Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BỘT LÁ LẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.38 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BỘT LÁ LẠC </b>

<b><small> Phạm Thị Hiền Lương, Nguyễn Văn Đích </small></b>

<i><small>Trường Đại học Nơng Lâm – ĐH Thái Ngun </small></i>

TĨM TẮT

<small>Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xác định thành phần hoá học tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phơi, sấy ngọn và lá lạc tươi bằng 4 phương pháp: Phơi nắng trực tiếp, phơi dưới mái che, sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả cho thấy: Thành phần hoá học của ngọn và lá lạc không thay đổi do phương pháp phơi sấy, nhưng hàm lượng Caroten thay đổi rõ rệt: phơi dưới mái che hàm lượng Caroten ít hao hụt nhất và giá thành rẻ nhất (1,275đ). </small>

<small>Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64% protein thô; 1,86% lipid thơ; 15,77% xơ thơ; 8,73% khống tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18Kcal ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg. </small>

<i><b><small>Từ khoá: Bột lá lạc, phương pháp chế biến, thành phần hoá học, Caroten. </small></b></i>

<small>∗</small> ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển, việc sản xuất bột cỏ, bột lá và phối hợp chúng vào thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến. Bột cỏ khơng chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà cịn góp phần hạ giá thành sản phẩm[1]. Chi phí thức ăn chiếm 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến an toàn thực phẩm cho con người và môi trường sinh thái. Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có tiềm năng để sản xuất bột lá và sử dụng cho chăn nuôi chưa nhiều.

Lạc là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn ở nước ta. Hàng năm theo ước tính, ngồi củ, sản lượng thân lá lạc đạt khoảng 1,2 – 1,4 triệu tấn [10]. Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, đang bị bỏ phí và làm cơ sở cho việc xây dựng dự án sản xuất thử các cây cỏ có tiềm năng làm thức ăn bổ sung cho gia cầm, lợn, cá trong những năm

<i><small> Tel: 0915 326 615, Email: </small></i>

<i>tiếp theo, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh </i>

<i>hưởng của một số phương pháp chế biến đến thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc” với mục tiêu: </i>

- Xác định phương pháp chế biến phù hợp và ít hao hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần Caroten trong bột lá lạc.

<b>- Xác định được thành phần hoá học và giá trị </b>

dinh dưỡng của bột lá lạc, làm cơ sở cho việc phối hợp khẩu ăn cho gia súc, gia cầm. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<i>Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên một thửa </i>

ruộng, cây lạc có mức độ sinh trưởng trung bình, thu cắt phần ngọn và lá xanh với độ dài khoảng 15-18cm, cân khối lượng ngọn, lá lạc chia cho diện tích thửa ruộng để tính năng suất trung bình kg/m<sup>2</sup> hay tạ/ha. Từ đó, dựa vào số liệu thống kê để tính sản lượng ngọn, lá lạc có thể thu hoạch được.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

+ Sấy thủ cơng bằng lị tơn quay: Mỗi mẻ sấy được 10kg, với chất đốt là củi, hoặc rơm rác, có động cơ điện làm cho lò quay, đảo đều ngọn lá lạc đến khơ giịn.

+ Sấy bằng lò sấy bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn lá lạc, dùng chất đốt là than, dùng động cơ điện để đảo đều và bơm khí nóng vào lị đến khơ giòn.

<i>Nội dung 3 </i>

Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá lạc tươi và bột ngọn, lá lạc với các phương pháp phơi, sấy khác nhau tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. Theo TCVN 4326:2001[4], TCVN 4328:2007[5], TCVN 4331:2001[6], TCVN 4327:2007 [7], TCVN 4329:2007[8], TCVN 5284 – 1900[9]. Tính năng lượng trao đổi (cho gà) theo công thức của Nehring (1973)[2].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

<b>Xác định năng suất ngọn, lá lạc, ước tính sản lượng chất xanh tận dụng được ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam </b>

Sau khi thu cắt ngọn và lá lạc còn xanh trên một thửa ruộng đã biết diện tích, chúng tơi tính được năng suất trung bình/m<sup>2</sup>. Từ đó, ước tính được sản lượng ngọn và lá lạc thu được theo diện tích trồng lạc, dựa vào số liệu thống kê hàng năm [3], Kết quả được trình bày qua bảng 1.

Với sản lượng chất xanh lá lạc thu cắt được trước khi thu hoạch củ ở Thái Nguyên là 5.715 tấn/năm, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 64.010 tấn. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh trồng nhiều lạc nhất ở vùng Trung du và miền núi, sản lượng chất xanh đạt 14.220 tấn/năm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt khoảng 39.750 tấn. Sản lượng chất xanh cả nước đạt khoảng 316.480 tấn, sản lượng vật chất khô là 85.450 tấn/năm. Đây là nguồn thức ăn bổ sung caroten và các chất dinh dưỡng khác rẻ tiền cho vật ni, góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nếu sử dụng cho gia súc, thì sản lượng thân và lá lạc còn tận dụng được nhiều hơn đáng kể. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp chế biến và bổ sung bột lá lạc vào khẩu phần ăn khơng chỉ làm giảm chi phí thức ăn, mà còn là nguồn bổ sung vitamin cho vật nuôi, nhất là gia súc, gia cầm nuôi nhốt.

