Tải bản đầy đủ (.docx) (284 trang)

Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông hồng Đáp Ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 284 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀNỘI</b>



<b>NGUYỄN DIỆU LINH</b>

<b>GIÁO DỤCKHỞINGHIỆP TỪ </b>

<b>NGHỀTRUYỀNTHỐNGCHOTHANHNIÊNNÔNGTHÔNCÁCTỈNH ĐỒNGBẰNG SÔNG</b>

<b>HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>HÀ NỘI – 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀNỘI</b>



<b>NGUYỄN DIỆU LINH</b>

<b>GIÁO DỤCKHỞINGHIỆP TỪ </b>

<b>NGHỀTRUYỀNTHỐNGCHOTHANHNIÊNNÔNGTHÔNCÁCTỈNH ĐỒNGBẰNG SÔNG</b>

<b>HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI</b>

<b>Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dụcMã số: 9140102</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁODỤC</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trịnh ThuýGiang Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần ĐìnhChiến</b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan luận án “Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống chothanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựngnông thôn mới” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi. Các kết quảnghiên cứu của luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trongbất kỳ cơng trình nào của các tác giả khác.

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Diệu Linh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạmHà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý Giáo dục học, Bộ môn Lý luận dạy học,các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nghiên cứusinh hồn thành luận án này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên ViệtNam, Lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Công tác Thanh thiếu niên – nơi tôiđang công tác đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc và động viên tinh thần giúp tơicó động lực vượt qua khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Thường vụ, cán bộĐoàn chuyên trách tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, đại diện lãnh đạo địaphương, các ban ngành liên quan, các nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh đãtạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình khảo sát và thựcnghiệm luận án.

Lời sau cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình vànhững người bạn đã ln động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện và tạomọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

<b>Tác giả luận án </b>

<b>Nguyễn Diệu Linh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤCLỜI CAM </b>

<b>LỜI CẢM ƠN. . . .</b>

<b>. . . .</b>

<b>DANH MỤC BẢNG, BIỂUĐỒ...</b>

1.1. Tổng quan vấn đềnghiêncứu...10

1.1.1. Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống củathanhniên...10

1.1.2.Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thốngchothanh niên và thanh niênnôngthôn...13

1.1.3. Nhậnxétchung...20

1.2. Xây dựng nông thôn mới ởViệtNam...22

1.2.1. Nông thônViệtNam...22

1.2.2. Xây dựng nôngthônmới...23

1.3. Khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niênnôngthôn...29

1.3.1. Thanh niên và thanh niênnơngthơn...29

1.3.2. Tráchnhiệmcủathanhniênnơngthơnđốivớixâydựngnơngthơnmới...32

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.4.2. Vai trị của giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthôn mới...48

1.4.3. Các lực lượng tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thônmới...48

1.4.4. Nguyên tắc giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthôn mới...51

1.4.5. Mục tiêu giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthôn mới...53

1.4.6. Nội dung giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đápứng u cầu xây dựng nơngthơn mới...54

1.4.7. Hình thức giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthôn mới...61

1.4.8. Phương pháp giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thônđáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthônmới...62

1.4.9. Đánh giá kết quả giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nôngthônmới...64

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thơnmới...71

1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về thanh niênnơng thơn...71

1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể giáo dục và các lực lượngphối hợp...72

1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc vềmơi trường...73

Kết luậnchương1...75

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNGTHÔNMỚI...76</b>

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thểkhảosát...76

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng

2.1.2. KháiquátvềnghềtruyềnthốngởmộtsốtỉnhĐồngbằngSôngHồnghiệnnay...77

2.1.3. Đặc điểm thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằngSơngHồng...79

2.2. Khái qt về q trình khảo sátthực trạng...81

2.3.3. Đánh giá thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớihiệnnay...95

2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thônmới119Kết luậnchương2...123

<b>CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIVÀ THỰC NGHIỆMSƯPHẠM...124</b>

3.1. Nguyên tắc đề xuấtbiệnpháp...124

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tínhmụcđích...124

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn vàkhả thi...124

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện vàhiệu quả...124

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính khoa học và hệthống...125

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa vàphát triển...125

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tínhcộng đồng...125

3.2. Cácbiệnphápgiáodụckhởinghiệptừnghềtruyềnthốngchothanhniênnơngthơn cáctỉnhĐồngbằngSơngHồngđápứngucầu xâydựngnơngthơnmới...125

3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn trong bối cảnh xây dựng nôngthôn mới...125

3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống vàyêu cầu xây dựng nông thôn mới cho các lực lượng tham gia giáo dục khởinghiệp...128

3.2.3. Thiết kế các chủ đề giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu xây dựng nôngthônmới...130

3.2.4. Tổ chức cho thanh niên nông thôn thiết kế các dự án khởi nghiệp từ nghề truyềnthống gắn với yêu cầu xây dựng nôngthôn mới...135

3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niênnông thôn trên nềntảngsố...139

3.2.6. Huy động các cộng đồng làng nghề tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niênnôngthôn...141

3.3. Mối quan hệ giữa cácbiệnpháp...143

3.4. Thực nghiệm sưphạm...145

3.4.1. Mục đích thực nghiệm...145

3.4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gianthực nghiệm...145

3.4.3. Nội dung thực nghiệm...145

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃCƠNGBỐ...172</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO...173PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒDanh mục bảng</b>

Bảng 1.1. Rubric đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xâydựngNTM...67Bảng 2.1.Cơcấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến TNNT cáctỉnh ĐBSH...81Bảng 2.2.Cơcấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh

ĐBSH...81Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ Đồn TNCSHồChí Minh các cấp về mức độ tham gia

khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSHhiện nay...87Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ Đồn TNCSHồChí Minh các cấp về mức độ thành

cơng của các mơ hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về các điều kiện để khởi nghiệp từ nghề truyền thống...90Bảng 2.6. Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về vai trò của việc GDKN từ nghề

truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xâydựng NTM...92Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ Đồn TNCSHồChí Minh các cấp về vai trị của việc

GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM...94Bảng 2.8. Đánh giá mức độ quan trọng của nguyên tắc GDKN từ nghề truyền thống

cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...95Bảng 2.9. Mức độ phù hợp của mục tiêu GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các

tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...96Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục ý thức khởi nghiệp từ nghề truyền

thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

hiệnnay...98Bảng 2.11. Mức độ thực hiện nội dung hình thành và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp từ

nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựngNTM hiệnnay...100

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thiết kế dự án khởi nghiệp từnghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng NTM ở các tỉnh ĐBSH đáp

ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...101

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thực hiện dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống đã thiết kế ở các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiệnnay...102

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...103

Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng hình thức GDKN từ nghề truyền thống cho TNNTcác tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...104

Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng phương pháp GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...108

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ tham gia của các LLPH trong GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiệnnay...110

Bảng 2.18. Đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...114

Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDKN từ nghề truyền thốngcho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...116

Bảng 3.1. Mục tiêu và nội dung của các chủ đề GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xâydựng NTM...132

Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm các biện pháp luận án đề xuất...146

Bảng 3.3. Bảng quy ước giá trị điểm số củathang khoảng...148

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá TNNT trước thực nghiệmlần 1...149

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá TNNT sau thực nghiệmlần 1...151

Bảng 3.6. Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần1...153

Bảng 3.9. Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần2...159

Bảng 3.10. Kiểm định mức độ tương quan kết quả giữa 02 lầnthực nghiệm...161

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Danh mục biểu đồ</b>

Biểu đồ 2.1. Nhu cầu khởi nghiệp của TNNT cáctỉnh ĐBSH...84Biểuđồ2.2.NhucầulựachọnlĩnhvựckhởinghiệpcủaTNNTcáctỉnhĐBSH...85Biểu đồ 2.3. Thống kê nhu cầu của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về việc lựa

chọnmơhìnhkhởinghiệptừnghềtruyềnthốngtheohìnhthứctổchứcSXKD...86Biểu đồ 2.4. Thống kê những mơ hình khởi nghiệp từ nghềtruyền thống...88theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT cáctỉnhĐBSH...88Biểu đồ 2.5. Mục đích tham gia khởi nghiệp từ nghề truyền thống của TNNT

các tỉnh ĐBSHhiện nay...89Biểu đồ 2.6. Ý kiến của TNNT các tỉnh ĐBSH về sự cần thiết của việc GDKN

từ nghề truyền thống cho TNNThiệnnay...91Biểu đồ 2.7. Ý kiến của cán bộ Đồn TNCSHồChí Minh các cấp về sự cần thiết của

việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSHhiện nay...93Biểu đồ 2.8. Đánh giá của TNNT và cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện nội dung GDKN

từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiệnnay...98Biểu đồ 2.9. So sánh điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức..

GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đápứngyêu cầu xây dựng NTMhiệnnay...106Biểuđồ2.10.Tỉ lệ sửdụngphươngphápđánh giá kết quả GDKNtừnghềtruyền thốngcho

TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMhiện nay...113

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đềtài</b>

GDKNlàmộtlĩnhvực giáodụcđặcbiệt trongGDCĐ,cóvaitrịrấtquantrọngđốivớiq trình khởi nghiệp của thanh niên.Để cóthể khởinghiệpvàkhởinghiệpthành cơng thìthếhệtrẻ nóichungvàthanhniên nóiriêngcầnphảicónhữngkiếnthứckhoa học,cónhữngkỹnăng nghề nghiệpcơbản,cónhữnghiểu biếtvềnhucầupháttriểnngànhnghềxãhội. Thanh niên hiện đạiluôn cókhát khao được khámphávàpháttriển tiềm năng bảnthân,khám phá thế giớivàthế giới nghềnghiệp,muốn thửsức trong cáclĩnhvựcnghềnghiệp khácnhau.Đặc biệtvới sựpháttriển xãhội nhưhiệnnay,khinhiềungành,nghề mới rađời,nhu cầukhởi nghiệpcủathanhniên ngàycàngcónhữngthayđổithì GDKNlạicàngcóvaitrịquantrọnghơnbaogiờhết.

