc chua mạnh sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>động của vi sinh vật (vi sinh vật cố định đạm Azotobacte khơng thích đất </i>

chua) hạn chế sự sinh ra các chất dinh dưỡng dễ hòa tan, cây đói ăn sẽ sinh trưởng xấu.

Ở đất kiềm các nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, kẽm, molipden chuyển thành dạng không tan trong nước, cây thiếu các ngun tố đó thì sinh trưởng xấu và dễ bị bệnh. Ở đất chua, một mặt xuất hiện Al<small>3+</small> cho cây, mặt khác lân kết hợp với sắt và nhôm sinh ra các photphat sắt nhôm không tan trong nước làm cho hiệu lực của lân giảm đi.

Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất. pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của dinh dưỡng cây trồng, độc chất trong đất, đến hoạt động của vi sinh vật đất (Tất Anh Thư, 2006). Một loại đất rất acid có pH thấp, đất này thiếu Ca và Mg trao đổi, các chất Al, Fe, Mn và Bo hịa tan rất nhiều, chất Mo ít hịa tan, độ hữu dụng của N và P rất thấp. Một loại đất kiềm có pH cao đất này nhiều Ca, Mg và Mo, có ít Al, độ hữu dụng đạm cao (Trần Thành Lập, 1999). Trên đất mặn pH từ 6,0 - 7,5 và tỷ lệ với độ mặn (Nguyễn Văn Luật, 2003). Nếu đất có pH quá cao, đất sẽ thiếu Fe, Mn, Cu, Zn và nhất là thiếu P và Bo. Ngoài ra vi khuẩn hoạt động tích cực ở các pH trung bình sẽ hoạt động kém. Tổng qt mà nói thì đất có pH = 6 - 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tối đa của chất dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004). Theo Nguyễn Đặng Nghĩa và ctv (2005), nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và bazơ mạnh sẽ làm đất có phản ứng trung tính (pH trong khoảng từ 6,0 – 7,0). Nếu trong đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và muối bazơ yếu thì đất có phản ứng chua (pH 7,5).

Độ pH của đất còn phụ thuộc vào mức độ thực hiện các phản ứng trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất, giữa dung dịch đất và rễ cây

< 4,5 Rất chua 4,5 - 5 Chua vừa 5 - 5,5 Chua nhẹ 5,5 - 6 Gần trung tính

</div>

×