<b><small>Bảng 1. Ước tính sản lượng ngọn và lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam </small></b>

<b><small>trung bình (tạ/ha) </small></b>

<b><small>Diện tích* (Nghìn ha) </small></b>

<b><small>Sản lượng chất xanh (Nghìn tấn) </small></b>

<b><small>Sản lượng vật chất khơ </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Bảng 2. Kết quả phơi, sấy ngọn lá lạc bằng các phương pháp khác nhau </small></b>

<b><small>Bảng 3. Thành phần hóa học của ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ (%) </small></b>

- Phơi nắng trực tiếp: Thời gian phơi có nắng to là 3 - 4 ngày (vụ Hè). Vụ đông là 6 – 8 ngày tuỳ thời tiết. Lá lạc vẫn còn màu xanh vàng, có mùi thơm đặc trưng.

- Phơi dưới mái che (tôn hoặc fibro xi măng) với mật độ phơi tương tự như trên, thời gian phơi là 7 – 8 ngày. Lá lạc cịn nhiều màu xanh hơn, tuy nhiên, lá lạc khơng khơ giịn ( độ ẩm >14%), mùi thơm ít hơn phơi nắng trực tiếp và sấy thủ công.

Hai cách phơi tự nhiên có chi phí chế biến thấp (1275đ/kg bột lá), tuy nhiên, phụ thuộc thời tiết và độ ẩm khơng khí, nên nếu gặp trời mưa sẽ có nguy cơ ẩm mốc.

- Sấy thủ cơng bằng lị tơn quay, với khối lượng 10kg/mẻ, thời gian sấy khô là 1,2h/mẻ. Phương pháp này lá lạc nhanh khô, vẫn cịn màu xanh và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng, do tốn chất đốt và

công lao động, chỉ sử dụng khi thu hoạch gặp trời mưa lâu, lá lạc có nguy cơ bị mốc.

- Sấy bằng lò bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn lá tươi, thời gian sấy đến độ ẩm 14%, hết 13 giờ. Do vậy, 100 kg tươi thời gian hết 0,43 giờ (26 phút).

Sau khi phơi, sấy khô, lá lạc được mang đi nghiền thành bột, tỷ lệ bột lá đạt 26% khối lượng tươi, do thành phần chất xơ bị sàng lọc bớt trong máy nghiền.

Phương pháp sấy bán tự động có thể chế biến được khối lượng lớn lá lạc và giải quyết tính thời vụ, khơng phụ thuộc thời tiết. Tuy nhiên, chi phí công chế biến, điện và than nên giá thành 1 kg bột lá là 2.450đ.

<b>Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của ngọn, lá lạc </b>

<i>Thành phần hoá học và giá dinh dưỡng của ngọn, lá lạc </i>

Kết quả bảng 3 cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo VCK của các giống không bị thay đổi bởi phương pháp chế biến. Nhưng có sự sai khác bởi yếu tố giống, về hàm lượng protein và lipit.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

So sánh với kết quả phân tích hàm lượng protein, lipid, xơ, DXKD của bột thân, lá lạc vùng Đông Nam Bộ (10,99 - 1,13 - 38,92%) do Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)[11] phân tích, thì kết quả của chúng tôi cao hơn, riêng hàm lượng xơ là 15,25%, thấp hơn kết quả

<i><b>của Viện Chăn nuôi (36,47%) và bột cỏ Stylo </b></i>

(24,30%). Một trong những trở ngại khi sử dụng bột làm từ thân lá lạc là tỷ lệ xơ cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng lá và ngọn non cây lạc, thì tỷ lệ xơ tính theo VCK cũng tương đương với các cây khác (bột lá sắn 13,98%;

<i><b>bột bèo dâu 16,10%) [11]. Nếu sử dụng cho </b></i>

gà với tỷ lệ 4-6% khẩu phần thì tỷ lệ xơ tăng khơng đáng kể.

Năng lượng trao đổi (tính cho gà), theo công thức của Nehring (1973)[2]: Lá lạc tươi trung bình là: 334,6Kcal/kg và bột ngọn, lá lạc trung bình là: 1295,18Kcal/kg. Thấp hơn năng lượng của bột cỏ Stylo (1.745 Kcal/kg)[11].

<i>Thành phần một số loại vitamin trong thân, lá lạc </i>

Qua bảng 4 cho thấy: Hàm lượng Vitamin thay đổi theo các phương pháp chế biến. Cụ thể là: Sấy thủ cơng, hàm lượng Caroten cịn lại thấp nhất (30 – 35mg/kg), tiếp sau là phơi nắng trực tiếp (44 – 49mg/kg), cao nhất là phơi dưới mái che (53 – 55mg/kg). Điều đó cho thấy, nhiệt độ phơi sấy càng cao thì hàm

lượng Caroten càng bị hao hụt nhiều. Mặt khác, khi đã phơi, sấy hàm lượng các vitamin B và C trong lá lạc đều bị phá huỷ hết.