Nghề truyền thống là một thành phần của cơ cấu nghề nghiệp xã hội, cóvait r ịh ế t s ứ c q u a n t r ọ n g đ ố i v ớ i b ả o t ồ n v à p h á t t r i ể n c á cg i á t r ị v ă n h o á t r u y ề n t h ố n g , l à m n ê n b ả n s ắ c v ă n h o ác ủ a m ỗ i đ ị a p h ư ơ n g , m ỗ i q u ố c g i a . K h ô n g n h ữ n g t h ế ,N T T c ò n g ó p p h ầ n k h ô n g n h ỏ v à o p h á t t r i ể n k i n h tếchomỗi gia đình, mỗi địa phương, mỗi quốcgia.

GDKN từ NTT cho thanh niên nếu phát huy hết chức năng xã hội thì sẽ manglại nhiều lợi ích đối với phát triển KT – XH, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, vùngmiền và huy động được tối đa nguồn nhân lực trẻ có trình độ, có tay nghề, giảmthiểu tình trạng thất nghiệp ở mỗi địa phương và mỗi quốc gia.

Như vậy, ở mọi thời kỳ phát triển của xã hội, GDKN từ NTT cho thế hệ trẻnói chung và thanh niên nói riêng ln là vấn đề được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu. Các cấp chính quyền, các ban ngành địa phương ln chú trọng và cónhiều kỳ vọng đối với việc bảo tồn, phát triển các NTT, phát triển kinh tế, VH – XHcủa từng địa phương, đặc biệt là đối với phát triển nguồn lực lao động và phát triểnkinh tế ở nôngthôn.

Với tầm quan trọng của GDKN và GDKN từ NTT như đã phân tích ở trên,Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII (2021) của Đảng xác định mục tiêu chiến lược

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phát triển KT – XH giai đoạn 2021 – 2030: “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáodục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt… Tập trung nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nơng thơn” [34, tr.232].Trong đó, với vai trò là trường học XHCN của thanh niên Việt Nam, thực hiện chỉđạo của Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ trì thực hiện Đề án“Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”; Chương trình cơng tác năm 2021với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; Kế hoạch “Thực hiện Chiến lượcphát triển thanh niên Việt Nam”; Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giaiđoạn 2022 – 2030”.

Thực tế ở nước ta hiện nay, thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp rất lớn, “cứ 2thanh niên Việt Nam thì có 1 người khao khát khởi nghiệp” [2, tr. 148]. Tuy nhiên,“chỉ có 27,6% thanh niên hiện thực hoá được ước mơ và dự án của mình” [2, tr.148]. Mặt khác, tại khu vực nơng thôn, hoạt động khởi nghiệp từ NTT của TNNTchỉ chiếm 3,9% [12], tỷ lệ thành công rất thấp (dưới 5%). Trong đó, ĐBSH là khuvực tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước, với 300 làng được công nhận là làngNTT. Tuy nhiên, trong điều kiện cơng nghiệp hố – hiện đại hoá và hội nhập kinh tếquốc tế, sản phẩm NTT được làm ra bằng công nghệ thiết bị cũ với năng suất khôngcao, mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh kém, thu nhập thấp, đặt ra yêu cầu cấp báchvề việc GDKN từ NTT cho TNNT. Qua đó, nâng cao hiểu biết cho họ về kiến thức,kỹ năng khởi sự kinh doanh, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăngkhả năng cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng các loại hình dịch vụ, thực hiện nộidung phát triển ngành nghề nông thôn trong xây dựngNTM.

Trên cơ sở thực hiện các yêu cầu pháp lý và nhu cầu thực tiễn về khởi nghiệpcủa thanh niên, các cấp bộ Đồn tại các tỉnh ĐBSH đã tích cực phối hợp với cácLLCĐ tổ chức các hoạt động giáo dục cho thanh niên nói chung và TNNT nóiriêng. Tuy nhiên, một sốcơsở Đoàn ở các tỉnh ĐBSH chưa phát huy được hiệu quảcác nguồn lực cộng đồng, quá trình giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu khởinghiệp của TNNT và chưa gắn với yêu cầu xây dựng NTM bền vữngcủađịaphương.Mặtkhác,GDKNtừNTTlàvấnđềrấtmới,ĐoànTNvàcácLLPHchưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

có sự thống nhất về nội dung, việc áp dụng các phương pháp và hình thức chưa thuhút được đông đảo thanh niên tham gia, các hoạt động đánh giá kết quả giáo dụccịn cảm tính và mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưacao.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnhĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay là rất cần thiết, giúp TNNT nângcao hiểu biết, hình thành ý tưởng sáng tạo, định hướng khởi nghiệp phù hợp. Từ đó,tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và phát triển KT – XH nơng thơn,xây dựng NTM bền vững.

<i>Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu được chọn là“Giáo dục khởi nghiệptừnghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đápứng yêu cầu xây dựng nông thơn mới”.</i>

<b>2. Mục đích nghiêncứu</b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT cáctỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, luận án đề xuất biện pháp GDKN từNTT cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Kết quảnghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng GDKN từ NTT cho TNNT và đáp ứngđược yêu cầu xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay.

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiêncứu</b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiêncứu</b></i>

Quá trình GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT.

<i><b>3.2. Đối tượng nghiêncứu</b></i>

GDKN từnghềtruyềnthốngchoTNNTcáctỉnh ĐBSHđápứngyêucầuxâydựngNTM.

<b>4. Giả thuyết khoahọc</b>

GDKNchoTNNTcáctỉnh ĐBSHhiệnnaychưađượcquantâmđúng mứcvàchưađápứngđược yêu cầu của xâydựngNTM. Nếu làmrõđượclýluậnvềGDKNtừNTTchoTNNTđápứngucầuxâydựng NTM;đánhgiákhách quan thực trạngvấnđề đótạicáctỉnhĐBSH,thìluận án sẽ đưa ra đượccácbiện pháp khoahọcvàtincậy,gópphần đáp ứngđược mộtsốyêu cầu củatiêuchí xây dựng NTMvềthu nhập, lao động, nghèo đachiều,tổchức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>5. Nhiệm vụ nghiêncứu</b>

<i><b>5.1. Nghiên cứu lý luận về GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây </b></i>

<i><b>5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH </b></i>

đáp ứng yêu cầu xây dựngNTM.

<i><b>5.3. Đề xuất biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu</b></i>

cầu xây dựngNTM.

<i><b>5.4. Thực nghiệm sưphạm.</b></i>

<b>6. Phạm vi nghiêncứu</b>

<i><b>6.1. Về nội dung nghiêncứu</b></i>

Luận án nghiên cứu GDKN từ các NTT: nghề sản xuất các đồ dùng phục vụđời sống (nghề mộc, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng, khâu nón, dệt chiếu, đantơ, lưới, đan võng, cào bông, da giày); nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ(khảm, gỗ mỹ nghệ, gốm, sơn mài, tạc tượng, mây tre đan, vàng bạc, đá quý, thêuthùa); nghề chế biến nông sản, thực phẩm (xay xát, nấu rượu, chè khơ, làm muối,làm bánh, giị chả, bánh đa, bún, miến).

Các lực lượng tham gia GDKN từ NTT cho TNNT gồm: Đồn TNCS Hồ ChíMinh; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ĐBSH; Các TTGD nghề nghiệp - GDTX;Các Trung tâm HTCĐ; Hội Nông dân Việt Nam; Hội LHTN Việt Nam; Hiệp hộilàng nghề địa phương; các cơ sở SXKD nghề truyền thống, các gia đình có thanhniên có nhu cầu khởi nghiệp. Trong đó, Đồn TNCS Hồ Chí Minh là LLGD chínhcó vai trị chủ đạo trong phối hợp với các LLGD.

Luận án nghiên cứu GDKN từ NTT đáp ứng các tiêu chí xây dựng NTM gồm:Tiêu chí 10 – Thu nhập; Tiêu chí 11 – Nghèo đa chiều; Tiêu chí 12 – Lao động;Tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nôngthôn.

<i><b>6.2. Về khách thể và địa bàn khảosát</b></i>

- Địa bàn khảo sát: Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; huyện Vĩnh Bảo,thành phố Hải Phòng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; huyện Thái Thuỵ, tỉnh TháiBình; huyện Hoa Lư, tỉnh NinhBình.

- Khách thể khảo sát: TNNT từ 18 đến 25 tuổi đang sinh sống và lao động sảnxuấtở c á c đ ị a bà nn ê u tr ên. Cánbộ Đ oà n T NC SH ồC hí Mi nhcá c c ấ p, đ ạ i d i ệ n

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nghệ nhân tiêu biểu trong các làng nghề, đại diện Hội LHTN Việt Nam, đại diệnHội Nông dân địa phương, đại diện CQĐP tại các tỉnh ĐBSH, đại diện các sở Nôngnghiệp và PTNT các tỉnh các tỉnh ĐBSH, đại diện TTGD nghề nghiệp – GDTX,giám đốc các Trung tâm HTCĐ, đại diện các gia đình có thanh niên có nhu cầu khởinghiệp tại địa bàn khảosát.

<i><b>6.3. Về địa bàn thực nghiệm sưphạm</b></i>

- Chủ thể phối hợp tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục khởi nghiệp:Đoàn TNCS huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng và Đồn TNCS Hồ Chí Minhhuyện Chương Mỹ, thành phố HàNội.

- Địa bàn thực nghiệm: Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố HàNội.- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm2023.

<i><b>6.4. Về thời gian nghiêncứu</b></i>

Từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2024.