Vì vậy, trong chăn nuôi, xác định quy trình chế biến thức ăn phù hợp giúp giảm sự hao hụt vitamin trong quá trình chế biến. Mặt khác, khi sử dụng bột lá, bột cỏ bổ sung vào thành phần thức ăn chăn nuôi, cần bổ sung các vitamin nhóm B và C để cân bằng tỷ lệ vitamin trong khẩu phần ăn.

KẾT LUẬN

Với diện tích trồng lạc ở Thái Nguyên và các tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc hiện nay, có thể tận dụng được khoảng 5.715 tấn (tươi)

<i><b>hay 1.543 tấn (khô) ở tỉnh Thái Nguyên; </b></i>

64.010 tấn (tươi) hay 17.283 tấn (khô) ngọn, lá lạc ở các tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc, để làm thức ăn bố sung Caroten cho vật nuôi. Trong vụ thu hoạch lạc chính (Xuân – Hè), dùng phương pháp phơi nắng dưới mái che, hàm lượng Caroten trong bột lá lạc ít bị hao hụt hơn các phương pháp khác, giá thành chế biến rẻ nhất (1.275đ/kg).

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64% protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77% xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18 Kcal ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg.

<b><small>Bảng 4. Thành phần một số loại vitamin trong ngọn, lá lạc </small></b>

<b><small>(%) </small></b>

<b><small>Caroten (mg/kg) </small></b>

<b><small>VTM C (mg/100g) </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

TÀI LIỆU THAM KHẢO

<small>[1].Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Phạm Văn Thìn, Đỗ Viết Minh, Nguyễn Văn Hải, (2002). “Kết quả nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc”. </small>

<i><small>Viện Chăn nuôi, 50 năm xây dựng và phát triển. </small></i>

<small>Nxb Nông nghiệp – Hà Nội. </small>

<small>[2].Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), </small>

<i><small>Thức ăn và Dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Cao </small></i>

<small>học), Nxb Nông nghiệp – Hà Nội. </small>

<small>[3].Niên giám thống kê (2009), Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội. </small>

<small>[4].Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small>

<b><small>vật chất khô (DM) TCVN 4326:2001 (ISO </small></b>

<small>6496:1999) </small>

<small>[5].</small> <b><small>Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small></b>

<small>Protein thô (CP) TCVN 4328:2007 (ISO 5983 - 1:2005). </small>

<small>[6].</small> <b><small>Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small></b>

<small>lipit (EE) TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999). [7].</small> <b><small>Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small></b>

<small>hàm lượng khoáng tổng số (Ash) TCVN 4327: 2007(ISO 5984: 2002). </small>

<small>[8].</small> <b><small>Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small></b>

<small>hàm lượng xơ thô tổng số. TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). </small>

<small>[9].</small> <b><small>Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định </small></b>

<small>hàm lượng Caroten. TCVN 5284 – 1900 </small>

<small>[10].Đỗ Thị Thanh Vân (2010), “Sử dụng thân lá </small>

<i><small>lạc ủ chua ni vỗ béo bị tại tỉnh Quảng Trị”, Tạp </small></i>

<i><small>chí Khoa học Cơng nghệ Chăn ni, số 22, Tháng </small></i>

<small>2 - 2010. </small>

<small>[11].[10]. Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.</small>

SUMMARY

<b>EFFECT OF SOME PROCESSING METHODS ON THE COMPOSITION AND NUTRITIONAL VALUE OF PEANUT LEAF POWDER </b>

<b><small> Pham Thi Hien Lương</small></b><sup>∗</sup><b><small>, Nguyen Van Dich </small></b>

<i><small>College of Agriculture and Forestry - TNU </small></i>

<small>Experiments were conducted in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Determine the chemical </small>

<i><small>composition at the Institute of Life Sciences - TNU. </small></i>

<small>Dry fresh top and leaf peanut with four method: direct sun drying, drying it under the roof, craft drying and semi automatic dryer. The results showed that: The chemical composition of the tops and leaves us unchanged by the drying method, but composition changed Carotene: using sunsire under roof method is the best method for drying. It is maintaing highest Carotene content after drying and having lowest cost (1,275 VND/kg). </small>

<small>Averaged chemical composition of top and leaf peanut powder are: 93.79% dry matter, 14.64% of crude protein, 1.86% of crude lipid, 15.77% of crude fiber, 8.73% of total minerals, 1295.18 Kcal ME/kg and Carotene level rangking from 46.56 to 54.59 mg/kg. </small>

<i><b><small>Key words: peanut leaf powder, Carotene, processing method, chemical composition. </small></b></i>

</div>

×