<b>7. Phương pháp nghiêncứu</b>

<i><b>7.1. Phương pháp luận và tiếp cận nghiêncứu</b></i>

<i>7.1.1. Quan điểm lịch sử -logic</i>

Vớiquanđiểm này, các nghiên cứucóliên quan đến khởinghiệp,khởi nghiệpnghiệp của TNNT, GDKN choTNNT,nghề truyền thống, GDKN từNTTđượctổngquan,phântích theo trật tự logic nhất định nhằm xác định rõ nguồn gốclịchsử,ưuđ i ể m , h ạ n c h ế v à n h ữ n g n ộ i d u n g n g h i ê n cứucòn bỏ

<i>7.1.2. Quan điểm hệ thống – cấutrúc</i>

GDKN là một quá trình lâu dài, do đó với quan điểm hệ thống – cấu trúc, đềtài thực hiện nghiên cứu GDKN từ NTT cho TNNT với tư cách là một thành phầncủa quá trình GDKN nói chung và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với quá trìnhphát triển KT – XH, VH – XH của các tỉnh ĐBSH nói chung và của mỗi địaphương nóiriêng.

Đề tài nghiên cứu cũng xác định rõ các thành tố của quá trình GDKN từ NTTcho TNNT (nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp và đánh giá kết quả GDKN) và các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quá trìnhGDKN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>7.1.3. Quan điểm thựctiễn</i>

Những nghiên cứu mà luận án thực hiện đều xuất phát từ yêu cầu đặt ra củathực tiễn về GDKN cho thanh niên trong thời đại mới tại địa bàn nghiên cứu. Đặcbiệt nghiên cứu về GDKN từ NTT cho TNNT được xem là một giải pháp quantrọng góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 -2025. Kết quả nghiên cứu của Luận án phải góp phần giải quyết những khó khăn,bất cập trong thực tiễn GDKN cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu, từ đó thúc đẩytinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn, tạo ra các giá trị văn hoá, xã hội, bảo tồn và phát triển làng nghề bềnvững trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN hiệnnay.

<i>7.1.4. Tiếp cận hoạtđộng</i>

Với cách tiếp cận này, GDKN được nghiên cứu thông qua các hoạt động củaTNNT để đánh giá năng lực và phẩm chất cần thiết của họ, đồng thời, nghiên cứucác hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trị là chủ thể GDKN chothanh niên. Các hoạt động này được nghiêncứutrên cơsởxem xét mục đích, động cơ,điều kiện, phương tiện và bối cảnh xây dựng NTM ở Việt Nam hiệnnay.

<i>7.1.5. Tiếp cận giáo dục cộngđồng</i>

GDKN từ NTT cho TNNT là một trong những nội dung của GDCĐ, trong đóđối tượng giáo dục là những thanh niên tại các cộng đồng dân cư, chủ thể giáo dụclà các LLCĐ với mục tiêu hướng đến là giữ gìn bản sắc, giá trị của các NTT, thuhút nguồn lực lao động trẻ, phát triển KT – XH cho mỗi địa phương thuộc địa bànnghiêncứu.

<i>7.1.6. Tiếp cận liênngành</i>

GDKN từ NTT cho TNNT được nghiên cứu dưới nhiều phương diện, dựa trênnhững lý thuyết của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Tâm lý học, Giáo dục học,Xã hội học, Kinh tế học, Văn hoá học.

Các vấn đề về GDKN cho TNNT nảy sinh trong thực tiễn GDKN tại địa bànnghiên cứu được xem xét, phân tích, giải thích một cách biện chứng, tồn diện vàtổng thể, nhất quán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>7.2. Các phương pháp nghiêncứu</b></i>

<i>7.2.1. Phương pháp nghiên cứu líluận</i>

Tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tàithơng qua các cơng trình khoa học, sách chun khảo, tạp chí khoa học trong vàngồi nước về khởi nghiệp của thanh niên; GDKN cho thanh niên; GDKN từ NTTcho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Đồng thời, căn cứ trên cơ sở các vănkiện của Đảng, các đề án, dự án, chương trình, chính sách của Nhà nước, các Bộ,ban ngành liên quan, luận án xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý luận vềGDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

<i>7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thựctiễn</i>

7.2.2.1. Phương pháp quan sát sưphạm

Quan sát các hoạt động và những biểu hiện liên quan đến quá trìnhkhởinghiệpcủa TNNT và các hoạt động GDKN của Đồn TN các tỉnh ĐBSH nhằm thu thậpnhững thơng tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

7.2.2.2. Phương pháp điều tra giáodục

Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm các câu hỏi đóng và mởdành cho TNNT và cán bộ Đồn các cấp nhằm tìm hiểu các vấn đề về khởi nghiệpcủa TNNT, GDKN cho TNNT và GDKN từ NTT cho TNNT của Đoàn THCS HồChí Minh tại địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh xây dựng NTM hiện nay.

7.2.2.3. Phương pháp đàmthoại

Đề tài tiến hành trò chuyện và phỏng vấn sâu TNNT, cán bộ Đồn TNCS HồChí Minh tại các xã và các LLPH nhằm thu thập và kiểm chững những thông tincần thiết về khởi nghiệp và GDKN, phục vụ cho nghiên cứu đềtài.

7.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáodục

Nghiên cứu kinh nghiệm GDKN của các nước trên thế giới, từ đó kế thừa vàphát triển các kinh nghiệm đó ở Việt Nam, tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạnhiện nay.

7.2.2.5. Phương pháp chuyêngia

Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến nhậnxét, đánh giá của các chuyên gia trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp được

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thực hiện thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp nhằm thẩm định khung lý thuyếtvà bộ công cụ của đề tài. Đồng thời, giúp tác giả thu thập những đánh giá về thựctrạng và tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT cáctỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựngNTM.

7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sưphạm

Tổ chức thực nghiệm các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêucầu xây dựng NTM tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để kiểm tra tính khảthi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

<i>7.2.3. Phương pháp thống kê toánhọc</i>

Luận án sử dụng phương pháp thống kê tốn học. Trong đó, sử dụng phầnmềm SPSS 22.0 với các tham số: Giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn đểxử lý những thông tin thu thập được dưới dạng thống kê mô tả và thống kê suy luận,từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài nghiêncứu.

<b>8. Những luận điểm cần bảovệ</b>

<i><b>8.1. GDKN từ NTT cho thanh niên là một quá trình lâu dài, trong đó mục đích,</b></i>

nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện, phương tiện GDKN được xác địnhtrên cơ sở những đặc trưng của NTT, đặc điểm của thanh niên, đặc điểm của khởinghiệp và GDKN. Chủ thể GDKN từ NTT cho thanh niên là các LLCĐ, trong đóĐồn TNCS Hồ Chí Minh có vai trị chủ đạo và nịng cốt trong quá trình phối hợpvới các LLGD để thực hiệnGDKN.

<i><b>8.2. GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM là q trình</b></i>

trong đó các thành tố của quá trình GDKN: mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp GDKN phải dựa trên các tiêu chí xây dựng NTM và hướng đến đáp ứng yêucầu của xây dựngNTM.

<i><b>8.3. GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH còn nhiều hạn chế, khó khăn</b></i>

nhất định và chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng NTM. Các chủ thể giáo dục khởinghiệp chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong xác định mục tiêu, nội dung, hìnhthức, phương pháp giáo dục, chưa phát huy được các nguồn lực cộng đồng trongGDKN. Môi trường và các điều kiện để GDKN từ NTT cịn chưa phù hợp và cónhững hạn chế nhấtđịnh.

<i><b>8.4. Để GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đạt được kết quả nhưm o n g</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

muốn, Đoàn TN các cấp các tỉnh ĐBSH cần chủ động phối hợp với các LLGD bồidưỡng kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp từ NTT cho TNNT trong bối cảnhxây dựng NTM; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GDKN từ NTT đáp ứng yêu cầu xâydựng NTM cho các lực lượng tham gia GDKN; thiết kế các chủ đề GDKN từ NTTcho TNNT phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM; tổ chức cho TNNT thiết kế các dựán khởi nghiệp từ NTT gắn với yêu cầu xây dựng NTM; xây dựng môi trườngGDKN từ NTT cho TNNT trên nền tảng số; huy động các cộng đồng làng nghềtham gia GDKN từ NTT cho TNNT.

<b>9. Những đóng góp mới của luậnán</b>

Chương 3. Biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêucầu xây dựng NTM và thực nghiệm sư phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>1.1.1. Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanhniên</b></i>

<i>Các nghiên cứu về khởi nghiệp của thanh niên:</i>

Cùng với xu thế phát triển của thế giới hiện nay, khởi nghiệp ngày càng trởnên cần thiết và được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ngay từ những năm đầu củathế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu trên thế giớiđãthực hiện các cơng trình, đề tài liênquan đến “khởi nghiệp của thanh niên” theo ba xuhướng:

Một là, nghiên cứu về “cơ hội khởi nghiệp của thanh niên”: Nabi, G và cs

<i>(2005) đã thực hiện đề tài“Tổng quan về ra quyết định khởi sự doanh nghiệp”; Tổ</i>

chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2009) đã thực hiện dự án nghiên

<i>cứu“Đổi mới và khởi nghiệp”tại các trường Đại học ở Đông Đức là Halle, Rostockvà Berlin. Wise, S. và Feld, B. (2018) nghiên cứu “Cơ hội Khởi nghiệp”.Các nghiên</i>

cứu đều khẳng định sinh viên, thanh niên là những người có ưu thế về tư duy, ưakhám phá và tìm tịi cái mới, năng lực sáng tạo vơ hạn, ln có mong muốn làmgiàu. Chính vì vậy, cần có sự hướng dẫn giá trị sớm nhất để thanh niên sàng lọc vànắm bắt cơ hội, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, phát huy hết khả năng để khởinghiệp thành công.

Hai là, nghiên cứu về “điều kiện khởi nghiệp thành công của thanh niên”:

<i>Guillebauu, C. (2016) trong “Khởi nghiệp với 100 đô”đã nhấn mạnh đến “niềm</i>

đam mê và sự sáng tạo”, thành công không phải chỉ từ nguồn vốn [39]. Aulet, B.

<i>(2016) với “Kinh điển về khởi nghiệp: 24 bước khởi sự kinh doanh thành công”,khẳng định“khởi nghiệp không chỉ là một cách tư duy mà còn là một bộ kỹ năng”</i>

Ba là,nghiêncứu về “xu hướng khởinghiệpcủa thanh niên”: Zain, Z.M

<i>cùngcs ( 2 0 1 0 ) v à S u a n c ù n g cs ( 2 0 1 1 ) đ ề u đ ã th ực h i ệ n n gh iê n c ứ u về “ Ý đ ị nh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học”tại Malaysia.Niels Bosma,T.S(2016)đã thực hiện nghiên cứu về“Khảo sát tinh thầnkhởi nghiệptoàn cầu: Báocáo chủ đềđặc biệt về tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội”. Israr, M và cs(2018)thực hiệnnghiên cứu về“Ý định khởinghiệpcủa sinh viên đại học ở Ý”.Các nghiên cứu đã đưa</i>

ra báo cáo về độ tuổi khởi nghiệp chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi, xu hướng khởinghiệp của giới trẻ chủ yếu là ưu tiên các lĩnh vực đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó,để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động khởi nghiệp của thanh niên, các nhànghiên cứu đề xuất định hướng các ý tưởng khởi nghiệp theo hình thức khởi sự kinhdoanh xã hội nhằm ưu tiên việc tạo ra các giá trị xã hội và môitrường.

Nghiên cứu về “khởi nghiệp của thanh niên” tại Việt Nam được các nhà khoahọc tiếp cận theo hai góc độ:

Một là, các nghiên cứu về “ý định, tinh thần khởi nghiệp của thanh niên”: Tác

<i>giả Võ Phước Tám và cs (2016) đã báo cáo về “Khơi dậy tinh thần khởi nghiệpcủasinh viên các trường đại học, cao đẳng trong bối cảnh mới hội nhập kinh tếquốc tế”;Ngô Thị Thanh Tiên và cs (2016) nghiên cứu về“Tổng quan lý thuyết vềýđịnh khởi nghiệp của sinh viên”; Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Kim Chivới“Tiềm năng khởi sự của sinh viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệHàNội”.Các nhà nghiên cứu đều rút ra lý thuyết cơ bản về khởi nghiệp và tinh thần</i>

khởi nghiệp, khẳng định sự phát triển rất nhanh của lực lượng lao động trí thứctrong xã hội hiện đại, chỉ rõ tiềm năng,cơhội của giớitrẻ.

Hai là, những nghiên cứu về“thựctrạng và giải pháp khởi nghiệp của thanhniên”: Năm 2018, tại Hội thảo “Quốc gia khởi nghiệp và đổimớitrong kinh doanh”,

<i>tác giả Phạm Thị Hương(2018)đã báo cáo về“Khởi nghiệp của sinhviên: Thựctrạng và giải pháp”; Phạm Thị Minh Nguyệt và cs(2018)với báo cáo“Các hoạtđộngkhởinghiệp của sinh viên trường Đại học Nông lâm TháiNguyên”. Năm 2019,</i>

Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về “Đổi mới và Đào tạo giáo viên”, tác giả Hà Thị

<i>Thanh Thuỷ đã báo cáo“Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởinghiệp cho sinh viên:Nghiêncứutrường hợp điển hình tại trường Đại học Giáodục,Đ ạ i h ọ c Q u ố c g i a H à N ộ i ” . N ă m 2 0 1 9 , t ạ i H ộ i t h ả o K h o a h ọ c Q</i>

u ố c g i a

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

“Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Cơ hội phát triển bền vững”, tác

<i>giảNguyễnTuấn Anh thực hiện báo cáo về“Ý định, động cơ và mong muốn khởinghiệp củathanh niên hiện nay”. Năm 2020, tác giả Trần Thị Út và cs thựchiện“Đánh giáhệ sinh tháikhởi nghiệptại An Giang 2017 – 2018”. Tại Hội nghị</i>

Khoa học trẻ lần 3 năm 2021, tác giả Võ Nguyễn Duy Bình (2021) đã thực hiện

<i>bài nghiên cứu“Thực trạng trạng và giải pháp khởi nghiệp của thanh niên ViệtNam trong cáchmạng côngnghiệp4.0”.Cácnghiêncứu đều khẳng địnhđượcsự quan</i>

tâm của thanh niên đối với vấn đề khởi nghiệp và làm rõ những khó khăn mà thanhniên gặp phải trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Đồng thời đề xuất xây dựng hệ sinhthái hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, ni dưỡng thái độ tích cực, mong muốn khởinghiệp của thanh niên qua giáodục.

<i>Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên:</i>

<i>Azim, M.T.(2013) thực hiện nghiên cứuvề“Chương trình đào tạo khởinghiệptại Bangladesh: Nghiên cứu trường hợp tại Viện đào tạo các ngành nông nghiệp vàtiểu thủ công nghiệp”;Shang Guangyi (2018) nghiên cứu về“Phân tíchcác biệnpháp phát triển tổng hợp của nghề thủ cơng truyền thống Phúc Kiếnvàtinh thầnkhởi nghiệp văn hố”.Chủ thể khởi nghiệp trong hai nghiên cứu này đều là những</i>

người trẻ tiềm năng có nhu cầu khởi nghiệp. Vấn đề khởi nghiệp từ NTT được xemlà một ý tưởng có tác động đến sự phát triển bền vững trong cộng đồng, xem đó làgiải pháp quan trọng thúc đẩy hội nhập của nghề thủ công truyền thống và xây dựngvăn hoá khởi nghiệp của địaphương.

Như vậy, luận án nhận thấy các nhà nghiêncứuchủ yếu tập trung vào vấn đềkhởi nghiệp của thanh niên, sinh viên. Các cơng trình khoa học là đã chỉ rõ đượcnhững thuận lợi và khó khăn mà thanh niên có thể gặp phải khi bắt đầu khởi nghiệp,đánh giá được những cơ hội và xu hướng khởi nghiệp của thanh niên. Từ đó, đềxuất các phương hướng và giải pháp để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên,khởi nghiệp trong lĩnh vực “nghề truyền thống” cịn rất ít, chưa có nghiên cứu nàogắn với nhu cầu của TNNT nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay. Nhữngnghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án thực hiện nghiên cứu về“khởi nghiệp từ nghề truyền thống củaTNNT”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệptừnghề truyền thốngchothanh niên và thanh niên nôngthôn</b></i>

<i>1.1.2.1. Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp cho thanhniênNghiên cứu về các chương trình giáo dục khởi nghiệp chothanhniên:</i>

<i>Tại Hoa Kỳ, Robinson và cs (1991) đã thực hiện cơng trình“GDKN tạicáctrường Đại học lớn của Hoa Kỳ”; Vesper vàcs(2001) nghiên cứu về“Cácchươngtrình khởi nghiệp Đại học”. Bên cạnh đó, Nicole Seymour (2001) trongnghiên cứu“GDKN trong các trường Cao đẳng Cộng đồng và Đại học tại HoaKỳ”đã mở rộng đối tượng giáo dục không chỉ là sinh viên trong các trường cao</i>

đẳng, đại học cơng lập mà cịn là những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệp. Năm

<i>2006, Gordon Michael Bloom nghiên cứu về“Phịng thí nghiệm cộng tác quyềntham gia xã hội(SE Lab): Vườn ươm đại học cho thế hệ doanh nhân xã hội”.Sau khi</i>

thực hiện nghiên cứu này, Bloom đã đồng sáng lập phịng thí nghiệm “Doanh nhânXã hội (SE Lab)” tại trường Đại học Stanford, sau đó là trường Đại họcHarvard.

Tại Châu Âu, năm 1994, Garavan, T. và cs đã xác định chương trìnhGD&ĐT vềkhởi nghiệp tại Châu Âu với các chủ đề phân theo ba giai đoạn [101]. Hisrich and Peters (1998) tập trung vào các nội dung giáo dụckỹ năng và chia thành 03 nhóm kỹ năng [105]. Onstenk, J. (2003) xác định chương trình GDKN tại Châu Âu với các nội dunggiáo dục về tinh thần khởi nghiệp, quản lý điều hành và nhận biết các cơ hội kinh doanh[123].

ỞTrung Quốc,GDKNbắt đầukhámuộn,Li,J. và cs(2003)đãnghiêncứu

và thựctiễn khởinghiệp”[115]. Năm2011,chính phủTrung Quốc đãbanhànhcácchínhsách mới đểthúc đẩy việc làmthôngqua khởinghiệp,khố học“Nềntảngkhởinghiệp”trởthànhkhóa học bắt buộcdànhcho sinh viên. Mặt khác, chươngtrìnhGDKNkhơngchỉ dành cho sinh viênmàcịn đượcmởrộng trong thanh niênlàcơngnhân, lao động thất nghiệp hay cáctầng lớplao độngcónhu cầu. Đặc biệt,trongqtrìnhgiáodụcđócócósựthamgiacủanhiềuchủthểnhư“ĐồnTNCS,LiênhiệpLaođộngquốcgiavàcáctổchứcphichínhphủ”[137].

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Woojin Lee, Hwang Bo-yoon (2015)

<i>về“Lịchsử GDKN Hàn Quốc”tại 61 Trung tâm GDKN cho thấy đến năm 2013, các</i>

khoá học về khởi nghiệp đã lan toả ra hơn 160 trường đại học tại Hàn Quốc với3544

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

khố học cùng 142 tạp chí trong nước đang xuất bản với chủ đề nghiên cứu liênquan đến khởi nghiệp phục vụ giáo dục [141].

Ấn Độ được xem là quốc gia có nhiều khởi đầu sớm đối với nhiều chươngtrình GDKN trong số các quốc gia đang phát triển. Phần lớn, GDKN ở Ấn Độ saukhi độc lập tập trung vào các biện pháp được thiết kế để khuyến khích tự kinhdoanh và thành lập các Doanh nghiệp vừavànhỏ (SME). Trong nghiên cứu của

<i>Rehman, A. và cs (2012) về“GDKN ở Ấn Độ”chỉ rõ các chương trình tập trung vào</i>

“giải quyết vấn đề phát triển các kỹ năng cần thiết để hình thành tư duy kinh doanhvà chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lại giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, liênkết với nhau và thay đổi nhanh chóng” [125,tr.5].

TạiĐơngNamÁ,từnăm2003đếnnăm2007,cácnhàgiáodụctạiMalaysiađãthựchiệnchươngtrìnhGDKNtheomơhình“Consulting-basedLearningforASEAN SMEs” (CoBLAS). Mơ

<i>hình này được bàn đến nghiên cứu củaMansor, M.và cs (2011) trong nghiêncứu“GDKNdựa trên tư vấn tại các cơsởgiáo dục đại họcMalaysia”.Nghiêncứuđã nhấn mạnh</i>

Trong những năm gần đây, các nước ASEAN đã và đang thúc đẩy mạnh mẽcác chương trình GDKN trong các trường đại học, trong đó: Tại Singapore, chươngtrình GD & ĐT khởi nghiệp tại các trường đại học được triển khai mạnh mẽ, sinhviên được cấp bằng chính thức về khởi nghiệp, một số trường xây dựng “phịng thínghiệm” cho sinh viên thực tập về khởi nghiệp, tham gia vào quá trình phát triển dựán như “Chương trình tư vấn SME”; “Khung Quốc gia về sáng tạo và khởi nghiệp(NFIE)”. Bộ Giáo dục Đại học tại Malaysia đã đưa ra “Chính sách Phát triển Khởinghiệp cho các trường đại học” với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng từsinh viên, có kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp.

Tại Việt Nam, trong năm 2017, BộGD& ĐT chủ trì thực hiện Đề án “Hỗ trợhọc sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, gọi tắt là Đề án 1665. Bộ đề nghịcác trường đại học, học viện, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tập trungtriển khai nhiệm vụ “Các cơsởđào tạo xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vàoChương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn”

<i>[21]. Tổ Công tác triển khai Đề án 1665 đã xây dựng tài liệu gồm 03 tập:“TàiliệuthamkhảovềhỗtrợkhởinghiệpchosinhviêndànhchoLãnhđạocáctrườngđại</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>học”; “Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Cán bộ hỗ trợkhởinghiệp”và“Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Sinh viêncáctrường đại học”. Trêncơsở thực hiện Đề án 1665 và chủ trương về “chương</i>

trình GDKN quốc gia”, nhiều trường Đại học đãtổchức giảng dạy các kiến thức, kỹnăng cơ bản về khởi nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niênnói chung và sinh viên nói riêng. Chương trình GDKN quốc gia được thực hiện tạicác cơ sở giáo dục đại học thể hiện qua các nghiên cứu: Bùi Hữu Đức (2018)

<i>với“Đào tạo khởi nghiệp tại các trường Đại học và định hướng mở chuyênngànhQuản trị khởi nghiệp kinh doanh tại trường Đại học Thương mại”;Hồ KimHương (2018) với đề tài nghiên cứu khoa học cấpcơ sởvề“Giáo dục khởi nghiệpcho sinhviên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”;Nguyễn Trần Sỹ và cs (2020)nghiên cứu về“GDKN của các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”.Những</i>

nghiên cứu này góp phần xác định nội dung GDKN trong các trường đại học, cungcấp hệ thống tài liệu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn phục vụ cán bộ, giảng viên vàsinh viên học tập, nghiên cứu vềGDKN.

Bên cạnh những chương trình GDKN cho sinh viên trong nhà trường, hiện nay

<i>Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Đề án“Hỗ trợ thanh niênkhởinghiệp giai đoạn 2017 – 2022”, trong đó thực hiện GDKN nhằm nâng cao</i>

nhận thức, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên. Chính

<i>vì vậy, tác giả Nguyễn Hải Đăng và Hồ Kim Hương (2020) đã xuất bản cuốn“Giáotrìnhkhởi nghiệp trong thanh niên”.Cuốn giáo trình gồm 05 chương, khơng chỉ</i>

nhằm mục đích phục vụ chương trình đào tạo Đại học chính quy tại Học viện Thanhthiếu niên Việt Nam mà còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, báo cáo viênTrung ương Đoàn thực hiện công tác GDKN cho thanh niên [37].

Nhưvậy,GDKN ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phát triển mạnhmẽ,nhiều chương trìnhGDKNđược xây dựng hầu hết trong phạmvicác trường caođẳng,đạihọcvàcócảbậcphổthơng.Cácchươngtrìnhđềukhơngchỉdừnglạiởviệccung cấpkiến thức mà còn cảkỹnăng và tháiđộcho ngườihọc,lấyviệcthúc đẩy tinhthầnkhởinghiệp làm cốtlõi.Đặcbiệt,Trung QuốcvàẤnĐộ làhai quốc gia Châu Á cóchương trình GDKNmởrộng đối tượng đến các nhóm thanh niênkhácnhau và huyđộng được các LLCĐ tham giagiáo dục,trong đó tại Trung Quốccósự

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tham gia củatổchức Đoàn. Tại Việt Nam,cácchương trình GDKN đã và đang lan toảmạnhmẽtrong nhà trườngvàngồi cộng đồng, thu hút sự tham gia của thanh niên.Điều này đặtcơ sởquan trọng đểpháttriển các chương trìnhGDKNcho thanhniêntạiViệtNamtiếpcậnGDCĐvớichủthểgiáodụclàĐồnTNCSHồChíMinh.

<i>Nghiêncứuvềđánhgiákinhnghiệm thựctiễnvàgiải pháp GDKNchothanhniên:</i>

Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn GDKN tại Hoa Kỳ Bắc Mỹ: Solomon, GT.

<i>và cs (2002) đã thực hiện khảo sát về“Mức độ GDKN tại Hoa Kỳ - Khảo sátvàphân tích trên toàn quốc”. Ibrahim (2002) và Stephen Daze (2021) đều thực hiệnnghiên cứu về GDKN ở Canada. Ibrahim (2002) với nghiên cứu“GD & ĐTkhởinghiệp ở Canada: Đánh giá quan trọng về GD & ĐT”. Stephen Daze (2021)nghiên cứu“GDKN ở Canada, đánh giá hàng năm – 2021”.Các nghiên cứu đã chỉ</i>

ra nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những người trẻ tại HoaKỳ và Canada ngày càng cao, đặt ra yêu cầu giáo dục toàn diện, thúc đẩy tinh thầnkhởi nghiệp và áp dụng phương pháp giảng dạy trảinghiệm.

Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn GDKN ở Châu Âu: Henry và cs (2003) đã

<i>xuất bản cuốn sách chuyên khảo“GD & ĐT khởi nghiệp”. Peng Xiaobo và cs(2012) nghiên cứu về“Thực trạng GDKN ở phương Tây hiện nay và kinhnghiệmđối với đất nước ta”. Các nghiên cứu đều khẳng định những thành tựu trong</i>

GDKN tại các nước phương Tây, trong những năm gần đây đã có một số thay đổimới, đã hình thành một hệ thống hồn thiện, có tác dụng định hướng tốt cho tinhthần khởi nghiệp của sinh viên cũng như những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệp.

Tổng kết kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy: Mazura Mansor và cs

<i>(2011) với“GDKN dựa trên tư vấn trong giáo dục đại học Malaysia”. Azim,</i>

<i>M.Tvà cs(2014)nghiêncứu“GD & ĐTkhởi nghiệp:Khảosáttừtàiliệuthứcấp”.Olokundun,M. và cs(2018)thựchiệnbáo cáođịnhlượngvề“Ảnhhưởngcủacácphươngphápgiảngdạy phitruyềnthốngtrong GDKNđối vớisinh viênyêu thíchkhởisựkinhdoanh”.Điểmchung của cácnghiêncứulà đềxuất phương phápgiảng</i>

lýthuyếtđiđôivớithựchành,tổchứccáchoạtđộngtrảinghiệm,tưvấn,tổchứccuộcthi.Nhưvậy,Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và cácnướcChâu Âulànhững quốc giathựchiệnkhởinghiệpsớmvàđặtnhữngnềnmóngcơbảnchoGDKN.Trêncơsởđánhgiá,rút

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kinhnghiệm,các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nghiêncứu, sosánh với quốcgia mình và đưaranhữngđềxuấtđểthực hiện GDKN hiệu quả. Trongđó,xuhướng đổimới trong các nghiên cứu đềuhướngđến phương pháp trảinghiệm,lýthuyếtkếthợpthựchành,xâydựngmơitrườnggiáodụctheohướngmở,linhhoạtđểngườihọc khơng chỉcókiến thức mà hình thành hành vi, thói quen, thúc đẩy mạnh mẽ tinhthần khởinghiệp.Những cơng trìnhtrênđây giúp xác định căn cứ thực tiễnđểxâydựngcácchươngtrìnhGDKNtạicácquốcgiatrênthếgiớihiệnnay.

<i>Tại Việt Nam, tác giả Vương Chí Cường (2016) nghiên cứu“Xu thế pháttriểnGDKN của Liên minh Châu Âu”;Trương Vệ Dân và cs (2016) nghiêncứu“Đườnglối xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp trong trường đại họcMỹ”. Trêncơsở những nghiên cứu này, tác giả Phạm Tất Dong (2016) đã tổng hợpvà đưa ra đánh giá chung trong chuyên đề “Giáo dục và khởi nghiệp”về xu hướng</i>

phát triển GDKN. Tác giả Thái Văn Thơ và cs (2018) đã thực hiện nghiên cứu

<i>về“GDKN:Kinh nghiệm Trung quốc và một số đề xuất đối với Việt Nam”; Lâm ThịKim Liên và cs (2018) nghiên cứu về“Kinh nghiệm GDKN của một số quốc giatrên thế giớivà bài học đối với Việt Nam”; Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoahọc và Công nghệ (2018) đã thực hiện công trình tương đối tổng quát về“GD & ĐTkhởi nghiệphiện nay trên thế giới”;Trần Thị Thu Hà (2019) nghiên cứu về “Cần cóchiến lựcphát triển GD & ĐT khởi nghiệp cấp Quốc gia”.Điểm chung trong các</i>

nghiên cứu là rút ra bài học kinh nghiệm trên thế giới và xác định xu thế GDKN ởViệt Nam. Từ đó, đưa ra đề xuất những hàm ý chính sách để tạo điều kiện pháp lýcho hoạt động GDKN ở Việt Nam diễn ra thuận lợi, phổ biến và hiệuquả.

Tác giả Phạm Thế Kiên Kiên và cs (2021) đã thực hiện nghiên

<i>cứu“Thựctrạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởinghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nơng Lâm – Đại học Huế”; Giao ThịHồng Yến (2021) với“Rào cản đối với GDKN trong các trường đại học ở ViệtNam”;Nguyễn Văn Vũ An và cs (2021) đã cho ra đời cuốn sách chuyênkhảo“Phương pháp giảngdạy các kỹ năng cho quá trình khởi nghiệp”.Các nghiên</i>

cứu này đều rút ra những đánh giá về GDKN cho sinh viên trong trường đại học vàđề xuất đổi mới phương pháp GDKN, tăng cường sự chia sẻ của LLGD ngoài nhàtrường, nâng cao sự kết nốig i ữ a n h à t r ư ờ n g v ớ i d o a n h n g h i ệ p , á pd ụ n g c á c p h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c trải

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nghiệm, các trò chơi và tình huống thực tiễn.

Như vậy, các nghiên cứu về đánh giá kinh nghiệm thực tiễn và giải phápGDKN cho thanh niên chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng thanh niên là sinh viên.Bên cạnh đó, một số tác giả đã đề xuất mở rộng đến các đối tượng thanh niên kháctrong phạm vi ngoài nhà trường, phát huy vai trò của các LLCĐ như:

<i>Tác giả NguyễnTuấnAnh (2019) trong báo cáo về“Ý định, độngcơvàmongmuốn khởi nghiệp của thanhniênhiện nay”đềxuất “tăng cường hoạt</i>

độngGDKNcho thanh niên”. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2020) với

<i>nghiêncứu“Dựđịnhkhởisựkinh doanh của thanh niên ViệtNam,từnghiêncứu đếnchính sách”. Cả hai nghiên cứu đềuđưa ranhững đề xuất đầu tưnhiều hơnvào giáo</i>

dục KSDN cho thanhniên,có thể giáo dụctừbậc phổ thơng. Đặcbiệt,hai nghiên cứucịnnhấnmạnháp

Tóm lại, trêncơsở các hướng nghiên cứu trênđây,luận án nhậnthấy:(1) GDKNlà yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất tích cực đến việc tạo độnglựcthúc đẩy thanh niênhình thành nhu cầuvàý định khởi nghiệp; (2) ĐốitượngGDKN cho thanh niêntrongđộtuổi từ 16 đến 30 tuổi, bao gồm sinh viên, lao động trẻ, doanh nhân trẻ cónhu cầu, nguyện vọng khởi sự kinh doanh; (3) Chủ thể thực hiện GDKN khơng chỉgắn với vai trị của nhà trường mà cần sự tham gia của các LLCĐ nhằm phát huyvaitrò,hiệu quả từ các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ thanh niên khởinghiệp;

(4) Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng lại ởviệcnâng cao nhận thức cho người họcmà phải đặt mục tiêupháthuy nănglựcthực hành, hình thành kỹ năngvàthúc đẩytinhthầnkhởinghiệptrongthanhniên;(5)NộidungGDKNtậptrungvàocácvấnđề “Kiến thứccơ bảnvềkhởi nghiệp; Ý định,tinhthần khởi nghiệp; Các kỹ năng khởi nghiệpcơbản”;(6)Sửdụng đa dạng các phương pháp và hình thứcgiáodục, gắn lý thuyết với thựchành, tăng cường các mô hình hoạt độngtrải nghiệm, tương tác,chútrọngpháthuyvaitròcủacáccâulạcbộkhởinghiệptrongthanhniên.

<i>1.1.2.2. Cácnghiên cứu vềgiáodụckhởinghiệptừnghề truyền thốngchothanhniênnôngthôn</i>

Trung Quốclà quốcgia ởphía Bắc Việt Namvới nhiều điểm tương đồng vềhệthốngchínhtrị,làmộttrong sốrấtít quốcgiacó tổchứcĐồn TNCS. Trong việc phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

huy vai tròcủaTNNT trong quá trìnhxâydựngNTM, nghiên cứutiếpcận GDKNchoTNNT trong phạmvingoài cộng đồng phảikểđến: Yang Yusong

cnhắc đến cùng với nơng nghiệp ở nơng thơn, xemđólà một biện pháp quan trọng đểphát huy năng lực của TNNT trong xây dựngNTM.Trong đó, “chương trình thựchành khởi nghiệp của TNNTlàmột nguồn tài nguyên giáo dục tiềm năng, xác địnhmột môi trường GDKN cho TNNT cụ thể và cung cấp một hình thức tổ chức khơnggian cụ thể…,khácvới GDKN cho sinh viên trong các trường đại học” [140, tr. 34].

<i>Tác giả Guo Wen (2019)đãthực hiện“Nghiêncứuvề các vấn đề và biện pháp thúcđẩytinh thầnkhởinghiệp của TNNT – Nghiêncứutrường hợp tỉnh TứXuyên”.Nghiên</i>

cứu cho thấytổchức Đoàn TNCS đã rất chú ý đến tình hình khởi nghiệpcủaTNNT,nhấtlàqtrìnhkhởinghiệpởnơngthơnchothấytácđộngtíchcựcđốivớiviệcthayđổi tình trạng lạc hậu, có lợi cho việc thúc đẩy xây dựngNTM, cólợi hơn cho cơng cuộcxố đói giảm nghèo ở nơng thơn.Chính vì vậy,Đồn TNCS Tỉnh uỷ Tứ Xun đãthể hiện vai trị giáo dục, tư vấn tích cực cho thanh niên khởinghiệp.Tác giả đãđưaramột số đề xuất về việcthiếtlập cáckhoáhọc khởi nghiệp, lựa chọn các khoá họcdựa trên giá trị cơ bản củaGDKN,tăng cường tính thực tiễn và tính mới củacáckhoahọc[136].

Tại Việt Nam, tiếp cận các nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo nghề cho thanhniên tại các làng NTT, luận án nhận thấy: Tác giả Nguyễn Quang Việt (2010) trong

<i>cuốn sách chuyên khảo về“Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao độngtrongcác làng NTT”đã thể hiện nội dung tổng quan về tình hình phát triển các làng</i>

nghề, đánh giá thực trạng, nêu ra định hướng và một số giải pháp thực hiện đào tạo

<i>nghề trong các làng NTT [87]. Tác giả Vũ Thị Xen (2019) trong bài báo về“Mơhìnhươm tạo ảo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại các làng NTT”đã đưa ra</i>

những hoạt động chủ yếu của Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệpKHCN (NTBIC). Mặc dù nghiên cứu khơng trực tiếp tác động đến nhóm đối tượngTNNT, song mơ hình “ươm tạo ảo” có thể xem là một giải pháp để Đồn TNCS HồChí Minh vận dụng thực hiện GDKN từ NTT cho TNNT [92].

<i>Năm 2021, Nguyễn Diệu Linh và cs đã thực hiện nghiên cứu về“ThựctrạngGDKN từ NTT cho thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiệnnay”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thực hiện khảo sát trên 162 thanh niên về hoạt động GDKN từ NTT của ĐồnTNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy: “GDKN từ NTT là vấnđề mới, chủ thể giáo dục chưa vận dụng được hiệu quả các phương pháp, khả nănglan toả thấp. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục chưa gắn với tình hình thực tế của địaphương nên mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp từ các ngành NTT cho thanh niên chưađạt yêu cầu” [52].

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trên đâyđềcập đến NTT như một ý tưởngđể thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Đặc biệt, tại Trung Quốc, vấn đề khởi nghiệptừ NTT trong những năm gần đây đã được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy TNNT khởinghiệp để tạo ra các giá trị xây dựng NTM, xố đói giảm nghèo tại địa phương. Chủthể giáo dục có sự tham gia của nhà trường và các LLCĐ, đặc biệt là vai trị củaĐồn TNCS. Tuy nhiên, GDKN từ NTT chưa nghiên cứu sâu trong các đề tài khoahọc, mới chỉ được tiếp cận ở góc độ định hướng ý tưởng khởi nghiệp cho TNNT,đặt ra khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, “GDKN từ NTTcho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM” cần được thực hiện nghiên cứu, tiếpcận dưới góc độ Khoa học Giáo dục. Qua đó, giúp TNNT nâng cao hiểu biết, hìnhthành ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, khơng chỉ góp phần tạo ra các giá trị về kinh tếmà còn tạo ra các giá trị về nghệ thuật, văn hoá, xã hội trong thời kỳ kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta hiệnnay.

Hai là, GDKN là yếu tố đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất tích cực đếnviệc tạo động lực thúc đẩy thanh niên hình thành nhu cầu và ý định khởi nghiệp củamình. Trong đó, GDKN từ NTT là một bộ phận của GDKN, cần được Đảng, Nhànước và toàn xã hội quan tâm đẩy mạnh, xem đó là giải pháp quan trọng để hỗ trợthanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo ra được những giá trị bềnvững cho cộng đồng làng nghề trong thời đại hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Ba là, nhóm đối tượng GDKN trong các nghiên cứu chủ yếu là sinh viên trongcác trường đại học, số ít có đề cập đến những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệptrong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi), chưa có nghiên cứu cụ thể dành cho đốitượng TNNT. Điều này đặt ra yêu cầu về việc tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hơnđến việc phát triển nhóm đối tượng đặc thù làTNNT.

Bốn là, chủ thể thực hiện GDKN khơng chỉ gắn với vai trị của nhà trường màcần sự tham gia của các LLCĐ nhằm phát huy vai trò, hiệu quả từ các nguồn lựctrong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Trong đó, giáo dục trong nhà trường đặtcơsởnền tảng về kiến thức, GDCĐ tạo môi trường thực hành, thực tế và bồi dưỡngnhững kỹ năng khởi nghiệp trong từng lĩnhvựccụ thể. Trong đó, đã có nghiên cứuchỉ ra Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chứcCT- XH tham gia tích cực nhất trong cáchoạt động GDKN, cùng với Hội LHTN Việt Nam tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗtrợ thanh niên, tiếp cận dưới góc độGDCĐ.

Năm là, GDKN từ NTT cho thanh niên và TNNT là vấn đề mới, các nghiêncứu còn hạn chế. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trong cácnghiên cứu chủ yếu tập trung vào GDKN nói chung. Mặc dù đã có nghiên cứu vềGDKN từ NTT song áp dụng chung cho thanh niên, chưa thể hiện được tính đặc thùcủa TNNT. Điều này đặt ra khoảng trống về việc tiếp tục nghiên cứu.

Sáu là, phương pháp và hình thức GDKN hiệu quả được các nhà nghiên cứuxác định là gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường các mơ hình hoạt động trảinghiệm, tương tác. Đây được xem là cơ sở để luận án tiếp tục kế thừa và áp dụngtrong GDKN từ NTT cho TNNT.

Như vậy, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về “GDKN từ NTT cho TNNT”được thực hiện, song những vấn đề rút ra trên đây đã đặt racơ sởlý luận quan trọngđể luận án tiếp tục kế thừa và phát triển. Những khoảng trống trong nghiên cứu đặtra yêu cầu để luận án tiếp tục làm rõ, tiếp cận dưới góc độ GDCĐ, trong đó: Chủthể giáo dục chính là tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, đối tượng giáo dục làTNNT, áp dụng khảo sát thực trạng tại các tỉnh ĐBSH, khu vực có nhiều làng nghềnhất cả nước. Qua đó, giúp TNNT nâng cao hiểu biết, hình thành ý tưởng khởinghiệp sáng tạo từ NTT, bảo tồn và phát triển các giá trị của làng nghề, xây dựngNTM hiệu quả, bềnvững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.2. Xây dựng nông thôn mới ở ViệtNam</b>

<i><b>1.2.1. Nông thôn ViệtNam</b></i>

<i>1.2.1.1. Khái niệm nôngthôn</i>

Theo Từ điển Tiếng Việt (2003), “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủyếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị” [54, tr. 740].

Tác giả Dương Văn Sơn và cs (2009) cho rằng: “Nông thôn với tư cách làkhách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã địnhhình từ lâu trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệtcủa môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý – tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổchức xã hội phân tán về mặt không gian” [59].

Nghị quyết số 16-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (2022) nêu rõ: “Nôngnghiệp, nông dân, nơng thơn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, khơng thểtách rời; có vai trị, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảovệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển KT - XH, bảo vệ mơi trường,thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, anninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế” [7, tr.2].

<i>XHthấp,đượcquảnlýbởicấphànhchínhcơsởlàUỷbannhândânxã”.1.2.1.2. Đặc điểm nơng thơn ViệtNam</i>

Theo tác giảDươngVănSơn và cs[59], tácgiảLêXuân Tâm [63], tác giả ĐinhTrọngThu[72],luận ánxácđịnhcác đặcđiểmcủanôngthônViệtNam nhưsau:

- Nông thôn là nơi sinh sống chủ yếu của nông dân, sản xuất nông nghiệp làchủ yếu, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp là thứyếu;

- Môi trường tự nhiên đa dạng, nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai tháchợp lý để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạtầng;

- KT - XH chưa phát triển, thu nhập và đời sống của người dân cịn nhiều khókhăn và hạn chế. Năng suất lao động cịn thấp, thu nhập khơng ổn định, cơ hội việclàm hạn chế. Ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều hộ dân nghèo và cậnnghèo;

-

Vănhố-xãhộiởnơngthơnlàvănhốlàng,xã,thểhiệnnhiềubảnsắcvănhốcủanềnvănminhlúanước,lưugiữvàbảotồnđượcnhiềugiátrịtruyềnthốngthống

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

qua cácnghilễ,phongtục,lễhội,di tích lịch sử vàcác danhlamthắngcảnh.Quan hệlàngxóm, dịng họ, gia đình bền chặt đượcthểhiện qua hương ước,lệlàng, các phong tụctậpquán,các quyđịnh trongquanhệứngxửgiữaconngườivớiconngười;

- Trình độ dân trí của người dân nhìn chung chưa cao, trình độ chun mơn,KHCN kỹ thuật cịnthấp.

Như vậy, những đặc điểm nêu trên cho thấy nơng thơn Việt Nam cịnnhiềukhókhăn, hạn chế trong phát triển kinh tế, VH –XH.

Với những đặc điểm trên của nông thôn Việt Nam, việc xây dựng nông thônViệt Nam trở thành NTM với sự phát triển cao hơn về kinh tế, VH – XH là yêu cầucấp thiết mà Chính phủ và các cơ quan ban ngành coi đó là nhiệm vụ quan trọngtrong Chiến lược phát triển KT – XH ở Việt Nam hiện nay.

<i><b>1.2.2. Xây dựng nông thônmới</b></i>

<i>1.2.2.1. Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thônmới</i>

Khi nghiên cứu về NTM ở Việt Nam, tác giả Lê Xuân Tâm (2013) đưa raquan điểm: “Nông thôn mới là sự cải biến bộ mặt nông thôn dựa trên nền tảng bảotồn và phát huy những giá trị, thành tựu tiến bộ, xây dựng các giá trị mới phù hợpvới xu thế của thời đại, đáp ứng các tiêu chí đề ra”[63].

Tác giả Đinh Trọng Thu (2018) cho rằng: “Nơng thơn mới là nơng thơn có kếtcấu hạ tầngKT-XHhiện đại;cơcấu kinhtế vàcác hìnhthứctổchứcsảnxuấthợplý;xãhộidânchủ,ổnđịnh,giàubảnsắcvănhốdântộc;đờisốngvậtchất,tinh

thầnđượcnângcao;mơitrườngsinhtháiđượcbảovệ;anninhtrậttựđượcgiữvững”[72].Căncứvào cáckháiniệm nêutrên,luậnáncho <i>rằng:“Nơngthơnmớilàsựthayđổiởnơng thơnvề phương thứcsảnxuấtnơngnghiệp,chuyển đổicơcấukinh tếdầnsangkinh tế cơngnghiệpvà dịchvụ, vănhố,mơi trườngvàanninh nôngthôn đượcđảmbảo, thunhập và đời sốngvậtchất,tinhthầncủa người dânđược nângcao”.</i>

Theo tác giả Zhao Na (2016), “xây dựng NTM là việc giải quyết tốt 3 vấn đềcủa nông thôn là nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, tác giả cho rằng “xây dựngNTM cần hướng đến việc đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của nơng dân, tạođiều kiện cho nông dân hưởng thụ các thành quả của cải cách, đồng thời phát huysáng kiến trong quá trình xây dựng NTM” [135].

Theo tác giả Nguyễn Đăng Khoa (2011), xây dựng NTM tại Việt Nam “là

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thơn đồng lịng chung tay, góp sứcxây dựng làng xã của mình khang trang, sạch đẹp; sản xuất phát triển toàn diện, thunhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bản sắc văn hoádân tộc được giữ gìn; mơi trường và an ninh nơng thơn được đảm bảo” [47].

Ngày 22/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn2021 – 2025” bao gồm 11 nội dung thành phần nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát:“Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngànhnông nghiệp, phát triển kinh tế nông thơn, q trình đơ thị hố, đi vào chiều sâu,hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vànông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dânnơng thơn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng KT- XH nông thôn đồng bộvà từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thơn sáng, xanh, đẹp,an tồn, giàu bản sắc văn hố truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và pháttriển bền vững” [68].

<i>263/QĐ-Căncứtheo nhữngquanđiểm trên, luậnáncho rằng:“Xây dựng nôngthôn mớilàquá</i>

<i>xãhộithôngquađổimớiphươngthứcsảnxuấtnôngnghiệp,chuyểnđổicơcấukinhtếdầnsang kinh tếcông nghiệpvà dịchvụ,đảmbảonângcaođời sốngvật chất,tinhthầnchongườidân,gópphầnpháttriểnkinhtế,vănhố–</i>

<i>1.2.2.2. u cầu xây dựng nông thôn mới ở ViệtNam</i>

Nghị quyết Số 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm2030, tần nhìn đến năm 2045” của BCH Trung ương Đảng Khoá XIII đã xác địnhmục tiếu phấn đấu phát triển nơng thơn Việt Nam đến năm 2030: “Thu nhập bìnhqn của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm2020; Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bìnhquân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn” [7, tr. 4] vàtầm nhìn đến năm 2045: “Nơng dân và cư dân nơng thơn văn minh, phát triển tồndiện, có thu nhập cao. Nơng nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hố quy mơ lớn, có giátrị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngồi nước, cơng nghiệpchế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đầu thế giới. Nơng thơn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trườngsống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hố dân tộc; quốc phịng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội được bảo đảm vững chắc” [7, tr. 5]. Từ đó, các nhiệm vụ và giải phápphát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng xác định như sau:

(1) “Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nôngthôn”;

(2) “Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng”;

(3) “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịchcơcấu kinh tế, tạo việclàm tại chỗ cho lao động nôngthôn”;

(4) “Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đơ thịhố”;(5) “Hồnthiệnthểchế,chínhsáchvềnơngnghiệp,nơngdân,nơngthơn”;

(6) “Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ,đổimớisángtạo,chuyểnđổisố;đàotạonhânlựctrongnôngnghiệp,nôngthôn”;

(7) “Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năngthích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiêntai”;

(8) “Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồnlực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - côngnghệ”;

(9) “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân vàcác tổ chức CT - XH, xã hội - nghề nghiệp ở nôngthôn”.

<i>Căn cứ vào các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, yêu cầu xây dựng NTM ởViệtNam được xác định như sau:</i>

- Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho nông dân và cưdân nông thôn theo hướng “ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảoquản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nơng nghiệp, nơngthơn”;

- “Thúcđẩy pháttriểnkinhtếnơng thơn,tạonhiềuviệclàmtạichỗ,nângcaothunhậpchocưdânnơngthơn;thuhútlaođộngcótrìnhđộcaovềlàmviệcởnơngthơn”;

- “Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và cư dân nông thôn phát triển SXKD,chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang SXKD theo theo hướng hiện đạihoá, tạo việc làm ổn định cho nông dân và cư dân nôngthôn”;

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Chú trọng GDCĐ theo hướng “nâng cao chất lượng giáo dục cho nông dânvà cư dân nơng thơn, bảo đảm bình đẳng cho người dân nơng thơn được tiếp cận vớichương trình giáo dục cộng đồng phù hợp và mang tính hiệnđại”;

- “Phát huy vai trò của các LLXH trong cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phápluật, kiến thức SXKD, khoa học - côngnghệ”;

- “Đầutưphát triển cáclàng nghềphùhợp vớiquyhoạch và điều kiện cụthểtại địaphương; tạo môi trườngkinh doanh thuận lợithuhút cácthành phầnkinhtếđầutưvàonôngnghiệp, nôngthôn; hình thànhcác doanhnghiệpSXKDcác sảnphẩmnơngnghiệp;tạonhiềuviệclàmtạichỗ,nângcaothunhậpcholaođộngnơngthơn”;

- “Bảotồn,pháttriểncácngànhnghề,làngnghề,dịchvụnơngthơngắnvớibảo

tồnvàpháthuygiátrịvănhốtruyềnthống.Chútrọngđàotạo,tơnvinhnghệnhânở nơng thơn.Kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại phù hợp với từngđịa bàn;nângcấphệthống chợ truyền thống đápứngnhu cầu củangườidân.Pháthuyvaitròcủacáchiệphộingànhhàngtrongliênkếtsảnxuất”;

- “Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nơng thơn. Hồn thiện chính sách phát triển trang trại, kinh tế hộ, kinh tếtập thể, liên kết, hợp tác SXKD; tăng cường liên kết giữa các HTX, hình thành cáchiệp hội, liên hiệpHTX”;

- “Đổi mới tồn diện hình thức tổ chức và nội dung đào tạo nghề cho lao độngnơng thơn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầuthị trường. Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầulao động ở nơng thơn, chuyển đổi nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp,HTX, tổ chức tư nhân tham gia đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động ở nôngthôn”;

- “Hỗ trợthànhlập cáctrungtâmkhởi nghiệp, quỹ đầutưđổimớisáng tạo,cácdoanhnghiệpkhởinghiệp trongnôngnghiệp, nơngthơn.Thúc đẩyliênkết,hợptácgiữacácviện,trường,doanhnghiệp,HTXvà nơng dân.Khuyếnkhíchdoanhnghiệpvàngười dânứng dụng cơng nghệcao, chuyểnđổisốtrongSXKDvàkếtnốicung-cầu; đẩy mạnh thương mại điện tử, truyxuấtnguồngốcvàkiểmsốt antồnthực phẩm”;

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Chú trọngpháttriển nhânlựccho nơng thơn. “Đổi mới tồn diện hình thức tổchứcvànội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ,kỹnăngnghề, nhất là lao độngtrẻ,đáp ứng nhu cầu thị trường.Mởrộng quymô,ngành nghềđào tạo phụcvụsản xuất nôngnghiệp,côngnghiệp, dịchvụ, khoa học - công nghệ,quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu lao động ở nông thơn, chuyển đổi nghề nghiệpvàxuấtkhẩulaođộng.Cóchiếnlượcnângcaonăngsuấtlaođộng,khuyếnkhíchcác doanhnghiệp, HTX,tổchức tư nhân tham gia đào tạo nghề, pháttriểnthị trường lao động ởnôngthôn”.

Các nội dung xây dựng NTM nêu trên là căn cứ để thực hiện GDKN từ NTTcho TNNT. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án tập trung nghiên cứunhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” để thực hiện GDKN từ NTT cho TNNTđáp ứng các tiêu chí trong xây dựng NTM (Xem phụ lục 10).

Các nội dung xây dựng NTM nêu trên muốn thực hiện đạt kết quả cần phải cónhững điều kiện nhất định.

<i>1.2.2.3. Điều kiện xây dựng nông thônmới</i>

Theo Lý thuyết hoạt động, mọi hoạt động của con người muốn thực hiện đượcmục tiêu cần phải có mơi trường tương ứng. Mơi trường của hoạt động ln có vaitrị quan trọng – là điều kiện, phương tiện cho hoạt động. Các điều kiện về tự nhiên,về xã hội, về con người, về CSVC… tạo nên một sự tổng hồ khơng thể thiếu đểtriển khai mọi chương trình, kế hoạch hoạt động của con người. Thông thường, cácđiều kiện chi phối đến hoạt động bao gồm: Đặc điểm vị trí địa lý và các điều kiện tựnhiên khác; Trình độ phát triển KT - XH; Thể chế CT - XH; Đặc điểm văn hố dântộc, vùng miền; Trình độ phát triển giáo dục.

Trong các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, khixác định những nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghịđịnh, Quyết định cũng luôn đề cập đến các điều kiện liên quan đến yếu tố con người(yêu cầu đối với các nhà quản lý ở các ban, bộ ngành, lãnh đạo các cấp chínhquyền, nguồn nhân lực, trình độ dân trí), điều kiện về tài chính, cơ cấu tổ chức giữacác ngành, bộ để kết hợp thực hiện các quy định một cách đồng bộ và hiệu quả, cácđiều kiện CSVC khác đảm bảo để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước…

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Theo một số nghiên cứu về nông thôn, xây dựng NTM [42], [63], [72], cácđiều kiện thực hiện bao gồm: điều kiện về nguồn lực; điều kiện về cơ chế chínhsách; điều kiện về tài chính; điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.

Căn cứ vào yêu cầu xây dựng NTM (Mục 1.3.2.2), căn cứ Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng NTM [68], các điều kiện xây dựng NTM được luận án xácđịnh như sau:

<i>- Điều kiện pháp lý:Các điều kiện pháp lý cần thiết để xây dựng NTMbaogồm:</i>

các quy định Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM (Nghị quyết của Đảng, Nghị định,Quyết định của Chính phủ); các văn bản pháp luật (các luật liên quan đến lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn, các Thông tư quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp vàPTNN và các bộ, ngành khác có liên quan…); Các Quyết định hướng dẫn thực hiệnvăn bản pháp luật và các chế độ, chính sách của CQĐP các cấp. Các điều kiện pháplý này đảm bảo tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động chỉ đạo, triển khai thựchiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông thôn và xây dựng NTM. Cácvăn bản pháp lý có sự thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, được thựchiện bởi bộ máy quảnlýNhà nước, là cơ sở quan trọng và không thể thiếu cho thựchiện xây dựng NTM ở ViệtNam.

<i>- Điều kiệnvềnhân lực:Mỗihìnhthái kinh tế xã hội được đặc trưngbởilực</i>

lượngsảnxuấtvàquanhệsảnxuất,trongđólựclượngsảnxuấtcóvaitrịquyếtđịnh. Như vậy, độingũ nhânlựcđủvềsốlượngvà chấtlượnglà yếutốthen chốt quyết định đến năng suất laođộng và phát triển KT -XH.Trong quá trình xây dựngNTM,nguồn nhânlựccần phảitham gia vào mọikhâucủa quá trìnhnày,đảm bảo các yêu cầu vềsốlượng vàchấtlượng,đặc biệtlàyêu cầu về chấtlượngnguồn nhânlực:trìnhđộquản lý của CQĐP;đội ngũ chuyên gia về nôngnghiệp,nông thôn; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ nghệnhân; đội ngũTNNTcó nhu cầu khởi nghiệp; đội ngũ các giáoviêndạy nghề ở cácTTGD nghề nghiệp - GDTX; trình độ chunmơn,khoahọckỹthuậtcủaTNNTvàcácLLXHkháccóliênquanđếnxâydựngNTM.

<i>- Đặc trưng KT - XH của địa phương:Điều kiện KT - XH của mỗi khu vực</i>

nông thôn tác động không nhỏ đến hiệu quả của quá trình xây dựng NTM: cơ cấuxã hội, cơ cấu kinh tế ngành nghề ở nông thơn; tính chất của kinh tếcủađịap h ư ơ n g ; thunhậpbìnhqnđầungườicủangườidânnơngthơn;tỉlệhộnghèo,hộ

</div>

×